Tải bản đầy đủ (.ppt) (132 trang)

Từ loại và cụm từ Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.19 KB, 132 trang )

CHƯƠNG II: TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ
1.Câu và phát ngôn
3. Các kiểu ngữ pháp của câu
2.3 các thành phần biệt lập
2.2 các thành phần phụ
2.1 các thành phần nòng cốt
2.Các thành phần câu
3.4 câu đặc biệt
3.3 câu phức
3.2 câu ghép
3.1 câu đơn
1.Câu và phát ngôn:
Câu và phát ngôn không phải là hai đơn
vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau như
âm vị - hình vị - từ - cụm từ. Sự phân biệt
câu với phát ngôn cũng tương tự như sự
phân biệt âm vị với âm tố. Chúng cùng
một cấp độ nhưng xuất phát từ các
phương diện nghiên cứu khác nhau mà
người ta phân biệt câu với phát ngôn.
-
Ở phương diện cấu tạo ngữ pháp, cũng tức là
bậc trừu tượng, khái quát, đơn vị ngôn ngữ
được tạo nên bởi sự kết hợp của các đơn vị
nhỏ hơn (từ, ngữ cố định, cụm từ tự do) theo
những qui tắc nhất định được gọi là câu.
-
Ở phương diện sử dụng, mỗi câu luôn gắn liền
với một tình huống cụ thể nhằm một mục đích
giao tiếp cụ thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể,
…được gọi là phát ngôn. Phát ngôn chính là


câu trong hoạt động giao tiếp.
VD: (1) Cái tay trông đẹp nhỉ? (Nam Cao)
(2) Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.
(Truyện Thạch Sanh)
Với phát ngôn (1): nếu đó là lời của Chí Phèo nói với
Thị Nở trong một đêm trăng ở vườn chuối, khi
không say thì đó là một lời khen. Nhưng nếu đó là
lời của một bà mẹ trong “Bài học quét nhà” của
Nam Cao, đang trong tâm trạng bực tức, cáu giận,
lại nhìn thấy sự lóng ngóng, vụng về của đứa con
gái 6 tuổi lần đầu tập quét nhà, thì đó là lời mỉa mai,
mát mẻ, chê trách với thái độ không hài lòng.
Ở bậc trừu tượng khái quát, câu không gắn với tình
huống sử dụng mà ở trạng thái cô lập và việc phân
tích câu cũng chỉ tập trung vào mặt cấu tạo ngữ
pháp.
 Ngày nay, câu được xem xét cả ở phương diện cấu
trúc và tình huống sử dụng cụ thể nên gọi là câu –
phát ngôn.
2. Các thành phần câu:
Các thành
phần nòng
cốt
Các thành
phần phụ
của câu
Các thành
phần biệt
lập
a.Chủ ngữ b.Vị ngữ

a.Trạng ngữ:
Khởi ngữ (đề ngữ):
c.Phụ ngữ tình thái
2.1 Các thành phần nòng cốt:
2.1.1 Khái niệm
Thành phần nòng cốt là bộ khung ngữ pháp của câu
đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn
chỉnh về hình thức. Đặc điểm độc lập về nội dung
của câu được thể hiện ở chỗ câu có thể được hiểu
đúng mà không cần dựa vào chu cảnh( các câu
trước và sau nó) hay tình huống nói năng. Đặc
điểm hoàn chỉnh về hình thức được thể hiện ở
chỗ không thể chỉ ra các thánh cú pháp bị lược bỏ
và khôi phục chúng một cách có căn cứ.
Chẳng hạn, xét các ví dụ:
a. Có lẽ nào anh lại mê em.(Phạm Tiến Duật)
b. Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích chứ nước sông
đà không xanh màu xanh canh hến của sông gâm,
sông Lô. (Nguyễn Tuân).
c. Cô bé nhà bên( có ai ngờ) cũng vào du kích.
(Giang Nam).
Ta thấy không thể lượt bỏ các tổ hợp: “anh lại mê
em”; “dòng xanh ngọc bích”; “nước sông Đà
không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm,
sông Lô”; “Cô bé nhà bên cũng vào du kích”;
cũng như ta không thể lược bỏ “anh’ hoặc “mê
em” (VD a).
2.1.2 Các kiểu nòng cốt câu:
+ Có những câu có nòng cốt đơn phần: chỉ
do một yếu tố tạo thành.

