Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý và hình thái liên quan đến tính chịu hạn của một số loài cỏ họ đậu (Fabaceae) làm thức ăn gia súc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.35 MB, 81 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Lời cảm ơn
Để thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp ngoài sự
cố gắng của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo động viên của các
thầy cô giáo trong khoa Nông học, gia đình, bạn bè. Đặc biệt là sự hướng dẫn
giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS - Phạm Văn Cường và các thầy cô bộ
môn Cây lương thực.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
PGS.TS – Phạm Văn Cường cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác tại Bộ môn
Cây lương thực và Khoa Nông học.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường, gia đình và bạn bè đã động
viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và hoàn
thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 13 tháng 01 năm 2010
Sinh Viên

Đoàn Thị Khuyên
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CER: Cường độ quang hợp
Ci: Nồng độ CO
2
trong gian bào
Cs: cộng sự
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Đ/C: Đối chứng


Gm: Độ dẫn tế bào thịt lá
Gs: Độ nhạy khí khổng
KLCK: Khối lượng chất khô
KLCX: Khối lượng chất xanh
TB: tế bào
Tr: Tốc độ thoát hơi nước
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Dân số Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng tăng nhanh và
theo đó nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng theo. Chính vì vậy
mà phát triển nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực luôn là vấn đề được
quan tâm.
Trong lĩnh vực trồng trọt chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu nhất
định, từ một nước phải nhập khẩu gạo chúng ta đã thành nước xuất khẩu gạo lớn
thứ 2 trên thế giới. Nhưng trong chăn nuôi chúng ta còn phát triển chậm mà vấn
đề chính là thiếu thức ăn cho gia súc. Hiện nay chúng ta đang phải nhập khẩu cỏ
để phục vụ chăn nuôi bò sữa. Việc chăn nuôi gia súc nhai lại thì chủ yếu vẫn phụ
thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, luôn mất cân đối nguồn cung
giữa các mùa, lãng phí phụ phẩm lúc thu hoạch và thiếu thức ăn lúc giáp vụ vào
mùa đông. Mặc dù diện tích trồng cỏ thâm canh đã tăng nhưng hiện nay chúng
ta mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu thức ăn thô, xanh của các loại gia súc ăn
cỏ. Các giống cỏ nhập nội chủ yếu là các giống cỏ hòa thảo, hàm lượng đạm
thấp nên năng suất chăn nuôi bò sữa thấp, chất lượng sữa không cao.
Trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên tình trạng hạn hán trên
diện rộng ở nhiều nước trong đó có Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp sẽ là ngành
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu xảy ra hạn hán. Việt Nam lại là nước nông

nghiệp, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành và
dân số thì sống chủ yếu dựa vào việc sản xuất nông nghiệp. Với tình trạng hạn
hán diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng như hiện nay thì trong tương lai
ngành nông nghiệp của chúng ta sẽ như thế nào?.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đó chúng tôi tiến hành đề tài:“
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý và hình thái liên quan đến tính chịu hạn
của một số loài cỏ họ đậu (Fabaceae) làm thức ăn gia súc”.
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu tìm ra trong các giống cỏ họ đậu làm thí nghiệm giống có khả
năng chịu hạn và có năng suất chất lượng cao.
1.2.1 Yêu cầu
Xác định ảnh hưởng của hạn tới một số chỉ tiêu sinh lý và nông học như
cường độ quang hợp, tốc độ thoát hơi nước, độ nhạy khí khổng, chỉ số SPAD,
chiều cao cây, khối lượng chất xanh, khối lượng chất khô…của các giống cỏ thí
nghiệm.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình hạn hán trên thế giới và ở Việt Nam
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
2.1.1 Tình hình hạn hán trên thế giới
Tình hình hạn hán hiện nay đang diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới gây nhiều thiệt hại. Năm 2010 là một năm đáng nhớ trong lịch sử hạn hán
với tình trạng hạn hán xảy ra nghiêm trọng và trên diện rộng ở nhiều nước trên

thế giới.
Tại Trung Quốc tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài khiến hơn 8
triệu người dân ở tỉnh Vân Nam (phía Tây Nam Trung Quốc) phải đối mặt với
nguy cơ thiếu lương thực. Hạn hán đã ảnh hưởng tới đời sống của người dân tại
125/129 châu và huyện trong tỉnh, hơn 3,1 triệu hécta cây trồng nông nghiệp cho
năng suất thu hoạch thấp do không có nước tưới và hơn 9 triệu người dân trong
tỉnh thiếu nước uống. Ước tính đời sống của khoảng 25 triệu người dân ở Vân
Nam bị ảnh hưởng vì hạn hán. Sản lượng lương thực vụ Xuân 2010 của Vân
Nam giảm khoảng 50% và thiệt hại kinh tế trực tiếp do hạn hán gây ra ước tính
trên 20 tỷ Nhân dân tệ .
Tại Thái Lan tình trạng hạn hán đã xuất hiện ở 277 huyện thuộc 36 tỉnh
khiến diện tích nông nghiệp bị thiệt hại lên tới 118,414ha, trong đó có có
3,431ha lúa nước. Chỉ trong 1 tháng, mức nước sông Mekong ở nhiều nơi trên
đất Thái đã giảm tới 1,5m, như tại huyện Chiangkhong, Chiangrai chỉ còn 36cm.
Thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo của Thái Lan mà còn
khiến nông dân nhiều nơi vào vụ mới muộn hơn một tháng so với kế hoạch .
Tại Cuba ngày 07/06/2010, viện dự báo thời tiết quốc gia Cuba cho biết
nước này đang đối mặt với tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Lượng nước trung
bình tại các hồ chứa ở Cuba hiện chỉ đạt 41% so với công suất thiết kế. Khoảng
nửa triệu người dân Cuba đang thiếu nước sạch để sử dụng. Các chuyên gia dự
báo thời tiết cho biết thông thường tháng Năm là tháng mưa nhiều nhất tại Cuba,
nhưng tháng Năm vừa qua lượng mưa chỉ đạt 47% so với mức trung bình. Tình
trạng hạn hán tại Cuba đã bắt đầu từ tháng 11/2008, kéo dài suốt năm 2009, năm
được coi là một trong 4 năm mưa ít nhất tại Cuba trong vòng gần 110 năm gần
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
đây. Dara (Zara), đập nước lớn nhất tại Cuba, hiện chỉ còn 14% lượng nước so
với sức chứa thiết kế 1,02 tỷ m3. Hồ chứa nước tại 11 trong tổng số 14 tỉnh,

