Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài dự thi tìm hiểu về GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.08 KB, 4 trang )

BÀI DỰ THI
Tìm hiểu về “Gia đình Việt Nam - truyền thống và hiện đại”
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào? Ý nghĩa của Ngày
Gia đình Việt Nam.
* Trả lời:
1/ Ngày 28 tháng 6 hàng năm được chọn làm Ngày Gia đình Việt Nam theo quyết định số
72/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
2/ Ý nghĩa của Ngày Gia đình Việt Nam
- Ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt
Nam; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam trong sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của gia đình; nâng cao ý thức, trách
nhiệm của mỗi thành viên trong xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh,
gia đình văn hóa.
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia
đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Anh (chị) hãy cho biết câu nói trên được Bác nói vào dịp
nào? Hãy cho biết cách hiểu của anh (chị) về ý nghĩa câu nói trên của Bác?
* Trả lời:
1/ Câu nói trên được Bác nói tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn nhân – Gia đình
(tháng 1-1959).
2/ Ý nghĩa của câu Bác nói:
- Gia đình có chức năng phát triển kinh tế.
- Gia đình có chức năng duy trì nòi giống, thực thi các chính sách về dân số.
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, bồi dưỡng tình cảm, tinh thần; là môi trường quan trọng
hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em; tạo nên những công dân đầy đủ sức khỏe thể chất,
sức khỏe tinh thần và trí tuệ cho xã hội.
- Gia đình góp phần phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết thế nào là ”Tam, tứ đại đồng đường”? Theo anh (chị), để
giữ gìn hạnh phúc trong gia đình nhiều thế hệ, ông bà, con cháu cần phải làm gì?
* Trả lời:
Gia đình tam đại đồng đường còn gọi là gia đình ba thế hệ, bao gồm ông bà, cha mẹ và
con. Gia đình tứ đại đồng đường hay còn gọi là gia đình bố thế hệ trở lên. Hình thức gia đình càng
nhiều thế hệ có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, có nhiều điều kiện bảo lưu được các
giá trị gia đình truyền thống, phát huy tốt gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình
hỗ trợ, giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ.
Họ và tên: Leâ Thò Thuøy Trang
Trường Tiểu học Số 2 Hoài Hảo
Sự khác biệt về thế hệ dẫn đến khác biệt về lối sống, thói quen và sẽ khó tránh khỏi mâu
thuẫn giữa ông bà, cha mẹ - con cháu. Do vậy, đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình mọi người
phải biết yêu thương, sẻ chia, cảm thông và nhường nhịn để sống hòa thuận, gắn tình đoàn kết gia
đình.
Tuy nhiên không thể phủ nhận những những giá trị tinh thần vô cùng to lớn và quí báu mà
một gia đình nhiều thế hệ chung sống mang lại cho mỗi thành viên. Những gia đình nhiều thế hệ
bao giờ cũng đông anh em, đông con cháu nên không khí ấm cúng luôn tràn ngập. Trong gia đình
nhiều thế hệ ấy, những người lớn tuổi: ông bà, cha mẹ bao giờ cũng như những cuốn từ điển sống
với những vốn sống, kinh nghiệm để giáo dục, dạy dỗ con cháu.
Dù ở chung hay riêng, việc gìn giữ mối quan hệ huyết thống trong đại gia đình vẫn luôn
luôn phải được coi trọng và nâng niu. Mỗi người tự điều chỉnh mình, khắc phục những khó khăn
phức tạp nhỏ trong đời sống hàng ngày để cùng xây dựng một đại gia đình lớn.
Nếu là người già trong gia đình thì phải cố gắng tiếp cận với những thông tin mới, tìm hiểu
cuộc sống của giới trẻ ngày nay, biết cảm thông Người già cần là tấm gương mẫu mực trong gia
đình, bao dung và sống hòa hợp với con cháu, trong điều kiện của mình tiếp cận với những thông
tin mới, tìm hiểu cuộc sống của giới trẻ ngày nay để hiểu,chỉ bảo kinh nghiệm cho con cái.
Người trẻ cũng phải quan tâm tới người già, không quá áp đặt những cái mới vào lối tư duy
đã gắn kết bao năm với bố mẹ và ông bà. Cả nhà phải không ngừng chia sẻ, trao đổi và quan tâm
tới nhau…
Các thế hệ con cháu phải đặt hai chữ đạo hiếu làm đầu, quan tâm sâu sắc tới tâm tư, tình

