Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

đời sống của đồng bào dân tộc êđê trên địa bàn tỉnh đăk lăk – những phân tích và so sánh xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 15 trang )

Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk – những phân tích và
so sánh xã hội học

Nguyễn Minh Tuấn

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận án TS. Xã hội học: 62 31 30 01
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Cảnh Khang; PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Năm bảo vệ: 2013
183 tr .

Abstract. Xác định cơ sở lý luận (hệ lý thuyết và khái niệm) làm nền tảng cho nghiên
cứu về biến đổi đời sống xã hội của nhóm dân tộc thiểu số. Mô tả thực trạng đời sống
của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk trên hai phương diện kinh tế (cơ
sở hạ tầng, điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình)
và phi kinh tế (giáo dục, y tế, nghỉ ngơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và bình đẳng giới
trong gia đình). So sánh hiện trạng đời sống của người Êđê hiện nay với thời điểm 5
năm trước. So sánh hiện trạng đời sống của người Êđê tại thành phố Buôn Ma Thuột
và của người Êđê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Phân tích một số yếu tố tác
động tới sự biến đổi đời sống của người dân tộc Êđê tại Đăk Lăk, bao gồm: chính sách
xã hội, quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, và một số đặc
trưng nhân khẩu xã hội của người Êđê (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp).
Keywords.Dân tộc Êđê; Xã hội học; Chính sách xã hội
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong số 54 dân tộc chung sống ở Việt
Nam, dân tộc Kinh chiếm phần lớn với 86% dân số và có trình độ phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, y tế và giáo dục cao hơn. Tỉ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc
thiểu số thường cao hơn 4-5 lần so với đồng bào người Kinh. Nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số cũng có tỉ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Việc nâng cao đời


sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thiểu số để rút ngắn khoảng cách chênh lệch
giữa họ và người Kinh cũng như giữa họ với nhau là một trong những vấn đề được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Êđê là dân tộc thiểu số có số lượng người chiếm tỷ lệ cao nhất tại Đăk Lăk với
17,2% tổng dân số toàn tỉnh và 70% tổng dân số các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây.
Chỉ cần qua những quan sát thông thường chúng ta cũng có thể nhận thấy đời
sống của đồng bào dân tộc thiểu số (cụ thể ở đây là đồng bào Êđê) ở Đăk Lăk đang có
những thay đổi tích cực nhờ những chính sách đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã
tiến hành được hơn 20 năm nay. Tuy nhiên, hiện trạng cụ thể đời sống kinh tế - văn
hóa - xã hội của đồng bào dân tộc Êđê tại Đăk Lăk đang thể hiện ra sao? Liệu có sự
khác biệt đáng kể nào trong hiện trạng đời sống của người Êđê sinh sống tại thành phố
Buôn Ma Thuột với người Êđê sinh sống tại các huyện miền núi của tỉnh Đăk Lăk?
Nguyên nhân của những khác biệt ấy (nếu có) và những biện pháp nhằm thu hẹp
khoảng cách?
Đó là những câu hỏi thôi thúc tôi lựa chọn đề tài "Đời sống của đồng bào dân
tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk- những phân tích và so sánh xã hội học " để
nghiên cứu.
Bên cạnh đó, xã hội học về tộc người, về các nhóm dân tộc thiểu số, tuy là một
chuyên ngành quan trọng trong hệ thống tri thức xã hội học, nhưng dường như còn
chưa nhận được sự quan tâm thích đáng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của
bộ môn khoa học Xã hội học tại Việt Nam. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác
giả muốn đóng góp một phần nhỏ vào hệ thống tri thức lý luận và thực tiễn của chuyên
ngành xã hội học về tộc người, về các nhóm thiểu số cho việc đẩy mạnh nghiên cứu và
hình thành chương trình giảngdạy chuyên ngành này trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề đời sống của các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Êđê ở Đăk Lăk nói riêng dưới
những cách nhìn và quy mô khác nhau. Các công trình này đã phân tích nhiều chiều
cạnh của đời sống các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, trong đó trọng tâm là các vấn đề
văn hóa, tôn giáo, chính trị, kinh tế. Điều đáng lưu ý là các nghiên cứu XHH về người

