Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Giáo trình môn học Quản lý đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.32 KB, 31 trang )

Mục lục
Mục lục 1
CHƯƠNG 1. TỔNG LUẬN VỀ ĐỔI MỚI 2
1. Khái niệm đổi mới 2
2. Phân loại đổi mới 5
3. Đặc trưng cơ bản của đổi mới 6
3.1. Tính tổng thể 6
3.2. Tính thị trường 6
3.3. Tính đa dạng 7
3.4. Về tính không tuần tự 7
3.5. Tính hệ thống 7
3.6. Tính phức tạp 8
3.7. Khả năng tự tiến hóa và tự tổ chức 8
3.8. Doanh nghiệp là chủ thể và là trung tâm của các hoạt động đổi mới 8
4. Tác động của đổi mới 10
5. Hệ thống đảm bảo cho đổi mới 10
6. Mô hình quá trình đổi mới 11
CHƯƠNG 2. TỔNG LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI 12
1. Khái niệm hệ thống đổi mới 12
1.1. Khái niệm hệ thống 12
1.2. Khái niệm Hệ thống đổi mới 12
2. Chức năng của hệ thống đổi mới 14
2.1. Chức năng chính của Chính phủ 14
2.2. Chức năng thực hiện 14
3. Top down và Bottom up 15
3.1. Khái niệm 15
3.2. Các cách tiếp cận 15
3.3. Tiếp cận môi trường 21
3.4. Các tác nhân 21
3.5. Các nmối liên hệ 22
CHƯƠNG 3. ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẬP TRUNG


VÀO DOANH NGHIỆP 27
1. Khái quát về hoạt động KH&CN và đổi mới, Quản lý KH&CN và quản lý đổi mới 27
1.1. Phân biệt hoạt động đổi mới và hoạt động KH&CN 27
1.2. Sự khác biệt giữa Quản lý đổi mới và quản lý KHCN 27
1.3. Khái quát về Doanh nghiệp KHCN 28
1.4. Thực trạng Đổi mới cơ chế quản lý KHCN 28
2. Đổi mới cơ chế Quản lý KHCN tập trung vào DN 29
2.1. Tại sao đổi mới cơ chế quản lý KH&CN lại tập trung vào doanh nghiệp? 29
2.2. Các biểu hiện 30
3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 30
4. Kết luận, khuyến nghị 31
1
CHƯƠNG 1. TỔNG LUẬN VỀ ĐỔI MỚI
Đổi mới có tầm quan trọng đang gia tăng và thay đổi như một nguồn lực
của lợi thế cạnh tranh và phát triển của tổ chức. Tuy nhiên, cho đến nay thuật
ngữ “đổi mới” và “hệ thống đổi mới” là những thuật ngữ không mới nhưng vẫn
còn gây nhiều tranh cãi và có nhiều cách hiểu khác nhau.
1. Khái niệm đổi mới
Theo cách hiểu truyền thống và mang tính học thuật về phân công lao
động trong xã hội có nhiều loại hoạt động mang tính chuyên môn hóa như hoạt
động NCKH, phát triển công nghệ, sản xuất kinh doanh, thương mại và nhiều
loại hoạt động xã hội khác. Mỗi một loại hoạt động xã hội này có những đặc
điểm riêng về mục đích, phạm vi và chịu sự chi phối của những quy luật nội tại,
đặc thù và được tiến hành bới một đội ngũ chuyên gia trong những tổ chức độc
lập.
Đặc điểm chủ yếu của quan niệm và tổ chức hoạt động KH &CN truyền
thống này là chuyên môn hóa, bên cạnh nhau, tuần tự của các hoạt động trong
chuỗi NC&PT theo một chiều duy nhất đi từ nghiên cứu cơ bản đến phát triển
công nghệ rồi đưa vào ứng dụng trong sản xuất. Mô hình tuyến tính này vẫn tồn
tại, ít nhất trong tư duy, quan niệm của nhiều nhà KH&CN và cả giới lãnh đạo,

quản lý tại nhiều tổ chức và quốc gia, nhất là ở các nước đang chuyển dổi do ảnh
hưởng của mô hình kế hoạch hóa tập trung kiểu Liên Xô trước đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế mà quan niệm này có được như mang
lại năng suất cao thì nó cũng dẫn đến những tách biệt thái quá và gây khó khăn
cho liên kết các hoạt động NC&PT, đồng thời dẫn đến những sai lầm trong chiến
lược và chính sách đầu tư và phát triển KH&CN tại một số quốc gia đang phát
triển.
Quan niệm và mô hình tổ chức hoạt động KH&CN theo kiểu chuyên môn
hóa và tuyến tính đã dẫn đến máy móc, đơn điệu và sai lầm trong hoạch định
chiến lược và chính sách đầu tư cho KH&CN, gây khó khăn cho quản lý và điều
phối, giảm hiệu quả và gây lãng phí lao động xã hội.
Những năm gần đây, nhiều nỗ lực về phương pháp đã được dành cho các
biện pháp gắn kết, liên kết các hoạt động NC&PT với sản xuất, thương mại và
dịch vụ xã hội nhưng chưa dẫn đến những chuyển biến đột phá trong nâng cao
hiệu quả đầu tư và hiệu lực quản lý NC&PT. Nguyên nhân quan trọng là do vẫn
duy trì khuôn khổ của mô hình tuyến tính trong liên kết các hoạt động NC&PT
được chuyên môn hóa với các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ xã hội
khác.
2
Sự xuất hiện của khái niệm đổi mới (Innovation) thể hiện một cách tiếp
cận mới đối với các hoạt động NC&PT. Theo đó, các hoạt động NC&PT, nhân
lực NC&PT, tổ chức NC&PT chuyên môn hóa không được quan niệm là đối
tượng riêng biệt và duy nhất cho quản lý và chính sách NC&PT. Đối tượng của
quản lý và chính sách NC&PT truyển thống được xác định là các hoạt động đổi
mới và các hệ thống đổi mới.
Thuật ngữ đổi mới đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX khi nhà kinh
tế học Schumpeter (1911) đã phân biệt giữa việc hình thành một ý tưởng cho sản
phẩm hoặc qui trình (phát minh/sáng chế) và việc ứng dụng ý tưởng đó đến quá
trình kinh tế (đổi mới). Có thể thấy, điểm xuất phát của cách tiếp cận mới là nằm
trong sự phân biệt giữa đổi mới (Innovation) và phát minh (Invention). Nếu như

phát minh là kết quả của các hoạt động R&D, là việc đưa ra và thực hiện một ý
tưởng mới, phát hiện ra cái có thể về mặt kỹ thuật, hoặc khoa học thì đổi mới lại
là cả một quá trình: "Chuyển ý tưởng thành sản phẩm mới/hoàn thiện để đưa ra
thị trường, thành một quy trình được đưa vào hoạt động hoặc được hoàn thiện
trong công nghiệp và thương mại, hoặc đưa ra một cách tiếp cận mới trong các
dịch vụ xã hội". Nói theo Arthur J. Carty: "Đổi mới là một quá trình năng động,
bao gồm trong đó các hoạt động phát minh khoa học, nghiên cứu ứng dụng,
triển khai, đào tạo, đầu tư, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm." Và như tác giả Smail-
Ait-El-Hadj đã viết: "Đổi mới là chỗ gặp nhau giữa cái có thể về mặt kỹ thuật
với cái có thể về mặt kinh tế - xã hội (KT-XH)".
Đến năm 1939 Schumpeter mở rộng khái niệm đổi mới như là tập hợp các
chức năng mới trong sản xuất, bao gồm cả tạo ra hàng hoá mới, hình thái tổ
chức mới (như sáp nhập), mở ra những thị trường mới, sự kết hợp các nhân tố
theo một cách mới hoặc tiến hành một sự kết hợp mới. Lundvall (1992), Elam
(1992) cũng có những quan điểm tương tự.
Nelson và Rosenberg (1993), Carlsson và Stankiewicz (1995) xác định
đổi mới theo một khái niệm rộng bao gồm các qui trình mà các doanh nghiệp
làm chủ và đưa vào thiết kế những sản phẩm và qui trình chế tạo mới đối với
các doanh nghiệp, bất luận mới ở quy mô quốc tế hoặc quốc gia. Ở đây khái
niệm đổi mới không chỉ là việc giới thiệu một công nghệ lần đầu tiên mà còn là
sự truyền bá các công nghệ đó.
Edquist (1997) đưa ra khái niệm đổi mới như là việc đưa ra nền kinh tế tri
thức mới hoặc sự kết hợp mới của những tri thức đang có. Điều này có nghĩa là
đổi mới được xem xét chủ yếu như là kết quả của qui trình học hỏi có tương tác.
Mặc dầu trong nền kinh tế sự tương tác những phần tri thức khác nhau được
thực hiện theo các cách mới để tạo ra tri thức mới, hoặc đôi khi là các qui trình,
sản phẩm mới. Những tương tác như vậy không chỉ diễn ra trong mối liên quan
đến NC&PT mà còn liên quan đến những hoạt động kinh tế thường nhật như
3
việc mua bán, sản xuất và marketing. Sự tương tác xuất hiện trong các doanh

