Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TRUYÊNTHOONGFF PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NA HANG TỪ 1945-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.22 KB, 40 trang )

ttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN
Ban Thường vụ Huyện ủy Na Hang
BIÊN SOẠN
Đ/C Phạm Cao Đáng Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
Đ/C Đinh Thị Hồng Khánh Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NA HANG
TRUYỀN THỐNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NA HANG
TỈNH TUYÊN QUANG
Người viết: Phạm Thanh Bình
Cử nhân: Văn-Sử
THÁNG 8 NĂM 2012
Đ/C Hoàng Anh Tuấn Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
Đ/C Phạm Thanh Bình chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo
THẨM ĐỊNH NỘI DUNG
2
(1890-1969)
“Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một
phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Thư gửi các cháu thiếu nhi nhân ngày khai trường 1946
Hồ Chí Minh toàn tập
BẢN ĐỒ HUYỆN NA HANG
3
MỞ ĐẦU
NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN NÀ HANG - ĐIỀU KIỆN
4
TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG
1. Vị trí địa lý
Nà Hang là huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, nằm trong hệ


tọa độ địa lý từ 22
o
14

đến 22
o
42

vĩ Bắc và 105
o
08

đến 105
o
36

kinh Đông. Huyện
Nà Hang phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bắc Mê
(Hà Giang); phía Nam giáp huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang); phía Đông giáp
huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn); phía Tây giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang). Nà Hang
có diện tích tự nhiên là 146.368 ha
1
trong đó có 7.257,42 ha đất nông nghiệp;
85.665,38 ha đất lâm nghiệp, còn lại là núi đá, sông suối và các loại đất chuyên
dụng khác.
Địa hình của Nà Hang khá hiểm trở, bị chia cắt bởi các dãy núi cao và sông
suối, vì vậy nhiều vùng gần như biệt lập, giao thông đi lại rất khó khăn, sự gắn kết
giữa các vùng dân cư, các điểm kinh tế - xã hội hết sức hạn chế. Do đặc điểm địa
hình, sự phân bố dân cư và yêu cầu của việc quản lý địa bàn đảm bảo cho sự phát
triển chung, huyện hình thành 3 khu vực chủ yếu: Khu A gồm các xã: Vĩnh Yên,

Thanh Tương, Sơn Phú, Năng Khả, Trùng Khánh và thị trấn Nà Hang (trung tâm là
thị trấn Nà Hang). Khu B gồm các xã: Thượng Lâm, Khuôn Hà, Đức Xuân, Thúy
Loa, Lăng Can, Xuân Lập, Phúc Yên (trung tâm là Thượng Lâm). Khu A và B của
huyện là vùng thấp, tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Khu C gồm các xã: Đà
Vị, Hồng Thái, Yên Hoa, Côn Lôn, Khau Tinh, Thượng Nông, Thượng Giáp, Sinh
Long (trung tâm là Yên Hoa). Đây là khu vực tập trung nhiều đồi, núi có độ dốc
cao, đặc biệt khó khăn về kinh tế, xã hội.
Nằm trên vòng cung sông Gâm, Nà Hang có nhiều dãy núi lớn, nhiều đỉnh
núi cao trên 1.000 mét. Núi đất và núi đá xen kẽ nhau, tạo thành nhiều thung lũng
lớn, nhỏ.
Nà Hang có sông Gâm và sông Năng. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc,
chảy qua tỉnh Hà Giang, đổ vào địa phận Nà Hang qua các xã: Thuý Loa, Đức
Xuân, Thượng Lâm, Trùng Khánh, Năng Khả, Vĩnh Yên, Thị trấn, Thanh Tương
với độ dài 53 km, sau đó xuôi qua huyện Chiêm Hoá rồi hợp với sông Lô tại huyện
Yên Sơn. Đây là đường thuỷ duy nhất nối Nà Hang với tỉnh lỵ Tuyên Quang. Sông
Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng, chảy qua Chợ Rã, cửa hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
xuống thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Nà Hang theo hướng Đông-Tây, qua địa
phận các xã Đà Vị, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên với chiều dài 25 km, hợp lưu
với sông Gâm tại chân núi Pác Tạ. Từ năm 2002, khi công trình thủy điện Tuyên
Quang được khởi công xây dựng, ngoài khúc sông chảy qua địa phận thị trấn Nà
Hang và xã Thanh Tương, những khúc chảy qua địa phận các xã còn lại nay trở
thành lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang.
Ngoài sông Gâm và sông Năng, huyện còn có 2 suối lớn là Khuổi Trang và
Bắc Vãng (Nặm Vang) cùng hàng chục suối nhỏ khác.
Sông suối của huyện có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, thường lũ
trong mùa mưa, tuy có gây một số khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội song
cũng có những tiềm năng, giá trị về mặt kinh tế. Ngoài cung cấp nước phục vụ đời
1
5
sống, sản xuất, sông suối Nà Hang còn có nguồn thủy sản khá phong phú, có giá trị

kinh tế cao, là đường giao thông quan trọng giữa các vùng và tiềm năng phát triển
thuỷ điện, du lịch.
2. Khí hậu
Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu Nà Hang không đồng nhất giữa các
vùng, phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của núi. Vùng cao trên 800 mét mang sắc
thái khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng trên 30 độ. Vùng thấp
dưới 800 mét mang sắc thái khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm. Khí hậu trong năm chia
làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình trong năm 22 độ, độ ẩm không khí khoảng
85%, lượng mưa trung bình là 1.800 mm.
Nằm sâu trong nội địa, được che chắn bởi nhiều dãy núi cao, Nà Hang
không chịu ảnh hưởng của bão biển song thường hay có gió xoáy, gió lốc thất
thường, không theo chu kỳ. Mùa lạnh nhiều sương, đầu mùa hè hay có mưa đá,
mùa mưa thường có các trận lũ ngắn đột ngột.
3. Tài nguyên khoáng sản
Rừng Nà Hang có nhiều loại gỗ, thảo dược và muông thú quý, hiếm, là thế
mạnh kinh tế cơ bản của huyện. Nằm ở thượng nguồn sông Gâm, do vậy rừng Nà
Hang có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế tác hại của lũ, lụt
đối với vùng hạ lưu.
Diện tích đất nông nghiệp của huyện tuy không lớn song mầu mỡ, thích
hợp với việc phát triển cây lương thực, cây công nghiệp. Bên cạnh đó, huyện còn
có thảm thực vật phong phú để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai và khí
hậu một vài nơi cho phép trồng các loại cây ăn quả ôn đới như mận, đào, lê…
Ngoài nguồn tài nguyên chính là rừng, Nà Hang còn có các loại khoáng sản:
thiếc, ăng-ti-moan, vàng sa khoáng… Trữ lượng các loại khoáng sản không lớn,
khó khai thác vì địa hình phức tạp, giao thông vận tải khó khăn.
Điều kiện tự nhiên tạo cho huyện những thuận lợi lớn để phát triển nền kinh
tế nông, lâm nghiệp. Tuy vậy, sự phức tạp của địa hình gây khó khăn lớn cho việc
phát triển giao thông liên lạc, xây dựng các trung tâm dân cư, kinh tế - văn hoá - xã
hội. Nằm ở vùng giáp ranh của nhiều tỉnh, địa hình hiểm trở, dân cư phân tán, trình
độ dân trí còn hạn chế, Nà Hang vừa có vị trí chiến lược về quân sự, song cũng lại

gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.
Nà Hang cũng là nơi có nhiều cảnh đẹp: Núi Pác Tạ, thung lũng Thượng
Lâm, thác Pác Ban (thác Mơ) khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung… Sự kết
hợp, hoà quyện giữa cảnh quan thiên nhiên đa dạng sinh học với các điểm dân cư
giàu bản sắc văn hoá truyền thống đã tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút du khách có dịp
đến với Nà Hang.
4. Dân cư văn hóa xã hội
Nà Hang là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Tính đến năm 2010, dân số của
huyện là 60.151 người sinh sống tại 17 xã, thị trấn, trong đó dân tộc Tày chiếm
55,18%, Dao 25,72%, Kinh 10,11%, Mông 7,52%. Mỗi dân tộc có địa bàn cư trú
6
phù hợp và phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa riêng. Đồng bào Kinh, Tày
thường ở vùng thấp, nơi có những cánh đồng, soi bãi rộng, giao thông thuận lợi;
đồng bào Dao, Mông hay ở thành từng làng, “lũng”, bản độc lập trên các triền núi.
Trong xu thế phát triển chung, sự xen kẽ nhiều dân tộc trên cùng một địa bàn ngày
càng trở thành phổ biến, khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc được
rút ngắn dần.
Về mặt văn hoá, xã hội, Nà Hang là vùng kém phát triển do chính sách ngu
dân của thực dân Pháp. Với số dân khoảng một vạn người nhưng cả huyện không
có một trường tiểu học nào. Từ năm 1940, mới có trường hương học, chỉ dạy đến
sơ học yếu lược (lớp Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng) bằng tiếng Pháp, giành cho con em
nhà giàu, có chức sắc. Một số gia đình khá giả đón thầy về dạy tư, song chủ yếu là
dạy chữ nho. Nạn thất học là một trong những nguyên nhân chính làm kéo dài,
trầm trọng thêm các hủ tục mê tín, dị đoan, đẩy đồng bào các dân tộc vào vòng
sống u tối.
Đến nay giáo dục Nà Hang đã phát triển mạnh so với những năm 40 của thế
kỷ XX, toàn huyện có 37 trường học trong đó 3 trường Trung học phổ thông, 1
trường Phổ thông dân tộc nội trú, 6 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 12 trường
trung học cơ sở và 5 trường tiểu học và Trung học cơ sở có trên 15 nghìn học sinh.
với đội ngũ giáo viên gần 1.200 giáo viên.

