Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.85 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Lời nói đầu
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của Đảng, nền kinh tế Việt nam
đã có một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển. Từ một nền kinh tế khép
kín tự cung, tự cấp nền kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó việc tiến hành phát triển nền
kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH được xem là một khâu quan trọng
nhất để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để hoàn thành
mục tiêu CNH - HĐH đòi hỏi phải có một nguồn vốn ban đầu rất lớn. Trong
khi đó nông nghiệp được coi là giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển
kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Bởi vì nông nghiệp là
ngành có thể cung cấp một nguồn vốn ban đầu rất lớn và quan trọng cho phát
triển kinh tế, có ý nghĩa là nguồn vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá.
Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt nam thì vai trò của nông nghiệp lại càng
có ý nghĩa trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. Vì vậy việc phát
triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được coi là công việc bức thiết hàng
đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta.
Để phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả thì chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là một
khâu rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nông
nghiệp nông thôn. Hiện nay, tuy sản phẩm nông nghiệp của nước ta trên thị
trường đã khá phong phú và đa dạng nhưng còn có rất nhiều những cây trồng
chưa được chúng ta khai thác hết trong đó điển hình là cây bông- loại cây
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời cũng tương đối phù hợp với điều
kiện tự nhiên của nước ta. Trong khi đó, sản phẩm bông trong nước chưa đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu của các nhà sản xuất trong nước, thực tế mới chỉ đáp ứng
10% nhu cầu còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Dự tính nhu cầu bông xơ của
nước ta năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn, năm 2010 khoảng 120 ngàn tấn. Nếu
tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì yêu cầu nhập khẩu
bông xơ còn lớn hơn nhiêù. Do vậy việc trồng bông sẽ tiết kiệm được một
nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác, tạo ra việc làm tăng thu


nhập cho hộ nông dân. Việc phát triển trồng bông góp phần chuyển dịch cơ
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
cấu cây trồng phá thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông
nghịp, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn trong cơ chế thị
trường. Chính vì tính chất quan trọng của nó đồng thời qua những kiến thức
thu được trong quá trình thực tập tại Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và
PTNT em chọn đề tài "Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông
giai đoạn 2002 - 2010" cho Chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề gồm các nội dung sau:
Chương I: Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, về quy
hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh.
Chương II: Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển cây bông trên cả
nước.
Chương III: Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng
chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002- 2010.
Trong quá trình hoàn thành Chuyên đề tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của
thầy cô, quý cơ quan nơi tôi thực tập và bạn bè. Đặc biệt là sự giúp đỡ của
thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài
này.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế,
em mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp để em hiểu rõ vấn đề
hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2002.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Chinh
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Chương I
Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,về quy hoạch nông

nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh
I. Khái niệm, đối tượng và vị trí của quy hoạch
1. Các khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm quy hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch là sự thể hiện việc bố trí chiến lược về mặt thời gian, không
gian lãnh thổ, nó xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động
hướng tới mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất trên cơ sở thực
tế nguồn lực cho phép
Quy hoạch kinh tế xã hội là một luận chứng khoa học về sự bố trí
không gian các hoạch động kinh tế xã hội sẽ diễn ra trong tương lai của
một quốc gia, một vùng địa phương của một ngành hoặc một lĩnh vực
nào đó.
1.2. Khái niệm quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh.
Quy hoạch nông nghiệp là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp
nhiều nội dung hoạt dộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và
môi trường có liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các lĩnh
vực hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.
Quy hoạch vùng chuyên canh là việc bố trí về mặt không gian và thời
gian cho vùng trên cơ sở các nguồn lực thực tế của vùng để có thể hướng
tới các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của vùng.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
2. Mục đích đối tượng và yêu cầu thực hiện quy hoạch
2.1. Mục đích.
Tìm ra các phương án (hay nghệ thuật) khai thác các lợi thế so sánh,
các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả chúng theo lãnh thổ.
Quy hoạch nhằm phát triển bền vững: Như là tạo ra sự cân bằng trong
các mối quan hệ thuộc đời sống con người trên ba mặt: kinh tế, xã hội,
văn hoá, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trên các địa bàn sống, giải
quyết các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội như cạnh tranh thiếu lành

mạnh trong các hoạt động kinh tế, sự tranh chấp đất đai và các tài nguyên
khác trên địa bàn, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một
cách tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả, bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng
sinh học.
Tạo ra những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả trong sự hợp tác giữa
các vùng, các địa phương và cả quan hệ hợp tác quốc tế.
2.2. Đối tượng.
Trong những năm vừa qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn các ngành
kinh tế kỹ thuật như công nghiệp, nông nghiệp thương mại, du lịch , các
ngành sản phẩm như công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công
nghiệp dệt may, ngành cao su, cà phê…đều được xây dựng phát triển.
Đồng thời các tỉnh, thành phố cũng xây dựng quy hoạch phát triển cho
lãnh thổ mình, thậm chí nhiều nơi còn xây dựng quy hoạch phát triển cho
cả quận, huyện…Những năm gần đây, các vùng kinh tế lớn (gồm nhiều
tỉnh) cũng được nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển. Như vậy
có thể nói đối tượng chủ yếu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
gồm: ngành, lãnh thổ.
Khi ngành là đối tượng quy hoạch thì ngành bao gồm ngành kinh tế
kỹ thuật và ngành kinh tế sản phẩm (hoặc lĩnh vực kinh tế cụ thể).
Khi lãnh thổ là đối tượng quy hoạch thì nó bao gồm các cấp lãnh thổ
khác nhau do yêu cầu của tổ chức kinh tế xã hội của đất nước hay một
đơn vị kinh tế lãnh thổ hành chính.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
2 .3. Yêu cầu xây dựng quy hoạch.
Quy hoạch phát triển phải thể hiện được các quan điểm phát triển, thể
hiện ở ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, và môi trường. Quy hoạch phát triển phải
tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải tổng hợp và hài hoà
giữa các lĩnh vực hoạt động, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã
hội, không ô nhiễm môi trường.

