Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

đề tài: tìm hiểu về bệnh béo phì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.64 KB, 18 trang )

Lời mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển, béo phì đã và đang trở thành một căn bệnh
phổ biển ở các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở Việt
Nam, tỷ lệ người béo phì có khuynh hướng gia tăng nhanh ở các thành phố lớn,
đặc biệt căn bệnh này có chiều hướng tăng mạnh ở lứa tuổi trẻ nhỏ. Điều kiện
kinh tế ngày càng được nâng cao, các bậc cha, mẹ muốn chăm chút cho sức
khỏe của con cái nhưng chính sự chăm chút thái quá, thiếu khoa học là một
trong những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ trẻ mắc bệnh béo phì ngày một gia
tăng.
Nhằm để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, cũng như cách
khắc phục… Căn bệnh này, cả nhóm đã cùng tìm hiểu thông qua đề tài “ Xây
dựng khẩu phần dinh dưỡng cho đối tượng béo phì.” dưới sự hướng dẫn của
giảng viên
Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh được nhiều sai sót, mong cô
và các bạn sửa chữ và bổ sung để góp phần hoàn thiện đề tài này, đồng thời
giúp chúng em rút ra kinh nghiệm cho những bài sau…!
Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn!
1
1. Đặc điểm bệnh lý
1.1 Nguyên nhân gây bệnh
1.2 Cách xác định bệnh lý
Để xác định tình trạng gầy ốm, thừa cân hay béo phì, người ta dựa trên
chuẩn của WHO về chỉ số khối cơ thể.
Chỉ số khối cơ thể - thường được biết đến với chữ viết tắt BMI (Body
Mass Index) - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người.
Gọi W là khối lượng của một người (tính bằng kg) và H là chiều cao của
người đó (tính bằng m), chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:
 Cách xác định
Người lớn hơn 20 tuổi:
Loại 1
• BMI < 18: người gầy


• BMI = 18 - 24,9: người bình thường
• BMI = 25 - 29,9: người béo phì độ I
• BMI = 30 - 34,9: người béo phì độ II
• BMI > 35: người béo phì độ III
Loại 2
2
Nam:
• BMI < 20: người dưới
cân
• 20 BMI < 25: người bình
thường
• 25 BMI < 30: người quá
cân
• BMI > 30: người béo
phì.
Nữ:
• BMI < 18: người dưới
cân
• 18 BMI < 23: người bình
thường
• 23 BMI < 30: người quá
cân
• BMI > 30: người béo phì
3
Trẻ em từ 2 tuổi và người nhỏ hơn 20 tuổi:
Dựa vào thống kê theo nhóm tuổi và giới tính
a. Thiếu cân: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng giá trị nhỏ hơn bách
phân vị thứ 5 (percentile < 5th)
b. Sức khỏe dinh dưỡng tốt: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách
phân vị thứ 5→ 85

c. Nguy cơ béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng bách phân vị
85→ 95
d. Béo phì: nếu chỉ số BMI nằm trong vùng lớn hơn bách phân vị 95.
Ngoài ra còn xét nghiệm chuẩn đoán béo phì như kiểm tra cholesterol và
mỡ trong máu, xét nghiệm chức năng gan, glucose, kiểm tra tuyến giáp, đo chu
vi vòng eo.
 Các triệu chứng liên quan với béo phì có thể bao gồm:
• Khó ngủ,ngủ ngáy, ngủ ngưng thở, buồn ngủ hoặc mệt mỏi ban
ngày
• Đau lưng hoặc khớp xương.
• Luôn luôn cảm thấy nóng, ra mồ hôi quá nhiều
• Phát ban hoặc nhiễm trùng trong các nếp da.
• Cảm thấy hụt hơi thở với nỗ lực nhỏ.
• Trầm cảm.
1.3 Biện pháp phòng ngừa và cách điều trị
1.3.1 Biện pháp phòng ngừa
• Đối với trẻ em
Đây là đối tượng rất dễ mắc bệnh béo phì, bởi môi trường vận động và
vui chơi của trẻ dần bị thu hẹp, thức ăn nhanh tràn ngập, kèm theo hàng loạt
các trò chơi công nghệ làm trẻ dần đánh mất lối sống năng động và kéo theo
đó là hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp phòng
ngừa bệnh béo phì đối với trẻ em.
Cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ trong bào thai bằng cách chăm sóc
sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai, cần chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai
để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Cho bú mẹ hoàn toàn trong
6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm.
Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột.
Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp
tăng trưởng tối đa, cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm
(chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất).

