TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA BẢO HIỂM
----------------
TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống vào việc giáo dục đạo
đức mới, lối sống mới, nếp sống mới cho học sinh, sinh viên hiện nay
Giảng viên hướng dẫn : VŨ THỊ TỐ VÂN
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Lớp : C14-BH1
HÀ NỘI, Tháng 02 Năm 2013
MỤC LỤC
Tư tưởng Hồ Chí Minh
LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những di sản cực kì quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại
cho dân tộc ta là tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã có công to lớn trong việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và
là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công
nhân, lãnh đạp dẫn dắt dân tộc ta đi theo con đường mà Người đã chọn. Là
người sáng lập ra Đảng Cộng sảm Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây
dựng rèn luyện Đảng thành một Đảng macxit chân chính.
Để Đảng làm tròn sứ mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong suốt cuộc
đời mình Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng chỉnh đốn,
đổi mới Đảng để Đảng mãi xứng đáng là người lãnh đạo và đầy tớ trung thành
của nhân dân.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung
và về luận điểm “Đảng phải thường xuyên chăm lo, xây dựng, chỉnh đốn đảng”
nói riêng không chỉ có ý nghĩa lý luận - khẳng định những cống hiến của Người
đối với sự phát triển học thuyết Mác-lênin về Đảng Cộng sản, đặc biệt là đảng
cộng sản ở những nước thuộc địa, phụ thuộc, kinh tế chậm phát triển, mà còn có
ý nghĩa thực tiễn to lớn, nhằm vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người làm cho
Đảng thực sự trong sạch vững mạnh xứng đáng là lực lượng chính trị lãnh đạo
toàn xã hội, thực hiện những nhiệm vụ mà cách mạng nước ta đã đặt ra hiện nay.
Trong bối cảnh quốc tế cũng như trong nước hết sức phức tạp và công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện
nay cũng được nâng lên một bước. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh
đốn, thường xuyên chăm lo công tác chính trị, tư tưởng, đảm bảo sự thống nhất
trong Đảng về nhận thức và hành động.
Do đó, việc nghiên cứu Đảng phải thường xuyên chăm lo, xây dụng và
chỉnh đốn Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc xây dựng chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay.
SV: Nguyễn Thị Lan Anh-C14BH1 Trang 3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc
xây dựng và chỉnh đốn Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới
hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, kết cấu đề tài gồm 2 phần chính:
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam.
II. Vận dụng vào công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm của em không tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô VŨ THỊ TỐ VÂN để
bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thị Lan Anh-C14BH1 Trang 4
Tư tưởng Hồ Chí Minh
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Cách mạng Việt Nam đi từ tự phát đến tự giác, có tổ chức, có đường
lối giác ngộ của chủ nghĩa Mác-lênin, giành được thắng lợi to lớn là nhờ có
Đảng Cộng sản Việt Nam.
SV: Nguyễn Thị Lan Anh-C14BH1 Trang 5
Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về
Đảng Cộng sản.
1.1.1. Cơ sở lý luận.
Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin,
trong đó có tư tưởng của Người về Đảng Cộng sản.
Mác-Angen đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhâm gắn
với sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử
giai cấp công nhân cần phải tổ chức ra chính đáng cách mạng của mình. Tuy
nhiên thời kỳ đó chưa có một Đảng Cộng sảm nào được hình thành.
Kế tục sự nghiệp của Mác Angen, Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ
bản về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp công
nhân.
Đặc biệt Lênin đã đề ra những quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc
theo con đường cách mạng vô sản, trong đó có vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản ở những nước thuộc địa.
Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, trong đó có lý luận về xây
dựng Đảng Cộng Sản ở những nước thuộc địa để lãnh đạo giai cấp công nhân.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn.
Năm 1918, Hồ Chí Minh đã giác ngộ cách mạng và gia nhập Đảng Xã hội
Pháp.
Tháng 12/1920 Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Hồ Chí Minh bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế cộng sản và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản và lãnh
tụ sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã giác ngộ
sâu sắc và thấu hiểu những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng
Cộng sản.
Sau khi trở thành người Cộng sản, Hồ Chí Minh tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam và các nước thuộc địa, chuẩn bị cho việc ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến,
kinh tế lạc hậu, giai cấp công nhân còn non trẻ, số lượng chưa nhiều.
SV: Nguyễn Thị Lan Anh-C14BH1 Trang 6
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cách mạng tháng 8 thành công, Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng cầm
quyền, Hồ Chí Minh là lãnh tụ Đảng 24 năm. Người hiểu sâu sắc yêu cầu và đề
ra những quyết định đúng đắn về xây dựng Đảng cầm quyền.
Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn lý luận và thực tiễn trong sáng lập
và lãnh đạo Đảng cầm quyền ở Việt Nam.
