Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Các nghiên cứu các loại bệnh lây nhiễm cũng như các hiện tượng khí hậu bất thường có liên quan đến dao động El nino hướng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.22 KB, 129 trang )

Các nghiên cứu các loại bệnh lây nhiễm cũng như các hiện tượng khí hậu
bất thường có liên quan đến Dao động El Nino hướng nam
CHƯƠNG 5
Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe
S. Hales
1
, S.J Edwards
2
, R.S.Kovats
3
Giới thiệu
Các hiện tượng khí hậu bất thường giờ đây đã xuất hiện thường xuyên hơn do
kết quả của biến đổi khí hậu. Các hiện tượng khí hậu bất thường có thể có những tác
động to lớn lên xã hội loài người. Lịch sử đã ghi nhận biết bao trận thiên tai trên diện
rộng, nạn đói và bựng phỏt dịch bệnh do hậu quả của hạn hán và lũ lụt. Sự xuống cấp
phức tạp, trên diện rộng của khí hậu đã gây ra những tác động tồi tệ nhất đối với
không chỉ các nước nghèo mà còn cả với các nước công nghiệp hùng mạnh nhất cũng
không thể tránh khỏi. Các hiện tượng thời tiết bất thường, theo định nghĩa, là các hiện
tượng ngẫu nhiên ít gặp. Có hai loại hiện tượng bất thường như sau (1):
• Hiện tượng bất thường dựa trên các thống kê khí hậu thông thường như
nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
• Phức tạp hơn, các hiện tượng trở nên bất thường như: hạn hán, lũ lụt hoặc
bão – không cần thiết xảy ra quanh năm tại một địa điểm.
Với sự biến đổi khí hậu, thậm chí nếu sự phân bố về thống kê các hiện tượng
bất thường đơn thuần luôn không thay đổi, sự thay đổi mức trung bình sẽ cho kết
quả ở các biến đổi phi tuyến tính trong tần xuất xuất hiện các hiện tượng bất
thường. Việc phát hiện biến đổi các hiện tượng khí hậu bất thường đơn thuần có
thể khả thi hơn việc phát hiện biến đổi của các hiện tượng bất thường.
Sự dao động khí hậu có thể được thể hiện dưới dạng thời gian (theo ngày, mùa
và năm) và là đặc tính cố hữu của khí hậu dù hệ thống khí hậu có biến đổi hay không.
Người ta ngày càng quan tâm nhiều đến tác động của Dao động năm El Nino (ENSO)


đối với kiểu thời tiết tại nhiều nơi trên thế giới. Tại cỏc vựng nhạy cảm, ENSO có thể
gây ra những quan ngại qua nhiều năm về nhiệt độ và/hoặc lượng mưa theo một chu
kỳ 2-7 năm. Tuy nhiên, điều quan trọng là những quan ngại trên là không rõ ràng đối
1
với biến đổi khí hậu. Trên thực tế, các dao động biểu hiện rõ nét hơn ở các xu hướng
lâu dài khiến cho việc phát hiện các dấu hiệu biến đổi khí hậu trở nên khó khăn hơn.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với tần xuất và/hoặc biên độ El Nino là không
chắc chắn. Tuy nhiên, dự có rất ít hoặc không có biến đổi trong biên độ, biến đổi khí hậu
vẫn có thể gây ra các hiện tượng khí hậu bất thường lớn hơn như khô hạn và lượng mưa
lớn cùng với sự tăng lên nguy cơ hạn hán và lũ lụt xuất hiện cùng El Nino tại nhiều vùng.
Các cơ chế xã hội, sinh thái học và tự nhiên có thể minh chứng cho mối liên hệ
giữa các hiện tượng thời tiết bất thường và dịch bệnh (Hình 5.1, Bảng 5.1 và Bảng 5.2).
Các cơ chế xã hội có thể rất quan trọng nhưng khó có thể định lượng: chẳng hạn hạn hán
và lũ lụt luôn gây ra tình trạng biến đổi dân số. Sự bựng phỏt cỏc dịch bệnh lây nhiễm
thường xảy ra trong cộng đồng dân số tỵ nạn do hạ tầng y tế cụng khụng đảm bảo.
HèNH 5.1. ENSO và bệnh dịch. Hiện tượng ENSO gây ra các ảnh hưởng
vật chất như hạn hán hoặc lụt lội (vòng tròn xanh). Nếu hiện tượng này chồng
lấn hoặc tác động tới các điều kiện sinh thái cũng như kinh tế xã hội thích hợp
(trong phần đường kẻ chấm), chúng có thể gây ra sự bùng nổ dịch bệnh (vùng tối).
Hạ tầng y tế, tình trạng vệ sinh và nguồn nước không đảm bảo, quá tải dân số,
thiếu nhà ở. Khí hậu cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới các loại dịch
2
Hạn hán và lụt lội
Phá hỏng hệ thống cung cấp lương thực và nước
Nguồn bệnh
ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa đối
với số lượng và sự phân bố
Hệ sinh thái côn trùng
(muỗi, bọ) và động vật trung gian
(thú, chim)

• Số lượng
• Sự phân bổ
• Thói quen
Các yếu tố xã hội
• Thói quen của con người
(Thói quen lưu trữ nước)
• Sử dụng đất đai
(Thủy lợi/phá rừng/vật nuôi)
• Miễn dịch cộng đồng
• Tình trạng dinh dưỡng
Các yếu tố kinh tế
• Đói nghèo
• Thay đổi/di chuyển dân số
• Nhà ở/đô thị hóa/mật độ dân số
• Hạ tầng sức khỏe cộng đồng
bệnh lây lan qua lương thực hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Các loại dịch bệnh liên
quan tới nguồn nước là vấn nạn tại các quốc gia và các cộng đồng nghèo, nơi mà
vấn đề vệ sinh và cung cấp nước luôn trong tình trạng không đảm bảo. Các loại
bệnh như dịch tả, thương hàn và tiêu chảy thường bựng phỏt sau lũ lụt nếu nước lũ
bị ô nhiễm do chất thải của người và động vật, trong khi đó nạn hạn hán lại là tác
nhân làm giảm lượng nước sử dụng cho tắm giặt và vệ sinh cũng như có xu hướng
trầm trọng hóa nguy cơ dịch bệnh.
Trên thực tế, luôn tồn tại một mạng lưới tương tác giữa các hệ sinh thái, khí
hậu và con người, mạng lưới này tác động đến sự xuất hiện của các loại bệnh do
nhiễm khuẩn. Chẳng hạn, người ta vẫn cho rằng việc phát sinh các loại bệnh lây
nhiễm trong những thập kỷ trước là kết quả bắt nguồn từ các yếu tố xã hội như
tăng trưởng dân số, đô thị hóa, thay đổi trong quá trình sử dụng đất và tập quán
canh tác, nạn phá rừng, giao lưu quốc tế và sự xuống cấp hạ tầng sức khỏe cộng
đồng (3). Từ khía cạnh tiêu cực, các loại bệnh lây nhiễm như sốt rét cũng có thể
làm hạn chế quá trình phát triển xã hội (4).

BẢNG 5.1 Cơ chế lượng mưa trên trung bình có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
Hiện tượng Loại Miêu tả Tác động tới sức khỏe
Mưa lớn Khí tượng học Hiện tượng tiêu cực Giảm số lượng
Lụt lội Thủy học Sông/suối tràn bờ Thay đổi ô nhiễm số lượng
muỗi ở tầng nước mặt
Lụt lội Xã hội Tài sản hoặc mùa
màng bị phá hủy
Thay đổi ô nhiễm số lượng
muỗi ở tầng nước mặt do chứa
các dạng phù lưu và nước tiểu
loài gặm nhấm (bệnh trùng
xoắn móc câu)
Lụt lội Lụt lớn/ “thiên
tai”
Lụt lội khiến trên 10
chết và/hoặc 200
người bị ảnh hưởng,
và/hoặc chính phủ yêu
cầu hỗ trợ từ các nước
khác
Thay đổi ô nhiễm số lượng muỗi
ở tầng nước mặt do chứa các
dạng phù lưu và nước tiểu loài
gặm nhấm và nguy cơ tử vong do
các bệnh về hô hấp và tiêu chảy
(ngập lụt), các ảnh hưởng sức
khỏe có liên quan đến thay đổi
dân số, thiệt hại nguồn cung cấp
3
lương thực cũng như các tác

