Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 37
BÀI 3: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH (Phần I)
Mục tiêu
Trang bị cho học viên những kiến thức
cơ bản về thuyết trình;
Giúp học viên biết cách thuyết trình
thành công 1 vấn đề cụ thể;
Giúp học viên tự tin khi nói trước đám
đông.
Nội dung
Thời lượng
Thuyết trình là một loại hoạt động giao
tiếp
o Khái niệm thuyết trình;
o Vai trò của hoạt động thuyết trình;
o Các giai đoạn của buổi thuyết trình.
Chuẩn bị thuyết trình
o Chọn chủ đề;
o Tìm hiểu khán giả;
o Thu thập thông tin tư liệu;
o Xây dựng nội dung bài thuyết trình;
Chuẩn bị tâm lý và hình thức cho buổi
thuyết trình.
15 tiết
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
38 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
TÌNH HUÔNG DẪN NHẬP
Tình huống: Làm sao để tự tin khi thuyết trình?
Nga là một nhân viên có rất nhiều ý tưởng sáng tạo của phòng Marketing và Phát triển sản
phẩm. Để chuẩn bị cho việc phát hành sản phẩm mới cô đang có một số kế hoạch cho chiến
dịch tiếp thị sản phẩm cho công ty. Cô được ban lãnh đạo mời lên trình bày về kế hoạch của
mình trước mọi người trong công ty. Trong lúc thuyết trình cô luôn tỏ ra căng thẳng, mắt
không nhìn thẳng vào người nghe. Bài thuyết trình của cô như sau:
Tôi làm về tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm. Tôi phải đảm bảo là trang web của công ty có
vị trí cao trong một số công cụ tìm kiếm kiểu như google bởi vì điều đó hết sức quan trọng, ờ,
đối với công ty để được nhiều người biết đến để sau đó họ sẽ mua sản phẩm. Điều đó hết sức
quan trọng chính vì thế, tôi làm một số việc để đảm bảo là có nhiều từ khóa trên trang web và
đảm bảo không có sự trùng lặp giữa các trang và có rất nhiều điều bạn có thể làm và điều đó
rất quan trọng, ừm, và … Vâng, thế thôi. Tôi xin phép kết thúc bài thuyết trình.
Câu hỏi
1. Bạn đã bao giờ thuyết trình trước đám đông chưa?
2. Theo bạn, ban lãnh đạo sẽ có suy nghĩ như thế nào sau khi nghe Nga thuyết trình?
3. Nếu ở địa vị của Nga, trong tình huống trên thì bạn sẽ thuyết trình thế nào?
4. Nga cần rút ra những kinh nghiệm gì từ bài thuyết trình trên?
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 39
3.1. Thuyết trình là một loại hoạt động giao tiếp
Trong giáo trình Phát triển kỹ năng cá nhân 1, các bạn đã thấy được tầm quan trọng
của hoạt động giao tiếp và ảnh hưởng của kỹ năng giao tiếp đến các mối quan hệ trong
công việc và trong cuộc sống. Khi tìm kiếm các ứng cử viên cho các vị trí quản lý
doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp tốt cũng là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng ưu tiên
hàng đầu. Kỹ năng thuyết trình là một hình thức giao tiếp nhưng ở mức độ cao hơn,
phức tạp hơn, đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi thuyết trình. Thuyết trình diễn
ra khá thường xuyên trong môi trường làm việc. Có được kỹ năng thuyết trình tốt, bạn
sẽ dễ dàng truyền tải được tư tưởng và mong muốn của mình đến người nghe. Với kỹ
năng thuyết trình chuyên nghiệp bạn cũng sẽ dễ dàng thuyết phục được mọi đối tác dù
đó là người khó tính nhất.
3.1.1. Khái niệm thuyết trình
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuyết trình. Sau
đây là một số khái niệm được nhiều nhà quản lý chia
sẻ:
Theo Wikipedia, thuyết trình là quá trình trình bày
nội dung của một chủ đề cho người nghe. Những
dụng cụ trực quan được sử dụng để minh họa cho
nội dung của bài nói.
Theo Byrne (1989), thuyết trình là hoạt động do giáo viên tổ chức nhằm yêu cầu
học sinh thể hiện khả năng giao tiếp tốt nhất.
Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm
cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe. (Kỹ năng
thuyết trình - Chủ biên PGS.TS Dương Thị Liễu)
Thuyết trình là một hình thức giao tiếp trong đó thuyết trình viên trực tiếp cung
cấp thông tin trước một nhóm khán giả nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Bài thuyết trình có thể truyền tải đến người nghe những loại thông tin khác nhau vì
vậy với mỗi loại thông tin bạn cần chú ý:
Thông tin mang tính chính xác: Khi truyền đạt loại thông tin này, trong mọi trường
hợp bạn cần phải đưa thông tin và nguồn cung cấp thông tin thật chính xác. Trong
số khán giả nghe bài thuyết trình có thể sẽ có những người biết rõ về thông tin mà
bạn cung cấp. Vì vậy, nếu thông tin không chính xác, rất có thể bạn sẽ vấp phải sự
phản đối của họ.
Thông tin mang tính hấp dẫn: Khi thuyết trình về loại thông tin này, thuyết trình
viên cần tạo ra được hiệu ứng tích cực với người nghe. Làm thế nào để khán giả
phải hào hứng lắng nghe, đồng thời có sự cảm nhận, đánh giá về những thông tin
đó. Tính hấp dẫn thể hiện của bài thuyết trình không chỉ dừng lại ở nội dung thông
tin đưa ra mà nó còn ph
ụ thuộc rất nhiều vào cách truyền tải thông tin.
Thông tin mang tính thực tế: Thông tin đưa ra phải được người nghe chấp nhận,
thông tin phải cần thiết và quan trọng với người nghe. Qua đó người nghe có thể
xử lý thông tin trong chừng mực hiểu biết của mình.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
40 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
Thông tin mang tính thuyết phục: Khi người nghe thấy những luận điểm, luận cứ
và cách luận giải của thuyết trình viên hợp lý, họ sẽ chấp nhận và đồng tình với
quan điểm của thuyết trình viên. Đó là khi khán giả và người thuyết trình đều cảm
thấy hài lòng với bài thuyết trình.
Các loại thuyết trình
Phân loại theo mục tiêu của bài thuyết trình, có 2 hình thức chính là:
Thuyết trình theo kiểu trình bày: Chia sẻ, cung cấp, truyền tải một nhận định, quan
điểm, chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn cho người nghe.
Ví dụ: Trình bày bài giải toán cho các học viên cùng nhóm học tập, trình bày luận
văn tốt nghiệp, trình bày về bản thân trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng hoặc
phổ biến quy trình kế toán thanh toán cho các nhân viên mới áp dụng và làm theo.
Thuyết trình theo kiểu thuyết phục: Đưa ra lý lẽ lập luận để người nghe nghe theo mình,
chấp nhận quan điểm, cùng suy nghĩ với mình, hành động theo ý muốn của mình.
Ví dụ: thuyết trình để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm mới của công ty hoặc
thuyết phục nhân viên chấp nhận và tuân thủ làm theo quy trình kế toán thanh toán
mới của công ty.
3.1.2. Vai trò của hoạt động thuyết trình
3.1.2.1. Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả
Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả giúp người nói thể hiện được nội dung
ý tưởng và mục đích giao tiếp của mình còn người nghe thì có thể tiếp nhận các nội
dung đó để cùng có một cách hiểu thống nhất.
Ví dụ: Hà và nhóm bạn của Hà được giới thiệu đến
thực tập tại công ty A, phòng kinh doanh. Trong lần
thực tập này có tất cả 8 bạn. Ban giám đốc công ty có
chủ trương khi kỳ thực tập kết thúc, sẽ tuyển dụng một
số bạn vào làm việc tại công ty. Một buổi thảo luận lớn
cho toàn bộ nhân viên phòng kinh doanh và ban giám
đốc công ty sẽ được tổ chức để mỗi bạn sinh viên thực tập trình bày về một kế hoạch
kinh doanh dựa trên tình hình thực tế tại công ty mà sinh viên nghiên cứu được. Tuy
tất cả các bạn đều nỗ lực chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình nhưng vì bị quá căng
thẳng do sự có mặt của ban giám đốc và các anh chị có kinh nghiệm dày dạn trong
công ty nên nhiều bạn mất bình tĩnh. Riêng Hà, là một cán bộ đoàn trước đây, do đã
tham gia rất nhiều hoạt động cần phải thuyết trình trước đám đông nên Hà rất tự tin
khi trình bày kế hoạch kinh doanh của mình. Với thông tin hữu ích và cách trình bày
thuyết phục Hà đã nhận được rất nhiều lời khen của ban lãnh đạo công ty và lãnh đạo
phòng kinh doanh. Hà đã được lựa chọn.
