Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

học quản lý kinh doanh băng chương trình mô phỏng, bí quyết thành công của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.22 KB, 5 trang )

www.viethung.vn
I - Bí quyết thành công của doanh nghiệp
Kinh nghiệm và tài năng của ban lãnh đạo cấp cao. Hơn một nửa những thất
bại trong kinh doanh là do quản lý kém chất lượng.
Tính bình quân, cứ năm Cty hoạt động thì
có một tồn tại được tới ngày kỷ niệm 5
năm thành lập, và số Cty “sống” được đến
10 năm còn ít hơn nữa. Vậy những yếu tố
điển hình cho một Cty làm ăn thành đạt và
hoạt động lâu dài là gì?

1. Kinh nghiệm và tài năng của ban lãnh
đạo cấp cao. Hơn một nửa những thất bại
trong kinh doanh là do quản lý kém chất
lượng.
2. Lòng nhiệt huyết, sự kiên trì và quyết tâm của ban lãnh đạo trong công ty.
Nhiều chủ doanh nghiệp nản chí và đầu hàng vì những thất bại ban đầu.
Không bao giờ được nản chí và đầu hàng.
3. Sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt hơn hẳn “một cái đầu” so với các
đối thủ cạnh tranh. Phải tạo ra mặt hàng mà người mua sẵn sàng bỏ tiền túi
để sắm, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, với dịch vụ tuyệt hảo.
4. Khả năng tạo ra sự hấp dẫn thường xuyên của sản phẩm đối với khách
hàng, bằng cách thường xuyên nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng.
5. Kỹ năng bán hàng với giá cao nhất mà thị trường chấp nhận được. Điều
này đạt được không chỉ bằng chất lượng hàng hóa, mà đôi khi do uy tín mà
công ty gây dựng được trước khách hàng lâu nay.
6. Liên tục cho ra sản phẩm mới để “giữ chân” và mở rộng lượng khách
hàng. Sản phẩm mới cần tạo ra trên cơ sở hoàn thiện những mặt hàng đã bán
ra trên thị trường.
7. Kỹ năng làm việc với các nhà cung cấp sao cho giá thành vật liệu luôn ở
mức tối thiểu, thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Tìm cách giảm chi phí ngay


cả khi kinh doanh đang trong thời kỳ thuận lợi và có lãi.
www.viethung.vn
8. Biết đối xử với nhân viên, các nhà cung cấp và các đối tác một cách chân
thành, công bằng và với tinh thần tôn trọng. Chính sự tín nhiệm đối với công
ty tạo ra những kết quả trong kinh doanh mà mắt thường khó đánh giá hết
được.
9. Biết tạo ra những địa điểm lý tưởng để quảng cáo mặt hàng của công ty,
tạo ra sự liên kết giữa sản phẩm và nơi có thể mua được sản phẩm đó. Các
kết quả nghiên cứu cho thấy, khách hàng phải nhớ tên và nhìn thấy một mặt
hàng vài lần trước khi quyết định mua.
10. Biết cách tạo ra sản phẩm có thể bán chạy trong cả thời điểm thuận lợi
lẫn giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Tốt nhất là có được dòng sản phẩm
phong phú để vào bất kỳ thời điểm nào cũng có vài chủng loại bán chạy.
Theo Tiền phong
II - Học quản lý kinh doanh
bằng chương trình mô phỏng
Trong kỹ thuật, người ta thường dùng các chương trình mô phỏng để
mô tả quá trình hoạt động, tương tác của hệ thống (hệ thống được làm
mô phỏng gần như trong thực tế).
Trên cơ sở đó đưa các tham số kỹ thuật, các điều kiện ảnh hưởng vào
chương trình để tính toán sửa đổi thiết kế cũng như dùng nó để dự đoán kết
quả xẩy ra của hệ thống trong tương lai.
Trong kinh doanh cũng vậy, VBS (Virtual Business Solution) là mô phỏng
hoạt động kinh doanh của một công ty đang cạnh tranh với hàng nghìn công
ty trên thương trường khắc nghiệt. Quyết định của chủ doanh nghiệp và các
cộng sự dẫn đến thành công hay thất bại sẽ được trả lời ngay lập tức, đó là
chìa khoá nâng cao kỹ năng hành nghề cho các nhà quản lý trong thời kỳ hội
nhập nền kinh tế thế giới.
Thiếu đào tạo chuyên nghiệp
www.viethung.vn

