Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013
Môn : Địa Lý
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Nhằm kiểm tra những kiến thức của học sinh lớp 12 theo phân phối chương trình.
- Kiểm tra kết hợp đánh giá quá trình học tập trong học kì II và thi thử tốt nghiệp của học
sinh so với mục tiêu của nhà trường đề ra.
- Đánh giá, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên.
- Về kiến thức: Phạm vi kiến thức ra đề kiểm tra học kì II: từ bài 2 đến bài 43( trừ
phần giảm tải theo qui định của BGD)
HS trình bày được những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức ôn thi tốt nghiệp năm
học 2012-2013.
- Về kĩ năng
:
Rèn luyện cho HS kĩ năng viết bài kiểm tra, kĩ năng lựa chọn kiến thức để trình bày, kĩ
năng vận dụng kiến thức để vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức: Tự luận .Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp qui đinh của Bộ GD
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Ghi chú
Chủ đề 1
Địa lý
tự nhiên
Trình bày thế
mạnh và hạn
chế về mặt tự
nhiên của khu
vực đồng bằng.
Số câu
Số điểm Tỉ
lệ %
Số câu:1
Số điểm:2,0đ
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu: 1
2,0 điểm
= 20%
Chủ đề 2
Địa lý
dân cư
Tính BQLT
theo đầu người,
Mối quan hệ
giữa dân số với
sản lượng lương
thực
Số câu
Số điểm Tỉ
lệ %
Số câu:
Số điểm:
Số câu:1
Số điểm:1,0
Số câu:
Số điểm:
Số câu: 1
1,0 điểm
= 10%
Chủ đề 3
Địa lí
các ngành
kinh tế.
Vẽ biểu đồ
,nhận xét sản
lượng thủy sản
qua các năm
Số câu
Số điểm Tỉ
lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu:
Số điểm:
Số câu:2
Số điểm:2đ
Số câu: 2
2 điểm =
20%
Chủ đề 4
Địa lí
Các vùng
kinh tế.
-Nêu định
hướng chuyển
dịch cơ cấu
kinh tế ở
ĐBSH
-Kể tên các
tỉnh từ Bắc-
Nam của
DHMT
Phân tích
ĐKTN để hình
thành cơ
cấuNông-Lâm-
Ngư nghiệp ở
BắcTrung Bộ
Tại sao phải
chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở
ĐBSH
Số câu:2
Số điểm:2,0
Số câu:1
Số điểm:2,0
Số câu:1
Số điểm:1,0
Số câu: 4
5,0 điểm
= 50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 4,0
40%
Số câu: 2
Số điểm:3,0
30%
Số câu: 3
Số điểm: 3,0
30%
Số câu: 8
Số điểm:
10
= 100%
IV.ĐỀ THI
Sở GD & ĐT Nghệ An
Trường THPT LÊ HÔNG PHONG
Đề thi thử tốt nghiệp THPT2013
Môn : Địa Lý
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm )
Câu I. ( 3,0 điểm )
1. Hãy nêu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng.
2. Cho bảng số liệu sau: Số dân và sản lượng lương thực nước ta, giai đoạn 1995 – 2007
Năm 1995 1999 2007
Số dân ( nghìn người ) 71995 76596 85171
Sản lượng lương thực ( nghìn tấn ) 26142 33150 40247
a. Tính bình quân lương thực theo đầu người các năm 1995, 1999 và 2007.
b. Nhận xét mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực nước ta trong giai đoạn 1995 –
2007.Câu II. ( 2,0 điểm )
Cho bảng số liệu :
Sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1990 – 2008 (đơn vị : nghìn tấn)
Năm 1990 1995 2000 2006 2008
Sản lượng 890 1584 2250 3720 4602
1. Vẽ biểu đồ đồ thị thể hiện tình hình gia tăng sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 1990-2008
2. Nhận xét tình hình sản xuất ngành thủy sản nước ta gia đoạn 1990-2008.
Câu III. ( 3,0 điểm )
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
1. Kể tên các tỉnh, thành phố của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự
từ Bắc xuống Nam.
2.Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng ? Trình bày
những định hướng chuyển dịch những cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng ?
II. PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm )– Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu sau :
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học phân tích điều kiện thuận lợi để hình thành
cơ cấu kinh tế Nông – Lâm – Ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
1. Kể tên các nhân tố tự nhiên chủ yếu giúp đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất
lương thực trọng điểm của nước ta.
2. Quan sát bảng số liệu dưới đây (Năm 2010)
Khu vực Diện tích ( nghìn ha) Năng suất (tạ/ha)
Đồng bằng sông Cửu Long 3826 50,4
Đồng bằng sông Hồng 1139 64,3
So sánh sự khác nhau về diện tích và năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long.