Êđê còn khá vắng bóng.
Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu đi trước, đề tài này là sự kế
thừa và phát triển nhằm phân tích một cách có hệ thống về dời sống của người dân tộc
Êđê tại Đăk Lăk, chỉ ra một số yếu tố tác động tới đời sống của họ nhằm đề xuất những
khuyến nghị khả thi cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thu hẹp khoảng cách
giữa dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh tại Tây Nguyên. Chính ở điểm này đề tài đã thể
hiện những đóng góp mới qua những nỗ lực nhìn nhận đời sống của dân tộc Êđê dưới
góc độ XHH, vận dụng các lý thuyết XHH vào việc giải thích những phát hiện của vấn
đề nghiên cứu, sử dụng các phương pháp điều tra XHH để thu thập và xử lý thông tin.
Đề tài có thể được xem như một trong những công trình nghiên cứu XHH đầu tiên
chuyên sâu về đời sống của người dân tộc Êđê tại Đăk Lăk, qua đó góp thêm một góc
nhìn đối với đời sống của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài "Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk- những
phân tích và so sánh xã hội học " là việc vận dụng và kiểm chứng các lý thuyết XHH
nói chung và các lý thuyết XHH trong lĩnh vực văn hóa và dân tộc nói riêng để giải
quyết vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hội nhập của các nhóm dân tộc thiểu số
vào sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội chung của cả nước.
Những nghiên cứu và phân tích thực tiễn của đề tài sẽ cung cấp dữ liệu phác
thảo bức tranh chung về đời sống muôn màu muôn vẻ của người dân tộc Êđê tại Đăk
Lăk, cũng như chỉ ra một số yếu tố tác động tới đời sống của họ, từ đó góp phần tạo cơ
sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm
người dân tộc thiểu số cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa họ với nhóm
người Kinh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng đến đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:
4.1 Thực trạng đời sống của người dân tộc Êđê tại Đăk Lăk hiện nay như thế nào?
4.2 Có những thay đổi nào trong đời sống của người dân tộc Êđê tại Đăk Lăk trong
khoảng thời gian 5 năm? (từ năm 2006 – 2011 gắn với 2 mốc thời gian sau 1 năm
thành phố Buôn Ma Thuột lần lượt được công nhận là thành phố cấp II rồi cấp I)

4.3 Tồn tại những khác biệt nào trong đời sống của người dân tộc Êđê tại thành phố
Buôn Ma Thuột và người dân tộc Êđê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk?
4.4 Có những yếu tố nào tác động tới đời sống của người dân tộc Êđê tại Đăk Lăk?
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk
Lăk với những so sánh trên hai trục thời gian và không gian, qua đó chỉ ra một số yếu
tố tác động tới đời sống của người dân Êđê tại đây, trên cơ sở đó, đề xuất các khuyến
nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống tại Tây Nguyên nói chung và đồng bào Êđê tại Đăk Lăk nói riêng.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận (hệ lý thuyết và khái niệm) làm nền tảng cho nghiên cứu
về biến đổi đời sống xã hội của nhóm dân tộc thiểu số;
- Mô tả thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
trên hai phương diện kinh tế (cơ sở hạ tầng, điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt
hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình) và phi kinh tế (giáo dục, y tế, nghỉ ngơi
giải trí, sinh hoạt cộng đồng và bình đẳng giới trong gia đình);
- So sánh hiện trạng đời sống của người Êđê hiện nay với thời điểm 5 năm trước;
- So sánh hiện trạng đời sống của người Êđê tại thành phố Buôn Ma Thuột và của
người Êđê tại huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk;
- Phân tích một số yếu tố tác động tới sự biến đổi đời sống của người dân tộc Êđê
tại Đăk Lăk, bao gồm: chính sách xã hội, quá trình đô thị hóa, toàn cầu hóa,
giao lưu và tiếp biến văn hóa, và một số đặc trưng nhân khẩu xã hội của người
Êđê (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp).
6. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và
huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk và cán bộ quản lý thuộc chính quyền xã, phường