cảm và sức khỏe của người cao tuổi, không quá áp đặt những cái mới vào lối sống tư duy đã gắn
kết bao năm với bố mẹ, ông bà; những khi góp ý với các bậc sinh thành, con cái cần nhẹ nhàng,
mềm mỏng; trân trọng những lời khuyên của ông bà, cha mẹ.
Sống trong một gia đình đông thế hệ sao cho dung hoà được với tất cả các vấn đề, những
thành viên là cả một nghệ thuật sống. Khi sống trong môi trường ấy, không còn là sống cho cá
nhân, cho bản thân mà sống cho ông bà cha mẹ đẹp lòng, cho con cái học tập. Bởi vậy, mỗi thành
viên đều phải như một tấm gương mẫu mực. Cũng cần đặt vấn đề sống hoà thuận, nhường nhịn
nhau, đoàn kết lên hàng đầu. Khắc phục những khó khăn phức tạp nhỏ trong đời sống hàng ngày
để cùng xây dựng một đại gia đình lớn
Câu 4: Anh (chị hãy cho biết những suy nghĩ của anh (chị) về gia đình hai thế hệ (tức
vợ - chồng và con); hãy chia sẽ một số kĩ năng xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc đối với
gia đình hai thế hệ hiện nay.
* Trả lời:
Gia đình hai thế hệ là gia đình bao gồm cha mẹ và con, là mô hình phổ biến của gia đình
hiện đại.
Gia đình hạt nhân tồn tại độc lập, gọn nhẹ linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với sự
biến đổi của xã hôi. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế; các thành viên có khoảng
không gian tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân, rèn luyện bản lĩnh của người làm chủ gia
đình, có tính cách và năng lực sáng tạo riêng.
Tuy nhiên nếu như trước đây, việc dạy dỗ con cái do ông bà, cha mẹ, gia đình đảm trách
thì nay việc này gần như được chuyển giao toàn bộ chức năng cho nhà trường và xã hội.
Việc làm ăn, công tác xã hội chiếm khá lớn thời gian nên việc quan tâm, chăm sóc, chia sẻ
tình cảm rất thiếu. sự ngăn cách không gian giữa các thế hệ bị hạn chế, nên khả năng hỗ trợ lẫn
nhau về vật chất và tinh thần và ảnh hưởng của các thế hệ với nhau ít đi.
Ở Việt Nam, gia đình đang chịu sự tác động rất lớn bởi những yếu tố văn hóa nước ngoài
(có cả văn hóa tiến bộ và cả văn hóa phẩm độc hại- có cả hoa thơm và gió độc), thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng du nhập vào Việt Nam. Gia đình cũng đang chịu sự tác động từ
mặt tích cực cũng như mặt trái của nền kinh tế thị trường. Do đó, trong mỗi gia đình Việt Nam
hôm nay dường như điều kiện vật chất đầy đủ hơn, song con người dường như xa nhau hơn, thời
gian quan tâm, chăm sóc cho nhau cũng ít dần. Thực tế này tác động không nhỏ đến việc giáo dục