Tại diễn đàn “Hội nhập khu vực và tiến trình hiện đại hoá của Việt Nam”
khai mạc tháng 4/2007 tại Tp.HCM, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã
nhấn mạnh: “Chính phủ và nhân dân Việt Nam đảm bảo với các nhà đầu tư
là liên tục và tiếp tục đổi mới mạnh hơn nữa, giải quyết tốt hơn nữa tất cả
các vấn đề về môi trường đầu tư của cả nước và Tp.HCM”.
Đến nay, đã có hàng ngàn doanh nghiệp, bao gồm nhiều tập đoàn xuyên
quốc gia lớn trên thế giới từ hơn 77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực
tiếp vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD. Rõ ràng các
doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn sau khi
Việt Nam gia nhập WTO.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệpViệt Nam còn rất
nhiều việc phải làm, ngoài việc tìm hiểu thị trường, chính sách thuế, dịch vụ
để xây dựng sản xuất kinh doanh xuất khẩu hợp lý, hiệu quả họ còn đối mặt
với những khó khăn về ngành nghề, thương hiệu, tài chính, thị trường.
Tuy nhiên, một mối lo canh cánh hàng ngày hiện nay ở các doanh nghiệp là
thiếu các kỹ năng về quản trị, điều hành công ty của các nhà quản lý, lãnh
đạo trong doanh nghiệp. Theo thống kê sơ bộ, có tới hơn 40% các nhà doanh
nghiệp Việt Nam chưa qua đào tạo mà phần lớn là những doanh nhân xuất
phát từ những nhà chuyên môn, chưa được đào tạo về kỹ năng quản trị
doanh nghiệp.
Còn theo một nghiên cứu được công bố mới đây thì có tới hơn 80% doanh
nghiệp nhỏ và vừa đang quản lý công ty theo phương thức thiếu chuyên
nghiệp, tức là thiếu các kỹ năng quản lý cần thiết như kỹ năng chiến lược, kỹ
năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng xây dựng hệ thống.
Sức mạnh cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện bằng công nghệ, tiềm
lực tài chính, thương hiệu, giá cả Song, để quyết định sự thành bại trên
thương trường thì lại phụ thuộc rất nhiều vào tài năng quản lý của chủ doanh
nghiệp cũng như đội ngũ quản lý của họ.
Minh chứng mới cho điều này là sự lột xác thành công của hãng hàng không
Nga Aeroflot. Từ một tập đoàn “ảm đạm như chợ chiều”, quan liêu lạc hậu

và liên tục thua lỗ suốt thập niên 90 thì đến năm 2006, doanh thu của hãng
lên tới 2,9 tỷ USD, lợi nhuận trước thuế tăng 10%. Đó là một cú xoay
chuyển tình thế đáng kinh ngạc, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là
nhờ tài năng quản lý của Tổng giám đốc Valery Okulov cùng cộng sự.
www.viethung.vn
Chương trình nâng cao khả năng quản lý
Hiện nay, nhiều tổ chức kinh tế, hiệp hội doanh nghiệp trẻ đã và đang tổ
chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng kinh doanh. Nhiều trường đại học trong
nước kết hợp với các truờng đại học nước ngoài tổ chức nhiều khoá học bồi
dưỡng kiến thức quản lý, quản trị kinh doanh nhằm tìm kiếm tài năng và làm
tăng thêm kiến thức cho người học. Lựa chọn chương trình phù hợp về nội
dung và thời gian để tổ chức đào tạo là giải pháp thích hợp cho các doanh
nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý của mình hiện nay.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa - VCCI, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thì một việc cần làm ngay hiện nay ở các doanh nghiệp là nâng cao
các kỹ năng về quản trị, điều hành công ty cho các nhà quản lý, lãnh đạo
trong doanh nghiệp.
Chương trình mô phỏng kinh doanh của VBS (www.vbs.vn) được thiết kế
học trong thời gian ngắn nhằm nâng cao khả năng quản lý và điều hành cho
các doanh nghiệp theo phong cách chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là một
chương trình đào tạo kinh doanh của Công ty Mô phỏng quản lý (MSInc)-
Mỹ, được thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng tham gia học, từ các sinh
viên kinh tế đến các nhà sản xuất, kinh doanh nắm các vai trò, vị trí khác
nhau trong doanh nghiệp.
Chương trình đã được VBS Việt Nam mua bản quyền và cập nhật liên tục và
bắt đầu Việt hoá từ năm 2002 đến nay mới hoàn chỉnh đưa vào giảng dạy.
Phần thực hành, học viên phải hoá mình trong vai trò của giám đốc, hay
trưởng các phòng chức năng chính của một công ty như phòng nghiên cứu
và phát triển, marketing, nhân sự, quản lý chất lượng, tài chính để điều

hành một công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó,
cùng chịu sự cạnh tranh với hàng trăm, hàng ngàn công ty khác.
Mỗi quyết định của học viên cùng các cộng sự về chiến lược tài chính, nhân
sự, marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty sẽ được đánh giá
so sánh ngay với các công ty đối thủ và bạn sẽ biết công ty đang nằm ở đâu
trong hàng ngàn công ty trên.
Hệ thống sẽ dự báo cho bạn biết công ty bạn đang điều hành có tiềm ẩn nguy
www.viethung.vn
cơ thua lỗ mà trong thực tế phải mất vài năm bạn mới nhìn thấy, nếu vậy bạn
và các cộng sự phải trao đổi để tìm hướng giải quyết. Chương trình truyền
tải đến cho học viên rất cô đọng, kiến thức mà họ thu được chính là qua các
cuộc tranh luận, hợp tác làm việc giữa các phòng trong công ty, hay quyết
định chiến lược của họ. Giáo viên chỉ là gợi mở, phản biện cho từng quyết
định và từ đó tạo ra khả năng làm việc của học viên.
Anh Bùi Cao Sơn, Giám đốc điều hành Công ty Du thuyền Hạ Long, tốt
nghiệp đại học ngoại ngữ chưa qua trường lớp kinh tế, cho biết: “Mới qua
hai ngày học, tôi đã nắm được rất nhiều kiến thức về kinh tế như lập kế
hoạch tài chính, kinh doanh, những điều cần nắm trong khi định vị thị
trường.
Học theo VBS mới thấy hệ thống cực kỳ chi tiết, tính hiệu quả kinh doanh
tối ưu, logic như trên thương trường thực sự. Qua đó, tôi thấy rõ bức tranh
tổng quát của một công ty, cũng như vai trò quan trọng của tinh thần làm
việc đồng đội, phối hợp giữa các phòng với nhau”.

×