Năm 1995 huyện Na Hang được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập
giáo dục tiểu học và chống mù chữ; Năm 2001 huyện Na Hang được công nhận đạt
chuẩn quốc gia Phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2004 toàn huyện được công
nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Hơn 60 năm hình thành và phát triển giáo dục huyện Na Hang đã góp phần
nâng cao dân trí xóa dần khoảng cách miền xuôi với miền ngược.

PHẦN I
CHƯƠNG I
GIÁO DỤC NA HANG TRONG THỜI KỲ CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM
LƯỢC NĂM 1945 ĐẾN 1954
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, từ đó phong trào
cách mạng nước ta phát triển sôi nổi, rộng khắp. Tháng 6-1937, đồng chí Hoàng Văn
7
Lịch được Đảng cử tới tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng tại Tuyên Quang.
Ngày 20-3-1940, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang được thành
lập. Cùng thời gian này, phong trào cách mạng cũng đã phát triển tới các huyện tiếp
giáp với Nà Hang như Bảo Lạc (Cao Bằng), Chợ Rã, Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Đến tháng 5-1945, chính quyền cách mạng đã được thành lập ở tất cả các xã.
Hầu hết các xã đều mang tên mới: Yên Hoa là Phan Thanh, Thượng Nông là Đống
Đa, Thượng Giáp là Lam Sơn, Đà Vị là Bạch Đằng, Khuôn Hà là Minh Đường,
Thượng Lâm là Thành Hưng, Côn Lôn là Tri Phương, Sơn Phú là Lê Lai, Thanh
Tương là Lê Lợi, Lăng Can là Quốc Tuấn, Năng Khả và Trùng Khánh là Minh
Quang… Địa dư hành chính tạm thời của các xã được lấy theo phạm vi hoạt động
của các tiểu tổ vũ trang trong từng thời điểm và địa bàn cư dân có đại biểu tham
gia thành lập chính quyền hoặc Ban Việt Minh xã. Cuối tháng 5-1945, các tổng
Vĩnh Yên, Thượng Lâm, Côn Lôn tiến hành thành lập Ban Việt Minh tổng.
Châu Xuân Trường ra đời là một dấu mốc, bước ngoặt trọng đại trong lịch
sử phát triển của huyện Nà Hang. Thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền
là kết quả quá trình bền bỉ xây dựng cơ sở, tập hợp sức mạnh toàn dân; là kết quả

của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, của Liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng, của Ban
lãnh đạo Khu Thiện Thuật kết hợp với tinh thần dũng cảm và sức mạnh đấu tranh
của nhân dân các dân tộc Nà Hang.
Ngay sau khi được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền
huyện vừa tổ chức, hướng dẫn các xã hoạt động, thực hiện các chính sách của
Mặt trận Việt Minh.
Tháng 10-1945, huyện thành lập Ban bình dân học vụ. Giáo dục Na Hang
quyết tâm thanh toán nạn mù chữ phù hợp khát vọng ngàn đời của nhân dân, đã
làm bùng lên một không khí náo nức ở các thôn xóm. Phong trào học tiếng phổ
thông, học chữ quốc ngữ của quần chúng rất sôi nổi, đa số học sinh các trường
hương học trước đây được huy động làm giáo viên bình dân học vụ, thôn bản nào
cũng có lớp học. Song song với nhiệm vụ chống giặc đói, giặc dốt, công tác xây
dựng, củng cố trường lớp học được đẩy mạnh.
Năm 1948, Hồ Chủ tịch phát động phong trào thi đua ái quốc, huyện tổ chức
lễ phát động tại phố Bắc Giòn, động viên quân, dân trong huyện thi đua theo các
nội dung cụ thể: Thi đua học bình dân học vụ để diệt giặc dốt.
Công cuộc diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ được phát động và triển khai trong
cả nước từ tháng 10 năm 1945 (tháng 9/1945 thành lập Nha Bình dân học vụ thuộc
Bộ Giáo dục, do ông Vương Kiếm Toàn làm Giám đốc). Đến năm 1950, cả tỉnh đã
có 41.796 người thoát nạn mù chữ, huyện Sơn Dương là huyện đầu tiên trong toàn
quốc đã thanh toán xong nạn mù chữ và được Hồ Chủ Tịch gửi thư khen ngợi.
Tại Nà Hang, đi đôi với phát triển kinh tế, Huyện ủy quan tâm chỉ đạo công
tác giáo dục, năm 1949, huyện có 5 trường tiểu học, mỗi lớp học có trên hai chục
8
học sinh. Bước đầu triển khai công tác xóa mù chữ cho nhân dân, huyện đã có 2
thôn thanh toán được nạn mù chữ, song toàn huyện còn tới 4.746 người mù chữ.
Thực tế công tác giáo dục thời gian này cho ta bài học kinh nghiệm là muốn
thành công trong công tác phát triển giáo dục, ngoài việc làm cho nhân dân thấy rõ
ích lợi và quyền được học, cần có sự đầu tư thỏa đáng về mọi mặt chúng ta cần có
cách thức tổ chức các trường lớp và chương trình học tập phù hợp với từng địa

bàn, từng dân tộc.
Ngoài đạt được những thành tích về giáo dục trong giai đoạn này, nhưng vẫn
còn những hạn chế, trường, lớp ở các xã không đồng đều, thiếu giáo viên, thiếu
sách, vở, nhất là sách giáo khoa và tài liệu bằng tiếng đại phương; Nhưng phải thấy
rằng phong trào học tập của quần chúng rất cao: Người nào cũng muốn học, cán bộ
muốn học, quần chúng muốn học, người thợ muốn học, cả đến đồng bào (dân tộc ít
người) cũng đi học, các sách vở chỉ lưu hành ở thành thị trước đây đã thâm nhập cả
vào thôn quê, báo chí xuất bản ngày một nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với sự
đòi hỏi của nhân dân »
(Trích báo cáo của đồng chí Trần Thanh Quang Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị đại biểu toàn
tỉnh lần thứ 4, (6/1949). Tài liệu lưu trữ tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang).

Tháng 2-1950, Đảng bộ huyện tổ chức Hội nghị đại biểu Đảng toàn huyện
lần thứ 14. Lần đầu tiên từ khi thành lập, Đảng bộ có một Hội nghị quy mô lớn,
bàn khá toàn diện về các mặt công tác. Hội nghị đã nghe báo cáo tình hình các mặt
công tác trong năm 1949, đánh giá những ưu khuyết điểm; thảo luận và thông qua
Đề án công tác Đảng năm 1950, Đề án công tác dân vận, Đề án công tác kinh tế -
văn hoá, xã hội.
Về văn hóa - xã hội: Mở rộng các trường học, tăng cường lực lượng giáo viên,
phát triển các lớp bình dân học vụ để thanh toán nạn mù chữ.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội được Đảng bộ quan tâm, các lớp bình dân học vụ,
trường tiểu học phát triển. Số học sinh tăng dần qua các năm, tỷ lệ người mù chữ
giảm. Phong trào học bổ túc văn hóa sôi nổi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tiếp tục khắc phục hậu quả do “chính sách ngu dân” của Thực dân Pháp để lại và
đẩy mạnh quá trình nâng cao trình độ dân trí, Huyện Nà Hang tập trung chỉ đạo
công tác xóa nạn mù chữ, nhất là đối với đồng bào thiểu số, mở thêm nhiều loại
hình, đồng thời nâng cao trình độ, chất lượng của cấp học để phục vụ sự nghiệp giáo
dục đào tạo.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp là thời kỳ nhân dân các dân tộc
Nà Hang vượt qua những hạn chế về trình độ văn hóa, khó khăn về mọi mặt để xây

