Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoan 2010 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 82 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
So sánh mức ồn trên một số tuyến vành đai năm 2005 và 2020
80.8
81.3
82.5
84.5
85
86.2
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
Đê La Thành (VĐ I) Đường Bưởi (VĐ II) Phạm Văn Đồng (VĐ III)
Tuyến đường
Độ ồn (dB)
2005
2020
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
Mối tương quan giữa nồng độ khí SO2 và lưu lượng xe
0
5000
10000
15000
20000


25000
30000
35000
40000
45000
1 2 3 4 5 6 7 8
Nồng độ SO2
Lưu lượng xe
SO2
Lưu lượng xe
So sánh mức ồn trên một số tuyến nội đô năm 2005 và 2020
80
83.3
83.8
82.2
84.1
83.7
87.1
87.5
85.9
87.8
76
78
80
82
84
86
88
90
Đội Cấn Giải Phóng Kim Mã Phố Huế Tây Sơn

Tuyến đường
Độ ồn (dB)
2005
2020
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
Mối tương quan giữa nồng độ khí NOx và lưu lượng xe
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
1 2 3 4 5 6 7 8
Nồng độ NOx
Lưu lượng xe
Nox
Lưu lượng xe
M
ỤC LỤC
MỤC LỤC
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHỤ LỤC
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
- CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- GTVT:Giao thông vận tải
- TNGT: Tai nạn giao thông
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization-
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc.
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1: Mức ồn điển hình của các cụm chi tiết xe 9
Bảng 1.2: Tiếng ồn của các loại xe 9
Bảng 1.3: Một số phương pháp sử dụng trong lồng ghép môi trường vào
quy hoạch
16
Bảng 1.4: Đánh giá độ tin cậy của một số phương pháp sử dụng trong lồng
ghép môi trường vào quy hoạch
17
Bảng 2.1:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội thời kỳ 2000-2006 31
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm thời kỳ 1995-2006 31
Bảng 2.3 Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá và hành khách
của thành phố Hà Nội thời kỳ 2000-2006
32
Bảng 2.4: Nồng độ CO trung bình trong không khí tại một số nút giao 38
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
thông ở thành phố Hà Nội
Bảng 2.5: Nồng độ NO
x

trung bình trong không khí tại một số nút giao
thông ở thành phố Hà Nội
39
Bảng 2.6: Nồng độ SO
x
trung bình trong không khí tại một số nút giao
thông ở thành phố Hà Nội
39
Bảng 2.7: Nồng độ C
m
H
n
trung bình trong không khí tại một số nút giao
thông ở thành phố Hà Nội
40
Bảng 2.8: Nồng độ bụi trung bình trong không khí tại một số nút giao
thông ở thành phố Hà Nội
41
Bảng 2.9: Kết quả quan trắc tiếng ồn giao thông ở một số trục đường phố
của thành phố Hà Nội năm 2003
42
Bảng 2.10: Cường độ ồn tại một số tuyến giao thông của thành phố Hà Nội
giai đoạn 2001-2005
43
Bảng 2.11 : Tỷ phần đảm nhận của các phương thức vận tải năm 2020
49
Bảng 3.1: Phân cấp ổn định của khí quyển 57
Bảng 3.2: Các hệ số a, c, d, và f của công thức (1.2) 57
Bảng 3.3: Hệ số ô nhiễm không khí của các loại xe 58
Bảng 3.4: Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện

chuẩn
61
Bảng 3.5: Số liệu đếm phương tiện giao thông trên các tuyến đường khảo
sát tháng 5/2005
65
Bảng 3.6: Mức độ ồn trên một số tuyến nội đô Hà Nội năm 2005 và 2020 65
Bảng 3.7: Mức độ ồn trên một số tuyến vành đai Hà Nội năm 2005 và 2020
66
Bảng 3.8: Hiệu quả lọc bụi của một số loại cây
71
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÊN HÌNH TRANG
Hình 1.1: Mối liên hệ giữa quy trình lập quy hoạch và quy trình lồng
ghép
13
Hình 1.2: Các bước lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong
quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ
14
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Hà Nội 28
Hình 3.1: Biểu đồ về mối tương qua giữa nồng độ khí NO
x
và lưu
lượng xe
64
Hình 3.2: Biểu đồ về mối tương quan giữa nồng độ khí SO
2
và lưu
lượng xe
64

