Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

KỸ NĂNG tìm KIẾM HIỆU QUẢ với google

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 28 trang )

VỚI
KỸ NĂNG TÌM KIẾM HIỆU QUẢ
Tổ 1 – D11VT6
Đặt Vấn đề
1. Tìm tất cả những người có tên «Ngọc
Trinh» trên Facebook.
2. Làm sao để tra cứu thông tin trên một
trang web đã sập.
3. Tìm các bộ sưu tập hình nền được phép
download bằng link của Mediafire.
Nội dung
Tầm quan
trọng của công
cụ tìm kiếm
Google
Các cú pháp
tìm kiếm
Các nguyên
tắc tìm kiếm
hiệu quả
1. Tầm quan trọng của công cụ tìm kiếm Google
Hiện nay Google đang chiếm khoảng 85% lượng
người dùng tìm kiếm thông tin trên toàn thế giới ,
có khoảng 95% người dùng tìm kiếm trên Google
ở Việt Nam.
Vai trò
 Nếu bạn là học sinh, sinh viên: hàng ngày bạn phải
dùng Google để tìm kiếm thông tin phục vụ cho quá trình
học tập của mình.
 Nếu bạn là người đi làm: hàng ngày bạn dùng Google


để tìm kiếm thông tin đối tác, khách hàng…
 Nếu bạn là dân SEO: hàng ngày bạn dùng Google để
tìm website để building link, tìm tài liệu…
Dù bạn là ai thì tôi chắc chắn bạn đã
dùng Google để tìm kiếm thông tin.

2. Cú Pháp tìm kiếm
 Toán tử “” :
Được dùng để tìm kiếm chính xác cụm từ .

Ví dụ : “Kỹ năng tìm kiếm Google’’ sẽ trả về kết quả
những website có chứa chính xác cụm từ trên.
 Toán Tử + và -
Toán tử + được dùng kết hợp để tìm cụ thể một từ khóa nào
đó và bắt buộc có trong kết quả tìm kiếm.
Toán tử - được dùng để loại bỏ một kết quả nào đó khỏi kết
quả tìm kiếm của bạn.
Lưu ý: bạn phải đặt dấu + hoặc – sát từ khóa, không có
khoảng trắng.

Ví dụ: «Sinh viên +PTIT» sẽ trả về những website nói về
«Sinh viên» và có từ PTIT, còn «Sinh viên –PTIT» sẽ trả về
những website nói về «Sinh viên» và không chứa từ «PTIT»

2. Cú Pháp tìm kiếm
 Toán tử ~
Được dùng để tìm các kết quả đồng nghĩa với từ khóa của
bạn. Thuật ngữ này ít được sử dụng ở Việt Nam.
Ví dụ:
 Toán tử OR hoặc dấu | (OR in hoa)

Dấu | hoặc OR được đặt ở giữa các từ khóa cần tìm kiếm
và kết quả thu được là các trang web có chứa ít nhất 1 từ
khóa trong tất cả các từ khóa đó.

Ví dụ: «ptit OR ftu OR nuce» sẽ trả về những website có
chứa nội dung về “PTIT” hoặc “FTU‟‟ hoặc «NUCE»



 Toán tử (Tìm kiếm theo miền giá trị)
Đây là tính năng hiếm sử dụng nhưng lại rất hưu ích. Chỉ
cần bạn gõ X Y thì giá trị sẽ trả về kết quả nằm trong
khoảng từ X đến Y.

Ví dụ: Các cuộc chiến tranh tại Việt Nam trong giai đoạn
1945-1956 chỉ cần nhập “Chiến tranh việt Nam 1945 1956”

 Toán từ *
Được dùng để tìm kiếm rộng, dấu * đại diện cho từ hoặc
cụm từ. Dấu * có thể đứng trước, đứng giữa hoặc đứng
sau từ khóa cần tìm.
Ví dụ: “Sinh viên * học” sẽ trả về những website có nội
dung như: Sinh viên đại học, sinh viên nghiên cứu khoa
học, Sinh viên Việt Nam du học….