3.1.2.2. Thuyết trình góp phần to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân.
Sự thành công của mỗi cá nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: năng lực, kiến
thức, khả năng phán đoán, sự nhạy cảm trong cuộc sống và khả năng thuyết trình cũng
là một trong những yếu tố giúp tạo nên thành công của mỗi cá nhân. Thuyết trình
mang lại hình ảnh, tác phong và quan trọng hơn là sự tự tin cho bạn khi đứng trước
đám đông.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 41
Thực tế đã chứng minh những người thành công trong công việc và cuộc sống thường
là những chuyên gia trong việc thuyết trình. Đối với một người lãnh đạo hay một nhà
quản lý thì kỹ năng thuyết trình trở thành một kỹ năng quan trọng không thể thiếu. Một
bài thuyết trình thành công có thể đem lại nhiều kết quả tuyệt vời hơn cả mong đợi.
Tạp chí Times đã từng viết bài báo “Tại sao Barack
Obama nên trở thành tổng thống Mỹ”? Trong đó cho
thấy Barack Obama, tân Tổng thống Mỹ, khi còn là
thượng nghị sỹ của bang Illinois đã có một bài thuyết
trình hoàn hảo trong 16 phút 25 giây tại Hội nghị Quốc
gia Đảng Dân chủ năm 2004. Bài thuyết trình này đã tạo
dấu ấn quan trong giúp Barack Obama trở thành tổng
thống Mỹ người có quyền hành như hiện nay.
Khi được trang bị tốt kỹ năng thuyết trình chúng ta có thể tự tạo dựng hình ảnh, tác
phong và tự tin khi đứng trước đám đông. Câu chuyện của ngài Barack Obama cho
thấy một bài thuyết trình hoàn hảo có thể đem lại thành công vượt xa tất cả những gì
chúng ta tưởng tượng. Thuyết trình góp một phần to lớn trong sự thành công của mỗi
chúng ta. Do đó, việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình là hết sức cần thiết.
Yếu tố quan trọng để thuyết trình thành công
Tư duy logic
Khả năng diễn đạt
Khả năng thuyết phục người nghe
3.1.3. Các giai đoạn của buổi thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân
cũng như tập thể. Để có buổi thuyết trình tốt nhất hiệu quả nhất cần phải trải qua giai
đoạn: giai đoạn chuẩn bị và tiến hành thuyết trình.
Bạn được công ty và các đồng nghiệp trong nghề đánh giá là một người có kinh nghiệm và
hiểu biết sâu rộng về một chủ đề chuyên môn.
Tại một hội thảo chuyên đề của công ty, có các khách hàng chiến lược tới dự, bạn được
mời trình bày 30 phút về chủ đề chuyên môn của mình. (Vì có nhiều tham luận nên mỗi
người trình bày chỉ được dành 30 phút).
Bạn có rất nhiều thông tin, kinh nghiệm tâm đắc muốn chia sẻ và bạn cũ
ng muốn tận dụng
cơ hội này để “chứng minh” về kiến thức, kinh nghiệm của mình tại Hội thảo. Tuy nhiên
nếu truyền tải hết lượng thông tin mà bạn muốn giới thiệu sẽ cần hơn 1 giờ để trình bày.
Vậy bạn sẽ chuẩn bị tài liệu ra sao và sẽ tiến hành thuyết trình như thế nào?
3.2. Chuẩn bị thuyết trình
Để buổi thuyết trình thành công, bạn phải đảm bảo thực hiện được công đoạn chuẩn bị
và phải tập luyện thật nghiêm túc. Nếu bạn dành thời gian chuẩn bị càng cẩn thận, thì
cơ hội thành công càng cao.
3.2.1. Chọn chủ đề
Chủ đề của một bài thuyết trình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Dựa vào mục tiêu cụ thể của buổi thuyết trình để lựa chọn chủ đề.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
42 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
o Nghĩ về những vấn đề lớn mà bạn quan tâm.
o Nghĩ về những chủ đề có thể gây sự thu hút đối với thính giả: đối tượng đến
tham dự buổi thuyết trình là ai, chủ đề mong muốn được nghe và cách tiếp
nhận của họ ra sao? Khi chúng ta nắm bắt được tâm tư nguyện vọng khán giả
muốn lắng nghe chủ đề nào muốn được chia sẻ điều gì, vậy chủ đề được trình
bày có sức hút như thế nào với khán giá?
Tập thói quen nghĩ về những chủ đề của
mình ngay sau các bài học, ghi lại những ý
tưởng vào sổ tay. Ghi nhận những chủ đề hay
và những điểm nhấn trong chủ đề mình được
nghe để xây dựng và rút kinh nghiệm trong
bài thuyết trình của chính mình.
Tìm kiếm các thông tin trên mạng, qua sách
báo, v.v để xác định chủ đề rõ hơn. Tạo sự hấp dẫn bằng cách đưa thông tin mang
tính cập nhật thường xuyên trong chủ đề thuyết trình.
Một số chủ đề thuyết trình chúng ta thường gặp
Trong công việc:
o Thuyết trình về chiến lược phát triển công ty, phát triển sản phẩm mới, cấp trên
đồng tình và đầu tư triển khai kế hoạch, kết quả nghiên cứu thị trường…, cấp
dưới thông qua vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển và hành động hướng đến
mục tiêu chung.
o Các buổi đào tạo chuyên môn, cơ cấu, quy trình làm việc; có sự phản hồi, tranh
luận để hạn chế tối đa những sai sót.
o Hội thảo quảng bá sản phẩm thu hút khách hàng. Thu hút sự chú ý và thuyết phục
khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty, tiếp thu ý kiến phản hồi.
Trong xã hội:
o Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, kế hoạch hóa…
o Tuyên truyền và thuyết phục mọi người dân thực hiện nếp sống văn minh
o Tổ chức thuyết trình về an toàn xã hội, an sinh giáo dục, môi trường
Ví dụ: Thuyết trình chủ đề: “Vì sao thế hệ 8X thành công”: Thế hệ 8X là
những ai? Thành công như thế nào? Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công?
Trong gia đình: Các buổi họp mặt gia đình, cha mẹ, ông bà truyền dạy những điều
hay lẽ phải, cách sống tốt đẹp và thuyết phục con cháu noi gương.
Trong quá trình học tập
o Tăng cường năng lực sáng tạo của sinh viên trong việc học;
o Giúp sinh viên trở nên chủ động, tự tin;
o Phát triển bốn kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết;
o Nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên;
o Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm;
o Tăng mức độ hứng thú đối với việc học
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 43
3.2.2. Tìm hiểu khán giả
3.2.2.1. Thu thập thông tin về khán giả
Khi chúng ta đã xác định được chủ đề, tìm hiểu khán giả như thế nào là bước rất quan
trọng. Tìm hiểu khán giả sẽ giúp cho chúng ta có cách tiếp cận như thế nào với khán
giả cho tốt. Khi tìm hiểu, khán giả chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá về:
Giới tính: số lượng nam bao nhiêu, nữ bao nhiêu. Thông thường người phụ nữ sẽ
có những quan điểm và cách tiếp cận vấn đề khác với nam giới.
Trình độ: đối tượng có trình độ học vấn cao có
cách tiếp cận khác với người có trình độ học vấn
thấp. Với đối tượng khán giả là những người có địa
vị xã hội, học hàm học vị cao thì thông tin chúng ta
đưa ra phải hết sức ngắn gọn, chính xác, cô đọng
và thuyết phục, tránh lan man, dài dòng, đưa ra quá
nhiều thông tin một lúc. Điều này sẽ khiến họ hết
sức mệt mỏi khi nghe.
Tuổi tác: trẻ em hoặc người già sẽ có cách tiếp cận khác với người lớn
Sở thích: có những người thích nghe về các vấn đề chính trị nhưng có những người
lại thích nghe thuyết trình về vấn đề văn hóa thể thao.
Khác biệt văn hóa: Mỗi dân tộc hoặc quốc gia có những vùng miền văn hóa khác
nhau và làm thế nào để bài thuyết trình không ảnh hưởng đến văn hóa riêng của họ.
Nghề nghiệp và tôn giáo khác nhau: Những người công nhân trong một nhà máy
trực tiếp lao động tạo ra của cải vật chất sẽ phải có cách tiếp cận khác với nhân
viên văn phòng.
Mức độ phản ứng của người nghe: Phản ứng của người nghe trước một vấn đề
nhạy cảm sẽ ảnh hưởng tới không khí của buổi thuyết trình. Nếu gặp khán giả có
quan đ
iểm cứng rắn thì khi nêu vấn đề cần chuẩn bị tốt các chứng cứ minh họa và
lập luận tốt.
Tâm tư nguyên vọng mỗi người: mỗi người sống và làm việc với những mục đích
khác nhau vì thế tâm tư nguyện vọng của mỗi người là khác nhau.
Tóm lại, các khán giả có độ tuổi, giới tính, tôn giáo, nền tảng văn hóa, nghề nghiệp, địa
vị khác nhau sẽ
có sự phản ứng khác nhau đối với cùng một bài thuyết trình.