Phương án quy hoạch tổng thể phát triển phải là công cụ điều tiết mọi sự
đầu tư vào từng ngành, từng cấp, từng địa phương sao cho phù hợp và hữu
hiệu, ngăn chặn sự tự phát, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn gây lãng phí
nguần lực.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải thự sự là một tài liệu tư vấn
cho các quan điểm của chính phủ và hướng dẫn cho các cơ quan chính
phủ thực hiện được chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của mình là tài liệu
tham khảo và hướng dẫn cho người dân và các nhà đầu tư hiểu rõ được
tiềm năng cơ hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải đáp ứng được yêu cầu của
nền kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ và phải đảm bảo
phát triển bền vững, là một quá trình động để có thể cập nhập và thích
ứng với những thay đổi bất thường.
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cần phải đảm bảo giữa yêu cầu
của sự phát triển với khả năng hiện thực, giữa yêu cầu trước mắt và yêu
cầu phát triển ổn định, bền vững và lâu dài, sự phát triển trọng điểm và
phát triển toàn diện, giữa phát triển định tính và phát triển định lượng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải đi trước một bước,
làm cơ sở nền tảng cho các quy hoạch và làm cơ sở xây dùng cho các
mục tiêu, kế hoạch phát triển cho các ngành, các vùng …
3. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch phát triển là một bước cụ thể hoá chiến lược về mặt không
gian và nó trở thành cơ sở để dựa vào đó các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn
và trung hạn được xây dựng, là công cụ giúp đỡ chính phủ điều hành
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
quản lý kinh tế vĩ mô, giúp người dân điều chỉnh các hoạt động sản xuất
của mình theo quy hoạch thống nhất, giúp chủ đầu tư xác định được vị trí
đặt nhà máy ở đâu cho phù hợp, tiết kiệm chi phí.
Quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết lập các dự án phát triển kinh tế xã

hội của đất nước, định tính cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế, sử dụng tài
nguyên môi trường, nguồn lực lao động, cơ sở vật chất của xã hội.
Quy hoạch là một trong những căn cứ của việc thiết lập dự án đầu tư
phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng.
Trong hệ thống kế hoạch hoá việc phát triển kinh tế xã hội của quốc
gia quy hoạch tổng thể là sự định hướng, quy hoạch vùng lãnh thổ là sự
định tính, quy hoạch cơ sở là sự định lượng của việc thực hiện đường lối
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Quy hoạch là cơ sở quan trọng cả việc xây dựng quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch vùng lãnh thổ tham gia vào hệ thống quản lý đất đai. Nó
định hướng sử dụng đất hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của
ngành, vùng, nó cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và đất đai.
4. Vị trí của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
4.1. Vị trí quy hoạch phát triển trong quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế
quốc dân.
Trong quy trình quy hoạch kế hoạch hoá phát triển nền kinh tế quốc
dân ở Việt Nam là bắt đầu đi từ chiến lược đến quy hoạch và đến kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội.Tức là, quy trình kế hoạch hoá phát triển
kinh tế xã hội trải qua ba bước:
- Bước 1: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Bước 2: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể hoá
các quan điểm và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Và
cũng có thể cho rằng đây chính là bước xây dựng kế họach phát dài hạn
kinh tế xã hội. Do đó có thể xem quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
giống như kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Líp : KTBT - 40
Chuyờn thc tp tt nghip Nguyn Vn Chinh
- Bc 3: Xõy dng k hoch trung v ngn hn phỏt trin kinh t xó hi,
c th hoỏ ni dng ca quy hoch phỏt trin kinh t xó hi. Bc ny thc
cht l a quy hoch vo thc hin tng bc.

Sau õy l s v trớ quy hoch phỏt trin trong quy trỡnh k hoch
hoỏ nn kinh t quc dõn:
4.2. Mi quan h gia quy hoch vi chin lc v k hoch
+ Chin lc l c s xõy dng cỏc quy hoch, cũn quy hoch chớnh l
s th hin vic b chớ chin lc v mt thi gian v khụng gian, nú l mt
bc i ca chin lc. C th hoỏ chin lc thnh thc t cuc sng , thi
gian thc hin, khụng gian phỏt trin, c cu phỏt trin.
+ S ging nhau gia quy hoch v chin lc: nú u l vn bn mang
tớnh nh hng mang tớnh chin lc
+ S khỏc nhau gia quy hoch v chin lc.
Quy hoch nú mang tớnh c th hn, c th hoỏ
Lớp : KTBT - 40
Chiến lợc
Quy hoạch
Kế hoạch trung và
ngắn hạn
Quy hoạch
Quy hoạch tổng thể
(sơ đồ quy hoạch)
Quy hoạch cụ thể
(quy hoạch chi tiết)
Ngời hởng lợi:
+ NHà nớc
+ Nhân dân và
các nhà đầu t
Yêu cầu
+ Phát triển
ngành và các
lĩnh vực(cái gì
bao nhiêu,