nghiệp (giữa các cá nhân hoặc phòng ban khác nhau), giữa các doanh nghiệp với
người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp khác nhau hoặc giữa doanh nghiệp với
các tổ chức khác thậm chí cả cơ quan công quyền.
Tóm lại, mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau, khái niệm về đổi
mới bao gồm việc đưa ra được sản phẩm/qui trình mới mang lại lợi ích trên thị
trường. Với cách hiểu như vậy thì định nghĩa của OECD (2005) có thể xem là
khá đầy đủ (NISTPASS, 2005): Đổi mới sản phẩm và qui trình công nghệ bao
gồm các sản phẩm và qui trình mới về công nghệ được thực hiện và cải tiến
công nghệ đáng kể trong sản phẩm và qui trình. Một đổi mới sản phẩm và qui
trình công nghệ được thực hiện nếu nó đưa được ra thị trường (đổi mới sản
phẩm) hoặc được sử dụng trong qui trình sản xuất (đổi mới qui trình). Đổi mới
sản phẩm và qui trình công nghệ bao gồm một loạt các hoạt động khoa học,
công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại.
Tóm lại: Đổi mới là kết quả cuối cùng của hoạt động đổi mới dưới
dạng sản phẩm mới, sản phẩm hoàn thiện, quá trình CN mới hoặc được hoàn
thiện. dịch vụ mới
Hoạt động đổi mới là hoạt động sử dụng và thương mại hóa kết quả
NC-TK nhằm tạo ra sản phẩm và dich vụ mới có sức cạnh tranh trên thị
trường.
Quá trình đổi mới là quá trình có liên quan tới việc tạo ra, nắm vững và
phổ cập các đổi mới. Đây có thể là quá trình tuyến tính hoặc phi tuyến theo
mô hình công nghệ đẩy hoặc thị trường kéo hoặc cả hai.
Doanh nghiệp thực hiện đổi mới sản phẩm và qui trình công nghệ là đơn
vị đã thực hiện các sản phẩm hoặc qui trình mới về công nghệ hoặc cải tiến đáng
kể về công nghệ trong khoảng thời gian nhất định được xét. Để đổi mới thành
công (đưa sản phẩm mới ra thị trường hoặc qui trình mới được áp dụng trong
sản xuất), doanh nghiệp cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau tuỳ thuộc vào
bản chất của đổi mới đó. Tuỳ thuộc tính chất các hoạt động này được phân
thành:
Thứ nhất là tiếp nhận và tạo tri thức phù hợp mới đối với doanh nghiệp

- NC&PT;
- Tiếp nhận công nghệ và bí quyết tách rời dưới dạng sáng chế, giấy phép,
bí quyết được công bố, thương hiệu, thiết kế, khuôn mẫu, dịch vụ máy tính và
các dịch vụ KH&CN khác liên quan đến việc thực hiện đổi mới;
- Tiếp nhận công nghệ gắn kèm dưới dạng máy móc, thiết bị với tính năng
cải tiến (kể cả phần mềm nằm trong đó) liên quan đến việc thực hiện đổi mới.
4
Thứ hai là các khâu chuẩn bị sản xuất
-Trang bị máy móc và xây dựng công nghiệp: các thay đổi trong thủ tục,
phương pháp và tiêu chuẩn về sản xuất và kiểm soát chất lượng và các phần
mềm cần thiết để tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến về công nghệ, hoặc để sử
dụng qui trình mới hoặc cải tiến về công nghệ;
- Thiết kế công nghiệp: các sơ đồ và bản vẽ nhằm xác định các thủ tục,
tính năng kỹ thuật và đặc điểm vận hành cần thiết cho việc sản xuất các sản
phẩm mới về công nghệ và thực hiện các qui trình mới;
- Tiếp nhận các tư liệu sản xuất khác: tiếp nhận nhà xưởng, máy móc,
công cụ, thiết bị tuy không có cải tiến về tính năng công nghệ nhưng cần thiết
cho việc thực hiện các sản phẩm hoặc qui trình mới hoặc cải tiến về công nghệ;
- Khởi động sản xuất: điều chỉnh sản phẩm hoặc qui trình, đào tạo lại
nhân viên về kỹ thuật mới hoặc cách sử dụng máy móc mới và bất kỳ sản xuất
thử nào chưa được tính vào NC&PT.
Thứ ba là tiếp thị các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm được cải tiến: các
hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới hoặc cải tiến
về công nghệ như nghiên cứu sơ bộ thị trường, thử nghiệm thị trường, quảng cáo
giới thiệu sản phẩm song không bao gồm việc xây dựng các mạng lưới phân
phối để tiếp thị đổi mới.
2. Phân loại đổi mới
Tùy thuộc vào dấu hiệu phân loại chúng ta có rất nhiều loại đổi mới khác
nhau:
Dấu hiệu phân loại Dạng đổi mới

Tính chất đổi mới 1. Đổi mới tiệm tiến (incremental inn.)
2. Đổi mới xuyên xuất lĩnh vực (radical inn.)
3. Đổi mới hệ thống công nghệ
4. Đổi mới hình thái KT-CN (paradigma)
Trình độ đổi mới 1. Đổi mới cơ bản
2. Đổi mới theo sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản
xuất
Đổi mới theo từng khâu
của quá trình nghiên cứu
– sản xuất
1. Đổi mới môi trường nghiên cứu
2. Đổi mới trong nghiên cứu thị trường
3. Đổi mới trong chuẩn bị sản xuất, nắm vững
5
công nghệ mới
4. Đổi mới các khâu cung cấp dịch vụ khoa học
công nghệ
Theo quy mô đổi mới 1. Đổi mới ở tầm quốc tế, khu vực
2. Đổi mới trong nước, ngành, doanh nghiệp…
Đổi mới theo ngành kinh
tế quốc dân
1. Đổi mới giáo dục
2. Đổi mới xã hội
3. Đổi mới văn hóa….
Theo lĩnh vực đổi mới 1. Đổi mới trong nội bộ doanh nghiệp
2. Đổi mới chuyên để bán
Theo tần suất đổi mới 1. Đổi mới đơn lẻ
2. Đổi mới phổ dụng (lan tỏa)
Theo dấu hiệu quản lý đổi
mới