dựng chế độ mới, một chế độ tốt đẹp chưa từng có trong lịch sử của dân tộc nói
chung và của huyện nói riêng; đóng góp sức người sức của, làm tròn nhiệm vụ hậu
phương, căn cứ địa, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.
Mặc dù còn những khuyết điểm, hạn chế: Kinh tế nghèo nàn, đời sống nhân
dân khó khăn, nạn đói rách vẫn còn. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu
cầu về lương thực, ruộng đất còn bị bỏ hoang. Công tác xóa mù chữ triển khai chậm;
Tuy nhiên, những kết quả đạt được đã khắc phục một bước rất quan trọng tình trạng
đói khổ của nhân dân, đẩy lùi sự lạc hậu về văn hóa xã hội.
9
Chương II
GIÁO DỤC NA HANG TỪ NĂM (1954- 1975)
( giai đoạn chống đế quốc Mỹ xâm lược)
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cách mạng Việt Nam tiếp tục bước
vào giai đoạn mới với đặc điểm nổi bật là đất nước tạm thời bị chia cắt làm 2 miền:
miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;
miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, tiếp tục cuộc đấu
tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Cùng cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, ngành giáo dục Nà Hang
có những thuận lợi. Các thầy cô giáo của huyện đã được rèn luyện, thử thách và
trưởng thành qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Kết quả phát triển văn hóa
xã hội giai đọan trước tạo cơ sở vững chắc cho bước phát triển giáo dục tiếp theo của
địa phương. Bên cạnh thuận lợi đó, Nà Hang là huyện miền núi nghèo, kinh tế chậm
phát triển, giao thông đi lại khó khăn, nạn đói còn tồn tại khá phổ biến, dân cư thưa
thớt; một số phần tử phản động lợi dụng điều kiện địa hình phức tạp, nhiều dân tộc,
trình độ dân trí thấp để hoạt động chống phá cách mạng. Tình hình an ninh chính trị
có biểu hiện diễn biến phức tạp, những khó khăn đó phần nào ảnh hưởng tới việc
duy trì và phát triển hệ thống giáo dục.
Trong ba năm khôi phục kinh tế, sự nghiệp giáo dục, bắt đầu phát triển, đi vào
chiều sâu. Huyện chăm lo củng cố phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, từng
bước mở rộng, phát triển các trường cấp I và cấp II. Nhân dân các dân tộc huyện nhà

tích cực học tập, nâng cao trình độ văn hóa. Mặc dù còn rất khó khăn về kinh tế,
Phòng Giáo dục tham mưu cho cấp Ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục trong
toàn huyện tổ chức các lớp học phổ thông và thanh toán nạn mù chữ cho 1.348 người.
Về bổ túc văn hoá, có 702 học viên lớp 1; 334 học viên lớp 2; 45 học viên lớp 3 và 13
học viên lớp 4. Hệ thống trường phổ thông được củng cố và phát triển, đầu năm 1958
mới có 2 trường (trường cấp I Nà Hang và Côn Lôn) có đến lớp 4; năm 1960 có 3
trường có đến lớp 4 (trường cấp I Nà Hang, Côn Lôn, Thượng Lâm), 1 trường cấp 2
có lớp 5 và 6 (trường cấp II Nà Hang). Số lượng học sinh ngày càng tăng, đến năm
1960, toàn huyện có 114 học sinh lớp 1; 323 học sinh lớp 2; 213 học sinh lớp 3; 118
học sinh lớp 4; 41 học sinh lớp 5; 29 học sinh lớp 6.
I. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9-1960) vạch ra
đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; thông
qua kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, văn hoá (1961-1965) với các nhiệm vụ cơ
bản: Ra sức phát triển nông nghiệp, công nghiệp, hoàn thành công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân lao động; cải thiện một
10
bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng cường củng cố quốc phòng
và an ninh.
Bước vào giai đoạn mới, Nà Hang đã hoàn thành về cơ bản công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất mới dần được thiết lập, nhân dân phấn khởi
hăng hái lao động, kinh tế đã bước đầu được phát triển. Cấp uỷ, chính quyền và
các đoàn thể quần chúng được củng cố một bước. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất mới
chưa thực sự vững chắc, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu
Năm 1961 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, cũng là năm
diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm và làm
việc với tỉnh. Huyện phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện
mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đề ra, phong trào "sông Lô nổi sóng,
nông xuân đại thắng" được phát động với khí thế "gió Đại Phong, sóng Duyên Hải,
cờ Bắc Lý"; cùng với đợt sinh hoạt chính trị nhân dịp tiến hành bầu cử Hội đồng

nhân dân cấp huyện, cấp xã đã động viên cổ vũ phong trào thi đua trong toàn
huyện trên mọi lĩnh vực.
Được sự quan tâm của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục
Na Hang được thành lập vào tháng 01 năm 1962 do ông Nguyễn Văn Mậu làm
Trưởng phòng Giáo dục (từ năm 1962 đến năm 01/1977), 16 năm ông cùng cán bộ
phòng Giáo dục Nà Hang lăn lộn, vận động và đạt được kết quả cao.
Cùng với phong trào thi đua cả nước các thầy cô giáo cũng thi đua cải tiến
phương pháp dạy học nhiều giáo viên tiêu biểu đó là thầy giáo Triệu Văn Hài là
Chiến sỹ thi đua đầu tiên của ngành giáo dục Nà Hang.
Tuy mới ra đời song Phòng Giáo dục đã tham mưu Ủy ban nhân dân huyện
phát triển trường, lớp, huy động vận động trẻ đến trường, toàn huyện có 121 thầy
cô giáo các cấp học.
Trong năm 1962, tại các xã vùng cao đã có 14 lớp học với 70 em học sinh,
trong đó 35 em học lớp 1, 31 em học lớp 2 và 4 em học lớp 3; đã thanh toán nạn
mù chữ cho 102 người, bổ túc mãn khoá cấp I được 86 người; cử 14 cán bộ đi học
trường bổ túc của huyện, 8 học sinh đi học Trường Thanh niên vừa học vừa làm.
Trong 3 tháng đầu năm 1961, được sự hỗ trợ của tỉnh, huyện đã khai thông,
mở rộng đường Chiêm Hoá - Nà Hang, hoàn thành cầu treo Bản Lãm, năm 1962
mở thêm được 4 km đường Nà Hang - Bản Lãm. Tiến hành quy hoạch mạng lưới
giao thông nông thôn ở 5 xã, đi đôi với việc lập quy hoạch đã vận động nhân dân
tu sửa và mở rộng thêm được trên 20 km đường liên thôn bản để ngựa thồ hoặc xe
trâu đi được. Việc đi lại thuận tiện góp phần cho giáo dục của huyện nhà có những
bước đi vững chắc.
Năm 1963 là: "Ra sức phát huy những thành tích, ưu điểm, tận dụng hết khả
năng thuận lợi sẵn có, tích cực khắc phục những khó khăn khuyết, nhược điểm để
đưa phong trào huyện ta tiến lên một bước mới mạnh mẽ vững chắc hơn, với tinh
thần thi đua không mệt mỏi nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch
năm 1963 để tạo thuận lợi sang thực hiện kế hoạch năm 1964 năm thứ 4 của kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất".
11

Về công tác giáo dục, văn hoá, y tế, thế dục thể thao: thanh toán mù chữ cho
650 người, đẩy mạnh bổ túc văn hoá, củng cố và phát triển các lớp vỡ lòng, nâng
cao chất lượng giảng dạy ở các trường phổ thông.
Cấp uỷ, chính quyền tăng cường chỉ đạo, động viên nhân dân tích cực sản
xuất, tiếp tục đẩy mạnh phong trào: "Sóng Duyên Hải, gió Đại Phong, cờ Bắc Lý",
"Thi đua mỗi người làm việc bằng hai" trong toàn huyện, bước đầu khắc phục khó
khăn về lương thực, ổn định đời sống nhân dân, tiến tới tự túc lương thực và làm
tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
Hai năm 1963-1964, vượt qua những khó khăn thử thách về mọi mặt, Đảng
bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc quyết tâm phấn đấu vươn lên, thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V đề ra.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền, sự giúp đỡ của Ty
Giáo dục và sự cố gắng của cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ giáo viên, công tác
thanh toán mù chữ và bổ túc văn hoá của huyện có nhiều tiến bộ. Đến 1965, đã có
một nửa dân số từ 12 đến 40 tuổi biết đọc, biết viết, đại bộ phận cán bộ xã có trình
độ lớp 2, lớp 3. Hầu hết cán bộ thoát ly có trình độ cấp I, một số có trình độ cấp II,
cấp III. Tuy nhiên, công tác thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hoá của huyện
vẫn chậm, tỷ lệ tái mù cao, phong trào phát triển không ổn định. Trước thực trạng
đó, ngày 24-7-1965, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ra Nghị quyết số 61-
NQ/NH về công tác thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hoá năm 1965. Thực
hiện Nghị quyết, huyện thành lập Ban chiến dịch diệt dốt, chỉ đạo cơ sở xây dựng,
củng cố lại trường lớp, ngoài đội ngũ giáo viên phổ thông, các xã, hợp tác xã đều
cử giáo viên của xã, hợp tác xã mình; đưa kết quả chiến dịch diệt dốt vào đánh giá
kết quả công tác của cấp ủy chính quyền. Các cơ quan: Ban Tuyên giáo Huyện uỷ,
Phòng Giáo dục, Phòng Văn hoá phối hợp tổ chức phát động phong trào diệt dốt,
triển khai các hình thức tuyên truyền, cổ động phong trào.
Từ những năm 1962 đến năm 1964 Ngành giáo dục Na Hang được nhiều lần
vinh dự được các vị lãnh đạo của Bộ giáo dục lên thăm và động viên như: Giáo sư
Tiến sỹ Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên, Thứ trưởng Võ Thuần Nho,
Thứ trưởng Hồ Chúc lên thăm và động viên nhân dân các dân tộc, cán bộ, giáo

