Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

hạt nano từ tính fe3o4- tính chất và ứng dụng để đánh dấu tế bào và xử lí nước bị nhiễm bẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.78 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Lưu Mạnh Kiên
HẠT NANO TỪ TÍNH Fe
3
O
4
: TÍNH CHẤT VÀ ỨNG
DỤNG ĐỂ ĐÁNH DẤU TẾ BÀO VÀ XỬ LÍ NƯỚC BỊ
NHIỄM BẨN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Vật lý kỹ thuật
HÀ NỘI – 2008
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Lưu Mạnh Kiên
HẠT NANO TỪ TÍNH Fe
3
O
4
: TÍNH CHẤT VÀ ỨNG
DỤNG ĐỂ ĐÁNH DẤU TẾ BÀO VÀ XỬ LÍ NƯỚC BỊ
NHIỄM BẨN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Ngành: Vật lý kỹ thuật
Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hải
HÀ NỘI – 2008
4
Lời cảm ơn
Trong suốt những năm tháng học tập và nghiên cứu tại khoa Vật lý kỹ thuật và


công nghệ nano, em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện công việc học
tập và nghiên cứu của mình, đồng thời em cũng nhận được sự quan tâm của các thầy,
cô giáo. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ đó.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy tại Trung tâm Khoa học vật liệu-Đại học khoa
học tự nhiên đã cho em những điều kiện tốt nhất để thực hiện quá trình nghiên cứu
cũng như quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Chính nhờ sự quan tâm, chỉ
bảo và giúp đỡ của các thầy mà em đã có được những kinh nghiệm quý báu trong công
việc cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Hải, người đã
trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu của mình. Với sự quan tâm
hướng dẫn cụ thể của thầy em đã từng bước làm quen với quá trình nghiên cứu và đã
có những thành quả nhất định. Trong suốt quá trình được thầy hướng dẫn em cũng học
được rất nhiều từ thầy về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và những điều bổ
ích khác. Chính nhờ những điều đó em mới có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Huỳnh Đăng Chính, người đã tạo những
điều kiện tốt nhất, giúp đỡ em thực hiện những thí nghiệm của mình trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện khóa luận tốt nghiệp và những ý kiến đóng góp quý báu của
thầy với khóa luận tốt nghiệp của em.
Em xin gửi lời cảm ơn anh Nguyễn Đăng Phú, người đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình làm thực nghiệm của mình.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã luôn bên
cạnh, ủng hộ và động viên em trong những lúc gặp phải khó khăn để em có thể hoàn
thành quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Sinh viên Lưu Mạnh Kiên
Tóm tắt nội dung
Trong khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi tập trung nghiên cứu về hạt nano từ
tính Fe
3

O
4
, chúng tôi tiến hành chế tạo hạt nano từ tính Fe
3
O
4
bằng một số phương
pháp khác nhau, sau đó nghiên cứu những tính chất cơ bản nhất của hạt nano từ tính
Fe
3
O
4
như phổ nhiễu xạ tia X, chụp ảnh từ kính hiển vi điện tử truyền qua và các tính
chất từ. Đồng thời chúng tôi cũng thực hiện các ứng dụng về sinh học và môi trường
sử dụng hạt nano từ tính Fe
3
O
4
, cụ thể chúng tôi đã chức năng hóa bề mặt hạt nano từ
tính Fe
3
O
4
để tạo ra nhóm chức amino, phục vụ cho các ứng dụng về y, sinh học, tiếp
đó sử dụng các hạt nano từ tính Fe
3
O
4
đã được chức năng hóa bề mặt để đánh dấu các
tế bào bạch cầu ở trong máu. Và một ứng dụng khác nữa là chúng tôi thử nghiệm dùng

hạt nano từ tính để xử lý nước bị nhiễm bẩn.
Mục lục…………………………………………………………………… Trang
Mở đầu …………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN……………………………… ……4
1.1. Vật liệu sắt từ………………………………………………………… ………4
1.2. Tính chất siêu thuận từ………………………………………………….………4
1.3. Ôxit sắt từ…………………………………………………………… ……… 7
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM…………………….……… 10
2.1. Các phương pháp chế tạo mẫu……………………………………… ………10
2.1.1. Phương pháp đồng kết tủa…………………………………………………… 10
2.1.2. Phương pháp hóa học để chế tạo hạt nano từ tính Fe
3
O
4
……………… ….….11
2.1.3. Phương pháp vi nhũ tương…………………………………………………… 12
2.2. Các phương pháp phân tích…………………………………………………….13
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tính chất từ bằng hệ
từ kế mẫu rung (VSM)…………………………….………………… ………13
2.2.2. Phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia X…………….….………………… ….14
2.2.3.Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)…………………………………………16
2.2.4. Phương pháp xác định nống độ Asenic bằng máy đo phổ
hấp thụ nguyên tử (AAS)…………………………………………… … … 17
2.2.5. Kính hiển vi huỳnh quang…………………………………………… ………17
2.2.6. Máy đo phổ hấp thụ (UV-Vis)……………………………………… ……….19
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HẠT
NANO TỪ TÍNH Fe
3
O
4

……………………………………………………….…….20
3.1. Một số tính chất của hạt nano từ tính Fe
3
O
4
……………… ………….…….…20
3.1.1. Kết quả đo phổ nhiễu xạ tia X của mẫu Fe
3
O
4
……………………….….……20
3.1.2. Ảnh TEM của mẫu hạt nano từ tính Fe
3
O
4
22
3.1.3. Tính chất từ 23
3.2. Ứng dụng hạt nano từ tính Fe
3
O
4
trong đánh dấu
và tách chiết tế bào 24
8
3.2.1. Chức năng hóa bề mặt hạt nano từ tính Fe
3
O
4
24
3.2.2. Đánh dấu tế bào và tách chiết tế bào 28

