Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

đề cương ôn thi ngành tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.69 KB, 64 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI NGÀNH TÒA ÁN
I. Luật Cán bộ công chức
1. Nghĩa vụ, quyền lợi của CBCC:
NGHĨA VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước.
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn được giao.
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ
chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái
pháp luật thì phải kịp thờibáo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp
người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành
phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời
báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:


1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng,
lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc
quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;
5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
QUYỀN CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức đượcbảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp
luật.
3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
2
Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức vềtiền lương và các chế độ liên quan đến tiền
lương
1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được
giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc
ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc
hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo

quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy
định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức
không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương
còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các
hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại,
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc
hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như
thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
2. Những việc CBCC không được làm:
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công
vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết;
tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ
để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà
nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới
mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì
trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không

được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm
cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với
nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ,
công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định
tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán
bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh,
công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan
có thẩm quyền.
II. Luật tổ chức Tòa án nhân dân
1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân:
 Toà án xét xử những vụ án hình sự; những vụ án dân sự (bao gồm những tranh chấp về
dân sự; những tranh chấp về hôn nhân và gia đình; những tranh chấp về kinh doanh,
thương mại; những tranh chấp về lao động); những vụ án hành chính.
 Toà án giải quyết những việc dân sự (bao gồm những yêu cầu về dân sự; những yêu
cầu về hôn nhân và gia đình; những yêu cầu về kinh doanh, thương mại; những yêu
4
cầu về lao động); giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết
luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp.
 Toà án giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại tại
Trọng tài; ra quyết định thi hành án hình sự; hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình
phạt tù; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên; ra
quyết định xoá án tích v.v.).
 Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính
mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.

 Bằng hoạt động của mình, Toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ
quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã
hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân địa phương:
Điều 27
1- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:
a) Uỷ ban Thẩm phán;
- Chánh án, các Phó Chánh ánTòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Một số Thẩm phán Tòa án nhândân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh
án Tòa án nhân dân tối caoquyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộctrung ương.
Tổng số thành viên Uỷ ban Thẩmphán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương không quá chín người.
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính; trong trường
hợp cần thiết Uỷ ban thườngvụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách
khác theo đề nghị củaChánh án Tòa án nhân dân tối cao; Các Tòa chuyên trách của
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh tòa, Phó Chánh
tòa,Thẩm phán, Thư ký Tòa án.
c) Bộ máy giúp việc gồm các đơn vị sau đây:
- Văn phòng
5
- Phòng Giám đốc kiểm tra
- Phòng Tổ chức – Cán bộ
2- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh
án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.
Điều 32
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Chánh án, một
hoặc hai Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có bộ máy giúp việc (
Văn phòng).

III. Luật Tố tụng hình sự
“VBQPPL
• BLTTHS (các khoản 1 và 2 Điều 170; các điều 171, 172, 174 và 175)
• BLHS (khoản 3 Điều 8)
• Pháp lệnh tổ chức TAQS(Điều 3, 4, 5, khoản 1 điều 26, khoản 2 điều 29)
• Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA (Phần I,
Phần II và Phần III)
• Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP (mục 1)
• Căn cứ vào Chương XVI BLTTHS; Pháp lệnh tổ chức TAQS (các điều 3, 4 và
5) và Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA
hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự để xác định vụ án có thuộc
thẩm quyền của Toà án mình hay không.
• Xác định thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp
- Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện và Tòa án
quân sự (TAQS) khu vực (căn cứ vào khoản 1 Điều 170 BLTTHS);
- Xác định thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh và TAQS quân khu cần căn cứ vào
khoản 2 Điều 170 BLTTHS;
- Xác định tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cần căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS; mục 1
Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP. Cần chú ý căn cứ vào mức cao nhất của khung
hình phạt để xác định đó là loại tội gì; cụ thể:
6
+ Mức cao nhất của khung hình phạt không quá ba năm tù là tội ít nghiêm trọng;
+ Mức cao nhất của khung hình phạt từ bốn năm tù đến bảy năm tù là tội phạm
nghiêm trọng;
+ Mức cao nhất của khung hình phạt từ tám năm tù đến mười lăm năm tù là tội phạm
rất nghiêm trọng;
+ Mức cao nhất của khung hình phạt từ mười sáu năm tù đến hai mươi năm tù hoặc
tù chung thân hoặc tử hình là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
• Xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ và thẩm quyền xét xử những tội phạm

xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam
- Xác định thẩm quyền trong trường hợp này cần căn cứ vào Điều 171 và Điều 172
BLTTHS. Nói chung việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ do Viện kiểm sát xác
định khi quyết định truy tố.
• Xác định thẩm quyền xét xử của TAQS
- Xác định đối tượng thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS cần căn cứ vào các Điều 3,
4 và 5 Pháp lệnh tổ chức TAQS và hướng dẫn tại Phần I Thông tư liên tịch số
01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA.
- Xác định thẩm quyền xét xử của TAQS cần căn cứ vào Điều 171 BLTTHS và hướng
dẫn tại Phần II Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-
BCA.
- Xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của TAQS các cấp cần căn cứ vào Điều 170
BLTTHS; khoản 1 Điều 26, khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh tổ chức TAQS và hướng dẫn
tại Phần III Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA.
• Kết quả của việc xác định thẩm quyền xét xử
- Nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình thì tiếp tục giải quyết vụ án
theo thủ tục chung;
- Nếu vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án mình thì căn cứ vào Điều 174
BLTTHS chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền xét xử;
- Nếu có tranh chấp về thẩm quyền xét xử thì căn cứ vào Điều 175 BLTTHS báo cáo
Chánh án Toà án có thẩm quyền giải quyết xem xét, quyết định.
1. Thẩm quyền của tòa án các cấp:
XÉT XỬ SƠ THẨM
THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN CÁC CẤP
7
Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất
nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây :

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223,
224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ
án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp
dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Điều 171. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện.
Trong trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác
định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết
thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp
tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi
cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do
Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân
sự trung ương.
Điều 172. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận
hoặc lãnh hải của Việt Nam
Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền
xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu
bay, tàu biển đó được đăng ký.
Điều 173. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án
khác cấp

8
Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án
cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
Điều 174. Chuyển vụ án
Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án
có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa
án quân sự cấp quân khu quyết định.
Chỉ được chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án chưa được xét xử. Trong trường
hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm
quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã được đưa ra xét xử vẫn
phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền. Trong trường hợp này, việc chuyển vụ án do
Hội đồng xét xử quyết định.
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông báo
cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những người có liên quan trong vụ án.
Điều 175. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực
tiếp quyết định.
2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp
huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, do Chánh án Tòa án
nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định.
3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án
quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Chuẩn bị xét xử:
Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm
vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố
tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày
đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng

đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được
phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
9
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và
tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông
báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án
phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên
toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi
nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ
án ra xét xử.
Điều 177. Áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền
quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng,
thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án
quyết định.
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy
định tại Điều 176 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết,
nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Tòa án ra lệnh tạm
giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Điều 178. Nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ:
1. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

2. Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành
vi của bị cáo;
3. Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
4. Xử công khai hay xử kín;
5. Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội
thẩm dự khuyết, nếu có;
6. Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có;
7. Họ tên người bào chữa, nếu có;
8. Họ tên người phiên dịch, nếu có;
9. Họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;
10. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.
10
Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong
những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ
sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra
bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết
định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết.
Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu
bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án
Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của
Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại
khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện
kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình
chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc
đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của
Bộ luật này.
Điều 181. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Nếu xét thấy có một trong những căn cứ quy định tại Điều 107 của Bộ luật này hoặc
có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại Điều 19,
Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự, thì Viện kiểm sát rút quyết định truy
tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.
Điều 182. Việc giao các quyết định của Tòa án
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp
của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa.
Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo
trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết
định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị
trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
11
2. Quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án phải được giao
cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can,
bị cáo; những người khác tham tố tụng thì được gửi giấy báo.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án
phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay
cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm
giam.
Điều 183. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét
hỏi đến phiên tòa.
3. Quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa

VBQPPL
• BLTTHS (các điều 185, 187, 189, 190, 191, 192, 193, 200, 307 và Chương
XVIII)
• BLHS (khoản 2 Điều 93)
• Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP (Phần II)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