Phương pháp thu thập thông tin về khán giả
Nguồn cung cấp thông tin về khán giả thường là những người tổ chức buổi thuyết
trình nếu bạn được mời đến thuyết trình, cũng có thể là chính bạn khi bạn tự tổ chức
thuyết trình. Bạn có thể đề nghị ban tổ chức cung cấp bản danh sách các đại biểu tham
dự. Nếu khán giả là khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm hiểu họ thông qua những
người quen, những người trong ngành. Hãy vận dụng tốt thông tin thu thập để bài
thuyết trình của bạn không những đề cập tới những vấn đề họ đang quan tâm, mà còn
tạo được sự đồng cảm.
3.2.2.2. Phân tích khán giả
Thuyết trình viên tốt là người phải biết đặt khán giả là trung tâm, mục tiêu bài thuyết
trình là để có được phản hồi tích cực từ phía khán giả. Do vậy thuyết trình viên cần
phải tìm hiểu khán giả:
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
44 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
Họ biết gì về chủ đề?
Họ muốn biết thêm điều gì?
Giá trị và lợi ích của thông tin này đối với họ?
Những câu hỏi bạn cần trả lời khi tìm hiểu khán giả
Số lượng người nghe dự kiến là bao nhiêu?
Tuổi trung bình là bao nhiêu?
Tỷ lệ giữa nam và nữ?
Người nghe đã được thông báo đầy đủ về chủ đề bạn định trình bày chưa?
Người nghe tự nguyện hay được yêu cầu đến tham dự buổi thuyến trình?
Những điểm chung của người nghe là gì?
Những người này có định kiến không?
Trình độ văn hóa của những người này?
Người bạn quen biết chiếm bao nhiêu phần trăm?
3.2.2.3. Tìm hiểu về quy mô khán giả
Quy mô khán giả có ảnh hưởng lớn đến kết cấu của bài thuyết trình. Nếu khán giả chia
ra thành nhiều nhóm nhỏ, người thuyết trình và người nghe sẽ có rất nhiều cơ hội để
có thể giao lưu trao đổi thân mật. Với cách phân chia khán giả theo nhóm như vậy,
việc lôi cuốn sự khán giả chia sẻ ý kiến trong buổi thuyết trình là rất hiệu quả. Còn với
số lượng khán giả lớn thì hầu hết các buổi thuyết trình chỉ mang tính chất truyền thông
điệp một chiều. Vì vậy, bạn cần có một cách tiếp cận khán giả theo kiểu khác. Trong
trường hợp này sự rõ ràng, dễ hiểu và chính xác trong các thông điệp là những yếu tố rất
quan trọng để duy trì sự chú ý của người nghe trong suốt buổi thuyết trình. Để có thể
thực hiện tốt bài thuyết trình của mình theo quy mô khán giả các bạn có thể tham khảo
bảng tổng hợp dưới đây:
Điều chỉnh bài thuyết trình theo quy mô khán giả
Quy mô khán giả Kiểu thuyết trình Phương pháp tiếp cận
Chính thức
Áp dụng các quy trình chính
thức cho những cuộc họp, buổi
giới thiệu sản phẩm với khách
hàng tiềm năng và thuyết trình
tại các cơ quan, công sở.
Sớm thiết lập giao tiếp bằng mắt
với từng khán giả.
Luôn đối diện với khán giả - điều
này sẽ giúp duy trì sự chú ý của
họ.
Số lượng ít
Được xem là ít khi số lượng
khán giả chưa đến 15 người.
Phần lớn mọi người đã có ít
nhất một lần trình bày trước
khán giả có quy mô nhỏ như
vậy trong quá trình làm việc,
học tập.
Không chính thức
Phá bỏ khoảng cách, tạo bầu
không khí thân mật, gần gũi
trong những buổi giới thiệu sản
phẩm mới cho các nhà cung cấp
quen thuộc hoặc khi thuyết trình
cho các đồng nghiệp.
Trao đổi hai chiều với khán giả
bằng cách khuyến khích họ đặt
câu hỏi.
Đề nghị từng khán giả có ý kiến,
nhưng yêu cầu ngắn gọn.
Số lượng nhiều
Được xem là nhiều khi số
lượng khán giả trên 15 người.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm,
thì việc thuyết trình trước
Chính thức
Áp dụng các quy trình chính
thức như khi phát biểu tại hội
nghị hoặc tại cuộc gặp mặt
khách hàng hàng năm của công
ty.
Đảm bảo tất cả, đặc biệt những
người ngồi ở cuối phòng họp có
thể nghẽ
rõ bài thuyết trình của
bạn.
Liên kết, tóm tắt, nhấn mạnh và
nhắc lại những ý chính.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 45
Điều chỉnh bài thuyết trình theo quy mô khán giả
Quy mô khán giả Kiểu thuyết trình Phương pháp tiếp cận
khán giả ở quy mô này sẽ dễ
dàng hơn.
Không chính thức
Vận dụng những quy trình
không chính thức khi tham gia
trình bày một vấn đề nào đó tại
hội nghị.
Trình bày chậm, mạch lạc và rõ
ràng.
Nên trình bày vấn đề một cách
bao quát và đơn giản. Chỉ đi vào
chi tiết nếu được yêu cầu.
Nguồn: Kỹ năng thuyết trình – Tim Hindle
3.2.3. Thu thập thông tin tư liệu
Sự thành công của bài thuyết trình phụ thuộc vào việc thu thập tài liệu đưa ra những
thông tin minh chứng thuyết phục với khán giả. Hoạt động này đòi hỏi sự đầu tư khá
nhiều thời gian và công sức.
3.2.3.1. Các loại thông tin cần thu thập
Để biết được thu thập thông tin tư liệu như thế nào cho việc thuyết trình chúng ta cần
nắm được ba loại thông tin tư liệu cần thu thập:
Thông tin phải biết: Thuyết trình viên phải nắm vững và hiểu chính xác các thông
tin này để cung cấp cho khán giả. Điều đó có nghĩa là người thuyết trình cần phải
trang bị cho mình những kiến thức sâu sắc về lĩnh vực định trình bày và có lượng
thông tin phong phú để thuyết phục người nghe.
Thông tin cần biết: Cung cấp thêm căn cứ, dẫn chứng, minh họa, thuyết phục
người nghe. Ngoài những thông tin phải biết trong khuôn khổ bài thuyết trình thì
cần phải có thông tin tìm hiểu thêm bên ngoài để minh họa dẫn chứng cho bài
thuyết trình.
Thông tin nên biết: Những tư liệu thực tế, mô hình, số liệu cụ thể, ý tưởng mới lạ
làm tăng tính hấp dẫn của bài thuyết trình.
Để bắt đầu tiến hành nghiên cứu, thu thập tài liệu, bạn cần ghi nhớ mục tiêu chủ
yếu của buổi thuyết trình qua 3-4 điểm chính.
Khi đã vạch ra được hướng nghiên cứu nhất định, bạn hãy tiến hành việc thu thập
thông tin liên quan, ghi nhớ nguồn trích dẫn và điểm chính của tài liệu là gì. Sau đó
hãy suy nghĩ xem đây có phải là tài liệu mới nhất không về chủ đề thuyết trình?
cung cấp thông tin cập nhật nhất? Thông tin có chính xác không? Có cung cấp
nguồn tài liệu tham khảo? Bạn chỉ nên giữ lại những tài liệu đáp ứng được các tiêu
chí trên.
3.2.3.2. Các nguồn thu thập thông tin
Muốn thuyết trình thành công bạn phải giành nhiều
thời gian tìm tòi tư liệu, nghiên cứu đầy đủ các nguồn
tư liệu. Các nguồn để có thể thu thập thông tin như:
Đọc sách: Bạn có thể bắt đầu việc nghiên cứu bằng
cách chọn và xem một quyển sách tiêu biểu về chủ
đề bài thuyết trình và xem phần phụ lục tham khảo
trong sách để tìm kiếm nguồn tài liệu khác nữa.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
46 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
Đọc báo, tạp chí: Ngoài đọc các loại báo tạp chí được in thành ấn phẩm, bạn có thể
sử dụng dịch vụ đăng ký điểm tin (ví dụ: yahoo hay có, đăng ký gửi tin đến hòm
thư) để được cung cấp thường xuyên những chủ đề mà bạn quan tâm.
Tra cứu internet: Mỗi trang web trên mạng đều lưu trữ một khối lượng thông tin
phong phú và mọi người đều có thể truy cập, lưu lại, in ra và sử dụng như tài liệu
tham khảo. Thông tin trên Web còn có ưu điểm là được cập nhật thường xuyên so
với thông tin trên các ấn phẩm in ấn. Tuy nhiên phần lớn tài liệu trên Internet chỉ
tồn tại ở dạng điện tử, chỉ có một số ít đã biên tập để có thể đảm bảo tính tin cậy
như ở các tài liệu đã được in ấn. Vì vậy bạn cần phải thật cẩn thận khi sử dụng
thông tin tài liệu tra cứu từ Internet. Bạn cần biết chọn lọc, đánh giá tài liệu từ
Internet.