3.2.2.1. Quá trình gắn kết hạt nano từ tính Fe
3
O
4
với kháng thể antiCD4 28
3.2.2.2. Gắn kết với tế bào bạch cầu 30
3.2.2.3. Nhận xét 33
3.3. Ứng dụng hạt nano Fe
3
O
4
trong xử lý nước bị nhiễm bẩn 33
3.3.1. Chế tạo mẫu………………………… ………………………… ………33
3.3.2. Ứng dụng trong nước bị nhiễm asenic……………………………… ……35
Kết uận…………………………………………………………………… … ….37
Mở đầu
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, cụm từ Khoa học và công nghệ nano
dường như đã trở nên khá quen thuộc. Ngày nay công nghệ nano đang là một hướng
nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của rất nhiều quốc gia, các tổ chức khoa học, các
trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và rất nhiều người quan tâm… Công nghệ
nano đã được triển khai nghiên cứu rộng khắp trên phạm vi toàn cầu với nhiễu lĩnh
vực khác nhau và bước đầu đã cho ra đời những sản phẩm ứng dụng công nghệ nano.
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nano thì vật liệu nano luôn là một nhánh
nghiên cứu dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, đối với vật liệu
nano chúng mang trong mình những đặc điểm và tính chất mới lạ, thứ nhất phải kể đến
là hiệu ứng chuyển tiếp cổ điển-lượng tử, các quy luật vật lý cổ điển không còn đúng
đối với các hệ kích thước nhỏ mà thay vào đó là các quy luật vật lý lượng tử mà hệ quả
quan trọng là các đại lượng vật lý bị lượng tử hóa. Thứ hai là hiệu ứng bề mặt: kích
thước càng giảm thì phần vật chất tập trung ở bề mặt chiếm một tỉ lệ càng lớn, hay nói
một cách khác là diện tích bề mặt tính cho một đơn vị khối lượng càng lớn, và cuối

cùng là hiệu ứng kích thước tới hạn, mỗi loại vật liệu thì luôn tồn tại một kích thước
mà tại đó xảy ra sự thay đổi lớn về tính chất (chuyển pha), thông thường kích thước
này là 100 nm, chính sự tác động của ba yếu tố trên đã tạo ra những thay đổi lớn về
tính chất đối với các vật liệu có kích thước nano. Cũng chính những điều này thu hút
được sự nghiên cứu rộng rãi nhằm tạo ra các vật liệu nano có tính chất ưu việt hơn so
với các loại vật liệu khác với mong muốn ứng dụng được chúng để chế tạo ra các sản
phẩm mới với tính năng vượt trội phục vụ trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau.
Khoa học và công nghệ nano có phạm vi rất rộng và được chia ra thành nhiều
hướng và lĩnh vực khác nhau. Trong số đó vật liệu nano từ tính đã được nghiên cứu
tương đối rộng rãi, đó chính là các vật liệu từ tính có kích thước nano, nó có thể tồn tại
ở nhiều dạng khác nhau như màng mỏng, các vật liệu tổ hợp, hoặc ở dạng hạt.
Chúng tôi chọn hạt nano từ tính Fe
3
O
4
làm hướng nghiên cứu chính bởi những
hạt nano từ tính có từ tính tương đối tốt, M
s
=90 emu/g, mặt khác các hạt nano từ tính
Fe
3
O
4
thì rất thân thiện với môi trường và có tính tương hợp sinh học cao, một lý do
nữa để chúng tôi lựa chọn đó là các phương pháp chế tạo hạt nano từ tính là tương đối
đơn giản, chi phí lại thấp và các hạt nano từ tính Fe
3
O
4
cũng tương đối ổn định trong

môi trường bên ngoài. Vật liệu này cũng đã được nghiên cứu khá lâu trên thế giới cũng
10
như tại Việt Nam về các tính chất vật lý và hóa học. Chính vì các lý do trên chúng tôi
đã chọn hạt nano từ tính Fe
3
O
4
làm hướng nghiên cứu chính và thử nghiệm trong các
ứng dụng của mình.
Trong khóa luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu các tính chất cơ bản của hạt
nano từ tính Fe
3
O
4
, cũng như nghiên cứu thử nghiệm một số phương pháp khác nhau
như phương pháp đồng kết tủa, phương pháp vi nhũ tương và một số phương pháp hóa
học khác trong việc chế tạo hạt nano từ tính Fe
3
O
4
, đồng thời nghiên cứu và đo đạc
một số tính chất cơ bản của hạt nano từ tính Fe
3
O
4
như đo phổ nhiễu xạ tia X (XRD),
chụp ảnh mẫu bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và đo đường cong từ hóa
của mẫu bằng hệ đo từ kế mẫu rung.
Hạt nano từ tính đã được chế tạo thành công bằng nhiều phương pháp khác nhau,
và chúng đã được đem phục vụ các ứng dụng trong nhiều mục đích. Một hướng ứng

dụng được quan tâm nhiều nhất đó là ứng dụng hạt nano từ tính Fe
3
O
4
trong các ứng
dụng về y sinh học. Các vật liệu ứng dụng trong sinh học thường yêu cầu vật liệu nano
ở dạng hạt và phải có tính siêu thuận từ. Giới hạn siêu thuận từ phụ thuộc vào từ độ
bão hòa và dị hướng từ tinh thể, trong đa số trường hợp thì giới hạn này từ 5-30nm.
Vật liệu siêu thuận từ có giá trị từ độ tương đối cao và bị từ hóa mạnh dưới tác dụng
của từ trường ngoài và bị khử từ hoàn toàn khi không có từ trường ngoài tác dụng
(không có từ dư). Hai yếu tố trên là hai yếu tố cần thiết đối với các ứng dụng trong y
sinh học để có thể tránh sự kết tụ của các hạt từ. Ngoài ra thì độc tính, độ tương hợp
sinh học, tính đồng nhất của kích thước hạt, ổn định trong môi trường khác nhau cũng
là những vấn đề cần quan tâm. Các ứng dụng của hạt nano từ tính trong sinh học bao
gồm phân tách và chọn lọc tế bào, dẫn thuốc đến đích nhờ từ trường, nung nóng cục
bộ nhờ từ trường ngoài xoay chiều, tác nhân tăng độ tương phản cho ảnh cộng hưởng
từ hạt nhân.
Trong khuôn khổ của khóa luận này chúng tôi cũng tiến hành ứng dụng hạt nano
từ tính Fe
3
O
4
trong việc đánh dấu và tách chiết tế bào. Các tế bào được đánh dấu và
tách chiết là các tế bào bạch cầu CD4
+
T ở trong máu, các hạt nano từ tính Fe
3
O
4
sau