Hình 3.3: Biểu đồ so sánh mức ồn trên một số tuyến nội đô năm 2005
và 2020
66
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh mức ồn trên một số tuyến vành đai năm
2005 và 2020
66
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là cơ sở duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố
Hà Nội vốn được ưu đãi về nguồn cảnh quan tự nhiên đa dạng và đặc sắc bên cạnh
các di sản văn hóa phong phú trải qua hơn 1000 năm lịch sử. Sự kết hợp giữa các
yếu tố tự nhiên, văn hóa và môi trường xã hội đã hình thành nên giá trị cốt lõi của
Thành phố và cần được bảo tồn củng cố để hướng tới tương lai.
Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố có dân số lớn thứ hai cả nước (sau thành phố
Hồ Chí Minh) cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển kinh tế nhanh chóng
nên hiện nay Thành phố đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm
trọng: các khu vực có cây xanh và không gian mở đang dần vắng bóng; đất nông
nghiệp đang bị lấn dần; chất lượng không khí ngày càm giảm sút; ô nhiễm tiếng ồn
trở thành một nỗi ám ảnh; ô nhiễm nước ngầm ngày càng nghiêm trọng, đa dạng
sinh học ngày càng mất đi do quá trình định cư và nhập cư của con người, Các giá
trị văn hóa truyền thống cũng bị hủy hoại trong quá trình này.
Nguyên nhân của những vấn đề này là do các hoạt động đô thị hóa và công
nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn Thành phố, bao gồm: các hoạt động
sản xuất công – nông nghiệp, các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, các hoạt động
giao thông vận tải,… Tác động của các hoạt động này tới môi trường là rất lớn đòi
hỏi phải có các biện pháp của chính quyền Thành phố, sự phối hợp cấp vùng cũng
như là sự phối hợp giữa chính phủ và các biên liên quan.
Toàn bộ các vấn đề về môi trường không phải một vấn đề riêng mà luôn là một

phần trong các hoạt động phát triển của thành phố. Vì vậy, các vấn đề về môi trường
cần được lồng ghép vào trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị nói chung
cũng như quy hoạch phát triển giao thông vận tải nói riêng.
Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài:
“Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và
khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội giai đoạn 2010-2020”.
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1 Mục tiêu
Sử dụng các mô hình dự báo khí thải và tiếng ồn để đưa ra được xu hướng tác
động môi trường của các hoạt động quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao
thông đường bộ tại Hà Nội giai đoạn 1010-2020, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp
nhằm giảm thiểu các tác động này, hướng tới sự phát triển bền vững.
2.2 Nhiệm vụ
1) Tổng quan cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển hệ thống giao thông
đường bộ, các tác động môi trường của các hoạt động quy hoạch này và sự cần
thiết, quy trình cũng như phương pháp lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường vào
quy hoạch phát triển vận tải đường bộ.
2) Khái quát hiện trạng mạng lưới và tác động môi trường của hệ thống giao
thông đường bộ hiện nay cũng như các dự án quy hoạch phát triển vận tải đường bộ
đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3) Dự báo các tác động môi trường của các hoạt động quy hoạch phát triển
vận tải đường bộ tại Hà Nội và trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp nhằm khắc
phục các tác động tiêu cực để có thể tính toán lựa chọn phương án quy hoạch hợp
lý, thân thiện môi trường.
3. Phạm vi, nội dung nghiên cứu
1) Về không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là Thành phố Hà Nội sau khi
đã mở rộng (cả nội thành và ngoại thành).
2) Về thời gian nghiên cứu: sử dụng số liệu thống kê về hiện trạng mạng lưới