và hình thành nhân cách cho trẻ em. Đại hội XI của Đảng ta lại chỉ ra thực trạng: “…đạo đức, lối
sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp”.
Để gia đình thật sự trở thành tế bào lành mạnh của xã hội thì những người làm cha, mẹ -
những người chủ của gia đình cần quan tâm một số vấn đề sau:
* Thứ nhất, cha mẹ phải là người có kiến thức:
Kiến thức ở đây có thể từ kinh nghiệm, có thể từ học tập trong sách vở và trong cuộc sống.
Tuy nhiên, dù kiến thức nào thì cha mẹ cũng phải biết lựa chọn những vấn đề phù hợp với yêu cầu
của xã hội, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm của từng đứa trẻ. Có
thể nói đây là điều khó khăn đối với các bậc cha mẹ, bởi xã hội phát triển rất nhanh, lượng kiến
thức vô cùng lớn, trẻ em học hỏi rất nhanh cả những điều hay lẽ phải và cả những thói hư tật xấu
trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, nắm bắt được nhu cầu tâm
lý của con mình, có phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ.
* Thứ hai, bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt:
Sẽ không thể có những con người có nhân cách tốt được nếu như:
“Nhà kia nỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”.
Cách hành xử của cha mẹ với nhau, cách ứng xử của cha mẹ với những người xung quanh có ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách đứa trẻ. Khi còn nhỏ, nếu đứa trẻ học được cách hành
xử “vô văn hóa”, “vô đạo đức” của cha mẹ thì lớn lên tất yếu nó cũng hành xử giống cha mẹ.
Song ngược lại, nếu cha mẹ là những tấm gương sáng, mẫu mực thì con cái sẽ là những người có
nhân cách tốt (trừ một số đứa trẻ quá trình giáo dục và tự giáo dục không tốt).
* Thứ ba, gia đình phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ, cha mẹ phải bình đẳng tôn
trọng lẫn nhau.
Bình đẳng ở đây thể hiện là mọi thành viên trong gia đình đều có quyền nói lên tiếng nói của
mình. Mọi tâm tư nguyện vọng của các cá nhân trong gia đình đều được lắng nghe, chia sẻ, những
tâm tư nguyện vọng nào chính đáng phải được đáp ứng cho phù hợp. Muốn có được điều này thì
các thành viên trong gia đình phải thật sự tôn trọng nhau, đặc biệt không có sự bất bình đẳng giới.
Trẻ em trai và trẻ em gái phải có quyền và nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị như
nhau, cùng nhau được học hành. Những người cha, người mẹ trong gia đình cũng phải được tôn
trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống.

Tóm lại, gia đình có vai trò to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho con người, xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để xây dựng xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ đã từng
nói : “Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý
hạt nhân cho tốt”. Ở Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những yếu tố cũ và
mới đan xen, nhưng muốn xã hội tiến bộ, lành mạnh thì phải chú ý vai trò giáo dục của gia đình
trong việc hình thành nhân cách cho con người.
Câu 5: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ( không quá 1000 từ) nói về giá trị truyền thống
tốt đẹp của gia đình; hoặc kỉ niệm sâu sắc về gia đình; hoặc suy nghĩ, tâm tư, tình cảm … của
anh, chị về gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổng hợp các mối quan hệ, ứng xử, giá trị nhân cách, tình
cảm, đạo đức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cộng đồng, dân tộc. Theo quan niệm truyền thống
Việt Nam xưa, xây dựng văn hóa gia đình trên nền tảng đạo đức bao gồm đạo hiếu, đạo nghĩa như
đạo mẫu tử, cha con, chồng vợ, anh em…; cư xử với ông bà, cha mẹ, với xóm làng. Ngay từ khi
còn nằm trong nôi, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, mỗi đứa trẻ đã được nghe những lời dạy bảo yêu
thương:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Lớn hơn một chút, bài học làm người đầu tiên các thế hệ Việt Nam giáo dục con cháu cũng
là dạy cách ứng xử: "kính trên, nhường dưới", "chị ngã, em nâng", "môi hở, răng lạnh", "lá lành
đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng". Những lời dạy ấy đã thấm sâu trong mỗi người con đất
Việt, góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc, đó là lòng nhân hậu, thủy chung, sống có
nghĩa có tình; sự chia sẻ, đoàn kết gắn bó từ trong gia đình đến cộng đồng, làng, nước. Mái ấm gia
đình là yếu tố quan trọng giúp con người có thêm ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn thử thách,
đi tới những thành công. Điểm tựa gia đình còn giúp nhiều người vượt qua cám dỗ, không sa ngã
vào tệ nạn xã hội và những hành vi tội lỗi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Gia đình tốt thì xã hội
mới tốt; xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn; hạt nhân của xã hội là gia đình".

×