khi được chế tạo sẽ được chức năng hóa bề mặt bằng APTS (3-aminopropyl
triethoxysilane) để tạo ra nhóm NH
2
(amino) trên bề mặt hạt nano, tiếp đó những hạt
nano này được bọc một lớp kháng thể phát huỳnh quang antiCD4
+
T, chúng sẽ liên kết
với các tế bào bạch cầu ở trong máu và nhờ đó ta có thể tách được các tế bào ra khỏi
môi trường của chúng bằng cách sử dụng từ tính cũng như quan sát được hình ảnh của
các tế bào này trên một kính hiển vi huỳnh quang thông thường, thậm chí có thể xác
11
định được số lượng tế bào bạch cầu. Điều này có thể được ứng dụng để đếm số lượng
tế bào bạch cầu trong máu của các bệnh nhân nhiễm HIV.
Thêm một ứng dụng nữa được chúng tôi nghiên cứu trong khóa luận này đó là
nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng hạt nano từ tính Fe
3
O
4
cho mục đích xử lý nước bị
nhiễm bẩn, ở Việt Nam hiện nay một vấn đề môi trường đang được quan tâm của toàn
xã hội đó là việc các nguồn nước được sử dụng bị nhiễm asenic với nồng độ khá cao,
gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân. Một số địa phương như ngoại thành
Hà Nội, Hà Nam… nồng độ asenic trong nước vượt mức cho phép nhiều lần. Asenic
hay còn gọi là thạch tín, tan được ở trong nước và rất độc [8], nó làm thay đổi cân
bằng hệ thống enzim của cơ thể, tác động xấu tới hệ tuần hoàn và thần kinh, người
uống nước có nhiễm asen lâu ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư, viêm răng khớp, bệnh tim
mạch, cao huyết áp và các bệnh ngoài da khác. Chính vì thực trạng này chúng tôi tiến
hành nghiên cứu ứng dụng hạt nano từ tính Fe
3
O

4
để loại bỏ asenic trong nước. Đây là
những ứng dụng lần đầu tiên ở Việt Nam. Những kết quả bước đầu cho thấy khả năng
hấp thụ asenic của hạt nano từ tính Fe
3
O
4
là khá cao trong khi lượng hạt nano từ tính
cần sử dụng là tương đối nhỏ và đặc biệt là có thể tái sử dụng.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Vật liệu sắt từ
12
Vật liệu sắt từ là các vật liệu trong đó có các mô men từ sắp xếp song song với
nhau. Vì vậy trạng thái sắt từ cũng là trạng thái từ hoá tự phát. Theo lý thuyết Weiss
thì ngay cả khi không có từ trường ngoài trong vật liệu sắt từ đã có sự từ hoá tự phát
đến bão hoà. Nguyên nhân của sự từ hoá tự phát đó là do các mô men từ tương tác với
nhau rất mạnh mẽ. Tương tác này tương đương với tác dụng của từ trường ngoài lớn
cỡ 10
7
Oe làm cho các mô men từ có xu hướng sắp xếp song song với nhau ngay cả khi
có tác dụng của khích thích nhiệt tại nhiệt độ phòng.
Để giải thích sự khử từ của vật liệu sắt từ ở từ trường bằng không, Weiss cho
rằng sự từ hoá tự phát đến bão hoà trong loại vật liệu này chỉ xảy ra trong từng domain
(mỗi domain là một vùng từ hoá vĩ mô) còn giữa các domain với nhau thì các mô men
từ lại sắp xếp một cách hỗn loạn làm cho từ độ tổng cộng của vật bằng không khi
không có từ trường ngoài.
Với các vật liệu sắt từ tồn tại trong nhiệt độ tại đó xảy ra sự chuyển pha sắt từ -
thuận từ nhiệt độ này gọi là nhiệt độ Curie sắt từ (T
c

). Dưới nhiệt độ T
c
tương tác giữa
các mô men từ thắng được kích thích nhiệt do đó vật liệu thể hiện tính sắt từ. Trên
nhiệt độ T
c
năng lượng kích thích nhiệt đủ lớn để phá vỡ trạng thái liên kết sắt từ giữa
các mô men từ làm cho phân bố các mô men từ trở lên hỗn loạn và vật liệu thể hiện
tính chất thuận từ.
Ngày nay rất nhiều loại vật liệu có tính sắt từ đã được tìm ra và ứng dụng rộng rãi
trong kỹ thuật và đời sống như: các kim loại (các kim loại chuyển tiếp và kim loại đất
hiếm), các hợp kim (hợp kim Fe-Si, Fe-Ni hay còn gọi là hợp kim permalloy, v.v.),
các ôxít. Vật liệu sắt từ với từ tính mạnh và khả năng ứng dụng lớn là đối tượng
nghiên cứu được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực từ học.
1.2. Tính chất siêu thuận từ
Đối với một vật liệu sắt từ thì khi ở kích thước lớn các hạt có xu hướng phân chia
thành các domain từ để giảm năng lượng dị hướng hình dạng và ta có các hạt đa
domain. Khi kích thước hạt giảm xuống dưới một giá trị nào đó (thông thường khoảng
100 nm) thì mỗi hạt là một domain từ nói cách khác ta có các hạt đơn domain có mô
men từ sắp xếp theo các phương dễ từ hoá dưới tác dụng của năng lượng dị hướng từ.
Tiếp tục giảm kích thước hạt qua một giới hạn tiếp theo (thông thường giới hạn này cỡ
20 nm) sẽ xảy ra tình huống trong đó năng lượng kích thích nhiệt (có xu hướng phá vỡ
sự định hướng mô men từ của các hạt) trở nên trội hơn năng lượng dị hướng từ (có tác
dụng định hướng mô men từ của các hạt). Khi đó mô men từ của các hạt sẽ định hướng
13
một cách hỗn do đó mô men từ tổng cộng bằng không. Chỉ khi có từ trường ngoài tác
dụng thì mới có sự định hướng của mô men từ của các hạt và tạo ra mô men từ tổng
cộng khác không. Tính chất này là đặc trưng cho các vật liệu thuận từ nhưng ở đây
mỗi hạt nanô có chứa hàng vạn nguyên tử nên cũng có mô men từ hàng vạn lần lớn
hơn mô men từ nguyên tử vì vậy tính chất này được gọi là tính chất siêu thuận