Cho trẻ ăn đủ nhu cầu năng lượng trong một ngày
Trẻ trên 1 tuổi không nên uống quá nửa lít sữa tươi nguyên kem trong 1
ngày
Khuyến khích bữa ăn truyền thống của gia đình ,nên ăn đúng bữa ,không
ăn vặt.
Khi chế biến thức ăn tránh cho nhiều dầu, mỡ ,bơ và đường, không
thường xuyên uống nước ngọt. Đồng thời khuyến khích trẻ ăn rau quả
Không được bắt trẻ béo phì nhịn ăn làm trẻ cảm thấy bị quá đói ,dẫn đến
trẻ sẽ ăn “trả thù”khi được ăn.
Giảm dần khẩu phần: Nếu trẻ quá béo hãy giảm khẩu phần từ từ hoặc
chọn những thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng nhưng khối lượng không quá
nhiều vì ăn nhiều sẽ làm dạ dày bé bành trướng nhanh hơn. Chia bữa ăn thành
4 -5 bữa nhỏ trong ngày.
Kiểm tra nguyên liệu: Khi mua hàng bạn nên tập cho mình một thói quen
mới là xem thành phần của sản phẩm để tính toán lượng chất béo, đường…
Loại bỏ thức ăn nhanh: Trẻ em có thường thích những đồ chiên rán của
các cửa hàng thức ăn nhanh như gà rán Kentucky, Lotteria… Hãy loại dần
chúng khỏi khẩu phần ăn của trẻ và thay vào đó bằng những thức ăn ít chất béo
hơn.
Không tích trữ những đồ ăn giàu năng lượng trong nhà, chỉ để các loại
trái cây có nhiều nước và ít ngọt như mận, bưởi, táo, dưa leo…
Đối với trẻ lớn và vị thành niên nên ăn uống hợp lý, đảm bảo nhu cầu
dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường, hạn chế sử dụng thực phẩm giầu
năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống nhiều đường.
Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân
nặng chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh
chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.
• Đối với người trưởng thành
Đặc biệt là những nhân viên công sở, hoạt động và làm việc trong môi
trường ít vận động, thời gian nghỉ ngơi ít, kèm theo các bữa ăn vội vã đã và

đang để lại những hậu quả nghiêm trọng. Để khắc phục điều này chúng ta cần:
Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và rau củ.
Hạn chế ăn những thức ăn nhiều chất béo, dầu, mỡ, thức ăn nhanh.
Không nên ăn quá no và vội vã bởi việc ăn vội vã sẽ làm cho cơ thể mệt
nhọc sau bữa ăn, kèm theo một lượng lớn năng lượng tích trữ dư thừa gây bệnh
béo phì.
Sau bữa ăn không nên ngồi hoặc nằm liền, mà cần vận động nhẹ nhàng.
Tham gia các hoạt động ngoài trời vào những lúc rỗi rãi.
Thường xuyên tập luyện thể dục để duy trì một cơ thể cân đối và sức
khoẻ dẻo dai.