động tâm lý xã hội khác
Nguồn: Từ nguồn tham khảo (2)
BẢNG 5.2 Cơ chế lượng mưa dưới trung bình có thể ảnh hưởng tới sức khỏe
Hiện tượng Loại Miêu tả Tác động tới sức khỏe
Hạn hán Khí tượng học Hiện tượng bay hơi vượt
quá khả năng hút nước,
độ ẩm của đất giảm
Hàng loạt các chỉ số
được phát triển dựa trên
các biến số khí tượng học
Ví dụ: Palmer, Chỉ số
mức độ nguy cấp của
hạn hán
Thay đổi số lượng côn trùng
nếu côn trùng sống ở các
khu vực lòng sông khô hạn
Hạn hán Nông nghiệp Hiện tượng khô hạn hơn
so với điều kiện bình
thường khiến sản lượng
mùa màng giảm
Phụ thuộc vào các yếu tố
kinh tế xã hội: Các nguồn
lương thực khác và phương
thức đạt được
Hạn hán Xã hội Giảm sản lượng và mức
độ cung cấp lương thực,
giảm chất lượng và mức
độ cung cấp nước
Thiếu lương thực, bệnh tật,
thiếu dinh dưỡng (nguy cơ

nhiễm bệnh tăng cao), tăng
nguy cơ dịch bệnh có liên
quan đến hiện tượng thiếu
nước cho vệ sinh
Hạn hán Thiếu lương
thực/nạn
đói/thảm họa
hạn hán
Thiếu lương thực dẫn
đến tử vong
Trên 10 người chết,
và/hoặc 200 người bị
ảnh hưởng, hoặc chính
phủ phải kêu gọi hỗ trợ
của các nước khác
Các ảnh hưởng tới sức khỏe
có liên quan đến hiện tượng
thay đổi dân số
Nguồn: Từ nguồn tham khảo (2)
4
Chương này sẽ tóm tắt những tác động trong lịch sử của các hiện tượng khí
hậu bất thường đối với sức khẻo con người. Phần tiếp theo sẽ đề cập đến các
nghiên cứu các loại bệnh lây nhiễm cũng như các hiện tượng khí hậu bất thường có
liên quan đến Dao động El Nino hướng nam. Phần kế tiếp sẽ đề cập đến các tác
động các hiện tượng bất thường tạm thời của thời tiết. Phần cuối cùng bao gồm nội
dung đánh giá về các thảm họa có liên quan đến khí hậu.
El Nino và các loại dịch bệnh lây nhiễm
Có một mối liên hệ đã được nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng giữa lượng mưa và
các loại dịch bệnh lây lan do côn trùng sống trong nước và phụ thuộc vào mức độ
sẵn có của tầng nước mặt. Loài côn trùng chủ yếu được đề cập là muỗi vốn là

trung gian gây bệnh sốt rét và các bệnh vi rút như sốt xuất huyết và sốt vàng da.
Như vậy có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa số lượng muỗi và lượng mưa.
Muỗi thường sinh sống trong các vũng nước ứ đọng – các điều kiện thuận lợi
thường là khô hoặc ẩm ướt. Chẳng hạn, mưa lớn có thể vừa tạo ra mà còn rửa trụi
cỏc khu vực sinh sống, trong khi đó, tại các khu vực ẩm ướt, thường thỡ cỏc điều
kiện khô hạn có thể làm phát sinh thêm môi trường sinh sống cho muỗi bằng cách
tạo ra các vũng nước đọng trên sông. Việc tính lượng mưa trong năm cũng như
những biến đổi của các yếu tố khí hậu khác cũng hết sức quan trọng.
Lây bệnh do côn trùng thường rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ. Nhiệt
độ tăng sẽ thu hẹp thời gian sinh trưởng của côn trùng. Nhiệt độ tăng cũng thu hẹp
chu kỳ ủ bệnh (chẳng hạn, kí sinh trùng sốt rét, vi rút sốt xuất huyết và sốt vàng
da), điều này đồng nghĩa với việc quá trình côn trùng trở thành tác nhân gây bệnh
sẽ diễn ra nhanh hơn (5). Mặt khác (phụ thuộc vào ngưỡng các loài cụ thể), các
điều kiện khụ núng có thể rút ngắn vòng đời của muỗi. Nhiệt độ cũng có thể ảnh
hưởng tới phản ứng của các loài côn trùng cũng như con người, ảnh hưởng tới khả
năng lây nhiễm. Nhiệt độ cao có xu hướng kích thích khả năng hút máu của muỗi
cũng như tạo ấu trùng cần nhiều máu để tái sinh.
Bệnh sốt rét
Sốt rét là một trong những loại dịch bệnh lây truyền qua côn trùng nghiêm
trọng nhất thế giới. Hiện có trên 2,5 tỷ người đang gặp nguy hiểm, hàng năm có
khoảng 0,5 tỷ ca mắc bệnh và trong số đú cú đến hơn 1 triệu người tử vong vì sốt
5
rét (6). Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét chịu tác động bởi tính hiệu quả của hạ tầng sức khỏe
cộng đồng, thuốc diệt côn trùng và thuốc kháng sinh, sự gia tăng dân số, khả năng
miễn dịch, quá trình di cư, thay đổi loại hình sử dụng đất và các yếu tố khí hậu.
Nhiệt độ quá cao đặc biệt nguy hiểm đối với loài muỗi và ký sinh trùng. Tại
các khu vực có nhiệt độ gần với giới hạn chịu đựng của cơ thể ký sinh trùng. Chỉ
cần nhiệt độ tăng lên một chút cũng đủ gây chết ký sinh trùng từ đó làm giảm khả
năng truyền nhiễm bệnh sốt rét. Tuy nhiên, ở mức nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ tăng
lên ngay lập tức dẫn tới nguy cơ truyền nhiễm bệnh sốt rét (7).

Sự nhạy cảm của bệnh sốt rét đối với khí hậu được thể hiện rõ nhất ở các khu
vực xa mạc và ven cao nguyên nơi mà lượng mưa và nhiệt độ lần lượt là các yếu tố
quan trọng cho việc lây truyền dịch bệnh (8). Tại cỏc vựng mà nhiệt độ cao
và/hoặc lượng mưa tăng do El Nino có thể làm tăng hiện tượng lây nhiệm bệnh sốt
rét. Tại cỏc vựng bệnh sốt rét không ổn định tại các nước đang phát triển, người
dân không có đủ khả năng miễn dịch phòng bệnh và thường mắc bệnh khi điều
kiện thời tiết thuận lợi cho việc lây nhiễm. Trên phạm vi toàn cầu, tại cỏc vựng
như vậy đã trải qua các cơn hạn hán hoặc có lượng mưa quá cao trung quá trình
diễn ra hiện tượng ENSO.
Hạn hán trong những năm trước đây được xác định là nhân tố gây nên tăng tỷ
lệ tử vong do sốt rét. Có rất nhiều lý do giải thích cho mối liên hệ này. Hiện tượng
thiếu dinh dưỡng có liên quan đến hạn hán có thể làm tăng tính nhạy cảm của
người trước sự lây nhiễm dịch bệnh (9). Đồng thời, hạn hán cũng có thể giảm khả
năng chống lại sự lây nhiễm bệnh sốt rét do sự suy giảm tính miễn dịch cộng đồng
của người dân. Chính vì lẽ đó, trong những năm sau đó, số lượng người dễ mắc
bệnh cũng tăng theo (10).
Ngoài ra, những thay đổi trong hệ sinh thái động vật tự nhiên có thể ảnh hưởng
tới độc lực học loài muỗi; số lượng muỗi thường tăng nhanh hơn nhiều so với số
lượng vật chủ trong những năm khô hạn. Tình trạng khan hiếm có thể là tác nhân làm
tăng tỷ lệ tử vong do dịch sốt rét trong lịch sử, chẳng hạn như hiện tượng El Nino tại
Ấn Độ năm 1877 trước đây. Sau hạn hán, có rất nhiều người tử vong: nguyên nhân
được dự đoán là do bệnh sốt rét khi những cơn mưa sau hạn làm tăng số lượng côn
trùng do quá trình di cư và sự tập trung đông người tại các trại cứu tế (11).
6
Nhiều vùng tại Nam Mỹ cho thấy những bất thường về khí hậu có liên quan
đến ENSO. Nhiều dịch bệnh nghiêm trọng tại các nước phía bắc Nam Mỹ xuất
hiện chủ yếu vào năm sau El Nino (năm + 1). Năm 1983 sau khi xảy ra hiện tượng
El Nino mạnh, Ecuador, Peru và Bolivia đó có xảy ra dịch sốt rét (12, 13, 14). Tại
Venezuela và Colombia, dịch sốt rét tăng vào các năm sau El Nino (+1) (10, 15,
16, 17). Người ta đã tìm thấy mối liên hệ đáng lưu ý về mặt thống kê giữa El Nino