Cần hiểu và thực hiện đúng các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên toà quy
định tại Chương XVIII BLTTHS và hướng dẫn tại Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-
HĐTP. Đặc biệt, cần chú ý các vấn đề sau đây:
• Thành phần HĐXX sơ thẩm quy định tại Điều 185 và Điều 307 BLTTHS. Đối
với vụ án mà các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao
nhất là tử hình thì HĐXX bắt buộc gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Cần
chú ý là khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình, chứ không phải trong điều
luật đó có quy định hình phạt cao nhất là tử hình. Ví dụ: nếu bị cáo bị truy tố
theo khoản 2 Điều 93 BLHS thì thành phần HĐXX sơ thẩm gồm một Thẩm
phán và hai Hội thẩm.
• Sự có mặt của bị cáo, của kiểm sát viên và của những người tham gia tố tụng
khác quy định tại các điều 187, 189, 190, 191, 192 và 193 BLTTHS để khi có
người vắng mặt, thì quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử.
• Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì HĐXX ra quyết
định tạm đình chỉ xét xử cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. Cần chú ý là trong
12
trường hợp vụ án có nhiều bị cáo mà lý do tạm đình chỉ xét xử không liên quan
đến các bị cáo khác thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử đối với các bị cáo khác.
• Việc giám sát bị cáo tại phiên toà quy định tại Điều 188 BLTTHS và hướng dẫn
tại mục 1 phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP. Thẩm phán - Chủ tọa phiên
toà cần phải chú ý đến việc giám sát bị cáo khi HĐXX tạm nghỉ hoặc vào phòng
nghị án thảo luận thông qua các quyết định, bản án. Cụ thể, trước khi HĐXX
tạm nghỉ hoặc vào phòng nghị án tuỳ từng trường hợp mà tuyên bố như sau:

- Đối với bị cáo đang bị tạm giam, thì phải tuyên bố: “Giao bị cáo đang bị tạm giam
cho những người có nhiệm vụ dẫn giải giám sát trong thời gian HĐXX tạm nghỉ (hoặc
trong thời gian HĐXX vào phòng nghị án thảo luận);
- Đối với bị cáo không bị tạm giam thì phải tuyên bố: “Bị cáo không bị tạm giam phải
có mặt khi HĐXX trở lại phòng xử án. Nếu vắng mặt không có lý do chính đáng và
không được phép của Chủ toạ phiên toà thì HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án theo thủ
tục chung hoặc tuyên án vắng mặt bị cáo”.
• Giới hạn của việc xét xử quy định tại Điều 196 BLTTHS và hướng dẫn tại mục
2 Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP.
- Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát
truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Cần chú ý là trong cáo trạng Viện kiểm
sát có thể mô tả, đưa ra nhiều hành vi phạm tội của bị can, nhưng cần chú ý là Viện
kiểm sát kết luận truy tố những hành vi nào, theo tội danh nào thì Tòa án chỉ xét xử
những hành vi đó, theo tội danh đó (Ví dụ: Viện kiểm sát mô tả bị can trộm cắp mười
lần, nhưng kết luận chỉ đủ chứng cứ truy tố hai lần về tội trộm cắp, thì Tòa án chỉ xét
xử hành vi trong hai lần đó theo tội trộm cắp). Nếu xét thấy điều tra chưa đầy đủ, có
thể bỏ lọt người phạm tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
- Toà án có thể xét xử:
+ Theo khoản nặng hơn hoặc khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố
trong cùng một điều luật (tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-
HĐTP);
+ Về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố: Cần nghiên cứu
kỹ hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP để xác
định tội nào Toà án sẽ xử bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố hay
không. Nếu không thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục này
thì Toà án không được xét xử bị cáo về tội khác nặng hơn so với tội mà Viện kiểm sát
đã truy tố, cho dù có đủ căn cứ;
13
+ Về tội nhẹ nhất trong các tội mà Viện kiểm sát truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các
tội mà Viện kiểm sát truy tố đối với tất cả các hành vi phạm tội, trong trường hợp Viện

kiểm sát truy tố bị cáo về nhiều tội đối với nhiều hành vi phạm tội (tiểu mục 2.3 mục 2
Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP).
• Nếu xét thấy có thể xét xử bị cáo theo một trong các trường hợp trên đây, cần
tuân thủ quy định của BLTTHS về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp, về
thành phần HĐXX và về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo.
• Cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu đối với biên bản phiên toà quy định tại
Điều 200 BLTTHS và hướng dẫn tại mục 3 Phần II Nghị quyết số 04/2004/NQ-
HĐTP;
Chương XVIII
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TÒA
Điều 184. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Tòa án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý
kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng,
người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng
cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
2. Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ.
Điều 185. Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ
án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán
và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất
là tử hình thì Hội đồng xét xử gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa điều khiển việc xét xử tại phiên tòa và giữ kỷ luật phiên
tòa.
Điều 186. Thay thế thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt
1. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết
thúc.
2. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử

được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết. Thẩm
phán hoặc Hội thẩm dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa từ đầu thì mới được tham gia
xét xử. Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ toạ
14
phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng
xét xử làm chủ toạ phiên toà và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên
Hội đồng xét xử.
3. Trong trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải
thay đổi chủ toạ phiên toà mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản
2 Điều này thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Điều 187. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt không
có lý do chính đáng thì bị áp giải theo thủ tục quy định tại Điều 130 của Bộ luật này;
nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa.
Nếu bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác thì Hội đồng xét xử tạm
đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh.
Nếu bị cáo trốn tránh thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều
tra truy nã bị cáo.
2. Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ởnước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy
triệu tập hợp lệ.
Điều 188. Giám sát bị cáo tại phiên tòa
1. Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên tòa chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc
tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ tọa phiên tòa.
2. Bị cáo không bị tạm giam phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ
án.
Điều 189. Sự có mặt của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối với vụ án có tính

chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa.
Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết.
2. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt, bị thay đổi mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để
thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Điều 190. Sự có mặt của người bào chữa
Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản
bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.
Trong trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57
của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
15
Điều 191. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ
1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì tùy trường hợp,
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
2. Nếu thấy sự vắng mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự chỉ trở
ngại cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi
thường để xét xử sau theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 192. Sự có mặt của người làm chứng
Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người
làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ởCơ quan điều tra thì chủ tọa phiên
tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng
mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành
xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà
không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì
Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được
thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.
Điều 193. Sự có mặt của người giám định
1. Người giám định tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập.

2. Nếu người giám định vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn
phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Điều 194. Thời hạn hoãn phiên tòa
Trong trường hợp phải hoãn phiên tòa theo quy định tại các điều 45, 46, 47, 187, 189,
190, 191, 192 và 193 của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được
quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Điều 195. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại
phiên toà
Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hay toàn bộ quyết
định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải xét xử toàn
bộ vụ án.
Điều 196. Giới hạn của việc xét xử
Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy
tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.
16
Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố
trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát
đã truy tố.
Điều 197. Nội quy phiên tòa
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa, Thư ký Tòa án phải phổ biến nội quy phiên tòa.
2. Mọi người ởtrong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ
gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người ởtrong phòng xử án đều phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng
xử án. Những người được Tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến và người
nào muốn trình bày phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Người trình bày ý kiến phải
đứng khi được hỏi, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa cho phép
ngồi để trình bày.
4. Những người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa
án triệu tập để xét hỏi.
Điều 198. Những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa

Những người vi phạm trật tự phiên tòa thì tùy trường hợp, có thể bị chủ tọa phiên tòa
cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bị bắt giữ.
Người bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành lệnh của chủ
tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại
phiên tòa.
Điều 199. Việc ra bản án và các quyết định của Tòa án
1. Bản án của Tòa án quyết định việc bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, hình
phạt và các biện pháp tư pháp khác. Bản án phải được thảo luận và thông qua tại
phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký
Tòa án, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung,
tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và về việc bắt giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải
được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải được lập thành văn bản.
3. Quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại
phòng xử án, không phải lập thành văn bản, nhưng phải được ghi vào biên bản phiên
tòa.
Điều 200. Biên bản phiên tòa
1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm của phiên tòa và mọi
diễn biến ởphiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án. Cùng với việc ghi biên bản,
có thể ghi ââm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.
17
2. Những câu hỏi và những câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản.
3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư
ký Tòa án ký vào biên bản đó.
4. Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên tòa, có
quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.
4. Chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Tòa án:
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ PHÁT SINH NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THƯ KÝ

KHI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VỤ ÁN HÌNH SỰ
1. Căn cứ pháp lý phát sinh, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký trong
việc xét xử vụ án hình sự:
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), Chánh án quyết định
phân công Thư ký tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Trên cơ sở đó phát sinh
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm với tư cách là người tiến hành tố tụng vụ án đó.
2. Các căn cứ chấm dứt nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký đối với việc
giải quyết vụ án hình sự:
- Thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi;
- Khi vụ án được giải quyết xong.
3. Về các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bi thay đổi:
- Thuộc các trường hợp quy định tại Điều 42 BLTTHS: thư ký đồng thời là người bị
hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vụ án, người đại diện
hoặc là những người thân thích của những người tham gia tố tụng trong vụ án; hoặc đã
tham gia với tư cách là người bào chữa, giám định, làm chứng, phiên dịch trong vụ án;
hoặc có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ không vô tư khi làm tiến hành tố tụng.
- Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm
phán hoặc Hội thẩm nhân dân.
4. Thẩm quyền và thủ tục thay đổi Thư ký
- Nếu có yêu cầu thay đổi Thư ký trước khi mở phiên toà do Chánh án quyết định;
- Nếu có yêu cầu thay đổi tại phiên toà thì do hội đồng xét xử quyết định.
II. NHIỆM VỤ CỦA THƯ KÝ TRONG QUÁ TRÌNH XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ
ÁN HÌNH SỰ
1. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự (BLTTHS).
18
Theo quy định tại Điều 41 BLTTHS, khi được phân công tiến hành tố tụng vụ án hình
sự, Thư ký có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Phổ biến nội quy phiên toà;
- Báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên toà;