giao thông đường bộ cũng như hiện trạng tác động môi trường của hoạt động vận tải
đường bộ trên địa bàn Hà Nội từ năm 2000 đến nay và báo cáo “Quy hoạch phát
triển giao thông vận tải đường bộ của Hà Nội đến năm 2020” của Tổng công ty tư
vấn thiết kế GTVT trực thuộc Bộ GTVT.
3) Về giới hạn khoa học: dự báo tác động môi trường của các dự án quy
hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ, bao gồm rất nhiều tác động đến môi
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
trường không khí, môi trường tiếng ồn, môi trường đất, môi trường nước, môi
trường sinh vật,… Tuy nhiên, đề tài chỉ dự báo các tác động đến môi trường không
khí và môi trường tiếng ồn.
4. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp thu thập thông tin: tổng hợp tài liệu thứ cấp.
2) Phương pháp thực địa.
3) Phương pháp điều tra xã hội học.
4) Phương pháp chuyên gia.
5) Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel.
6) Phương pháp dự báo tác động môi trường của các hoạt động quy
hoạch phát triển vận tải đường bộ: mô hình dự báo khí thải và tiếng ồn.
5. Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, chuyên đề được
trình bày trong ba chương:
Chương I: Tổng quan về lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy
hoạch phát triển
Chương II: Hiện trạng và quy hoạch phát triển, khai thác hệ thống giao thông
đường bộ tại Hà Nội
Chương III: Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát
triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ tại Hà Nội
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ
Lê Thu Hoa và Thạc sĩ Nguyễn Công Thành, khoa Kinh tế - Quản lý Tài nguyên,
Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, những người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Quang Báu - Viện trưởng Viện nghiên
cứu Môi trường và Phát triển Bền vững GTVT đã góp ý và cung cấp nhiều tài liệu
quý báu để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế - Quản lý Tài
nguyên, Môi trường và Đô thị, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên KTMT – K47:
Phùng Thị Ngọc Minh
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu
nêu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không cắt ghép, sao chép từ báo cáo
hoặc luận văn của người khác. Nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với nhà trường.
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2009
Phùng Thị Ngọc Minh
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
1.1 Quy hoạch giao thông đường bộ và các tác động môi trường của quy
hoạch giao thông đường bộ
1.1.1 Quy hoạch và quy hoạch giao thông đường bộ

1.1.1.1 Quy hoạch là gì?
Nếu ta dở từ điển Oxford English Dictionary hay The American Webster ta
sẽ thấy có ba nghĩa như sau đối với danh từ “plan” và động từ “to plan”: 1) Đó là
hình chiếu (thường là lên mặt phẳng nằm ngang) của một vật thể có hình khối
(physical object – còn gọi là vật thể không gian) để có được bình đồ hay mặt bằng;
2)Đó là sự sắp xếp các phần việc để đạt được mục tiêu nào đó; dự định, dự kiến, dự
trù, kế hoạch, phương kế. Chẳng hạn như trong dự kiến (nghĩa 2) đi thăm thú thành
phố Hà Nội có phần việc tìm cho được bản đồ “mặt bằng phố xá” Hà Nội (nghĩa 1);
3) Thế nhưng còn có một nghĩa thứ ba ở dạng “dự án”, “đề án”, “phương án” làm
một ngôi nhà chẳng hạn thì hai nghĩa nói trên phối hợp làm lờ mờ định nghĩa: ở đây
vừa có nghĩa của một bản vẽ thiết kế không gian như chúng ta có ý định xây cất,
vừa có ý nghĩa của một bản định hướng cho việc thực hiện dự định xây nhà của
chúng ta.
Cho nên Peter HALL đã viết như sau: động từ “to plan”, các danh từ
“planning” và “planner” phiên xuất từ đấy trên thực tế chỉ có nhóm nghĩa chung thứ
hai: các nghĩa ấy không quy về nghệ thuật đồ hoạ mặt bằng không gian hay bản
thiết kế lên giấy vẽ. Chúng có nghĩa hoặc là “sắp xếp các bộ phận của” (to arrange
the parts of) hoặc “thực hiện hành động mong muốn của” (to realize achievement
of) hoặc lờ mờ hơn là “có ý định” (to intend). Nghĩa chung nhất của từ “planning”
bao hàm cả hai yếu tố đầu của các yếu tố ấy: “quy hoạch có liên quan tới việc hoàn
thành một cách có chủ tâm một mục tiêu nào đó và điều đó được tiến hành bằng
cách tập hợp các hành động lại thành một chuỗi có trật tự các hành động. Có từ
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
điển định nghĩa quy hoạch bằng cách quy kết nó về cái mà nó làm, từ điển khác lại
định nghĩa quy hoạch bằng cách quy kết nó về việc nó phải làm như thế nào”.
Hầu hết mọi người đều nhận thức được rằng quy hoạch có nghĩa chung như
vừa nói, tuy nhiên vẫn có một số người nghĩ rằng quy hoạch (plan) như là sự biểu
hiện hay thiết kế không gian. Quả đúng là có nhiều loại hình quy hoạch phải bao
gồm việc chuẩn bị một bản thiết kế như vậy hoặc sẽ có lợi hơn từ việc đó: quy

