Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu xác định hàm lượng Meloxicam trong mẫu dược phẩm và mẫu sinh học bằng phương pháp Von – Ampe trên điện cực Glassy Carbon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.22 KB, 71 trang )






ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



NGUYỄN THỊ THÙY LIÊN



NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MELOXICAM TRONG
MẪU DƯỢC PHẨM VÀ MẪU SINH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE
TRÊN ĐIỆN CỰC GLASSY CARBON


Chuyên ngành: Hóa Phân Tích

Mã số: 1.04.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC – HÓA HỌC


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƯỚC THÀNH






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011

iv
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô, tập thể giảng viên của
trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh, khoa Hóa, bộ môn Hóa
Phân Tích đã cung cấp những kiến thức vô cùng bổ ích và quý báu trong cả quá trình
học tập ở trường, giúp tác giả trang bị thêm những kiến thức để ngày càng hoàn thiện
nghiệp vụ chuyên môn và tạo điều kiện cho tác giả đem kiến thức của mình giúp ích
cho xã hội.
Đặc biệt là TS. Nguyễn Phước Thành đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này.
Những lời cảm ơn sau cùng tác giả xin gởi đến cha mẹ, gia đình, anh, chị em,
bạn bè và đồng nghiệp đã hết lòng quan tâm, động viên, khích lệ, chia sẻ và giúp đỡ để
tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.












v

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
ACN Acetonitril
ASV Phương pháp von- ampe hòa tan anod
CSV P
DMF Dimetylformamid
hương pháp von - ampe hòa tan catod
DP Xung vi phân
B – R Đệm Britton - Robinson
GCE Điện cựcGlassy Carbon
HMDE Điện cực giọt thủy ngân treo
LOD Giới hạn phát hiện
LOQ Giới hạn định lượng
MeOH Methanol
MFE Điện cực màng thủy ngân trên nền chất rắn trơ
MLC Meloxicam
RSD Độ lệch chuẩn tương đối
SCE Điện cực Calomen bão hòa
RP - HPLC – UV/ VIS Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao pha đảo, đầu
dò UV – Vis







i
MỤC LỤC Trang
Lời cảm ơn iv
Các ký hiệu viết tắt v

Chỉ dẫn các bảng số liệu vi
Chỉ dẫn các hình vẽ viii
PHẦN TỔNG QUAN
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MELOXICAM. 1
1.1. MỞ ĐẦU 1
1.2. CÔNG THỨC, TÍNH CHẤT VẬT LÝ, HÓA HỌC, CƠ CHẾ 2
1.2.1. Công thức 2
1.2.2. Tính chất vật lý 2
1.2.3. Tính chất hóa học 2
1.2.4. Hàm lượng 3
1.2.5. Cơ chế tác động 3
1.2.6. Độc tính 4
1.2.7. Mục đích của việc xác định MLC 4
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE 5
2.1.1. PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE HÒA TAN 5
2.1.2. CÁC YẾU TỐ TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH GÓP VÀ HÒA TAN: 5
2.1.2.1 QUÁ TRÌNH TÍCH GÓP 5
2.1.2.2 QUÁ TRÌNH HÒA TAN 10
2.1.3. ĐIỆN CỰC LÀM VIỆC 11
2.1.4. ĐIỆN CỰC RẮN 11
2.1.4.1. ĐIỆN CỰC GLASSY CARBON 11
2.1.4.2. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG OXI HÓA CỦA MELOXICAM TRÊN ĐIỆN
CỰC GC 12
ii
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC ĐỂ XÁC ĐỊNH MELOXICAM 12
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỔ PHÂN TỬ VÙNG UV 13
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO PHA ĐẢO, ĐẦU DÒ
UV – VIS (RP - HPLC – UV/ VIS) 13
PHẦN THỰC NGHIỆM 14

Chương 3: KHẢO SÁT QUY TRÌNH PHÂN TÍCH 15
3.1. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ 15
3.1.1 HÓA CHẤT: 15
3.1.2. THIẾT BỊ 15
3.2. TỐI ƯU HÓA MỘT SỐ THÔNG SỐ 16
3.2.1. KHẢO SÁT ĐIỆN CỰC GLASSY CARBON 16
3.2.2. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ VÀ THỜI GIAN HOẠT HÓA ĐẾN
CƯỜNG ĐỘ DÒNG HÒA TAN MLC 17
3.2.3 KHẢO SÁT ĐỘ LẶP LẠI CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG 19
3.2.4. KHẢO SÁT NỀN 20
3.2.5. KHẢO SÁT DUNG MÔI 21
3.2.6. pH DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ ĐỆM 22
3.2.7. THỜI GIAN TÍCH GÓP 24
3.2.8. THẾ TÍCH GÓP 25
3.2.9. TỐC ĐỘ QUÉT THẾ VÀ BIÊN ĐỘ XUNG 26
3.2.10. KHẢO SÁT TỐC ĐỘ KHUẤY 27
3.2.11. CÁC CHẤT GÂY NHIỄU 29
3.2.11.1.CÁC CHẤT CÙNG HỌ OXICAM 29
3.2.11.2. ẢNH HƯỞNG CỦA LACTOSE 29
3.2.11.3. ẢNH HƯỞNG CỦA URE 30
3.2.12. ĐƯỜNG CHUẨN, GIỚI HẠN PHÁT HIỆN, GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG32
3.2.12.1 KHẢO SÁT ĐƯỜNG CHUẨN 32
iii
3.2.12.2.GIỚI HẠN PHÁT HIỆN, GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG 33
3.2.12.3. KHẢO SÁT ĐƯỜNG THÊM CHUẨN, GIỚI HẠN PHÁT HIỆN,
GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG TRÊN MẪU NƯỚC TIỂU 35
Chương 4 : PHÂN TÍCH MẪU MELOXICAM 37
4.1. PHÂN TÍCH MẪU MELOXICAM TRONG MẪU DƯỢC PHẨM: 37
4.1.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MẪU DƯỢC PHẨM 37
4.1.1.1. XỬ LÝ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH BẰNG PHỔ UV 37