và dịch sốt rét tại Colombia, Guynia, Peru và Venezuela (18). Các cơ chế thông
thường lại không được hiểu một cách thấu đáo El Nino có liên quan đến hiện
tượng giảm cơ chế lượng mưa cao tại hầu hết lãnh thổ Colombia cũng như hiện
tượng tăng lên của nhiệt độ trung bình và độ bão hòa, đồng thời giảm lưu lượng
các con sông (17). Tuy nhiên, mối liên hệ giữa bệnh sốt rét và hiện tượng ENSO
lại có thể được dùng để dự đoán các năm có nguy cơ thấp hoặc cao đối với bệnh
sốt rét, giúp có đủ thời gian huy động các nguồn lực để giảm thiểu tác động của
dịch bệnh (15).
Châu Phi cũng xuất hiện bệnh sốt rét cận xa mạc xung quanh khu vực sa mạc
Sahara (chẳng hạn như Sudan) và sa mạc Kalahari (Nambia, Botswana). Đối với
các khu vực này, vùng nam Châu Phi và đông Sahara cũng cho thấy các hiện tượng
lượng mưa bất thường có liên quan đến ENSO. Các nghiên cứu gần đây đã tìm
hiểu bằng chứng về mối liên hệ giữa hiện tượng bất thường của khí hậu và bệnh
sốt rét tại Châu Phi (19, 20, 21).
Hiện tượng El Nino xảy ra trong các năm 1997/98 có liên quan đến lượng
mưa lớn và lụt lội tại Kenya, sau hai năm hạn hán trước đó. Từ tháng 1 đến tháng 5
năm 1998, dịch bệnh sốt rét falciparum lớn đã xuất hiện. Nghiên cứu của Brown
(19) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh xấp xỉ 40% tại thị trấn Wajir, Kenya. Ba quận khác
của Kenya cho thấy tỷ lệ các ca mắc bệnh sốt rét tăng gấp sáu lần chỉ trong hai
tháng đầu năm 1998 so với cùng kỳ năm 1997 (22). Dịch sốt rột cú nguồn gốc từ
nạn thiếu lương thực lan rộng.
Các nghiên cứu khỏc đó nhấn mạnh các đặc tính của các yếu tố phi khí hậu
trong việc chứng minh dịch tễ học gần đây tại Châu Phi (23). Sự trở lại của bệnh
sốt rét tại các vùng cao nguyên của Kenya trong hơn 20 năm qua đã được cho là do
hiện tượng kháng thuốc chống sốt rét (24). Một nghiên cứu khác lại khụng tỡm
7
thấy mối liên hệ giữa xu hướng khí hậu và việc tính toán thời gian dịch bệnh sốt rét
xuất hiện tại Kenya. Dựa trờn các số liệu về dịch bệnh và khí hậu được tính trong
vòng 30 năm, nghiên cứu này kết luận “…bản thân động lực học dân số đã cho
thấy những minh chứng hết sức mờ nhạt về các giai đoạn dịch bệnh” (25). Có

nghiên cứu lại đưa ra các xu hướng khí tượng học không hề nổi bật tại 4 khu vực
có độ cao lớn tại Đông Phi nơi phát hiện hiện tượng dịch sốt rét tăng mạnh (26).
Nghiên cứu này đã sử dụng các số liệu khí hậu bình quân về mặt không gian có thể
không đáng tin cậy. Mối liên hệ giữa lượng mưa, nhiệt độ và số lượng ca bệnh
nhân sốt rét nằm viện sau đó 3 đến 4 tháng đã được đưa vào báo cáo gần đây (27).
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một loại bệnh vi rút nguy hiểm đối với con người xuất hiện
tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Trong những thập niên
gần đây, sốt xuất huyết đã trở thành một vấn nạn sức khỏe ở đô thị tại các nước
nhiệt đới. Người ta cho rằng loại bệnh này đã lan rộng chủ yếu là do việc kiểm soát
côn trùng và bệnh dịch kém hiệu quả; hạ tầng sức khỏe cộng đồng không đảm bảo;
tăng trưởng dân số; đô thị hóa không kiểm soát và không có kế hoạch; và hiện
tượng di cư tăng lên (28, 29). Côn trùng gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là muỗi
nhà, Aedes aegypti, sống trong môi trường đô thị tại vật chứa nhân tạo có nước.
Sốt xuất huyết cũng có thể lây lan thông qua Aedes albopictus, loài muỗi có thể
chịu được nhiệt độ thấp.
Sốt xuất huyết xuất hiện theo mùa và thường liên quan tới thời tiết nóng ấm
và độ ẩm cao. Có bằng chứng cho thấy rằng lượng mưa tăng tại nhiều nơi có thể
ảnh hưởng tới mật độ côn trùng và nguy cơ lây truyền. Hiện tượng ENSO có thể
tác động trực tiếp thông qua việc gây ra các thay đổi về thói quen dự trữ nước do
sự xuống cấp của các hệ thống cấp nước thường xuyên (5). Lượng mưa cũng có
thể tác động tới quá trình sinh trưởng của muỗi nhưng lại không đóng vai trò quan
trọng tại cỏc vựng đô thị: Aedes aegypti sống trong các vật chứa nhỏ chẳng hạn
như hốc cây thường chứa nước dù không có mưa.
Giữa các năm 1970 và 1995, số lượng dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm tại
Nam Thái Bình Dương có liên hệ chặt chẽ với Chỉ số Dao động nam (SOI) (30).
Điều này là rất đáng tin cậy vì, tại khu vực này của thế giới, các giá trị có xác thực
8
cao của SOI (thể hiện các điều kiện La Nina) có liên quan đến điều kiện khí hậu
nóng ẩm nhiều hơn so với mức trung bình – điều kiện lý tưởng để muỗi phát triển.

Trong một nghiên cứu sau đó, Hales đã xem xét mối liên hệ giữa ENSO và các
báo cáo tháng về những ca sốt xuất huyết tại 14 quốc đảo thuộc Thái Bình Dương
(31). Có một mối liên hệ tích cực giữa SOI và bệnh sốt xuất huyết tại 10 quốc gia.
Tại 5 trong số đó (American Samoa, Nauru, Tokelau, Wallis và Western Samoa),
lại có mối liên hệ mật thiết giữa SOI và nhiệt độ và/hoặc lượng mưa tại chỗ. Trong
quá trình diễn ra hiện tượng La Nina, 5 quốc gia trên thường có khí hậu nóng ẩm
hơn so với điều kiện bình thường. Các kiểu thời tiết địa phương có thể làm tăng
khả năng lây nhiễm tại các đảo lớn và đông dân hơn nơi mà sốt xuất huyết trở
thành bệnh địa phương nhưng những người mắc bệnh lại mang mầm bệnh từ
những người đến từ các đảo nhỏ hơn. Điều này cho thấy tác động của khí hậu đối
với loại bệnh có liên quan đến côn trùng không nhất thiết chỉ giới hạn tại cỏc vựng
vùng bị nhiễm do khí hậu thay đổi, chính vì thế các dự báo cần tính đến các yếu tố
môi trường và xã hội địa phương.
Một nghiờn cứu về sốt xuất huyết tại Việt Nam cho thấy, số lượng các ca
nhiễm bệnh đã tăng khi có El Nino (32). Tại Thái Lan, nơi không có dấu hiệu
mạnh về ENSO, lại không thấy xuất hiện mối tương quan này (25). Nhiều quốc gia
Châu Á đã cho thấy mức độ bất thường của bệnh sốt xuất huyết cũng như sốt xuất
huyết vào năm 1998, một số trường hợp có thể là do các hiện tượng thời tiết liên
quan đến El Nino (5). Báo cáo của Gagnon cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa El
Nino và dịch sốt xuất huyết tại Guyana thuộc Pháp, Indonesia, Comlombia và
Suriname, những nơi có nhiệt độ cao và lượng mưa thấp trong các năm diễn ra El
Nino (33).
Các nghiên cứu này đã không làm rừ cỏc yếu tố nguy cơ môi trường đối với
sự tăng lên của các ca nhiễm sốt xuất huyết. Các nghiên cứu mang tầm khu vực
hoặc toàn cầu là cần thiết để xác định rõ liệu có hay không mối liên hệ giữa El
Nino và sự thay đổi trong diễn biến bệnh sốt xuất huyết cũng như nếu có thì thông
số khí hậu nào (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm. mực nước biển hoặc vận tốc gió) có
tác động trực tiếp.
9
Các loại dịch bệnh liên quan đến động vật gặm nhấm

Loài gặm nhấm được coi là các ổ dịch bệnh cũng như là nguồn trung gian
hoặc vật chủ của các loại côn trùng chân đốt chẳng hạn như bọ chét. Một số bệnh
nhất định có liên quan đến động vật gặm nhấm có mối liên hệ với lũ lụt như bệnh
trùng xoắn móc câu, tu-la và bệnh xuất huyết do vi rút. Một số bệnh khác có liên
quan đến động vật gặm nhấm và các loại bọ bao gồm sốt xuất huyết, Lyme, bệnh
viêm não có liên quan đến loài bọ (TBE) và hội chứng bệnh phổi do vi rút (HPS).
Số lượng các loại động vật gặm nhấm có dấu hiệu tăng lên tại những khu vực
có nhiệt độ ôn hòa sau mỗi mùa đông có độ ẩm thấp (34). Một nghiên cứu cho thấy
các ca mắc sốt xuất huyết ở người tại New Mexico đã xuất hiện thường xuyên hơn
trong giai đoạn đụng xuõn với lượng mưa trên trung bình (35). Các điều kiện này
có thể làm tăng nguồn thức ăn cho loài gặm nhấm cũng như cải thiện môi trường
sống của bọ chét. Các loại bọ chét cũng rất nhạy cảm với khí hậu.
Việc lây nhiễm do vi rút chủ yếu xuất hiện do hít phải các phần tử khí từ nước
tiểu của loài gặm nhấm. Sự xuất hiện của Hội chứng bệnh về hô hấp do vi rút đầu
thập niên 90 tại miền nam nước Mỹ được cho là có liên quan đến những thay đổi
về mật độ loài gặm nhấm tại địa phương (36). Sự khô hạn đã làm giảm số lượng
các loài ký sinh tự nhiên của loài gặm nhấm; sau đó lượng mưa cao lại làm giàu
nguồn thức ăn dưới dạng côn trùng và hạt mầm. Các tác động qua lại này khiến số
lượng chuột tăng gấp 10 lần từ 1992 (36) đến 1993. Năm 1998, sự tăng lên số ca
mắc bệnh do vi rút lại có liên quan đến sự tăng lên về số lượng loài gặm nhấm mà
theo đó tương ứng với hai giai đoạn mùa đông ẩm và ấm nhẹ tại miền nam nước
Mỹ gắn liền với El Nino năm 1997/98 (37, 38). Một nghiên cứu toàn diện do
Engelthaler tiến hành tại Vùng tứ giác, Mỹ, đã kết luận rằng lượng mưa trên trung
bình vào mùa đông và mùa xuân trong giai đoạn 1992-1993 có thể làm tăng số
lượng các loài gặm nhấm và từ đó làm tăng mối liên hệ giữa loài gặm nhấm và con
người cũng như lây truyền vi rút (39).
Bệnh tiêu chảy
Các chứng bệnh về đường ruột cho thấy sự biến đổi theo mùa và nhạy cảm
với khí hậu. Tại các vùng nhiệt đới, bệnh tiêu chảy đạt đỉnh chủ yếu vào mùa mưa.
Lũ lụt và hạn hán tương ứng liên quan đến nguy cơ tăng cao của bệnh tiêu chảy