thành ở Cuba hiện có mức nước dưới 50%. Tại 14 hồ chứa phục vụ nhu cầu sử
dụng nước của người dân 9 tỉnh hiện chỉ còn 1/4 lượng nước so với sức chứa
thiết kế. Chính phủ Cuba trong những tháng gần đây đã kêu gọi người dân tiết
kiệm sử dụng nước .
Tại Nga, Bộ Nông nghiệp Nga cho biết những đợt nắng nóng kéo dài và
nạn hạn hán nghiêm trọng tới mức kỷ lục ở nước Nga trong thời gian qua đã gây
thiệt hại ước tính gần 1 tỷ USD cho ngành nông nghiệp nước này. Theo thống
kê, sản lượng ngũ cốc năm nay của Nga chỉ đạt từ 60-65 triệu tấn, so với 97
triệu tấn năm ngoái và 108 triệu tấn trong vụ mùa bội thu trước đó. Dự trữ ngũ
cốc tính đến ngày 1/7 vừa qua chỉ còn khoảng 21,6-24 triệu tấn .
Vấn đề hạn hán đã và đang đe dọa cuộc sống của con người trên trái đất.
Nó đã trở thành vấn đề có tầm quan trọng trên toàn thế giới. Các nước trên thế
giới cần phải chung tay để khắc phục ảnh hưởng do hạn hán gây ra.
2.1.2 Tình hình hạn hạn ở Việt Nam
Ở Việt Nam trong 1 thập niên gần đây tình trạng hạn hán diễn ra liên tục.
Năm 2001, các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị là những
tỉnh bị hạn nghiêm trọng. Các tháng 6 và 7 hầu như không mưa. Chỉ riêng ở Phú
Yên, hạn hán đã gây thiệt hại cho 7200 ha mía, 500 ha sắn, 225 ha lúa nước và
300 ha lúa nương .
Trong 6 tháng đầu năm 2002, hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra ở vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây thiệt hại về mùa
màng, gây cháy rừng trên diện rộng, trong đó có cháy rừng lớn ở các khu rừng
tự nhiên U Minh thượng và U Minh hạ .Những tháng trước mùa mưa năm 2003,
hạn hán bao trùm hầu khắp Tay Nguyên, gây thiệt hại cho khoảng 300 ha lúa ở
Kon Tum, 3000 ha lúa ở Gia Lai và 50.000 ha đất canh tác ở Đắk Lắc; thiếu
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
nước cấp cho sinh hoạt của 100,000 hộ dân. Chỉ tính riêng cho Đắk Lắc, tổng

thiệt hại ước tính khoảng 250 tỷ đồng .
Hạn hán thiếu nước năm 2004-2005 xảy ra trên diện rộng nhưng không
nghiêm trọng như năm 1997-1998. Ở Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội
vào đầu tháng 3 xuống mức 1,72 m thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Ở
Miền Trung và Tây Nguyên, nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các sông suối ở
mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn toàn;
nhiều hồ, đập dâng hết khả năng cấp nước.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối tháng 4 năm 2005, tổng thiệt hại do
hạn hán gây ra ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã lên tới trên 1.700 tỷ
đồng. Chính phủ phải cấp 100 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu
quả hạn hán thiếu nước và 1500 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân [25]
Vùng ĐBSCL, thiệt hại do hạn hán, xâm mặn tới 720 tỷ đồng. Trên sông
Tiền, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Hậu, mặn xâm nhập sâu từ 60–80
km. Riêng sông Vàm Cỏ, mặn xâm nhập sâu tới mức kỷ lục: 120- 140km .
Mùa khô năm 2010 rất nhiều khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam
đang phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng thất thường. Mực nước sông Mê
Kông giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua làm đình trệ các hoạt động
giao thông trên tuyến đường thủy quan trọng của các nước ven sông, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh kế của 65 triệu người ở 6 quốc gia thuộc lưu vực, trong
đó có ĐBSCL nước ta. Trên các hệ thống sông, suối toàn quốc, dòng chảy đều
thiếu hụt nhiều so với TBNN, có nơi tới 60-90%; mực nước nhiều nơi đạt mức
thấp nhất lịch sử như sông Hồng, Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông La, sông
Trà Khúc, sông Ba,… Nguồn nước sông suy giảm, mực nước xuống mức thấp
lịch sử nên đã gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, mặn sâu xâm nhập
sâu vào vùng cửa sông. Dòng chảy thiếu hụt kết hợp khô nóng, không mưa kéo
dài nên tình trạng hạn hán thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, nhiều
nơi còn nghiêm trọng hơn năm 1998 .
2.2 Ảnh hưởng của hạn đối với cây trồng
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Khi bị hạn cây thiếu nước. Lúc đó lượng nước hút vào không bù đắp
lượng nước bay hơi qua các bộ phận khác của cây. Chính vì vậy khi bị hạn các
quá trình trong cây sẽ bị đảo lộn.
2.2.1 Quá trình sinh trưởng và phát triển bị kìm hãm
Sinh trưởng và phát triển của thực vật cũng như các mô, các cơ quan gắn
liền với sinh trưởng và phát triển của mỗi tế bào. Sự sinh trưởng của tế bào thực
vật trải qua hai quá trình: phân chia tế bào và giãn dài tế bào. Đặc trưng của sinh
trưởng giãn dài tế bào là thể tích tăng nhanh. Sau cùng một thời gian thể tích của
tế bào ở pha phân chia tăng 1,5-2 lần trong khi đó ở pha giãn dài thể tích của tế
bào tăng 50-60 lần. Sự gia tăng không thuận nghịch như vậy chủ yếu là do sự
xâm nhập của nước. Quá trình sinh trưởng của thực vật đặc biệt nhạy cảm với
thiếu nước. Sự thiếu hụt nước xảy ra một chút ít đã ảnh hưởng đến áp suất
trương nước của tế bào. Hậu quả trực tiếp của sự giảm áp suất trương nước của
tế bào là sự đóng của khí khổng và sự tăng áp suất thẩm thấu của tế bào. Điều đó
ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước và quang hợp của cây.
Thiếu nước còn ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa đặc biệt là quá
trình thụ tinh. Khi gặp hạn, hạt phấn không nảy mầm được, ống phấn không sinh
trưởng giãn dài được, sự thụ tinh không xảy ra và hạt phấn sẽ bị lép, dẫn đến
giảm năng suất…
2.2.2 Hạn ảnh hưởng đến quang hợp
Bộ máy quang hợp và cụ thể là hệ sắc tố của thực vật rất nhạy cảm đối với
sự thay đổi của môi trường sống. Khi thiếu nước, nhiệt độ không khí, đất tăng
làm cho lục lạp có thể bị phân giải, hoạt tính thủy phân của enzym
chlorophylase tăng lên, sự tổng hợp diệp lục bị ức chế. Sự tổng hợp tiền lạp thể
cũng bị ức chế do sự bất hoạt của mọi enzym có trong quá trình tổng hợp
protorphyrin làm giảm hàm lượng diệp lục tổng số. Ngoài ra hạn làm giảm sự
bền chặt trong liên kết diệp lục với phức hệ protein – lipoit. Thiếu nước ảnh
hưởng đến trạng thái mở của khí khổng làm cho khí khổng đóng không cho CO

