Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Cadao-Tục ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.35 KB, 21 trang )


CA DAO TỤC NGỮ,THÀNH NGỮ
VỀ KĨ NĂNG SỐNG
1.1 - Với cội nguồn:
Uống nước, nhớ nguồn.
Con người có tổ, có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.
Con chim có tổ, con người có tông.
Con chim tìm tổ, con người tìm tông.
Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn gạo, nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
Ăn quả, nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai, nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Ăn cây nào, vào cây ấy.
Ăn cây nào, rào cây ấy.
Ăn của Bụt, thắp hương thờ Bụt.
Ăn oản, thời phải thờ Phật.
Ăn oản, phải giữ lấy chùa.
Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật.
Ta về, ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
Cáo chết ba năm, còn quay đầu về núi.
1.2- Đạo làm con
Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.
Nâng niu bú mớm đêm ngày,
Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non.
1
Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ.


Lên non, mới biết non cao,
Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.
Con mẹ thương mẹ lắm thay,
Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.
Liệu mà thờ mẹ kính cha,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.
Có cha, có mẹ, thì hơn,
Không cha, không mẹ, như đờn đứt giây.
Trách ai được cá quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương.
Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng, mà nuôi mẹ già.
Mẹ cha như chuối chín cây,
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng.
Cha mẹ ở tấm lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng, mới đành dạ con.
Mẹ cha như nước như mây,
Làm con phải ở cho tày lòng son.
Con có làm ra của vạn tiền trăm,
Con ơi, hãy nhớ lúc con nằm trong nôi.
Trâu dê chết để tế ruồi,
Sao bằng lúc sống, ngọt bùi là hơn.
Lúc sống, thời chẳng cho ăn,
Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi.
Sống thì chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy.

Dạy con, con nhớ lấy lời,
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.
2
Con giữ cha, gà giữ ổ.
Dâu hiền hơn gái, rể hiền hơn trai.
Trai mà chi, gái mà chi,
Cốt sao có nghĩa, có nghì là hơn.
Con ở đâu, cha mẹ đấy,
Cháu con ở đâu, tổ tiên ở đấy.
Trẻ đeo hoa, già đeo tật.
Già sinh tật, đất sinh cỏ.
Lụ khụ, như ông cụ bảy mươi.
Bảy mươi chưa đui, chưa què, chớ khoe là giỏi.
Một già, một trẻ như nhau.
Kính lão, đắc thọ.
Thương già, già để tuổi cho.
Cá không ăn muối, cá ươn,
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.
Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.
Nói con, con chẳng nghe lời,
Con nghe ông huyểnh, ông hoảng, hết đời nhà con.
Cha mẹ đánh cửa trước, vào cửa sau. (1)
Một mẹ, nuôi được mười con,
Mười con, không nuôi được một mẹ.
Con bà, có thương bà đâu,
Để cho chàng rể, nàng dâu thương cùng.
Cha mẹ nuôi con, bằng trời bằng bể,
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
Mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,

Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày.
Mẹ già hết gạo treo niêu,
3
Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai.
Mẹ lá rau, lá má,
Con đầy rá, đầy mâm.
Mẹ sớm chiều, ngược xuôi tất tưởi,
Con đẫy ngày, đám dưới đám trên.
Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng.
Bình phong khảm ốc xà cừ,
Vợ hư thời bỏ, chớ từ mẹ cha.
Bất hiếu chi tử? (2)
Bên cha cũng kính , bên mẹ cũng vái.
Mẹ chồng nàng dâu,
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ.
Thật thà, cũng thể lái trâu,
Yêu nhau, cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết,
Nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.
Chồng dữ, thời em mới rầu,
Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng.
Chưa làm dâu, đã hay đâu làm mẹ chồng.
Tứ thân phụ mẫu.
Thông gia, là bà con.
Thông gia, hai nhà như một.
Sống vì mồ vì mả,
Không ai vì cả bát cơm.
Mồ mả làm cho người ta khá.
Giữ như giữ mả tổ.
Sống Tết, chết Giỗ.