 Cú pháp allintext:”truy vấn” hoặc intext:‟‟Truy vấn‟‟
Được dùng để tìm tất cả các từ có trong truy vấn, và CHỈ ở
trong nội dung của website (phần text)
 Cú pháp filetype:
Được dùng để tìm chính xác loại file: doc, pdf, mp3,

zip, xls,…
Phần mở rộng của thông tin cần tìm cho phép bạn
tìm thông tin theo kiểu tập tin cụ thể. Rất nhiều
người thường sử dụng từ khóa này để tìm tài liệu,
sách điện tự ebook.
Ví dụ: nhập từ khóa „„Kỹ năng thuyết trình"
filetype:pdf vào Google, bạn sẽ có được nhiều tài
liệu rất hay về về kỹ năng thuyết trình.


Cú pháp intitle hoặc allintitle:
cho phép tìm kiếm thông tin dựa theo tiêu đề của trang
web.
Lưu ý: Title luôn phản ánh nội dung của trang web nên với
cách tìm kiếm này sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều cách dùng
từ khóa đơn giản.
Ví dụ: Muốn tìm một số sách có tiêu đề là „„Kỹ năng mềm‟‟
thì bạn chỉ cần nhập vào Google: «allintitle: Kỹ năng
mềm Ebook» còn nếu nhập intitle: Kỹ năng mềm Ebook
sẽ trả về kết quả là những trang có chứa 1 trong những từ
đó trong tiêu đề.

Intitle: Từ khóa 1_từ khóa 2
Cách này sẽ cho kết quả Tất cả trang web có titles bắt
buộc có chứa từ khóa 1 và tiêu đề hoặc nội dung của trang
web kết quả có chứa từ khóa 2.
Trở lại ví dụ trên, bạn có thể dùng từ khóa intitle: «Kỹ năng
mềm ebook"+ „„Kỹ năng thuyết trình", có kết quả là những
trang web có tiêu đề là kỹ năng mềm và nội dung có chứa
kỹ năng thuyết trình.


 Toán tử Site:
Cho phép bạn hạn chế kết quả tìm kiếm trong các vùng tên
miền ở cấp cao nhất, được dùng chủ yếu trong trường hợp
bạn muốn tìm một thông tin quan trọng, một trang web hay
một tên miền nào đó.
Ví dụ: bạn muốn tìm các bài viết về «học bổng du học»
trong các trang web của bộ giáo dục, bạn chỉ cần nhập từ
khóa „„học bổng du học" site: www. moet.gov.vn.
Ngoài ra nếu bạn muốn tìm các bài viết về «học bổng du
học» trong tất cả các trang web của Việt Nam, bạn chỉ cần
thay thế „„học bổng du học" site:vn.
 Toán tử Cache:
Cú pháp cache:tenwebsite.com được dùng để xem bản
cache đã được Google lưu lại vào thời gian gần nhất!
Và đây cũng là cách để tra cứu thông tin trên một trang
web đã sập.

Ví dụ: cache:kynang.7pop.net

 Toán tử info: url
Cho phép bạn tìm thấy tất cả các thông tin về trang web
mà bạn quan tâm.
Ví dụ như muốn biết tất cả các thông tin có liên quan tới
trang web ptit.edu.vn như trang lưu trữ, các trang web
tương tự, các trang có liên kết đến, hay các trang có từ
khóa này thì bạn nhập từ khóa info: www.ptit.edu.vn vào
Google
 Toán tử inurl:URL
Cách này sẽ tìm các trang web có địa chỉ URL bắt buộc

chứa các từ khóa chỉ định. Đây là một kiểu tìm kiếm nên
dùng trong trường hợp bạn không nhớ chính xác tên một
URL nào đó.
Cũng giống trong trường hợp toán tử intitle, bạn cũng có
thể dùng inurl với 2 hay nhiều từ khóa như sau
inurl: từ khóa1_ từ khóa2 sẽ tìm trang web có địa chỉ
URL bắt buộc chứa từ khóa 1 và nội dung trang web phải
có chứa từ khóa 2
 Toán tử related:
Cho phép tìm kiếm các trang web có thông tin tương tự
một trang web bạn nhập.
Ví dụ: ralated:www.mp3.zing.vn sẽ cho kết quả là các trang
nghe nhạc như nhaccuatui.com, nhac.vui.vn,
nghenhac.info….