tại địa bàn nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại 2 địa điểm là phường Eatam thành phố Buôn Ma
Thuột và xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
- Giới hạn về thời gian:
+ Đối với những số liệu thứ cấp, đề tài sử dụng kết quả của cuộc điều tra tiến
hành tháng 6/2006;
+ Đối với việc điều tra bằng bảng hỏi, đề tài tiến hành vào tháng 3/2011.
- Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về đời sống của đồng bào dân
tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Tuy nhiên, "đời sống" là một khái niệm rất
rộng, do vậy trong khuôn khổ đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu 2 khía cạnh cơ
bản của đời sống, bao gồm:
 Những khía cạnh kinh tế: cơ sở hạ tầng xã hội, điều kiện nhà ở, tiện nghi
sinh hoạt hộ gia đình, mức sống và thu nhập của hộ gia đình.
 Những khía cạnh phi kinh tế: giáo dục, y tế, sinh hoạt văn hoá tinh thần
(vui chơi giải trí và sinh hoạt cộng đồng) và quan hệ gia đình thông qua
bình đẳng giới trong gia đình.
- Có nhiều yếu tố tác động tới thực trạng và sự biến đổi đời sống của đồng bào
dân tộc Êđê tại Đăk Lăk, trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung tìm hiểu sự
tác động của những yếu tố sau: Chính sách xã hội, quá trình đô thị hóa, toàn cầu
hóa, giao lưu và tiếp biến văn hóa, 1 số đặc trưng nhân khẩu xã hội của người
Êđê (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp).
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
7.1 Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê tại Đăk Lăk hiện nay đã có nhiều biến đổi
về mọi mặt mang tính tích cực so với trước đây, đặc biệt là đời sống kinh tế, vật
chất được cải thiện.
7.2 Tồn tại những khác biệt đáng kể trong hiện trạng đời sống của người Êđê cư
trú tại thành phố Buôn Ma Thuột và người Êđê cư trú tại các huyện thuộc tỉnh Đăk
Lăk theo hướng người Êđê tại thành phố có đời sống kinh tế cao hơn và ít gìn giữ,

thực hiện các phong tục, giá trị truyền thống của dân tộc.
7.3 Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới đời sống của đồng bào
dân tộc Ê đê tại Đăk Lăk, trong đó quá trình đô thị hóa, chính sách xã hội, độ tuổi
và trình độ học vấn là những yếu tố có tác động mạnh.

Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội
Chính sách
xã hội
Quá trình
Đô thị hóa
Toàn cầu hóa
Giao lưu và
Tiếp biến
Văn hóa
Đặc trưng
Nhân khẩu
xã hội
Đời sống của đồng bào dân tộc Êđê
tại Đăk Lăk
Khía cạnh
Kinh tế
Khía cạnh
phi kinh tế
Cơ sở
hạ
tầng
Xã hội
Nhà ở
tiện
nghi

sinh
hoạt
Mức
sống,
thu
nhập
Giáo
dục,
Y tế
Quan
hệ
gia
đình
Sinh
hoạt
văn
hóa

8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: đề tài tiến hành điều tra 200 hộ gia đình
dân tộc Êđê tại phường Eatam thành phố Buôn Ma Thuột và xã Dray Sáp,
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.
- Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: đề tài sử dụng kết quả cuộc điều tra
thuộc khuôn khổ đề tài “Tác động của các nhân tố kinh tế – xã hội tới đời
sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột –
Tỉnh Đăk Lăk” (là luận văn thạc sỹ của tác giả) được tiến hành vào 6/2006 để
so sánh và tìm ra những biến đổi trong đời sống của người Êđê tại địa bàn
nghiên cứu so với thời điểm 5 năm trước. Bên cạnh , đề tài cũng tiến hành thu
thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có cái nhìn khách
quan và toàn diện hơn, cũng như để đối chiếu, so sánh với những thông tin, số