viên hoàn thành tốt dạy và học ở huyện vùng cao Nà Hang.
Nhờ những biện pháp tích cực, đến cuối năm 1965 toàn huyện đã có 6 xã
căn bản thanh toán xong nạn mù chữ, xoá mù thêm cho 259 người. Trường Thanh
niên dân tộc đã tuyển sinh thêm 64 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Chất lượng giảng
dạy, học tập trong giáo dục phổ thông bước đầu được củng cố, có những chuyển
biến tiến bộ; kết thúc năm học 1964-1965, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp cấp I đạt
92%, cấp II đạt 97%. Sang năm học 1965-1966, phát triển thêm 14 lớp cấp I, 3 lớp
cấp II. Số học sinh cấp I có 1.494 em, cấp II có 243 em.
Chặng đường 1961-1965, Ngành giáo dục Na Hang đã tham mưu, đề xuất
với cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác giáo dục đã đạt được kết quả nhất định,
tỷ lệ người biết chữ được nâng lên, quy mô trường lớp đã phát triển hơn thời kỳ
trước cả về chất lượng và số lượng. Thành quả đó là cơ sở vững chắc để giáo
12
huyện Na Hang tiến lên giành những thắng lợi mới trong thời kỳ mới - chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh.
II. GIÁO DỤC NÀ HANG TRONG NHỮNG NĂM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ LEO THANG RA MIỀN BẮC
Thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ", đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân trực
tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc
cho miền Nam, làm lung lay ý chí, quyết tâm kháng chiến của quân, dân ta, nâng
đỡ tinh thần quân Ngụy Sài Gòn.
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang tiến hành cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân với quy mô ngày càng
ác liệt. Trước tình hình và nhiệm vụ mới cả nước có chiến tranh, Trung ương Đảng
ra Chỉ thị xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa để có tiềm lực kinh tế và quốc
phòng vững mạnh, là hậu phương vững chắc chi viện sức người sức của cho miền
Nam với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất các cả để đánh thắng giặc mỹ xâm lược.
Sẵn sàng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Giáo dục huyện Nà Hang trong sáu tháng đầu năm 1966 đã cơ bản thanh

toán xong nạn mù chữ ở 3 xã: Năng Khả, Trùng Khánh, Đà Vị, phong trào bổ túc
văn hoá được duy trì. Tuy nhiên, việc thanh toán nạn mù chữ còn chậm, phong trào
bổ túc văn hoá chưa thực sự vững chắc, cán bộ đảng viên chưa gương mẫu đi học
bổ túc tại các lớp tập trung Để khắc phục những tồn tại trên, Ban Thường vụ
Huyện uỷ ra Chỉ thị Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh
toán nạn mù chữ và bổ túc văn hoá. Cụ thể hóa Chỉ thị, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ
đạo Phòng Giáo dục có kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho các trường phổ thông, các
xã tổ chức thực hiện. Các ban đảng uỷ, chi uỷ các chi bộ tăng cường kiểm tra đôn
đốc, cán bộ đảng viên gương mẫu trong việc học và tổ chức lớp học, có chế độ
chính sách đối với giáo viên bổ túc văn hoá nhờ những biện pháp cụ thể đó, trong
năm 1966, huyện đã căn bản thanh toán xong nạn mù chữ tại 9 xã.
Để tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng, ngày 14-6-1966, Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện đã có Nghị quyết số 09/NQ-HU Về công tác xây dựng Đảng
năm 1966, đề ra phương hướng chung của Đảng bộ là: Lấy giáo dục chính trị, tư
tưởng và bổ túc văn hoá để nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật
cho cán bộ đảng viên làm trọng tâm.
Những thành tích đạt được là cố gắng lớn của toàn Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc trong huyện. Song, so với yêu cầu và nhiệm vụ của tình hình mới thì những
kết quả về giáo dục còn thấp xóa mù chữ của toàn huyện thấp, do nhân dân chưa
nhận thức đúng đắn về học tập, thiếu giáo viên, kinh tế còn khó khăn, việc mở
trường, mở lớp chưa đáp ứng nhu cầu.
Trong 2 năm 1965-1966 ngành giáo dục huyện Na Hang đã thanh toán xong
nạn mù chữ ở các xã khu A Thượng Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can, Đà Vị, Côn Lôn.
Đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại Miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
các trường học đã sơ tán vào các nơi an toàn để đảm bảo học tập, cho nên sự
13
nghiệp giáo dục chuyển sang chủ đề "Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược",
"Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Cần kiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc", "dù
khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy thật tốt, học thật tốt", đến năm 1967 toàn
huyện có 23 trường cấp I, 49 trường thôn tổng số học sinh 2.701 học sinh, so với

năm 1966 tăng 20%; thi tốt nghiệp đạt 88,6%; cấp II có 6 trường gồm 367 học
sinh; mẫu giáo vỡ lòng có 90 lớp với 2.021 học sinh…
Đến 1968, huyện xây dựng được 36 trường ở vùng cao với 294 học sinh theo
học các lớp; gửi 58 học sinh đi học các trường chuyên nghiệp do Khu, tỉnh mở.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong những năm 1967-1968, công tác
giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu việc thanh toán nạn mù chữ còn thấp, chất lượng
giảng dạy của giáo viên còn hạn chế;
Nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng
bộ hai năm 1967-1968, đề ra phương hướng của Đảng bộ trong giai đoạn tiếp theo,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngày 29-8-1968, Đại hội đại biểu
Đảng bộ huyện Nà Hang lần thứ VIII được triệu tập,
Kiểm điểm tình hình mọi mặt công tác trong nhiệm kỳ 1967-1968, Đại hội
nhận định: cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Nà Hang đã đoàn kết một
lòng vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, các phong trào của huyện được duy trì và
có mặt đang có chiều hướng vươn lên. Đại hội phân tích, làm rõ nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế, đồng thời thống nhất phương hướng nhiệm vụ của huyện
trong giai đoạn 1968-1970.
Thanh toán nạn mù chữ cho 3 xã còn lại, chống tái mù, đẩy mạnh bổ túc văn
hoá, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, cán bộ, đảng viên và nhân
dân các dân tộc huyện Nà Hang phấn khởi thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng,
củng cố hệ thống chính trị.
Ngày 2- 9-1969, sau một thời gian lâm bệnh nặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từ trần, thọ 79 tuổi. Đây là một tổn thất vô cùng lớn lao, nỗi đau thương vô hạn của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Thực hiện Chỉ thị ngày 29/9/1969 của Bộ Chính
trị và chủ trương của tỉnh mở đợt sinh hoạt chính trị "Toàn đảng, toàn dân, toàn
quân học tập làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Huyện tổ chức Hội
nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện mở rộng nghiên cứu Nghị quyết 194 của

