CÂU HỎI ÔN THI MÔN LỊCH SỬ
1. Nêu những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của
Đại Việt?
- Nguyễn Trãi (1380-1442), ông là một nhà chính trị, quân sự tài
ba, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị: Quân trung từ mệnh tập,
Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Dư địa chí,…
2. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sang thế kỉ XVII, tiếng Việt phong phú và trong sáng, một số
giáo sĩ phương tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa, họ
dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt
- Là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến
3. Thời Lê sơ xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào?
*Có 2 giai cấp:
- Quan lại địa chủ
- Nông dân
*Có 3 tầng lớp:
- Thương nhân
- Thợ thủ công
- Nô tì
4. Trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút(1785)
*Nguyên nhân: Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm
*Diễn biến:
- Giữa năm 1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định
- Cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm hết miền tây Gia Định
- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại
bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến
Xoài Mút làm trận quyết chiến
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử giặc vào trận địa
mai phục
- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền Xiêm bị tan tác
hoặc đốt cháy
*Kết quả: Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết chỉ còn vài nghìn
tên sống sót
*Ý nghĩa:
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc ta
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm
5. Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân
Thanh vào dịp tết Kỉ dậu(1789)
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là
Quang Trung, lập tức tiến quân ra Bắc
- Quang Trung mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh(Vinh,
Nghệ An)
- Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết
Kỉ Dậu
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy) tiêu diệt
quân giặc ở đồn tiền tiêu
- Đêm mồng 3 tết, ta bao vây đồn Hà Hồi
- Sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi
- Trưa mồng 5 tết, vua Quang Trung trong bộ chiến bào xạm đen
khói thuốc súng tiến vào Thăng Long
6. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây
Sơn
*Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước
của nhân dân ta
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy
nghĩa quân
*Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ các chính quyền thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất
quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, bảo vệ độc lập cho Tổ quốc
7. Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi và phát triển
kinh tế, ổn định xã hội và phát triển kinh tế văn hóa dân tộc
*Kinh tế:
- Nông nghiệp: ban hành “Chiếu khuyến nông” để giải quyết
tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong
- Công thương nghiệp: bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, mở
cửa ải, thông chợ búa →Nghề thủ công và buôn bán được phục
hồi
*Văn hóa – giáo dục:
- Ban bố “ Chiếu lập học”
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước
- Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng
làm tài liệu học tập
8. Hãy nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật ở nước ta cuối
thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX
*Văn học:
- Văn học dân gian: phát triển dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca
dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm
- Văn học chữ Nôm: phát triển đến đỉnh cao
- Nội dung:
+Phản ánh cuộc sống xã hội đương thời
+Thể hiện tâm tư, tình cảm của con người Việt Nam
- Một số tác giả và tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du,
Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân
Hương, Bà Huyện Thanh Quan,
*Nghệ thuật:
- Văn nghệ dân gian: phát triển phong phú
- Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến
- Tranh dân gian: đậm đà bản sắc dân tộc, nổi tiếng là tranh
Đông Hồ(Bắc Ninh)
- Kiến trúc: tiêu biểu là chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng,
lăng tẩm của các vua Nguyễn ở Huế,…
- Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng rất tài hoa
9. Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông tiền từ Rạch Gầm đấn
Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
Tại vì khúc sông tiền từ Rạch Gầm đấn Xoài Mút dài khoảng 6 km,
rộng hơn 1km, có chỗ gần 2 km. Hai bên bờ sông cây cối rậm rạp,
giữ dòng có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục
binh
10. Tổ chức quân đội và luật pháp dưới thời Lê sơ diễn ra như thế
nào?
*Tổ chức quân đội:
- Được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”
- Gồm 2 bộ phận: quân triều đình và quân địa phương
- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác,…
- Quân lính được luyện tập võ nghệ, bố trí quân đội mạnh canh
phòng vùng biên giới
*Luật pháp:
- Ban hành “Quốc triều hình luật” (luật Hồng Đức)
- Nội dung:
+ Bảo vệ vua, hoàng tộc
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia
+ Khuyến khích phát triển kinh tế
+ Giữ gìn những truyền thống tốt đẹp
+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