Thông tin trên internet là rất khổng lồ. Mỗi ngày Internet có hàng loạt địa chỉ mới
được thành lập. Vì vậy, bạn cần sử dụng các công cụ tìm kiếm để có thể thu thập
tài liệu tham khảo có giá trị. Một số các công cụ tìm kiếm hay được sử dụng để thu
thập tài liệu như:
+ Google ()
+ Yahoo ()
+ Alta Vista ()
+ Open Text ()
+ Lycos ()
Khi bạn sử dụng các công cụ tìm kiếm, bạn cần tìm kiếm bằng từ khóa hoặc
chủ đề.
Gặp gỡ các chuyên gia để có thể có những tư liệu quý giá. Các chuyên gia là
những người có kiến thức uyên bác, nghiên cứu sâu về chuyên môn. Họ sẽ cung
cấp và chia sẻ cho bạn những kiến thức mà bạn bỏ nhiều thời gian tìm kiếm trên
sách báo hoặc internet không thấy.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến của những người xung quanh như bạn
bè, gia đình và các quan hệ cá nhân. Có thể họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích
và cung cấp những tài liệu quý giá mà bạn không thể ngờ tới.
3.2.4. Xây dựng đề cương bài thuyết trình
3.2.4.1. Các kiểu bài thuyết trình
Thuyết trình để thông báo, giải thích: từ ngữ sử dụng trong bài thuyết trình phải dễ
hiểu, gần gũi. Thông tin đưa ra rõ ràng để người nghe hiểu một cách dễ dàng và có
sự thay đổi về nhận thức, tư duy.
Thuyết trình để thuyết phục: Có cách thức, bố cục riêng để đạt hiệu quả thuyết
phục. Lời lẽ giọng điệu sử dụng trong bài thuyết trình dạng này chiếm vị trí quan
trọng với sự thành công của bài thuyết trình.
Thuyết trình để giải trí, khích lệ: thông tin đưa ra cần dễ tiếp cận, có thể điều tiết
và giải tỏa tâm lý người nghe.
Người thuyết trình cần phải xác định được bài thuyết trình của mình ở dạng nào để
xây dựng đề cương và nội dung cho hợp lý.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 47
3.2.4.2. Phác thảo đề cương cho bài thuyết trình
Chuẩn bị đề cương phác thảo những nội dung chính từ các thông tin định trình bày
đóng vai trò rất quan trọng cho diễn biến bài thuyết trình của bạn. Một đề cương tốt là
cách đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài thuyết trình. Nó cho phép bạn trình bày
các vấn đề theo đúng trật tự và làm người nghe dễ hiểu hơn. Ngoài ra, đó cũng là cách
giúp bạn đảm bảo không bỏ sót bất kỳ điều gì.
Sắp xếp ý tưởng ban đầu cho bản phác thảo:
Giới hạn từ 3 đến 4 vấn đề chính cho phần nội dung của bài thuyết trình và trình
bày các ý theo thứ tự hợp lý. Trình tự sắp xếp các ý chính và trọng tâm của từng ý
sẽ ảnh hưởng đến thông điệp bạn muốn truyền tải tới người nghe. Có rất nhiều
cách khác nhau để trình bày các ý chính:
o Trình bày từng ý;
o Trình bày hết ý này sang ý khác;
o Trình bày theo thứ tự căn cứ vào mức độ quan trọng của ý;
o Trình bày theo diễn biến thời gian.
Trong khi trình bày nếu bạn muốn khán giả có ấn tượng nhất với một ý nào đó bạn
nên trình bày nó trước tiên và tiếp theo là các ý hỗ trợ, hoặc bất kỳ ý nào mà bạn
định trình bày trước. Bạn cũng có thể dùng cách trình bày lồng ghép các ý với
nhau, nhằm nêu bật tầm quan trọng của tất cả các ý.
Cấu trúc trình bày bài thuyết trình hiện đang được sử dụng phổ biến nhất là sắp
xếp ý này gối lên ý kia. Theo cách này, bạn có thể để ý kiến trước mở và sau khi
trình bày xong các ý kiến thì quay trở lại ý kiến này để kết thúc bài. Dưới đây là
bảng hướng dẫn các bạn sắp xếp các cấu trúc thuyết trình sao cho phù hợp với các ý:
Kiểu kết cấu Ứng dụng thực tế
Trình bày các ý riêng lẻ
Các ý được trình bày theo
trình tự phù hợp với một chủ
đề nhất định
Kiểu kết cấu này thường hữu ích cho các bài thuyết trình có tính
chính thức, như buổi trò chuyện có tính giáo dục hoặc các bài
giảng về lý thuyết quản trị. Nếu các cử tọa ghi lại những điều trình
bày, diễn giả nên giúp họ bằng cách tóm tắt lại từng ý và giới
thiệu ngắn gọn trước khi trình bày ý tiế
p theo.
Nhấn mạnh một ý
Ý chính được tiếp nối bằng
một vài ý khác
Kiểu kết cấu này có thể áp dụng trong các buổi nói chuyện với các
nhân viên về sự cần thiết phải nâng cấp dịch vụ khách hàng. Kết
cấu này mang tính nhấn mạnh và phù hợp trong trường hợp cử
tọa đã có đầy đủ thông tin về chủ đề thuyết trình. Điều này giúp
họ dễ tiếp thu các chi tiết hơn. Khi muốn trình này nột khía cạnh
khác trong cùng chủ dề, bạn áp dụng cấu trúc này cũng đem lại
hữu ích.
Gợi ý
Các ý được xây dựng theo kết
cấu gối ý và bổ sung cho
nhau khá chặt chẽ
Kiểu kết cấu này thích hợp nhất đối với những buổi nói chuyện
thân mật trước các cử tọa có quy mô nhỏ, như những buổi hội
họp của các đồng nghiệp, những người đã quen với các vấn đề
trình bày và có thể ngồi nghe một bài thuyết trình tương đối phức
tạp. Các ý g
ối nhau sẽ khuyến khích cử tọa tranh luận và tham gia
vào buổi thuyết trình.
Nguồn: Kỹ năng thuyết trình – Tim Hindle
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
48 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
Dưới đây là một ví dụ về một đề cương kết cấu bài thuyết trình được phác thảo sơ
lược. Bạn có thể lấy đề cương này làm cơ sở và dựa trên cơ sở chủ đề trong quá trình
nghiên cứu để mở rộng thêm, đồng thời bạn cần tìm kiếm thông tin và chuẩn bị cho
bài thuyết trình.
A. Tại sao phải cần thiết đào tạo?
1. Nhân viên được lợi từ các khóa nâng cao nghiệp vụ.
2. Nhân viên mới sẽ nắm được quy trình đúng nhất.
B. Các hoạt động đào tạo gồm:
1. Nâng cao nghiệp vụ
Kiểm tra trình độ kỹ năng
Thiếu sót trong kiến thức
2. Các vấn đề thực tế
C. Kết quả mong muốn
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động
2. Năng suất gia tăng
Qua ví dụ trên bạn có thể thấy, để bắt đầu phác thảo đề cương cho bài thuyết trình bạn
cần xác định 3 – 4 ý chính (A, B, C ), sau mỗi ý xác định tiếp các chủ đề phụ (1, 2, )
và tiếp tục với các ý nhỏ của các chủ đề phụ này (i, ii ).
Một số lưu ý các bạn cần chú ý khi phác thảo đề cương cho bài thuyết trình:
o Cấu trúc bài thuyết trình gồm 3 phần: Mở đầu – thân bài – kết thúc.
o Các ý của đề cương phải có trật tự hợp lý và có logic để dễ nhớ.
o Các ý phải liên kết với nhau.
o Đề cương cần ngắn gọn, đơn giản sao cho nhìn qua bạn cũng đọc được.
o Có thể gạch chân hoặc sử dụng bút màu làm nổi bật những ý chính mà bạn
muốn nhấn mạnh.
o Có thể sử dụng những ký hiệu để đánh dấu đoạn dừng, đoạn nhấn mạnh, nói
chậm, nói to.
3.2.4.3. Cấu trúc của một bài thuyết trình
Để thu hút người nghe và trình bày những vấn đề định nói một cách đầy đủ, theo trình
tự hợp lý và logic, một bài thuyết trình cần được xây dựng với cấu trúc: Mở bài, thân
bài và kết thúc một cách rõ ràng, thời gian cho từng mục được xây dựng có kế hoạch,
với mỗi ý đều có những dẫn chứng và minh họa thuyết phục. Sau đây chúng ta cùng
tìm hiểu từng phần của một bài thuyết trình.
Mở đầu
Đây là phần quan tr
ọng nhất của bài thuyết trình, là bước tiếp xúc đầu tiên với khán
giả. Việc tạo ấn tượng tốt ở bước khởi đầu này rất có ý nghĩa.
Phần mở đầu cần tự nhiên, gây ấn tượng, ngắn gọn, lôi cuốn sự chú ý của khán giả.