cách nào).
+ Tổ chức lãnh
thổ (ở đâu).
Chuyờn thc tp tt nghip Nguyn Vn Chinh
Chin lc gm h thúng biu mu y , phng phỏp tớnh toỏn
phng ỏn xõy dng cũn quy hoch phi cú tớnh lun chng c th v kinh t
v xó hi.
Quy hoch v K hoch :
+ Quy hoch l c s cho vic xõy dng cỏc k hoch, ngi ta cú th
da vo cỏc ni dung ca bn quy hoch xõy dng cỏc k hoch ( thng
l cỏc k hoch 5 nm ) cũn k hoch l mt bc c th hoỏ, chi tit hoỏ ca
quy hoch.
+ S ging nhau: u l vn bn mang tớnh nh hng
+ S khỏc nhau: Quy hoch l s nh hng chung chung nh kch bn
v s tng trng, chuyn dch c cu kinh t, tc tng trng bỡnh quõn
cũn k hoch nú cú tớnh phõn on bng cỏc mc thi gian c th, tớnh
nh hng bng cỏc ch tiờu nh lng c th v tớnh kt qu c th hn.
4.3.Mi quan h gia quy hoch vi quy mụ sn lng, hiu qu v s
tng trng kinh t
Tớnh ỳng n, hiu qu ca mt bn quy hoch nú cú quan h cht ch
vi quy mụ sn lng v tng trng kinh t. Mt bn quy hoch y ,
chớnh xỏc nú lm tng sn lng v t ú gúp phn tng trng kinh t v
ngc li mt bn quy hoch khụng tt nú s kỡm hóm s tng trng c v
quy mụ sn lng ln c cu kinh t v cỏc lnh vc khỏc nh vn hoỏ, i
sng t ú nú cng nh hng ti tng trng kinh t .
5. C s lý lun ca quy hoch phỏt trin .
5.1. Quan h chi phi tng tỏc cỏc nhõn t phỏt trin luụn luụn l t
tng ch o i vi cỏc nh hoch nh chớnh sỏch phỏt trin .
Xột gúc hnh vi ca cỏc nhõn t ti quỏ trỡnh phỏt trin, cỏc nh
chớnh tr, kinh t thng khng nh bn khi ng lc: Nh nc, con ngi

cỏ nhõn, cng ng v doanh nghip .
S cỏc khi ng lc ca phỏt trin
Lớp : KTBT - 40
Nhà nớc
Con ngời và các
giá trị văn hoá
Phát triển
Doanh nghiệp
Cộng đồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Bốn khối động lực của sự phát triển có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Các mối liên hệ dọc-ngang chằng trịt theo không gian và thời gian. Giải
quyết tốt các mối quan hệ này thì sẽ tạo ra sự phát triển tổng hợp, đồng
thuận và ngược lại. Nội dung của các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
phản ánh đầy đủ các nhân tố cùng với các hành vi của chúng trong mối
quan hệ hữu cơ và trong trạng thái động.
Líp : KTBT - 40
Chuyờn thc tp tt nghip Nguyn Vn Chinh
5.2. Phỏt trin bn vng l ũi hi thng soỏi i vi phỏt trin kinh t xó
hi.
S tip cn s phỏt trin bn vng

Nhiu nm gn õy, khi m mụi trng sng ca con ngi b phỏ hu, ti
nguyờn thiờn nhiờn b khai thỏc cn kit tng ụzụn b phỏ hu do phỏt trin
m tỡnh trng nghốo, tht nghip v t nn xó hi cú xu hng tng thỡ con
ngi ó ngh n cỏi ngng ca ca s phỏt trin. Thut ng phỏt trin
bn vng xut hin v ngy ang thnh hnh. Phỏt trin tho món cỏc nhu
cu ca hụm nay m khụng tn hi n s phỏt trin ca tng lai l ũi hi
ln lao i vi nhõn loi khi la chn cỏc quyt sỏch phỏt trin nhm t
c c ba mc tiờu v kinh t, xó hi v mụi trng. Trong nn kinh t th

trng tớnh nhõn vn trong phỏt trin phi c tụn trng v m bo trờn
thc t. Cỏc tớnh toỏn ca quy hoch phỏt trin kinh t xó hi phi da trờn
yờu cu bn vng ca s an kt (m bo tớnh liờn ngnh, liờn vựng ) cỏc
yu t phỏt trin nhm nõng cao i sng vt cht vn hoỏ tinh thn ca mi
thnh viờn trong xó hi .
Nh vy, cú th núi rng tớnh xó hi v bn vng chi phi ni dung v
phng phỏp quy hoch phỏt trin kinh t xó hi. D ỏn quy hoch phi phn
Lớp : KTBT - 40
Mục tiêu kinh tế
+ Tăng trởng kinh tế
+ Hiệu quả
+ ổn định
* Đánh giá tác động môi trờng
* Tiền tệ hoá các hoạt động
Mục tiêu môi trờng
Mục tiêu xã hội
+ Bảo vệ thiên nhiên
+ Đa dạng hoá sinh học
+ Sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên
+ Bảo tồn nên văn hoá và
truyền thống dân tộc
+ Xoá đói giảm nghèo
+ Xây dựng thể chế
* Công bằng giữa các thế hệ
* Sự tham gia của quần chúng
* Công bằng thu nhập
* Xoá đói nghèo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
ánh cả các vấn đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội, và môi trường. Chất lượng của

quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đề cập
đầy đủ, toàn diện và hoàn thiện các vấn đề nói trên.
II. Nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển
1. Những nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển
1.1.Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng.
Điều tra đánh giá hiện trạng các loại nguồn lực về con người, về thiên
nhiên , về vật chất và thực trạng các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường
của vùng nghiên cứu .
1.2. Nhận biết các vấn đề đánh giá tiềm năng các nguồn lực .
Các vấn đề về quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương. Đánh giá khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực trong
tương lai để đáp ứng mục tiêu của quy hoạch phát triển trong từng thời kỳ và
điều kiện cụ thể.
1.3. Xác định rõ mục đích và những mục tiêu cần đạt được của phương án
quy hoạch .
Những căn cứ để xác định mục tiêu.
- Căn cứ vào kết quả dự báo những vấn đề trong tương lai như : Dự báo
về dân số, lao động, dự báo về khả năng biến động về các loại nguồn lực
trong từng thời kỳ, dự báo về sự phát triển của kinh tế thị trường, dự báo về
tiến bộ khoa học và công nghệ
- Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh tế xã hội và khả năng khai thác sử
dụng các loại nguồn lực của địa phương trong tương lai .
1.4. Xây dựng phương án quy hoạch .
Lập đề án quy hoạch phát triển tổng hợp cho địa bàn nghiên cứu, xây
dựng các dự án khả thi cho các hoạt động cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế, xã
hội và môi trường nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Lựa chọn các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo tiềm năng các nguồn lực.
Xác định thời gian bắt buộc phải hoàn thành các dự án, mối quan hệ giữa các