từ.Đường cong từ hoá siêu thuận từ cũng tuân theo hàm Langevin như trường hợp
thuận từ. Đường cong này có hai đặc điểm đó là: lực kháng từ H
c
= 0, từ độ dư M
r
= 0
nghĩa là không có hiệu ứng trễ. Điều này là hoàn toàn khác so với đường cong từ trễ
sắt từ khi hạt có kích thước lớn. Hình 1.1 diễn tả sự thay đổi đường cong từ hoá của
vật liệu sắt từ khi kích thước hạt giảm. Trong giới hạn đơn domain khi kích thước hạt
giảm thì H
c
giảm cho đến khi H
c
= 0, kích thước tại đó H
c
= 0 chính là giới hạn siêu
thuận từ. Hình 1.2 biểu diễn sự thay đổi của H
c
khi đường kính hạt giảm [14].
Hình 1.1: Đường cong từ hoá sắt từ ( ) và
siêu thuận từ ( )
H
c
d
p
d
s
d
m
Đa domainĐơn domạin

Siêu thuận từ
Hình 1.2: H
c
phụ thuộc vào
đường kính hạt
14
Do sự cạnh tranh giữa năng lượng dị hướng và năng lượng kích thích nhiệt mà các hạt
thể hiện tính chất siêu thuận từ khi kích thước thoả mãn điều kiện (1.1): [14]

K
Tk
V
B
p
25

(1.1)
với V
p
là thể tích hạt, k
B
là hằng số Boltzmann (k
B
= 1,38.10
-23
J/mol.K), T là nhiệt độ
của mẫu, K là hằng số dị hướng từ. Dựa vào điều kiện (1.1) ta có thể đánh giá giới hạn
kích thước để hạt thể hiện tính chất siêu thuận từ ở nhiệt độ phòng khi biết giá trị của
K. Ngược lại với các hạt có kích thước xác định (có V
p

xác định) tồn tại nhiệt độ
chuyển pha sắt từ - siêu thuận từ còn gọi là nhiệt độ Blocking (T
B
): [14]

B
p
B
k
KV
T
25
=
(1.2)
Trên nhiệt độ T
B
điều kiện (1.1) được thoả mãn hạt thể hiện tính chất siêu thuận từ,
dưới nhiệt độ này điều kiện đó không được thoả mãn và hạt thể hiện tính chất sắt từ.
Trong thực nghiệm có thể xác định nhiệt độ T
B
bằng cách đo đường cong từ hoá ZFC
(Zero Field Cooling) của các mẫu.
1.3. Ôxít sắt từ
Ôxít sắt từ có công thức phân tử Fe
3
O
4
là vật liệu từ tính đầu tiên mà con người biết
đến. Từ thế kỷ thứ tư người Trung Quốc đã khám phá ra rằng Fe
3

O
4
tìm thấy trong các
khoáng vật tự nhiên có khả năng định hướng dọc theo phương Bắc Nam địa lý. Đến
thế kỉ mười hai họ đã sử dụng vật liệu Fe
3
O
4
để làm la bàn, một công cụ giúp xác định
phương hướng rất có ích. Trong tự nhiên oxít sắt từ không những được tìm thấy trong
các khoáng vật (như hình 1.3) mà nó còn được tìm thấy trong cơ thể các sinh vật như:
vi khuẩn Aquaspirillum magnetotacticum, ong, mối, chim bồ câu v v [14]. Chính sự
có mặt của Fe
3
O
4
trong cơ thể các sinh vật này đã tạo nên khả năng xác định phương
hướng mang tính bẩm sinh của chúng.
15
Trong phân loại vật liệu từ, Fe
3
O
4
được xếp vào nhóm vật liệu ferít là nhóm vật liệu từ
có công thức tổng quát MO.Fe
2
O
3
và có cấu trúc spinel, trong đó M là một kim loại
hoá trị 2 như Fe, Ni, Co, Mn, Zn, Mg hoặc Cu. Trong loại vật liệu này các ion oxy có

bán kính khoảng 1,32Ǻ lớn hơn rất nhiều bán kính ion kim loại (0,6
÷
0,8 Ǻ) nên
chúng nằm rất sát nhau và sắp xếp thành một mạng có cấu trúc lập phương tâm mặt
xếp chặt [9]. Trong mạng này có các lỗ hổng thuộc hai loại: loại thứ nhất là lỗ hổng tứ
diện (nhóm A) được giới hạn bởi 4 ion oxy, loại thứ hai là lỗ hổng bát diện (nhóm B)
được giới hạn bởi 6 ion oxy. Các ion kim loại M
2+
và Fe
3+
sẽ nằm ở các lỗ hổng này và
tạo nên hai dạng cấu trúc
spinel của nhóm vật liệu ferít. Trong dạng thứ nhất, toàn bộ các ion M
2+
nằm ở các vị
trí A còn toàn bộ các ion Fe
3+
nằm ở các vị trí B. Cấu trúc này đảm bảo hoá trị của các
nguyên tử kim loại vì số ion oxy bao quanh các ion Fe
3+
và M
2+
có tỷ số 3/2 nên nó
được gọi là cấu trúc spinel thuận. Cấu trúc này được tìm thấy trong ferít ZnO.Fe
2
O
3
.
Dạng thứ hai thường gặp hơn được gọi là cấu trúc spinel đảo. Trong cấu trúc spinel
đảo một nửa số ion Fe