1. Đổi mới quản lý khoa học công nghệ
2. Đổi mới quản lý hệ thống đảm bảo
3. Đổi mới trong chủ thể quản lý
Theo quy trình đổi mới 1. Đổi mới công nghệ
2. Đổi mới quy trình
Theo đổi mới sản phẩm 1. Đổi mới hàng hóa
2. Đổi mới dịch vụ
3. Đặc trưng cơ bản của đổi mới
3.1. Tính tổng thể
Đổi mới được quan niệm là một hoạt động tổng thể bao gồm nhiều loại
hoạt động khác nhau từ NC&PT đến thiết kế, chế tạo, sản xuất, thương mại hóa,
trao đổi và tiêu dùng sản phẩm mới và dịch vụ mới trên thị trường
3.2. Tính thị trường
Một ý tưởng hay một dự án chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ được xem
là đổi mới khi một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình công nghệ mới được đưa ra
6
thị trường và được thị trường chấp nhận, được mua – bán và sử dụng trong xã
hội. Thị trường, lợi nhuận vừa là mục đích vừa là động lực chủ yếu, trực tiếp
của hoạt động đổi mới.
3.3. Tính đa dạng
Hoạt động đổi mới so với hoạt động NC&PT truyển thống, chuyên môn
hóa đa dạng và phong phú hơn. Nó có thể diễn ra ở các tổ chức NC&PT và
ngoài NC&PT. Nó có thể diễn ra ở tất cả các loại hình doanh nghiệp với quy mô
khác nhau từ các tập đoàn đến các công ty vừa và nhỏ. Hoạt động đổi mới cũng
có thể diễn ra khắp các vùng, các khu vực.
3.4. Về tính không tuần tự
Đổi mới là loại hoạt động không diễn ra theo một trình tự đã định, biết
trước nghĩa là bắt đầu từ nghiên cứu tìm ra quy luật, nguyên lý khoa học, rồi
trên cơ sở đó phát triển công nghệ sau đó mới đưa công nghệ vào sản xuất đưa
ra sản phẩm và dịch vụ mới

.
Mô hình hoạt động đôi mới theo tuyến tính
Trong hoạt động đổi mới có thể tiến hành theo mô hình tuyến tính hoặc
theo mô hình phi tuyến tính. Do đó, đổi mới có thể bắt đầu từ bất kỳ một công
đoạn nào trong chu trình trên.
3.5. Tính hệ thống
Với chủ thể là doanh nhân và doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận, hoạt
động đổi mới là loại hoạt động mang tính hệ thống, diễn ra thông qua hệ thống
bao gồm nhiều tác nhân tham gia và quan hệ giữa tác nhân với nhau trong quá
trình tạo ra tri thức mới, sản phẩm và dịch vụ mới. Thành phần các tác nhân
tham gia hoạt động đổi mới bao gồm các nhà doanh nghiệp, nhà KH&CN, các
Nghiên cứu
Triể
n
khai
Ứng
dụng
Thiết kế thử
nghiệm
Sản xuất thử
nghiệm
Chuẩ
n bị
sản
xuất
Thử
nghiệm
thị
trường
Sản

xuất 0
Sản xuất
đại trà
Tiêu thụ

bả
n
7
cơ quan quản lý nhà nước, các thiết chế thị trường (tổ chức và luật lệ), nhà sản
xuất, khách hàng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ đổi mới.
3.6. Tính phức tạp
Như là hệ quả của các đặc tính tổng thể, tính không tuần tự và tính hệ
thống, hoạt động đổi mới có cấu trúc phức tạp, rất khó đo lường, không thể áp
dụng các phương pháp giản quy hoặc các chỉ số thô sơ để đánh giá và dự báo.
Tính phức tạp của hoạt động đổi mới thể hiện ở số lượng các tác nhân tham gia
và sự đan xen cũng như chiều hướng của các tương tác diễn ra trong quá trình
đổi mới; đồng thời thể hiện ở bản chất rất bất định không thể dự báo, đoán trước
thời điểm xảy ra, phạm vi ảnh hưởng, tác động của đổi mới đến các lĩnh vực đời
sống xã hội, kinh tế, môi trường.
3.7. Khả năng tự tiến hóa và tự tổ chức
Đây là đặc tính quan trọng của hoạt động đổi mới. Tuy có cấu trúc phức
tạp nhưng được quan niệm giống như các cơ thể sống, hoạt động đổi mới có khả
năng tự tổ chức, tự liên kết, tự tìm đến những đối tác cần thiết để tạo gắn cung
với cầu, gắn công nghệ với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà không cần có sự can
thiệp từ bên ngoài và tự tiến hóa trong các môi trường thể chế xã hội khác nhau.
Sự can thiệp hành chính, máy móc của các cơ quan quản lý thường cản trở do
không nuôi dưỡng và phát huy khả năng tự tổ chức của các hoạt động đổi mới.
Về cơ bản, đổi mới là hoạt động tự diễn ra, tự tổ chức và nhà nước chưa bao giờ
là chủ thể của hoạt động đổi mới.
3.8. Doanh nghiệp là chủ thể và là trung tâm của các hoạt động đổi

mới
Khác với các hoạt động NC&PT chuyên môn hóa, chủ thể của hoạt động
đổi mới không phải là các nhà KH&CN, các tổ chức NC&PT mà là các doanh
nhân và doanh nghiệp. Có thể hình dung doanh nhân và doanh nghiệp là “đầu
tàu” của hoạt động đổi mới, là chủ thể đầu tư cho hoạt động đổi mới, là người
đặt ra nhu cầu và huy động, tổ chức, liên kết các tác nhân liên quan trong đó có
các nhà KH&CN tham gia hoạt động đổi mới.
8
Hệ thống đổi mới theo OECD
Như vậy, đổi mới là hoạt động tìm kiếm và theo đuổi lợi nhuận của các
doanh nghiệp và doanh nhân trên thị trường thông qua quá trình tạo ra những
sản phẩm và dịch vụ mới được thị trường chấp nhận. Đó là một tổng thế bao
gồm nhiều loại hoạt động xã hội rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ với nhau
như nghiên cứu, triển khai công nghệ, thiết kế chế tạo, tiếp thị và thương mại
hoá, giáo dục, đào tạo được tiến hành bởi hàng loạt tổ chức, tác nhân liên quan
như viện NC&PT, doanh nghiệp, trường ĐH, cơ quan quản lý nhà nước, hiệp
hội nghề nghiệp,v.v… Hệ thống các tác nhân và quan hệ diễn ra trong hoạt động
đổi mới có cấu trúc phức tạp, diễn tiến không tuần tự nhưng có khả năng tự tổ
chức, tự liên kết, tự tiến hoá đòi hỏi những môi trường và thiết chế quản lý thích
hợp, những không gian liên kết đủ rộng để có thể diễn
1
1
Nguyễn Mạnh Quân và Nguyễn Hồng Việt. 2006. Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết đổi mới
(theory innovation) trong đánh giá và dự báo công nghệ ở Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp cơ sở
năm 2005, NISTPAS.
Môi trường quốc tế
Công nghiệp
Doan
h
nghiệ

p
Chính phủ
Các chính sách
Hệ thống
Hạ tầng KH&CN
Các trường
Đại học
Các
viện
N/C
9
4. Tác động của đổi mới
Tác động ở đây được hiểu như là một hiệu quả, một kết quả của đổi mới
mang lại
Các nhóm, yếu
tố tác động
Tác động cản trở Tác động tích cực
Kinh tế – công
nghệ
-Không đủ tài
chính
-Không có dự trữ
công nghệ
Có đầy đủ tài chính, công nghệ và dự trữ
công nghệ.
Ở Việt Nam tồn tại một loạt các tổ chức
KHCN như các trường đại học, các viện
nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu và
sản xuất, ứng dụng công nghệ được gọi
là dự trữ công nghệ nhằm thay đổi mặt