Trung ương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động cuộc vận động "Học tập
và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch" tạo không khí thi đua sối nổi trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân các dân tộc toàn huyện.
Công tác giáo dục có nhiều tiến bộ về mặt giảng dạy và xây dựng cơ sở vật
chất. Hệ thống trường lớp phát triển mạnh, đến năm 1970, huyện đã có 19 trường
cấp I, 7 trường cấp II và 1 trường cấp III. Tổng số học sinh các cấp là 3.361 học
sinh (trong đó cấp I có 2.612 em, cấp II có 673 em, cấp III có 76 em), giáo dục
mầm non bước đầu được quan tâm, đã có 2 lớp mẫu giáo với 60 cháu. Công tác
14
tuyển sinh cho trường Thanh niên dân tộc, trường Bổ túc văn hóa và tổ chức khai
giảng năm học đạt yêu cầu, chất lượng giảng dạy ở một số trường khá, lực lượng
giáo viên được tăng cường.
Chăm lo công tác giáo dục là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng bộ, Huyện ủy
đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về mở đợt sinh hoạt chính
trị học tập và làm theo Di chúc của Hồ Chủ tịch, nâng cao chất lượng đảng viên; Nghị
quyết 19 của Tỉnh uỷ về thực hiện 4 nghị quyết lớn của Bộ Chính trị Ban Chấp hành
Trung ương Đảng.
Năm 1971 ngành giáo dục đảm bảo học sinh mẫu giáo 200 học sinh, vỡ
lòng 3.000 học sinh, hệ thống phổ thông 3.720 học sinh. Sự nghiệp văn hoá, giáo
dục đã được quan tâm và từng bước đầu tư, chất lượng giáo dục đã có nhiều
chuyển biến.Tổ chức khai giảng năm học sớm, tỷ lệ thi chuyển cấp, lớp đạt khá,
trường, sở được xây dựng bán kiên cố, đội ngũ thầy, cô giáo đã vượt qua khó khăn
thực hiện dạy tốt, học tốt.
Khắc phục tình trạng trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn thấp, chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ, ngày 7-6-1973, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra Chỉ thị số
62/CT-TQ Về việc đẩy mạnh phong trào Bổ túc văn hoá trong tình hình mới, đặt ra
mục tiêu phấn đấu trong 3 năm 1973-1975 là: cán bộ chủ chốt ở xã, huyện, đảng viên
trẻ, đoàn viên phải phấn đấu học hết cấp II và học lên cấp III; những đồng chí học hết
cấp III và tốt nghiệp trung cấp phải học tiếp đại học; Cán bộ công nhân viên trong
biên chế phải học hết cấp I; toàn dân phấn đấu 50% phổ cập cấp I; bố trí trường lớp

phù hợp để thu hút con em các dân tộc ít người vào học phổ thông; đảng viên tuyệt
đối không được mù chữ. Để đạt được mục tiêu trên, các biện pháp thực hiện là: Các
đơn vị dành mỗi tuần hai buổi tối để cán bộ, đảng viên đi học bổ túc; ngành giáo dục
thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ, đảm bảo giáo viên cấp I mỗi tuần có 2 buổi,
giáo viên cấp II, III có 4 tiết dạy bổ túc văn hoá; Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội
Phụ nữ làm nòng cốt trong xây dựng và duy trì phong trào, theo dõi, động viên khen
thưởng kịp thời; các cơ quan đơn vị đưa việc học bổ túc văn hoá là một trong những
tiêu chuẩn thi đua của tập thể, cá nhân.
Đại hội Đảng bộ huyện xác định phương hướng, nhiệm vụ chung của quý IV
năm 1973 và năm 1974: Trước hết phải giải quyết vấn đề lương thực và thực phẩm để
góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh
thống nhất nước nhà và bồi dưỡng sức dân trên cơ sở phát huy 3 thế mạnh của miền
núi. Thực hiện tốt 3 cuộc cách mạng, lấy cách mạng khoa học kỹ thuật làm then chốt,
đồng thời phải đẩy mạnh hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế và lưu thông phân phối
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, lực lượng dân quân tự vệ, giữ gìn
trật tự, an ninh xã hội và củng cố các tổ chức đoàn thể quần chúng, bảo đảm thực hiện
thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ.
Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục năm 1974: Bảo đảm
con em đến tuổi đều được đến trường, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho các
trường phổ thông và lớp mẫu giáo vỡ lòng, củng cố tốt trường bổ túc văn hóa và
trường thanh niên dân tộc vừa học,
15
Với những quyết tâm và nỗ lực của nhân dân các dân tộc huyện nhà, sự nghiệp
giáo dục có nhiều tiến bộ, các xã đều có trường cấp I, lớp mẫu giáo; bình quân mỗi xã
có 1 trường cấp II; huyện đã có trường cấp III, trường Bổ túc văn hoá tập trung,
trường Thanh niên dân tộc vừa học vừa làm, đảm bảo con em đến tuổi đều có trường
để học. Số học sinh tăng đều qua từng năm, năm học 1974-1975, toàn huyện có 2 lớp
mẫu giáo (20 cháu), 74 lớp vỡ lòng (242 học sinh), 104 lớp cấp I (3.469 học sinh), 31
lớp cấp II (874 học sinh), 4 lớp cấp III (120 học sinh), 97 học sinh trường Bổ túc văn
hoá, 120 học sinh trường Thanh niên dân tộc; năm học 1975-1976, cứ 100 người dân

thì có 24 học sinh. Các trường ra sức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học,
nhất là thực hiện các chương trình cuối kỳ, cuối cấp…
Trong những năm tháng ác liệt chống Mỹ cứu nước nhiều thầy cô giáo, học
sinh đã xếp bút nghiêng lên đường chiến đấu một phần họ đã ra đi mãi mãi ở cái tuổi
20, họ đã chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc. Xong ở hậu phương những thầy cô
giáo và học sinh dấy lên phong trào “Hai tốt” thực hiện lời Bác Hồ Dạy “Dù khó khăn
gian khổ đến đâu cũng tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt” (trích thư Bác Hồ gửi ngành
giáo dục năm 1968); Học sinh Nà Hang ngày ngày đến trường với chiếc mũ rơm trên
đầu, lớp học trong rừng xa khu dân cư hay trong hang đá Thầy cô giáo miệt mài bên
ngọn đèn dầu leo lét soạn từng trang giáo án, những mong truyền hết tâm huyết và
kiến thức cho họ sinh thân yêu; chính trong cuộc chiến khốc liệt đó đã có nhiều tập
thể cá nhân đạt Tập thể xã hội chủ nghĩa như tập thể trường cấp I Năng Khả do thầy
giáo Nguyễn Hữu Nghị làm Hiệu trưởng, tập thể cấp II Đà Vị do thầy giáo Nình Văn
Tinh làm Hiệu trưởng, tấm gương học giỏi như em Trần Thị Thủy học sinh lớp 4 cấp
I Năng Khả đạt giải 3 môn Văn toàn quốc. Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh
toàn huyện hầu hết đã có trường cấp I và 2/3 số xã có trường cấp II; tổng số giáo viên
toàn ngành đã tăng hơn 500 người.
Giai đoạn 1954-1975, dưới sự lãnh đạo của các cấp các ngành, giáo dục
huyện Nà Hang đã có nhiều khởi sắc số trường, lớp, học sinh đã được tăng lên
từng bước phát triển kinh tế - văn hoá, hoàn thành nhiệm vụ với Đảng, Nhà nước
trong công tác giáo dục.
Những thành tựu giáo dục đạt được trong giai đoạn 1954-1975 là tiền đề
vững chắc, là động lực quan trọng động viên thầy, cô giáo vững tin bước vào thời
kỳ lịch sử mới - Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
16
PHẦN II
CHƯƠNG III
GIÁO DỤC NÀ HANG TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI THEO
ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG (1976 - 1990)

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mở ra một thời
kỳ mới trong lịch sử dân tộc: Cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 9-1975, đã
quyết dịnh những vấn đề trọng đại của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới
là hoàn thành thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước vào chặng đường đầu của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 20-9-1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá III) ra Nghị quyết số
245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh, tại kỳ họp thứ hai, ngày 27-12-1975, Quốc
hội khoá V quyết nghị hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà
Tuyên. Nà Hang trở thành một đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tuyên.
Giai đoạn 1977-1979, Đảng bộ và nhân dân Nà Hang bắt tay vào thực hiện
kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ hai trong bối cảnh nhiều khó khăn: Thời tiết
diễn biến không thuận lợi, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, cuộc chiến
tranh trên biên giới phía Bắc Tổ quốc đã gây xáo trộn và ảnh hưởng rất lớn đến
mọi mặt công tác của địa phương.
Đảng bộ quan tâm lãnh chỉ đạo công tác giáo dục, năm 1977, để chuẩn bị
cho năm học mới, tạo cơ sở cho thực hiện Cải cách giáo dục, Ban Thường vụ
Huyện uỷ ra Chỉ thị Về việc tổ chức hoạt động hè. Đối với phong trào giáo dục ở
vùng sâu vùng xa, Huyện uỷ có Thông tri số 13/TT-HU ngày 16-12-1978 Về việc
đẩy mạnh phong trào giáo dục ở những vùng xa xôi hẻo lánh trong huyện. Sự
nghiệp giáo dục của huyện ngày càng được củng cố, phát triển từ vùng thấp đến
vùng cao, mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh được chú trọng. Năm học
1977-1978, số trường lớp được duy trì và phát triển, tổng số học sinh của 3 cấp I-
II-III là 7.933 học sinh. Năm học 1978-1979, tuy có những khó khăn, giáo viên,
cơ sở vật chất thiếu, nhưng được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
kết quả thi chuyển lớp, chuyển cấp của học sinh đạt 85%, trong đó tốt nghiệp cấp
II đạt 95,7%. Trong nhiệm kỳ mở thêm được 3 trường cấp II ở 3 xã, mở thêm các
lớp học trong mỗi cấp, đưa giáo viên về các bản xa trường tổ chức xoá mù chữ.
Để nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ, Huyện uỷ ra Chỉ thị số 06-CT/HU Về việc đẩy mạnh