1.3.2 Cách điều trị
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, cản trở vận động, gây mệt
mỏi, mà còn là nguyên nhân của hàng loạt các chứng bệnh khác nhau, như:
Trầm cảm, bất thường lipid (chất béo) máu, bệnh tim, cao huyết áp, viêm
xương khớp
Mục tiêu của điều trị béo phì là đạt được và duy trì một trọng lượng khỏe
mạnh để giảm nguy cơ của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và nâng cao chất
lượng sống.Có nhiều cách để điều trị bệnh béo phì và đạt được một trọng
lượng khỏe mạnh. Các phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào mức độ
của bệnh béo phì, sức khỏe tổng thể, và sự sẵn sàng để tham gia vào kế hoạch
giảm cân.
• Đối với trẻ em
Tại Việt Nam, theo điều tra cuả Viện dinh dưỡng: năm 1997, tỉ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi béo phì là 0,6 – 0,7%, năm 1999 là 1,1%, năm 2000 là 2,7% .
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995 tỉ lệ trẻ em ở một quận nội thành
bị béo phì 4- 5 tuổi là 2,5%, 3 - 4 tuổi là 1,1% nhưng đến năm 2000 tỉ lệ này là
8,4% và 3,5% với tuổi tương đương . Nguyên nhân do hiểu biết của phụ huynh
về béo phì trẻ em và ý thức phòng chống còn hạn chế. Nhiều người còn cho
rằng trẻ em béo là khoẻ, là tốt và không muốn điều trị cho con.

Việc chữa trị chứng béo phì ở trẻ em có một số điểm khác ở người lớn:
không can thiệp phẫu thuật, không dùng thuốc Hai nguyên tắc cơ bản của
phương pháp điều trị này là hợp lý hoá chế độ ăn và tăng cường vận động cơ
thể.
Cố gắng không ăn thức ăn chiên, rán mà thay vào đó nên nướng hoặc hấp
thức ăn. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn
vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho cháu ăn bánh mì nướng giòn, cần
tây hay táo. Đừng mua những đồ ăn vặt nhiều béo, đường hoặc muối về nhà.
Khi trẻ chập chững tập đi không nên nhốt trẻ vào một cái cũi hoặc một
chiếc ghế đẩy. Hãy để trẻ tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối
với các trẻ lớn và vị thành niên, nên tăng cường vận động thể lực với các loại
hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy
nhảy, bơi lội hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử và thức quá khuya. Cần tìm
hiểu sở thích về thực phẩm của trẻ để thực hiện chế độ ăn cho phù hợp, tránh
tình trạng bắt trẻ ăn toàn những thứ chúng không thích hay ngược lại.
Thực phẩm cho trẻ mập vẫn cần đủ năng lượng, chất đạm, chất béo,
vitamin, muối khoáng theo nhu cầu để không làm kìm hãm sự tăng trưởng của
trẻ. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn chay.
Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có
đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
Tham gia các lớp học ngoại khóa: Hãy đăng ký cho bé một lớp học võ
hay bất cứ môn thể thao nào mà bé yêu thích. Khuyến khích bé tham gia các
hoạt động vui chơi, thể thao ở trường.
• Đối với người lớn
Các phương pháp điều trị bao gồm:
• Thay đổi chế độ ăn uống.
• Tập thể dục và vận động tích cực.
• Thay đổi hành vi.
• Giảm cân theo toa.
• Phẫu thuật giảm cân.

Thay đổi chế độ ăn
Để có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối trước hết cần phải thay đổi chế độ
ăn, Giảm lượng calo cung cấp hàng ngày và ăn uống lành mạnh là yếu tố quan
trọng để khắc phục bệnh béo phì. Giảm cân chậm và ổn định từ 0,5 đến 1 kg
mỗi tuần được coi là cách an toàn nhất để tránh được những bệnh tật về sau.
Tránh thay đổi chế độ ăn uống quyết liệt và không thực tế, ví dụ như chế độ ăn
quá kiêng, hay bỏ bữa bởi vì chúng không thể giúp giảm trọng lượng dư thừa
lâu dài, ngoài ra còn làm cho cơ thể bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng thiết
yếu.
Tập thể dục và vận động tích cực
Trường y tế thể thao Mỹ khuyến cáo rằng những người thừa cân hoặc béo
phì cần phải tập thể dục ít nhất 150 phút trung bình mỗi tuần kèm theo hoạt
động thể chất thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân thêm hoặc để giảm cân
nhẹ. Nhưng để đạt được kết quả giảm cân đáng kể, cần có thời gian luyện tập
nhiều hơn 250 - 300 phút một tuần.
Tập aerobic thường xuyên là cách hiệu quả nhất để đốt cháy calo và
giảm. Tích cực đi bộ tới cửa hàng gần nhà, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn, cũng
góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Thay đổi hành vi
Để giảm cân và khắc phục tình trạng giảm cân không hiệu quả chúng ta
cần thực hiện một chương trình sửa đổi hành vi. Một chương trình sửa đổi
hành vi có thể bao gồm kiểm tra thói quen hiện tại để tìm ra những yếu tố hay
những tình huống có thể gây béo phì. Tìm hiểu ăn uống hiện tại và thói quen
tập thể dục để bắt đầu thay đổi hành vi. Khi hiểu được thói quen phá hoại nổ
lực giảm cân, có thể thực hiện các bước để tạo ra một lối sống mới lành mạnh.
Có một số cách để giúp thay đổi hành vi và hướng suy nghĩ không lành
mạnh. Hành vi sửa đổi, đôi khi được gọi là hành vi trị liệu, có thể bao gồm:
Tư vấn
Điều trị hoặc can thiệpđếnnsức khỏe tâm thần được các chuyên gia áp
dụng giúp giải quyết các vấn đề hành vi và cảm xúc liên quan đến ăn uống. Trị