2
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
xâm nhập vào lá, do đó tế bào lá bị thiếu nguồn CO
2
cần thiết cho quá trình đồng
hóa của quang hợp. Hạn nhiều dẫn đến sự phá hủy các cấu trúc ổn định của
thylacoit, làm rối loạn sự trao đổi chất ở tế bào thịt lá .
Thiếu nước lá bị héo và khô chết làm giảm diện tích quang hợp, sự vận
chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá và về cơ quan dự trữ bị tắc nghẽn
2.2.3 Hạn ảnh hưởng đến hô hấp
Đối với quá trình hô hấp, nước là dung môi, là môi trường cho các phản
ứng hóa sinh xảy ra, đồng thời tham gia trực tiếp vào sự oxy hóa nguyên liệu hô
hấp. Vì vậy, hàm lượng nước trong tế bào quyết định cường độ hô hấp. Thiếu
nước ban đầu làm tăng hô hấp vô hiệu, về sau làm giảm hô hấp nhanh, hiệu quả
sử dụng năng lượng của hô hấp rất thấp vì hô hấp sản sinh nhiệt là chính. Khi
thiếu nước trầm trọng thì cường độ hô hấp giảm do cấu trúc màng ti thể thay
đổi, phá vỡ tính liên hợp của các phản ứng oxy hóa khử và photphorin hóa. Vì
vậy làm giảm sự hình thành ATP, cuối cùng làm giảm khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây .
2.2.4 Hạn ảnh hưởng đến sự hút khoáng của hệ rễ
Các chất dinh dưỡng khoáng đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và
hoạt động của thực vật. Các nguyên tố khoáng tham gia vào thành phần của các
chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan.
Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất,
các hoạt động sinh lý trong cây, làm tăng tính chống chịu của cây trồng với điều
kiện bất thuận
Hệ rễ là bộ phận quan trọng của cây, cây sinh trưởng và phát triển bình

thường được là do khả năng hút khoáng của bộ rễ. Rễ hút khoáng theo nhiều cơ
chế khác nhau nhưng đều ở dạn ion được hút bám trên các hạt keo đất hay hòa
tan trong dung dịch đất .
Nước là dung môi hòa tan các hợp chất khoáng trong đất. Khi thiếu nước
trong đất, các hợp chất khoáng không phân ly thành các ion, hoặc ở dạng ion thì
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
liên kết chặt với keo đất nên cây không hấp thụ được. Còn khi thiếu nước trong
tế bào, nồng độ khoáng trong hệ dịch keo của tế bào chất cao. Cả hai hiện tượng
này đều dẫn đến khó trao đổi chất khoáng .
Khi thiếu nước, tế bào chất cũng chuyển sang trạng thái gel thậm chí trở
thành dạng coaxecva, gây cản trở cho hoạt động sống của tế bào rễ trong đó có
chức năng hút các dung dịch khoáng .
Quá trình hút khoáng của rễ bị ảnh hưởng của khô hạn sẽ làm cho cây
thiếu những nguyên tố khoáng quan trọng, do đó ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào,
mô, nhiều cơ quan, hệ cơ quan, ảnh hưởng đến cấu trúc của các enzym và hoạt
động của chúng Kết quả là ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
2.2.5 Hạn ảnh hưởng đến vận chuyển và phân bố các chất hữu cơ trong cây
Các chất hữu cơ và vô cơ tan trong nước tạo nên dung dịch chảy trong hệ
thống mạch dẫn. Chính vì vậy nước ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ và chiều
hướng vận chuyển trong hệ mạch dẫn.
Các thí nghiệm đều khẳng định tốc độ của dòng vận chuyển trong hệ
thống mạch giảm 1/3 đến 1/2 lần khi thiếu nước. Sự ức chế này có thể cho hậu
quả gián tiếp làm cho quang hợp bị giảm và sinh trưởng bị chậm lại trong trường
hợp bị thiếu nước. Sự thiếu nước do ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận chuyển và
phân bố vật chất trong cây. Thiếu nước nhiều có thể gây nên hiện tượng “chảy
ngược dòng” các chất đồng hóa từ cơ quan dự trữ (bông, hạt, quả, củ) về cơ
quan dinh dưỡng (thân, lá rễ) và giảm nghiêm trọng năng suất cây trồng.