phong trào bổ túc văn hoá, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các cấp có phương hướng
lãnh đạo và chỉ đạo công tác bổ túc văn hoá, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, đưa
việc học bổ túc thành nội dung sinh hoạt của chi bộ. Thực hiện Chỉ thị, trường bổ
túc văn hoá huyện đã cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập của giáo viên và
học sinh; mở lớp bổ túc cấp II, cấp III tại các cơ quan xung quanh huyện; tổ chức
các lớp cấp I, cấp II tại các hợp tác xã.
Từ tháng 2-1979, khi chiến sự xảy ra, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
quân sự được tăng cường. Là huyện nằm trong tuyến I của tuyến phòng thủ biên giới
17
toàn tỉnh, lực lượng vũ trang của huyện được tổ chức, biên chế thành các đơn vị dự
bị, được huấn luyện trang bị vũ khí, sẵn sàng lên đường chiến đấu.
Trực tiếp chi viện cho các huyện tuyến trước, nhiều thầy cô giáo đã tham gia
dân công hỏa tuyến đi xây dựng phòng tuyến biên giới.
Giai đoạn 1977-1979, Đảng bộ lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất,
phát triển kinh tế xã hội đồng thời xây dựng lực lượng, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu
và phục vụ cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Đi đôi với lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng
- an ninh; công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần
chúng được Đảng bộ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, đảm bảo đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ.
Giai đoạn 1976-1980, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Nà Hang đã
nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn do thiên tai, địch họa, khắc phục những yếu
kém, hạn chế để tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương cách mạng; góp
phần đánh bại âm mưu và hành động chiến tranh nhiều mặt của các thế lực thù địch,
tổ chức cho nhân dân sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, giữ vững an ninh chính trị
và trật tự an toàn xã hội, cùng cả nước vững bước vào chặng đường mới.
I- KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, PHÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC GÓP
PHẦN XÂY DỰNG TỔ QUỐC
Cùng cả nước, ngành giáo dục Nà Hang bước vào thực hiện nhiệm vụ 5
năm 1981-1985 trong hoàn cảnh nhiều khó khăn phức tạp: đất nước ta vẫn trong

tình trạng vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh, khủng hoảng kinh tế - xã hội; thiên
tai liên tiếp xảy ra, nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, đời sống của nhân dân, nhất
là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn, phần nào
cũng ảnh hưởng đến công tác duy trì giữ vững nhiệm vụ giáo dục mà Đảng, nhà
nước giao cho.
Đi đôi với phát triển kinh tế, ngành giáo dục huyện Na Hang luôn chú trọng
đến lĩnh vực văn hoá, xã hội. Hệ thống các trường phổ thông cơ sở, lớp mẫu giáo, vỡ
lòng đã phát triển ở hầu hết các xã, thôn xóm, kể cả vùng xa xôi hẻo lánh. Năm học
1981-1982, bắt đầu thực hiện cải cách giáo dục, chất lượng giáo dục từng bước được
nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đạt 94%, phong trào bổ túc
văn hoá tiếp tục được duy trì, để thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách giáo dục cấp tiểu
học một loạt giáo viên dạy vỡ lòng ăn công điểm hợp tác xã được bồi dưỡng nghiệp
vụ, bồi dưỡng về chuyên môn được tuyển dụng vào biên chế để dạy lớp 1 cải cách.
Giai đoạn 1979-1982, dù gặp nhiều khó khăn do cuộc chiến tranh biên giới,
dưới sự lãnh đạo Đảng bộ lãnh đạo nhân dân trong huyện khắc phục khó khăn, trở
ngại, phấn đấu thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII. Cùng với
những kết quả đạt được, quá trình lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của
Đảng bộ cũng bộc lộ một số khuyết điểm thiếu sót: Chất lượng giáo dục chưa
đồng đều, giữa các xã còn có tâm lý trông chờ ỷ lại, do nề kinh tế lâm vào khủng
khoảng có nhiều thầy cô giáo bỏ nghề nên quy mô trường, lớp, học sinh, chất
lượng giáo dục có nhiều giảm sút; Trong điều kiện khó khăn về kinh tế, sự nghiệp
18
văn hoá, giáo dục vẫn luôn được coi trọng. Huyện đã đầu tư xây dựng Trường cấp
1-2 Năng Khả được xây dựng kiên cố, để góp phần củng cố mạng lưới trường lớp
học phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước.
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà
Tuyên, Huyện uỷ đề ra chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, công
tác giáo dục có chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất được chú ý đầu tư sửa chữa
và xây dựng thêm, tất cả các xã, kể cả những bản làng xa xôi đều có trường học.
Năm học 1981-1982, năm học đầu tiên thực hiện chương trình cải cách giáo dục

theo tinh thần Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11-1-1979 của Bộ Chính trị, mặc dù
còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng số học sinh lên lớp vẫn đạt 87%, số
học sinh tốt nghiệp đạt 86,3% kế hoạch, so với năm học trước, tăng hơn 17,3%.
Các trường phổ thông trung học năm học 1981-1982, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt
94%, số học sinh lên lớp đạt 92%. Năm học 1982-1983, tổng số học sinh mẫu giáo
là 155 cháu, học sinh cấp I là 7.574 em, học sinh cấp II là 1.882 em, toàn huyện có
19 nhà trẻ, với tổng số 250 cháu. Năm học 1982-1983, toàn huyện có 21 trường:
mẫu giáo có 6 lớp, cấp I có 382 lớp, cấp II có 144 lớp.
Từ năm 1986 đến năm 1989, do khó khăn về đời sống, lương cán bộ công
chức thấp, giá cả tăng cao, nạn đào đãi vàng ngành Giáo dục Nà Hang đứng
trước khó khăn và thách thức lớn: Chất lượng dạy và học giảm sút, tình trạng học
sinh bỏ học và giáo viên bỏ nghề tăng lên, những xã vùng sâu, vùng xa thiếu giáo
viên trầm trọng; số trẻ em trong độ tuổi đi học chưa được huy động đến trường,
lớp và số người mù chữ chiếm tỷ lệ cao. Trước những khó khăn đó, ngành giáo
dục cố gắng khắc phục khó khăn, duy trì số học sinh phổ thông, củng cố các lớp
mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ đã có.
Từ ngày 26 đến ngày 28/01/1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nà Hang
lần thứ XV được tổ chức: Đại hội khẳng định những thành tựu đã đạt được trong
nhiệm kì XIV của Đảng bộ huyện, đánh giá cao tinh thần vượt khó của cán bộ,
đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện;
Phát triển sự nghiệp văn hoá - xã hội, nâng cao dần đời sống văn hoá, tinh thần
của nhân dân. Phấn đấu đến năm 1990, huyện có số học sinh là 11.500 em;
Ngành Giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho mọi người dân
hiểu rõ: Giáo dục là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Hội đồng nhân dân huyện có
Nghị quyết trích kinh phí bổ sung cho công tác văn hoá - giáo dục ở các xã. Nhờ
có sự quyết tâm, sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền, các cơ sở giáo dục và
nhân dân, tình trạng học sinh bỏ học được hạn chế, giáo viên không còn bỏ trường
lớp, một số xã như Xuân Lập, Khau Tinh, Trùng Khánh đã kết hợp cùng với
trường học tạo điều kiện về đời sống cho đội ngũ giáo viên. Đến tháng 12 - 1989,
tổng số giáo viên của huyện có 683 người, duy trì và củng cố được các lớp mẫu

giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ. Thực hiện Chỉ thị số 02-CT/HU ngày 18-11-1990 của
Huyện uỷ về Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục và xoá mù chữ, với phương
châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm," cấp uỷ, chính quyền đã vận động nhân
dân các dân tộc đóng góp công sức, tiền của, tự xây dựng được hàng chục lớp học,
đóng hàng trăm bộ bàn ghế cho học sinh và giáo viên phổ thông. Phong trào bổ túc
văn hoá được duy trì, các thôn bản tự cử giáo viên, vận động mọi người chưa biết
19
chữ ở độ tuổi từ 15-35 đi học; phát động cán bộ, công nhân viên chức, nhân dân
các dân tộc trong huyện đóng góp xây dựng quỹ "xoá mù" để chi thù lao cho giáo
viên và văn phòng phẩm cho các lớp học.
15 năm (1976-1991), trong hoàn cảnh nhiều khó khăn do hậu quả của cuộc
chiến tranh chống Mỹ để lại và cuộc chiến tranh biên giới, đặc biệt là những khó
khăn gay gắt về kinh tế - xã hội trong giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới
do Đảng khởi xướng; dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ Hà Tuyên, ngành gióa
dục huyện Nà Hang đã vượt qua khó khăn thử thách, thực hiện tốt một hội đồng
hai nhiệm: dạy tốt các lớp phổ thong và tăng cường dạy bổ túc văn hóa cho thanh
niên, phụ nữ các thôn bản.
Giáo dục Nà Hang cũng có những kết quả lần đầu tiên dự thi giáo viên dạy
giỏi cấp tỉnh năm 1991 có 3 giáo viên đạt giải giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: côn
Hoàng Thị Gấm giáo viên trường tiểu học Năng Khả, cô Dương THị KHoa giáo
viên trường tiểu học Thị trấn Na Hang, cô Nguyễn Thanh Phương giáo viên trường
trung học cơ sở thị trấn Na Hang.
Song những thành tựu mà ngành giáo dục Nà Hang đạt được từ năm 1976
đến đầu năm 1991, cùng với những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình lãnh
đạo của ngành giáo dục huyện là tiền đề quan trọng cho sự phát triển giáo dục giai
đoạn mới.
CHƯƠNG IV
PHÒNG GIÁO DỤC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1991 - 2000)
I- PHÁT GIÁO DỤC THEO CƯƠNG LĨNH, ĐƯỜNG LỐI CỦA