liệu bằng cách này có thể giúp các chuyên gia hiểu lý do tại sao ăn quá nhiều
và giúp bệnh nhân học được cách suy nghĩ lành mạnh để đối phó với sự lo
lắng. Ngoài ra còn có thể giám sát chế độ ăn uống và đối phó với sự thèm
muốn thực phẩm. Tư vấn trực tiếp qua điện thoại, e-mail hoặc các chương trình
dựa trên Internet nếu đi lại khó khăn. Liệu pháp hành vi nhận thức thường
được sử dụng để giảm cân.
Giảm cântheo toa
Trong vài trường hợp,giảm cân theo toa là một lựa chọn hiệu quả. Nhưng
sử dụng thuốc giảm cân không có nghĩa là loại bỏ chế độ ăn uống, tập thể dục
và thay đổi hành vi, vì đây là những cách chữa trị không thay thế. Nếu không
thực hiện những thay đổi khác trong cuộc sống, thuốc hoạt động không hiệu
quả.
Bác sĩ có thể giới thiệu một loại thuốc giảm cân nếu:
Các phương pháp khác của việc giảm cân đã không hiệu quả.
Chỉ số (BMI) khối lượng cơ thể lớn hơn 27, có biến chứng y tế của bệnh
béo phì, chẳng hạn như tiểu đường, cao huyết áp hoặc ngưng thở khi ngủ.
Cần giám sát chặt chẽ khi dùng thuốc giảm cân theo toa. Ngoài ra, hãy
nhớ rằng một loại thuốc giảm cân có thể không hiệu quả cho tất cả mọi người.
Nếu thuốc có tác dụng, hiệu ứng của nó có xu hướng chững lại sau sáu tháng
sử dụng. Khi ngừng dùng thuốc giảm cân, có thể lấy lại nhiều hoặc tất cả trọng
lượng bị mất.
Phẫu thuật giảm cân
Trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật giảm cân, còn được gọi là
bariatric phẫu thuật. Phẫu thuật giảm cân là phương án lấy mất một phần trọng
lượng cơ thể một cách nhanh chóng, tuy nhiên nó có thể gây ra rủi ro nghiêm
trọng. Giảm cân phẫu thuật hạn chế lượng thức ăn có thể thoải mái ăn hoặc ức
chế sự hấp thu thức ăn và năng lượng, hoặc cả hai.
Giảm cân phẫu thuật cho bệnh béo phì có thể được xem xét nếu:
Béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI) là 40 hoặc cao hơn.
BMI là 35 - 39,9, và người béo phì gặp phải một số vấn đề sức khỏe