Như vậy, hạn gây tác hại rất lớn đối với đời sống của thực vật, hạn có thể
làm giảm tới 65-87% năng suất cây trồng tùy theo loại cây, mức độ hại của nó
phụ thuộc vào thời gian kéo dài và cường độ hạn.
2.3 Đặc điểm của cây thích nghi và chống chịu khô hạn
2.3.1 Tránh hạn
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Những thực vật này thường sống ở những sa mạc khô hạn, có thời gian
mưa rất ngắn trong năm. Đây là những thực vật có thời gian sinh trưởng rất ngắn
gọi là các cây đoản sinh. Hạt của chúng nảy mầm ngay khi bắt đầu có mưa, đất
còn ẩm. Sau đó chúng sinh trưởng và phát triển rất nhanh chóng, hình thành hạt
rồi chết trước khi mùa khô đến. Hạt của chúng có khả năng chịu hạn rất tốt vì có
thời gian ngủ nghỉ rất dài suốt mùa khô đợi đến mùa mưa năm sau lại nảy mầm.
Nói chung những thực vật này không có những đặc trưng chống hạn thực sự mà
nó chỉ có chu kỳ sống quá ngắn ngủi nên tránh được hạn và có đặc tính phát
triển dẻo dai. Nghiên cứu sâu về thực vật đoản sinh người ta nhận thấy chúng có
2 nhóm: một nhóm nhờ nước mưa vào mùa đông thường có dạng lá hình hoa thị
để tăng khả năng nhận ánh sáng yếu hơn trong mùa đông và có con đường
quang hợp C
3
, còn nhóm khác nhờ nước mưa mùa hè và chúng có con đường
quang hợp C
4
để tăng khả năng quang hợp và tích lũy.
2.3.2 Giảm khả năng mất nước
Giảm khả năng mất nước đối với cây trồng cũng là đặc trưng thích ứng
với khô hạn. Có nhiều cách mà các thực vật chịu hạn có được là:
Đặc tính quan trọng nhất là đóng khí khổng để giảm sự thoát hơi nước khi

gặp hạn. Khí khổng của các thực vật chịu hạn này thường rất nhạy cảm với thiếu
nước. Các thực vật này thường sống ở sa mạc và thường là các thực vật CAM
nên có xu hướng mở khí khổng vào ban đêm để nhận CO
2
. Các cây xương rồng
ở sa mạc có thể đóng khí khổng liên tục trong thời gian rất dài nếu sức hút nước
của đất quá lớn. Ví dụ như sau 7 tháng không có mưa thì sức hút nước của cây
chỉ tăng 1-6 atm, trong khi đó sức hút nước của đất tăng 90 atm. Các nghiên cứu
của Viện Lúa Quốc tế IRRI cho thấy, mức độ đóng khí khổng của lúa cạn cao
hơn nhiều so với lúa nước.
Các thực vật chống chịu hạn thường có tầng cutin dày hơn để giảm lượng
nước bay hơi qua cutin.
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Giảm sự hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời bằng cách vận động lá theo
hướng song song với tia sáng tới để nhận năng lượng ít nhất, nhất là vào ban
trưa hoặc có thể cuộn lá lại hay cụp lá xuống.
Giảm diện tích lá để giảm bề mặt bay hơi nước. Lá của nhiều thực vật có
thể biến thành gai như xương rồng. Lá của chúng thường sinh trưởng rất chậm
khi thiếu nước. Lá thường rất nhạy cảm với thiếu nước nên một số lá bị rụng đi
hay khô chết để giảm bề mặt bay hơi nước…
2.3.3 Duy trì khả năng hấp thu nước
Có hệ rễ phát triển mạnh và phân bố sâu xuống mạch nước ngầm để lấy
nước. Số lượng và mật độ rễ cũng rất cao và tỷ lệ rễ/thân lá cao hơn nhiều nhất
là khi chúng gặp hạn.
Về giải phẫu thì chúng có số lượng và đường kính mạch dẫn tăng lên để
tăng khả năng vận chuyển nước lên thân lá.
Tăng áp suất thẩm thấu và sức hút nước của mô bằng khả năng điều chỉnh

thẩm thấu của các thực vật này. Các chất điều chỉnh thẩm thấu có thể là muối
kali, axit hữu cơ, đường…tùy theo loại cây trồng. Khả năng điều chỉnh thẩm
thấu (tự làm tăng áp suất thẩm thấu) là đặc tính quan trọng nhất của thực vật
chống chịu hạn.
Chính nhờ các đặc điểm mang tính bản chất của các cây thích nghi và
chống chịu hạn mà giúp cây lấy được nước có hiệu quả nhất trong điều kiện
cung cấp nước rất khó khăn.
2.3.4 Duy trì tính nguyên vẹn về cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào
Đặc điểm chung nhất của thực vật chống chịu hạn là trong điều kiện thiếu
nước, chất nguyên sinh của tế bào vẫn được giữ nguyên vẹn mà không bị tổn
thương về cấu trúc và chức năng. Hệ thống màng không bị tổn thương nên không
rò rỉ các chất ra ngoài, các bào quan vẫn duy trì cấu trúc và chức năng của chúng.
Độ nhớt và tính đàn hồi duy trì ở mức cao. Các protein và enzyme bền
vững, không bị biến tính và không bị phân hủy lúc thiếu nước….
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
2.3.5 Các hoạt động sinh lý và trao đổi chất vẫn được duy trì mà không bị đảo
lộn khi gặp hạn
Gần đây, nhờ sự phát triển của sinh học phân tử người ta đã đi sâu vào
nghiên cứu bản chất của tính chống chịu hạn của thực vật ở mức phân tử. Các
nghiên cứu này phát hiện sự giống nhau về cơ chế chống chịu hạn ở mức phân
tử rất rõ ràng so với sinh lý học và hình thái học. Các chỉ thị phân tử đã sử dụng
để nghiên cứu bản chất tính chống chịu khô hạn đều tập trung vào 3 đặc tính
quan trọng nhất giúp cây có khả năng chống chịu khô hạn là: (1) khả năng ăn
sâu của rễ xuống tầng đất phía dưới; (2) khả năng điều tiết áp suất thẩm thấu
giúp cây bảo vệ mô không bị tổn hại khi mất nước; (3) khả năng kiểm soát sự
mất nước qua khí khổng của lá. Trong đó hiện tượng điều tiết áp suất thẩm thấu
là một đặc tính quan trọng giúp mô tích lũy các chất hòa tan một cách chủ động