4.1.1.2 XỬ LÝ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ
LỎNG HIỆU NĂNG CAO PHA ĐẢO, ĐẦU DÒ UV – VIS (RP-HPLC–UV/VIS) 37
4.1.1.3. XỬ LÝ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH BẰNG VON AMPE DÙNG GCE 37
4.1.2. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MẪU DƯỢC PHẨM 38
4.1.2.1 MẪU MEBILAX 7.5mg – DƯỢC HẬU GIANG - VIỆT NAM 38
4.1.2.2. MẪU MELOXICAM 7.5mg – DƯỢC BẾN TRE – VIỆT NAM 43
4.1.2.3. MẪU MOBIMEX 7.5mg – DƯỢC PYMEPHARCO – VIỆT NAM . 46
4.1.2.4. MẪU MOBIC 7.5 mg – ĐỨC 49
4.2. PHÂN TÍCH MẪU MELOXICAM TRONG MẪU SINH HỌC LÀ MẪU NƯỚC
TIỂU: 51
4.2.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MẪU NƯỚC TIỂU 51
4.2.2. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC TIỂU 52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
5.1. KẾT QUẢ 54
5.2. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.2.1. KẾT LUẬN 57
5.2.2. KIẾN NGHỊ 57
PHỤ LỤC 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Trang
Bảng 1: các thông số kỹ thuật cài đặt cho máy Von – Ampe 16
Bảng 2. Các số liệu khảo sát thế hoạt hóa điện cực glassy carbon 18
Bảng 3. Các số liệu khảo sát thời gian hoạt hóa điện cực glassy carbon 18
Bảng 4. Khảo sát độ lặp lại của cường độ dòng, MLC 2 μg /mL 19
Bảng 5. Cường độ dòng của Meloxicam 2 μg /mL trong các dung môi 22
Bảng 6: Cường độ dòng Meloxicam 2 μg/ mL tại các giá trị thế tích góp hấp phụ. 26

Bảng 7. Cường độ dòng của Meloxicam 2 μg/ mL tại các biên độ xung. 27
Bảng 8: Cường độ dòng Meloxicam 2 μg/ mL tại các giá trị tốc độ khuấy. 28
Bảng 9. Các số liệu khảo sát ảnh hưởng của Lactose. 29
Bảng 10. Các số liệu khảo sát ảnh hưởng của Ure. 31
Bảng 11: Giá trị cường độ pic đo được sử dụng để dựng đường chuẩn. 32
Bảng12: giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp. 33
Bảng 13: Hiệu suất thu hồi và RSD của MLC. 34
Bảng14: Giá trị cường độ pic đo được khi khảo sát đường thêm chuẩn MLC trên nền
mẫu nước tiểu. 35
Bảng15: giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp thêm chuẩn trên
nền mẫu nước tiểu. 36
Bảng 16. Giá trị độ hấp thu đo được khi khảo sát đường chuẩn. 40
Bảng 17. Số liệu độ hấp thu mẫu Mebilax 7.5 mg – Dược Hậu Giang. 41
Bảng 18. Số liệu chiều cao pic mẫu Mebilax 7.5 mg – Dược Hậu Giang. 41
Bảng 19. Số liệu chiều cao pic mẫu Mebilax 7.5 mg – Dược Hậu Giang thêm chuẩn. 42
Bảng 20. Số liệu chiều cao pic mẫu Meloxicam 7.5 mg – Dược Bến Tre. 44
Bảng 21. Số liệu chiều cao pic mẫu Meloxicam 7.5 mg – Dược Bến Tre thêm chuẩn. 45
Bảng 22. Số liệu chiều cao pic mẫu Mobimex 7.5 mg – Dược Pymepharco. 47
vii
Bảng 23. Số liệu chiều cao pic mẫu Mobimex 7.5 mg – Dược Pymepharco thêm
chuẩn. 48
Bảng 24. Số liệu chiều cao pic mẫu Mobic 7.5 mg – Đức. 49
Bảng 25. Số liệu chiều cao pic mẫu Mobic 7.5 mg – Đức thêm chuẩn. 51
Bảng 26. Số liệu chiều cao pic mẫu nước tiểu số 1 thêm chuẩn. 52
Bảng 27. Số liệu chiều cao pic mẫu nước tiểu số 2 thêm chuẩn 53
Bảng 28. So sánh kết quả giữa phương pháp Von – Ampe, điện cực GC và phương phổ
UV. 56
















viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1. Phổ đồ cho quá trình oxi hóa 2 μg / mL MLC trên điện cực GC có và không có
hoạt hóa: 1- không hoạt hóa điện cực; 2 – hoạt hóa điện cực ở + 1.8 V trong 240s, thời
gian hấp phụ 120s, ν = 10 mV/s. 17

Hình 2. Biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng của 2 μg / mL Meloxicam vào thế hoạt
hóa. 18
Hình 3 . Biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng của 2 μg/ mL Meloxicam vào thời gian
hoạt hóa 19
Hình 4. Biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng của Meloxicam 2 μg / mL vào số lần
lặp lại phép đo 20
Hình 5. Phổ đồ của Meloxicam 2 μg / mL trong các dung dịch đệm khác nhau, pH 6.0
1 – Đệm B – R 0.5 M , 2- Đệm acetate 0.2 M, 3- Đệm phosphate 0.2 M 21
Hình 6. Phổ đồ của 2 μg / mL MLC trong các dung môi khác nhau: MeOH, ACN, và
DMF 22
Hình 7. Biểu diễn sự dịch chuyển thế pic theo pH của 2 μg / mL MLC 23