- Trưởng bại, hại ông vải.
4
Trưởng nam bại, ông vải vong.
Con cháu mà dại, thời hại cha ông.
Con hơn cha, là nhà có phúc.
Con khôn, nở mặt mẹ cha.
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
Làm anh, làm ả, phải ngả mặt lên.
Một người làm nên, cả họ được cậy,
Một người làm bậy, cả họ mất nhờ.
Một người làm xấu, cả bậu mang dơ.
Một người làm quan,
Thời sang cả họ.
Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó.
Tột cùng Thiện, không gì hơn hiếu,
Tột cùng Ác, không gì hơn bất hiếu.
Kính cha, tấm lụa tấm là,
Trọng cha, đồng quà tấm bánh.
Sáng thăm, tối viếng. Cơm nặng áo dày.
Sáng cơm, trưa cháo, chiều trà,
Chăm cha, chăm mẹ, tuổi già xa xăm. (3)
Trẻ cậy cha, già cậy con,
Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng.
Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha,
Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.
Xin người hiếu tử gắng khuyên,
Kịp thời nuôi nấng, cho tuyền đạo con,
Kẻo khi sông cạn đá mòn,
Thơ ca ngâm đọc, có còn thấy chi.
Công cha như núi Thái Sơn, (4)

Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là Đạo con.
Ngày nào em bé cỏn con,
5
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ, những ngày ước ao.
-
- Thờ cha kính mẹ hết lòng,
Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường
Thảo thơm, sau trước nhịn nhường,
Nhường anh nhường chị, lẫn nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ, lấy nền con em.
Ba năm bú mớm con thơ,
Kể công cha mẹ, biết cơ ngần nào.
Dạy rằng chín chữ cù lao, (5)
Bể sâu không ví, trời cao không bì.
6

2- NHỮNG LỜI RĂN DẠY VỀ NÓI NĂNG GIAO
TIẾP
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.
Dao năng liếc thì sắc,
Người năng chào thì quen.
Lời nói, gói vàng.
Nói đúng, như gãi vào chỗ ngứa.
Nói ngọt, lọt đến xương.

Nói hay, hơn hay nói.
Nói phải, củ cải cũng nghe.
Lời nói, nên vợ, nên chồng.
Thổi quyên, phải biết chiều hơi,
Khuyên người, phải biết lựa lời khôn ngoan.
Lời nói, chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói, cho vừa lòng nhau.
Nói gần, nói xa, chẳng qua nói thật.
7
Thuốc đắng dã tật - Nói thật mất lòng.
Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói dối.
Một câu nói ngay, bằng ăn chay cả tháng.
Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
Ăn có nhai, nói có nghĩ.
Ăn bớt bát, nói bớt lời.
Biết thì thưa thốt,
Không biết, dựa cột mà nghe.
Một sự nhịn, chín sự lành.
Nói như dao chém đá.
Quân tử nhất ngôn.
Một sự thất tín, vạn sự chẳng tin.
Đa ngôn, đa quá. (1)
Rượu nhạt, uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.
Nói chín, thời nên làm mười,
Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
Nói lời, thì giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Một lời nói, được quan tiền tấm lụa,

Một lời nói, được dùi đục cẳng tay.
Một lời nói, được quan tiền tấm bánh,
Một lời nói, được đòn gánh phang nghiêng.
Roi song đánh đoạn thời thôi,
Một lời xiết cạnh, muôn đời chẳng quên.
Lời nói, đau hơn roi vọt.
Miếng ngon nhớ lâu, điều đau nhớ đời.
8
Khẩu Phật, tâm xà.
Nọc người, bằng mười nọc rắn.
Lưỡi sắc hơn gươm.
Lưỡi mềm, độc quá con ong.
Lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo.
Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm.
Khẩu thiệt đại can qua (2).
Lời nói đọi máu. (3)
Ăn lắm, thì hết miếng ngon,
Nói lắm, thì hết lời khôn hóa rồ.
Khôn ngoan, chẳng lọ nói nhiều,
Người khôn, nói một vài điều cũng khôn.
Chim khôn, tiếc lông,
Người khôn, tiếc lời.
Chim khôn, kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn, nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Vàng thời thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Người thanh, tiếng nói cũng thanh,
Chuông kêu, khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Vạ ở miệng ra, bệnh qua miệng vào.
Vạ tay, không hay bằng vạ miệng.

