Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.82 KB, 1 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG, LẦN 2 - NĂM 2013
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: NGỮ VĂN, LỚP 12
(Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, các nhân vật Cụ Mết,
Tnú, Dít đều được cá thể hóa bằng một chi tiết điển hình.
Anh/chị hãy:
a/ Chỉ ra chi tiết điển hình ở mỗi nhân vật.
b/ Nêu ý nghĩa của các chi tiết trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến sau đây:
“Ai không biết yêu những ngọn núi của mình, kẻ đó không thể yêu những đồng
bằng xa lạ. Nếu trong nhà mình không thấy hạnh phúc, làm sao có thể tìm được hạnh
phúc ở ngoài đường. Kẻ nào khinh rẻ mẹ mình thì sẽ khinh rẻ mọi người phụ nữ khác”
(Raxun Gamzatốp, Đaghextan của tôi, Nxb Cầu Vồng, Maxcơva, tr.167).
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhân vật Mỵ (Tô Hoài - Vợ
chồng A Phủ) và bà cụ Tứ (Kim Lân – Vợ nhặt).
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Sử dụng chất liệu và lối thể hiện của văn học dân gian là hình thức sáng tạo thường
gặp ở các nhà thơ hiện đại.