1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về sự ra đời và vai trò
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Trong tác phẩm "Đường Cách Mệnh" Người nêu: Để làm Cách Mệnh trước
hết phải có cái gì? Người khẳng định: phải có Đảng Cách Mệnh để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản
mọi nơi, Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái
có vững thì thuyền mới chạy.
Tác phẩm Đường Cách Mệnh đóng vai trò lý luận và tổ chức để chuẩn bị
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bằng tác phẩm này Người đã tập
hợp, giáo dục, giác ngộ lý tưởng cộng sản cho những người yêu nước tiến bối
Việt Nam.
Người về Trung Quốc cải tổ Tâm Tâm Xã thành Việt Nam Thanh niên cách
mạng Đồng chí hội, mở các lớp bồi dưỡng cán bộ đưa về nước hoạt động, 3 tổ
chức cộng sản Việt Nam ra đời ở 3 miền (Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam
cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn ra đời). Ba tổ chức này không
thống nhất về tư tưởng, tổ chức. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải hợp nhất 3
Đảng thành một Đảng duy nhất. Được sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, từ Thái
Lan Người về Trung Quốc tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức Đảng ở Việt
Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930.
Như vậy quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có khác gì so với các
Đảng Cộng sản và Đảng của giai cấp công nhân khác?
SV: Nguyễn Thị Lan Anh-C14BH1 Trang 7
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Xuất phát từ đặc điểm của Châu Âu, Lênin nêu luận điểm về sự ra đời của
Đảng Cộng sản là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công
nhân.
Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam, Người cho rằng:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam với chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân Việt Nam. Trong 3 yếu
tố đó Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin là "cơ sở", "nền tảng lý
luận", là "cái cẩm nang thần kỳ", là yếu tố tự giác dẫn đường cho phong trào chủ
nghĩa phát triển từ tự phát đến tự giác. Phong trào công nhân Việt Nam thế kỷ 20
là cái "cốt vật chất", nếu thiếu cái cốt Vật chất đó thì chủ nghĩa Mác-Lênin cũng
không thể phát huy tác dụng được trên mảnh đất Việt Nam. Sự kết hợp này làm
cho cả hai yếu tố trở nên vững chắc. Ngoài 2 yếu tố nêu trên, Người còn nêu
thêm cả phong trào yêu nước Việt Nam. Bởi vì:
- Phong trào yêu nước Việt Nam có từ lâu đời, đã thành truyền thống của
dân tộc Việt Nam. Khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân thì phong
trào yêu nước và phong trào công nhân kết hợp được với nhau ngay từ đầu,
không bài xích nhau như một số nước. Sở dĩ như vậy vì cả hai phong trào này
đều có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam
hùng cường.
- Phong trào yêu nước ở Việt Nam chính là phong trào nông dân, vì ở Việt
Nam nông dân chiếm trên 90% dân số, giai cấp công nhân ra đời từ nông dân, 2
giai cấp này là bạn đồng minh tự nhiên của nhau trong cuộc cách mạng giải
phóng và xây dựng đất nước.
- Ở Việt Nam phong trào yêu nước còn có phong trào của Tri thức và Tư
sản dân tộc, những phong trào này đều hướng vào mục tiêu đấu tranh cho độc
lập, tự do của tổ quốc nên cũng kết hợp dễ dàng với phong trào công nhân. Thực
tế, lịch sử đã chứng minh điều đó.
SV: Nguyễn Thị Lan Anh-C14BH1 Trang 8
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Như vậy quan điểm Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam thể hiện sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về Đảng Cộng sản vào
thực tiễn Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu phát triển của cách mạng, thể hiện sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc. Ở Việt Nam cơ
sở giai cấp và xã hội của Đảng Cộng sản không chỉ là giai cấp công nhân mà
còn cả nông dân, tri thức, tiểu tư sản, cả dân tộc. Đảng không chỉ đại biểu cho
lợi ích giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho lợi ích cả nhân dân lao động và
cả dân tộc. Ở Việt Nam, giai cấp công nhân đã thật sự trở thành giai cấp dân tộc,
tự mình trở thành dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nan ra đời để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự ra đời
đấu tranh trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam xuất phát từ yêu cầu này.
Mọi giai tầng thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng nhưng không phải là sự lãnh đạo
bất biến nếu Đảng không trong sạch vững mạnh. Vì thế Đảng phải luôn tự đổi
mới, tự chỉnh đốn để ngang tầm yêu cầu cách mạng.
Đảng lãnh đạo là phải đề ra nhiệm vụ chính trị, làm công tác tư tưởng, công
tác tổ chức, đạt mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống
nhất, dân chủ và giàu mạnh.
Như vậy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Đảng có vai trò lớn đồng thời có trách nhiệm lớn với
vận mệnh dân tộc.
1.3. Vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
1.3.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
SV: Nguyễn Thị Lan Anh-C14BH1 Trang 9