Sảy chân, còn hơn sảy miệng.
Sảy chân, gượng lại còn vừa,
Sảy miệng, biết nói làm sao bây giờ.
Một lời, đã trót nói ra,
Dù rằng bốn ngựa, khó mà đuổi theo.
Lời nói, không cánh mà bay.
9
Một miệng thì kín, chín miệng thì hở.
Vàng sa xuống giếng, khôn tìm,
Người sa lời nói, như chim sổ lồng.
Rừng có mạch, vách có tai,
Người trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.
Vai kia, gánh lắm cũng chồn,
Người khôn nói lắm, có khôn bao giờ.
Đất xấu, trồng cây ngẳng nghiu,
Những người thô tục, nói điều phàm phu.
Hay chửi hay rủa, là quạ dương gian,
Hay hát, hay đàn, là tiên hạ giới.
Nói người, chẳng nghĩ đến ta,
Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần.
Nói người, chẳng nghĩ đến thân,
Thử sờ lên gáy, xem gần hay xa.
Đất tốt, trồng cây rườm rà,
Những người thanh lịch, nói ra quý quyền.
Đất tốt, trồng cây rườm rà,
Những người quý giá, nói ra dịu dàng.
Kim vàng, ai nỡ uốn câu,
Người khôn, ai nỡ nói nhau nặng lời.
Trời sinh ra đã làm người,
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi.

Khi ăn, thời phải lựa mùi,
Khi nói, thời phải lựa lời chớ sai,
Cả vui, chớ có vội cười,
Nơi không lễ phép, chớ chơi làm gì.
Con ơi, mẹ bảo con này,
Học hành chăm chỉ, cho tày người ta
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười,
Dù no, dù đói, cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, là người lo toan.
Bảo vâng, gọi dạ, con ơi,
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
10
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền,
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.
3- NHỮNG LỜI RĂN DẠY VỀ NHÂN ĐỨC
Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.
Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.
Người là vàng, của là ngãi.
Người là hoa đất.
Người sống, đống vàng.
Thân trọng thiên kim. (1)
Một mặt người, bằng mười mặt của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Thức lâu, mới biết đêm dài,
Ở lâu, mới biết là người có nhân.
Thương người, như thể thương thân.
Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.

Đức nhân thắng số.
Có đức, mặc sức mà ăn.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước, phải thương nhau cùng.
Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Chùa rách, có Phật vàng.
Đất sỏi, có chạch vàng.
11
Tìm nơi, có đức gửi thân,
Tìm nơi, có nhân gửi của.
Bến hiền, thuyền đậu.
Bến dữ, thuyền lui.
Còn người thì còn của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Lấy của che thân,
Không ai lấy thân che của.
Rậm người, hơn rậm của.
Bền người, hơn bền của.
Ăn bát cơm dẻo,
Nhớ nẻo đường đi.
Một miếng khi đói,
Bằng gói khi no.
Bát cơm phiếu mẫu, (2)
Trả ơn ngàn vàng.
Một đêm nằm, bằng năm ở.
Đường mòn, ân nghĩa không mòn.
Cứu được một người,
Phúc đẳng hà sa.