- Ghi biên bản phiên toà;
- Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân
công của Chánh án;
Thư ký Toà án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án về những
hành vi của mình.
2. Một số nhiệm vụ cụ thể của Thư ký Toà án trong quá trình thụ lý, xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự.
2.1. Nhận hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát nhân dân
Khi kết thúc giai đoạn điều tra, hồ sơ của vụ án hình sự được các cơ quan điều tra hoàn
tất và chuyển sang Viện kiểm sát. Qua nghiên cứu, Viện kiểm sát thấy rằng hành vi
của các bị can là có tội, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố (Cáo trạng) và chuyển hồ
sơ sang Toà án có thẩm quyền để xét xử theo trình tự sơ thẩm. Trường hợp Viện kiểm
sát giao hồ sơ trực tiếp thì tuỳ từng nơi, việc tổ chức, bố trí, phân công bộ phận tiếp
nhận hồ sơ có khác nhau. Nhưng hầu hết các Toà án đều giao cho Thư ký trực tiếp
nhận hồ sơ vụ án. Trường hợp hồ sơ vụ án gửi đến theo đường bưu điện thì Văn thư
nhận và giao hồ sơ theo quy định chung về nhận công văn, giấy tờ (trong thực tế rất ít
trường hợp giao hồ sơ qua đường bưu điện, chỉ có trường hợp chuyển hồ sơ cho Toà
án có thẩm quyền ở khác tỉnh và không tiện đi lại ). Khi thực hiện nhiệm vụ này, Thư
ký Toà án cần chú ý và làm tốt các công việc sau đây:
2.1.1. Kiểm tra các bút lục có trong hồ sơ vụ án
Đây là công việc quan trọng, bởi lẽ nếu không kiểm tra kỹ khi nhận hồ sơ mà để thiếu
bút lục hoặc tài liệu trong vụ án thì việc giải quyết vụ án sẽ gặp rất nhiều khó khăn
thậm chí không thể giải quyết được. Nếu đó là những tài liệu chứng cứ chứng minh có
tội hoặc không có tội thì tính chất sai lệch hồ sơ vụ án càng lớn. Trách nhiệm pháp lý
của người giao nhận càng cao.
Khi nhận hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến, Thư ký Toà án cần kiểm tra đối
chiếu bản kê tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án; kiểm tra bản cáo trạng đã
được giao cho bị can theo đúng quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 166 của BLTTHS
hay chưa và xử lý như sau:
19

a) Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án chưa đầy đủ so với bản kê tài liệu hoặc bản cáo
trạng chưa được giao cho bị can, thì phải lập biên bản và không nhận hồ sơ vụ án vì
chưa đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ so với bản kê tài liệu và bản cáo
trạng đã được giao cho bị can, thì ký nhận và vào sổ thụ lý hồ sơ vụ án.
2.1.2. Kiểm tra các vật chứng kèm theo vụ án
Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS: “Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ,
phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng
như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Vì vậy,
khi nhận các vật chứng kèm hồ sơ vụ án hoặc các ảnh chụp, băng ghi hình ảnh, vật
chứng Thư ký Toà án phải lập biên bản ghi rõ số lượng, tình trạng của vật chứng, ảnh
chụp, băng hình. Việc bảo quản vật chứng phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 75
Bộ luật tố tụng hình sự. Trên thực tế nhiều địa phương giao thẳng vật chứng cho cơ
quan thi hành án, nếu không phải là vật chứng có ý nghĩa chứng minh tội phạm. Trong
trường hợp này Thư ký Toà án phải kiểm tra xem trong hồ sơ có Biên bản giao nhận
vật chứng không, nếu không có thì phải lập biên bản phản ảnh tình trạng đó và lưu vào
hồ sơ vụ án để khi xét xử, Hội đồng xét xử xử lý chính xác trong bản án.
2.1.3. Kiểm tra thẩm quyền xét xử
Kiểm tra hồ sơ vụ án để xác định vụ án có đúng thẩm quyền xét xử của Toà án mình
hay không là việc làm trước tiên và quan trọng. Đây là nhiệm vụ của Chánh án, Phó
chánh án hoặc Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Thư ký Toà án
cũng cần phải kiểm tra nắm vững để trong trường hợp được giao thì có thể làm tốt việc
tham mưu cho Thẩm phán, Lãnh đạo xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Khi phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án mình, thì Thư ký
Toà án phải báo cáo Chánh án hoặc Phó chánh án (nếu chưa phân công Thẩm phán
giải quyết) để quyết định hoàn trả hồ sơ cho Viện kiểm sát, chuyển cho Toà án có
thẩm quyền giải quyết. Do đó, các bước tiếp theo của việc nghiên cứu hồ sơ sẽ không
cần thiết.
Khi kiểm tra xác định thẩm quyền xét xử của Toà án, Thư ký Toà án cần căn cứ
vào các quy định về thẩm quyền được quy định tại các Điều 170, 171, 172 và 173