hàng và cạnh tranh đối thủ.
Pháp lý Hệ thống các bảo
đảm, pháp lý yếu,
thiếu
Hệ thống pháp lý bảo đảm tính hướng
dẫn, đảm bảo đổi mới.
Tổ chức quản lý Quá tập trung
quan liêu, bao cấp,
cứng nhắc
Các cơ chế mềm dẻo, thay đổi phù hợp
với cơ chế tập trung, dân chủ, luôn điều
chỉnh, coi trọng tự chủ của doanh nghiệp,
cộng đồng.
Tâm lý xã hội chống lại đổi mới
và ngại đổi mới
Khuyến khích đổi mới, khen thưởng đổi
mới, cung cấp các ưu đãi cho đổi mới.
5. Hệ thống đảm bảo cho đổi mới
5.1. Hệ thống sản xuất và công nghệ: bao gồm các hệ thống công nghệ,
các trung tâm đầu tư công nghệ, các tổ hợp công nghiệp, các khu/vùng công
nghệ, các trung tâm sử dụng thiết bị, các vườn ươm công nghệ.
5.2. Hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ: bao gồm các trung tâm chuyển
giao công nghệ và các trung tâm tư vấn.
10
5.3. Hệ thống tài chính: bao gồm hệ thống ngân sách, ngoài ngân sách,
quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư khởi phát….
5.4. Hệ thống thông tin: bao gồm hệ thống thông tin quốc gia, vùng,
internet, lan, các trung tâm triển lãm, các mạng lưới trao đổi…
5.5. Hệ thống các cơ sở đào tạo: các trường đại học, các trung tâm đào
tạo, các trường đại học cộng đồng, các trường đại học chuyên ngành công nghệ.

6. Mô hình quá trình đổi mới
Khoa học & công nghệ

Nhu cầu thị trường Áp dụng – lan tỏa
11
Sản xuất, tiêu
thụ
Áp dụng
Giải
pháp
CN
R&D
Giải
pháp
nguyên

CN đẩy
Ý tưởng + khả
năng doanh
nghiệp
Thị trường kéo
CHƯƠNG 2. TỔNG LUẬN VỀ HỆ THỐNG ĐỔI MỚI
1. Khái niệm hệ thống đổi mới
1.1. Khái niệm hệ thống
Lundvall đã đưa ra một định nghĩa rất rộng về hệ thống, với sự tích hợp
nhiều yếu tố cần thiết để lý giải sự khác biệt trong hoạt động đổi mới công nghệ
của các quốc gia: "Định nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các bộ phận và khía cạnh
của cơ cấu kinh tế và cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng tới sự học hỏi cũng như tìm
kiếm và thăm dò - những hệ thống như hệ thống sản xuất, tiếp thị, tài chính bản
thân chúng là những bộ phận có rất nhiều điều cần phải học hỏi. Định nghĩa về

hệ thống đổi mới phải luôn luôn mở và linh hoạt để kết hợp tất cả những bộ
phận và quá trình có liên quan".
Như vậy, quan điểm hệ thống đã đề cập đến mối quan hệ cấu trúc đã từng
bị bỏ qua trước đây đối với các biến số liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động đổi
mới. Ý tưởng sử dụng "hệ thống" khẳng định rằng đổi mới là kết quả của một
quá trình năng động ở trong một môi trường có cấu trúc. Đó không phải là một
hành động tách biệt, cũng không phải diễn ra theo kiểu tuyến tính (từ nghiên cứu
cơ bản đến phát triển rồi đến ứng dụng). Hệ thống chứa đựng nhiều yếu tố của
quá trình đổi mới. Những yếu tố này không tách rời mà tương tác và thay đổi
thông qua sự học hỏi. Việc học hỏi bao hàm những phản hồi từ thị trường và
những kiến thức thu được từ những người dùng kết hợp nhuần nhuyễn với kiến
thức được tạo ra và những sáng kiến kinh doanh ở phía cung cấp. Như vậy đổi
mới được xem là một quá trình học hỏi tương tác và tích luỹ kiến thức. Định
nghĩa này nói lên rằng đổi mới phản ánh kiến thức hiện đã có, nhưng được kết
hợp theo những phương thức mới (Lundvall).
1.2. Khái niệm Hệ thống đổi mới
Hệ thống đổi mới quốc gia theo nghĩa rộng là một quá trình tích lũy liên
tục, bao hàm không chỉ những đổi mới cơ bản và những cải tiến mà còn cả việc
phổ biến, hấp thụ và sử dụng đổi mới. Đổi mới được coi là sự phản ánh sự học
tập tương tác trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Hệ thống Đổi mới Quốc gia” (National Innovation System-NIS) là một
công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN
nói riêng và của toàn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu thông qua việc đổi
mới công nghệ. Đó là một mạng lưới bao gồm tất cả các cơ sở KH&CN, các tổ
chức quy hoạch chiến lược, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức quản lý KH&CN
nối mạng với nhau, cũng là tổng hợp các hệ thống đổi mới của vùng, ngành,
doanh nghiệp với sự phối hợp ngang, dọc, trong phạm vi toàn quốc gia
12
Khái niệm "Hệ thống Đổi mới Quốc gia" lần đầu tiên được Nelson,
Freeman và Lundvall đưa ra để tạo cơ sở cho Chính phủ hoạch định và thực hiện

các chính sách nhằm tăng cường đổi mới công nghệ. Bảng sau đây hệ thống hóa
quan điểm của một số tác giả chính.
Các quan niệm về HTĐM
Freeman,
1987
Là mạng lưới tổ chức thuộc khu vực Chính phủ và tư nhân,
hoạt động và tương tác để tạo lập, du nhập, cải tiến và phổ biến
công nghệ mới
Lundvall,
1992
Là các bộ phận và quan hệ tương tác lẫn nhau trong sản xuất,
phổ biến và sử dụng tri thức mới, đem lại lợi ích về kinh tế. Tri
thức này hoặc được đưa vào, hoặc bắt nguồn từ trong nước.
Nelson,
1993
Là tập hợp các tổ chức tương tác lẫn nhau, có tác dụng quyết
định tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp trong nước
Patel và
Pavitt, 1994
Là các tổ chức quốc gia, cơ cấu khuyến khích và trình độ của
các tổ chức này, có tác dụng tới tỷ lệ và phương hướng học
hỏi/nghiên cứu công nghệ (hoặc số lượng và các loại hình hoạt
động đem lại thay đổi công nghệ)
Metcalfe,
1995
Là tập hợp các tổ chức khác nhau, liên kết hoặc cá lẻ, góp phần
vào việc phát triển và phổ biến công nghệ mới; tạo nên cơ sở
để Chính phủ hoạch định và thực thi các chính sách đổi mới
công nghệ. Đó là hệ thống các tổ chức có quan hệ với nhau để
tạo lập, lưu trữ và chuyển giao kiến thức, kỹ năng về công

nghệ mới
Theo định nghĩa của OECD, HTĐM là một hệ thống các cơ quan thuộc
các lĩnh vực công và tư, mà hoạt động của nó nhằm khai phá, du nhập, biến đổi
và phổ biến các công nghệ mới. Đó là hệ thống có tính tương hỗ của các doanh
nghiệp công và tư, các trường đại học và các cơ quan Chính phủ, nhằm hướng
tới sự phát triển của khoa học và công nghệ trong phạm vi quốc gia. Tính tương
hỗ của các đơn vị này có thể là về mặt kỹ thuật, thương mại, luật pháp và tài
chính, nhằm những mục đích phát triển, bảo trợ hay thực hiện các hoạt động
khoa học và công nghệ.
13
2. Chức năng của hệ thống đổi mới
2.1. Chức năng chính của Chính phủ
- Giám sát, kiểm tra và xây dựng các chính sách, các kế hoạch liên quan
đến các hoạt động KH&CN quốc gia
- Liên kết các ngành liên quan (kinh tế thương mại, giáo dục, y tế, môi
trường, quốc phòng)
- Phân bổ các nguồn lực, ngân sách cho các ngành KH&CN, các hoạt
động theo thứ tự ưu tiên
- Thiết lập các chương trình khuyến khích nhằm thúc đẩy đổi mới và các
hoạt động KH&CN khác
- Đảm bảo khả năng thực hiện các chính sách và điều phối các hoạt đông
- Đảm bảo khả năng dự bào và đánh giá các xu hướng của sự thay đổi
công nghệ
- Dùng sức mua của Chính phủ để khuyến khích sản xuất, cung cấp dịch
vụ
- Cung cấp các chương trình cho đào tạo đội ngũ KH&CN
-Thiết lập, vận hành, duy trì chính sách hoạt động thông tin, các cơ sở
thiết bị KH&KT dùng chung.
-Thiết lập hệ thống đo lường, tiêu chuẩn và kiểm định quốc gia
- Thiết lập hệ thống quốc gia nhận dạng và bảo vệ sở hữu trí tuệ