dự án.
1.5. Xây dựng kế hoạch và các giải pháp để thực hiện
Các nội dung cần được thực hiện theo các dự án với những kế hoạch và
giải pháp chi tiết đảm bảo tiến độ trên cơ sở thể hiện được tính ưu tiên, tính
tiết kiệm và tính tích cực trong quy hoạch.
2. Phương pháp quy hoạch
Quy hoạch là vấn đề phức tạp đa phương, đa nục tiêu, bao gồm nhiều vấn
đề rất đa dạng vì vậy để có thể xây dựng được một bản quy hoạch tốt chúng ta
càan áp dụng kết hợp nhiều phương pháp và từng loại hình quy hoạch ta cũng
có các phương pháp khác nhau. Nhưng hầu hết các loại hình quy hoạch người
ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống để có thể xây dựng quy
hoạch.
Nội dung phương pháp như sau.
Hạng mục Đặt và thảo luận các vấn đề
1. Nhiệm vụ hoặc công
việc phải làm (sự cần thiết
phải làm quy hoạch)
- Tại sao ta sẽ làm quy hoạch
- Ta mong muốn kết thúc bằng cái gì
2. Hệ thống thông tin - Thu thập những thông tin cần thiết
- Xử lý thông tin
- Cái gì đã biết
- Cái gì cần tìm
- Những cái gì là rủi ro
3. Xác định phương
hướng mục tiêu của quy
hoạch
- Thảo luận các căn cứ để xây dựng mục tiêu.
- Mục tiêu tổng quát là gì?
Các chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực

Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Hạng mục Đặt và thảo luận các vấn đề
4. Nội dung cần quy hoạch - Thảo luận những nhiệm vụ phải làm
- Để thực hiện được những nhiệm vụ này cần
những bước gì.
- Thảo luận những biện pháp tiến hành các nội
dung chi tiết.
5. Xây dựng kế hoạch
thực hiện
- Thảo luận chương trình hành động để thực hiện
các nội dung quy hoạch
- Lập các dự án cho việc thực thi thảo luận sắp
xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên để thực hiện
6. Xem xét tiến hành điều
chỉnh bổ xung
- Thảo luận xem liệu công việc có khả năng
hoàn thành theo kế hoạch hay không
- Nếu không thì phải bổ xung thêm cái gì
- Cái gì cần điều chỉnh
- Có thể điều chỉnh bổ xung như thế nào
3. Quy hoạch phát triển ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường
- Nội dung phân bố lãnh thổ là quan trọng hơn cả.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường
còn bị ảnh hưởng rất nhiều của quan điểm và phương pháp tiếp cận quy hoạch
trong nền kinh tế chỉ huy; kế hoạch hoá tập trung trước đây. Quy hoạch phát
triển phải chú ý xuất phát từ yêu cầu của thị trường, các tính toán của hoạch
cho thời kỳ 10 năm tới nên mang tính dự báo, do đó con người và các yêu cầu
của họ trong những năm tới phải được dự báo, những tiến bộ khoa học công
nghệ những tiến bộ trong quản lý cũng cần được dự báo, những nguồn lực

trong nước có thể phát huy trong tương lai và những ảnh hưởng của thế giới
bên ngoài tới phát triển trong nước cũng cần được dự báo. Tính dự báo, định
hướng là đặc tính nổi bật của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Để đạt được mục tiêu đề ra bao giờ cũng có nhiều cách đi, nhiều con
đường đi và nhiều cách tổ chức thực hiện. Do đó việc “lựa chọn” trong quy
hoạch phát triển là vấn đề có tính quyết định.
- Dù thế nào chăng nữa thì các yếu tố phát triển trong tương lai cũng
không thể tính tới hết và dự báo được đầy đủ. Sự rủi ro trong điều kiện kinh tế
thị trường là không thể tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi quy hoạch phát triển kinh tế
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
xã hội phải có tính toán nhiều phương án. Các phương thích ứng với các điều
kiện nhất định. Chủ thể điều hành nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với
thực thi quy hoạch phát triển.
Việc thẩm định dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng
lớn đến các quyết định sau khi dự án quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng lớn
đến thành công hay thất bại khi đưa quy hoạch vaò cuộc sống. Vì thế phải làm
tốt công tác thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội muốn đưa vào cuộc sống có kết quả
phải tiến hành hàng loạt công việc. Trong đó rõ nhất là quảng bá quy hoạch
và nhanh chóng triển khai quy hoạch chi tiết, cụ thể hoá trong kế hoạch chung
và ngắn hạn. Và tổ chức thực hiện quy hoạch một cách chu đáo có kiểm tra
giám sát chặt chẽ. Trong quá trình đưa quy hoạch vào cuộc sống cần nghiên
cứu rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển một cách thường xuyên
và có trách nhiệm.
- Đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành
(cả ngành sản phẩm) phải được đi trước một bước so với quy hoạch phát triển
lãnh thổ vùng tỉnh. Trong trường hợp chưa có quy hoạch ngành mà các tỉnh
có yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thì phải phối hợp với ngành
chức năng để xem xét, tính toán cụ thể hoá các dự kiến phát triển ngành trên