3+
cùng toàn bộ số ion M
2+
nằm ở các vị trí B, một nửa số ion
Fe
3+
còn lại nằm ở các vị trí A. Oxít sắt từ Fe
3
O
4


FeO.Fe
2
O
3
là một ferít có cấu trúc
spinel đảo điển hình. Cấu trúc spinel của Fe
3
O
4
được minh hoạ trên hình 1.4
Hình 1.3: Fe
3
O
4
tìm thấy trong khoáng vật
Fe
3+
Fe

2,5+
O
2-
Hình 1.4: Cấu trúc spinel của Fe
3
O
4
(Fe
2,5+
là Fe
2+
và Fe
3+
ở vị trí B)
16
Chính cấu trúc spinel đảo này đã quyết định tính chất từ của Fe
3
O
4
, đó là tính chất feri
từ. Mô men từ của các ion kim loại trong hai phân mạng A và B phân bố phản song
song điều này được giải thích nhờ sự phụ thuộc góc của tương tác siêu trao đổi : AÔB
= 125°9΄, AÔA = 79°38΄, BÔB = 90° do đó tương tác phản sắt từ giữa A và B là mạnh
nhất [9, 13]. Trong Fe
3
O
4
bởi vì ion Fe
3+
có mặt ở cả hai phân mạng với số lượng như

nhau nên mô men từ chỉ do Fe
2+
quyết định. Mỗi phân tử Fe
3
O
4
có mô men từ tổng
cộng là 4μ
B

B
là magneton Bohr nguyên tử, trong hệ đơn vị chuẩn quốc tế SI thì μ
B
=
9,274.10
-24
J/T). Hình 1.5 là cấu hình spin của phân tử Fe
3
O
4
. Giống như các vật liệu
sắt từ thì vật liệu feri từ cũng có sự chuyển pha sang trạng thái thuận từ tại một nhiệt
độ gọi là nhiệt độ Curie (T
c
), mà nhiệt độ này với Fe
3
O
4
là 850 K [14]. Riêng đối với
Fe

3
O
4
còn có thêm một sự chuyển pha khác đó là chuyển pha cấu trúc tại nhiệt độ 118
K còn gọi là nhiệt độ Verwey [14]. Dưới nhiệt độ này Fe
3
O
4
chuyển sang cấu trúc tam
tà làm tăng điện trở suất
của vật liệu này vì vậy nhiệt độ Verwey thường được dùng để phân biệt Fe
3
O
4
với các
ôxít sắt khác.
Ôxít sắt từ có phạm vi ứng dụng hết sức rộng rãi như ghi từ, in ấn, sơn phủ, v v. Các
ứng dụng này thì đều tập trung vào vật liệu Fe
3
O
4
dạng hạt. Hiện nay người ta đang
đặc biệt quan tâm nghiên cứu ứng dụng hạt Fe
3
O
4
có kích thước nanô bởi vì về mặt từ
tính thì khi ở kích thước nhỏ như vậy vật liệu này thể hiện tính chất hoàn toàn khác so
với khi ở dạng khối đó là tính chất siêu thuận từ. Phần tiếp theo sẽ trình bày kỹ hơn về
tính chất này của các hạt nanô.

Hình 1.5: Cấu hình spin của Fe
3
O
4

17
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1. Các phương pháp chế tạo mẫu
Có nhiều phương pháp đã được nghiên cứu thử nghiệm để chế tạo hạt nano từ
tính Fe
3
O
4
, sau đây là một số phương pháp chúng tôi đã thực hiện để chế tạo hạt nano
từ tính.
2.1.1 Phương pháp đồng kết tủa
Phương pháp đồng kết tủa được lựa chọn để chế tạo hạt nano từ tính Fe
3
O
4

đây là phương pháp đơn giản, dễ chế tạo, cho kết quả nhanh và chi phí thấp. Việc chế
tạo hạt nano từ tính Fe
3
O
4
bằng phương pháp đồng kết tủa dựa vào phản ứng hóa học
[10]:
2FeCl

3
+ FeCl
2
+ 8NH
3
+ H
2
O = Fe
3
O
4
+ 8NH
4
Cl (2.1)
Các hạt Fe
3
O
4
được tạo thành khi cho dung dịch hỗn hợp hai muối sắt là FeCl
2
và FeCl
3
có cùng tốc độ kết tủa với tỷ lệ mol tương ứng là: FeCl
2
: FeCl
3
= 1 : 2. Dung
dịch hai muối sắt được phản ứng với dung dịch kiềm mạnh NH
4
OH 35%, ở nhiệt độ

phòng. Máy khuấy từ được sử dụng để phản ứng xảy ra triệt để hơn. Phản ứng xảy ra
trong môi trường khí N
2
. Hạt nano được tạo thành dưới dạng kết tủa màu đen và sau
phản ứng được rửa bằng 4-5 lần bằng nước cất để đảm bảo loại bỏ hết các chất không
mong muốn như muối NH
4
Cl mới tạo thành hay các muối sắt và NH
4
OH còn dư sau
phản ứng. Nước cất trong thí nghiệm đều được sục khí N
2
trong vòng từ 15-30 phút
trước khi sử dụng. Sau khi rửa ta thu được các hạt Fe
3
O
4
ở trong nước.
Thời gian đầu các hạt Fe
3
O
4
phân tán trong nước tạo thành một thể huyền phù.
Tuy nhiên sau một thời gian thì các hạt này sẽ kết tụ và lắng đọng làm cho hệ không
18
còn ở trạng thái như trước nữa. Ngoài ra các hạt nano Fe
3
O
4
còn dễ bị ôxi hóa ở điều