Đồng thời cũng cần tạo ra sự khái quát rất cao đặc biệt là phải lôi cuốn, kích thích
hứng thú của khán giả và làm rõ chủ đề của bài thuyết trình.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 49
Trong một bài thuyết trình khoảng 45 phút, sự tập trung cao của người nghe thường ở
khoảng 10 phút đầu, sau đó giảm dần cho tới phút 30 – 35 rồi tăng trở lại ở khoảng 10
phút cuối của bài thuyết trình. Dưới đây là biểu đồ biểu thị thời gian tập trung chú ý
điển hình của khán giả trong một bài thuyết trình khoảng 45 phút:
Bạn cần lưu ý, mức độ tập trung chú ý của khán giả ngay tại thời điểm khởi đầu là
không cao nên, tốt nhất bạn nên để dành các ý quan trọng nhất để trình bày sau khi bài
thuyết trình được vài phút.
Có 2 cách mở đầu là mở đầu trực tiếp và mở đầu gián tiếp
Mở đầu trực tiếp: Người thuyết trình giới thiệu trực tiếp chủ đề và nội dung bài
thuyết trình. Hình thức này thường được thực hiện với những bài nói có nội dung
làm quen, thời gian thuyết trình ngắn hoặc những bài giảng, bài thuyết trình có
tính chất thông báo, giải thích.
Mở đầu gián tiếp: Người thuyết trình đưa ra một lập lập nào đó rồi dẫn dắt người
nghe đến với chủ đề của bài thuyết trình.
Với việc mở đầu theo phương pháp gián tiếp người thuyết trình có nhiều cách để
tạo ấn tượng và lôi cuốn khán giả tập trung vào bài thuyết trình của mình ngay từ
những phút ban đầu như:
o Đưa ra câu hỏi;
o Sự thật hay thống kê gây ngạc nhiên;
o Trích dẫn hài hước hoặc nổi tiếng;
o Đưa ra giai thoại, trích dẫn nổi tiếng;
o Sự kiện thời sự;
o Con số gây ngạc nhiên;
o Câu chuyện liên quan đến chủ đề;
o Đặt ra một tình huống “giả sử rằng”.
Tất cả những vấn đề đưa ra giúp cho khán giả có một định hướng ban đầu, họ chăm
chú tiếp tục lắng nghe những phần tiếp theo. Mỗi loại bài thuyết trình có những đặc
điểm nội dung khác nhau, phong cách của người thuyết trình cũng khác nhau. Vì vậy
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
50 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
người thuyết trình cần phải dựa vào đặc điểm riêng đó để chọn cho mình cách mở đầu
phù hợp nhất. Không nên kết hợp tất cả các cách mở đầu trên mà nên chọn một hoặc
vài cách và cần tạo cho mình phong cách riêng.
Ví dụ về cách mở đầu:
Đưa ra chủ đề nóng được nhiều người quan tâm: “Lạm phát là chủ đề nóng bỏng hiện
nay vì vậy bài thuyết trình của tôi ngày hôm nay sẽ nói về vấn đề này”.
Hoặc bắt đầu bằng những con số gây ấn tượng: “Như các bạn đã biết công ty này đang
mất dần thị phần, thế mà chúng tôi lại bị buộc phải tăng doanh số bán hàng thêm 20 –
25% cơ đấy. Làm sao chúng tôi có thể làm được điều này trong khi thị trường đang
xuống dốc? Bạn sẽ biết điều đó ngay sau khi nghe bài thuyết trình của tôi”.
Sau khi xác định được cách mở đầu, bước kế tiếp là chuẩn bị nội dung phần mở đầu.
Với mỗi cách mở đầu khác nhau thì nội dung của phần mở đầu cũng sẽ khác nhau
nhưng bất kỳ nội dung một phần mở đầu của bài thuyết trình nào cũng có ba yêu cầu:
Chào hỏi và làm quen: mục đích là để cung cấp thông tin và xác định rõ vai trò của
bạn với bài thuyết trình. Trong khi giới thiệu bạn cũng nên đưa thêm chức vụ và
kinh nghiệm của mình.
Nêu nội dung trình bày: Sau khi giới thiệu bạn nên đưa ra chủ đề chính và mục
đích của bài thuyết trình, giới thiệu ngắn gọn cấu trúc của bài thuyết trình.
Thông báo thời gian thuyết trình: Để duy trì sự chú ý của khán giả bạn nên thông
báo thời gian thuyết trình và thời gian này càng ngắn càng tốt.
Bên cạnh đó bạn có thể thông báo phương thức tiến hành thuyết trình và phương thức
trả lời câu hỏi với khán giả.
Ví dụ về một số câu thường dùng trong phần mở đầu của bài thuyết trình:
Phần chào hỏi làm quen
Chào mừng các bạn!
Xin chào mọi người!
Kính chào quý vị đại biểu!
Phần nêu nội dung
Bài thuyết trình của tôi gồm ba phần. Đầu tiên là…….Phần thứ hai là…….Thứ ba
là…….Cuối cùng là………
Tôi sẽ nói về………
Tôi sẽ nói qua về…….
Tôi sẽ nói cho các bạn vài điều căn bản về……
Tôi sẽ cho các bạn nghe lịch sử của……
Tôi muốn tập trung nói về ……
Phần thông báo thời gian và phương thức trả lời thuyết trình:
Trong khoảng thời gian 30 phút, tôi sẽ ……
Trong khi tôi thuyết trình, các bạn có thể đặt câu hỏi bất kỳ lúc nào.
Tôi sẽ giành thời gian cuối buổi thuyết trình để cho phần giải đáp thắc mắc.
Sau khi tôi thuyết trình các bạn có thể đưa ra câu hỏi của mình.
Với những gợi ý trên các bạn hãy chuẩn bị phần mở đầu cho bài thuyết trình của nhóm trong
buổi học tập trung.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 51
Thân bài
Thông thường trong một buổi thuyết trình, sự tập trung cao nhất của khán giả đạt được trong
20 phút đầu và 10 phút cuối của buổi thuyết trình.
Sau 20 phút có thể quên 40% những gì nghe được, sau nửa ngày đã quên mất 60% và sau
một tuần thì tới 90% nội dung có thể bị quên. Chính vì vậy xác định nội dung chính là điều
rất quan trọng.
Bất kỳ nội dung bài phát biểu nào cũng cần phải có sự logic và trình bày một cách rõ
ràng với thông tin đầy đủ. Để không bỏ sót bất kể điều gì, bạn có thể sử dụng trình tự
soạn thảo nội dung bài thuyết trình sau:
1. Giới hạn thân bài từ 3-4 ý chính, các ý này đã được xác định trong phần phác thảo
đề cương thuyết trình. Người thuyết trình cần bám sát vào dàn ý trong đề cương để
soạn thảo nội dung.
2. Phác thảo nội dung chi tiết bài thuyết trình: Đầu tiên bạn hãy hình dung ra những
từ mà bạn muốn khán giả nghe, viết ra tất cả những điều bạn muốn đưa vào trong
bài thuyết trình.
3. Hoàn chỉnh nội dung bài thuyết trình: sau khi có được bản phác thảo nội dung đầu
tiên bạn nên đọc lại bản thảo một lượt để chắc rằng các dữ kiện được sắp xếp theo
trật tự hợp lý, logic và mọi thông tin cần thiết đã được đưa vào. Bạn nên chỉnh đi
chỉnh lại cho đến khi hài lòng với nó.
Phân bổ thời gian thuyết trình cho hợp lý, đảm bảo thời lượng đủ cho việc truyền tải
thông tin ở cả ba phần mở đầu, thân bài, kết thúc.
Để có thể soạn thảo nội dung bài thuyết trình được tốt nhất bạn cần lưu ý:
Không đưa những thông tin rườm rà, không cần thiết vào bài thuyết trình. Bạn nên
đưa vào những thông tin quan trọng để tăng tính hấp dẫn cho bài thuyết trình. Các
thông tin đã được thu thập và chọn lựa trong quá trình nghiên cứu trước đây. Mức
độ ưu tiên của thông tin gồm ba loại: Thông tin phải biết, thông tin nên biết và
thông tin cần biết.
Triển khai các vấn đề theo dạng các câu hỏi tại sao, như thế nào… Tự đặt câu hỏi
và trả lời câu hỏi bạn sẽ tự lường trước được các câu hỏi và tình huống cần có
trong bài thuyết trình.
Bạn nên nghĩ ra nhiều cách, ý tưởng khác nhau để diễn đạt cùng một ý. Sau đó
chọn ra cách mà bạn thấy mình trình bày một cách tự nhiên nhất. Bạn cũng cần sử
dụng những cấu trúc câu đơn giản và dễ hiểu để diễn đạt ý. Để có thể viết được các
câu tự nhiên và đơn giản, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Nên Không nên
Sử dụng những câu đơn giản, trực tiếp
Sử dụng đại từ “tôi” và “các bạn”
Sử dụng các động từ tích cực (chạy, đi,
làm, sử dụng…)
Điểm xuyết bài thuyết trình bằng các tính từ.
Chuẩn bị và tập trình bày trước để tránh sai
sót.
Đưa vào các ví dụ và so sánh tương đồng
để minh họa cho các ý.