VD:Mưa! Gió! Não nùng!(Nguyễn Công
Hoan)
+ Có những câu có nòng cốt song phần:
do 2 yếu tố tạo thành.
VD: Chim hót; gió thổi; họ đang xây nhà.
2.1.3 Các bộ phận của thành phần nòng cốt câu:
a.Chủ ngữ:
*Định nghĩa: Chủ ngữ là thành phần chính của câu
biểu thị đối tượng mà hành động, tính chất, trạng
thái của nó độc lập với các thành phần khác của
câu và được xác định bởi vị ngữ.
VD: Những chú nghé nhảy cẫng lên.
*Cấu tạo:
Xét về phương diện tổ chức cấu trúc chủ ngữ có cấu
tạo khá đa dạng, nó có thể là một từ, một (những)
cụm từ, một (nhưng) tiểu cú.
*Vị trí:
Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Đây là vị trí
thuận của nó. Khi cần nhấn mạnh vào nôi dung
thông báo, có thể đảo vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
b.Vị ngữ:
*Định nghĩa:
Vị ngữ là thuật ngữ của logic học biểu thị một
thành phần kết cấu của phán đoán tức là cái nói
về chủ thể.
*Cấu tạo:
Xét về phương diện tổ chức cấu trúc, như chủ ngữ,
cấu tạo của vị ngữ có thể là từ hoặc một (những)
cụm từ hoặc một (những) tiểu cú.
*Vị trí:

Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, trừ những trường
hợp cần nhấn mạnh vào nôi dung thông báo thì
có thể đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ.
2.2 Các thành phần phụ của câu:
2.2.1 Khái niệm:
+Nghĩa hẹp: Thành phần phụ của câu
là thành phần ngữ pháp phụ thuộc
vào toàn bộ nòng cốt câu và có tác
dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ
sung những chi tiết cần thiết cho
nòng cốt câu hoặc bổ sung cho câu
một chức năng, một ý nghĩa tình thái
nào đó.
+Nghĩa rộng: Thành phần phụ của câu là
những bộ phận nằm ngoài nòng cốt câu
nói chung. Nó có thể có tác dụng mở rộng
nòng cốt câu để bổ sung cho nòng cốt câ
những chi tiết cần thiết nào đó. Nó cũng
có thể không liên quan với nòng cốt câu,
mà chỉ liên quan đến một chức năng, một
chi tiết nào đo của câu.
Thành phần phụ cũng có thể là một tiểu cú.
VD: Nhà, bà có hàng dãy ở phố.
(Nguyễn Công hoan).
2.2.2 Các loại thành phần phụ của
câu:
a.Trạng ngữ:
*Đặc trưng:
-Về chức năng, trạng ngữ bổ sung các ý nghĩa về
địa điểm, thời gian, cách thức, phương tiện,

phương diện, tình hình,…cho sự tình được đề
cập đến trong câu.
VD: có lần, nhà văn Bơc- na Sô nhận được tập
bản thảo truyện ngắn của một người đang tập
viết văn, kèm theo một bức thư ngắn.
(tiếng việt- 5)
VD2: Giữa mùa hè nóng nực, cháu bé nằm
trong chiếc thuyền nhỏ hẹp, người đầy mụn
mủ.
(Trần Phương Hạnh)
*Về cấu tạo: trạng ngữ thường có cấu tạo là
một( những) cụm giới từ, cụm danh từ, cụm
tính từ, cụm động từ, hoặc trạng ngữ cũng có
thể là một từ hay một tiểu cú.
VD cụm giới từ:
Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh.
(Phạm Hổ).
VD cụm danh từ:
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp
vô cùng. (Thép Mới)
VD cụm tính từ:
Nhanh như một con sóc, nó vụt biến mất.
VD cụm động từ:
Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. (Đoàn Minh
Tuấn).
VD trạng ngữ là một từ:
Thỉnh thoảng, câu ru em lại cất lên từng đoạn ạ ời… (Băng
Sơn)
VD trang ngữ là một tiểu cú:
Tay xách chiếc nón, chị rụt rè bước lên thềm. (Ngô Tất Tố)