10
mặc dù phần lớn dấu hiệu của hiện tượng này đều không đáng kể. Tuy nhiên,
những gợi ý ở đây lại rất đáng tin cậy, do lượng mưa cao có thể đưa các phần tử ô
nhiễm tới các hệ thống cấp nước, trong khi đó, hạn hán lại làm khô kiệt nguồn
nước sạch khiến cho các loại bệnh liên quan đến vấn đề vệ sinh.
Các nguyên nhân chính của bệnh tiêu chảy có liên quan đến hệ thống cấp
nước bị ô nhiễm bao gồm: dịch tả, bào tử ẩn, vảy khuẩn tả E.coli, vi khuẩn hỡnh
lờ, vi khuẩn que, thương hàn và các loại vi rút như bệnh viêm gan A. Sự bựng phỏt
của bào tử ẩn, vi khuẩn hỡnh lờ, vi khuẩn que và các trung gian lây nhiễm khác
cũng thể hiện mối liên hệ với hiện tượng lượng mưa cao tại các quốc gia có hệ
thống cấp nước công cộng điều hòa (40, 41, 42, 43, 44, 45).
Mối liên hệ giữa các tạp chất trong nước uống và các loại bệnh về tiêu hóa đã
được tìm ra (46). Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên áp dụng phương
pháp chuỗi thời gian để phân tích các bệnh có liên quan đến nước. Một nghiên cứu
về sự bựng phỏt cỏc loại bệnh liên quan đến nước tiến hành tại Mỹ đã cho thấy,
khoảng phân nửa các loại bệnh này có liên quan chặt chẽ tới lượng mưa bất thường
(41). Vị trí bựng phỏt, theo cơ sở dữ liệu của Cơ quan bảo vệ môi trường, được
cho là tại lưu vực các con sông. Lượng mưa vào thỏng bựng phỏt và các tháng
trước được ước tính dựa trên các ghi chép về khí hậu: đối với cỏc bựng phỏt có
liên quan đến nước mặt, thì mối liên hệ này biểu hiện mạnh mẽ nhất khi lượng
mưa vào cỏc thỏng cú bựng phỏt tăng lên.
Việc lây nhiễm các bệnh về đường ruột có thể tăng lên do nhiệt độ cao thông
qua tác động trực tiếp khi các cá thể mang bệnh tăng lên trong môi trường (47, 48.
49). Năm 1997, số lượng bệnh nhân tiêu chảy và hiện tượng mất nước tăng lên rõ
rệt tại vùng hạn hán tại Lima, Peru trong thời gian diễn ra El Nino (50). Phương
pháp phân tích chuỗi thời gian đối với các số liệu hàng ngày từ cơ sở y tế cho thấy
tác động của nhiệt độ đối với khả năng nhiễm dịch tả với tỷ lệ nhiễm khoảng 8%
với mỗi 1
o
C tăng lên (51).

Việc phân tích các báo cáo bệnh tiêu chảy mức độ trung bình tại các quốc đảo
Thái Bình Dương (1978-1986) cho thấy mối liên hệ chặt chẽ với nhiệt độ trung
bình và mối liên hệ trái ngược khác với lượng nước ước tính (52). Phương pháp
phân tích chuỗi thời gian các bệnh án bệnh tiêu chảy tại quốc đảo Fiji (1978-1992)
11
cho thấy tác động nổi bật về mặt thống kê đối với những thay đổi nhiệt độ hàng
tháng (khoảng tỷ lệ tăng khoảng 3% các ca tiêu chảy với mỗi 1
o
C tăng lên). Lượng
mưa bất thường cũng liên quan đến sự tăng lên các ca nhiễm tiêu chảy (52).
Nói tóm lại, rõ ràng là có bằng chứng về mối liên hệ giữa hàng loạt các loại
bệnh lây nhiễm nghiêm trọng và khí hậu trên bình diện thời gian và địa lý. Điều
này đúng với các bệnh có liên quan đến côn trùng, nhiều loại bệnh về đường ruột
cũng như một số bệnh nhất định có liên quan đến nước. Các mối liên hệ này không
hẳn đã dễ phát hiện, đặc biệt là với các phương pháp thông thường. Mối quan hệ
giữa sự biến động khí hậu theo năm và các loại bệnh lây nhiễm nổi bật nhất tại
những nơi biến đổi khí hậu trở nên rõ ràng cũng như tại nhóm dân số dễ bị lây
nhiễm tại các nước nghèo. Các nghiên cứu khoa học quan trọng cũng nhất trí rằng
El Nino có thể đưa đến những tác động phần nào tương tự như sự biến đổi khí hậu
toàn cầu đối với các loại bệnh lây nhiễm (53). Tuy nhiên, theo Bản thụng cáo liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì:
“Cỏc nhà hoạch định chính sách cần phải nhận thức được rằng dù khả năng khoa
học của chúng ta áp dụng để dự đoán và định hình những tác động đối với sức khỏe
của hiện tượng biến đổi khí hậu là đương nhiên nhưng chúng ta khó mà đưa ra các
quy chiếu rõ ràng và khu biệt về những tác động đối với sức khỏe…” (3).
Hiện tượng nhiệt độ bất thường: Sóng nhiệt và lạnh bất thường
Trong những năm gần đây, người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các
nghiên cứu chuỗi thời gian về nhiệt độ và tỷ lệ tử vong. Những nghiên cứu này
được coi như phương pháp tối ưu để xác định số lượng những mối liên hệ tạm thời
giữa nhiệt độ xung quanh và tỷ lệ tử vong theo ngày. Tất cả các phương pháp dài

hạn (chẳng hạn như vòng xoay theo mùa) đều được thay thế. Những tác động trong
các ngày nắng nóng chỉ ảnh hưởng một số ngày nhất định của chuỗi tỷ lệ tử vong;
ngược lại, những ngày lạnh lại có đến 2 tuần ảnh hưởng. Tại nhiều nước ôn đới, tỷ
lệ tử vong vào mùa đông là 10-25%, con số này cao hơn so với mùa hè nhưng
nguyên nhân của sự khác biệt này lại không được tìm hiểu một cách thấu đáo (61).
12
HỘP 5.1 Tác động của hiện tượng khí hậu bất thường đối với bệnh sốt rét tại Irian Jaya
13
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1997, sự tăng lên đáng kể của các ca tử vong không thể giải thích
xuất hiện tại huyện cao nguyên Jayawajay. Những con số tử vong đáng báo động tăng lên
chóng mặt vào tháng 9 và đạt đỉnh vào tháng 10. Có đến hơn 550 ca tử vong do các bệnh
“do hạn hán” trong thời gian 10 tuần được chính thước công bố từ huyện này. Sự bùng
phát xuất hiện tại các vùng đặc biệt khó khăn có địa hình núi bậc thang, nơi sinh sống của
những cư dân nông nghiệp.
Các bản sao microfilm và số liệu khảo sát thực địa đã khẳng định bệnh sốt rét là nguyên
nhân chính dẫn đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong tăng trong khoảng độ cao địa hình từ 1000-
2000m. Sự bùng phát mạnh mẽ của bệnh sốt rét cũng như các ca tử vong có liên hệ gián
tiếp tới nạn hạn hán khốc liệt và kéo dài do El Nino trong giai đoạn 1997-98 tại khu vực
Á-Úc.
Các ca mắc bệnh sốt rét thường rất trầm trọng do cả một khu vực rộng lớn chỉ có mức
miễn dịch tự nhiên thấp trong cộng đồng cư dân vùng cao nguyên cũng như sự lây nhiễm
trùng sốt rét. Bệnh dịch có thể còn trầm trọng hơn do tình trạng thiếu dinh dưỡng của
người dân do nạn thiếu lương thực thiết yếu trầm trọng liên quan đến hạn hán. Được dựa
trên các điều tra trước đây, người ta đã trình bày một nghiên cứu tiền dịch tễ học đối với
các nguyên nhân liên quan có thể xảy ra như sau:
“Bắt đầu từ cuối tháng 7 năm 1997, sự khô hạn làm phát sinh các vũng nước ứ đọng tạm
thời tại các dòng suối dốc nước chảy mạnh. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng và
đầy đủ số lượng côn trùng (Phức hợp Anophen) đồng thời kéo dài tình trạng lây nhiễm
bệnh sốt rét cấp thấp tại chỗ đã được đề cập hoặc tăng mạnh gần đây. Ngoài ra, tình trạng
khan hiếm nước và lương thực cũng góp phần làm tăng quá trình di chuyển nhân khẩu