trong tế bào.
2.4 Tình hình chăn nuôi và nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở
Việt Nam
2.4.1 Tình hình chăn nuôi và nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm 2009
số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn trâu 182,2
triệu con và trâu phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò 1.164,8 triệu
con, dê 591,7 triệu con, cừu 847,7 triệu con, lợn 887,5 triệu con, gà 14.191,1 triệu
con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc độ tăng về số lượng vật nuôi hàng
năm của thế giới trong thời gian vừa qua thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Tại Châu Á theo số liệu thống kê của FAO năm 2009, tổng đàn trâu của
Châu Á là 176,7 triệu con chiếm 97% trâu của thế giới, tổng đàn bò 407,4 triệu
con, dê 415,2 triệu con, cừu 345,1 triệu con, ngựa 123 triệu con, lợn 534,3 triệu
con, gà 9101,3 triệu con và vịt 953 triệu con.
Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chung
báo sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ về
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
số lượng vật nuôi mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Chính vì vậy mà
vấn đề thức ăn chăn nuôi nói chung, cỏ thức ăn gia súc nói riêng rất được quan
tâm nghiên cứu trên thế giới.
Tại Thái Lan, nước đi đầu trong công nghệ sản xuất hạt giống cỏ ở khu
vực Đông Nam Á, từ năm 1997, mỗi năm sản xuất 200 tấn hạt cỏ hoà thảo và
250 tấn hạt cỏ họ đậu. Các tiến bộ kỹ thuật trong nghiên cứu sản xuất và xử lý
hạt giống cỏ bao gồm: Xác định các giống cỏ có thể ra hoa quả trong các điều
kiện địa lý khác nhau (Chaisang Phaikaew and Werner Stur), ảnh hưởng của các
yếu tố tự nhiên (ánh sáng, nhiệt độ, lượngmưa, đất đai…) đến khả năng ra hoa

kết quả của từng loại cỏ, ảnh hưởng của chế độ phân bón, khoảng cách trồng,
quy trình thu hoạch đến năng suất và chất lượng hạt (Phaikaew and et al). Một
số giống cỏ đã được khuyến cáo phát triển theo các phương thức khác nhau như:
Nên chọn các giống B. decumbens; B. humidicola; Centrosenma
pubescens; Pueraria phas eoloides; Calopogonium mucunoides để trồng dưới
các tán cây cao.
Đối với các vùng đất thấp chuyên sản xuất lúa nước các giống cỏ : B.
mutica; B. ruzizensis; P. purpurum và P. maximum TD58 là những giống rất có
triển vọng. Trên đất trung tính, giống: L. leucocephala được trồng thu cắt làm
thức ăn bổ sung cho gia súc nuôi dưỡng khẩu phần rơm khô nghèo dinh dưỡng.
Trên vùng bán sơn địa, một số giống cỏ có khả năng thích ứng cao trong
điều kiện đất nghèo dinh dưỡng như Urochloa móambionsis, B. decumbens,
Stylosanthes hamilis, Stylosanthes hamata và M. atropurpureum đã được trồng
làm cây thức ăn cho gia súc và đưa năng suất động vật sống cao hơn nhiều khi
chăn thả đồng cỏ tự nhiên (213kg so với 53 kg tăng trọng/ha).
Trong vùng khí hậu mát mẻ, các giống: D.intotum; D. uncinatum;
Lotononis bainesii; M. axillare; P. maximum và signal được trồng cho chăn
nuôi bò sữa và phát triển rất tốt. Các giống cỏ này cho năng suất khá cao đặc
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
biệt là cỏ ghi nê cho năng suất chất khô 42 tấn/ha/năm. Tập đoàn cây cỏ hoà
thảo và cỏ họ đậu đóng vai trò rất lớn cho đàn bò sữa tại các nông hộ ở Thái Lan
trong suốt giai đoạn mùa khô/mưa (Shelton and Chaisang P, 2003).
Tại Pakistan, lượng thức ăn thô xanh ước tính sản xuất ra hàng năm
khoảng 59 triệu tấn cỏ xanh và 49 triệu tấn thức ăn thô (cỏ khô và các phụ
phẩm) đạt 18,2 triệu tấn cung cấp cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong cả nước.
Giống cỏ Lucena (Medicago sativa); Berseem lover; ngô ngọt; Sorghum đã sản
xuất theo hướng hàng hoá. Đặc biệt 2 giống cỏ Oats (Avena sativa) và

Egyptianclover (Trifoloum aeguptium) được trồng làm thức ăn bổ sung cho khẩu
phần cơ sở là rơm lúa, yến mạch, thân lá ngô, ngọn lá mía cho gia súc trong suốt
mùa khô/đông (Dost muhâmd, 2001, 2002).
Tại Malaysia, hệ thống đồng cỏ cây họ đậu và cây hoà thảo đã tăng năng
suất động vật sống từ 2 - 3 lên 4 - 4,5 bò thịt /ha/năm (Wong Choi Chee and
Chen Chin Peng, 2000).
Tập đoàn cây họ đậu thích hợp với đất chua bao gồm: Digitaria sp; B.
hunidicola; B. dictyneura, Tripsacum andersonii. Vùng đất có nước ngầm cao các
giống P. purpurreum phát triển rất tốt về sinh khối và hạt giống(Wong and et al).
Tại Philipine, các giống cỏ hoà thảo P. purpurum và P. maximum TD58
và các giống cỏ họ đậu như L. leucocephala, C. pubeens, Stylo đã được thiết lập
thành công trong hệ thống nông hộ .
Giống cỏ Brchiaria muntica, brachiria decumben phát triển rất tốt dưới tán
dừa và góp phần tăng năng suất vật nuôi đã làm thu nhập các hộ tăng từ 7-28%.
Cũng tại Philipin các giống cỏ họ đậu như Leucaena leucocephala,
Caliandra, Glỉicili, Flemingia, Desmodium đã được thiết lập xen kẽ và có trật tự
với phương thức thâm canh thu cắt trong hệ thống canh tác trên đất dốc tạo
nguồn thức ăn xanh giàu protein phân bố cho gia súc chăn nuôi rải đều theo mùa
vụ và cải tạo đát, chống xói mòn ( Moong and et al,2000). Với 90% gia súc nhai
lại nuôi tại vườn nhà hoặc các trang trại nhỏ được trồng các giống Panicum
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
maximum, Paspalum atratum, Brachiaria brizantha, Stylo 184…chúng đều phát
triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra các giống cỏ trên còn
trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống đồi trọc, trồng dưới tán
cây ăn quả. Hàng năm sản xuất được > 1 tấn hạt cỏ.
Ở Inddoneeesia: 56% thức ăn trâu bò là cỏ tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu
cho chăn nuôi thì bên cạnh việc thâm canh, trồng các giống cỏ tốt (cỏ Voi, cây