lãnh thổ của mình. Tránh tình trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội kiểu
khép kín theo danh giới hành chính.
III. Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ , quy hoạch vùng chuyên.
1. Quy hoạch lãnh thổ.
1.1. Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng.
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .
Ở phần này chúng ta cần phân tích về vị trí địa lý của vùng cả về kinh tế
lẫn chính trị, cần đánh giá cả về mặt địa lý kinh tế và chính trị, cả mặt thuận
lợi và khó khăn cả mặt hiện tại và tương lai, đặt trong bối cảnh phát triển của
cả nước và quốc tế, đánh giá các tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vùng
và khả năng phối hợp phát triển công nghiệp của vùng với các vùng khác.
+ Phân tích về dân số lao động.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Ta phải xác định quy mô, kết cấu dân số và những yếu tố tác động đến
dân số của vùng và từ đó có thể xác định được thuận lợi và khó khăn của các
yếu tố dân số, phải đánh giá thực trạng việc làm và sử dụng lao động xã hội
có liên hệ tới các chính sách về phát triển nguồn lực.
+ Phân tích bối cảnh quốc tế có ảnh hưởng đến vùng phải :
Phân tích khái quát tình hình kinh tế và thị trường thế giới khu vực và khả
năng diễn biến của các mối quan hệ kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế đối
ngoại của vùng nói riêng và của nước ta nói chung về việc xuất nhập khẩu,
thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ. Từ đó làm rõ cơ hội, thách thức
và khả năng thích ứng của ta trong quy hoạch phát triển.
Dự báo thị trường ngoài nước đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu,
các lĩnh vực và đối tác ưu tiên đầu tư nước ngoài vào vùng.
+ Phân tích tiềm lực khoa học công nghệ.
Đánh giá tình hình phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và
công nghệ, đào tạo năng lực hoạt động và tác dụng của chúng tới quá trình đổi
mới cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của vùng.

Đánh giá số lượng, chất lượng và tình hình sử dụng lực lượng cán bộ khoa
học kỹ thuật, xác định khả năng và hạn chế của đội ngũ này trước đòi hỏi của
sự phát triển của vùng.
+ Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội.
Phân tích nhịp độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, trong
đó một số được tính bình quân trên đầu người, khả năng huy động ngân sách
và tỷ lệ tích luỹ. Phân tích quan hệ đầu tư (cả trong nước lẫn ngoài) với trình
độ phát triển của cơ sở kỹ thuật, trình độ công nghệ. Phân tích cơ cấu kinh tế
để thấy rõ trình độ phát triển kinh tế, phân tích ở góc độ cả mặt định lượng
của các ngành, các vùng và cả về mặt định tính là các mối quan hệ giữa các
ngành, các vùng với nhau. Trong phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội
cần đánh giá sự phát triển đô thị, nhất là các đô thị hạt nhân của vùng. Tóm lại
các phần trên đều cần làm rõ những tiềm năng và lợi thế so sánh, những hạn
chế và khó khăn của vùng, những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
1.2.Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản.
Đây là tầm nhìn chiến lược, phản ánh khái quát các đích lớn nhất, chung
nhất mà vùng phải hướng tới, cũng như thể hiện con đường đi tới và những
nhiệm vụ cơ bản phải làm.
Mục tiêu của quy hoạch là một khái niệm có thể đo lường được và kết quả
sẽ đạt được thông qua các hoạt động của quy hoạch.
Cần chó ý là khi xây dựng các mục tiêu, điều quan trọng là phải đảm bảo
cho các mục tiêu đó được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, không chùng
lặp hay để kẽ hở có những mục tiêu định lượng, nhưng cũng có mục tiêu chỉ
nêu định tính. Trong xây dựng các mục tiêu cần xác định được thứ bậc của
chúng theo mục tiêu lâu dài(10-15 năm) và mục tiêu trung hạn (5 năm).
Mục tiêu phát triển của vùng phải được xác định căn cứ vào chiến lược
phát triển của cả nước, vai trò của vùng về nhu cầu sản xuất hàng hoá, đất đai
và tài nguyên, lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, phân phối và sử dụng

sản phẩm thể hiện ở cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống điểm dân cư cùng
với các công trình văn hoá phúc lợi xã hội.
1.3.Phương hướng, quy mô phát triển các ngành và lĩnh vực.
+ Phương hướng chung: Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
kịch bản phát triển, cần làm rõ phương hướng chuyển đổi, mức độ chuyển đổi
cơ cấu kinh tế gắn với dự báo các phương án phát triển.
+ Phương hướng cho từng ngành.
- Đối với ngành công nghiệp chúng ta cần làm rõ: Phương hướng lựa chọn
hình thức đầu tư, lựa chọn quy mô và công nghệ, lựa chọn cơ cấu sản xuất,
lựa chọn phương hướng cải tạo các khu phụ công nghiệp hiện có và xây dựng
các khu mới, tính toán các nhu cầu về vốn, lao động
- Đối với ngành nông nghiệp: Cần xác định quỹ đất dành cho nông
nghiệp, xác định cơ cấu sản xuất gắn với công nghiệp chế biến, luận chứng
các giải pháp kỹ thuật và nhu cầu đầu tư, vật tư, các chính sách khuyến nông.
- Đối với các ngành dịch vụ then chốt.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Từ những yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu, ở đây phải luận chứng rõ cơ cấu
dịch vụ và nhu cầu đầu tư: Phương hướng phát triển du lịch, phương hướng
phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, phát triển thương mại, phát
triển ngân hàng, tín dụng
- Đối với các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học: Phương hướng phát
triển giáo dục-đào tạo, phương hướng phát triển y tế, văn hoá nghệ thuật,
khoa học công nghệ.
1.4. Bố chí cơ cấu đất đai.
+ Phân bố đất đai cho các ngành và người sử dụng đất (diện tích và danh
giới phải được xác định rõ ràng).
+ Xác định cơ cấu sử dụng đất trong các ngành và người sử dụng đất (các
loại đất theo mục đích sử dụng).
+ Còn đối với các ngành khác nhau chóng ta phải có các căn cứ, có những

