Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA TOÁN + TIẾNG VIỆT LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.05 KB, 4 trang )

Họ tên :………………………………………
Lớp :…………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Năm học : 2012-2013
Điểm
A. ĐỌC THẦM ( 4 Điểm)
Đọc thầm bài Chuyện của loài kiến đánh chữ X vào trước câu trả lời đúng cho các câu dưới
đây:
1/ Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? (0,5đ)
Sống theo đàn.
Sống theo nhóm.
Sống lẻ một mình.
2/ Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? (0,5đ)
Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
3/ Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? (0,5đ)
Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.
Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết.
4/ Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh. (0,5đ)
Đàn kiến đông đúc.
Người đông như kiến.
Người đi rất đông.
5/ Câu nào điền đúng dấu phẩy: (1đ)
Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến
bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến


còn sống sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất
mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở
hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Sau ba tháng hè, tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường, gặp thầy, gặp bạn.
6/ Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau đây: (1đ)
- Cả đàn cùng chung sức đào hang.
……………………………………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Năm học : 2012-2013
A. ĐỌC THẦM ( 4 Điểm)
Đọc thầm bài Chuyện của loài kiến đánh chữ X vào trước câu trả lời đúng cho các câu dưới
đây:
1/ Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? (0,5đ)
Sống theo đàn.
Sống theo nhóm.
Sống lẻ một mình.
2/ Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? (0,5đ)
Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
3/ Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? (0,5đ)
Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.
Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.

Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết.
4/ Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh. (0,5đ)
Đàn kiến đông đúc.
Người đông như kiến.
Người đi rất đông.
5/ Câu nào điền đúng dấu phẩy: (1đ)
Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
Sau ba tháng hè, tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường, gặp thầy, gặp bạn.
6/ Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau đây: (1đ)
- Cả đàn cùng chung sức đào hang.
- Cả đàn cùng chung sức làm gì?
B/KIỂM TRA VIẾT:
1/ Viết chính tả (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5đ
(Mắc lỗi chính tả : sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định: trừ 0,25đ/lỗi
2/ Tập làm văn (5 điểm)
Viết được đoạn văn ngắn khoảng 4, 5 câu nói về một loài cây mà em thích. Viết câu đúng ngữ
pháp, dùng từ đúng, không sai lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. (5 đ)
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, sai sót về ý, từ, câu, kỹ năng diễn đạt, chữ viết. GV có
thể ghi điểm từ 4,5 đến 0,5đ, mỗi khung chênh lệch 0,5đ
B/KIỂM TRA VIẾT:
1/ Viết chính tả (5 điểm) Bài: “Cuộc chạy đua trong rừng”
(Từ : Ngày mai . . . vô địch)
2/ Tập làm văn (5 điểm)
Đề : Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần
bảo vệ môi trường.
- Em đã làm việc gì?
- Kết quả ra sao?
- Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.


×