liệu mà đề tài đã thu thập được.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: đề tài tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu đối với các
đối tượng là người dân Êđê và cán bộ xã, phường thuộc địa bàn nghiên cứu để
thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về các khía cạnh của đề tài. Danh
sách phỏng vấn cụ thể bao gồm 1 cán bộ văn hóa của UBND phường, 1 cán bộ
UBND xã, 8 người dân Êđê (4 nam, 4 nữ) tại 2 địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tài liệu: đề tài tiến hành thu thập và xử lý thông tin từ
nhiều nguồn tài liệu khác nhau để có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn,
cũng như để đối chiếu, so sánh với những thông tin, số liệu mà đề tài đã thu
thập được.
9.Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk
Lăk hiện nay
Chương 3: Một số yếu tố tác động tới đời sống của đồng bào dân tộc Êđê trên
địa bàn tỉnh Đăk Lăk
10. Những hạn chế của luận án
Luận án có một số hạn chế, khó khăn đáng lưu ý sau:
Việc sử dụng số liệu thứ cấp tuy đem lại những lợi ích không thể phủ nhận
nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Trong trường hợp này, việc sử dụng số
liệu từ đề tài luận văn thạc sỹ của chính tác giả sẽ đem lại nguồn dữ liệu phục vụ cho
việc so sánh sự biến đổi theo trục thời gian, tuy nhiên, muốn có thể so sánh chuẩn xác,
các số liệu thu thập mới cũng phải dựa trên bộ công cụ cũ, điều này đem lại những hạn
chế nhất định. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa 2 cuộc điều tra chỉ là 5 năm – một
khoảng thời gian không thực sự dài cho những biến đổi vĩ mô. Tuy nhiên, do 2006
(thời điểm tiến hành cuộc khảo sát thứ nhất) là tròn 1 năm kể từ ngày BMT được công
nhận là thành phố cấp II và năm 2011 (thời điểm tiến hành cuộc khảo sát thứ 2) lại là
tròn 1 năm kể từ khi BMT được công nhận là thành phố cấp I nên khoảng thời gian
giữa 2 cuộc khảo sát cũng tồn tại những biến đổi nhất định, đáng nghiên cứu;

Khái niệm đời sống cũng như phân tích và so sánh xã hội học đều là những
khái niệm rộng và trừu tượng. Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ có thể mô tả và
phân tích một số khía cạnh của đời sống cũng như chưa thể có những phân tích sâu,
bao quát mọi khía cạnh của khái niệm phân tích và so sánh xã hội học;
Khách thể nghiên cứu của đề tài là người Êđê, vốn có thể có những hạn chế
nhất định về giao tiếp với người Kinh (ngôn ngữ, trình độ học vấn, tâm lý tự ti dân
tộc….), nên việc tiếp cận và phỏng vấn gặp rất nhiều khó khăn (đây cũng là một lý do
khiến cho cơ cấu mẫu khảo sát không thể lớn hơn 200);
Địa bàn nghiên cứu ở xa, khi phát hiện những thiếu sót cần bổ sung, rất khó để
quay trở lại địa bàn nhiều lần.
Đó là những khó khăn, hạn chế cơ bản của luận án mà tác giả buộc phải nỗ lực
để khắc phục trong khuôn khổ nhất định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Tuấn Anh, Annuska Derks (2011), “Toàn cầu hóa và bản sắc làng Việt ở
miền bắc”, Những vấn đề xã hội học trong sự biến đổi xã hội, NXB ĐHQG, Hà
Nội, tr. 199-222.
2. Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu Các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
của Đảng Cộng sản Việt Nam (chương trình chuyên đề dùng cho cán bộ, đảng
viên cơ sở), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Trương Bi (2007), “Những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống các dân tộc
bản địa Đăk Lăk và một số giải pháp bảo tồn, phát huy trong thời kỳ hội nhập”,
Kỷ yếu Hội thảoBảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, Trường
ĐH Tây Nguyên, BMT.
5. Bilton T. và những người khác (1993), Nhập môn xã hội học, NXB KHXH, Hà
Nội.
6. Trần Văn Bính (Chủ biên) (2004), Văn hoá các dân tộc Tây Nguyên – Thực trạng
và những vấn đề đặt ra,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác- Lênin (dùng trong các
trường ĐH, CĐ), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Dự thảo đề xuất Chiến lược quốc
gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2011), Điều 16 của Nghị định
05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 về công tác dân tộc.
10. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đăk Lăk