học mà mở rộng ra các vùng thấp có nguy cơ sốt rét cao, từ đó làm tăng sự phổ biến hiện
tượng lây nhiễm ở người cũng như các nguồn nhiễm trong nhóm dân số di cư lên các
vùng cao nguyên”.
Nguồn:Từ nguồn tham khảo (54)
HỘP 5.2 Bệnh dịch tả
Có vẻ như các cơ chế khác nhau đều nằm trong tỷ lệ tử vong do lạnh và nóng;
tỷ lệ tử vong do lạnh ở các nước ôn đới chủ yếu liên quan đến sự xuất hiện của các
bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Nhiệt độ cao có thể gây ra một số triệu trứng y
học như sốc nhiệt (62). Có rất ít các ca tử vong trực tiếp do nhiệt được thông báo.
Việc chịu tác động của nhiệt độ cao làm tăng tớnh đụng mỏu đồng thời sự căng
thẳng do nhiệt có thể làm bựng phỏt cỏc triệu trứng như đau tim hoặc đột quỵ (63).
Các nghiên cứu cho thấy, sức khỏe người già bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơ chế
14
Thường thì dịch tả được coi là bệnh lây nhiễm theo đường miệng-tiêu hóa nặng nề, nhưng
hiện nay người ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các nhân tố môi trường đối với dịch
bệnh này. Việc phát hiện các điểm chứa nước mầm bệnh dịch tả cũng như sự tồn tại lâu
dài của các cơ cấu chứa nước (ở phần màng nhầy của của tảo lục-lam và động vật thân
giáp) giúp chúng ta giải thích tính đặc hữu tại một số vùng nhất định chẳng hạn như các
vùng của sông tại Ganges và Bramaputra, Bangladesh (55). Công trình nghiên cứu hiện
nay đã cho thấy mối liên hệ giữa tính biến đổi theo mùa của bệnh dịch tả và phiêu sinh vật
(hoa tảo) và chuỗi lương thực thủy sinh. Công trình nghiên cứu Phẩy khuẩn tả 01 tại
Bangladesh (1987-90) cho thấy, sự tăng lên về sống lượng loài thân giáp (sống nhờ các
loài phiêu sinh vật) tại các vùng nước ven biển (55). Các phân tích số liệu về bệnh tả từ
Bangladesh chỉ ra rằng tính biến đổi theo mùa của bệnh dịch tả thể hiện thành tố bình
thường tần xuất nổi bật của El Nino (56, 57).
Hàng loạt các bùng phát bệnh dịch tả năm 1997 tiếp ngay sau những trận mưa lớn. Các
quốc gia thuộc Đông Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất: Các ổ dịch lớn xuất hiện ở Cộng hòa
Tanzania, Kenya, Guinea Bissau, Chad và Somali (2, 58). Người ta cũng phát hiện ra dịch
tả tại Peru, Nicaragua và Honduras (59, 60). Tuy nhiên, con số tổng hợp về các ca mắc
dịch tả được WHO ghi nhận trong năm, trên bình diện toàn cầu và khu vực, cũng chỉ

tương tự như năm 1996. Các quốc gia có số lượng người mắc dịch tả tăng trong năm 1997
cũng vẫn tiếp tục nằm trong tầm nguy hiểm trong những năm tiếp sau đó. Năm 1997,
nhóm khảo sát tình hình bệnh dịch tả khu vực của WHO đã lưu ý đến những dự báo về nạn
hạn hán do El Nino tại đông nam Châu Phi. Nhóm này đã tiến hành các biện pháp nhằm
giúp giảm thiểu mức độ nguy hại khi dịch tả bùng phát tại Moxambique thông qua việc
quản lý và chuẩn bị tốt các cơ sở chăm sóc y tế (60).
nhiệt độ (62, 64, 65, 66). Các nghiên cứu về thể chất ở người già nêu rõ rằng nhiệt
độ thấp có liên quan đến hiện tượng tăng huyết áp và mức độ fibrinogen (67, 68).
Tác động của sóng nhiệt đối với tỷ lệ tử vong
Sóng nhiệt có thể gây tử vong. Vào tháng 7 năm 1995, tại Chicago, Mỹ, sóng
nhiệt đã gây ra 514 ca tử vong do nhiệt (12 người/100.000 dân) và 3300 ca cấp cứu
(69). Các nhà xác trở nên chật trội và thi thể phải bảo quản trong xe lạnh. Từ ngày
12 đến 20 tháng 7, nhiệt độ hàng ngày thường ở mức từ 34-40
o
C với đỉnh là ngày
13 tháng 7. Số ca tử vong cao nhất rơi vào ngày 15 tháng 7 (70).
Trong thời gian diễn ra sóng nhiệt, số ca tử vong cao nhất ở người già và
những người có tiền sử về bệnh lý (71). Phần lớn các ca tử vong đều do các bệnh
về tim mạch, não mạch và hô hấp. Tỷ lệ tử vong do sóng nhiệt thường không rõ
ràng xột trờn phương diện số lượng người thiệt mạng: tỷ lệ tử vong thường diễn ra
ở những người nhạy cảm vốn có khả năng tử vong trong tương lai gần. Tuy nhiên,
chắc chắn một điều rằng cường độ và tần xuất sóng nhiệt tăng sẽ làm tăng số lượng
các ca tử vong trong thời tiết nắng nóng.
Thực tế chưa có bất kỳ một định nghĩa chuẩn mang tính quốc tế nào về sóng
nhiệt. Các định nghĩa chuyên môn cần phải xác định rõ trong lĩnh vực khí tượng
học. Khi ngày càng trở nên thương mại hóa, các cơ quan khí tượng học thường chú
trọng phát triển việc ứng dụng thực tế các dự đoán của mình và định hướng các
ứng dụng đó cho nhu cầu người dùng. Cục khí tượng Hà Lan hiện đang sử dụng
định nghĩa sau để đưa ra các cảnh báo trên phương tiện truyền thông và trực tiếp
tới các cơ sở y tế: Ít nhất 5 ngày có nhiệt độ tối đa trên 25

o
C trong đó có ít nhất 3
ngày có nhiệt độ tối đa trên 30
o
C. Cơ sở của định nghĩa này là không rõ ràng. Tại
Mỹ, Cơ quan khí tượng quốc gia cho rằng sẽ đưa ra thông báo tư vấn (cảnh báo
sớm) khi chỉ số nhiệt độ ban ngày đạt 40.6
o
C và chỉ số nhiệt độ ban đêm tối thiểu
đạt 26.7
o
C kéo dài trong 48 giờ (72). Một số định nghĩa địa phương khác cũng
được áp dụng: Tại Dallas, các nhà khảo nghiệm y tế đưa ra định nghĩa sóng nhiệt
là chuỗi 3 ngày liên tiếp có nhiệt độ trên 37.8
o
C.
Thật ngạc nhiên rằng khó có thể coi sóng nhiệt là các phản ứng khi có nhiệt độ
quá cao dao động giữa các nhóm dân cư cũng như trong cùng một nhóm dân cư theo
thời gian. Sóng nhiệt năm 1987 tại Athens đã gây ra 926 ca tử vong được xác định là
15
do nhiệt mặc dù con số ca tử vong được cho là phải lên đến trên 2000 (73). Đợt sóng
nhiệt tiếp theo diễn ra vào năm 1998 chỉ gõy ra con số tử vong thấp hơn nhiều. Điều
này cũng được theo dõi tại Chicago trong đợt sóng nhiệt năm 1995 (74).
Một số ớt cỏc kết quả phân tích đưa ra đánh giá về các tác động của sóng nhiệt
tại các nước đang phát triển và dấu hiệu là rất đáng kể. Đợt sóng nhiệt tại Ấn Độ vào
tháng 6 năm 1998 ước tính có khoảng 2600 người tử vong trong khoảng thời gian hơn
10 tuần nhiệt độ cao (75). Tại Ores, nhiệt độ tăng lên đến 49.5
o
C và đã gây ra 1300 ca
tử vong. Nhiệt độ cao càng được tăng lên do những sai sót trong thu hồi năng lượng