- Thiết lập hệ thống quốc gia đảm bảo an ninh, y tế và môi trường
2.2. Chức năng thực hiện
- Quản lý các hệ thống tài chính phù hợp cho việc thực hiện các chức
năng khác của hệ thống
- Sử dụng sức mua của Chính phủ để thúc đẩy đổi mới trong sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà Chính phủ cần
- Thực hiện các chương trình KH&CN, gồm tất cả các loại nghiên cứu và
phát triển công nghệ.
- Đảm bảo các dịch vụ KH&CN
- Đảm bảo các cơ chế thiết lập liên kết nghiên cứu phát triển và ứng dụng
- Tạo ra các liên kết hoạt động KH&CN vùng và quốc tế
- Lập các cơ chế đánh giá, thu thập và phổ biến các công nghệ tốt nhất
14
- Tạo ra các sản phẩm, quy trình và các dịch vụ mới từ các kết quả hoạt
động KH&CN
- Đảm bảo các chương trình và quản lý các cơ quan trong ngành giáo dục

đào tạo nhân lực KH&CN
- Phát huy tiềm năng của các cơ quan KH&CN
- Đảm bảo cơ chế cho phép duy trì hoạt động của cộng đồng KH&CN
- Khơi dậy lợi ích quốc gia cho KH&CN và những sáng kiến quốc gia về
KH&CN
- Thiết lập, quản lý cập nhật các dịch vụ thông tin
- Thiết lập, quản lý và cập nhật các dịch vụ kỹ thuật
- Thiết lập, quản lý và cập nhật hệ thống cấp phát, đăng ký và bảo vệ sở
hữu trí tuệ
3. Top down và Bottom up
3.1. Khái niệm
Theo từ diển mở tiếng Anh Wikipedia thì top down và bootom up là
những chiến lược của quá trình xử lý thông tin và thứ bậc kiến thức, phần lớn là

phần mềm nhưng cũng thêm vào đó là cả phần nhân văn (humanistic) và lý
thuyết khoa học (sciences theories)Trong thực tế, chúng có thể được xem như là
một phong cách tư duy và giảng dạy. Trong nhiều trường hợp top down được
hiểu đồng nghĩa với sự phân tích và phân hủy còn bootom up là sự tổng hợp.
3.2. Các cách tiếp cận
3.2.1. Tiếp cận trên xuống
Tiếp cận trên chức năng chung, tổng quát của hệ thống, rồi phân rã dần
xuống các cấp thấp hơn. Ở mỗi cấp đều lặp lại xuống (Top - down approach),
cách thức giải quyết vấn đề xuất phát từ việc mô tả một cách giải quyết vấn đề
như vậy và làm mịn dần cho tới khi đi tới các đối tượng có thể lập trình được.
()
Theo từ điển mở Wikipedia tiếng Anh tôi lược dịch ra:
15
Nguồn:
/>“Cách tiếp cận từ trên xuống bản chất là phân rã một hệ thống để có được
cái nhìn sâu sắc vào bố cục của tiểu hệ thống của mình. Trong cách tiếp cận từ
trên xuống một tổng quan về hệ thống lần đầu tiên được đưa vào công thức,
nhưng không xác định chi tiết bất kỳ hệ thống phụ -cấp bậc đầu tiên nào. Mỗi hệ
thống con sau đó được thiết kế một cách chi tiết hơn, đôi khi nhiều hệ thống phụ
ở các cấp được cộng vào thêm, cho đến khi toàn bộ các chi tiết được giảm tới
các yếu tố nền tảng . Mô hình từ trên xuống thường được chỉ định với sự hỗ trợ
của “hộp đen”, làm cho nó dễ thao tác. Tuy nhiên, hộp đen có thể bị lỗi không
làm sáng tỏ các cơ chế sơ cấp hoặc được chi tiết đủ mức để kích hoạt tạo hiệu
lực các mô hình thực tế.”
Ưu điểm khi tiến hành hoạt động đổi mới theo cách tiếp cận top down:
• Tách công việc cấp thấp từ cấp lãnh đạo trừu tượng cao hơn đưa đến
một kiểu mẫu thiết kế chung (Moduler Design).
• Kiểu mẫu thiết kế với nghĩa phát triển có thể được độc lập khép kín.
• Có “khung xương” mã hóa những mô hình để thấy rõ mức độ làm thế nào các
mô-đun bậc thấp hòa hợp được.

• Ít hoạt động lỗi (để giảm thiểu sai sót, bởi vì mỗi mô-đun đã được xử lý
riêng, do đó, những thiết lập nhận được số tiền lớn trong thời gian xử lý).
• Ít tốn thời gian (Mỗi người thiết kế chỉ tham gia vào một phần của dự
án lớn).
• Rất tối ưu cách xử lý (Mỗi người thiết kế chuyên tâm áp dụng kiến thức và
16
kinh nghiệm của riêng mình cho các bộ phận của họ (module), do đó, cả dự án
sẽ trở thành một hệ tối ưu hóa ).
• Dễ dàng để duy trì (nếu có một lỗi xảy ra ở đầu ra, nó rất dễ dàng để xác
định lỗi phát sinh từ phân hệ của chương trình tổng thể).
Ví dụ: Nhận thấy triển vọng của công nghệ thông tin trong thời kỳ bùng
nổ thông tin, thủ tướng ra quyết định ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động cải cách hành chính. Tiến hành phân công cho bộ thông tin và truyền thông
cùng bộ nội vụ tiến hành. Tiến hành trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
tới các công sở từ thành phố, tỉnh- quận huyện, xã. Mỗi cơ sở tự xây dựng một
công thông tin điện tử, website riêng. Các cơ sở có mối liên hệ mật thiết, trao
đổi qua phương thức điện tử (e mail), mạng nội bộ, internet Chính phủ điện tử
chưa thể thành công được do một số yếu tố chủ quan và khách quan. Với năng
lực nội tại của chính nền hành chính chưa sãn sàng đổi mới và với sự áp đặt chủ
quan cái “khung” chung nhiều khi đã gây cản trở cho hoạt động đổi mới, sự
thiếu rõ ràng trong các hướng dẫn thi hành làm sụp đổ toàn hệ thống. chỉ có 9%
website công ở Hà Nội hoạt động có hiệu quả (chỉ ở tiêu chí có người vào và
trao đổi qua lại). Đây là kiểu tiếp cận đổi mới theo “top down”.
3.2.2. Tiếp cận dưới lên
Bottom - up approach), cách thức giải quyết vấn đề xuất phát từ các thành
phần đã có sẵn, đã được xây dựng để lắp ráp thành các thành phần lớn hơn, thực
hiện các chức năng cao cấp hơn.
Nguồn: />17
Cách tiếp cận từ dưới lên là cách chắp các mảnh rời với nhau của hệ
thống để tiến tới hệ thống lớn hơn, do đó tạo các tiểu hệ thống gốc của hệ thống