11. Nguyễn Thế Cường (2008), Giao lưu, tiếp biến văn hóa và bảo tồn bản sắc văn
hóa Việt Nam trong toàn cầu hóa, Truy cập từ

12. Việt Cường (2010),« Kết quả thực hiện chương trình 135 tại tỉnh Đăk Lăk », Bản
tin Chương trình 135 số tháng 10/2010Website Chương trình 135 của Chính phủ

13. Nguyễn Văn Dân (2007), “Toàn cầu hóa văn hóa và đa dạng văn hóa”, Tạp chí
Sông Hương, truy cập từ website Văn hóa học: />cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/van-hoa-va-phat-trien/65-nguyen-van-dan-toan-cau-hoa-
van-hoa-va-da-dang-van-hoa.html
14. Nguyễn Văn Diệu (1992), Những biến đổi kinh tế xã hội ở các dân tộc Êđê,
M’Nông tỉnh Đăk Lăk, Luận án phó tiến sỹ khoa học Lịch sử, Viện KHXH
TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Ngô Văn Doanh (2009),“Cồng chiêng Tây Nguyên, một vài suy nghĩ về việc bảo tồn
và phát huy”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Sự thay đổi đời sống kinh tế xã hội
và bảo tồn văn hoá cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Viện Văn hóa
Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Đăk Lăk.
16. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (chủ biên) (2001), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
17. Thân Trung Dũng (2003), “Bất bình đẳng giới trong lao động gia đình ở Việt
Nam”, Báo Phụ nữ Việt Nam(106), tr.6-7.
18. Đảng bộ phường Eatam (2005), thành phố BMT, Đăk Lăk, Báo cáo chính trị.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI,

NXB Sự thật, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB Sự thật, Hà Nội.
21. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát
triển bền vững, NXB KHXH, Hà Nội.
22. Bùi Minh Đạo (2012), Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát
triển bền vững, NXB KHXH, Hà Nội.
23. Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn (1982),Đại cương về các dân tộc Êđê và M’nông ở
Đắk Lắk, NXB KHXH, Hà Nội.
24. Trần Văn Đoài (2013), « Tác động của hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo
và chính sách dân tộc đối với quá trình phát triển xã hội theo hướng bền vững ở
Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới », Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phát triển xã hội
và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên – Lý luận và thực tiễn, Trường
ĐHKHXH&NV, Hà Nội, tr 49-54.
25. Lê Duy Đồng, Bùi Sỹ Lợi (chủ biên) (2011), Định hướng về chính sách phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội giai đoạn 2011-2020, NXB Lao động Xã hội,
Hà Nội.
26. Phan Hồng Giang (2000), “Toàn cầu hóa và vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc”,
Website Bảo tàng Nhân học, ĐHKHXH&NV, ĐHQG HN:
/>079%3Atoan-cu-hoa-va-vn bn-sc-vn-hoa-dan-tc-&catid=33%3Abai-nghien-cu-
nhan-hc-vn-hoa-hc&Itemid=37
27. G.Endruweit và G.Trommsdorff (2001), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà
Nội.
28. Tây Giang (2010), Gia tăng chênh lệch thu nhập, Sài Gòn tiếp thị Media

29. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
30. Hà Nội Mới (2005),PV Báo Hà Nội Mới phỏng vấn ông Nguyễn Văn Lạng -
nguyên chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk - nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng
BMT : />s7889ng-2737891ng-bao-cac-dan-t7897c-7903-2727855k-l7855k-273a-thay-
2737893i-100.htm

31. Mai Văn Hai, Mai Kiệm (2003), Xã hội học Văn hóa, NXB KHXH, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Hạnh (2004), Mẫu hệ, phụ nữ Êđê và kinh tế hộ gia đình, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
33. Francois Houtart và Genevieve Lemercinier (1979) (bản dịch của Hồ Hải Thụy
2001), Xã hội học về một xã ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.
34. Anne De Hautecloque – Howe (2004), Người Êđê một xã hội mẫu quyền, NXB
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
35. Lý Tùng Hiếu (2009), “Nam quyền trong chế độ mẫu hệ ở Việt Nam”, Website
Khoa Văn hóa học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TPHCM
/>tap-the/1239-ly-tung-hieu-nam-quyen-trong-che-do-mau-he-o-viet-nam html
36. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận
dụng, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
37. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) (2000), Xã hội học về giới và phát
triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
38. Đặng Cảnh Khanh (1999), Các nhân tố phi kinh tế xã hội học về sự phát triển,
NXB KHXH, Hà Nội.
39. Đặng Cảnh Khanh (2006), Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số, NXB Thanh
niên, Hà Nội.
40. Đặng Cảnh Khanh (2013), “Lại bàn về khái niệm thiểu số và nhóm dân tộc thiểu
số”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
Tây Nguyên – Lý luận và thực tiễn, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, tr 114-118.
41. Nguyễn Hữu Khiển (2013), “Tác động của hệ thống chính sách xã hội đối với quá
trình phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới”,
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây
Nguyên – Lý luận và thực tiễn, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, tr 119-123.
42. Võ Thị Hồng Loan (2009), “Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng sông
Hồng”, Tạp chí Dân số và Phát triển(7)

43. Trịnh Duy Luân (chủ biên) (2002), Phát triển xã hội ở Việt Nam: Một tổng quan
xã hội học năm 2000, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

44. Trịnh Duy Luân (2004), Xã hội học Đô thị, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Macionis J. (1987), Xã hội học, bản dịch của Trần Nhựt Tân, NXB Thống kê, Hà
Nội.
46. Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (2001), Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc
tiến bộ và công bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Phạm Xuân Nam (2012), “An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Tạp
chí Xã hội học (2), tr.3-13.
49. Trần An Phong (1997), Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho định hướng
phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Tây Nguyên, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Quốc hội nước CHXHCNVN (2007), Luật Bình đẳng giới năm 2006, NXB Lao
động – Xã hội, Hà Nội.
51. Phạm Văn Quyết (2011), “Đói nghèo và công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam”, Những vấn đề xã hội học trong sự biến đổi xã hội, NXB ĐHQG HN, tr.
225-253.
52. Schaefer R.T (2003), Xã hội học (bản dịch của Huỳnh Văn Thanh), NXB Thống
kê, Hà Nội.
53. Nguyễn Đình Tấn (2006), “Vai trò của ngươi đàn ông (người chồng, người cha)
trong gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại”, Gia đình Việt Nam: Quan
hệ, quyền lực và xu hướng biến đổi, NXB ĐHQG, HN, tr. 158-166.
54. Hà Đình Thành (2012), Cộng đồng dân tộc Êđê ở tỉnh Đăk Lăk hiện nay, NXB Từ
điển Bách Khoa, Hà Nội.
55. Bá Thăng (2011),“Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc nhờ chương trình
134”, Báo Quân đội Nhân dân online

56. Lê Ngọc Thắng, Lâm Bá Nam (1990),Thiết chế xã hội cổ truyền các dân tộc thiểu
số Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
57. Trần Ngọc Thêm (2003), « Nước, văn hóa và hội nhập », Khoa học xã hội và
nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Trường ĐH KHXH và NV & NXB