họ đậu) còn có các chương trình về giống cây thức ăn với CIAT và CSIRO để
tìm ra những giống cây thích hợp với đất có độ pH thấp nhằm mở rộng diện tích
trồng cây thức ăn gia súc. Trong thực trạng đa dạng các điều kiện canh tác ở
nông hộ, 36 giống cây thức ăn từ úc ( CSIRO), Colombia (CIAT) và Philippin
được đưa vào trồng ở vùng East alimantan (Ibrahim 1994). Nhiều giống thể hiện
thích hợp ở khu vực, trong đó có 18 giống cây đậu và 9 giống cỏ thảo.
Tại Trung Quốc, Theo (Liu Quadao, He, 1995), cây thức ăn gia súc được
chú ý phát triển ở khu vực phía nam. Các giống cỏ Alfalfa, Astragalus
adsurgens, Sainfoin và Stylo CIAT 184 đã được chọn lọc và phát triển rất rộng
rãi đại trà trong sản xuất không những làm thức ăn xanh và chế biến bột cỏ cho
chăn nuôi mà còn có ý nghĩa phủ đất chống xói mòn.
2.4.2 Tình hình chăn nuôi gia súc và nghiên cứu về cây làm thức ăn gia súc ở
Việt Nam
Là một nước nông nghiệp, nhưng Việt Nam lại phải nhập khẩu cỏ để phục
vụ chăn nuôi bò sữa. Trong năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 2.800 tấn cỏ
thành phẩm phục vụ chăn nuôi bò sữa.
Hiện nay tổng đàn gia súc ăn cỏ của nước ta khoảng 11 triệu con. Tổng
nhu cầu thức ăn thô xanh vào khoảng 150 triệu tấn/năm. Chăn nuôi gia súc nhai
lại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp, luôn mất
cân đối nguồn cung giữa các mùa, lãng phí phụ phẩm lúc thu hoạch và thiếu
thức ăn lúc giáp vụ và mùa đông. Chất lượng cỏ còn rất thấp, giống cỏ trồng hầu
hết là cỏ hòa thảo.
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Cả nước có khoảng 35.681 ha đất cỏ chăn nuôi tự nhiên, nhưng sản lượng
rất thấp, chỉ đạt 20 tấn cỏ/ha/năm. Mặc dù diện tích cỏ trồng thâm canh đã tăng
rất mạnh với tốc độ tăng bình quân 48% năm, từ chỗ chỉ có 4,68 nghìn ha vào
năm 2001, đến nay cả nước đã có khoảng 200 nghìn ha đồng cỏ trồng thâm

canh. Tuy nhiên, sản lượng này chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu thức ăn thô
xanh của các loại gia súc ăn cỏ. Chính vì vậy vấn đề cây làm thức ăn cho gia súc
ở Việt Nam được quan tâm và nghiên cứu nhiều.
Nghiên cứu các giống cỏ trồng cao sản thích hợp cho từng vùng, Lê Hoà
Bình và cs (1993) đã tiến hành khảo sát một số giống cỏ mới nhập nội và một số
giống cỏ có khả năng đưa vào sản xuất. Qua 3 năm theo dõi tập đoàn các giống cỏ
đậu và hoà thảo nhập vào nước ta (36 giống), các tác giả đã xác định được những
giống có năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái của Việt nam để đưa vào
sản xuất gồm cỏ voi, ghinê, keo dậu Madagasca, stylo cock, stylo hamata.
Khổng Văn Đỉnh và cs (1996) nghiên cứu xác định giá trị cỏ ruzi trên
vùng đất xám Sông Bé đã đi đến kết luận cỏ ruzi tồn tại và phát triển tốt trên
vùng đất xám Sông Bé với năng suất và chất lượng khá, tỷ lệ tiêu hoá cao.
Các nghiên cứu về thích nghi các giống cỏ nhập nội tiếp tục được thực
hiện khi nhiều càng ngày có nhiều giống cỏ cao sản mới với năng suất cao, khả
năng tiêu hoá và sử dụng của gia súc cao được đưa vào Việt Nam. Trương Tấn
Khanh (1999) nghiên cứu khảo nghiệm tập đoàn giống cây thức ăn gia súc nhiệt
đới tại MaDrak và phát triển các giống thích nghi trong sản xuất nông hộ. Đề tài
đã nghiên cứu và khảo nghiệm 70 giống cây thức ăn thức ăn xanh tại MaDrak
trong đó có 10 giống thuộc họ đậu đã cho thấy có khả năng thích nghi và cho
năng suất, chất lượng tốt tại địa phương.
Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật gieo trồng và thời gian thu cắt đến
năng suất và chất lượng cỏ, Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu (1993) đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá năng suất và phẩm chất của một số giống cỏ trồng thu cắt
vào các thời kỳ khác nhau. Tác giả đã tiến hành trên 4 giống cỏ (3 hoà thảo và 1
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
bộ đậu) trồng đơn và trồng xen giữa thảo và bộ đậu đã xác định được thời điểm
thu cắt thích hợp, giá trị dinh dưỡng sản phẩm thu cắt và chế độ phân bón trong