lộ ra. Trong cách tiếp cận từ dưới lên các yếu tố riêng biệt cơ bản của hệ thống
đầu tiên được quy định chi tiết tường tận. Những yếu tố sau đó được liên kết với
nhau để tạo hệ thống con lớn hơn, mà sau đó lần lượt được liên kết, đôi khi ở
nhiều cấp độ, cho đến khi một hệ thống cấp cao nhất hoàn thành, được định
hình. Chiến lược này thường giống như một “hạt giống” mẫu, theo đó là sự khởi
đầu nhỏ nhưng cuối cùng lớn lên trong sự phức tạp và trọn vẹn. Tuy nhiên,
"chiến lược hữu cơ" (organic strategies) có thể dẫn đến kết quả là một vướng
mắc của các yếu tố và các hệ thống con, được phát triển trong sự cô lập, cách ly
và có sự tối ưu hóa địa phương như trái ngược với một mục đích toàn thể.
Phương pháp tiếp cận dưới lên này có một điểm yếu. Chúng ta cần phải
sử dụng nhiều trực giác để quyết định những chức năng mà được cung cấp bởi
module. Cách tiếp cận này là phù hợp hơn nếu như là nó bắt đầu từ một số
module hiện có.
3.2.3. Đánh giá hai cách tiếp cận
Trong khuôn khổ quản lý tổ chức, các từ ngữ “trên xuống” và “dưới lên”
thường được sử dụng để chỉ ra việc quyết định được đưa ra như thế nào.
Phương pháp tiếp cận “top down” là một trong những nơi mà một nhà
điều hành, người quyết định, hoặc người khác hoặc có thể tạo ra một quyết định.
Cách tiếp cận này là phổ biến quyền lực của mình đến các cấp thấp hơn trong hệ
thống phân cấp, những người đang có, đến một mức độ nhiều hay ít, bị ràng
buộc bởi chúng. Ví dụ, một cơ cấu trong đó các quyết định hoặc là được chấp
thuận bởi một người quản lý, hoặc chấp thuận của đại diện ủy quyền của ông
dựa trên nguyên tắc trước đây của người quản lý, đó là quản lý “top down”.
Cách tiếp cận “bootom up” là một trong những phương pháp mà các công
trình từ cấp cơ sở - từ một nhóm những người làm việc cùng nhau, căn nguyên
một quyết định để phát sinh từ sự tham gia chung của họ. Một quyết định bởi
một số nhà hoạt động, học sinh, hoặc một số nạn nhân của sự cố… để có hành
động này là một quyết định bootom up.
Tích cực khía cạnh của phương pháp tiếp cận từ trên xuống bao gồm tổng
quan về hiệu quả của họ và sự tuyệt vời của các cấp cao hơn. Ngoài ra, các hiệu

ứng bên ngoài có thể được tiếp thu. Về phía tiêu cực, nếu cải cách được cảm
nhận là áp đặt “ở trên”, nó có thể gây khó khăn cho các cấp thấp hơn để chấp
nhận chúng. Bằng chứng cho thấy điều này là đúng, bất kể nội dung của cải
cách. Một cách tiếp cận từ dưới lên cho phép thử nghiệm nhiều hơn và một cảm
18
giác tốt hơn cho những gì cần thiết ở phía dưới.
Cả hai phương pháp tiếp cận có thể được tìm thấy trong tổ chức của các
quốc gia, điều này liên quan đến các quyết định chính trị.
Trong dưới lên tổ chức các tổ chức, ví dụ như các Bộ và các tổ chức thuộc
cấp của họ, các quyết định được chuẩn bị bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực
của họ, trong đó xác định, trên chuyên môn của mình, các chính sách mà họ cho
là cần thiết. Nếu họ không thể đồng ý, thậm chí trên một thỏa hiệp, họ leo thang
trong vấn đề phân cấp tới cấp độ cao hơn kế tiếp, nơi mà sẽ phải tìm một quyết
định . Cuối cùng, mức cao nhất có thể phải lấy quyết định. Người lãnh đạo đồng
ý với các quyết định mà cấp thấp của ông đã thoả thuận.
Trong một số nước, hệ thống chính trị của Đức cung cấp một trong các
hình thức tinh khiết nhất của một cách tiếp cận từ dưới lên. Đạo luật Liên Bang
Đức về công vụ cung cấp cho rằng bất kỳ có tham khảo ý kiến và hỗ trợ bất kỳ
cấp trên, mà người đó - chỉ - đã làm theo "hướng dẫn chung" của cấp trên, và
rằng người đó sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bất kỳ hành động của riêng
trong văn phòng, và sẽ phải tuân theo một, thủ tục khiếu nại cụ thể chính thức,
nếu nghi ngờ về tính hợp pháp của một trật tự. [1] thường, các chính trị gia Đức
đã phải rời khỏi văn phòng về các cáo buộc rằng họ đã quyết định sai vì sự tiếp
thu của họ để lấy ý kiến các chuyên gia kém hoặc trái với tư vấn. Nền tảng lịch
sử của cách tiếp cận này nằm với thực tế là, trong thế kỷ 19, nhiều chính trị gia
thường đạt được vị trí tôn quý mà không giáo dục thích hợp, những người ngày
càng trở nên buộc phải dựa vào tư vấn của các chuyên gia giáo dục, trong đó
(đặc biệt sau khi cải cách Phổ Stein và Hardenberg) rất thích tình trạng tài chính
và cá nhân độc lập, và các chuyên gia trung lập như Beamte (công chức theo
luật công cộng).

Một cách tiếp cận tương tự có thể được tìm thấy trong luật pháp của cảnh
sát Anh, nơi mà quyền lợi của đốc quân được giao cho cảnh sát trong công lực
19
trong người và không ở trong cảnh sát như là một cơ quan hành chính, điều này
dẫn đến công lực duy nhất đang được hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với hành
vi của mình trong văn phòng , đặc biệt là tính hợp pháp của họ. Kinh nghiệm
của hai chế độ độc tài trong nước và, sau khi kết thúc các chế độ như vậy, mới
nổi lên các cuộc kêu gọi cho các trách nhiệm pháp lý của "Sỹ quan phụ tá"
(Helfershelfer) của chế độ, chẳng hạn các cuộc kêu gọi cũng trang bị cho các
nguyên tắc trách nhiệm cá nhân của chuyên gia nào cho bất cứ quyết định, điều
này dẫn đến một sự tăng cường của cách tiếp cận từ dưới lên, đòi hỏi trách
nhiệm tối đa của cấp trên.
Ngược lại, chính quyền Pháp là dựa trên một phương pháp tiếp cận từ trên
xuống, nơi công chức thường xuyên công cộng hưởng không có nhiệm vụ khác
hơn là chỉ đơn giản để thực thi các quyết định của cấp trên của họ. Theo những
người cấp trên cũng yêu cầu tư vấn, tham khảo ý kiến này được cung cấp bởi
các thành viên của một nội các, trong đó đặc biệt là từ các nhân viên Bộ thường
xuyên trong điều kiện của nhân viên và tổ chức. Những thành viên, người không
phải là thành viên nội các không được quyền đưa ra bất kỳ lời đề nghị hoặc để
có kích thước bất kỳ quyết định của chính trị.
Ưu điểm của lên phương pháp tiếp cận phía dưới lên là mức tuyệt vời của
các chuyên gia cung cấp, kết hợp với kinh nghiệm động cơ thúc đẩy của bất kỳ
thành viên của chính quyền phải chịu trách nhiệm và cuối cùng là “động cơ độc
lập” của tiến bộ trong lĩnh vực có trách nhiệm cá nhân. Một bất lợi là thiếu sự
kiểm soát dân chủ và minh bạch, điều này đầu tiên, từ quan điểm dân chủ, sự tha
hóa của quyền lực thực tế của chính sách làm cho mất đi tên gọi: công chức.
Ngay cả một thực tế là các chính trị gia nào đó “có thể cung cấp các mặt của họ”
vào thực tế quyết định của cấp dưới của họ có thể không giảm thiểu hiệu ứng
này, nhưng khá mạnh mẽ quyền kiểm soát của nghị viện và ảnh hưởng trong quy
trình lập pháp (như họ vẫn tồn tại trong ví dụ của Đức).