Không dùng những biệt ng
ữ hoặc ngôn ngữ
không phù hợp.
Tránh đưa vào các ý không phù hợp.
Không nên soạn bài thuyết trình theo kiểu
“văn viết”.
Tránh tạo áp lực cho cử tọa bằng cách
cung cấp quá nhiều thông tin chi tiết.
Không tỏ vẻ kiểu cách với cử tọa.
Không bắt chước người khác, bởi nó có thể
hợp với họ, nhưng không hợp với bạn.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
52 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
Khi viết bạn cần phải xác định được sự khác nhau giữa văn nói và văn viết. Dưới
đây là một số gợi ý để bạn có thể điều chỉnh văn viết phù hợp với văn nói:
Cấu trúc câu Cách thể hiện
Nói: “Tôi đang làm việc với hệ thống kế toán…”
Thay vì: “Hệ thống kế toán mà tôi đang làm là…
Ngữ pháp
Hãy cố tránh những câu đúng về mặt ngữ
pháp nhưng khi đọc lên có vẻ cứng nhắc.
Để
tạo ấn tượng trực tiếp hãy sử dụng
ngôi thứ nhất, thứ hai (Tôi và các bạn
)
và các động từ chủ động.
Nói: “Các anh phải công nhận những vấn đề này…”
Thay vì: “Điều quan trọng là phải công nhận những
vấn đề này…”
Nói: “Chi phí thấp và sản lượng tăng – đó là những
điều chúng ta cần phải làm”
Thay vì: “Chúng ta cần cắt giảm chi phí và nâng cao
sản lượng”
Cú pháp
Luôn đặt những sự kiện quan trọng hay thú
vị nhất lên đầu tiên. Không nên mở đầu
câu bằng một mệnh đề phụ hoặc những lời
lẽ cần để trong ngoặc đơn.
Nói: “Điều này có thể tạo sự khác biệt hoàn toàn”
Thay vì: “Mặc dù đây là những chi tiết nhỏ, song nó có
thể tạo sự khác biệt”.
Nguồn: Kỹ năng thuyết trình – Tim Hindle
Nên bổ sung thêm các ví dụ thích hợp để nhấn mạnh các ý chính.
Sử dụng dẫn chứng minh họa phù hợp:
Trong khi thuyết trình, nhiều khi bạn phải sử dụng đến hình ảnh, dẫn chứng minh
họa như đồ thị, hình ảnh, bảng số liệu thống kê Vậy thì khi dùng hình ảnh dẫn
chứng minh họa bạn phải giới thiệu chúng như thế nào đây? Trong khi sử dụng
hình ảnh minh họa hãy nhớ để khán giả có thời gian để hiểu thông tin của dẫn
chứng minh họa, bạn nên tạm ngừng nói trong giây lát để khán giả có thời gian
nhìn phần minh họa mình đưa ra và sau đó, hãy giải thích tại sao hình ảnh hay dẫn
chứng minh họa đó lại quan trọng.
Ví dụ: Bạn có thể dùng những cụm từ sau khi thuyết trình đến phần minh họa này:
Biểu đồ này cho thấy…
Nhìn vào đồ thị này…
Nhìn vào đây, các bạn sẽ thấy…
Tôi muốn các bạn hãy nhìn vào đây…
Biểu đồ này minh họa số liệu…
Biểu đồ này cho thấy sự sụt giảm của …
Chuyển ý giữa các chủ đề: Những thông
tin mà bạn đang nói có thể đều mới mẻ
đối với khán giả. Chỉ có bạn mới biết rõ
cấu trúc bài nói nhưng bạn nên cho khán
giả biết khi bạn chuy
ển sang một ý mới,
có như vậy khán giả mới tiện theo dõi và
sẵn sàng nghe những điều tiếp theo.
Không nên chuyển ý một cách đột ngột vì
như vậy người nghe sẽ rất bất ngờ. Hơn nữa việc dùng các từ nối còn giúp cho
người nghe tập trung hơn.
Bạn có thể nối các ý bằng các từ như:
“Vâng”
“Đúng thế” hay “đúng vậy”
Tôi muốn chuyển sang nói về…
Tôi muốn chuyển sang…
Đó là tất cả những gì tôi muốn nói về…
Bây giờ tôi muốn xem xét tới vấn đề…
Điều này dẫn tới ý tiếp theo…
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 53
Ngắt nhịp trình bày hợp lý: Khi cần nhấn mạnh một ý nào đó hoặc khi chuyển tiếp
từ ý này sang ý khác bạn nên có sự ngắt nhịp hoặc lặp lại ý đó một lần nữa.
Chuẩn bị những mẩu giấy ghi chú: Thay vì liệt kê trên một mặt giấy toàn chữ bạn
có thế liệt kê vài ý chính trên một mẩu giấy. Viết những ý chính ngắn gọn cô đọng
hoặc những từ những đoạn quan trọng trong bản phác thảo nội dung thuyết trình
và đánh số hoặc ký hiệu sao cho mình dễ nhìn nhất khi trình bày.
Kết thúc
Bạn có mở đầu bài thuyết trình lôi cuốn, nội dung nhiều thông tin hấp dẫn nhưng kết
thúc hụt hẫng, khán giả sẽ cảm thấy thế nào? Bài thuyết trình của bạn liệu đã thành
công chưa? Phần kết thúc ấn tượng cũng quan trọng không kém với phần mở đầu. Để
kết thúc bài thuyết trình ấn tượng bạn cần:
Lôi kéo sự chú ý của thính giả: Bạn cần phải làm cho khán giả biết bài thuyết trình
của mình đang đi dần vào phần kết thúc. Bạn có thể sử dụng những cụm từ như
“Về ý cuối cùng” hoặc “để kết luận” nhằm thông báo cho khán giả bạn sắp tóm lại
những gì vừa trình bày. Khán giả sẽ chú ý tập trung để nắm bắt lại những điều đã
bỏ sót.
Thông báo trước khi kết thúc: bạn cũng đừng ngại việc thông báo rõ khi kết thúc
bài thuyết trình. Bạn có thể sử dụng những cụm từ như “tóm lại”, “tổng kết lại”
hay “cuối cùng” để cho khán giả biết rằng đây là phần kết thúc bài thuyết trình.
Tóm tắt lại những điểm chính: hãy trình bày lại những điểm chính của bài thuyết
trình một cách thật ngắn gọn, nhấn mạnh vào điểm cốt lõi hoặc đưa ra một thông
điệp quan trọng liên quan tới bài thuyết trình
Kết thúc bằng một nhận xét tích cực: Bạn có thể nhấn mạnh những lợi ích hay biểu
lộ sự tin tưởng với khán giả khi nghe xong bài thuyết trình. Đưa ra một nhận định
để có thể lưu lại trong lòng khán giả một ấn tượng tốt đẹp. Không giảng giải lan
man dài dòng những nhận định cuối đó.
Bạn nên mỉm cười và cám ơn khán giả đã tham dự buổi thuyết trình.
3.2.4.4. Chuẩn bị tâm lý và hình thức cho buổi thuyết trình
Chuẩn bị về tâm lý và hình thức cũng là yếu tố quan trọng như việc chuẩn bị bài
thuyết trình. Cùng với nội dung thuyết trình, tác phong chuyên nghiệp và tự tin sẽ góp
phần quyết định sự thành công của một buổi thuyết trình.
Chuẩn bị tâm lý
Tâm lý run sợ, hồi hộp, lo lắng là những yếu tố mà
các thuyết trình viên hay mắc phải, nhất là đối với
những thuyết trình viên mới. Khi đứng trước một
lượng khán giả lớn, người thuyết trình hay mất bình
tĩnh, mất tự tin và cảm thấy khó truyền tải thông tin
tới khán giả. Đây là một rào cản không nhỏ với
người thuyết trình.
Hầu hết mọi người đều căng thẳng khi mới thuyết trình. Khán giả sẽ nhìn nhận và
hiểu được sự căng thẳng của bạn. Nhưng thực tế, đa số khán giả khi đến tham dự
buổi thuyết trình là muốn biết thông tin, chứ không phải chỉ đến để đánh giá thuyết
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
54 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
trình viên. Nếu thông tin người thuyết trình mang đến thực sự hữu ích với khán giả
thì sẽ làm yếu tố căng thẳng giảm bớt. Nếu mình căng thẳng quá thì sẽ rất khó
truyền đạt thông tin tới khản giả. Vì vậy làm thế nào để vượt qua sự căng thẳng là
điều rất quan trọng. Để không bị căng thẳng bạn cần:
o Nắm chắc nội dung bài thuyết trình;
o Chuẩn bị chu đáo và thực hành thuyết trình trước;
o Đọc/nhớ một số ý chính đầu tiên;
o Trong quá trình thuyết trình nên nhìn mọi người và cười tươi;
o Di chuyển và hít thở sâu;
o Suy nghĩ theo hướng tích cực.