hoạch thường được vận dụng để sản xuất các vật thể không gian như ô tô, máy bay,
nhà cửa hoặc cả một thị trấn, và trong trường hợp đấy thì bản vẽ cho các sản phẩm
mong muốn đúng là cần thiết. Tuy thế rất nhiều loại hình quy hoạch, dù chúng cần
nhiều sơ đồ, ký hiệu, biểu đồ vẽ lên giấy, song lại không kéo theo việc sản xuất ra
một bản vẽ biểu thị cho toàn bộ thực thể cần “chế tác” ra.
Ngày nay, quy hoạch được vận dụng vào rất nhiều các hoạt động của con
người, hầu như quy hoạch cần thiết cho mọi hoạt động: chẳng hạn như người ta quy
hoạch để làm các cuộc chiến tranh, các nhà ngoại giao quy hoạch để bảo vệ hoà
bình, các chính phủ soạn thảo quy hoạch cải tổ giáo dục, cải tổ hành chính, phát
triển dân số, phát triển nhà ở và giao thông.
Tóm lại, ta có thể chấp nhận một định nghĩa về quy hoạch như sau: “Quy
hoạch là một hành động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành động dẫn dắt tới
sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến. Các kỹ thuật chính của quy hoạch
là các văn bản tường trình (written statements) được bổ sung theo nhu cầu của
những dự báo thống kê, những công thức tính toán, những đánh giá số lượng và
những biểu minh hoạ cho các mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của dự án.
Nó có thể, nhưng không nhất thiết phải bao gồm các bản vẽ không gian chính xác
của các đối tượng”.
1.1.1.2 Quy hoạch giao thông đường bộ
Theo khái niệm về quy hoạch như đã nói ở trên thì quy hoạch giao thông
đường bộ chính là quy hoạch trong lĩnh vực giao thông với mục tiêu đưa sự phát
triển của giao thông vận tải đường bộ theo một sự sắp xếp có trật tự. Các hoạt động
quy hoạch phát triển đường bộ bao gồm: quy hoạch phương thức vận tải như hạn
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
chế các hình thức vận tải bằng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy và mở rộng và
khuyến khích các hình thức vận tải công cộng như xe buýt hay tàu điện ngầm; quy
hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ như mở rộng hoặc cải tạo các
công trình đã xuống cấp và hư hỏng hay xây dựng mới các công trình giao thông
cần thiết. Các hoạt động này gây ra các tác động môi trường theo cả hai hướng tích