Hình 8. Ảnh hưởng của nồng độ đệm Phosphate lên cường độ pic của 2 μg / mL MLC
24
Hình 9. Phổ đồ của 2 μg / mL MLC ở các thời gian tích góp khác nhau: 1 – tích góp
60s; 2 – tích góp 90s; 3 – tích góp 120s ;4- tích góp – 180s; 5- tích góp 240s. 25
Hình 10 . Phổ đồ của 2 μg / mL MLC ở các thế tích góp khác nhau: 1 –thế tích góp
+0.1V; 2 –thế tích góp -0.1V; 3 –thế tích góp 0.0V. 26
Hình 11. Phổ đồ của 2 μg / mL MLC ở các biên độ xung khác nhau: 1 – biên độ 25
mV; 2 – biên độ 50mV. 27
Hình 12. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy lên cường độ pic của 2 μg /mL MLC, thế hoạt
hóa +1.8 V trong 240s, thời gian hấp phụ 120s, ν = 10 mV/s . 28
ix
Hình 13. Ảnh hưởng của Lactose lên cường độ pic của 2 μg /mL MLC, thế hoạt hóa
+1.8 V trong 240s, thời gian hấp phụ 120s, ν = 10 mV/s . 30
Hình 14. Ảnh hưởng của Ure trên cường độ pic MLC 2 (μg/mL), thế hoạt hóa +1.8 V
trong 240s, thời gian hấp phụ 120s, ν = 10 mV/s . 31
Hình 15. Đường chuẩn Meloxicam, tích góp 120s; 1 – pic MLC 0.5 μg/L, 2 - pic MLC
1.0 μg/L , 3- pic MLC 1.5 μg/L, 4- pic ML 2.0 μg/L, 5- pic MLC 2.5 μg/L. 32
Hình 16. Đường chuẩn MLC, thời gian tích góp 120s, điện cực glassy carbon hoạt hóa.
33
Hình 17. Đường thêm chuẩn MLC trên nền mẫu Mebilax – DHG
1- nền mẫu Mebilax; 2, 3, 4, 5 – lần lượt thêm chuẩn MLC ở các nồng độ 0.3; 0.5; 1.0;
1.5 μg/mL trên nền mẫu Mebilax – DHG. 34
Hình 18. Đường thêm chuẩn MLC trên nền mẫu nước tiểu
1, 2, 3, 4, 5 – lần lượt thêm chuẩn MLC ở các nồng độ 10; 15; 20; 25; 30 μg/mL trên
nền mẫu nước tiểu 35
Hình 19. Phổ UV của MLC 7.5mg 39
Hình 20. Đường chuẩn MLC đo ở bước sóng 362 nm. 40
Hình 21. Phổ đồ xác định MLC trong mẫu Mebilax 7.5 mg – Dược Hậu Giang 42
Hình 22. Phổ đồ thêm chuẩn MLC trong mẫu Mebilax 7.5 mg – Dược Hậu Giang: 1 –
mẫu Mebilax; 2- thêm chuẩn MLC 0.5 μg/mL; 3- thêm chuẩn MLC 1.0 μg/mL. 43

Hình 23. Phổ đồ xác định MLC trong mẫu Meloxicam 7.5 mg – Dược Bến Tre 44
Hình 24. Phổ đồ thêm chuẩn MLC trong mẫu Meloxicam 7.5 mg – Dược Bến Tre: 1 –
mẫu Meloxicam- Dược Bến Tre; 2- thêm chuẩn MLC 0.5 μg/mL; 3- thêm chuẩn MLC
1.0 μg/mL. 46
Hình 25. Phổ đồ xác định MLC trong mẫu Mobimex 7.5 mg – Dược Pymepharco. 47
Hình 26. Phổ đồ thêm chuẩn MLC trong mẫu Mobimex 7.5 mg – Dược Pymepharco:
1 –mẫu Mobimex- Dược Pymepharco; 2- thêm chuẩn MLC 0.5 μg/mL; 3- thêm chuẩn
MLC 1.0 μg/mL. 48
x
Hình 27. Phổ đồ xác định MLC trong mẫu Mobimex 7.5 mg – Dược Pymepharco. 50
Hình 28. Phổ đồ thêm chuẩn MLC trong mẫu Mobic 7.5 mg – Đức: 1 –mẫu Mobimex-
Đức; 2- thêm chuẩn MLC 0.5 μg/mL; 3- thêm chuẩn MLC 1.0 μg/mL. 51
Hình 29. Phổ đồ thêm chuẩn 15 μg/ mL MLC trong mẫu nước tiểu số 1. 52
Hình 30. Phổ đồ thêm chuẩn 15 μg/ mL MLC trong mẫu nước tiểu số 2. 53
Hình 31. Phổ đồ MLC trong các mẫu dược phẩm.
1- mẫu Mebilax 7.5 mg – Dược Hậu Giang ; 2 - mẫu Meloxicam 7.5 mg – Dược Bến
Tre ; 3- Mobimex 7.5 mg – Dược Pymepharco ; 4- mẫu Mobic 7.5 mg – Đức. 54
Hình 32. Phổ đồ MLC trong các mẫunước tiểu thêm chuẩn: 1 – mẫu nước tiểu số 1
thêm chuẩn; 2- mẫu nước tiểu số 2 thêm chuẩn. 55





1
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MELOXICAM
1.1. MỞ ĐẦU:
Meloxicam (MLC) là thuốc kháng viêm non-steroid mạnh, là dẫn xuất của
oxicam của họ acid enolic. Thuốc này để chữa bệnh: viêm khớp, viêm khớp xương
mãn tính, và các bệnh ở khớp. Tuy nhiên, ngoài khả năng trị liệu, Meloxicam còn có

độc tính cao đối với người và động vật. Hiện nay ở nước ta, Meloxicam được xác định
trong các phòng thí nghiệm có thiết bị hiện đại, kỹ thuật viên lành nghề, mất nhiều thời
gian và giá thành cao. Vấn đề được đặt ra là cần có một kỹ thuật phân tích đơn giản có
kết quả tin cậy trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất để xác định thuốc ở mức
độ vết.
Trong các phương pháp phân tích điện hóa, phương pháp Von – Ampe được
dùng rộng rãi do có các ưu điểm về độ nhạy rất cao, kỹ thuật phân tích đơn giản, độ
chính xác và độ lặp lại cao; giá thành tương đối rẻ. Các loại điện cực rắn được dùng
rộng rãi do hạn chế các tác động đến sức khỏe con người và môi trường sống.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội, đề tài “Nghiên cứu xác định hàm
lượng Meloxicam trong mẫu dược phẩm và mẫu sinh học bằng phương pháp Von –
Ampe trên điện cực Glassy Carbon” được chúng tôi nghiên cứu do có những ưu thế về
thiết bị, hóa chất không đắt và dễ tìm, dễ thực hiện, với thời gian phân tích tương đối
nhanh, có độ chính xác và độ chọn lọc cao, giới hạn phát hiện thấp và có thể thực hiện
ở đa số các phòng thí nghiệm.