nội dung bố trí đất đai khác nhau .
1.5. Bố trí cơ sở kết cấu hạ tầng.
+ Giao thông: Hệ thống đường giao thông nhằm đảm bảo cho sự đi lại
thuận lợi của nhân dân, tổ chức vận chuyển hàng hoá hợp lý, sử dụng tốt các
phương tiện giao thông. Qua đó tuỳ từng vùng, mức độ lưu chuyển và thông
thương thế nào mà bố trí mạng lưới giao thông cho phù hợp .
+ Thuỷ lợi: Cần bố trí hệ thống thuỷ lợi và hệ thống nước sạch dùng cho
sinh hoạt và các ngành khác.
+ Bố trí xây dựng hệ thống điện.
+ Các hệ thống cơ sở dịch vụ sản xuất.
1.6. Tổ chức sử dụng lao động.
Mét trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch vùng là dự báo
chuyển biến dân số. Từ dự báo này cho ta dự định sự thay đổi về lượng dân số
trong thời kỳ quy hoạch để có phương hướng sử dụng, di chuyển dân hợp lý
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
với mục đích sử dụng tốt hơn nguồn lao động sẫn có, nâng cao hiệu quả sản
xuất xã hội.
Giải quyết tốt vấn đề dự báo dân số trong quy hoạch vùng cho phép chúng
ta quyết định đúng đắn các nhiệm vụ thực tiễn về xác định nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm, tổ chức lĩnh vực dịch vụ, xác định tiềm năng nguồn lao động và
phân bố chúng hợp lý giữa các ngành và một loạt các vấn đề khác về tổ chức
sản xuất, giao thông, trang thiết bị khác.
Lượng dân số trong tương lai phải phù hợp với mức độ phát triển sản xuất
trong quy hoạch. Nhưng thông thường giữa dân số theo tính toán quy hoạch
và lượng dân tính theo phát triển tự nhiên là có sự chênh lệch. Do đó, cần phải
có những biện pháp cân đối lao động, tổ chức dân số đúng đắn, phù hợp với
điều kiện thực tế của vùng.
1.7. Bảo vệ môi trường.
Trái đất là nơi tồn tại sự sống của loài người, bảo vệ môi trường sống trên

trái đất, đất sẽ tạo ra sự phát triển lâu bền của xã hội loài người và đảm bảo
cho con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách vô tận. Do đó, trong
quy hoạch cần chú ý đến bảo vệ môi trường qua các nội dung sau: Phân tích
rõ lãnh thổ cần được bảo vệ, bảo vệ rừng trồng và khai thác hợp lý, bảo vệ đất
chống sói mòn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không khí.
1.8. Tính toán vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội.
+ Trong quy hoạch vùng lãnh thổ cần tính toán và xác định rõ quy mô vốn
đầu tư cho vùng, cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng giai đoạn . Việc tính
toán vốn đầu tư trước hết căn cứ vào các mức đầu tư và suất đầu tư cho từng
công việc, từng hạng mục cụ thể cho các ngành . Thông thường các định mức
này dựa trên các văn bản có tính chất pháp quy của các cơ quan . Trên cơ sở
suất đầu tư và khối lượng đầu tư của dự án sẽ tính được lượng vốn cần cho
các hạng mục và tổng hợp vốn đầu tư cho các hạng mục sẽ xác định được
lượng vốn đầu tư cho quy hoạch vùng .
+ Hiệu quả kinh tế xã hội trong phương án quy hoạch phản ánh giá trị của
hệ thống biện pháp quy hoạch vùng lãnh thổ, đánh giá hiệu quả sử dụng lao
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
động, đất và tài nguyên, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm thực hiện mục
đích phát triển sản xuất, nâng cao đời sống con người.
2. Quy hoạch vùng chuyên canh ở Việt Nam.
+ Khái niệm vùng chuyên canh.
Vùng chuyên canh nông nghiệp là vùng tập chung chủ yếu vào việc trồng
một hoặc vài loại cây nhất định hoặc chăn nuôi một số loại con nhất định phù
hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm tạo ra một lượng hàng hoá đủ lớn
để cung cấp cho thị trường trong và ngoài vùng hoặc cung cấp nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp chế biến .
- Ý nghĩa của việc quy hoạch vùng chuyên canh.
+ Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn
hoá, và vùng có khả năng hợp tác kinh tế.

+ Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung
đầu tư vốn đúng đắn.
+ Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và
sản phẩm hàng hoá của vùng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ
sản xuất, nhu cầu lao động.
+ Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ngành, nghiên cứu tổ chức
quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ. Quy hoạch vùng chuyên
canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn
với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung, để ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản
phẩm cây trồng; đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng
cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở
sản xuất.
- Nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng chuyên canh: gồm các nội
dung sau:
+ Xác định quy mô ranh giới vùng.
+ Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất .
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
+ Bố trí sử dụng đất đai .
+ Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp
trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp .
+ Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời
sống .
+ Tổ chức và sử dụng lao động .
+ Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế.
+ Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch .
IV. Cơ sở thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh cây bông.
1. Các căn cứ pháp lý.
- Căn cứ quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/1/1998 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt dự án phát triển bông vải và các cây trồng
luân canh với bông.
- Căn cứ quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày 04/09/1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành
công nghiệp dệt may đến năm 2010.
- Căn cứ Nghị quyết số 168/1999/QĐ -TTg ngày 17/08/1999 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
bông vải
- Căn cứ nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính
phủ về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp .
- Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TTg
ngày 23/4/2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính
sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến
năm 2010.
- Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 05/2001/NQ-CP ngày
24/5/2001 về việc bổ xung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế
năm 2001.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
2. Căn cứ vào quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp
2.1. Công tác chuẩn bị.
Thu thập tài liệu có liên quan đến quy hoạch ngành hàng nông
nghiệp. Điều tra sơ bộ để xây dựng đề cương chi tiết, kinh phí thực hiện
và kế hoạch tiến độ thời gian thực hiện dự án quy hoạch ngành nông
nghiệp. Chuẩn bị vật tư, kinh phí, phương tiện, bản đồ để thực hiện
đuúng theo đề cương chi tiết đã được duyệt. Tuỳ theo từng quy mô địa
bàn quy hoạch mà ta chuẩn bị loại bản đồ theo quy định cụ thể .
2.2 Công tác điều tra cơ bản .
Công tác điều tra cơ bản gồm hai khâu: thu thập tổng hợp đánh giá tài

liệu và điều tra thực địa. Những tư liệu, tài liệu phải tổng hợp đánh giá
gồm các tài liệu về điệu kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các tài liệu
về điều kiện kinh tế xã hội, các tài liệu điều tra đánh giá thực trạng sản
xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm của ngành hàng.
2.3 Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hàng .
- Dự báo thị trường tiieu thụ sản phẩm của ngành hàng :quy mô sản
lượng sản xuất và tiêu thụ trong nước và thế giới. Những vùng sản xuất,
những thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước và thế giới . Giá cả tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu các sản phẩm của ngành hàng, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm ngành hàng đối với thị trường trong nước, khu vực và
thế giới. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ có thể áp dụng trong thời kỳ
triển khai thực hiện dự án. Dự báo kế hoạch phát triển dân số và lao
động: quy mô, tốc độ phát triển và cơ cấu chất lượng dân số và lao động.
Xây dựng quan điểm phát triển thể hiện chủ trương, đường lối chính
sách phát triển ngành, xây dựng mục đích phát triển qua từng giai đoạn
nhất định, và xây dựng quy hoạch các lĩnh vực.Tính toán vốn đầu tư: xác
định chỉ tiêu đầu tư, tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư, phân kỳ đầu tư,vốn
đầu tư cho các hạng mục, nguồn vốn đầu tư và cuối cùng ta tính toán
hiệu quả của ngành sản xuất: cả về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi
trường.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Đề xuất hệ thống dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng phương án tổ chức
quản lý ngành hàng, và xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện quy hoạch
ngành hàng.
3. Căn cứ vào thực trạng quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ bông
trong nước và trên thế giới.
3.1.Tình hình sản xuất bông trên thế giới.
Tổng sản lượng bông thế giới niên vụ 2000-2001 tăng 0,39% so với
niên vụ 1999-2000. Chủ yếu tăng ở một số quốc gia sản xuất chính như

Mỹ (55.000 tấn), Trung Quốc (523.000 tấn ) và Braxin (174.000 tấn).
Bảng 1: Biến động sản lượng bông thế giới
Đơn vị :1.000 tấn
Quốc gia Niên vô 1999-
2000
Niên vô 2000
2001
Tăng, giảm
(+,-)
Toàn thế giới 18.986 19.060 +74
Trung Quốc 3.832 4.355 +523
Mỹ 3.694 3.749 +55
Ên Độ 2.652 2.460 -192
Pakistan 1.872 1.764 -108
CH- uzbekistan 1.128 936 -192
Braxin 675 849 +174
Thổ Nhĩ Kỳ 791 762 -29
Nước khác 4.341 4.184 -157
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Sở dĩ có sự tăng mạnh sản lượng bông ở Châu Á (cụ thể là Trung Quốc)
là do ở Đông Nam Á, thị trường gần giũ của Trung Quốc, công nghiệp dệt
may đang được phục hồi dần từ cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực.
Thị trường nội địa của Trung Quốc với ngành dệt lụa truyền thống nổi tiếng
cũng hoà nhập cùng xu hướng phát triển chung. Braxin cũng nhận thấy tièm
năng phát triển của mặt hàng này và đã mở rộng diện tíchtrồng cùng vơí thời
tiết thuận lợi tăng sản lượng trung bình mỗi nămtừ 20- 30%, góp phần tăng
vào sản lượng tăng chung toàn thế giới.
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
3.2. Tình hình tiêu thụ bông trên thế giới.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, nhu cầu tiêu thụ bông thế
giới niên vụ 2000-2001 sẽ giảm nhẹ so với vụ 1999-2000 (khoảng 0,2%)
cho dù niên vụ trước mớc tiêu thụ bông chỉ tăng 7,68%
Bảng 2: Tình hình tiêu thụ bông thế giới
Đơn vị: 1.000 tấn
Quốc gia
Niên vô 1999-
2000
Niên vô 2000-2001
Tăng (+),
giảm(-)
Toàn thế giới
20.003 19.957 -47
Trung Quốc 4.834 5.008 +174
Ên Độ 2.939 2.874 -65
Mỹ 2.230 3.025 -205
Pakistan 1.666 1.698 +38
Đông Nam á 998 1.109 -111
Thổ Nhĩ Kỳ 1.219 1.089 -130
EU 1.049 1.081 +32
Nước khác 5.068 5.073 +5
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Nền kinh tế Đong Nam á đang được phục hồi dần với mức tiêu thụ
tăng, trong đó Inđônêxia đang có tiềm năng là nhà nhập khẩu lớn nhất trong
vùng. Việt Nam cũng đang rất cố gắng để đạt được mức nhập khẩu 10 năm
trước đây. cùng với Trung Quốc, Ên Độ và Pakistan, các nướca vùng Đông
Nam á đang góp phần làm tăng và ổn định thị phần bông châu á, trên thế giới.
3.3. Thị trường xuất khẩu và biến động giá cả.
Giá bông vào thời điểm tháng 3/2001 là khoảng 50,7 xen/pao, giảm 6,6
xen/páô với tháng 2/2001là 57,3 xen/pao. Theo chỉ số giá A -Cotlook, chỉ số