cực và tiêu cực, vì vậy, chúng ta cần phải có các giải pháp để có thể phát huy các tác
động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực.
1.1.2 Tác động môi trường của các hoạt động quy hoạch phát triển và
khai thác hệ thống giao thông dường bộ
Giao thông vận tải và đặc biệt là vận tải đường bộ là một trong những nguyên
nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay trên
toàn thế giới. Các hoạt động liên quan đến vận tải đường bộ bao gồm các hoạt động
khai thác và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông. Các
hoạt động này tạo ra nhiều dạng chất thải khác nhau gây ô nhiễm môi trường không
khí, tiếng ồn, môi trường đất, môi trường nước, môi trường sinh vật. Ngoài ra các
hoạt động này còn gây ra các tai nạn giao thông và các vấn đề xã hội.
 Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn giao thông có thể do một xe gây ra hoặc tiếng ồn do một luồng xe
gây ra
+ Tiếng ồn của từng xe: tiếng ồn của mỗi xe có thể tổng hợp từ các tiếng ồn
như sau:
- Tiếng ồn từ động cơ và do sự rung động các bộ phận của xe;
- Tiếng ồn của ống xả khói;
- Tiếng ồn do đóng cửa xe;
- Tiếng phanh rít.
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Bảng 1.1: Mức ồn điển hình của các cụm chi tiết xe
Đơn vị: dBA
Loại xe
Hệ thống
khí thải
Động cơ và hệ
thống truyền động
Quạt gió

Hệ thống
hút
Lốp xe khi
lăn bánh
Xe tải 82 90 78 70 70
Xe con 74 84 65 65 68
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Do đó, mức ồn của các loại xe khác nhau thì khác nhau. Một điều tra thực tế
cho thấy kết quả như sau:
Bảng 1.2: Tiếng ồn của các loại xe
Đơn vị: dBA
Loại xe Cường độ âm thanh
Xe hòm thanh lịch 77
Xe hành khách nhỏ 79
Xe hành khách mini 84
Xe thể thao 91
Xe mô tô 2 xi lanh 4 kỳ 94
Xe mô tô 1 xi lanh 2 kỳ 80
Nguồn: Cục Đăng Kiểm Việt Nam
+ Tiếng ồn của dòng xe: tiếng ồn của dòng giao thông là tiếng ồn do nhiều xe
di chuyển trên đường, phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau đây:
- Dạng dòng xe: đươc phân loại dựa vào tốc độ trung bình của các xe, có
2 dạng dòng xe là: dòng xe tự do và dòng xe ngắt quãng. Khi tốc độ xe
càng cao thì cường độ ồn càng lớn, tốc độ xe càng thấp thì cường độ ồn
càng nhỏ.
- Cường độ dòng xe: cường độ dòng xe càng lớn, cường độ ồn càng cao
và ngược lại.
- Tốc độ trung bình của dòng xe và tỷ lệ phần trăm xe tải nặng
- Độ dốc của đường
- Dạng bề mặt đường

Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Như vậy, để giảm tiếng ồn giao thông một cách tổng thể, trước tiên là giảm
tiếng ồn do từng xe gây ra, đồng thời quy hoạch đường cũng cũng có thể hỗ trợ cho
việc giảm tiếng ồn giao thông.
 Ô nhiễm môi trường không khí
Hiện nay, các phương tiện cơ giới đường bộ ở nước ta hoạt động chủ yếu bằng
nhiên liệu xăng và diezel. Ngoài các nhiên liệu chủ yếu ở trên còn có một số rất nhỏ
các phương tiện sử dụng các loại nhiên liệu khác như khí LPG, CNG, cồn, dầu thực
vật,…nhưng số lượng rất hạn chế, chủ yếu còn ở giai đoạn thử nghiệm do còn một
số vướng mắc về kinh tế, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở. Khi các phương tiện sử dụng
nhiên liệu xăng hoặc diezel hoạt động, các nhiên liệu này sẽ bị đốt cháy trong buồng
cháy của động cơ đốt trong sinh ra các sản phẩm là các loại khí độc như:
- Khí cacbon mônôxit: CO
- Các loại khí oxit Nitơ: NO
x
- Các loại khí oxit lưu huỳnh: SO
x
- Các loại khí hydrôcacbon: C
m
H
n
- Hơi chì
- Khói đen và các hạt
Ngoài các loại khí độc ở trên, quá trình hoạt động của các phương tiện giao
thông đường bộ còn gây ra ô nhiễm bụi và bụi lơ lửng (PM10, PM2.5,…) với nồng
độ rất cao.
 Ô nhiễm môi trường nước
Các chất gây ô nhiễm môi trường do các phương tiện cơ giới đường bộ thải ra
trong quá trình hoạt động sẽ theo nước mưa ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn

nước ngầm hoặc sẽ bị nước mưa rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước mặt.
 Ô nhiễm môi trường đất
Như đã nói ở trên, các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động giao thông (các chất
khí độc hại, xăng, dầu, mỡ,…) có thể bị chôn trực tiếp vào trong đất hoặc có thể
theo nước mưa ngấm dần vào đất gây nên tình trạng ô nhiễm đất nghiêm trọng.
 Ô nhiễm do rác thải và chất thải rắn
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Các loại rác thải sinh hoạt từ hành khách hoặc các cán bộ phục vụ tại các bến
xe như: đồ ăn thừa, đồ hộp, túi ni lon hoặc các chất thải rắn khi phá bỏ các phương
tiện, các phụ tùng xe không còn giá trị sử dụng đang là vấn đề nhức nhối của ngành
giao thông hiện nay.
 Tác động đến tài nguyên sinh vật
Các hoạt động khai thác và phát triển vận tải đường bộ đều có ảnh hưởng tới
các loài động thực vật và làm suy giảm tính đa dạng sinh học.
 An toàn giao thông và các vấn đề môi trường
Khi các hoạt động vận tải đường bộ và số lượng phương tiện cơ giới tăng lên
thì số lượng các vụ tai nạn cũng tăng lên gây nhiều thiệt hại về ngưòi và của.
Các tác động tiêu cực này có thể mang tính cục bộ cũng có thể mang tính toàn
cầu, có thể là tác động ngắn hạn cũng có thể mang tính dài hạn, lâu dài ảnh hưởng
trực tiếp tới cuôc sống của con người, các loài động thực vật và rất khó dự đoán, vì
vậy, chúng ta phải tìm ra các biện pháp thích hợp để hạn chế các tác động tiêu cực
này.
1.2 Lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển
và khai thác hệ thống giao thông đường bộ
1.2.1 Sự cần thiết phải lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường vào quy
hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ
Hiện nay, các hoạt động khai thác và phát triển giao thông vận tải nói chung và
vận tải đường bộ nói riêng đang được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của người dân. Các hoạt động này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao đời

sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời nó cũng sẽ gây ra
các tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên để lại những hậu quả nghiêm trọng lâu
dài cho các hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như đời sống của con
người. Vì vậy, chúng ta cần phải có các biện pháp để có thể hạn chế các tác động
tiêu cực này. Một trong những biện pháp đã được thực hiện khá phổ biến hiện nay ở
trên thế giới và mang lại những hiệu quả rất tốt đó là lồng ghép các nội dung bảo vệ
môi trường vào quá trình lập quy hoạch giao thông.
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào quá trình xây dựng quy hoạch
phát triển vận tải đường bộ sẽ cung cấp cơ hội lồng ghép tiếp cận phát triển bền
vững với quá trình ra quyết định. Ngoài ra, việc lồng ghép này còn hỗ trợ thu hút sự
tham vấn các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thẩm định quy hoạch, và
đảm bảo mọi hậu quả môi trường do thực hiện quy hoạch sẽ được xác định và đánh
giá trong quá trình lập quy hoạch để có thể đề ra các biện pháp hạn chế các tác
động tiêu cực trước khi được phê duyệt. Sự lồng ghép các nội dung môi trường vào
tất cả các giai đoạn của quá trình thẩm định và thực hiện quy hoạch cho phép các
nhà quản lý phát hiện được các giai đoạn quy hoạch chưa thân thiện môi trương
hoặc là chưa hợp lý để có thể điều chỉnh quy hoạch ở những thời điểm thích hợp.
Quá trình thực hiện lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch sẽ hỗ trợ
nghiên cứu các phương án thực hiện quy hoạch bằng cách cân nhắc các tác động
môi trường và kinh tế - xã hội của từng phương án để có thể lựa chọn phương án tối
ưu nhất vừa mang tính hiệu quả vừa thân thiện môi trường, hướng tới sự phát triển
bền vững.
1.2.2 Quy trình lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển
và khai thác vận tải đường bộ
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
a. Nguyên tắc lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển và
khai thác vận tải đường bộ