ảnh hưởng tới các hệ thống làm lạnh cũng như các cơ sở y tế tại Delhi.
Các nhân tố hành vi học quan trọng thường rõ nét ở một số quốc gia nhất
định: tại Nhật Bản, trẻ nhỏ thường bị ảnh hưởng khi ở trong xe hơi. Không phải tất
cả các ca tử vong liên quan đến nhiệt đều do các điều kiện thời tiết. Chẳng hạn,
vào năm 1994 tại Mỹ, 221 ca tử vong liên quan đến nhiệt được ghi nhận, nhưng
chỉ có 101 ca (46%) là do các điều kiện thời tiết xung quanh. Số còn lại là do lao
lực trong quá trình hoạt động. Trong giai đoạn 1979-1994, tỷ lệ tử vong do các
điều kiện thời tiết là 2.7-3.7 người trên 1 triệu dân được dẫn ra tại 4 bang có tỷ lệ
cao nhất (Arizona, Arkansas, Kansas và Missouri) (72). Phần lớn các ca tử vong
rơi vào nhóm người có độ tuổi trên 55. Nhìn chung, tác động đối với tỷ lệ tử vong
vẫn chưa được xác định rõ ràng do tỷ lệ này từ các loại bệnh khác tăng lờn trong
các giai đoạn sóng nhiệt. Điều này đúng với mọi nhóm dân số điều tra.
Rooney đã ước tính số lượng người chết do nhiệt vào năm 1995 tại Anh Quốc
(76). Ước tính con số tử vong cao hơn khoảng 619 ca so với dự đoán ban đầu (tăng
8.9%) thông qua việc lấy trung bình trong 31 ngày của giai đoạn này. Số ca tử vong
tăng cao nằm ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng chủ yếu là ở nhóm nữ giới và nhóm những
người tử vong do các bệnh về hô hấp và vữa sơ động mạch. Một đợt sóng nhiệt diễn ra
tại Bỉ vào năm 1994 cũng gây ra tỷ lệ tử vong ngoài ước tính. Con số dôi ra này một
phần là do sự chuyển đổi tỷ lệ tử vong vì số ca tử vong vượt trội ở nhóm người cao tuổi
do sóng nhiệt (con số này không xuất hiện trong nhóm tuổi từ 0-64) (77).
Độ nhạy cảm đối với tử vong do nhiệt
Các chỉ số độ nhạy cảm đối với tử vong do nóng và lạnh được điều tra bao gồm:
• Tuổi tác và bệnh lý
16
• Tình trạng kinh tế xã hội
• Điều kiện ăn ở
• Sự phổ biến của điều hòa nhiệt độ
• Thói quen (chẳng hạn như ăn mặc)
Các yếu tố này tương ứng ở từng cá nhân với tư cách là các chỉ số nguy cơ tử
vong hoặc bệnh tật do nhiệt, chẳng hạn như sự có mặt của điều hòa nhiệt độ trong

khoảng thời gian tử vong.
Các nghiên cứu ở cả hai cấp độ cá nhân và cộng đồng dân cư được tiến hành
sau đợt sóng nhiệt năm 1995 tại Chicago. Semenza đã tiến hành phỏng vấn họ
hàng của những người thiệt mạng trong đợt sóng nhiệt, những người sống gần khu
vực xảy ra sự việc có tính đến tuổi tác và mối quan hệ láng giềng (78). Các nhân tố
nguy tử vong do sóng nhiệt đã được xác định: Bệnh mãn tính; ốm liệt giường;
không thể tự chăm sóc cho bản thân; bị cách ly; không có điều hòa không khí. Một
phép so sánh tỷ lệ tử vong trong các đợt sóng nhiệt (1966) tại Illiois theo độ tuổi,
giới tính và nhóm chủng tộc (da trắng so với cỏc nhúm khỏc) cho thấy rằng phụ nữ
và người da trắng có nguy cơ cao hơn (79).
Tử vong về mùa đông
Tại nhiều nước ôn đới, có tồn tại sự biến đổi tỷ lệ tử vong theo mùa rõ ràng
(80, 81). Tỷ lệ tử vong vào mùa đông thường cao hơn từ 10-25% so với mùa hè.
Nguyên nhân chủ yếu của các ca tử vong vào mùa đông là do các bệnh về tim
mạch, tai biến mạch mỏu não, tuần hoàn máu và hô hấp (82, 83).
Sự bựng phỏt cỏc bệnh mùa đông hàng năm chẳng hạn như cảm cúm, vốn tác
động mạnh lên tỷ lệ tử vong về mùa đông, không thực sự liên quan chặt chẽ tới
nhiệt độ mùa đông hàng tháng (84). Việc thích nghi xã hội và thói quen đối với
thời tiết lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống tử vong mùa đông tại
các nước có vĩ độ cao. Sự nhạy cảm với thời tiết lạnh (được tính theo phần trăm tử
vong tăng theo mỗi 1
o
C nhiệt độ thay đổi) thường lớn hơn tại cỏc vựng núng ấm.
Tỷ lệ tử vong tăng cao trên diện rộng hơn khi nhiệt độ giảm tại cỏc vựng cú mựa
đông ấm, trong nhóm dân số không có hệ thống sưởi ấm trong nhà và những người
mặc quần áo không đủ ấm (85).
17
Người già (trên 75) đặc biệt nhạy cảm với hiện tượng tử vong về mùa đông,
với tỷ lệ tăng hơn 30% vào mùa đông. Sự nhạy cảm này trên thực tế vẫn chưa
được xem xét thấu đáo nhưng có thể nắm bắt được phần nào thông qua việc xâu

chuỗi các yếu tố như độ tự cảm, hành vi và những bất lợi về mặt kinh tế xã hội. Tỷ
lệ tử vong tăng hơn trong mùa đông là một vấn nạn nghiêm trọng tại Anh Quốc nơi
mà đã nổ ra rất nhiều tranh cãi xoay quanh tác động của tình trạng nhà ở nghèo
nàn, thiếu hụt nhiên liệu cũng như các vấn đề khác đối người già (86). Hàng loạt
các nghiên cứu đã liên kết các số liệu tử vong thông thường tại cấp phường hoặc
thống kê quận với các chỉ số diện hẹp về nhà ở và nghèo đói. Một nghiên cứu về tử
vong do căn bệnh tim thiếu máu cục bộ tại Stockport phát hiện thấy rằng tỷ lệ tử
vong về mùa đông tăng cao hơn ở nhúm cú đẳng cấp xã hội cao hơn mặc dù chưa
theo dõi các dấu hiệu một cách rõ ràng (87). Một nghiên cứu khỏc trờn diện hẹp
cũng cho thấy rằng hệ thống sưởi ấm gia đình không đảm bảo cũng như đời sống
kinh tế nghèo nàn chính là các tiêu chí dự đoán hiệu quả nhất đối với dao động cấp
xã phường ở mức tăng tỷ lệ tử vong về mùa đông tại Anh và Xứ Wales (88). Tuy
nhiên, nhìn chung các nghiên cứu mới chỉ phát hiện ra mối liên hệ mờ nhạt giữa
mức tăng tỷ lệ tử vong mùa đông và đúi nghèo (86).
Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với vấn đề tử vong do nhiệt độ
Biến đổi khí hậu toàn cầu dường như đi kèm với nó là sự tăng lên về cường
độ và tần xuất của các đợt sóng nhiệt cũng như việc mùa hè nóng hơn còn mùa
đông thì ấm hơn (2). Tác động của hiện tượng nóng bất thường vào mùa hè đối với
sức khỏe của con người càng trở nên nghiêm trọng hơn do sự tăng lên của độ ẩm.
Trong vòng 25 năm qua nhiệt độ đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các khu vực trên
thế giới (xem Chương 5), một vài trong số đó IPCC cho là do bắt nguồn từ các
hành động của con người. Tuy nhiên, cũng chưa hẳn tần xuất các đợt sóng nhiệt đã
tăng lên dù cho một số nghiên cứu đã tiến hành phân tích các số liệu nhiệt độ hàng
ngày để xác định (1). Các xu hướng được theo dõi phần lớn chứa đựng sự biến đổi
theo khu vực. Gaffen và Ross đã tiến hành xem xét các số liệu trong giai đoạn
1961-1990 tại 113 trạm khí tượng tại Mỹ và rút ra kết luận rằng tần xuất theo năm
của các ngày vượt quá ngưỡng nhiệt đều tăng tại hầu hết các trạm (89).
18
Các nghiên cứu mô hình hóa dự báo đã sử dụng các dự đoán khí hậu để đưa ra
con số ước tính về tỷ lệ tử vong do nhiệt độ trong tương lai. Các nghiên cứu sử