nghiêm trọng, chẳng hạn như tiểu đường hoặc huyết áp cao.
Cần phải cam kết thay đổi lối sống, đó là điềucần thiết cho phẫu thuật
hiệu quả.
Phẫu thuật giảm cân có thể giúp giảm khoảng 50 phần trăm trọng lượng
cơ thể dư thừa. Nhưng chỉ hơn một nửa trong số những người trải qua phẫu
thuật giảm cân giữ cho trọng lượng tại các điểm 5 năm. Tuy nhiên, phẫu thuật
giảm cân không phải là một phép lạ chữa bệnh béo phì. Nó không đảm bảo
rằng sẽ mất tất cả trọng lượng dư thừa hoặc là sẽ giữ nó lâu dài. Giảm cân
thành công sau khi phẫu thuật dạ dày phụ thuộc vào cam kết thực hiện thay đổi
trong ăn uống suốt đời và thói quen tập thể dục của người bệnh.
Có rất nhiều loại của phẫu thuật giảm cân. Một số loại hạn chế, làm giảm
cân bằng cách hạn chế dạ dày có thể giữ bao nhiêu. Loại khác ngăn chặn cơ thể
hấp thụ calo và chất dinh dưỡng. Những người khác là một sự kết hợp của hai
loại.
Phẫu thuật phổ biến giảm cân bao gồm:
Phẫu thuật bỏ qua dạ dày.
Điều này là sự ủng hộ phẫu thuật ở Hoa Kỳ bởi vì nó đã thể hiện tương
đối tốt các kết quả dài hạn. Nó kết hợp cả hai hạn chế và kém hấp thu để giảm
cân. Trong dạ dày, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một túi nhỏ ở phía trên của dạ dày.
Sau đó cắt ruột non một khoảng cách ngắn dưới dạ dày chính và kết nối với
các túi mới. Thực phẩm và lưu lượng chất lỏng trực tiếp từ túi tới ruột, bỏ qua
hầu hết dạ dày.
Nội soi dạ dày có thể điều chỉnh dải (LAGB).
Trong loại thủ tục hạn chế, dạ dày được chia thành hai túi. Kéo chặt như
một vành đai, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một kênh nhỏ giữa hai túi. LAGB là
được phổ biến bởi vì nó thường ổn định, giảm cân chậm và có thể được điều
chỉnh nếu cần thiết. Tuy nhiên, như với các thủ tục khác, điều này sẽ không
làm việc mà không thay đổi trong hành vi.
Biliopancreatic với chuyển tá tràng.
Trong loại thủ tục kém hấp thu, phần lớn dạ dày được phẫu thuật cắt bỏ.

Phẫu thuật này cung cấp giảm cân bền vững, nhưng nó đặt ra một nguy cơ
thiếu hụt vitamin và suy dinh dưỡng, và cần theo dõi sát các vấn đề sức khỏe.
Nó thường được sử dụng cho những người có chỉ số khối cơ thể là 50 hoặc
nhiều hơn.
2. Xây dựng khẩu phần ăn cho người béo phì và tính
mức năng lượng cung cấp
2.1 Xây dựng khẩu phần ăn
Tùy từng độ tuổi, thể trạng cơ thể mà chúng ta có những khẩu phần ăn và
mức năng lượng cần thiết khác nhau giúp cho việc loại bỏ mỡ thừa nhanh
chóng. Thực ra thực đơn giảm cân không theo một chuẩn nhất định nào cả, nó
còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống của từng gia đình.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo lượng calo bạn nên hấp thu mỗi
ngày để có sức khỏe tốt, dựa trên tuổi tác, giới tính và mức độ hoạt động như
sau:
 1.600 calo cho trẻ từ 2-6 tuổi, phụ nữ không vận động nhiều và
người cao tuổi;
 2.200 calo cho trẻ em trên 6 tuổi, các em gái tuổi teen, phụ nữ vận
động nhiều và nam giới không vận động;
 2.800 calo cho nam thiếu niên và nam giới vận động nhiều.
Năng lượng hàng ngày cho người vận động nhẹ, ít vận động
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đưa ra các khuyến cáo cụ thể hơn về lượng calo
dựa trên độ tuổi và mức độ hoạt động. Nếu bạn không tập thể dục thì bạn thuộc
nhóm người ít vận động. Đối với những người ít vận động, Bộ Nông Nghiệp
Hoa Kỳ khuyến cáo nên cung cấp:
 1.600 calo mỗi ngày cho nữ giới tuổi từ 9-13 và phụ nữ trên 51
tuổi.
 1.800 calo cho nữ giới từ 14-18 tuổi.
 2.000 calo cho nam giới từ 9-13 và phụ nữ từ 31-50 tuổi.
 2.000 calo cho nữ giới từ 19-30 và nam giới trên 51 tuổi.
 2.200 calo cho các em trai từ 14 -18 và nam giới từ 21-50.