Cứu nhất nhân, đắc vạn phúc.
Giết một con cò, cứu trăm con tép.
Tháng hè, đóng bè làm phúc.
Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc, cứu cho một người.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phần cho.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Ở ác, gặp dữ, tan tành ra tro.
12
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Hễ ai ở ác, tội dành vào thân.
Ao sâu, tốt cá,
Hiểm dạ, hại mình.
Ao sâu, tốt cá,
Độc dạ, khốn thân.
Ác giả, ác báo.
Hại nhân, nhân hại.
Ác giả, ác báo,
Thiện giả, thiện lai.
Tích thiện, phùng thiện,
Tích ác, phùng ác.
Ở hậu, gặp hậu,
Ở ác, gặp ác.
Cấy gió, chịu bão.
Sát nhân, giả tử,
Thiện đạo chí công.
Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.

Tu nhân tích đức.
Ăn ở thiện, có thiện thần biết,
Ăn ở ác, có ác thần hay.
Làm phúc, cũng như làm giàu.
Có phúc, có phần.
Làm phúc, không cần được phúc.
Của ít, lòng nhiều.
Rủ nhau làm phúc, chớ giục nhau đi kiện.
13
Bần thanh, hơn phú trọc.
Điều lành, thì nhớ,
Điều dở, thì quên.
Điều lành, mang lại,
Điều dại, mang đi.
Một sự nhịn, chín sự lành.
Cây xanh, thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành, để đức cho con.
Khuyên ai ăn ở cho lành,
Kiếp này chưa gặp, để dành kiếp sau.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Áo rách tan tành, trời vá lại cho.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phúc cho.
Ơn ai một chút, chớ quên,
Oán ai một chút, cất bên dạ này.
Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của, để dành bấy nhiêu.
Người trồng cây hạnh, người chơi,
Ta trồng cây đức, để đời về sau.
Thật thà, là cha quỷ quái,

Thật thà, ma vật không chết.
Ai bảo Trời không có mắt.
Người sống, của còn,
Người chết, của hết.
Co co quắp quắp,
Chết chẳng đem được nào.
Chín đụn mười trâu,
Chết cũng hai tay cắp đít.
Của giàu tám vạn ngàn tư
Chết hai tay buông xuôi.
Sống gửi, thác về. (3)
14
Hễ muốn ra con người tử tế,
Phải dễ dàng, chớ để ai hờn,
Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhân bao giờ.
Bớt ăn, bớt mặc ở mình,
Để mà lấy phúc hiển vinh lâu dài.
Áo cơm có hạn thời thôi,
Của đời rồi lại trả đời về không.
Sao bằng tích phúc lấy công,
Nhân duyên thoát khỏi cái vòng trần ai.
Ở cho có nghĩa có nhân,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha ân đức, đời con sang giàu.
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng,
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn, mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Đời người hữu tử, hữu sinh,
Sống cho xứng đáng, thác dành tiếng thơm.
Làm sao như quế trên non,
Trăm năm khô mục, vẫn còn thơm tho.
Thương người, như thể thương thân,
Thấy người hoạn nạn, thì thương,
Thấy người tàn tật, lại càng trông nom,
Thấy người già yếu, mỏi mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần.
Ở cho có đức, có nhân,
Mới mong đời tự, được ăn lộc trời.
Thương người, tất cả ngược xuôi,
Thương người, lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người, ôm dắt trẻ thơ,
Thương người, tuổi tác, già nua bần hàn.
Thương người, cô quả, cô đơn,
Thương người, đói rách, lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách, thì thương,
Rách thời cho mặc, đói thời cho ăn.
15
Thương người, như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà,
Đồng tiền, bát gạo, mang ra,
Rằng đây cần kiệm, gọi là làm duyên.
May ta ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá, chẳng nên cầm lòng.