Chiến
lược
phát
triển
Đề xuất mục tiêu tttiêu
Đề xuất hành động thực hiện quy hoạch
Phân tích bối cảnh phát triển
Xác định hiện trạng và diễn biến môi trường
Dự báo tác động và xu thế diễn biến môi trường
Hình 1.1: Mối liên hệ giữa quy trình lập quy hoạch và quy
trình lồng ghép
Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển
GTVT,2003
Hình 1 cho thấy quá trình lồng ghép các nội dung
bảo vệ môi trường vào quá trình xây dựng quy
hoạch phát triển vận tải đường bộ có được thực hiện song song với quá trình lập quy
hoạch và có thể củng cố cho nhau trong khuôn khổ một hệ thống lập kế hoạch vì sự
phát triển bền vững. Đồng thời, quá trình lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường
vào quá trình xây dựng quy hoạch có thể thực hiện một cách linh hoạt nhằm đáp
ứng các yêu cầu khác nhau của quá trình lập quy hoạch phát triển vận tải đường bộ.
b. Các bước lồng ghép
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
L p nhómậ

chuyên gia môi
- Xác đ nh ph m viị ạ
v m c tiêu môià ụ
tr ngườ
- Xác đ nh cácị

V ch k ho chạ ế ạ
Giám sát và

ti p t c đánhế ụ
xu t cácĐề ấ

ch ng trình vươ à
bi n pháp gi mệ ả
L p báoậ

cáo và
đ a raư
các đề
L p báo cáoậ
quy ho chạ
Th c hi n, đánhự ệ
giá, đi u ch nhề ỉ
Hi n tr ng giaoệ ạ
thông v n t i,ậ ả
môi tr ngườ
Hi n tr ngệ ạ
Kinh t - xãế
h iộ
D báo phátự
tri nể
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Hình 1.2: Các bước lồng ghép các vấn
đề bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao
thông đường bộ
Nguồn: Viện Chiến lược và Phát triển GTVT,2003

Vấn đề lồng ghép các nội dung môi trường vào các dự án quy hoạch giao
thông được thực hiện theo thứ tự như sau:
1. Trong quá trình xây dựng quy hoạch: cần đưa ra các giải pháp bảo vệ môi
trường sau khi đề xuất các phương án quy hoạch và trước khi phân tích, so sánh các
phương án quy hoạch này.
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
D báo nhu c uự ầ
v n t i đ ng bậ ả ườ ộ
Xây d ng các ph ngự ươ
án quy ho ch GTVTạ
D báo tác đ ng đ nự ộ ế

môi tr ng; Xây d ngườ ự
các gi i pháp gi mả ả
thi u tác đ ng đ nể ộ ế
Tính toán, l a ch nự ọ
các ph ng án quyươ
ho ch h p lýạ ợ
K t quế ả
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Thứ tự lồng ghép như thế có tính logic như sau: để có thể đưa ra các giải pháp
bảo vệ môi trường thì phải dựa trên cơ sở phương án quy hoạch đề xuất.
2. Trong giai đoạn lựa chọn các phương án quy hoạch nếu các phương án quy
hoạch không thoả mãn các vấn đề môi trường thì bắt buộc các nhà quy hoạch phải
lựa chọn phương án quy hoạch khác,
3. Nếu các phương án quy hoạch thoả mãn các yếu tố môi trường thì sẽ
chuyển sang bước tính toán để thực hiện quy hoạch.
1.2.3 Phương pháp lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường trong quy
hoạch phát triển và khai thác hệ thống giao thông đường bộ
1.2.3.1 Một số phương pháp thường sử dụng trong việc lồng ghép các vấn đề