Lợi thế của các nguyên tắc trên – xuống đó là trách nhiệm chính trị và
hành chính được phân biệt với nhau, và có trách nhiệm cho thất bại chính trị có
thể được xác định rõ ràng với người giữ văn phòng có liên quan. Nhược điểm là
có hệ thống gây nên sự mất dân chủ của cấp dưới, những người biết rằng ý
tưởng của họ để cải tiến phương pháp tiếp cận có thể không được chào đón chỉ
vì các vị trí của họ, và rằng các nhà ra quyết định không thể sử dụng đầy đủ các
kiến thức chuyên môn mà các cấp dưới của họ sẽ có được thu thập.
Quản lý trong chế độ độc tài theo truyền thống làm việc theo top down
một cách nghiêm ngặt. Là cán bộ công chức cấp dưới sự lãnh đạo chính trị được
khuyến khích từ việc đề xuất, họ sử dụng để bị thiếu chuyên môn mà có thể
được cung cấp bởi cấp thấp hơn, mà thường xuyên dẫn đến một sự cố của hệ
thống sau một vài thập kỷ. Nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, mà Cộng hòa Nhân
20
dân Trung Hoa là một ví dụ tiêu biểu, muốn xác định một khuôn khổ cho phép,
hoặc thậm chí khuyến khích, phê bình và tự quyết của cấp dưới, mà sẽ không
ảnh hưởng đến giáo lý nhà nước lớn, nhưng vẫn cho phép người đứng đầu ra
mệnh lệnh.
3.3. Tiếp cận môi trường
Nhìn nhận hoạt động đổi mới trong môi trường rộng lớn vượt ra sự bó
hẹp trong từng doanh nghiệp, công ty hay viện nghiên cứu mà đổi mới ở cả hệ
thống đổi mới: quốc gia, vùng, doanh nghiệp, rộng hơn nữa là đổi mới toàn cầu.
Cách tiếp cận lý thuyết đổi mới một cách toàn diện, nhìn nhận hoạt động
đổi mới trong hệ thống rộng lớn và những tương tác đa chiều (dưới lên, trên
xuống, tương tác chiều ngang và thứ bậc)
Tiếp cận top- down và bootom- up cùng là hai trong số những cách tiếp
cận về hoạt động đổi mới, cùng với một số cách tiếp cận khác đã tạo nên cách
tiếp cận mới đối với hoạt động R&D truyền thống (chuyên môn hóa và tuyến
tính).
3.4. Các tác nhân
Doanh nghiệp là tác nhân của đổi mới: Doanh nghiệp là tác nhân cơ bản

để thực hiện các hoạt động kinh tế trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Thuê người lao
động, đem đến các nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá, đưa ra thị trường để
tạo lợi nhuận. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là vấn đề cơ bản tạo ra động
21
lực của nền kinh tế thị trường. Để sự cạnh tranh đi đến thắng lợi, các doanh
nghiệp tién hành các hoạt động đổi mới. Họ cố gắng sản xuất các sản phẩm mới
và giảm chi phí sản xuất để thu thêm khách hàng. Những hoạt động này của các
doanh nghiệp được gọi là đổi mới và các doanh nghiệp hội nhập vào môi trường
kinh tế, xã hội, văn hoá của một đất nước.
3.5. Các nmối liên hệ
3.5.1. Hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp
Từ khi doanh nghiệp là khu vực thực hiện chính sách nghiên cứu và phát
triển và nguồn đổi mới trong các nền kinh tế OECD, một trong những mối liên
kết có ý nghĩa nhất trong NIS là xuất phát từ việc hợp tác công nghệ giữa các
doanh nghiệp cũng như các quan hệ qua lại để có thêm thông tin. Trong hầu hết
các quốc gia sự hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các doanh nghiệp và sự
liên minh công nghệ chiến lược đang tăng một cách nhanh chóng. Các lĩnh vực
mới đòi hỏi chi phí rất cao như công nghệ sinh học, công nghệ thong tin, công
nghệ vật liệu mới…là minh chứng cụ thể cho điều này.
Những nghiên cứu về hệ thống đổi mới quốc gia ở Nauy và Phần Lan
cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp
trong việc thực hiện đổi mới. Chẳng hạn như việc bán các sản phẩm đổi mới
giữa các doanh nghiệp có sự hợp tác tốt thì cao hơn giữa các doanh nghiệp bị
những rủi ro hợp tác, mặc dầu tất cả các yếu tố khác là như nhau. Thêm nữa là
“niềm tin” của các doanh nghiệp vào các sản phẩm mới của họ.
3.5.2. Quan hệ hàn lâm – công nghiệp
Những quan hệ khác trong NIS là những quan hệ giữa các khu vực hàn
lâm (các viện nghiên cứu và các trường đại học) và các khu công nghiệp (gồm
các doanh nghiệp, các nhà hỗ trợ sản xuất ). Chất lượng cơ sở hạ tầng nghiên
cứu và các liên kết của nó đối với công nghiệp có thể là một trong số những tài

sản quốc gia quan trọng nhất cho hỗ trợ đổi mới. Các Viện nghiên cứu và các
trường đại học do chính phủ tài trợ là những yếu tố thực hiện của nghiên cứu
chiến lược và sản xuất không chỉ là một cơ quan tri thức cơ bản cho công nghiệp
mà còn là nguồn phương pháp mới, dụng cụ và những kỹ năng có giá trị. Ngày
một tăng, viện nghien cứu trong các cơ quan này đang được các doanh nghiệp
hỗ trợ. Thêm nữa, đối với việc hợp tác nghiên cứu và phát triển như vậy thì viện
nghiên cứu quốc gia đống vai trò như một kho chứa toàn bộ tri thứcnkhoa học
và công nghệ trong các lĩnh vực đặc biệt. Điều này có thể thông qua số liệu về
patent, ấn phẩm về những khám phá khoa học mới, dụng cụ và phương pháp
mới.
22
Các mối quan hệ khu vực hàn lâm và khu vực doanh nghiệp có thể đánh
giá bằng nhiều cách nhưng có bốn kỹ thuật chính đã được sử dụng trong các
khảo sát về hệ thống đổi mới quốc gia.
- Phối hợp nghiên cứu: Các hoạt động nghiên cứu cũng như các hoạt động
công nghệ của doanh nghiệp có thể được tiến hành cùng với các trường đại học/
viẹn nghiên cứu thông qua việc ký kết hợp đồng nghiên cứu, tài trợ nghiên cứu,
hợp tác nghiên cứu…
- Đồng công bố các ấn phẩm khoa học: Việc công bố các ấn phẩm khoa
học có thể do chính doanh nghiệp thực hiện thông qua sự hợp tác cùng với
trường đại học/ viện nghiên cứu. Cùng với việc phát triển của công nghệ thông
tin cho phép các doanh nghiệp biết được các ấn phẩm đã công bố để dành ý
tưởng của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp và trường đại học/ viện nghiên
cứu. Ví dụ, phân tích các ấn phẩm đã công bố từ các doanh nghiệp dựa trên
khoa học (science-based firms) ở Anh cho thấy phần lớn những tài liệu này được
viết trong sự hợp tác cùng với các trường đại học hoặc viện nghiên cứu.
- Phân tích kế thừa: Việc các doanh nghiệp sử dụng các patent, licence,
các ấn phẩm khác của trường đại học/ viện nghiên cứu không những tăng của
cải, vật chất xã hội mà còn loại trừ hiện tượng trùng lặp nghiên cứu. Về giác độ
kinh tế rõ ràng điều đó là có lợi bởi, một mặt có thể tổ chức sản phẩm mới với