3
1.2.4. Hàm lượng:
- Theo Dược Điển IV VIệt Nam, viên nén MLC phải chứa C
14
H
13
N
3

O
4
S
2
từ
95.0 – 105.0 % so với hàm lượng ghi trên nhãn.
1.2.5. Cơ chế tác động:
- Cơ chế tác động của Meloxicam giống như các thuốc kháng viêm non-steroid
khác là liên quan đến sự ức chế sinh tổng hợp prostaglandin thông qua enzym
cyclooxygenase.
- Meloxicam hấp thụ chậm qua đường uống với nồng độ đỉnh đạt được trong
huyết tương khoảng 4 –5 giờ sau liều uống. Độ khả dụng sinh học tuyệt đối của thuốc
vào khoảng 84%. Nồng độ đỉnh kế tiếp của Meloxicam xuất hiện khoảng 12 – 14 giờ
sau liều cuối cùng gợi ý sự tái hấp thu của thuốc ở đường tiêu hóa. Tình trạng bền
vững của thuốc đạt được trong khoảng 5 ngày.
- Viên nén Meloxicam có thể được uống vào bất cứ lúc nào, không phụ thuộc
vào giờ ăn. Tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương ở người của Meloxicam là 99,4%,
chủ yếu gắn kết với albumin và tỉ lệ gắn kết là khoảng 99% ở bệnh nhân mắc bệnh
thận. Nồng độ Meloxicam trong hoạt dịch sau liều uống duy nhất thay đổi từ 40 –
50% nồng độ Meloxicam trong huyết tương. Tỉ lệ thuốc ở dạng tự do trong hoạt dịch
cao gấp 2,5 lần so với trong huyết tương, do trong hoạt dịch có ít albumine hơn so với
huyết tương.
- Meloxicam được bài tiết qua phân và nước tiểu dưới dạng các chất chuyển
hóa, chỉ có một lượng nhỏ thuốc được tìm thấy trong phân dưới dạng không đổi
(1,6%) và nước tiểu (0,2%). Mức độ bài tiết của nước tiểu được xác định sau khi dùng
được liều 7,5mg; 0,5%; 0,6% và 13% của liều được tìm thấy trong nước tiểu dưới
dạng Meloxicam.
- Các nồng độ cao nhất được tìm thấy trong thận và gan, với mức độ tương đối
thấp trong cơ xương và chất béo.


4
1.2.6. Độc tính:
* Ngoài khả năng trị liệu, MLC gây độc tính trên hệ tiêu hóa, gan, thận và tim
của người và động vật.
+ Độc tính trên hệ tiêu hóa trầm trọng như chảy máu, loét và có thể gây ra
thủng dạ dày, ruột non, ruột già.
+ Trên thận: gây suy thận và viêm kẽ thận. Gây giữ nước và phù nên được sử
dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị ứ nước, cao huyết áp, hay suy tim.
+ Tổng phân tích các nghiên cứu lâm sàng đã công bố cho thấy làm tăng huyết
áp trung bình lên 5 mmHg → gây nguy hiểm với bệnh nhân cao huyết áp.
+ Meloxicam có thể dẫn đến sảy thai đối với phụ nữ mang thai ở giai đoạn
cuối.
+ Meloxicam bài tiết qua sữa ở động vật. Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin về
việc thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không.
+ Khi dùng quá liều sẽ có các hiện tượng sau: hôn mê, chóng mặt, buồn nôn,
nôn và đau thượng vị, nói chung những triệu chứng này sẽ nhanh chóng hồi phục với
các biện pháp điều trị hỗ trợ. Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra. Trường hợp ngộ độc
nặng có thể làm cao huyết áp, suy thận cấp, suy gan, suy hô hấp, hôn mê, co giật, suy
tim mạch, ngừng tim, phản ứng phản vệ đã được báo cáo khi sử dụng các thuốc kháng
viêm non-steroid có thể xảy ra sau khi sử dụng thuốc quá liều.
1.2.7. Mục đích của việc xác định MLC:
- MLC là một loại biệt dược chữa bệnh nên việc xác định hàm lượng chính xác
rất cần thiết để người sử dụng dùng được thuốc đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả sử
dụng cao.
- Tuy nhiên, MLC lại gây độc với một số cơ quan trong cơ thể như: hệ tiêu hóa,
gan, thận và tim, vì thế cần xác định lượng tồn dư MLC trong cơ thể qua nước tiểu.

5
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
2.1. PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE

[1], [6], [7], [8], [11], [13], [15[, [16], [18], [19], [20], [21], [22], [23],
[25], [27], [29], [31], [34]
Phương pháp Von – Ampe là nhóm các phương pháp phân tích điện hóa thông
qua việc đo dòng tại một điện cực chỉ thị theo thế áp vào, qua đó xác định nồng độ chất
cần phân tích. Một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích
điện hóa là phương pháp Von – Ampe hòa tan.
2.1.1. PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE HÒA TAN:
Phương pháp Von –Ampe hòa tan dùng để định tính và định lượng những hợp
chất có hàm lượng rất nhỏ nhờ việc làm giàu nồng độ chất cần xác định trong quá trình
tích góp chúng lên bề mặt điện cực làm việc.
Nguyên tắc : gồm hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn điện phân (tích góp) : để làm giàu chất cần phân tích lên bề mặt điện
cực đo. Điện cực đo thường là: điện cực giọt thủy ngân treo (HMDE) có kích thước
nhỏ như giọt thủy ngân trong cực phổ cổ điển, cực đĩa quay bằng các vật liệu trơ ( như
Glassy carbon hoặc Cacbon nhão, Platin ), cực màng thủy ngân trên bề mặt điện cực
rắn, trơ.
- Hòa tan kết tủa làm giàu và ghi đo đường hòa tan bằng một trong các phương
pháp điện hóa như : Von – Ampe, dòng – thời gian, điện thế - thời gian, vi điện
lượng Hai phương pháp hòa tan thường được dùng phổ biến nhất là Von – Ampe và
điện thế - thời gian. Quá trình điện hóa khi điện phân làm giàu và khi hòa tan luôn
ngược nhau. Đại lượng điện hóa được ghi đo trong quá trình hòa tan trong những điều
kiện thích hợp tỷ lệ thuận với lượng chất đã kết tủa trên bề mặt điện cực cũng như nồng
độ chất cần xác định trong dung dịch.
2.1.2. CÁC YẾU TỐ TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH GÓP VÀ HÒA TAN:
2.1.2.1 QUÁ TRÌNH TÍCH GÓP:
6
- Quá trình tích góp chất cần xác định từ dung dịch lên bề mặt điện cực làm
việc. Đối với mỗi chất cần chọn thế điện phân thích hợp và giữ không đổi trong suốt
quá trình điện phân, dung dịch cần được khuấy liên tục. Nếu dùng điện cực tĩnh thì
dùng máy khuấy từ với tốc độ không đổi. Nếu dùng điện cực quay thì cho lực quay với