Bộ luật tố tụng hình sự (Thẩm quyền của Toà án các cấp, Thẩm quyền theo lãnh
thổ…).
2.2. Thụ lý vụ án
Thụ lý vụ án được thực hiện ngay sau khi Thư ký Toà án đã hoàn tất các bước kể
trên (Trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng như trong NQ số 04/2004/NQ-HĐTP ngày
20
05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không quy định thời
hạn thụ lý vụ án. Tuy nhiên việc thụ lý phải được thực hiện ngay sau khi nhận hồ sơ
vụ án).
Trong sổ thụ lý, Thư ký Toà án phải thể hiện:
+ Đầy đủ: Phải ghi đầy đủ các nội dung mà sổ thụ lý yêu cầu (các cột mục theo mẫu),
chữ viết phải ngay ngắn, rõ ràng.
+ Kịp thời: Phải vào sổ thụ lý ngay trong ngày nhận hồ sơ. Trường hợp không vào sổ thụ
lý kịp để chậm lại ngày hôm sau, nhưng vẫn phải ghi ngày thụ lý từ ngày nhận hồ sơ.
- Kiểm tra có hay không việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
- Kiểm tra lệnh tạm giam và báo cáo đề xuất với người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam
mới nếu thời hạn tạm giam đã hết.
Sau khi hồ sơ vụ án đã được thụ lý, Thư ký Toà án báo cáo Chánh án Toà án để Chánh
án phân công Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà.
2.3. Giai đoạn chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thư ký Toà án có thể được Thẩm phán giao thực hiện
một số công việc sau đây:
- Thẩm phán lập danh sách những người cần được triệu tập đến phiên toà trong sổ triệu
tập phiên toà, Thư ký Toà án làm các giấy tờ triệu tập theo yêu cầu của Thẩm phán.
- Giúp Thẩm phán soạn thảo các loại văn bản tố tụng phục vụ cho các hoạt động tố
tụng.
Sau khi được Chánh án hoặc Chánh Toà phân công làm Chủ toạ, Thẩm phán nhận và
nghiên cứu hồ sơ, giải quyết việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
theo quyền hạn của mình; giải quyết các khiếu nại của những người tham gia tố tụng
và tiến hành những công việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà. Thẩm phán có thể

giao cho Thư ký Toà án soạn thảo một số văn bản như:
+ Quyết định chuyển vụ án;
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử;
+ Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
+ Quyết định tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án;
+ Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn;
+ Quyết định trưng cầu giám định…
Nội dung các quyết định trên phải theo đúng quy định tại các Điều 177, 178, 179, 180
Bộ luật tố tụng hình sự. Thư ký Toà án cần phải thận trọng, tránh việc nhầm mẫu của
loại án này dùng cho loại án khác.
21
+ Làm lệnh trích xuất và liên hệ trại tạm giam để yêu cầu trích xuất bị cáo ra Toà xét
xử theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu là bị cáo tạm giam.
2.4. Giao các văn bản
Việc giao các quyết định của Toà án được thực hiện bằng hai phương thức: giao trực tiếp
cho người nhận và gửi qua bưu điện. Trong trường hợp giao trực tiếp thì Thư ký được
phân công tiến hành tố tụng phải thực hiện nhiệm vụ này.
Việc giao, gửi các quyết định của Toà án phải được tiến hành theo đúng quy định tại
Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể là:
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ
và người bào chữa, chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên toà;
Trong trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử và bản cáo
trạng được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo; quyết định
đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền xã, phường, thị trấn nơi
cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo.
+ Các quyết định của Toà án về tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án phải được giao cho
bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị cáo; những người
khác tham gia tố tụng thì được gửi giấy báo;
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án phải được
giao ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp;

+ Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay
cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm
giam.
2.5. Liên hệ, mời những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng khác
a) Hội thẩm nhân dân
Căn cứ quyết định phân công số Hội thẩm nhân dân tham gia xử vụ án, Thư ký Toà
án liên hệ và mời Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ và xét xử.
Bố trí thời gian, địa điểm để Hội thẩm nghiên cứu trước hồ sơ vụ án.
Giao hồ sơ vụ án để Hội thẩm nghiên cứu.
Thư ký Toà án cần chú ý lập biên bản khi bàn giao hồ sơ, yêu cầu Hội thẩm nhân dân
kiểm tra các tài liệu trong hồ sơ và ký nhận đầy đủ. Bố trí để Hội thẩm nghiên cứu hồ
sơ ngay tại trụ sở Toà án. Khi nhận lại hồ sơ cũng thực hiện việc như khi giao. Không
để Hội thẩm mang hồ sơ về nhà, làm như vậy không những tránh được sự thất lạc, mất
mát hồ sơ mà phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý hồ sơ.
b) Luật sư bào chữa
22
Bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền lựa chọn người bào chữa. Trong
các trường hợp sau đây nếu bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời
người bào chữa, thì Toà án phải mời người bào chữa cho họ.
* Bị cáo phạm tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại
Bộ luật hình sự.
* Bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.
Trong trường hợp yêu cầu thay đổi người bào chữa của bị cáo là chính đáng thì Toà án
phải mời người bào chữa khác. Nếu bị cáo từ chối thì phải lập biên bản về việc từ chối
người bào chữa.
Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để người bào chữa thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật và khi được Thẩm phán giao nhiệm vụ, Thư ký phải kiểm
tra thẻ luật sư, giấy giới thiệu (xem có khớp nhau không) và làm thủ tục cấp giấy
Chứng nhận luật sư bào chữa cho bị cáo để trình Thẩm phán hoặc Lãnh đạo Toà án ký

cấp giấy chứng nhận. Đối với những người không phải là Luật sư mà chỉ là Luật gia,
bào chữa viên nhân dân thì phải được Mặt trận tổ quốc Việt Nam giới thiệu và bị cáo
phải là thành viên của các tổ chức mặt trận đã giới thiệu.
c) Người phiên dịch
Trong trường hợp vụ án có người tham gia tố tụng không nói được tiếng Việt như
người nước ngoài, người dân tộc ít người hoặc họ là người câm, điếc hoặc vừa câm,
vừa điếc thì phải có người hiểu biết ký hiệu câm, điếc thì phải làm thủ tục mời để họ
làm phiên dịch. Người phiên dịch phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình
được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự.
d) Người giám định
Khi cần giám định các đối tượng để làm sáng tỏ sự thật của vụ án, Toà án có quyền
trưng cầu giám định. Khi có yêu cầu này, Thư ký phải làm các thủ tục và liên hệ thực
hiện việc giám định. Việc trưng cầu giám định phải thực hiện theo quy định trong Bộ
luật tố tụng hình sự.
đ) Liên hệ với chính quyền địa phương để tổ chức xét xử lưu động
Do yêu cầu tuyên truyền pháp luật mà Toà án tiến hành xét xử tại địa phương nơi
cư trú của bị cáo hoặc nơi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, Thư ký Toà án
phải liên hệ với chính quyền địa phương nơi sẽ mở phiên toà về các vấn đề sau:
- Chuẩn bị, bố trí địa điểm xét xử;
- Công tác bảo vệ phiên toà;
- Phương tiện phục vụ cho xét xử;
23
- Thực hiện các công việc khác được phân công phục vụ xét xử lưu động.
Ngoài ra, Thư ký cũng có thể được giao dự thảo phần đầu bản án khi Thẩm phán
yêu cầu.
2.6. Nhiệm vụ của thư ký tại phiên toà sơ thẩm.
+ Trong ngày mở phiên toà: Thư ký phiên toà phải đến trước khoảng 30 phút để
kiểm tra trật tự, vệ sinh, thiết bị phòng xử án. Nếu có gì sai sót hoặc chưa hợp lý
cần được khắc phục ngay.
+ Kiểm tra các nội dung khác của thư ký phiên toà như: tác phong, trang phục, giấy