ĐẢNG VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TỈNH, HUYỆN
Bước vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế ,
trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội
chủ nghĩa ở Đông Âu, những khó khăn về kinh tế, xã hội của đất nước và địa
phương đã tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên, nhân dân và công cuộc
đổi mới của huyện. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, Đảng
bộ và nhân dân Nà Hang vững vàng bước vào một giai đoạn mới đầy khó khăn thử
thách.
Về giáo dục: Phải chủ động tạo nguồn giáo viên cho các xã, nhất là vùng
sâu, vùng xa, động viên toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục; thường xuyên
củng cố cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học. Các trường học, lớp học được tổ chức đến tận cơ sở xã và từng thôn,
bản vùng sâu, vùng xa, số học sinh đến trường tăng, nạn bỏ học giảm hẳn, công tác
xoá mù và phổ cập tiểu học được quan tâm thực hiện.
Song song với phát triển kinh tế, các hoạt động văn hoá, xã hội cũng được
chú trọng. Quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về
lĩnh vực văn hoá, xã hội, đặc biệt triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4
20
(khoá VII), Đảng bộ xác định: cần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nhanh
chóng thoát đói nghèo, nâng cao dân trí, tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phát huy truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, đẩy lùi
các hủ tục lạc hậu, đặc biệt là mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác.
II. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU
HỌC, CHỐNG MÙ CHỮ VÀ PHÔT CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Công tác giáo dục được toàn Đảng bộ quan tâm, chăm lo. Hệ thống trường
lớp được củng cố, tổ chức thêm các lớp bổ túc văn hoá, lớp dạy ngoại ngữ, lớp
ghép, lớp xoá mù chữ, lớp nhô. Đến năm 1995 có 100% số xã, thị trấn có trường
cấp I, 97% số thôn bản vùng sâu, vùng xa có lớp học, huyện có 1 trường cấp III và
một trường nội trú. Đội ngũ giáo viên đáp ứng cơ bản về số lượng và từng bước
được bồi dưỡng chuẩn hoá. Có 18/21 xã, thị trấn (chiếm 85,6%) được công nhận

phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Năm học 1994-1995 có 12.371 học sinh
đi học (đạt 95% trong độ tuổi); tỷ lệ học sinh chuyển lớp hàng năm đạt 94%,
chuyển cấp đạt 87%.
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nghị
quyết XI của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết XVI của Đảng bộ huyện, Đảng bộ lãnh đạo
nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng cả nước thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế, xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước chuyển biến mạnh mẽ
hơn trước.
Chất lượng giáo dục giai đoạn này có nhiều kết quả việc bồi dưỡng học sinh
giỏi tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các cấp đã được các trường quan tâm đã có
học sinh giỏi quốc gia: em Nguyễn Thị Hiền học sinh lớp 5 trường tiểu học thị trấn
Na Hang đạt giải Nhì môn Văn Quốc gia; đạt giải Nhất môn Vật lý cấp tỉnh: em
Nguyễn Văn Hiếu em Nguyễn Văn Tuyên, em Hoàng Thị Liên… có công đóng
góp bồi dưỡng để các em đạt được kết quả đó tiểu biểu là thầy giáo Phạm Cao
Đáng Hiệu trường Trung học cơ sở thị trấn Na Hang. Trong phong trào thi đua yêu
nước có nhiều tập thể tiên tiến xuất sắc: trường Tiểu học Năng Khả, trường Tiểu
học thị trấn Na Hang, trường Mầm non Hoa Mai, Trường phổ thông dân tộc Nội
trú huyện, trường Trung học cơ sở thị trấn Na Hang.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát 5 năm 1996-2000: Tiếp tục thực hiện phổ
cập giáo dục tiểu học cho những xã còn lại trong năm 1996, thực hiện phổ cập giáo
dục cấp II cho 1/3 số xã;
Cùng với những nét khởi sắc trong phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hoá- xã
hội được Đảng bộ quan tâm. Thực hiện Nghị quyết 25/NQ- TU, ngày 8-5-1999 của
Tỉnh uỷ Về chương trình chống tái mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
nâng cao năng lực quản lý giáo dục- đào tạo; phát huy kết quả đã đạt được, ngày 3-
6-1999, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 28 về Chương trình chống tái mù chữ
và phổ cập trung học cơ sở, nâng cao năng lực quản lý giáo dục đào tạo, tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và
chống mù chữ; đẩy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở; nâng cao
năng lực quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ giáo

viên; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học; đẩy mạnh xã hội hoá
giáo dục; đa dạng hoá các loại hình trường lớp.
21
Chủ trương xã hội hoá giáo dục đào tạo thực sự đi vào cuộc sống của nhân
dân, mạng lưới mẫu giáo dân nuôi theo phương thức nhân dân đóng góp trả lương,
Nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên được đẩy mạnh;
mạng lưới trường lớp mở rộng đến thôn bản; huy động được nhiều nguồn lực đầu
tư cho xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, từng bước đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Đến năm 2000, có 574/670 phòng học được
xây dựng chắc chắn, lợp ngói hoặc tấm lợp xi măng, bó hè, láng nền sạch sẽ; hệ
thống nhà bán trú tiếp tục được duy trì và phát triển; nền nếp kỷ cương dạy và học
được giữ vững, chất lượng giáo dục chuyển biến toàn diện. Thường xuyên chăm
lo, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới; công tác xây dựng, phát triển Đảng
trong trường học được quan tâm. Năm 1996, huyện đạt chuẩn quốc gia về phổ cập
giáo dục tiểu học và chống mù chữ; năm 1999 có 8 xã hoàn thành phổ cập giáo dục
trung học cơ sở. Năm học 1999-2000 toàn ngành giáo dục của huyện có 223 đảng
viên; 24/30 trường có chi bộ Đảng. Tháng 12 năm 1999 huyện Na Hang công nhận
03 xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học cơ sở: Thị trấn Na Hang, xã Vĩnh Yên, xã
Năng Khả.
Công tác giáo dục đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên coi
trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, giáo viên trong
toàn huyện. Việc triển khai các chỉ thị Nghị quyết được chú trọng đi vào chiều sâu,
được cấp uỷ các cấp xây dựng chương trình hành động, đề ra những nhiệm vụ cụ
thể, sát hợp với tình hình nhiệm vụ của địa phương đơn vị như: Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần 2 (khoá VIII) Về phát triển giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ đến năm 2000).
Từ 1991-2000, cán bộ, giáo viên huyện Nà Hang đoàn kết chặt chẽ, phát
huy trí tuệ, tập trung chỉ đạo giáo viên tích cự tham gia nhiệm vụ “Một hội