môi trường vào quy hoạch giao thông:
 Liệt kê
 Hồi cứu
 So sánh tương tự
 Ma trận
 Mô hình hóa
 Kịch bản và mô phỏng
 Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường
 Phân tích mạng lưới và tiếp cận hệ thống
 Chồng ghép bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
 Hệ thống mô hình hoá
 Phân tích chi phí lợi ích
Có rất nhiều phương pháp có thể sử dụng trong lồng ghép các nội dung bảo vệ
môi trường vào quá trình xây dựng quy hoạch phát triển vận tải đường bộ. Các
phương pháp này được chọn lọc thực hiện phù hợp với yêu cầu của mỗi bước/nội
dung lồng ghép như sau:
Bảng 1.3: Một số phương pháp sử dụng trong lồng ghép môi trường vào
quy hoạch
Nội dung lồng ghép Phương pháp sử dụng
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Nghiên cứu cơ sở
- Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường và các tài
liệu tương tự
- Liệt kê, lập khung logic các vấn đề môi trường
Sàng lọc/xác định phạm
vi, quy mô và đặc điểm
liên quan đến môi trường
- Khảo sát, so sánh
- Xây dựng mạng lưới hệ quả

- Tham vấn chuyên gia và cộng đồng
Xác định các mục tiêu
môi trường
- Đối chiếu với các chính sách, chiến lược, tiêu chuẩn
môi trường
- Hồi cứu các cam kết đã có
- Tham khảo các quy hoạch vùng/địa phương
Phân tích tác động
- Xây dựng kịch bản
- Xác định các chỉ thị và tiêu chí môi trường
- Ma trận tác động
- Các mô hình dự báo và tiên đoán
- Chồng ghép bản đồ và GIS
- Phân tích chi phí/lợi ích và các kỹ thuật đánh
giá kinh tế khác
- Phân tích đa tiêu chí
- Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổi
các yếu tố môi trường
- Đánh giá rủi ro
Đề xuất các giải pháp điều
chỉnh quy hoạch
- Phân tích mạng lưới
- Phân tích tính nhất quán
- Phân tích tính nhạy cảm
- Xây dựng mạng lưới tác động (“cây ra quyết định”)
Nguồn: Sadler and Verheem, 1996
1.2.3.2 Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp sử dụng
Bảng 1.4: Đánh giá độ tin cậy của một số phương pháp sử dụng trong lồng
ghép môi trường vào quy hoạch
Phương pháp Mục đích sử dụng Độ tin cậy

Phương pháp liệt - Nhận dạng và xác định - Bao quát được hết các mục
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
kê mục tiêu môi trường
- Nhận dạng và xác định các
tác động trực tiếp, và một số
tác động gián tiếp và tác
động tích lũy
tiêu môi trường và các động
có thể xảy ra
- Không đủ dữ liệu để so
sánh tầm quan trọng của từng
tác động
- Không xét đến bản chất tác
động
Phương pháp ma
trận
- Nhận dạng và xác định các
tác động
- So sánh để lựa chọn các
phương án thực hiện
- Dễ diễn giải các tác động
- Chỉ mang tính định tính và
chỉ chú ý đến các tác động
trực tiếp
Phương pháp
phân tích mạng
lưới
- Xem xét các tác động gián
tiếp và tác động tương hỗ

- Trợ giúp việc hiểu rõ tác
động
- Không xác định được quy
mô hay mối tương quan của
tác động theo thời gian và
không gian
- Có thể làm phức tạp vấn đề
Phân tích xu
hướng và ngoại
suy (Phương
pháp hồi cứu quá
khứ-dự báo
tương lai)
- Đánh giá hiện trạng
- Dự báo xu thế diễn biến
môi trường
- Các dự báo đưa ra chỉ có
tính định tính vì số liệu và
thông tin trong quá khứ không
đầy đủ và không phù hợp với
mục tiêu đánh giá tác động
của việc sử dụng đất
Phương pháp
kịch bản và mô
phỏng
- Đánh giá tác động
- Dự báo xu thế diễn biến
môi trường
- Đóng góp vào việc xây
dựng và so sánh các giải

pháp thay thế khác
- Đơn giản hoá và cách để
chia sẻ sự hiểu biết của các hệ
thống phức tạp
- Đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật
tương đối cao để thực hiện
Phương pháp mô - Đánh giá tác động - Đánh giá tác động
Phùng Thị Ngọc Minh - Lớp KTMT 47

×