điều kiện sinh thái của địa phương. Cùng tác giả, Đinh Huỳnh và Lê Hà Châu
(1994) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức và mức bón phân
(phân chuồng, đạm, lân) đến năng suất và phẩm chất 3 giống cỏ thảo trồng trên
đất xám miền Đông nam bộ.
Lê Hà Châu (1999) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón phân đạm và
tưới nước đến năng suất, chất lượng cỏ họ đậu stylo trong các nông hộ chăn nuôi
bò sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Liện và cs (1999) nghiên cứu về
khả năng sinh trưởng, tái sinh, sản lượng và giá trị dinh dưỡng của cây bộ đậu
Desmodium rensoni ở các công thức phân bón khác nhau tại Thái nguyên.
Về kỹ thuật thu hạt và nhân giống cỏ, Vũ Kim Thoa và Khổng Văn Đỉnh
(1999) nghiên cứu kỹ thuật thu hạt cỏ ruzi và một số giống cỏ nhập nội trên
vùng đất xám Bình dương. Dương Quốc Dũng và cs (1999) nghiên cứu khả
năng nhân giống hữu tính cỏ ruzi và phát triển chúng vào sản xuất ở một số tỉnh
miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Phan Thị Phần và cs (1999) nghiên cứu tính
năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của
cỏ ghinê TD58.
PHẦN III: NỘI DUNG, VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý của các loại cỏ họ đậu trong thí nghiệm
như chỉ tiêu cường độ quang hợp, tốc độ thoát hơi nước, chỉ số SPAD, độ phát
huỳnh quang của diệp lục, hàm lượng đạm trong thân lá…
Nghiên cứu các chỉ tiêu nông học của các loại cỏ họ đậu trong thí nghiệm
như chiều cao cây, khối lượng chất khô, khối lượng chất xanh….
3.2 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu

Gồm 5 loại cỏ họ đậu.
Tên Kí hiệu
Stylo Ubon G1
Cỏ Croataria G2
Stylo guianensis G3
Cây keo dậu G4
CIAT 184 (S.CIAT 184) G5

3.2.2 Địa điểm
Nhà lưới số 10 thuộc bộ môn Cây lương thực, khoa Nông học, trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
3.2.3 Thời gian
Từ 19/08/2010- Đến 22/10/2010
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố: Nhân tố hạn và nhân tố giống.
* Nhân tố hạn
Tiến hành ở 2 mức xử lý hạn sau:
• H
0
: Không xử lý hạn (đối chứng)
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
• H
1
: Xử lý hạn ở mức hạn là -60kpa. Mức hạn được đo bằng tensiometer.
* Nhân tố giống:
Bao gồm 5 loại cỏ họ đậu

Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCB 2 nhân tố, bố trí
4 lần nhắc lại trong nhà lưới.
3.2.2 Điều kiện thí nghiệm
* Đất thí nghiệm
Đất thí nghiệm là đất nâu đỏ trên đá bazan được lấy từ Nghệ An. Trước
khi trồng tiến hành phơi khô đất sau đó sàng qua lưới có kích thước lỗ 1cm x
1cm để loại bỏ dị vật và đất cục quá lớn. Cân đất vào trong các chậu, mỗi chậu
12kg đất khô.
Trước khi gieo hạt 2 ngày tiến hành bón lót và tưới nước đủ ẩm.
* Giống
Hạt giống được tiến hành ngâm trong 6 giờ và ủ ở nhiệt độ 30
0
C trong tủ
định ôn trong thời gian 2 ngày. Sau đó đem gieo
Sử dụng panh để gieo hạt. Mỗi chậu gieo 4 hạt cách đều nhau. Hạt được
gieo sâu khoảng 2 cm. Sau khi cây ra được 3 lá tiến hành loại bỏ các cây xấu,
chỉ giữ lại mỗi chậu 1 cây.
3.2.3 Phương pháp gây hạn nhân tạo
Sau khi gieo 40 ngày ở các chậu trong công thức hạn tiến hành xử lý hạn,
dừng không tưới cho các chậu đó. Sau 5 ngày tiến hành đo mức độ hạn bằng
Tensionmeter. Khi mức hạn đạt đến -60 KPa lấy mẫu đo các chỉ tiêu sinh lý và
nông học. Sau khi đo xong tưới nước phục hồi.
40 ngày 5 ngày 5 ngày 10 ngày
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Gieo Hạn Phục hồi Thu hoạch
Tiến hành lấy mẫu 3 lần tại các thời điểm 40 ngày sau gieo (lấy mẫu giai
đoạn trước hạn), khi xử lý hạn 5 ngày (lấy mẫu giai đoạn hạn), phục hồi 5 ngày

(lấy mẫu giai đoạn phục hồi).
3.2.4 Các chỉ tiêu đo đếm
* Các chỉ tiêu sinh lý
• Cường độ quang hợp (CER) (µmol CO
2
/m
2
lá/s).
• Tốc độ thoát hơi nước (Tr) (mmol H
2
O/m
2
lá/s).
• Độ nhạy khí khổng (Gs) (mol H
2
O/m
2
/s).
• Nồng độ CO
2
trong gian bào (Ci) (
µ
mol CO
2
/mol). .
Các chỉ tiêu trên được đo bằng máy LICOR – 6400 (Hoa Kỳ) ở điều kiện
30
0
C, nồng độ CO
2