dụng các mô hình thống kê mang tính kinh nghiệm (dựa trên các thông số từ phép
hồi quy tuyến tính từ mối quan hệ giữa tử vong và nhiệt độ) này cho thấy rằng mức
giảm tỷ lệ tử vong về mùa đông cao hơn mức tăng của tỷ lệ này vào mùa hè tại các
nước ôn đới (84, 90). Tuy nhiên, một số phương pháp khỏc đó chỉ ra mức tăng
đáng kể hơn đối với tỷ lệ tử vong về mùa hè. Kalkstein và Green đã ước tính mức
tăng tỷ lệ tử vong trong tương lai sẽ cao hơn do biến đổi khí hậu tại các thành phố
của Mỹ (91). Chẳng hạn, mức tăng tỷ lệ tử vong về mùa hè bắt nguồn từ biến đổi
khí hậu, xét về khí cạnh thích nghi đối với khí hậu, được ước tính vào khoảng 500-
1000 tại New York và 100-250 tại Detroit vào năm 2050.
Hy vọng người dân sẽ thích nghi được với những biến đổi khí hậu thông qua
các thay đổi về sinh lý học, thói quen và công nghệ. Điều này có xu hướng làm
giảm tác động của việc tăng các đợt sóng nhiệt trong tương lai. Những thích nghi
với khí hậu ban đầu về mặt sinh lý học khi môi trường nóng lên có thể chỉ mất
trong một vài ngày nhưng những thay đổi về mặt hành vi thói quen và công nghệ,
chẳng hạn như thay đổi môi trường hiện tại, thì phải mất nhiều năm.
Trong lúc có thể dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa các đợt sóng nhiệt vào
mùa hè và tỷ lệ tử vong tăng lên trong thời gian ngắn thì xác định phạm vi tỷ lệ tử
vong có liên quan đến mùa đông với tác nhân trực tiếp là thời tiết khắc nghiệt lại là
việc là khó khăn. Những bằng chứng ít ỏi cho thấy ít nhất ở một vài quốc gia ôn
đới, số ca tử vong về mùa đông giảm sẽ làm tăng con số này ở mùa hè. Tác động
cụ thể đối với tỷ lệ tử vong sẽ dao động giữa các nhóm dân số. Hiện không có mối
liên hệ rõ ràng nào giữa biến đổi khí hậu và những hậu quả có thể tránh được khi
không có những nghiên cứu thích đáng.
Thiên tai
Không dễ dàng đánh giá được mức độ các ảnh hưởng của thiên tai đối với sức
khỏe do các hậu quả phụ và đến sau thường không được báo cáo và công khai rõ
ràng. Nói chung các thông tin về thiên tai thường được thu thập thông qua các cơ
quan, tổ chức trực tiếp tham gia giảm nhẹ và tái thiết sau thiên tai. Chính vì thế,
các thông tin này chỉ được thu thập để phục vụ cho các mục đích chuyên môn cụ
19

thể chứ không phải để nhập vào cơ sở dữ liệu; các số liệu chỉ được ước tính chứ
không phải được tính toán trực tiếp (92). Điều này đặc biệt đúng đối với trường
hợp khi xảy ra lũ lụt và bão do các con số thực về tử vong và thương tổn trực tiếp
thường nhỏ hơn so với những vấn đề hậu quả phát sinh sau đó như tử vong do các
loại bệnh lây nhiễm cũng các thiệt hại về kinh tế đi kèm (93, 94, 95) (xem Hộp 5.3
Cơn bão Mitch).
El Nino cũng có tác động nhất định lên số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai
(96, 97). Trên bình diện thế giới, các thảm họa do hạn hán đến nhiều gấp hai lần
trong, sau khi có El Nino so với các năm khác (97). Nguy cơ này chủ yếu tập trung
ở Nam Châu Phi và Đông Nam Á. Tác động của El Nino đối với các thiên tai là
nổi bật trên bình diện toàn cầu (96). Trong một năm diễn ra El Nino, khoảng 35
trên 1000 người bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Theo các phân tích số liệu trong các
năm từ 1963-192 thì con số này cao gấp hơn 4 lần so với các năm không có El
Nino. Sự khác biệt nằm trong các nguy cơ này biểu hiện mạnh mẽ hơn nhiều ở nạn
đói; dấu chân thảm họa toàn cầu của El Nino có thể dễ dàng nhận ra thông qua hậu
quả của nó là nạn hạn hán.
Trong các năm 1997/98, Kenya bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt và lượng mưa
tăng cao. Cả Ecuador và miền bắc Peru cũng đã trải qua nạn lụt và lở đất ở cỏc
vựng dọc bờ biển gây thiệt lớn đối với hạ tầng cơ sở địa phương (98). Tại Peru,
9.5% cơ sở y tế bị phá hủy, bao gồm 2% các bệnh viện và 10% các trung tâm y tế
khác (98). Với những nơi khác, Guyana, Indonesia và Papua New Guinea cũng bị
ảnh hưởng nặng nề bởi nạn hạn hán. Mặc dù không phải tất cả các thiên tai trong
các năm 1997/98 đều do El Nino gây ra, nhưng các ước tính về số lượng ca tử
vong trên toàn cầu dao động từ 21000 (99) đến 24000 (100).
Các xu hướng thảm họa thời tiết
Trên toàn cầu, xu hướng tác động của thiên tai ngày càng tăng lờn. Một số
phân tích của công ty tái bảo hiểm Munich Re cho thấy số lượng các đợt thiên tai
đã tăng lên gấp 3 lần trong 10 năm trở lại đây so với thập niên 60 (94). Điều này
chủ yếu xuất phát từ xu hướng toàn cầu ảnh hưởng tới tính nhạy cảm của dân số
chứ không phải là từ những biến đổi tần xuất các tác nhân khí tượng học.

20
Các nước đang phát triển thường không được trang bị tốt để đương đầu với
các hiện tượng bất thường của thời tiết. Số người bị thiệt mạng, bị thương hoặc
mất nhà cửa do thiên tai đang tăng lên một cách đáng báo động. Điều này một
phần là do dân số phát triển cũng như sự tập trung dân số tại các khu vực có nguy
cơ cao nhưng cỏc vựng duyên hải và thành thị. Các khu ổ chuột nhà cửa thưa thớt
thường nằm ở các khu vực thường xuyên có lũ lụt. Ở nhiều nơi, khu vực dành cho
cộng đồng nghèo thường không có hệ thống đối phó tự nhiên trước các hiện tượng
bất thường của thời tiết. Dấu ấn trực tiếp của các hiện tượng bất thường tại các
thành phố, thị trấn thường gây ra các thiệt hại nặng nền. Trong những thập niên
gần đây, lượng người di cư tới các thành phố ngày một tăng, đồng thời hơn một
nửa dân số thế giới hiện đang sinh sống tại các khu đô thị. Sự di cư cũng như mức
độ nhạy cảm ngày một tăng này đồng nghĩa với việc dù thậm chí không có thờm
cỏc hiện tượng bất thường nhưng những thiệt hại do các sự kiện bất thường đó vẫn
có xu hướng tăng lên (101).
Hiện có rất nhiều nguồn thông tin nhưng nguồn thông tin lớn nhất và được sử
dụng nhiều nhất cũng như đáng tin cậy nhất chính là cơ sở dữ liệu được xây dựng
vào năm 1988 do Tổ chức y tế thế giới và Chính phủ Bỉ hỗ trợ (EM-DAT). Mục
tiêu của EM-DAT là để:
“…phục vụ mục đích nhân đạo trên bình diện quốc gia và quốc tế. Đây là
một sáng kiến nhằm hợp lý hóa việc đưa ra quyết định đối với vấn đề đương đầu
với thảm họa cũng như cung cấp cơ sở khách quan cho việc đánh giá tính nhạy
cảm và hướng giải quyết ưu tiên” (92).
Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học thiên tai (CRED) đã ghi nhận các hiện
tượng có ít nhất 10 người bị thiệt mạng; 100 người bị ảnh hưởng; kêu gọi hỗ trợ
quốc tế; nhà nước ban bố tình trạng khẩn cấp. Hiện xu hướng thiệt hại về người và
kinh tế do thiên tai ngày càng tăng, đồng thời thiệt hại kinh tế hàng năm tăng gấp
010 lần so với thập niên 50 (102). Tuy nhiên, phần lớn các thiệt hại về kinh tế chủ
yếu là do những biến đổi xã hội cũng như tính nhạy cảm trước thời tiết cũng như
các hiện tượng khí hậu bất thường ngày càng tăng (103).

Các số liệu của thập niên 80 và 90 được thể hiện trong Bảng 5. Số liệu này
bao gồm đầy thông tin về số lượng các hiện tượng, số người bị thiệt mạng, bị ảnh
hưởng do thiên tai trong từng thập niên theo từng vựng trờn thế giới. Một số vùng
21
thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn cỏc vựng khỏc, mặc dù một số nơi cho
thấy sự giảm sút về số lượng người thiệt mạng (Châu Phi và đông Địa Trung Hải)
cũng như số lượng người bị ảnh hưởng (Châu Phi, Châu Mỹ và Đông Nam Á).
Nguyên nhân của việc tăng lên này bao gồm:
• Việc tập trung người và tài sản tại thành thị ngày một tăng
• Việc định cư tại các khu vực có nguy cơ cao (vùng rốn lũ, duyên hải)
• Biến đổi điều kiện môi trường (chẳng hạn việc phá rừng có thể gây ra nạn lụt)
Hiện đang có sự tăng lên rõ rệt về sống lượng các đợt thiên tai nhưng không
có nhiều thay đổi về số người bị thiệt mạng (94). Năm 2000, có hơn 400 đợt thiên
tai với 250 triệu người bị ảnh hưởng (94). Nghịch lý này có thể giải thích nhờ các
tiến bộ về công nghệ trong quá trình xây dựng nhà và cơ sở hạ tầng cũng như tiến
bộ các hệ thống cảnh báo sớm, đặc biệt là tại cỏc vựng phát triển hơn. Mặc dù có
sự dao động theo từng năm rõ ràng về số lượng các ca tử vong do thiên tai, nhưng
xu hướng tăng số lượng người thiệt mạng và bị ảnh hưởng vẫn được theo dõi chặt
chẽ trong các thập niên gần đây (94).
Tác động của thiên tai đối với sức khỏe
Các hiện tượng thời tiết bất thường trực tiếp gây tử vong và thương tổn cũng
như các ảnh hưởng phụ gián tiếp đối với sức khỏe khỏc. Cỏc tác động gián tiếp
này gây ra hậu quả thiệt hại
BẢNG 5.3 Số lượng các đợt thiên tai, số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng
theo các khu vực trên thế giới
Khu vực Thập niên 80 Thập niên 90
Thiên tai
Thiệt
mạng
Ảnh hưởng