*Về vị trí:
Trạng ngữ có vị trí khá linh hoạt, nó có thể đứng đầu hoặc
cuối hoặc giữa câu, thường gặp nhất là trường hợp trạng
ngự đứng đầu câu.
VD:
a. Hai bên bờ sông, lần lượt diễu qua những đồng ruộng và
những khóm tre, những làng mạc xo ro. (Nam Cao).
b. Hồ Chủ Tịch, bằng thiên tài trí tuệ và sự hoạt động cách
mạng của mình, đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của
lịch sử. (sách)
Trong các loại thành phần phụ, trạng ngữ là thành phần phụ
quan trọng nhất do chức năng, tác dụng của nó đối với sự
tình được diễn đạt trong câu và do khả năng cải biến của
nó. Chẳng hạn, ta có thể quan sát khả năng cải biến của
trạng ngữ qua vd sau:
“Cao cao bên cửa sổ, có hai người hôn nhau”
+Các loại trạng ngữ
Các
loại
trạng
ngữ
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Trạng ngữ chỉ không gian
Trạng ngữ chỉ tình huống
Trạng ngữ chỉ mục đích
TN cách thức-phương tiện
Trạng ngữ chỉ thời gian
Cụ thể:
*TN chỉ không gian: biểu thị nơi xảy ra sự tình.
Không gian mà trạng ngữ biểu thị có thể là

không gian cụ thể (rộng hay hẹp), cũng có thể
là không gian phiếm chỉ (không cụ thể).
TN chỉ không gian có thể có quan hệ từ (ở, tại,
…) hay các từ chỉ vị trí (trên, dưới, trong,
ngoài, trước, sau, ) dẫn nhập.
VD: “Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng” (Ca dao)
*Trạng ngữ chỉ thời gian: chỉ thời gian
xảy ra sự tình nêu trong câu. Thời gian
đó có thể xác định (hiện tại, quá khứ,
tương lai), có thể là hằng định hay
phiếm chỉ. Thời gian có thể chỉ một
thời điểm hay một thời đoạn.
VD: “Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”
*TN chỉ tình huống: nêu (biểu thị) tình
huống diễn ra sự tình.
Loại TN này thường được cấu tạo bởi tổ
hợp: quan hệ từ+danh từ (cụm danh
từ).
Trong nhiều trường hợp, TN chỉ tình
huống được cấu tạo là động từ, cụm
động từ, tính từ, cụm tính từ, hay kết
cấu chủ vị.
VD: Thương chào tạm biệt qua hai hàng
nước mắt.
*TN chỉ cách thức-phương tiện: nêu
cách thức thực hiện hành động hay
phương tiện để chủ thể thực hiện
hành động. TN chỉ phương tiện

thường được dẫn nhập bằng quan hệ
từ: bằng, qua, nhờ,…
VD: Nhờ sự nỗ lực không ngừng,
Hiếu đã đạt danh hiệu “sinh viên xuất
sắc”.
*TN chỉ nguyên nhân: chỉ ra
nguyên nhân, lí do dẫn đến sự tình
nêu trong câu. Thường được dẫn
nhập bằng một quan hệ từ: vì, do,
bởi, tại,…
VD: “Vì cam cho quýt đèo bồng
Vì em nhan sắc cho lòng anh say”
*TN chỉ mục đích: Nêu lên cái
đích mà chủ thể cần đạt được,
thường được dẫn nhập bằng quan
hệ từ: để, cho,…
VD: “Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
b. Khởi ngữ (đề ngữ): là loại thành
phần phụ đứng trước nòng cốt câu
dùng để nêu lên một vật, một đối
tượng, một nội dung cần bàn bạc với
tư cách là chủ đề của câu chứa nó.
Trước khởi ngữ có thể có quan hệ từ:
về, đối với,…
VD: Sách, Huỳnh có hàng trăm cuốn.

*Phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ
Giống: là bộ phận đứng trước vị ngữ dùng để nêu
lên đối tượng, nội dung được đề cập với tư cách là

chủ đề.
Khác:
Chủ ngữ Khởi ngữ
-Có quan hệ ngữ pháp -Có quan hệ ngữ pháp
với
Và ý nghĩa trực tiếp với toàn bộ nòng cốt câu.
Vị ngữ.
- Có quan hệ -Có quan hệ tập hợp-
thành viên với
chỉnh thể-bộ phận với thành phần nòng cốt câu.
thành phần nòng cốt câu

×