đồng, hai nhiệm vụ” đề hoàn thành công tác phổ cập chống mù chữ chuẩn bị
cho việc hoàn thành phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở, đã huy động hàng
vạn ngày công để tu sửa, làm nhà lớp học, mỗi cán bộ giáo viên ủng hộ 2 ngày
lương cho công tác phổ cập, và cùng nhân dân làm nền bê tông các lớp học Na
Hang làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục được UBND tỉnh biểu dương và
nhiều đơn vị đến thăm quan và học tập.
CHƯƠNG V
LÃNH ĐẠO ĐƯA NỀN GIÁO DỤC HUYỆN NHÀ PHÁT TRIỂN TOÀN
DIỆN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ MỚI (2001-2010)
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo Na Hang có chất lượng;
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; đáp ứng nhu cầu học tập
của mọi người; giáo dục những công dân của tỉnh có phẩm chất đạo đức, kiến thức
và kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có ý thức làm chủ và tinh thần trách
22
nhiệm; làm động lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển
nhanh và bền vững của huyện.
Phấn đấu đến hết năm 2001 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS
và năm 2005 có trên 10% số xã đạt phổ cập PTTH. 100% học sinh tốt nghiệp
PTTH được đi học chuyên nghiệp và đào tạo nghề.
Về xây dựng cơ sở vật chất huyện tập trung các nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước và đóng góp của nhân dân xây dựng các công trình phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội. Xây dựng kiên cố 11 công trình nhà lớp học, 22 nhà cấp 4, 24 nhà
bán trú;
Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, công nghệ thông tin được
ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan của huyện, nhất là ngành bưu điện, tài chính,
ngân hàng, trường học. Bước đầu đưa môn tin học vào giảng dạy tại các trường:
Trung học phổ thông Nà Hang, Trường Dân tộc Nội trú, Trường Trung học cơ sở
thị trấn Nà Hang. Chương trình tin học hoá được triển khai trong các cơ quan đảng,

nhà nước, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ nhân dân.
Ngày 19-4-2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 288/QĐ-TTg về
việc đầu tư xây dựng Nhà máy thuỷ điện Nà Hang (nay là thủy điện Tuyên
Quang), công suất 342 MW tại thị trấn Nà Hang. Ngày 22-12-2002, đồng chí
Nguyễn Tấn Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
đã dự lễ khởi công xây dựng nhà máy. Việc xây dựng công trình có ý nghĩa quan
trọng, tạo cơ hội và mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhưng
cũng đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Nà Hang nhiệm vụ hết sức nặng
nề, đó là việc tổ chức di dân khỏi vùng ngập lòng hồ và mặt bằng chính xây dựng
nhà máy.
Từ năm 2002 đến cuối nhiệm kỳ, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ là công
tác di dân, giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện. Huyện có 5
xã sẽ phải giải thể (Vĩnh Yên, Trùng Khánh, Xuân Tân, Xuân Tiến, Thúy Loa) và
7 xã mất đi một số thôn bản; tổng số hộ, số khẩu bị ảnh hưởng bởi công trình thủy
điện Tuyên Quang là 4.599 hộ với 22.087 khẩu, trong đó số phải di chuyển là
4.139 hộ, 20.138 khẩu, được bố trí tái định cư tại các huyện: Nà Hang: 1.241 hộ,
5.876 khẩu; Chiêm Hóa: 795 hộ, 4.234 khẩu; Hàm Yên: 505 hộ, 2.509 khẩu; Yên
Sơn:1.305 hộ, 6.381 khẩu; tự di chuyển trong và ngoài huyện 293 hộ, 1.423 khẩu.
Cùng với việc tập trung lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Nà Hang
chú trọng chỉ đạo các hoạt động văn hoá - xã hội. Đảng bộ và chính quyền huyện
xác định: giáo dục - đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu,
nhân tố quyết định cho sự phát triển của địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 01-
NQ/TU ngày 12-3- 2001 của Tỉnh uỷ về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục -
đào tạo, đẩy mạnh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, năm 2001, huyện mở
36 lớp xoá mù chữ cho 365 học viên; 33 lớp bổ túc văn hoá sau xoá mù chữ với
476 học viên và cho 2.281 học sinh học chương trình bổ túc văn hoá trung học cơ
sở. Huy động các cơ quan làm 17 nhà lớp học với 51 gian, 5 nhà bán trú với 15
gian cho học sinh ở 12 xã có điều kiện ăn học tại trường. Vận động cán bộ công
23
nhân viên ủng hộ 84 triệu đồng hỗ trợ thêm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Với những cố gắng ấy, năm 2001, huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo
dục trung học cơ sở với 20/22 xã đạt.
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25-4-2002 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh về củng cố phát huy thành quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiếp
tục nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học,
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xây dựng Chương trình hành động số 09-
CTHĐ/HU ngày 8-8-2002 thực hiện Nghị quyết. Tiếp tục thực hiện phương thức
"một hội đồng hai nhiệm vụ", tập trung huy động học sinh ra học nhất là học sinh
trung học phổ thông. Bố trí giáo viên bảo đảm cho các lớp học phổ cập giáo dục
các bậc học. Các xã, thị trấn, cơ sở giáo dục có kế hoạch và chương trình cụ thể
thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Chương trình hành động của Huyện uỷ. Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên
tham gia thực hiện bằng những việc làm, phong trào cụ thể.
Hệ thống trường, lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông được mở rộng trên địa bàn toàn huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em
nhân dân trong huyện. Thu hút 16,6% trẻ em đi nhà trẻ; 95,5% số trẻ học mẫu
giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1; 100% học sinh tốt nghiệp lớp 5 vào học lớp 6,
duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, phổ cập trung học cơ sở.
Đến năm 2005 có 17/17 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi. Huy động và duy trì trên 70% số người trong độ tuổi học trung học phổ thông
và bổ túc trung học phổ thông để từng bước phổ cập giáo dục bậc trung học. Tỷ lệ
tốt nghiệp hàng năm của các cấp học được duy trì: Tiểu học 99%, Trung học cơ sở
98%, Trung học phổ thông 99%. Tổ chức dạy ngoại ngữ cho 28% học sinh tiểu
học, 100% học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, 100% học sinh trung
học phổ thông được học tin học.
Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, huyện tập
trung đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để từng bước chuẩn hoá.
Đến năm 2005, có 55% giáo viên mầm non công lập, 96% giáo viên tiểu học, 98%
giáo viên trung học cơ sở, 90% giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn. Chất

lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, từ năm 2001 đến năm 2005 có 80 giáo
viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, 12 giáo viên giỏi cấp tỉnh; 184 học sinh giỏi cấp
huyện, 79 học sinh giỏi cấp tỉnh. Công tác xã hội hoá giáo dục được các cấp, các
ngành, các cơ quan đoàn thể và nhân dân tích cực thực hiện, huy động được nhiều
công sức, tiền của xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, không
còn tình trạng học 3 ca.
Tổ chức triển khai chương trình chương trình 135, cho các hộ nông dân
nghèo, hộ chính sách vay vốn chăn nuôi bò đạt kết quả; tuyên truyền vận động hội
viên nông dân tham gia xây dựng trường học, nhà bán trú cho học sinh, vận động
con em trong độ tuổi đến lớp học để duy trì kết quả phổ cập giáo dục các cấp, bậc
học tại cơ sở.
Nhiệm kỳ 2001-2005 là giai đoạn phát triển, vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ
huyện Nà Hang. Trong 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
24
XVIII, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đảng bộ đã quan tâm quán triệt sâu sắc chủ
trương, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn địa phương, phát huy truyền thống đoàn
kết, vượt mọi khó khăn, liên tục phấn đấu đạt được nhiều tiến bộ trong việc phát
triển kinh tế - xã hội. Sự nghiệp giáo dục – đào đã được quan tâm và đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo
viên từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ và phổ cập giáo
dục trung học cơ sở.
II- NÂNG CAO TOÀN DIỆN CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC GIAI ĐOẠN
(2005-2010)
Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nà Hang lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2005 -
2010 được tổ chức: Với chủ đề "Dân chủ, trí tuệ, kỷ cương, đoàn kết, sáng tạo"
Đại hội xác định mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2005 - 2010: Tăng cường
công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Duy trì kết quả
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học. Phấn đấu có 2
trường mầm non, 8 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học

phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Giai đoạn 2005-2010, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động
phức tạp: khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu; lạm phát, suy giảm
kinh tế trong nước, những diễn biến bất lợi về thời tiết, dịch bệnh ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của huyện và đời sống nhân dân. Trong bối cảnh đó, với quyết
tâm chính trị cao, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết thống
nhất, vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội được Huyện ủy quan tâm chỉ đạo, có nhiều
chuyển biến tích cực. Giáo dục - đào tạo được quan tâm đầu tư và phát triển toàn
diện. Ngày 20-11-2007, Hyện ủy xây dựng Chương trình hành động số 15- Ctr/HU
thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20-6-2007 của Tỉnh ủy Về phát triển và
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 với mục
tiêu chung là tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa
bàn huyện. Quá trình thực hiện, huyện coi trọng việc xây dựng và củng cố các chi
bộ trường học, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước; phát triển
quy mô một cách hợp lý; nâng cao chất lượng; đẩy mạnh xã hội hóa đối với công
tác giáo dục đào tạo. Triển khai cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục" gắn với phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.
Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98,8% đối với tiểu học, 97,3% đối
với trung học cơ sở, 53,7% đối với trung học phổ thông; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung
học cơ sở là 99,3%, trung học phổ thông là 42,6%. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi
đi mẫu giáo 92,6%, đi học lớp 1 là 99%. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở bậc mầm non
đạt 87%, tiểu học 97,9%, trung học cơ sở 99,3%, trung học phổ thông 100%. Đến
2010, huyện duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi,
phổ cập trung học cơ sở ở 17/17 xã, thị trấn, hoàn thành việc tách, lập các trường
mầm non. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở bậc mầm non quốc lập đạt 96%, dân lập
87,6%, tiểu học 98,8%, trung học cơ sở 99,2%, trung học phổ thông 100%. Huyện
25

×