 2.400 calo đối với nam giời từ 19-30 tuổi.
Năng lượng hàng ngày cho người hay vận động
Những người có hoạt động thể chất tương đương với đi bộ khoảng 5
km/ngày với tốc độ 4-5 km/giờ. Người hay vận động được khuyến cáo nên hấp
thu:
 2.200 calo mỗi ngày cho các em gái từ 9-13 tuổi và phụ nữ trên 31
tuổi.
 2.400 calo cho phụ nữ từ 14-30 tuổi.
 2.600 calo cho các em trai từ 9-13 tuổi.
 3.000 calo cho nam giới từ 19-50 tuổi.
 3.200 calo cho nam giới từ 14-18 tuổi.
Nếu mỗi ngày chúng ta nạp vượt quá mức calo trên dẫn tới việc thừa cân
và béo phì. Khi đã béo phì thì chúng ta cần áp dụng thực đơn với lượng calo ít
hơn.
Khẩu phần ăn đối với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi (1700kcalo)
Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cần thiết, trẻ em chỉ nên giảm tối
đa 0.5 kg/tuần, đồng nghĩa với việc giảm 3500 calo.
Điều này có nghĩa, mỗi ngày, bạn cần cho trẻ ăn ít đi 500 Kcal. Tuy
nhiên, tốt hơn, bạn nên cho trẻ ăn uống bình thường và vận động, chơi thể thao
để đốt cháy được 500 calo. Nhờ đó, trẻ không chỉ giảm cân an toàn mà còn
tăng lượng cơ, giúp cơ thể săn chắc.
Bữa sáng
Món ăn
Đơn
vị
Lượng
calo
(kcal)
glucid
(gram)

Lipid
(gram)
Protein
(gram)
Bún canh thịt heo
Nước cam vắt
0.5 tô
0.5ly
161
133
24.25
27.85
4.25
0
6.4
0.45
Tổng 294 52,1 4.25 6.85
Giữa sáng
- Cháo đậu đỏ 0.5 tô 161 21,85 5.9 5.3
Tổng 161 21,85 5.9 5.3
Bữa trưa
Cơm trắng
Canh bầu
Nước ép trái cây
0.5 bát
1 chén
1ly
100
30
74

22.1
0.75
14.8
0.3
2.1
0
2.3
1.2
0
Tổng 204 37.65 2.4 3.5
Bữa chiều
Sanwich
Sữa chua vinamilk
1 lát
1 hũ
89
137
16.8
21.6
1.2
4
2.6
3.8
Tổng 226 38.4 5.2 6.4
Bữa tối
Cơm trắng
Canh rau ngót
Thăng long
0.5chén
1 chén

0.25trái
100
29
6.25
22,1
0.7
12,25
0.3
2.1
0
2.3
1.9
1.825
Tổng 185,25 5,05 2.4 6.025
Tổng 1 ngày 1070.25 185.05 20.15
28.07
5
Khẩu phầnăn đối với người lớn ( không quá 400kcalo/bữa,
1200kcalo/ngày.
Dù ở mỗi quốc gia lượng calo khuyến cáo cần hấp thụ là khác nhau thì
con số xấp xỉ đối với nam là từ 2500-2700 Kcal, với phụ nữ là từ 2000-2200.
Chỉ số này có thể thay đổi tùy theo cân nặng, chiều cao và độ tuổi.
Cách giảm cân được cho là hiệu quả và an toàn nhất chính là điều chỉnh
chế độ ăn uống hàng ngày một cách vừa phải.
Bạn phải ăn nhiều rau
(300g/ngày), trái cây ít ngọt (thanh long,
bưởi, mận, cóc, ổi, táo, lê, đu đủ, củ sắn,
cà chua, dưa leo,…) cho no bụng, sữa
không đường ít béo 2-3 ly một ngày, hạn
chế tối đa cơm, chè, kem, đồ béo… và