là 370ppm, độ ẩm 60%, ánh sáng tự nhiên. Đo tại 3 giai
đoạn trước hạn, hạn và phục hồi. Mỗi công thức đo 4 cây, mỗi cây đo 2 lá đã mở
hoàn toàn ở trên cùng.
• Hiệu suất sử dụng nước (WUE) được tính bằng công thức:
WUE = CER/Tr
• Gm: Đỗ dẫn của tế bào thịt lá được tính theo công thức:
Gm = CER/Ci.
• Hàm lượng Chlorophyll (SPAD): Đo bằng máy SPAD 502, Nhật Bản, đo
tại 3 vị trí xung quanh vị trí đo quang hợp.
• Hiệu suất lượng tử của hệ quang hóa II (Fv/Fm): Đo bằng máy
Fluorescence metter, Hoa Kỳ, đo tại vị trí đo quang hợp. Các lá được bọc
kín bằng giấy bạc trong 15 – 20 phút sau đó mới tiến hành đo.
• Hàm lượng đạm trong thân lá: Phân tích mẫu thân lá ở lần cắt 1. Sử dụng
phương pháp phân tích đạm của Keldal.
* Các chỉ tiêu nông học
• Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến mút lá cao nhất.
• Khối lượng chất xanh (g/cây): Cân khối lượng thân và lá tươi của cây.
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
• Khối lượng chất khô (g/cây): Sấy khô thân lá trong vòng 72h ở điều kiện
nhiệt độ 80
o
C đến khi khối lượng không đổi rồi cân khối lượng khô.
Các chỉ tiêu nông học được đo ở các lần lấy mẫu trước hạn, hạn và phục hồi.
Mỗi công thức đo 4 cây .
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được phân tích và xử lý theo phương pháp phân tích phương sai
(ANOVA) bằng chương trình CROPSTAT 7.0.2.

Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng của hạn tới các đặc tính sinh lý của các loại cỏ họ đậu
4.1.1 Cường độ quang hợp (CER)
Bảng 4.1.1: Cường độ quang hợp của các loại cỏ trong điều kiện hạn
Ghi chú : CV%: sai số thí nghiệm; LSD
0,05(G),
LSD
0,05(H),
LSD
0,05(H*G)
: Lần lượt là
giá trị sai khác nhỏ nhất ở mức xác suất 95% đối với nhân tố giống, nhân tố
hạn, của cả nhân tố hạn và giống.
Hoạt động quang hợp có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ với thực vật
mà với toàn bộ sinh vật trên toàn trái đất. Quang hợp là quá trình tổng hợp các
chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và
sắc tố diệp lục. Để đánh giá khả năng quang hợp của cây người ta dựa vào giá trị
CER. Kết quả đo CER của các loại cỏ qua các giai đoạn trước hạn, hạn, phục hồi
được trình bày ở bảng 4.1.1.
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Qua bảng cho thấy CER của tất cả các loại cỏ giảm ở giai đoạn hạn
-60Kpa và tăng cao ở giai đoạn phục hồi.
Ở thời điểm trước hạn CER của các loại cỏ G1, G2, G3, G5 không khác

nhau ở mức ý nghĩa và khác CER của G4. Ở giai đoạn này CER biến động từ
22,14 – 33,21 (µmol CO
2
/m
2
lá/s). Trong đó CER đạt thấp nhất ở G2 (22,14
µmol CO
2
/m
2
lá/s) và cao nhất ở G4 (33,21 µmol CO
2
/m
2
lá/s).
Điều kiện hạn cường độ quang hợp của các loại cỏ đều giảm, CER của các
loại cỏ thấp hơn so với công thức Đ/C ở mức ý nghĩa, giảm mạnh nhất là G2, G3.
Trong cùng công thức xử lý hạn thì CER của G1, G4, G5 sai khác có ý
nghĩa so với G2, G3. Ở giai đoạn này CER đạt trị cao nhất thể hiện ở G1 (10,81
µmol CO
2
/m
2
lá/s).
Giai đoạn phục hồi CER của các loại cỏ trong công thức xử lý hạn có tăng
lên nhưng vẫn thấp hơn so với công thức Đ/C ở mức ý nghĩa. CER ở giai đoạn
này thể hiện cao nhất ở G1 (21,43 µmol CO
2
/m
2

lá/s) và thấp nhất ở G2 (8,40
µmol CO
2
/m
2
lá/s). Và trong giai đoạn này CER của các loại cỏ khác nhau ở
mức ý nghĩa. Phục hồi tốt nhất là các giống G1, G4.
4.1.2 Độ nhạy khí khổng (Gs)
Sự đóng mở của khí khổng liên quan trực tiếp tới sự xâm nhập của CO
2
từ
ngoài môi trường vào trong lá để tham gia các phản ứng tổng hợp các chất hữu
cơ, liên quan tới quá trình thoát hơi nước. Khi có sự kích thích của ánh sáng mặt
trời tế bào khí khổng hút nước, khi tế bào khí khổng no nước sẽ tự mở ra.
Để đánh giá độ nhạy khí khổng của các loại cỏ thí nghiệm khi xử lý hạn
chúng tôi đã tiến hành đo độ nhạy khí khổng qua các giai đoạn trước hạn, hạn,
phục hồi. Kết quả đo độ nhạy khí khổng của các loại cỏ thí nghiệm qua các giai
đoạn được trình bày ở bảng 4.1.2.
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đoàn Thị Khuyên –
CT52B
Bảng 4.1.2: Độ nhạy khí khổng của các loại cỏ trong điều kiện hạn
Ghi chú : Như bảng 4.1.1
Qua bảng số liệu 2 ta thấy độ nhạy khí khổng của tất cả các loại cỏ đều
giảm ở giai đoạn hạn -60Kpa và tăng trở lại ở giai đoạn phục hồi.
Ở giai đoạn trước hạn độ nhạy khí khổng của G1, G2, G4, G5 khác nhau
ở mức ý nghĩa so với G3. Trong giai đoạn này thì độ nhạy khí khổng cao nhất
thể hiện ở G3 (1.03 mol H
2

O /m
2
/s) và thấp nhất ở G2 (0,31 mol H
2
O/m
2
/s).
Ở giai đoạn hạn độ nhạy khí khổng của các loại cỏ đều giảm có ý nghĩa so
với công thức Đ/C. Trong cùng công thức xử lý hạn thì độ nhạy khí khổng giữa
các loại cỏ không có sự sai khác. Độ nhạy khí khổng trong giai đoạn này biến
động từ 0 – 0,14 (mol H
2
O/m
2
/s), trong đó cao nhất là G5 (0,14 mol H
2
O/m
2
/s)
và thấp nhất là G2 (0,00 mol H
2
O/m
2
/s).
Ở giai đoạn phục hồi độ nhạy khí khổng của các loại cỏ đều tăng lên so
với giai đoạn hạn và không có sự sai khác so với công thức Đ/C ở mức ý nghĩa.
Khoa Nông học Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội
25

×