Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GA Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 8 trang )

GIÁO ÁN
BÀI 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở
ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.Kiến thức:
- Liệt kê được nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của động
vật.
- Trình bày được cơ chế tác động của nhóm hoocmôn sinh trưởng (tuyến yên) và
tirôxin (tuyến giáp) đối với sự sinh trưởng.
- Trình bày được các nhóm hoocmôn và vai trò của chúng trong sự điều hoà biến
thái ở sâu bọ, ở ếch nhái, điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh,
điều hoà chu kì sinh sản.
- Giải thích được sơ đồ các hiện tượng trong chu kì kinh nguyệt.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nâng cao năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác thảo luận nhóm.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
3. Thái độ:
- Học sinh hiểu vai trò và ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển ở ĐV.
- Giáo dục ý thức biết vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
- Các hoocmôn sinh trưởng và phát triển ở động vật.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp – Tìm tòi
- Trực quan – Tìm tòi
- Diễn giải
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo SGK
IV. CHUẨN BỊ:


1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập và đáp án
- Máy chiếu
2. Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị bài 38
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật? Cho vd? Nêu mối quan hệ
giữa sinh trưởng và phát triển?
3. Bài mới:
a) Mở bài:
- Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Chúng ta nhớ lại ví dụ về sự phát triển ở ếch, chúng sẽ ra sao khi chúng ta cắt bỏ
hoocmôn tuyến giáp hay thêm hoocmôn tuyến giáp đó vào nước?
HS trả lời, GV nhận xét đánh giá
*GV đặt vấn đề: Đó chính là một trong các nhân tố tác động đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật, vậy thì ngoài các hoocmôn chúng còn chịu ảnh hưởng của
là những nhân tố nào nữa và ảnh hưởng ra sao thì chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu?
b) Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của nhân tố giới tính
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học
GV: Cho HS quan sát hình rút ra nhận
xét về tốc độ sinh trưởng ở người.
GV: Cho HS đọc ví dụ ở sgk và VD về
loài kiến, rút ra nhận xét.
GV: Tại sao con cái thường có tốc độ
lớn nhanh và sống lâu hơn con đực?
HS: Tốc độ sinh
trưởng ở nam và nữ

khác nhau.
- Trong cùng một
loài con cái thường
có tốc độ lớn nhanh
và sống lâu hơn con
đực.
- HS:…giữ chức
năng sinh sản

I.Ảnh hưởng của
các nhân tố bên
trong:
1. Giới tính:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của các loại hoocmôn sinh trưởng và
phát triển
*: Dựa vào chức các năng của hoocmôn
(HM) người ta chia HM làm những loại
nào?
* Phát phiếu học tập cho HS thảo luận
nhóm, điền vào phiếu học tập
* Sủ dụng một số câu hỏi liên quan đến
các hiện tượng trong cuộc sống, liên hệ
thực tế
*Nếu muốn chữa bệnh lùn cần tiêm GH
ở giai đoạn nào? Vì sao?
=> Ở tuổi thiếu nhi vì ở tuổi trưởng
thành tốc độ sinh trưởng chậm và dừng.
GH không có tác dụng.
* HM điều hoà sinh
trưởng và HM điều

hoà sự phát triển.
* Thảo luận nhóm
và hoàn thành phiếu
học tập 1.
* Thảo luận nhóm
và nêu được vai trò
của HM điều hoà sự
biến thái (nội dung
ở phiếu học tập)
*Trả lời các câu hỏi
2. Hoocmôn sinh
trưởng và phát
triển:
a. HM điều hoà
sinh trưởng:
- Ở người HM
quan trọng nhất
trong sự điều hoà
sinh trưởng: HM
sinh trưởng(GH)
và tirôxin.
H: I ốt là một trong những thành phần
cơ bản để cơ thể tổng hợp tirôxin, vậy
cần làm gì để phòn tánh thiếu tirôxin và
mắc các bệnh như bướu cổ?
+ Điều hoà sự biến
thái: (Ecdixơn,
Juvenin) Sử dụng
b. HM điều hoà
sự phát triển:

- ( Nội dung ở
GV: HM điều hoà sự phát triển bao
gồm những loại nào?
* Sau khiYêu cầu học sinh thảo luận về
các HM điều hoà sự sinh phát triển phát
phiếu học tập để HS hoàn thành phiếu
học tập số 2.
*Tổ chức cho HS hoạt động bằng hệ
thống câu hỏi gợi mở và phát phiếu học
tập cho HS thảo luận nhóm, điền vào
phiếu học tập
+ Điều hoà sự hình thành các tính trạng
sinh dục thứ sinh: Cần phân biệt tính
trạng sinh dục nguyên sinh như: con
đực có cơ quan sinh dục đực. Con cái
có cơ quan sinh dục cái. Còn tính trạng
sinh dục thứ sinh là những tính trạng
hình thái hoặc tập tính khác nhau giữa
con đực và con cái:
+ Chu kì kinh nguyệt và điều hoà chu
kì kinh nguyệt: Sử dụng hình để vấn
hình 37.2 trình bày
vai trò HM gây biến
thái côn trùng cũng
như ếch.
HS: Phân biệt được
tính trạng sinh dục
nguyên sinh với tính
trạng sinh dục thứ
sinh và lấy VD