vận tốc không đổi trong suốt quá trình điện phân (thường là 1000 – 4000 vòng / phút).
- Lượng chất tích góp phụ thuộc vào diện tích bề mặt điện cực nên để đạt được
độ lặp lại cao thì diện tích bề mặt điện cực phải cố định trong suốt quá trình tích góp
cũng như giữa các lần tích góp khác nhau.
- Kích thước của bề mặt điện cực được xem xét, nếu kích thước bề mặt nhỏ thì
lượng chất tích góp trong cùng thời gian ít hơn, dùng điện cực có bề mặt lớn hơn có thể
xác định với lượng chất nhỏ hơn nhưng sẽ có hiện tượng nhiễm bẩn dễ hơn.
- Dung môi: Lựa chọn dung môi cần chú ý đến khả năng tan trong dung môi đó
cũng nhu khả năng oxi hóa khử của chất cần phân tích và các đặc tính của dung môi
như độ dẫn điện, khả năng điện hóa và phản ứng hóa học. Dung môi không được phản
ứng với chất cần phân tích và không có phản ứng điện hóa trong một khoảng thế rộng
ví dụ như: nước cất hai lần, acetonitril, propilencarbonat, metanol tinh khiết.
- Nền: để giảm điện trở của dung dịch và duy trì một lực ion không đổi, người ta
thêm vào dung dịch một chất điện ly trơ có nồng độ rất lớn so với ion cần xác định
(gấp khoảng 100 lần) gọi là chất nền. Chất dùng làm nền có thể là chất vô cơ, acid hoặc
đệm thỏa mãn các điều kiện sau:
Phải khử hoặc oxi hóa ở thế âm hay dương xa so với thế khử chuẩn của chất cần
phân tích. Do đó, các dung dịch kiềm, muối kim loại kiềm thổ, các dung dịch acid
được sử dụng làm nền.
+ Nồng độ dung dịch nền thường lớn hơn hoặc bằng 0.1 M.
+ Không phản ứng hóa học với chất cần xác định, không dễ bị oxi hóa hoặc khử.
+ Nếu tạo phức được với chất cần xác định càng tốt khi trong dung dịch có
những chất cũng tham gia phản ứng điện cực gần giá trị thế với chất xác định.
7
+ Có độ nhớt thấp, độ dẫn điện cao.
Oxi hòa tan: Hai sóng khử của oxi chiếm khoảng thế rất rộng (0.0V - -1.0V),
trong khoảng thế này có nhiều chất tham gia khử ở điện cực nên sóng khử oxi có thể sẽ
che khuất chất cần xác định. Mặt khác, oxi là chất oxi hóa nên có thể tác dụng hóa học
với những chất khử mạnh làm thay đổi thành phần hóa học. Vì vậy, trong nhiều trường
hợp phải loại oxi ra khỏi dung dịch trước khi tiến hành thí nghiệm. Có thể loại oxi hòa

tan bằng cách dùng chất khử mạnh cho vào dung dịch phân tích hoặc thường được
dùng hơn là sục dòng khí trơ: Nito, Hydro, Argon
Thế tích góp: nếu chọn thế tích góp không thích hợp, các ion tạp hoặc nước bị
điện phân dẫn đến sự cạnh tranh tích góp giữa chất cần xác định và chất khác lên bề
mặt điện cực, gây nhiễu làm thay đổi hình dạng và cường độ pic. Thường chọn thế tích
góp âm hơn thế bán sóng của chất cần xác định khoảng 0.3 – 0.5V.
- Thời gian tích góp và thời gian cân bằng sau tích góp: chọn thời gian tích góp
phù hợp với nồng độ chất cần xác định và kích thước của điện cực làm việc. Thời gian
tích góp quá ít sẽ cho cường độ dòng thấp nhưng nhiều quá cũng không cần thiết vì tốn
nhiều thời gian vô ích khi trong dung dịch lượng chất xác định không còn đáng kể và
khó làm sạch điện cực, chưa tính đến khả năng điện cực bị ngộ độc do tạp chất. Thông
thường, thời gian tích góp khoảng từ 1 – 30 phút (cỡ 0.5 phút cho nồng độ 10
–7
M, 20
phút cho mức 10
–10
M) và có thể tích góp nhiều hơn nếu nồng độ chất cần phân tích
quá nhỏ. Gần cuối thời gian (còn khoảng 1 – 60 s) ngừng khuấy dung dịch và phải để
yên hệ thống để loại bỏ sự đối lưu, ổn định bề mặt điện cực trước khi quét thế hòa tan.
- Các tạp chất trong dung dịch có thể tham gia phản ứng điện cực trong khoảng
thế tích góp: các chất này có thể là ion vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước.
Chúng sẽ cạnh tranh tích góp với chất cần xác định, che phủ pic hòa tan, hấp phụ lên
bề mặt điện cực cản trở sự tích góp hoặc gây nhiễu. Cần loại bỏ ảnh hưởng của chúng
bằng cách tạo phức, chiết tách.
8
- Tùy loại điện cực sử dụng, chất cần xác định và thế điện phân mà phản ứng
xảy ra trên bề mặt điện cực sẽ khác nhau. Gồm có: tích góp anod, tích góp catod và hấp
phụ.
- Cơ chế tích góp:
+ Tích góp anod: nếu tích góp là quá trình oxi hóa anod chất cần phân tích để

tích góp nó lên bề mặt điện cực thì quá trình hòa tan là quá trình catod và sự xác định
có tên gọi là phương pháp von - ampe hòa tan catod (Cathodic Stripping Voltammetry
) (CSV).