Tiếng rằng ngày đói tháng đông,
Thương người, bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng.
Gia huấn ca - Nguyễn Trãi (4)
Chú thích
(1) Người quý ngàn vàng.
(2) Sự tích: Hàn Tín thuở hàn vi, câu cá không đủ ăn
nên phải đói, một bà già giặt lụa (phiếu mẫu) tặng Hàn
Tín một bát cơm - Về sau Hàn Tín làm nên đại tướng
và Sở vương, Hàn Tín tìm về biếu bà 1000 lạng vàng.
Truyện “Nhất phạn thiên kim”, bát cơm ngàn vàng là
như vậy.
(3) Quan niệm về sống chết theo tư tưởng của Đạo
Phật, không giống với quan niệm của chúng ta ngày
nay, dù sao cũng có tác dụng khuyên răn người ta lúc
sống không nên tham (vì sống gửi).
(4) Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có từ thế kỷ thứ 15,
đã được phổ biến như ca dao.
3- NHỮNG LỜI RĂN DẠY VỀ NHÂN ĐỨC
Sinh ra trong cõi hồng trần,
Là người, phải lấy chữ Nhân làm đầu.
Có nhân nhân nở, vô nhân nhân trẩm.
Người là vàng, của là ngãi.
Người là hoa đất.
Người sống, đống vàng.
Thân trọng thiên kim. (1)
Một mặt người, bằng mười mặt của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.

Thức lâu, mới biết đêm dài,
16
Ở lâu, mới biết là người có nhân.
Thương người, như thể thương thân.
Ở có nhân, mười phần chẳng khốn.
Đức nhân thắng số.
Có đức, mặc sức mà ăn.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước, phải thương nhau cùng.
Bầu ơi, thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.
Chùa rách, có Phật vàng.
Đất sỏi, có chạch vàng.
Tìm nơi, có đức gửi thân,
Tìm nơi, có nhân gửi của.
Bến hiền, thuyền đậu.
Bến dữ, thuyền lui.
Còn người thì còn của.
Người làm ra của,
Của không làm ra người.
Lấy của che thân,
Không ai lấy thân che của.
Rậm người, hơn rậm của.
Bền người, hơn bền của.
Ăn bát cơm dẻo,
Nhớ nẻo đường đi.
Một miếng khi đói,
Bằng gói khi no.
Bát cơm phiếu mẫu, (2)
Trả ơn ngàn vàng.

Một đêm nằm, bằng năm ở.
17
Đường mòn, ân nghĩa không mòn.
Cứu được một người,
Phúc đẳng hà sa.
Cứu nhất nhân, đắc vạn phúc.
Giết một con cò, cứu trăm con tép.
Tháng hè, đóng bè làm phúc.
Dẫu xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phúc, cứu cho một người.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phần cho.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Ở ác, gặp dữ, tan tành ra tro.
Ở hiền, thì lại gặp lành,
Hễ ai ở ác, tội dành vào thân.
Ao sâu, tốt cá,
Hiểm dạ, hại mình.
Ao sâu, tốt cá,
Độc dạ, khốn thân.
Ác giả, ác báo.
Hại nhân, nhân hại.
Ác giả, ác báo,
Thiện giả, thiện lai.
Tích thiện, phùng thiện,
Tích ác, phùng ác.
Ở hậu, gặp hậu,
Ở ác, gặp ác.
Cấy gió, chịu bão.
Sát nhân, giả tử,

Thiện đạo chí công.
Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.
18
Đời cha trồng cây, đời con ăn quả.
Đời trước đắp nấm, đời sau ấm mồ.
Tu nhân tích đức.
Ăn ở thiện, có thiện thần biết,
Ăn ở ác, có ác thần hay.
Làm phúc, cũng như làm giàu.
Có phúc, có phần.
Làm phúc, không cần được phúc.
Của ít, lòng nhiều.
Rủ nhau làm phúc, chớ giục nhau đi kiện.
Bần thanh, hơn phú trọc.
Điều lành, thì nhớ,
Điều dở, thì quên.
Điều lành, mang lại,
Điều dại, mang đi.
Một sự nhịn, chín sự lành.
Cây xanh, thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành, để đức cho con.
Khuyên ai ăn ở cho lành,
Kiếp này chưa gặp, để dành kiếp sau.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Áo rách tan tành, trời vá lại cho.
Ở hiền, rồi lại gặp lành,
Những người nhân đức, trời dành phúc cho.
Ơn ai một chút, chớ quên,
Oán ai một chút, cất bên dạ này.
Sướng gì hơn sướng làm lành,

