PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Chép lại 4 câu cuối của bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương? Nêu nội
dung chính của khổ thơ ấy?
Câu 2: (1.5 điểm)
Chỉ rõ câu có chứa hàm ý trong 2 dòng thơ sau? Cho biết hàm ý của câu thơ đó?
“Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.”
Câu 3: (1.5 điểm)
Tìm thành phần phụ chú trong đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
“Bước vào thế kỉ mới, muốn“sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta
sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn
vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ
thật sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen
tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới –Vũ Khoan)
Câu 4: (5điểm)
Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ NGỮ VĂN 9 HỌC KÌ II
NĂM 2012- 2013
Câu Nội dung Điểm
Câu1
2đ
-Chép đúng 4 câu cuối của bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương
"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con ".
-Nội dung: Là lời người cha muốn khuyên con như sau:
+ Bước đường đời phải luôn vững tin, sống đường hoàng, mạnh mẽ.
+ Phải biết tự hào và sống sao cho xứng đáng với truyền thống quê
hương.
1đ
0,5đ
Câu2
1,5đ
-Chỉ ra câu có chứa hàm ý: Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
-Hàm ý: Thúy Kiều “đe dọa” Hoạn Thư sẽ phải lãnh hậu quả “tương
đương” với những oan trái mà Hoạn Thư đã gây ra cho Thúy Kiều.
0,5đ
1
Câu3
1,5đ
- Thành phần phụ chú: những người chủ thật sự của đất nước trong
thế kỉ tới.
- Giải thích, bổ sung nghĩa cho cụm từ “lớp trẻ”.
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
Câu4
5đ
a. Mở bài:
-Giới thiệu Lê Minh Khuê là nữ nhà văn có sở trường về truyện ngắn
- Những ngôi sao xa xôi(1971)viết về ba cô gái thanh niên xung phong
của những năm chống Mĩ.
b.Thân bài:
-Giới thiệu chung về ba cô gái trong tổ trinh sát mặt đường.
-Cảm nhận để viết về Phương Định:
+Là cô gái Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp, hồn nhiên, cổ cao kiêu hãnh,
mắt nhìn xa xăm……. đã hấp dẫn bao chàng trai.
+Phương Định hay hát và thích ngắm mình trong gương…….
+Là một cô thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, giàu kinh
nghiệm. Đặc biệt khi được “các anh cao xạ”dõi theo từng động tác,
cử chỉ của mình, lòng dũng cảm của cô như được kích thích:
“… tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom….cứ đàng hoàng mà
bước tới”
+Phương Định là người thương yêu, gắn bó với đồng đội: Cùng đồng
đội chia sẽ những lần đếm bom, phá bom…vv. Cùng đồng đội chia
sẽ, tìm hiểu tính cách và nỗi lòng của nhau. Cùng nhau say sưa hát,
chuyện trò. Đau đớn, chăm sóc khi đồng đội bị thương…vv.
-Biết trích dẫn những hình ảnh thơ văn trong kháng chiến để làm nổi
bật về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật một cách chân thực và sinh động.
Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật được kể.
1đ
1đ
0.5đ
0.5đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
1đ
c. Kết bài:
-Khẳng định: Nhân vật Phương Định và tác phẩm của Lê Minh Khuê
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đọc giả.
-Suy nghĩ về lẽ sống của thế hệ thanh niên ngày nay.
0.5đ
0.5đ
*. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung cũng như cách thức diễn
đạt, thuyết phục trong người đọc. Biết kết hợp nhiều yếu tố diễn đạt. Trình bày sạch,
đẹp.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo khá tốt các yêu cầu trên. Biết kết hợp các yếu tố diễn
đạt ở mức độ khá
- Điểm 2-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Chủ yếu liệt kê các luận điểm.
Việc kết hợp các yếu tố diễn đạt và phân tích sơ sài, lúng túng
- Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Nêu các luận điểm chưa
chính xác, chưa đầy đủ, sai chính tả nhiều.
- Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.