kiện bình thường do Fe
2+
tác dụng với oxi.
Hạt nano từ tính có kích thước 10-15nm được chế tạo bằng phương pháp đồng
kết tủa ion Fe
3+
và Fe
2+
bằng OH
-
tại nhiệt độ phòng trong môi trường khí N
2
để có thể
tránh việc hạt nano bị ô xi hóa. Quy trình chế tạo được tiến hành như sau: Lấy 2,33 g
FeCl
3
.6 H
2
O và 0,86 g FeCl
2
.4H
2
O (tức tỉ phần mol Fe
3+
/ Fe
2+
= 2 ) hòa trong 80 ml
dung dịch nước cất 2 lần (nồng độ của Fe
2+
là 0,1M) bằng máy khuấy từ. Sau đó lọc

dung dịch thu được bằng giấy lọc định lượng để loại bỏ hết các tạp chất không mong
muốn, dung dịch sau khi lọc được đựng trong bình 250 ml. 13,4 ml NH
4
OH 25% NH
3
được pha loãng thành 50 ml và được đổ vào bình triết. Sau đó nhỏ dung dịch NH
4
OH
từ từ vào hỗn hợp 2 muối sắt với tốc độ 1 giọt/1 giây trong điều kiện có sử dụng máy
khuấy từ để khuấy hỗn hợp 2 muối sắt đồng thời với quá trình nhỏ dung dịch NH
4
OH.
Sau khi dung dịch NH
4
OH được nhỏ hết thì tiếp tục khuấy trong vòng 10-15 phút để
phản ứng xảy ra triệt để. Toàn bộ quá trình phản ứng xảy ra ở điều kiện nhiệt độ
phòng. Ngoài ra để giảm thiểu các tác nhân bên ngoài mẫu có thể được chế tạo trong
môi trường khí N
2
, toàn bộ quy trình tương tự như trên chỉ khác là phản ứng xảy ra
trong môi trường khí N
2
và mẫu sau khi phản ứng cũng được giữ trong môi trường khí
N
2
.
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn tất chúng tôi tiến hành lọc rửa mẫu từ 4-5 lần
bằng nước cất, khuấy đều hỗn hợp sau phản ứng rồi đặt một miếng nam châm ở đáy
cốc, các hạt Fe
3

O
4
bị từ tính hút sẽ lắng đọng xuống dưới, sau một thời gian thì loại bỏ
phần dung dịch ở trên để loại bỏ các tạp chất đồng thời giữ lại hạt Fe
3
O
4
. Sau đó lại lặp
lại như vậy cho đủ 4-5 lần. Kết quả cuối cùng ta thu được các hạt Fe
3
O
4
phân tán trong
nước.
2.1.2. Phương pháp hóa học để chế tạo hạt nano từ tính Fe
3
O
4
Phương pháp này dựa trên phản ứng thủy phân muối FeSO
4
để tạo ra hạt nano sắt
từ. Quy trình thực hiện tiến hành theo các bước cụ thể sau. Sau khi rửa sạch các dụng
cụ thí nghiệm thì dung dịch muối FeSO
4
được pha chế bằng cách cho 17,71 g muối
FeSO
4
hòa với 200 ml nước cất, tương tự 10,11 KNO
3
hòa vào 100 ml nước cất, và

13,81 g KOH pha với 50 ml nước cất, ba dung dịch trên được pha chế ở ba cốc thí
nghiệm khác nhau, sau khi pha xong các dung dịch trên được lọc bằng giấy lọc định
lượng trước khi được đưa vào tiến hành thí nghiệm.
19
Các dung dịch đã được chuẩn bị như trên được đổ vào một bình thủy tinh 1L theo
thứ tự ở trên và được khuấy bằng máy khuấy từ gia nhiệt. Hỗn hợp phản ứng được gia
nhiệt tới 90
o
C và được giữ trong vòng 2h, toàn bộ thí nghiệm được tiến hành trong môi
trường khí nitơ.
Sau 2h, khí nitơ được tắt và bình thủy tinh chứa hỗn hợp sau phản ứng được đưa
ra khỏi máy khuấy từ và để ở nhiệt độ phòng trong một giờ.
Tiếp theo, hỗn hợp này được rửa 2 lần bằng nước cất (2L), 1 lần với axit nitric
1M (1L), và cuối cùng là rửa với 2 lần nữa với nước cất (2L). Phần chất rắn màu đen
được tách xuống dưới bằng cách sử dụng một miếng nam châm, sau đó loại bỏ đi phần
dung dịch ở trên, tiếp tục quá trình rửa bằng nước cất nếu thấy cần thiết cho tới khi
dung dịch ở phía trên đã trở nên sạch. Cuối cùng, toàn bộ sản phẩm được giữ trong 1L
nước, thông thường phương pháp này cho ta 10 g sản phẩm.
Theo phân tích thì các hạt được tạo ra là Fe
3
O
4
nhưng với kích thước lớn hơn so
với phương pháp đồng kết tủa và các hạt nano Fe
3
O
4
sau khi được tạo thành rất dễ bị
kết đám lại với nhau chỉ sau thời gian ngắn.
2.1.3. Phương pháp vi nhũ tương