Tp. Hồ Chí Minh.
58. Hoàng Bá Thịnh (2011), « Xung đột xã hội từ quan điểm xã hội học », Những vấn
đề xã hội học trong sự biến đổi xã hội, NXB ĐHQG HN, tr.473-505.
59. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1995), Văn hoá dân gian Êđê, Sở Văn hoá Thông tin
Đăk Lăk, Đăk Lăk.
60. Văn Thông (2006) Chương trình 134 ở Tây Nguyên,
/>Dmd7tmo
61. Nguyễn Văn Thủ (chủ biên) (2009), Biến đổi xã hội nông thôn dưới tác động của
đô thị hóa và tích tụ ruộng đất, NXB Đồng Nai, Đồng Nai.
62. Nguyễn Thanh Thụy (CN đề tài) (2004), Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong
tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình Định: Thực trạng và giải pháp, Đề tài NCKH
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định.
63. Nguyễn Tiệp (Chủ biên) (2011), Giáo trình Chính sách xã hội, NXB Lao động Xã
hội, Hà Nội.
64. Trần Văn Toàn (1967), Tìm hiểu đời sống xã hội, Nam Sơn Xuất Bản, Sài Gòn.
65. Trần Thị Nam Trân (1999) Sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong quá trình
CNH-HĐH ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sỹ,
ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
66. Nguyễn Tuấn Triết (2003), Tây Nguyên cuối thế kỷ XX vấn đề dân cư và nguồn
nhân lực, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
67. Trường Chính trị tỉnh Đăk Lăk (2003), Vấn đề xây dựng Buôn (Thôn) văn hoá ở
nông thôn tỉnh Đăk Lăk, Đề tài khoa học, Buôn Ma Thuột.
68. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (2002), Một số vấn đề phát
triển kinh tế – xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
69. Nguyễn Minh Tuấn (2007), Tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội tới đời sống
của đồng bào dân tộc Êđê (Nghiên cứu trường hợp thành phố BMT), Luận văn
thạc sỹ XHH, trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
70. Nguyễn Minh Tuấn (2011), « Lý thuyết tiếp biến văn hóa trong nghiên cứu nhóm
dân tộc thiểu số”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế20 năm khoa Xã hội học

thành tựu và thách thức, trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, tr. 176-183.
71. Nguyễn Minh Tuấn (2012), “Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc Ê đê ở
Đăk Lăk”,Tạp chí Xã hội học (2), tr. 81-88.
72. Nguyễn Minh Tuấn (2013), “Tác động của chính sách xã hội tới đời sống của
người Êđê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên – Lý luận và thực tiễn,
Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, tr 209-214.
73. Từ điển Xã hội học Oxford (2012), Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG HN, NXB
ĐHQG Hà Nội.
74. Uỷ ban Dân tộc và Miền núi (2001), Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở nước
ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
75. Berry J. (1997), « Immigration, Acculturation, and Adaptation”,Applied
Psychology International Review46 (1)pp.5-68.
76. Foster M. (1996), Traditional cultures and the impact of technological change,
Harper & Row, NY.
77. Hoebel A., Weaver T. (1979), Anthropology and the human experience. Mc Graw
Hill, Arizona, USA.
78. KendallD. (2007), Sociology in our times, Thomson Wardworth, USA.
79. Raymond T., Bardin N. (1974), “Acculturation and assimilation: a clarification”,
American Ethnologist Vol 1, (2), pp. 351-367.
80. Rudmin F. (2003), Acculturation: early political and social science concepts,
Unpublished manuscript, University of Tromso, Norway.
81. The Columbia Encyclopedia (2008), Sixth Edition, Columbia University Press.
82. Upchurch W. A. (2008), Relationship between level of acculturation and clothing
preferences for Asian – Indian females, Master thesis, Auburn University.


×