—– Hết —–
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ THỬ TỐT NGHIỆP THPT2013
Câu I
(3 đ) 1. Hãy nêu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng.(2
đ)
a. Thế mạnh:
- Là nơi có đất phù sa màu mỡ nên thuận lợi cho phát triển nền nông
nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm
sản )
- Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố,
khu công nghiệp….
- Phát triển GTVT đường bộ, đường sông
b. Hạn chế:
- Bão, lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài
sản
- ĐBSH vùng trong đê phù sa không được bồi đắp dẫn đến đất bạc màu và
tạo thành các ô trùng ngập nước
- ĐBSCL do địa hình thấp nên thường ngập lụt, chịu tác động mạnh mẽ
của thuỷ triều và song biển, dẫn tới diện tích đất ngập mặn, nhiễm phèn
lớn
- Đồng bằng ven biển miền Trung nhỏ hẹp, bị chia cắt, đất nghèo dinh
dưỡng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2. Xử lý bảng số liệu(1 đ)
a. Bình quân lương thực theo đầu người qua các năm.
Năm 1995 1999 2007
Bình quân LTtheo đầu người(kg/người ) 363,1 432,8 472,5
b. Mối quan hệ giữa dân số và sản lượng LT.
- Dân số nước ta giai đoạn từ 1995-2007 tăng 1,18 lần, sản lượng LT tăng
1,5 lần
- Mức tăng SLLT nhanh hơn dân số kéo theo bình quân LT đầu người
không ngừng tăng, năm 1995 là 363,1 kg/người đến năm 2007 là 472,5
kg/người
0,5
0,25
0,25
Câu
II
(2 đ)
1.Vẽ biểu đồ (1,5 đ)
Vẽ biểu đồ đồ thị đúng đủ các yêu cầu : có tên biểu đồ, các giao điềm có
số liệu tại các giao điểm đó,có đơn vị ở trục tung, trục hoành có khoảng
cách năm khác nhau thiếu, sai mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm
1,5
2. Nhận xét :
Từ năm 1990 đến năm 2008 sản lượng thủy sản nước ta :
- Tăng liên tục(d/c)
- Tăng không đều(d/c)
0,25
0,25
Câu
III
(3 đ)
1.Các tỉnh thành phố của vùng BTB và DHNTB theo thứ tự từ Bắc xuống
Nam(1đ)
-BTB:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênHuế.
-DHNTB: TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Nếu chỉ nêu được 1/2 tên tỉnh của mỗi vùng cho mỗi vùng 0,25 đ
0,5
0,5
2.1Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng.(1, đ)
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều thế mạnh, có vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nước ta.
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm
năng của vùng, chuyển dịch cơ cấu theo ngành góp phần phát huy hết thế mạnh
của vùng.
2.2 Những định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.(1,đ)
- Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn
nuôi, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm
và cây ăn quả.
- Đối với khu vực II, hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Đối với khu vực III, đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và một số dịch vụ
khác như tài chính, ngân hàng, GD-ĐT
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu
IV.a
Theo chương trình Chuẩn
Điều kiện thuận lợi để hình thành cơ cấu kinh tế Nông-lâm -ngư nghiệp ở Bắc
Trung Bộ :
- Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp ngang, tỉnh nào cũng có biển, đồng
bằng phía Đông, vùng đồi chuyển tiếp, vùng núi phía Tây.
- Vùng núi có diện tích rừng đứng thứ 2 cả nước ,độ che phủ càng cao 47%,
nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao, trữ lượng gỗ lớn.
- Vùng đồi trước núi có nhiều đông cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, có khả
năng trồng cây công nghiệp lâu năm.Vùng đồng bằng đất đai phần lớn là cát
pha, thuận lợi trồng các cây công nghiệp hằng năm như: lạc, mía, đậu tươngvà
sản xuất lương thực.
- Vùng biển gần ngư trường trọng điểm Hải Phòng-Quảng Ninh, có nghiều cá
tôm và các hải sản quí, dọc theo bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận
lợi cho nuôi trồng thủy sản.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu
IV.b
Theo chương trình Nâng cao
1. Kể tên các nhân tố tự nhiên chủ yếu giúp đồng bằng sông Cửu Long trở thành
vùng sản xuất lương thực trọng điểm của nước ta:
- Đồng bằng rộng lớn 4 triệu ha
- Đất phù sa phì nhiêu
- Khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo,hệ thống thuỷ văn dày đặc
2. So sánh diện tích và năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long:
- Diện tích lúa đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn nhiều lần so với đồng bằng
sông Hồng: gấp 3,36 lần
- Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn 1,3 lần so với đồng bằng
sông Cửu Long
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5