Ngoài việc sử dụng phương pháp đồng kết tủa để chế tạo hạt nano, chúng tôi có
thử nghiệm một phương pháp khác để chế tạo hạt Fe
3
O
4
, đó là phương pháp vi nhũ
tương.
Trước hết thì vi nhũ tương là hệ nhũ tương đặc biệt và trong thành phần của nó có
chứa ít nhất bốn cấu tử bao gồm:
- Hai thành phần cơ bản tạo nhũ tương là nước và dầu.
- Hai chất hoạt động bề mặt bao gồm chất hoạt động bề mặt mạnh và chất hoạt động
bề mặt yếu: như C
17
H
33
COOH và C
2
H
5
OH.
Vi nhũ tương có kích thước bé cỡ 10
-9
÷ 10
-7
m.
Vi nhũ tương thuận là vi nhũ tương mà pha dầu được phân tán trong pha nước (O/W)
Vi nhũ tương nghịch là vi nhũ tương mà pha nước được phân tán trong pha dầu (W/O)
Vi nhũ tương rất bền vững về mặt nhiệt động, khi điều chế không cần cung cấp năng
lượng, pha trộn thành vi nhũ tương. Vi nhũ tương có thể tồn tại độc lập cân bằng với
pha nước hoặc pha dầu do sức căng bề mặt rất bé. Phương pháp tổng hợp từ hệ vi nhũ

tương hay còn gọi là phương pháp Mixel đảo (inverse micelle). Các Mixel về cơ bản
20
giống như những vi phản ứng. Chính vì thế mà phương pháp vi nhũ tương cho phép
tạo ra các hạt rất nhỏ cỡ một vài nano, và kích thước các hạt tạo ra là khá đồng đều.
Mặt khác ta có thể điều chỉnh kích thước hạt bằng cách điều chỉnh hàm lượng chất
tham gia phản ứng, các loại dung môi, nồng độ chất hoạt động bề mặt trong dung dịch.
Tuy nhiên phương pháp vi nhũ tương cũng có một số nhược điểm như những hạt tạo ra
có một lượng khá lớn chất hoạt động bề mặt bám trên bề mặt của chúng, hoá chất sử
dụng đòi hỏi độ tinh khiết cao và cần một lượng lớn hơn so phương pháp đồng kết tủa
với cùng một mức độ sản xuất, điều kiện phản ứng cũng yêu cầu khắt khe và phức tạp
hơn nhiều so với phương pháp đồng kết tủa.
Quy trình chế tạo thử nghiệm hạt nano Fe
3
O
4
sử dụng phương pháp vi nhũ tương
được tiến hành như sau. Chuẩn bị hai cốc thủy tinh 250 ml được rửa sạch và tráng
bằng nước cất, cồn và acetone.
+Cốc thứ nhất: Cho 4,28 g Span 80 và 100 ml Heptane vào và khuấy bằng máy khuấy
từ trong vòng 10 phút. Tiếp đó cho 2 ml dung dịch hỗn hợp gồm 85,88 mg FeCl
2
.4
H
2
O và 235,5 mg FeCl
3
.6 H
2
O, khuấy tiếp trong vòng 10 phút.
+Cốc thứ hai: Cho 4,28 g Span 80 và 100 ml Heptane vào và khuấy bằng máy khuấy

từ trong vòng 10 phút. Tiếp theo cho 2 ml nước và 2 ml NH
4
OH vào, khuấy tiếp trong
vòng 10 phút.
Sau đó đổ toàn bộ hỗn hợp dung dịch trong cốc thứ nhất vào cốc thứ hai và tiếp
tục khuấy thêm một thời gian.
Tiếp theo tiến hành nung thủy nhiệt ở 180
o
C trong vòng từ 3-5 h toàn bộ dung
dịch hỗn hợp vừa khuấy.
Kết quả thu được sau thí nghiệm là một dung dịch có màu nâu đỏ với các hạt
lắng ở phía dưới đáy cốc, tuy nhiên từ tính của những hạt này còn rất yếu. Do hạn chế
về mặt thời gian nên chúng tôi chưa hoàn thiện quy trình thực hiện thí nghiệm, trong
thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu kĩ hơn phương pháp này với hy vọng
tạo ra được hạt nano từ tính Fe
3
O
4
với kích thước đồng nhất.
2.2. Các phương pháp phân tích
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tính chất từ bằng hệ từ kế mẫu rung (VSM)
Các tính chất từ của mẫu đã được đo bằng thiết bị từ kế mẫu rung DMS 880 của hãng
Digital Measurement Systems (Mỹ) tại trung tâm khoa học vật liệu (TT KHVL)
trường Đại học Khoa học tự nhiên
21
Cuộn dây thu
tín hiệu
Mẫu
Thiết bị
rung

Nam châm điện
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý
thiết bị VSM
Nguyên lý của hệ đo từ kế mẫu rung :
Thiết bị từ kế mẫu rung (Vibrating Sample Magnetometer - VSM) là một thiết bị dùng
để xác định tính chất từ của mẫu. Nguyên lý hoạt động của thiết bị này dựa trên cơ sở
hiện tượng cảm ứng điện từ. Bằng cách thay đổi vị trí tương đối của mẫu có mô men
từ M với cuộn dây thu, từ thông qua tiết diện ngang của cuộn dây sẽ thay đổi theo thời
gian làm xuất hiện trong nó một suất điện động cảm ứng. Các tín hiệu đo được (tỷ lệ
với M) sẽ được chuyển sang giá trị của đại lượng từ cần đo bằng một hệ số chuẩn của
hệ đo. Hình 2.1 và 2.2 ở dưới đây trình bày nguyên lý hoạt động của thiết bị VSM. Để
thực hiện được phép đo này, mẫu được rung với tần số xác định trong vùng từ trường
đồng nhất của một nam châm điện. Từ trường này sẽ từ hoá mẫu và khi mẫu rung sẽ
tạo ra hiệu điện thế cảm ứng trên cuộn dây thu tín hiệu. Tín hiệu được thu nhận,
khuyếch đại rồi được xử lý trên máy tính và cho ta biết giá trị từ độ của mẫu.
Hình 2.1: Từ kế mẫu rung DMS 880
tại TT KHVL
2.2.2. Phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia X
Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể bằng nhiễu xạ tia X (X
ray Diffraction- XRD) dựa vào hiện tượng nhiễu xạ tia X trên mạng tinh thể khi thoả
mãn điều kiện phản xạ bragg: 2dsin
θ
=k
λ
, với d là khoảng cách giữa các mặt phẳng
nguyên tử phản xạ,
θ
là góc tới tạo bởi giữa tia X và mặt phẳng nguyên tử phản xạ,
λ
là bước sóng của tia X và n là bậc phản xạ.Tập hợp các cực đại nhiễu xạ bragg dưới