A
n-
+ Hg tích góp HA + ne
-
Hòa tan
Phương pháp này dùng để định lượng rộng rãi các hợp chất hữu cơ và vô cơ
dưới dạng muối không tan với thủy ngân như là halogenur, cianide, sunfide.
Các anion dưới dạng muối bạc không tan, có thể định lượng trên điện cực đĩa
bạc quay, lúc này, bước tích góp và hòa tan đều của cùng phản ứng:
Ag + X
-


AgX + e
-
+ Tích góp catod: nếu tích góp là quá trình khử catod ở thế không đổi E
đp
thì khi
hòa tan cho thế quét với tốc độ không đổi và đủ lớn từ giá trị E
đp
về phía các giá trị
dương hơn; quá trình hòa tan là quá trình anod và có tên gọi là phương pháp von-
ampe hòa tan anod (Anodic Stripping Voltammetry) (ASV). Đây là phương pháp phân
tích vết ion kim loại. Đầu tiên các ion kim loại bị khử xuống dạng kim loại và tích góp
dưới dạng hỗn hống với thủy ngân trên điện cực thủy ngân.
M

n+
+ ne
-
+ Hg → M(Hg)
Sau khi, tích góp chúng lại bị oxi hóa thành các dung dịch từ các điện cực.
M(Hg) → M
n+
+ ne
-
+ Hg
Sau khi khử và tích góp các chất điện phân trong một khoảng thời gian, thế trên
điện cực tăng lên để oxi hóa các chất điện phân và tạo ra một tín hiệu dòng. Dòng này
9
tỷ lệ thuận với nồng độ của chất điện phân tích góp vào điện cực. Phương pháp này
dùng để định lượng dạng vết của các kim loại nặng, độc như As, Cd, Pb
+ Hấp phụ - hòa tan:
Bên cạnh việc xác định các vết kim loại, phương pháp hấp phụ hòa tan còn có
thể xác định một số hợp chất hữu cơ (các vitamin, acid nucleic, thuốc chống ung thư,
thuốc trừ sâu ) nhờ vào đặc tính hoạt động bề mặt của chúng. Phụ thuộc vào khả năng
oxi hóa, khử của các chất, quá trình định lượng của hợp chất hữu cơ thông qua quá
trình oxi hóa hoặc quá trình khử chúng.
- Trường hợp sử dụng phương pháp hấp phụ: Các ion kim loại tạo phức với
thuốc thử thích hợp có trong dung dịch, phức này tích góp bằng cách hấp phụ lên bề
mặt điện cực (thường là điện cực giọt thủy ngân treo) và tham gia phản ứng điện hóa
trong giai đoạn hòa tan. Phương pháp này được ứng dụng để xác định rất nhiều chất
hữu cơ và vô cơ như xác định Fe với thuốc thử Catechol, Ni và Co với Dimethyl
glyoxim, Al với Alizarin đỏ S Gồm:
Tích góp: M
n+
+ nL → ML

n

ML
n
→ ML
n
,
hấp phụ

Hòa tan: ML
n
,
hấp phụ
+ ne
-
→ M + nL
- Trường hợp sử dụng các điện cực đã xử lý: Bề mặt các điện cực này đã được
gắn thêm các chất có khả năng tạo phức ít tan với các ion cần xác định. Các chất này
có thể là axit hữu cơ, các amin hoặc các nhựa trao đổi ion Các điện cực được xử lý
thường là điện cực Cacbon. Trong giai đoạn tích góp, các chất bổ trợ sẽ tạo phức với
ion cần xác định trên bề mặt điện cực và làm giàu lượng ion, qua đó làm tăng độ nhạy.
Phương pháp xử lý điện cực cacbon đã trở thành một chủ đề nghiên cứu của
điện hóa học. Hiệu năng của điện cực cacbon phụ thuộc nhiều vào phương pháp xử lý
bề mặt, đó là: xử lý điện hóa, oxi hóa hóa học plasma sóng radio, nung chân không,
nung áp suất kém, chiếu xạ laze.
10
Xử lý điện hóa hay còn gọi là hoạt hóa điện hóa là cách thức hoạt hóa mà điện
cực cacbon được áp một thế dương hoặc âm khá cao, làm cho bề mặt điện cực xuất
hiện một lớp mỏng các nhóm chức hóa học. Đây là quá trình oxi hóa mạnh bề mặt điện
cực hoặc là kết quả của sản phẩm polime hóa, dẫn xuất hóa, điện phân các chất điện

giải nền Lớp mỏng đó được gọi là lớp graphit oxid điện hóa. Đặc trưng cho lớp
graphit oxid điện hóa này là sự xuất hiện các nhóm chức chứa oxi như quinone, hidro
quinon, carboxylic, carbonyl, lactol, phenol. Bề mặt điện cực sau khi hoạt hóa trở nên
xốp, có thể phản chiếu ánh sáng từ lục đến đỏ. Lớp graphit oxid điện hóa này có thể
dày đến 1 µm tùy thuộc vào loại cacbon, thế hoạt hóa cũng như chất điện giải nền.
Những giải thích cho việc tăng hoạt tính điện cực sau khi hoạt hóa là các nhóm chức
xuất hiện đóng vai trò như những chất trung gian vận chuyển electron giữa chất điện
hoạt và điện cực, làm quá trình trao đổi điện tử trở nên nhanh hơn.
Hiệu năng của quá trình hoạt hóa điện cực được đánh giá dựa trên sự cải thiện
về độ nhạy và độ lặp lại của tín hiệu phân tích. Quá trình hoạt hóa điện cực phụ thuộc
vào các yếu tố như : thế hoạt hóa, thời gian hoạt hóa, chất điện ly, pH dung dịch.
2.1.2.2 QUÁ TRÌNH HÒA TAN:
Khi tiến hành hòa tan dung dịch có thể khuấy hoặc không khuấy. Có thể tiến
hành ghi dòng hòa tan bằng các kỹ thuật quét tuyến tính, bậc thang, sóng vuông, xung
vi phân, như phương pháp cực phổ hiện đại hoặc điện thế - thời gian, dòng – thời gian
để theo dõi quá trình hòa tan.
Trên đường biểu diễn quá trình hòa tan sẽ xuất hiện pic hòa tan của chất cần xác
định. Chiều cao pic trong các điều kiện thích hợp tỷ lệ thuận với nồng độ của chất
trong dung dịch.
Tốc độ quét thế ảnh hưởng đến đường Von – Ampe hòa tan nếu quét thế chậm
quá giá trị thế thay đổi chậm nên chưa quét đến thế định hòa tan thì lượng chất tích góp
trên bề mặt điện cực đã hòa tan lại vào dung dịch, do đó cường độ pic thấp và pic bị
11
bè. Ngược lại, nếu quét thế nhanh quá thì lượng chất trên điện cực không đủ thời gian
hòa tan hết nếu tốc độ phản ứng chậm, nên cường độ pic thấp.
2.1.3. ĐIỆN CỰC LÀM VIỆC:
Phương pháp này có hệ điện cực gồm ba điện cực :
- Điện cực làm việc : có thể là , hoặc điện cực rắn trơ (tĩnh hoặc quay), điện cực
rắn không trơ (tĩnh hoặc quay), điện cực màng thủy ngân trên nền chất rắn trơ (MFE)
- Điện cực so sánh : có thể là điện cực Calomen bão hòa (SCE), điện cực