chạy bộ công viên mỗi ngày 60 phút hay 90 phút (chia 2 lần sáng chiều) thì sẽ
không tốn kém nhiều tiền. Hãy ăn chậm, nhai kỹ, ăn 6 bữa mỗi ngày mỗi bữa
một ít, ăn canh, rau trước rồi mới ăn cơm với thịt, cá, đậu hũ…sau. Ăn mỗi bữa
50g thịt hoặc 100g cá, tôm hoặc 1 miếng đậu hũ (trong 3 bữa chính). Mỗi tuần
bạn giảm 0,5-1 kg là thành công.
Mỗi bữa ăn không vượt quá 400 Kcal, mỗi ngày ăn không vượt quá 1.200
Kcal. Đây là thực đơn giảm cân cho một ngày mà bạn có thể tham khảo năng
lượng cung cấp:
Bữa sáng
Món ăn Đơn vị Lượng
calo
(kcal)
Glucid
(gram)
Lipid
(gram)
Protein
(gram)
Tách café đen ( trà xanh)
Sandwich
Phomai con bò cười
Trái cây như chuối, cam
hoặc táo.
1 tách
1 lát
1 miếng
2 trái
chuối
40
89

67
108
0
16.8
0
15.6
0
1.2
5.4
0.4
0
2.6
4.6
1
Tổng số 301 32.4 7 8.2
Bữa trưa
Cơm trắng
Sandwich
Trứng luộc
Giải khát bằng trà (không
đường).
1 bát
1 lát
1 quả
1 tách
200
89
90
0
88.4

16.8
0,5
0
0.6
1.2
7
0
4.6
2.6
6.4
0
Tổng 379 105,7 14.8 13.6
Bữa chiều
Cơm trắng
Canh bí đao
Bưởi
Chuối
1 bát
1 chén
3 múi
1 quả
200
29
24
54
88.4
1.3
15.3
7.8
0.6

2.1
0
0.2
4.6
1.2
0.3
0.5
Tổng 307 112.8 2.9 6.6
Tổng 1 ngày 987 250.9 24.7 28.4
2.2 Tính mức năng lượng cung cấp
Bạn có thể tìm ra bao nhiêu calo trong thực phẩm bằng cách nhìn vào
thành phần dinh dưỡng trên nhãn hiệu. Nhãn cũng sẽ mô tả các thành phần của
thực phẩm có bao nhiêu gram carbohydrate, protein, và chất béo trong đó.
Dưới đây là số calo trong 1 gam:
 Carbohydrate: 4 Kcal
 Protein: 4 Kcal
 Chất béo: 9 Kcal
Từ các giá trị, bạn có thể tính toán tổng số Kcal. Bạn sẽ nhân số lượng
gram với số Kcal trong một gram của thành phần thực phẩm.
Ví dụ: nếu một khẩu phần khoai tây chiên có 10 gam chất béo, 90 calo là
từ chất béo. Đó là 10 gram x 9 calo mỗi gram.
3. Một số lưu ý trong khẩu phần ăn của người mắc
bệnh béo phì
3.1 Đối với trẻ em
Do bé vẫn đang ở lứa tuổi phát triển nên bạn vẫn cần cho bé ăn uống đầy
đủ, đa dạng các loại thực phẩm.
Cung cấp chế độ ăn kiêng cho trẻ bằng cách: Xác định lượng Kcal mà trẻ
cần, đọc kỹ chỉ số dinh dưỡng trên nhãn mác các loại thực phẩm trước khi cho
trẻ dùng, để đảm bảo không cung cấp dư lượng calo cần thiết. Cả nhà nên theo
một chế độ ăn lành mạnh cùng với trẻ, để trẻ không cảm thấy bị đơn độc.

Không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, các đồ chiên, xào rán,…
Nên tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, ăn thức ăn thô không xay nhuyễn như:
cơm, mỳ, bún, miến…
Mỗi bữa ăn cách nhau từ 3 – 4h, không cho ăn vặt, không cho uống sữa
ban đêm.

×