22

góc 2 khác nhau được ghi nhận bằng phim hoặc detector cho ta phổ nhiễu xạ tia X .
Từ phổ nhiễu xạ tia X chúng ta có thể khai thác được nhiều thông tin về cấu trúc tinh
thể. Nếu mẫu tồn tại ở dạng bột mịn thì ta còn có thể xác định được kích thước của hạt
bằng công thức scherrer: D=
θβ
λ
cos
k
(2.2)
Các mẫu trong khoá luận đã được phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ kế tia X D5005 của
hãng Bruker (Đức) tại Trung tâm Khoa học Vật liệu (TT KHVL) sử dụng bước sóng
tia X tới từ bức xạ K
α
của Cu là : λ
Cu
= 1,54056 Ǻ. Dưới đây là hệ đo nhiễu xạ tia X tại
trung tâm Khoa học vật liệu.
Hình 2.3: Hệ đo nhiễu xạ tia X
2.2.3. Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
23
Hình 2.4: Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
Kính hiển vi điện tử truyền qua được phát triển từ năm 1930 là công cụ kỹ thuật
không thể thiếu được cho nghiên cứu vật liệu và y học. Dựa trên nguyên tắc hoạt động
cơ bản của kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử truyền qua có ưu điểm nổi bật
nhờ bước sóng của chùm điện tử ngắn hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng nhìn
thấy nên có thể quan sát tới những kích thước cỡ 0,2 nm.
Các điện tử từ catot bằng dây tungsten đốt nóng đi tới anot và được hội tụ bằng
“thấu kính từ” lên mẫu đặt trong chân không. Tác dụng của tia điện tử tới mẫu có thể

tạo ra chùm điện tử thứ cấp, điện tử phản xạ, điện tử Auger, tia X thứ cấp, phát quang
catot và tán xạ không đàn hồi với đám mây điện tử truyền qua mẫu được khuếch đại và
ghi lại dưới dạng ảnh huỳnh quang hoặc ảnh kỹ thuật số. Nhiễu xạ điện tử có thể cung
cấp những thông tin rất cơ bản về cấu trúc tinh thể và đặc trưng vật liệu. Chùm điện tử
nhiễu xạ từ vật liệu phụ thuộc vào bước sóng của chùm điện tử tới và khoảng cách mặt
mạng trong tinh thể, tuân theo định luật phản xạ Bragg như đối với nhiễu xạ tia X:
2dsinθ = nλ, khác với nhiễu xạ tia X, do bước sóng của chùm điện tử thường rất nhỏ
nên ứng với các khoảng cách mặt mạng tinh thể thì góc nhiễu xạ rất bé, cỡ dưới 0,01
0
.
Tuỳ thuộc vào bản chất cảu vật liệu mà ảnh nhiễu xạ điện tử thường là những vùng
sáng tối gọi là trường sáng - trường tối. Vùng sáng là ảnh của vật liệu vô định hình còn
vùng tối là ảnh của vật liệu có dạng tinh thể.
2.2.4. Phương pháp xác định nống độ Asenic bằng máy đo phổ háp thụ
nguyên tử (AAS)
24
Cơ sở lý thuyết của phép đo AAS là sự hấp phụ năng lượng (Bức xạ đơn sắc) của
nguyên tử tự do ở trạng thái hơi (khí) khi chiếu chum tia bức xạ qua đám hơi của
nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ. Sự phụ thuộc của cường độ một vạch phổ hấp
thụ của một nguyên tố và nồng độ C trong mẫu phân tích, lí thuyết và thực nghiệm cho
thấy rằng: trong một vùng nồng độ C nhỏ, mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ hấp
thụ và nồng độ của nguyên tố đó trong đàm hơi cũng tuân theo định luật Bugơ –
Lămbe – Bia (2.3): [2]
D=0,43.K.C.l (2.3)
K: Hệ số hấp thụ,phụ thuộc vào chiều dài sóng
C: Nồng độ nguyên tố cần xác định có trong ngọn lửa
l: Chiều dày của lớp hấp thụ
D: Mật độ quang của ngọn lửa (D=lg
o
I

I
)
Dựa vào giá trị mật độ quang , người ta xác định nồng độ nguyên tử của nguyên tố cần
xác định trong thể tích mẫu.
2.2.5. Kính hiển vi huỳnh quang
Khi các mẫu vật, sống hay không sống, hữu cơ hoặc vô cơ, hấp thụ rồi tái phát
xạ ánh sáng, quá trình được gọi là hiện tượng phát sáng quang hóa. Nếu sự phát xạ ánh
sáng vẫn kéo dài tới vài giây sau khi năng lượng (ánh sáng) kích thích thôi tác dụng,
thì hiện tượng được gọi là lân quang. Còn hiện tượng huỳnh quang mô tả sự phát xạ
ánh sáng chỉ tiếp tục diễn ra khi đang hấp thụ ánh sáng kích thích. Khoảng thời gian
giữa lúc hấp thụ ánh sáng kích thích và lúc tái phát xạ ánh sáng trong hiện tượng
huỳnh quang là cực kì ngắn, thường dưới một phần triệu giây.
Hiển vi huỳnh quang là một phương pháp tiên tiến để nghiên cứu vật chất có
thể làm cho phát huỳnh quang, hoặc dưới dạng tự nhiên (gọi là sự tự phát huỳnh
quang, hoặc huỳnh quang sơ cấp), hoặc sau khi xử lí với các hóa chất có khả năng
huỳnh quang (gọi là huỳnh quang thứ cấp). Hiển vi huỳnh quang là sáng chế vào đầu
thế kỉ 19 của August Kor, Carl Reichert, và Heinrich Lehmann, và nhiều người khác.
Tuy nhiên, tiềm năng của thiết bị này không được nhận ra trong nhiều thập kỉ, và kính
hiển vi huỳnh quang hiện nay là một công cụ quan trọng (có lẽ là không thể thiếu)
trong ngành sinh học tế bào.
25

×