Ag/AgCl/ KCl.
- Điện cực phụ trợ là điện cực Pt.
2.1.4. ĐIỆN CỰC RẮN:
Có hai loại điện cực rắn: điện cực rắn trơ về mặt hóa học, điện hóa như điện
cực Vàng, Platin, Carbon; và điện cực rắn không trơ như điện cực Bạc, Đồng, Niken
Điện cực rắn có ưu điểm là dễ chế tạo có khoảng thế anod rộng về phía dương
nên có thể xác định được những chất có thế bán sóng dương hơn thế của thủy ngân tan
mà điện cực thủy ngân không xác định được, không độc hại như thủy ngân. Tuy nhiên,
điện cực rắn có quá thế Hydro thấp nên không làm việc được ở vùng thế âm. Dòng nền
cao do sự hình thành lớp oxid trên bề mặt hoặc do Hydro hấp phụ, làm biến đổi động
hóa học của phản ứng điện hóa dẫn đến tín hiệu đo không lặp lại.
Bề mặt điện cực rắn thường có dạng đĩa tròn, điện cực rất dễ bị bẩn nếu sản
phẩm của quá trình điện hóa bám lên bề mặt làm thay đổi tính chất bề mặt điện cực. Vì
vậy, độ lặp lại và độ chính xác của tín hiệu đo phụ thuộc rất lớn vào việc xử lý bề mặt
điện cực. Bao gồm đánh bóng cơ học bằng giấy nhám mịn, bột nhôm, bột kim cương
có cỡ hạt từ nhỏ đến rất nhỏ hoặc điện phân làm sạch. Ở đây, chúng tôi nói về loại điện
cực rắn trơ như GC.
2.1.4.1. ĐIỆN CỰC GLASSY CARBON:
Điện cực Carbon có nhiều lỗ xốp nên dùng Glassy carbon vì có những sợi thủy
tinh làm cho giảm độ xốp, hạn chế dòng điện dư cũng như hiện tượng ngộ độc điện
12
cực. Điện cực Glassy Carbon có độ bền hóa học rất cao, không thay đổi ngay cả khi
ngâm trong nước cường toan và dễ đánh bóng bề mặt
Điện cực Glassy Carbon trơ, hóa thế Hydro cao sẽ mở rộng khoảng thế về phía
âm hơn, tuy nhiên cần xử lý bề mặt điện cực tốt.
2.1.4.2. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG OXI HÓA CỦA MELOXICAM TRÊN ĐIỆN
CỰC GC:
Theo tài liệu, cơ chế quá trình oxi hóa điện hóa của MLC có thể là: trong thời
gian áp thế 0.00 – 0.01 V tại bề mặt điện cực Glassy carbon có sự hấp phụ của MLC,
sau đó khi quét thế về phía dương hơn +0.3V đến +0.7 V quá trình oxi hóa điện hóa

chức amid (quá trình oxy hóa chính), tiếp theo là quá trình oxy hóa của chức enol. Quá
trình oxy hóa chính của chức amid liên quan đến hai electron và một proton. Nó bắt
đầu bằng một quá trình oxy hóa điện tử để tạo thành cation gốc ở nitơ. Tiếp theo sau là
nhanh chóng mất một electron thứ hai và proton để tạo thành ion imine.
Khi thực hiện quét thế từ 0.7 V – 0.3V, chúng tôi nhận thấy quá trình khử của
MLC không xảy ra, ngay cả khi tăng nồng độ MLC đến 10 ppm. Đây là cơ sở cho thấy
MLC hấp phụ lên bề mặt điện cực GC mà không có quá trình điện hóa làm thay đổi
cấu trúc phân tử MLC.
Trong đề tài này chúng tối muốn đưa ra một quy trình phân tích đơn giản, thiết
bị phân tích ít tốn kém, thời gian thực hiện ngắn, không tiêu hao các hóa chất đắt tiền,
đồng thời phù hợp với điều kiện thiết bị tại bộ môn Phân Tích. Phương pháp Von –
Ampe trên điện cực Glassy carbon để xác định hàm lượng MLC trong mẫu dược phẩm
và cả mẫu nước tiểu có khả năng phát hiện và định lượng tốt.
Để hoàn thành mục tiêu đề tài này, cần lựa chọn loại điện cực đáp ứng tốt về độ
chọn lọc, độ nhạy với MLC, lựa chọn các thông số tich góp sao cho có thể loại được
các yếu tố gây nhiễu, khảo sát thông số thế tích góp, thời gian tích góp, các dung dịch
nền, môi trường pH thích hợp, khả năng đáp ứng của bề mặt điện cực.
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC ĐỂ XÁC ĐỊNH MELOXICAM:
13
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP PHỔ PHÂN TỬ VÙNG UV
[12], [17]
Phân tích UV của MLC được thực hiện trong dung dịch đệm phosphate pH 7.5.
Các phổ được ghi chép lại từ 240 nm đến 450 nm. Quang phổ UV của MLC trong đệm
Phosphate pH 7.5 có hai vùng hấp thu tối đa ở 205 và 362 nm. Tá dược trong thuốc hấp
thu gây nhiễu với MLC tại 205 nm. Kết quả là bước sóng 362 nm được lựa chọn để
phân tích định lượng nhằm ngăn chặn sự gây nhiễu của tá dược.
Hòa tan một lượng thuốc xác định vào dung dịch acid Hydrocloric 0.1 N trong
Metanol. Lọc bỏ dịch đầu. Lấy dịch lọc trộn với dung dịch đệm Phosphate pH 7.5. Đo
độ hấp thụ tại bước sóng 362 nm với mẫu trắng là đệm Phosphate pH 7.5.
Phương pháp này hiện đang được một số công ty Dược phẩm tại Việt Nam sử

dụng.
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO PHA ĐẢO, ĐẦU
DÒ UV – VIS (RP - HPLC – UV/ VIS)
[24]