minh hoạ.
VD: Con đực có
sừng ( Hươu), có
bờm (sư tử), có bộ
lông đẹp ( công), có
giọng hót hay (hoạ
mi).
HS: Từ hình thảo
luận và nêu 3 hiện
tượng xảy ra xảy ra
đồng thời trong chu
trình kinh nguyệt:
+ Biến động nồng
độ HM, phát triển
nang trứng và rụng
trứng, biến đổi niêm
mạc dạ con.
HS: Quan sát hình
38.2 SGK thảo luận
phiếu học tập)
+ Chu kì kinh
nguyệt và điều hoà
chu kì kinh
nguyệt:
đáp HS.
GV: Nêu 3 hiện tượng xảy ra xảy ra
đồng thời trong chu kì kinh nguyệt?
GV: Quan sát hình 38.2 SGK cho biết:
Thời gian độ dài của chu kì. thời gian
rụng trứng?

-Thay đổi trong buồng trứng và trong
dạ con?
-Thời gian có kinh.
GV: Từ hình cho biết các biện pháp
bảo vệ sức khoẻ sinh sản cũng như sử
dụng các biện pháp tránh thai?

nhóm và trả lời:
- Thời gian độ dài
chu kì 28 ngày chia
thành 2 pha: Pha
nang trứng (14
ngày) và pha thể
vàng (14 ngày).
Thời gian rụng
trứng là ngày thứ 14
(sau 14 ngày kể từ
thời gian bắt đầu có
kinh)
- Trong pha nang
trứng có FSH, LH
và ơstrôgen tăng
kích thích nang
trứng phát triển và
chín tách khỏi nang
trứng lọt vào ống
dẫn trứng. Nang
trứng biến thành thể
vàng. Nếu không
được thụ tinh thì thể

vàng teo đi trong
vòng 10 ngày sau
khi rụng trứng và
chu kì kinh nguyệt
lặp lại.
4. Củng cố:
- Sự sinh trưởng được điều hoà bởi những hoocmôn nào?
- Dựa vào sơ đồ 38.2 hãy chỉ ra những ngày nào trong chu kì kinh nguyệt là có thể
thụ thai?
5. BTVN: Làm bài tập ở SGK và chuẩn bị bài mới.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
TÊN
HOOCMÔN
NƠI SẢN SINH VAI TRÒ
HM sinh trưởng
(GH)
Tirôxin
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
TÊN
HOOCMÔN
NƠI SẢN SINH VAI TRÒ
HM sinh trưởng
(GH)
- Tuyến yên - Tăng cường quá trình tổng hợp Pr
trong tế bào, mô, cơ quan => Tăng
cường quá trình sinh trưởng của cơ
thể.
Tirôxin - Tuyến giáp - Làm tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản
=> Tăng cường sinh trưởng.
- Trẻ em: thiếu Tirôxin làm xương và

mô thần kinh sinh trưởng không bình
thường.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TÊN HOOCMÔN NƠI SẢN
SINH
TÁC DỤNG
1.Điều hoà sự biến thái :
- Ecdixơn
- Juvenin
2. Điều hoà sự hình
thành các tính trạng sinh
dục thứ sinh:
- Ơstrôgen
- Testostêron
3. Điều hoà chu kì kinh
nguyệt:
- FSH, LH
- Ơstrôgen,
prôgestêron,
HCG
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TÊN HOOCMÔN NƠI SẢN
SINH
TÁC DỤNG
1.Điều hoà sự biến thái :
- Ecdixơn

- Juvenin
- Tuyến ngực
- Gây lột xác sâu bướm và kích thích

sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
- Phối hợp Ecdixơn gây lột xác.
- Ức chế sâu bướm biến thành nhộng.
2. Điều hoà sự hình
thành các tính trạng sinh
dục thứ sinh:
- Ơstrôgen
- Testostêron
- Buồng trứng
- Tinh hoàn
- Điều hoà phát triển các tính trạng
sinh dục cái.
- Điều hoà phát triển các tính trạng
sinh dục đực.
3. Điều hoà chu kì kinh
nguyệt:
- FSH, LH
- Ơstrôgen, prôgestêron,
HCG
- Tuyến yên
- Buồng trứng
- Nhóm hoocmôn này chúng phối hợp
tác động theo mối liên hệ ngược, bảo
đảm cho chu kì kinh nguyệt, cũng
như chức năng sinh sản diễn ra bình
thường.

×