Thiên
tai
Thiệt
mạng
Ảnh hưởng
Châu Phi
Đông Âu
Đông Địa Trung Hải
Mỹ La tinh và Caribe
Đông Nam Á
Tây Thái Bình Dương
Các nước phát triển
Tổng
243
66
94
265
242
375
563
1848
416581
2019
161632
11768
53853
35523
10211
691857
137758905

129345
17808555
54110634
805496448
273089761
2791688
1336185336
247
150
139
298
286
381
577
2078
10414
5110
14391
59347
458002
48337
5618
601219
1042969095
12356266
36095503
30711952
427413756
1199768618
40832653

1851447843
Các khu vực và số liệu trong bảng này tương ứng với biểu đồ khu vực ở Chương 7
22
BẢNG 5.4 Nguy cơ về mặt lý thuyết về các bệnh truyền nhiễm theo loại thiên tai
Loại Người sang người Qua nước Qua thức ăn Qua côn trùng
Động đất
Núi lửa
Bão
Lốc xoáy
Sóng nhiệt
Lạnh
Lũ lụt
Nạn đói
Hỏa hoạn
M
M
M
L
L
L
M
H
L
M
M
H
L
L
L
H

H
L
M
M
M
L
L
L
M
M
L
L
L
H
L
L
L
H
M
L
H = Cao
M = Trung bình
L = Thấp
Nguồn: Tham khảo từ 106.
Đối với cơ sở hạ tầng địa phương, thay đổi dân số và biến đổi hệ sinh thái.
Các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp có thể dẫn đến sự xuống cấp hạ tầng y tế
công cộng, ảnh hưởng tâm lý xã hội cũng như hạn chế khả năng tiếp xúc với các
dịch vụ y tế (104). Các tác động của thiên tai đối với sức khỏe bao gồm (105, 106):
• Tổn thương thân thể;
• Tình trạng dinh dưỡng xuống cấp, đặc biệt là ở trẻ em;

• Sự tăng lên số lượng các bệnh về hô hấp và tiêu chảy do tập trung quá
đông người, thường là thiếu chỗ ở và nước sinh hoạt;
• Tác động lên sức khỏe tâm thần, một số trường hợp có thể kéo dài;
• Nguy cơ ngày càng tăng các bệnh liên quan đến nước và bệnh chuyền
nhiễm do sự xuống cấp của hệ thống cấp thoát nước, biến đổi và bùng nổ dân số;
• Sự phát tán và phổ biến hóa chất độc hại từ các cơ sở bảo quản cũng như
thải rác ra vùng lũ.
Lũ lụt
Lũ lụt có liên quan đến một số mối nguy nhất định đối với dân số (107). Tác
động ngay lập tức của nó chính là sự tử vong hoặc thương tổn do chết đuối hoặc bị
nước cuốn va vào các vật cứng. Cơ sở hạ tầng địa hương bị ảnh hưởng nặng nề
23
trong quá trình diễn ra thiên tai. Thiệt hại do El Nino có thể bao gồm: thiệt hại về
đường xá và giao thông do lũ lụt; các vấn đề về thoát nước và rác thải; và thiệt hại
đối với hệ thống cấp nước.
Trong và sau các trận lụt thảm khốc hoặc bình thường, nhiều nguy cơ đối với
sức khỏe xuất hiện nếu nước lũ bị ô nhiễm bởi chất thải của người và động vật.
Một nghiên cứu về nhóm dân số phải di dời do nạn lũ thảm khốc tại Banglasdesh
năm 1988 đã phát hiện ra rằng tiêu chảy là bệnh phổ biến nhất, tiếp theo đó là các
bệnh lây lan qua đường hô hấp. Tiờu chảy gây tử vong ở tất cả các nhóm tuổi dưới
45 (108). Tại vùng nông thôn Bangladesh và Khartoum, Sudan, tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng tăng cao sau lũ (109, 110). Tại các nước phát triển, cả nguy cơ sức
khỏe cũng như bệnh dịch do lũ lụt đã giảm mạnh do hạ tầng vệ sinh và kiểm soát
lũ được duy trì tốt cũng như các biện pháp y tế cộng đồng, chẳng hạn như các hoạt
động kiểm soát và khảo sát nhằm phát hiện và kiểm soát sự bựng phỏt của các dịnh
bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, thực tế nạn lụt diễn ra lại miền trung Châu Âu gần đây
với hơn 100 người chết cho thấy rằng lũ lụt cũng tác động mạnh lên sức khỏe và
phúc lợi tại các nước công nghiệp (111).
Lũ lụt cũng gây ra hiện tượng tử vong về mặt tâm lý. Tiếp sau trận lụt tại Bristol,
Anh Quốc, số người cần chăm sóc ban đầu tăng 53%, các trường hợp chuyển viện,

nhập viện tăng hơn gấp đôi (112). Các tác động tâm lý tương tự cũng diễn ra sau trận
lụt tại Brisbane, Australia vào năm 1974 (113). Sự phát triển hội chứng tâm lý và rối
loạn căng thẳng hậu chấn thương với 50 trường hợp tự sát có liên quan đến nạn lụt,
được công bố trong 2 tháng sau những trận lụt lớn tại Ba Lan năm 1997 (99).
Một số nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa tình trạng ẩm ướt trong nhà, bao
gồm cả hình thức lụt không thường xuyên, với tính biến đổi của các triệu trứng hô hấp.
Chẳng hạn, một nghiên cứu của Canada phát hiện ra rằng lũ lụt có liên hệ chặt chẽ với
các bệnh ho, khó thở, hen, viêm phế quản, đau ngực và các triệu trứng hô hấp tiền đình,
các triệu trứng kích ứng mắt và các triệu trứng phi hô hấp khi còn nhỏ (114).
Bão và lốc xoáy nhiệt đới
Dân số nghèo vào có mật độ cao tại cỏc vựng thấp có môi trường xuống cấp
thường rất nhạy cảm với lốc xoáy nhiệt đới, phần lớn các ca tử vong đều do ở vào
vùng rốn bão (106, 115).
24
Bangladesh đã phải hứng chịu những ảnh hưởng khốc liệt nhất của cỏc trõn
lốc xoáy nhiệt đới trong thế kỷ này do sự kết hợp các điều kiện khí tượng và địa
hình với tính nhạy cảm cố hữu của nhóm cư dân nghốo cú thu nhập thấp. Các hệ
thống cảnh báo sớm được cải thiện đã giảm thiểu tác động trong những năm gần
đây. Tuy nhiên, những trải nhiệm về Cơn bão Mitch đã cho thấy sức tàn phá của
thiên tai ở cỏc vựng như thế (116).
Hạn hán
Một trận hạn hán có thể được định nghĩa là là “một giai đoạn thời tiết khô hạn
bất thường đủ dài để gây ra hiện tượng mất cân bằng thủy học” (118), hoặc “một
giai đoạn thiếu hụt độ ẩm trong đất khiến không đủ nước cần thiết cho cây cối và
động vật cũng như con người” (92). Có 4 loại hạn hán cơ bản, tất cả số đó đều ảnh
hưởng tới con người nhưng với các cách khác nhau (118):
1.Khí tượng học: Lượng mưa ước tính thấp bất thường ở một khu vực nhất định;
2.Nông nghiệp: Lượng độ ẩm trong đất không đủ cho cây trồng trong quá
trình canh tác;
3.Thủy học: Khả năng cung cấp nước mặt và nước ngầm dưới mức bình

thường;
4.Kinh tế - xã hội: Thiếu nước ảnh hưởng tới khả năng kinh tế của con người,
ảnh hưởng tới quá trình sản xuất phi nông nghiệp.
Các tác động tới sức khỏe người dân xuất hiện trước hết ở khâu sản xuất
lương thực. Nạn đói bắt đầu hoành hành khi tình trạng thiếu dinh dưỡng cố hữu trở
nên trầm trọng: hậu quả về sức khỏe của hạn hán bao gồm các bệnh cso nguồn gốc
từ tình trạng thiếu dinh dưỡng (105). Cùng với các điều kiện môi trường bất lợi, sự
khủng hoảng chính trị môi trường và kinh tế có thể dẫn đến sự sụp đổ hệ thống thị
trường lương thực. Tình trạng khẩn cấp về lương thực tại Sudan năm 1998 cho
thấy mối liên hệ giữa nguồn gốc khí tượng của nạn đói và các cuộc xung đột.
Trong thời gian thiếu lương thực, nước được sử dụng để nấu nướng chứ
không phải dùng cho vệ sinh. Điều này càng làm tăng nguy cơ các bệnh tiêu chảy
(do ô nhiễm chất thải) cũng như một số bệnh do nước (bệnh mắt hột, bệnh ghẻ). Sự
bựng phỏt bệnh sốt rét có thể xảy ra do những thay đổi môi trường sinh sống của
25

×