Hệ thống sắc ký bao gồm một LC-10 Shimadzu bơm AT VP, SPD-10 AV VP
đầu dò UV /Vis, và CBM-102 tích hợp Module Bus. Việc tách được thực hiện trên
Bondapak 125 µA cột C18 10 µm ở nhiệt độ phòng.
* Điều kiện sắc ký:
Pha động là Methanol: nước (70:30 v/v), với tốc độ dòng chảy 2 ml / phút. Điều
chỉnh pH 2,6 với acid Phosphoric (85%). Lọc dung dịch bằng màng lọc 0.45 µm và
đuổi khí trong 15 phút. Phân tích thực hiện với chế độ IsoCratic, tốc độ 2 mL/ phút ở
nhiệt độ phòng. Sắc ký đồ được ghi ở 230 nm với detector SPD 10 AV Shimadzu UV/
Vis. Thể tích mẫu 10 µL.
Thời gian lưu: của Piroxicam là 2.3 phút và của MLC là 3.3 phút.
* Kỹ thuật phân tích:
Lấy khối lượng thuốc chính xác pha loãng trong Metanol. Đánh siêu âm 1 giờ
để hòa tan hoàn toàn. Lọc, đuổi khí. Lọc và thêm dung dịch chuẩn vào mẫu với nồng
độ mong muốn. Tiêm vào cột và tiến hành với điều kiện như trên.
15
Chương 3: KHẢO SÁT QUY TRÌNH PHÂN TÍCH
3.1. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ
3.1.1 HÓA CHẤT:
- Meloxicam chuẩn – Viện dược, acid Phosphoric (H
3
PO
4
), acid Boric, sodium
hydroxide (NaOH), acid Acetic (CH
3

COOH), KH
2
PO
4
. 2 H
2
O, Na
2
HPO
4
. 2 H
2
O, KCl
(Merkc- Đức). Dimetylformamid (DMF), Acetonitrile (ACN), methanol (Labscan –
Thái Lan). Tất cả các hóa chất đều thuộc loại tinh khiết phân tích.
- Chuẩn bị dung dịch đệm Phosphate 0.2M:
Trộn 32.4782 g KH
2
PO
4
. 2 H
2
O + 2.0000 g Na
2
HPO
4
. 2 H
2
O, định mức bằng
nước cất đến 1 lít, dùng NaOH hoặc H

3
PO
4
chỉnh đến pH mong muốn.
- Chuẩn bị dung dịch đệm B – R 0.5 M:
Trộn 34 mL 85% acid phosphoric + 30 mL 95.5% acid acetic + 30.92 gacid boricc
rồi định mức bằng nước cất đến 1 Lít ( pH 1.69), dùng NaOH 1 M để chỉnh về pH
mong muốn.
- Chuẩn bị dung dịch đệm Acetate 0.2 M:
Trộn 15.5373 g CH
3
COONa + 0.6366 g CH
3
COOH, định mức bằng nước cất đến 1
Lít. Chỉnh đến pH mong muốn bằng NaOH hoặc CH
3
COOH.
- Dung dịch NaOH 1.0 M: cân 4.0000 g NaOH rắn pha trong 100 mL.
- Dung dịch Meloxicam chuẩn 1000 ppm: cân chính xác khoảng 0.10000 g
Meloxicam, hòa tan trong DMF rồi định mức đến vạch trong bình mức 100 mL. Bảo
quản ở 4
o
C, trong tối. Tiếp tục pha loãng đến nồng độ 10, 100 µg/ mL để sử dụng hàng
ngày.
- Nước cất hai lần – phòng I 48, bộ môn Hóa Phân Tích.
3.1.2. THIẾT BỊ:
- Máy cực phổ Model 264A Polarographic Analyzer / Stripping Voltammeter.
16
- Hệ thống phân tích điện hóa gồm 03 điện cực: điện cực làm việc là điện cực
glassy carbon đường kính 5 mm, điện cực so sánh là điện cực Calomen bão hòa KCl

(SCE), điện cực phụ trợ là điện cực Pt.
- Máy pH Schott CG 840, máy đánh siêu âm.
- Micropipet 10 – 100 µ L và 100 – 1000 µL.
- Bột kim cương nhão cỡ hạt 1 µm.
- Các dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm như bình mức, pipet, becher,
phễu thủy tinh
Bảng 1: các thông số kỹ thuật cài đặt cho máy Von – Ampe

Stt Phương pháp Von - Ampe Thông số cài đặt
1 Kỹ thuật phân tích Xung vi phân ( DP)
2 Hệ điện cực GC // SCE// Pt
3 Thế pic Meloxicam + 0.481 V
4 Tốc độ quét thế 10 mV/s
5 Đệm pH Đệm phosphate pH 6.0
6 Thời gian hấp phụ 120 s
7 Thế bắt đầu hòa tan + 300 mV
8 Thế kết thúc hòa tan +700 mV
9 Tốc độ khuấy 1640 vòng / phút

- Cách tiến hành thí nghiệm: Ba điện cực đưa vào tế bào chứa dung dịch
Meloxicam và đệm phosphate ở pH 6.0. Meloxicam hấp phụ trên bề mặt điện cực trong
thời gian chọn trong khi vẫn khuấy. Vì oxy hòa tan không gây nhiễu đến kỹ thuật đo
nên không cần đuổi oxy hòa tan bằng khí trơ.
3.2. TỐI ƯU HÓA MỘT SỐ THÔNG SỐ
3.2.1. KHẢO SÁT ĐIỆN CỰC GLASSY CARBON:

×