tính giá trung bình thì vào tháng 7/2001 dự tính giá bông sẽ chỉ đạt 51,73 xen/
pao, nghĩa là sẽ giảm so với tháng 6/2001là 6,25 xen/pao. Như vậy, có thể dự
đoán trước giá cả sẽ không có biến động gì lớn trong niên vụ nay nếu không
có ảnh hưởng nào của thời tiết.
Bảng 3: tình hình xuất khẩu bông trên thế giới
Đơn vị: 1000 tấn
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
Quốc gia Niên vô 1999-2000 Niên vô 2000-2001 Tăng(+), giảm(-)
Toàn thế giới
5.927
5.734 -193
Mỹ 1.470 1.502 +32
CH- uzbekistan 893 784 -109
Uc
699 740 +41
Khối Pháp ngữ 792 699 -93
EU 335 346 +11
Xyri 207 229 +22
Nước khác 1.359 1.287 -72
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Giá cả không có biến động nhiều do thị trường bông đã bão hoà,
lượng cung đáp ứng đủ nhu cầu toàn thế giới. Dự tính niên vụ này Mỹ sẽ
tăng lượng xuất khẩu lên 32.000 tấn so với niên vụ trước và vẫn chú
trọng vào các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Inđonêxia.trong khi đó các
nước Khối Pháp ngữ và công hoà uzabekistanlại giảm lượng xuất khẩu
12-13% so với vụ trước. Tuy vậy các nước ở khối này vẫn tiếp tục là nhà
cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu và là đối thủ đáng nể của Mỹ, úc và
một số quốc gia xuất khẩu chính khác.
3.4. Các giai đoạn phát triển bông vải ở nước ta.

Quá trình trồng bông ở nước ta đã có gần nửa thế kỷ kinh nghiệm với
những thất bại và có thành công nhất định. Đây là những bài học quý giá
để tiếp tục phát triển ngành trồng bông. Sự phát triển của trồng bông
được chia làm 3 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn từ 1954-1975: chủ yếu phát triển bông vụ khô ở các tỉnh
phía Bắc. Hình thức tổ chức sản xuất tập trung tại các nông trường quốc
doanh. Nhà nước muốn phát triển bông nhưng không giải quyết được về
mặt kỹ thuật như giống và sâu hại bông, cơ chế bao cấp cho nên không
thành công.
+Giai đoạn từ 1975-1994: mở rộng diện tích phát triển bông ở các
tỉnh phía Nam. Chủ trương sản xuất bông vụ khô với qu mô lớn đề ra các
chủ trương trồng bông phải thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá. Tổ
chức sản xuất vẫn tập trung vào các nông trường với cơ chế bao cấp. Giai
đoạn này vẫn không thành công do không giải quyết được sâu hại bông
và giống năng suất quá thấp
Líp : KTBT - 40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Văn Chinh
+ Giai đoạn từ năm 194 đến nay: ngành bông đã mở rộng hợp tác
quốc tế đặc biệt là nhập các giống bông lai có năng suất cao, chống sâu
bệnh. Về mặt phòng trừ sâu bệnh áp dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp
(IPM). Trồng bông có hiệu quả kinh tế, cây bông bước đầu có thể cạnh
tranh được với các loại cây trồng khác cùng thời vụ với nó nên bông có
khả năng phát triển. Năm 2001 diện tích bông đạt 31.150 ngàn ha, năng
suất đạt bình quân 12,9 tạ/ha/vụ. Có nhngx hộ đạt năng suất cao từ 2 2,2
tấn/ha /vụ
Trồng bông vụ mưa ở những vùng không tưới, trồng xen với các cây
như ngô, đậu là thành công lớn về mặt kỹ thuật, hạn chế sâu bệnh giúp
mở rộng diện tích bông ở những vùng không tưới nước mà vẫn đạt năng
suất cao.
Trồng bông vụ khô, có tưới nước với các giống bông kháng sâu bệnh

có năng suất cao. Hiện đã và đang thành công ở nhiều vùng như Đồng
Bằng Sông Cửu
Long, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đang mở ra nhiều triển
vọng mới cho phát triển bông ở nước ta.
Hiện nay chóng ta đã sản xuất được hạt giống bông lai kháng được
sâu xanh cho năng suất cao.
Đặc biệt hơn cả là dựa vào mục tiêu quy hoạch sản xuất chế biến và
tiêu thụ bông vải trong những năm tới cụ thể là kế hoạch đến năm 2010
mà Chính phủ và các cấp bộ ngành đã đặt ra cho ngành bông.
4. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức công ty bông
Công ty bông Việt Nam thuộc tổng công ty Dệt -May - Bộ công nghiêp,
Công ty có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức sản xuất, thu mua , chế biến, kinh
doanh bông vải trong cả nước và xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu máy
móc, tỷang thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất bông. Hiện naycó Viện
nghiên cứu bông và cây có sợi, 5 chi nhánh, 2 xí nghiệp dịch vụ :
- Viện nghiên cứu bông và cây có sợi: nghiên cứu khoa học kỹ thuật
và kinh tế để phát triển bông.
Líp : KTBT - 40

×