bút…
+ Quản lý hồ sơ và mang hồ sơ đến Hội trường xử án: Khi được Hội đồng xét xử giao
nhiệm vụ, Thư ký Toà án phải mang hồ sơ đến phòng xét xử và xếp ngay ngắn trên
bàn. Đặc biệt đối với việc xét xử lưu động hoặc đối với các vụ án lớn, hồ sơ nhiều cần
thực hiện tốt việc quản lý, bảo mật hồ sơ.
+ Phổ biến nội quy phiên toà: Nội quy phiên toà phải được đọc rõ ràng, đầy đủ và
nghiêm túc các nội dung được quy định tại Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự. Trong
trường hợp vụ án có đông người tham gia hoặc có khả năng gây mất trật tự thì phổ
biến nhiều lần để những người tham dự phiên toà hiểu và thực hiện đúng.
+ Kiểm tra sự có mặt của bị cáo và những người tham gia tố tụng khác bằng việc thu
giấy triệu tập của họ kết hợp với việc kiểm tra giấy tờ tuỳ thân (Giấy chứng minh nhân
dân, Giấy chứng minh quân nhân Hộ chiếu phổ thông). Trường hợp có người có giấy
triệu tập đến phiên toà nhưng vắng mặt thì Thư ký Toà án phải báo cáo ngay với chủ
toạ phiên toà trước khi khai mạc để Hội đồng xét xử dự kiến biện pháp xử lý trước.
+ Hướng dẫn những người tham gia tố tụng ngồi đúng vị trí của mình.
+ Tiếp nhận những giấy tờ có liên quan đến vụ án hoặc yêu cầu bổ sung của những
người tham gia tố tụng để trình Hội đồng xét xử.
+ Quan hệ chặt chẽ với lực lượng bảo vệ, dẫn giải để duy trì kỷ luật phiên toà
cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh theo yêu cầu của Hội đồng xét xử.
+ Yêu cầu mọi người đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án.
+ Báo cáo danh sách những người tham gia tố tụng tại phiên toà, lý do vắng mặt của
những người đã được triệu tập cho Hội đồng xét xử.
Sau khi Chủ toạ phiên toà đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký phiên toà báo
cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, vắng mặt và lý do vắng mặt của
từng người.
24
Khi báo cáo, Thư ký phiên toà phải sử dụng đúng ngôn ngữ phiên toà như: “Báo cáo
Hội đồng xét xử ” không được nói “Báo cáo Chủ toạ phiên toà” hay “Báo cáo chú
Báo cáo anh ”
+ Ghi biên bản phiên toà:

Biên bản phiên toà phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà và mọi
diễn biến tại phiên toà: từ khi khai mạc phiên toà cho đến khi tuyên án. Tất cả những
câu hỏi của người hỏi (Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư…) và những câu
trả lời hoặc không trả lời, cũng như trạng thái của người được hỏi (bị cáo và những
người tham gia tố tụng khác) đều được ghi đầy đủ và chính xác vào biên bản.
Sau khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra lại biên bản và cùng với
Thư ký Toà án ký vào biên bản đó. Khi có một trong những người quy định tại khoản
4 Điều 200 của Bộ luật tố tụng hình sự có yêu cầu được xem biên bản phiên toà, thì
Chủ toạ phiên toà phải cho phép họ xem biên bản phiên toà. Nếu họ có yêu cầu ghi
những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà, thì Thư ký Toà án phải ghi những sửa
đổi, bổ sung theo yêu cầu của họ. Không được tẩy xoá, sửa chữa trực tiếp vào những
vấn đề đã ghi mà ghi những sửa đổi, bổ sung tiếp vào biên bản phiên toà. Người nào
được quy định tại khoản 4 Điều 200 của Bộ luật tố tụng hình sự có yêu cầu ghi những
sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà thì ghi tư cách tiến hành tố tụng hoặc tham gia
tố tụng và họ tên của người đó. Tiếp theo ghi những vấn đề được ghi trong biên bản
phiên toà có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều
người yêu cầu thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó người có yêu cầu phải ký xác
nhận về phần được sửa đổi, bổ sung.
2.7. Sau khi kết thúc phiên toà
a) Kiểm tra biên bản phiên toà
Biên bản phiên toà phải được ghi đầy đủ, rõ ràng theo đúng quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự, sau khi kết thúc phiên toà Chủ toạ phiên toà
phải kiểm tra và cùng với Thư ký ký vào biên bản đó.
Chủ toạ có quyền yêu cầu thư ký phiên toà sửa đổi, bổ sung những điểm ghi không
chính xác hoặc ghi không đầy đủ trong biên bản phiên toà. Nếu không nhất trí với
chủ toạ thì có quyền ghi ý kiến bảo lưu của mình trong biên bản đó. Sau khi chủ toạ
ký xác nhận vào biên bản, Thư ký phiên toà phải đến văn thư đóng dấu vào nơi có
chữ ký của chủ toạ phiên toà.
Bị cáo và những người tham gia tố tụng khác được xem biên bản phiên toà, có quyền
yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận. Khi những

25

×