Bạn hãy suy nghĩ và viết ra lý do khiến bạn hay bị căng thẳng mất tự tin thậm chí lo sợ
khi phải đứng lên trình bày hay thuyết trình một vấn đề trước đám đông (trong 5 phút):
…………
…………
Hình thức bên ngoài
Ấn tượng ban đầu thường rất mạnh mẽ và khó thay đổi. Chúng ta thường đánh giá
về một người trong lần gặp đầu tiên qua cách ăn mặc và phong thái của họ. Tương
tự, khi bạn bước lên bục phát biểu, cũng hình thành những đánh giá về bạn dựa
trên những ấn tượng mà họ nhìn thấy bạn. Do đó, việc chọn lựa và quyết định
chuyển tải hình ảnh như thế nào đến khán giả qua cái nhìn đầu tiên có ý nghĩa rất
quan trọng. Đôi khi việc tạo được ấn tượng đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với
sự thành công của bài thuyết trình. Để gây ấn tượng tốt, bạn cần chú ý những vấn
đề sau:
o Quan tâm đến hình thức bên ngoài để gây ấn tượng tốt đẹp ngay từ ban đầu.
o Đảm bảo rằng hình thức bên ngoài của bạn không trái ngược với thông điệp
trình bày.
o Chọn bộ trang phục mà khi mặc bạn thấy thoải mái, lịch sự.
o Cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, thái độ cần tự tin, nhẹ nhàng.
Luyện tập để thành công
Luyện tập thuyết trình là khâu thiết yếu trong quá trình chuẩn bị. Thành công hay
thất bại của buổi thuyết trình phụ thuộc vào sự chuẩn bị và diễn tập của bạn.
Vì vậy luyện tập càng nhiều càng tốt. Trong quá trình luyện tập bạn cần:
o Ghi nhớ tư liệu và trình tự trình bày
o Luyện tập giọng nói với những âm điệu phù hợp.
o Luyện tập theo nhóm để mọi người có thể góp ý cho bạn.
o Luyện tập để căn đúng tiến độ thời gian thuyết trình.
o Thể hiện giao tiếp phi ngôn từ như giao tiếp bằng mắt, động tác tay hoặc hình thể.
Luyện tập là cơ hội tốt nhất để bạn hoàn thiện bài thuyết trình, đảm bảo sức thuyết
phục cho nội dung bạn định trình bày. Lúc đầu bạn nên đọc toàn bộ bản thuyết trình
đã chuẩn bị, khi cảm thấy hài lòng và thoải mái hãy đứng trước gương thử thuyết trình
và sử dụng các mẩu giấy ghi nhớ. Lần đầu có thể bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, không
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 55
thoải mái nhưng sau đó, bạn rút kinh nghiệm và dần trở nên bình tĩnh, tự tin hơn.
Bạn cứ luyện tập cho đến khi nào không còn thấy bị phụ thuộc vào các mẩu giấy
ghi nhớ. Khi đã sẵn sàng, bạn nên thử thuyết trình cho một số người bạn nghe để
họ góp ý thậm chí là hướng dẫn bạn sửa các nhược điểm. Trong khi luyện tập, một
điều bạn cần chú ý đó là kiểm soát âm lượng giọng nói, nói một cách truyền cảm
để mọi người đều nghe rõ bạn.
3.2.5. Các công tác hậu cần cho buổi thuyết trình
Các công tác hỗ trợ và công tác hậu cần cho buổi thuyết trình đóng vai trò quan trọng
làm nên sự thành công của buổi thuyết trình. Bạn cần lên kế hoạch cẩn thận và thiết
thực để có nhiều thời gian tập trung hoàn thiện bài thuyết trình đồng thời tránh được
các vấn đề phát sinh.
Bạn có thể tham khảo các bước dưới đây để chuẩn bị các công việc liên quan tới việc
tổ chức buổi thuyết trình:
Nguồn: Kỹ năng thuyết trình – Tim Hindle
Trong quá trình sắp xếp lịch trình bạn cần chú ý đến những vấn đề sau: Lúc nào thì
chuẩn bị xong nội dung bài thuyết trình. Nếu địa điểm thuyết trình ở xa thì bạn cần lên
kế hoạch đi lại và ăn nghỉ. Chuẩn bị sẵn sàng về hình thức và tâm lý cho bản thân
trước khi thuyết trình 3 tiếng. Dành 1 tiếng trước thuyết trình để xem xét lại nội dung
bài thuyết trình. Thiết bị hỗ trợ thuyết trình như thế nào?
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
56 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
Một số vấn đề liên quan tới công tác tổ chức và hậu cần:
Nắm rõ địa điểm thuyết trình
Địa điểm thuyết trình là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của buổi
thuyết trình. Bạn nên xem xét trước địa điểm bạn sẽ thuyết trình để nắm rõ cách
bố trí khán phòng từ đó chọn cho mình chỗ đứng, cách di chuyển hợp lý. Bạn cũng
nên xác định xem liệu có vật cản nào che khuất tấm nhìn của khán giả không.
Đồng thời kiểm tra vị trí cửa ra vào, ổ điện, các thiết bị khác và cố gắng cảm nhận
bầu không khí trong phòng.
Lên kế hoạch đi lại
Bạn cần tính toán kỹ lưỡng thời điểm khởi hành để tránh tình trạng đến muộn và
không đủ thời gian chuẩn bị. Thời gian cần thiết để cho việc đi lại sẽ là thời điểm
có mặt tại địa điểm thuyết trình cộng thời gian đi lại và cộng thêm ít nhất khoảng 1
tiếng để đảm bảo an toàn. Nếu phải di chuyển xa bằng máy bay hoặc tàu thì bạn
cần dự trù thêm trường hợp trễ bay đồng thời cần bố trí thêm thời gian nghỉ ngơi
phục hồi sức khỏe trước khi tham dự thuyết trình. Dưới đây là một số các yêu cầu
đặt ra cho việc đi lại:
Nguồn: Kỹ năng thuyết trình – Tim Hindle
Chuẩn bị các tài liệu có liên quan.
Để tăng thêm phần ấn tượng và hấp dẫn của bài thuyết trình với khán giả, bạn nên
chuẩn bị thêm các tài liệu khác hỗ trợ nhằm minh chứng và cụ thể hóa vấn đề bạn
trình bày.
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 57
Các tài liệu hỗ trợ có thể là bản tóm tắt các ý chính của bài thuyết trình, bản in nội
dung slide bạn đang dùng để trình bày, các bài báo hay tạp chí bổ sung thông tin
cho bài thuyết trình. Bạn cần chỉ dẫn để khán giả hiểu về nội dung và mục đích sử
dụng từng loại tài liệu nếu bài thuyết trình có nhiều loại tài liệu.
Hệ thống âm thanh ánh sáng
Trong quá trình kiểm tra địa điểm thuyết trình, bạn cần chú ý đến việc kiểm tra hệ
thống ánh sáng để đảm bảo: độ sáng đầy đủ khắp phòng, sân khấu được chiếu sáng
đủ. Nếu phòng có nhiều cửa sổ cần kéo màn cửa sổ để che bớt ánh sáng khi sử
dụng thiết bị màn chiếu.
Trong những trường hợp thuyết trình ở hội trường lớn đông người hoặc ngoài trời
bạn nên sử dụng micro và hệ thống loa. Khi kiểm tra âm thanh bạn nên nhờ người
đứng ở một vài vị trí khác nhau trong phòng để xem tại đó họ có thể nghe rõ bạn
nói không.
Phương tiện nghe nhìn
Trong Bài 3, của giáo trình Phát triển kỹ năng cá nhân 1, chúng ta đã đề cập tới
nghiên cứu của giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian - trường Đại học UCLA-
thống kê có ba loại phương tiện giao tiếp như sau:
Cựu giáo sư tâm lý học của trường Đại học
UCLA là Albert Mehrabian là người tìm ra
quy luật 7% - 38% - 55%.
Chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ.
38% liên quan đến ngữ điệu, chẳng hạn
âm lượng, giọng nói, sự diễn cảm trong
cách diễn đạt…
55% quá trình giao tiếp liên quan đến các yếu tố phi ngôn từ.
(Nguồn:Báo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần)
Qua bài nghiên cứu này các bạn có thể thấy sức mạnh truyền đạt qua ngôn từ chỉ có
7%, qua giọng nói là 38%, qua hình ảnh là 55% vì thế các phương tiện nghe nhìn sẽ
đóng một phần không nhỏ với sự thành công của bài thuyết trình. Các phương tiện hỗ
trợ nghe nhìn sẽ giúp minh họa rõ ràng hơn những vấn đề phức tạp.
Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị nghe nhìn, việc chọn lựa các loại thiết bị hỗ trợ
cũng khá quan trọng. Bạn cần chọn lựa thiết bị phù hợp với bài thuyết trình và quy
mô khán giả.
Khi có ý định sử dụng các thiết bị nghe nhìn, bạn nên đến kiểm tra khán phòng xem ở
đó đã có sẵn những thiết bị bạn dự định sử dụng chưa. Bạn cần dành thời gian để tập
làm quen với việc sử dụng và các thao tác điều khiển thiết bị này để tránh các trục trặc,
hư hỏng xảy ra khi đang thuyết trình. Ngoài ra, bạn nên đề phòng những trục trặc kỹ
thuật có thể xảy ra với các thiết bị bằng cách in tài liệu phát trước cho khán giả.
Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng các thiết bị nghe nhìn thông dụng:
Giọn
g
nói
38%
Lời từ
7%
Hình ảnh
cử chỉ
55%
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
58 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
Các loại thiết bị hỗ trợ Ví dụ
Độ phức tạp thấp
Ưu điểm của các thiết bị kiểu này là
tính đơn giản, có thể sự dụng không
cần điện năng. Tuy nhiên, công tác
chuẩn bị mất rất nhiều thời gian. Vì
thế, bạn nên hoàn tất chúng trước
vài ngày của buổi thuyết trình. Loại
thiết bị hỗ trợ này có thể vẽ trên giấy
rồi in ra nhiều bản phân phát cho các
cử tọa để
làm tư liệu chứng minh
cho các vấn đề khi người thuyết trình
nêu ra. Cách này chỉ có thể áp dụng
cho các cử tọa với quy mô nhỏ.
Bản in để phát
Tốt nhất nên phân
phát các bản in trước
hoặc vào giờ giải lao
của buổi thuyết trình,
và trong khi thuyết
trình bạn nhớ giải
thích để cử tọa hiểu
mục đích của bản in
này.
Bảng viết
Nên sử dụng bả
ng viết
để minh họa những vấn
đề được trình bày trong
buổi thuyết trình không
chính thức và với số
lượng cử tọa ít. Hãy tạo
điều kiện cho các cử tọa
ngồi hàng ghế sau cùng
nhìn rõ chữ viết trên
bảng.
Bảng giấy
Hãy vẽ các biểu đồ,
đồ thị minh họa trên
giấy cứng, khổ lớn để
minh họa cho các vấn
đề khi bạn trình bày.
Đánh dấu các
điểm
quan trọng và đảm
bảo những người ngồi
sau cùng đều thấy rõ.
Độ phức tạp trung bình
Các thiết bị hỗ trợ thuộc nhóm này
được sử dụng rất phổ biến do hiệu
quả mà nó đem lại cao và không quá
phức tạp về các thao tác kỹ thuật.
Bạn có thể lắp đặt các thiết bị này
vào ngày thuyết trình, nhưng trước
đó nên hoàn tất việc in ấn các tài
liệu dự kiến sẽ sử dụng kết hợp cùng
các thiết bị này.
Máy chiế
u
Hãy sắp xếp sẵn các
đoạn/ hình minh họa
có liên quan đến thứ
tự nội dung mà bạn
trình bày. Đồng thời,
bạn hãy tập thuyết
trình cùng máy chiếu
trước khi thuyết trình
chính thức.
Máy chiếu
Để minh họa các bảng
biểu, cách tốt nhất là
bạn nên dùng máy
chiếu. Chỉ sử dụng
thước khi bạn muốn cử
toạ tập trung vào một
biểu đồ hay một con số
nhất định mà không
làm ảnh hưởng đến tầm
nhìn của các cử tọa vào
bảng biểu đang chiếu.
Hệ thống âm thanh
Nếu phải phiên dịch,
bạn nên sử dụng hệ
thống trang thiết bị
âm thanh cùng với tai
nghe, Ngoài ra, khi
diễn thuyết trước cử
toạ có quy mô lớn,
mi-crô, tăng âm và loa
là các thiết bị không
thể thiếu.
Độ phức tạp cao
Do tính năng kỹ thuật cao, nên có
thể bạn phải cần một đội ngũ chuyên
nghiệp để lắp đặt và sử dụng các
thiết bị hỗ trợ này. Hiệu quả đem lại
có thể rất cao, nhưng các thiết bị
càng phức tạp thì nguy cơ hư hỏng
hay gặp trục trặc càng lớn.
Video
Sử dụng thiết bị video
để chi
ếu các hình ảnh
động hoặc thậm chí là
đoạn băng về một
diễn giả nào đó giải
thích lý do không thể
có mặt tại buổi thuyết
trình.
Thiết bị đa phương
tiện
Có thể sử dụng đĩa CD
để chiếu các hình ảnh
động và âm thanh trên
một màn hình lớn. Hoặc
bạn cũng có thể thuê
chuyên gia phần mềm
viết các phần mềm
phục vụ
cho buổi thuyết
trình của bạn.
Đồ họa trên máy
tính
Hiện nay, máy tính có
nhiều phần mềm sở
hữu các tính năng
hiển thị đồ họa, biểu
đồ hoặc hình ảnh ba
chiều trên màn ảnh.
Bạn có thể sử dụng
các đồ họa chuyển
động để minh họa sự
chuyển động của các
biểu đồ.
Nguồn: Kỹ năng thuyết trình – Tim Hindle
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
PSD102_Bai 3_v2.0013106207 59
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Thực tế đã cho thấy, thuyết trình là hoạt động diễn ra khá thường xuyên trong môi trường làm
việc. Nếu trình bày một vấn đề một cách thuyết phục, người thuyết trình sẽ truyền tải thông điệp
cần thiết và tạo ra những tác động tích cực đến người nghe. Thông qua đó có thể tăng cường uy
tín cũng như khả năng ảnh hưởng đến người khác.
Bài giảng Kỹ năng thuyết trình (phần 1) gồm 2 nội dung: Thuyết trình là một loại hoạt động giao
tiếp và Chuẩn bị thuyết trình.
Thuyết trình là một loại hoạt động giao tiếp
Khái niệm thuyết trình;
Vai trò của hoạt động thuyết trình;
Các giai đoạn của buổi thuyết trình
Chuẩn bị thuyết trình
Chọn chủ đề;
Tìm hiểu khán giả;
Thu thập thông tin tư liệu;
Xây dựng nội dung bài thuyết trình;
Chuẩn bị tâm lý và hình thức cho buổi thuyết trình;
Công tác hậu cần cho buổi thuyết trình
Bài 3: Kỹ năng thuyết trình (Phần I)
60 PSD102_Bai 3_v2.0013106207
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1: Bạn được bầu là nhóm trưởng. Bạn đang phải trình bày cho nhóm về kế hoạch học tập và
hình thức học nhóm của các môn học trong môi trường E-learning. Bạn muốn cung cấp những
thông tin liên quan và hữu ích nhất để các thành viên nhóm không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu tham gia
học tập. Bạn cũng muốn từ đó nhóm sẽ đoàn kết và phát triển hơn. Bạn có tổng cộng 15 phút
cộng thêm một chút thời gian cho các câu hỏi.
Câu hỏi:
1. Hãy phác thảo phần giới thiệu và phần kết luận. Mỗi phần ngắn gọn 1-2 câu.
2. Bạn hãy sắp xếp các ý chính theo một trình tự hợp lý để bài nói cô đọng, súc tích (không nên
quá 5 ý).
3. Hãy lấy một tờ giấy note hoặc một quyển sổ ghi chép ghi chữ mở đầu, sau đó ghi những điều
bạn muốn nói trong phần mở đầu càng ngắn càng tốt. Tương tự với phần thân bài và kết lu
ận.
Bài 2: Bạn được đánh giá là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng.
Tại một hội thảo chuyên đề của công ty, có các khách hàng chiến lược tới dự, bạn được ban lãnh
đạo phân công trình bày 30 phút về chủ đề “Tầm ảnh hưởng của chính sách lãi suất tới các ngân
hàng thương mại”.
Bạn có rất nhiều thông tin, kinh nghiệm tâm đắc muốn chia sẻ và bạn cũng muốn tận dụng cơ hội
này để “chứng minh” về kiến thức, kinh nghiệm của mình tại Hội thảo. Tuy nhiên lượng thông
tin mà bạn muốn giới thiệu sẽ cần hơn một giờ để trình bày.
Vậy bạn sẽ chuẩn bị tài liệu ra sao và sẽ tiến hành thuyết trình như thế nào?
Bài 3: Vận dụng các kiến thức về việc chuẩn bị bài thuyết trình để hoàn thiện bản checklist công
tác chuẩn bị sau bằng cách đánh dấu “x” vào phần bạn chọn:
Nội dung Nên Không nên Lý do
Các phương tiện hỗ trợ nghe - nhìn đã phù hợp
và hoạt động tốt
Khi thiết kế slide dạng ppt chuẩn bị để trình
chiếu, bạn nên:
+ Phông chữ đơn giản
+ Hình ảnh ít, hợp lý
+ Màu sắc có độ tương phản cao
+ Chữ viết to và dễ nhìn
Sử dụng bản tóm tắt để nhớ các ý chính
Cần nắm rõ địa điểm thuyết trình
Tổ chức thuyết trình thử
Không cần quan tâm tới vị trí, tư thế của mình
khi thuyết trình
Phát tài liệu hỗ trợ và chỉ rõ nội dung của từng
loại tài liệu trước khi thuyết trình
Mọi việc hoàn tất việc tổng kiểm tra trước 2h
đồng hồ là không cần thiết