trình độ quốc tế với thời gian ngắn có thể cung cấp cho nền kinh tế, mặt khác
việc sự dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến cho phép giảm chi
phí các nguồn lực khác. Ví dụ, những nghiên cứu của Mỹ chir ra rằng, những
lĩnh vực như sinh học, vật lý dựa nhiều vào patent của các trường đại học hơn là
dựa vào các ngành công nghiệp khác.
- Liên kết: hoạt động này xem xét các trường đại học và các viện nghiên
cứu như các nguồn tri thức hữu dụng trong các hoạt động đổi mới của các doanh
nghiệp. Những khảo sát này cũng nhận được thông tin giữa khu vực công nghiệp
và khu vực nghiên cứu. Ở châu Âu, các viện nghiên cứu công nghiệp (viện
ngành) là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp dựa trên công nghê
(technologi – based firms) như: ứng dụng phần mền, điện tử viễn thông, tư vấn
công nghệ.
Một nghiên cứu về NIS ngày nay cho rằng khu vực nghiên cứu chỉ là
nguồn gián tiếp và rất có thể quan trọng hơn là nguồn trực tiếp của các khám
phá khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, điều này là đúng đối với các ngành/ lĩnh
vực dựa trên khoa học như công nghệ sinh học, điện tử hạt, điện tử bán dẫn, y
dược, nơi mà có thẻ các luồng trực tiếp từ khám phá khoa học đến phát triển
công nghệ.
23
Hoạt động liên kết cũng rất coi trọng yếu tố vùng hay địa phương, các
luồng tri thức từ khu vực nghiên cứu đến công nghiệp có thể quan trọng đối với
địa phương này nhưng lại không quan trọng đối với vùng hay địa phương khác.
Có một xu hướng đang ghi nhận là việc tạo ra các “trung tâm tri thức” gần các
trường đại học hàng đầu có đinh hướng nghiên cứu và phát triển các công nghệ
đặc biệt như công nghệ sinh học, phần mềm máy tính, viến thông. Các công ty
công nghệ cao cả trong nước và nước ngoài, các viện nghiên cứu có xu hướng
gia nhập vào những vùng này để giành được các mạng công chính thức và phi
chính thức. Ví dụ, Mỹ có Silicon valley ở Califonia (gần trường đại học
Stanford và trường đại học của Califonia), chùm công nghệ sinh học vùn Boston
(gần viện công nghệ Massachusetss) và trùm viễn thông ở NewJersey (gần

trường đại học Princeton và các phòng thí nghiệm Bell).
3.5.3. Truyền bá công nghệ
Truyền bá công nghệ truyền thống là sự phổ biến công nghệ ở dạng thiết
bị và máy móc mới. Tuy nhiên, thực hiện đổi mới của các doanh nghiệp phụ
thuộc ngày một nhiều vào việc lắp đặt và vận hành từ công nghệ tiếp thu và sự
dụng sản phẩm mới đã phát triển ở một nơi nào đó. Tri thức về các công nghệ có
thể do khách hành, dịch vụ, các đối tác và các tổ chức công ích đưa đến. Sự
truyền bá công nghệ là đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực chế tạo và những
ngành dịch vụ mà các ngành này không thể thực hiện NC&PT hoặc các yếu tố
đổi mới cho chính họ. Chính từ lý do này mà chính phủ đã tiếp nhận hàng loạt
các dự án và chương trình để truyền bá công nghệ tới công nghiệp, từ các trung
tâm mở rộng sản xuất đến các sự án trình diễn đối với các nhà môi giới công
nghệ.
việc khảo sát doanh nghiệp đã được các nước sự dụng từ lâu để tìm ra
nguồn gốc các loại công nghệ khác nhau trong công nghiệp. Tỷ lệ tiếp nhận các
công nghệ mới có thể đánh giá theo phương thức hồi cố trong thời gian đã qua,
dồng thời với việc sử dụng các công nghệ dặc biệt trong công nghiệp hiện đại.
Ví dụ, các khảo sát doanh nghiệp ở Đức chỉ ra cac đường cong truyền bá cho
các công nghệ chế tạo mũi nhọn dựa trên may tính mà sau 20năm được sử dụng
trong phần lớn các doanh nghiệp. Tiếp theo, việc khảo sát được tập trung nhiêù
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bao gòm máy tính, thiết bị viễn thông, chất
bán dẫn,… Tuy nhiên, các khảo sát không đưa ra một cách chung nhất về nguồn
thiết bị hoặc công nghệ mà chi giới ạn tính hữu dụng của chúng để lần theo các
luồng công nghệ giữa cã lĩnh vực hoạt đồn cùng với một hệ thống đổi mới.
Một tiếp cận của OECD đánh giá việc truyền bá công nghệ do việc lần
theo các luồng nghiên cứu và phát triển cùng với công nghiệp thông qua mua
bán máy móc và thiết bị. Việc truyền bá công nghệ như vậy đã được xem xét
thông qua việc sử dụng ma trận vào- ra trên cơ sở lần theo sự thay đổi hàng hoá
24
giữa các ngành công nghiệp có sực mạnh nghiên cứu và phát triển khác nhau

(chi phí nghiên cứu và phát triển cho mỗi đơn vị sản phẩm). Theo cách này đầu
vào tiêu tốn (cả hàng hoá sẵn có và hàng hoá đầu tư, từ nước này đến nước
khác) hoạt động như sự tải theo công nghệ thông qua các ngành. Phương pháp
luận này cũng bao gồm: thứ nhất, công nghệ tạo ra bởi chính doanh nghiệp
thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển của họ; thứ hai, công nghệ tiếp
nhận thông qua mua bán hàng hoá trong và ngoài nước.
Những khảo sát về truyền bá côn nghệ đã cố gắng đánh giá những cản trở
đối với tiếp thu công nghệ của các doanh nghiệp. Giữa các nhân tố chinh đã xác
định: sự thất bại có thể trong đổi mới công nghệ là sự thiếu thông tin, thiếu tài
chính và thiếu kinh nghiệm kỹ thuật. Việc nghiên cứu sâu hơn chi ra rằng những
yếu kém trong quản lý và tổ chức cũng đưa đến những thất bại nhất định. Các
doanh nghiệp đổi mới cần năng lực để tiếp nhận công nghệ và những tri thức
cần thiết nhất là năng lực tiếp nhận tri thức bên ngoài của họ và liên kết vào
mạng tri thức, bao gồm những liên lạc thông tin, quan hệ người sử dụng, người
cung cấp và hợp tác kỹ thuật. Quá trình đổi mới, thông qua công nghệ đã tạo ra
và sử dụng ngày càng trở thành một sự nỗ lực được tổng hợp bởi các thể chế và
hệ thống tri thức.
3.5.4. Huy động và sử dụng cán bộ
Phong trào của những người lao động và tri thức mà học có được (thường
gọi là “tri thức ngầm”) là một trong những hoạt động cơ bản nhất trong NIS.
Những tác động qua lại của cán bộ chính thức hay phi chính thức là một kênh
quan trọng của chuyển giao tri thức sang công nghiệp, hay nói các khác là quan
hệ giữa hai khu vực hàn lâm/công nghiệp. Đôi khi điều quan trọng không là tri
thức đặc biệt để chuyển giao mà là sự tiếp cận một cách chung nhất đến đổi mới
và sự cạnh tranh đối với những vấn đề cần giải quyết. Năng lực để phân bổ và
xác định nguồn thông tin tiếp nhận cán bộ là một tài sản tri thức có giá trị.
Nghiên cứu quan trọng nhất của truyền bá tri thức, nó được chỉ ra rằng những kỹ
năng và năng lực phối hợp của cán bộ là then chốt để thực hiện và tiếp thu công
nghệ mới. Việc đầu tư trong công nghệ tiên tiến phải tương xứng với “năng lực
tiếp thu” này.

Các nghiên cứu ở Bắc Âu chỉ ra rằng một mức độ huy động tối đa những
người có chất lượng cao đóng góp cho toàn bộ kỹ năng cua lực lượng lao động
cũng như cho việc thực hiện đổi mới của nền kinh tế. Trên phương diên các
luồng, phong trào tốt nhất là để tìm ra các hợp đồng từ các trường đại học/ viện
nghiên cứu đối với công nghiệp.
Như vâỵ, viện phân tích các hoạt động cơ bản của NIS có ý nghĩa quan
trọng đối với các nhà hoạch định chính sách để có thể tạo ra một cơ chế làm
25

×