Như bao nhiêu của, để dành bấy nhiêu.
Người trồng cây hạnh, người chơi,
19
Ta trồng cây đức, để đời về sau.
Thật thà, là cha quỷ quái,
Thật thà, ma vật không chết.
Ai bảo Trời không có mắt.
Người sống, của còn,
Người chết, của hết.
Co co quắp quắp,
Chết chẳng đem được nào.
Chín đụn mười trâu,
Chết cũng hai tay cắp đít.
Của giàu tám vạn ngàn tư
Chết hai tay buông xuôi.
Sống gửi, thác về. (3)
Hễ muốn ra con người tử tế,
Phải dễ dàng, chớ để ai hờn,
Làm ơn, ắt hẳn nên ơn,
Trời nào phụ kẻ có nhân bao giờ.
Bớt ăn, bớt mặc ở mình,
Để mà lấy phúc hiển vinh lâu dài.
Áo cơm có hạn thời thôi,
Của đời rồi lại trả đời về không.
Sao bằng tích phúc lấy công,
Nhân duyên thoát khỏi cái vòng trần ai.
Ở cho có nghĩa có nhân,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha ân đức, đời con sang giàu.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng,
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn, mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Đời người hữu tử, hữu sinh,
Sống cho xứng đáng, thác dành tiếng thơm.
Làm sao như quế trên non,
Trăm năm khô mục, vẫn còn thơm tho.
20
Thương người, như thể thương thân,
Thấy người hoạn nạn, thì thương,
Thấy người tàn tật, lại càng trông nom,
Thấy người già yếu, mỏi mòn,
Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần
Trời nào phụ kẻ có nhân,
Người mà có đức, muôn phần vinh hoa.
Lấy điều ăn ở dạy con,
Dẫu mà gặp tiết nước non xoay vần.
Ở cho có đức, có nhân,
Mới mong đời tự, được ăn lộc trời.
Thương người, tất cả ngược xuôi,
Thương người, lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người, ôm dắt trẻ thơ,
Thương người, tuổi tác, già nua bần hàn.
Thương người, cô quả, cô đơn,
Thương người, đói rách, lầm than kêu đường.
Thấy ai đói rách, thì thương,
Rách thời cho mặc, đói thời cho ăn.
Thương người, như thể thương thân,
Người ta phải bước khó khăn đến nhà,

Đồng tiền, bát gạo, mang ra,
Rằng đây cần kiệm, gọi là làm duyên.
May ta ở chốn bình yên,
Còn người tàn phá, chẳng nên cầm lòng.
Tiếng rằng ngày đói tháng đông,
Thương người, bớt miệng, bớt lòng mà cho.
Miếng khi đói, gói khi no,
Của tuy tơ tóc, nghĩa so nghìn trùng.
Gia huấn ca - Nguyễn Trãi (4)
Chú thích
(1) Người quý ngàn vàng.
(2) Sự tích: Hàn Tín thuở hàn vi, câu cá không đủ ăn
nên phải đói, một bà già giặt lụa (phiếu mẫu) tặng Hàn
Tín một bát cơm - Về sau Hàn Tín làm nên đại tướng
và Sở vương, Hàn Tín tìm về biếu bà 1000 lạng vàng.
Truyện “Nhất phạn thiên kim”, bát cơm ngàn vàng là
như vậy.
(3) Quan niệm về sống chết theo tư tưởng của Đạo
Phật, không giống với quan niệm của chúng ta ngày
nay, dù sao cũng có tác dụng khuyên răn người ta lúc
sống không nên tham (vì sống gửi).
(4) Gia huấn ca của Nguyễn Trãi có từ thế kỷ thứ 15,
đã được phổ biến như ca dao.
21

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×