 Toán tử link: URL
Cho phép tìm kiếm các trang thông tin có liên kết tới trang
bạn cần tìm (tức là liên kết URL tới URL bạn đã nhập).

 Chuyển đổi giữa các đơn vị toán học:
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những đơn vị tính toán
riêng, gây cản trở nhiều người trong quá trình sử dụng và
tra cứu tài liệu, và với Google, tất cả những gì bạn cần là
nhập thông tin cần thiết vào ô từ khóa theo đúng cú pháp:
[Số liệu] [Đơn vị ban đầu] to/in [Đơn vị cần chuyển đổi]
 Các công thức toán học phức tạp:
Có lẽ đây là 1 trong những thành phần của Google được
sử dụng và biết đến nhiều nhất hiện nay. Từ những phép
tính đơn giản như 1 + 1 = 2, 612 x 324 = 198288 đến
công thức vô cùng phức tạp như sin, cos…

Kết hợp các toán tử:
Để có kết quả chính xác, cần phải kết hợp nhiều
toàn tử khi tìm kiếm.
Quay lại phần đặt vấn đề:
1. Tìm tất cả những người có tên «Ngọc Trinh» trên
Facebook.
„„Ngọc Trinh‟‟ site:facebook.com
2. Tìm các bộ sưu tập hình nền được phép download bằng
link của Mediafire.
* hinh nen* + *wallpaper* + intext: mediafire.com/download*
3. Các Nguyên tắc tìm kiếm
 Bắt đầu đơn giản:
Bất kể bạn đang tìm kiếm điều gì, phương châm của
chúng tôi là "thực hiện đơn giản". Bắt đầu bằng cách nhập
tên hoặc từ cơ bản.

 Bỏ qua chính tả: Trình kiểm tra chính tả của Google sẽ
tự động chuyển sang mặc định là cách viết thông dụng
nhất của từ đã cho, cho dù bạn đánh vần có chính xác
hay không.
Ví dụ: bạn tìm kiếm “Bánh trưng” thì Google cũng chỉ đưa
ra các kết quả cho từ “Bánh Chưng” mà thôi!
 Đừng lo về dấu chấm câu: Tìm kiếm bỏ qua dấu chấm
câu. Dấu chấm câu này bao gồm @#%^*()=+[]\ và các
ký tự đặc biệt khác.
Ví dụ: Tìm kiếm “kỹ năng @@#%%%” và “kỹ năng” đều có
cùng một kết quả!
 Sử dụng từ phổ biến với web:
Công cụ tìm kiếm hoạt động bằng cách đối sánh các từ
bạn nhập với các trang trên web. Do đó, việc sử dụng các

từ có khả năng xuất hiện nhiều nhất trên các trang sẽ
mang lại các kết quả tốt nhất.
Ví dụ: thay vì nói đầu của tôi đau, hãy nói đau đầu, vì đó là
thuật ngữ mà trang web y khoa sử dụng.

 Càng ít càng nhiều:
Cụm từ tìm kiếm đơn giản gồm một hoặc hai từ thường
mang lại cho bạn các kết quả rộng nhất.
Hãy bắt đầu với cụm từ tìm kiếm ngắn của bạn, sau đó
tinh chỉnh kết quả bằng cách thêm từ.

 Đừng lo về chữ hoa và chữ thường:
Tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Tìm
kiếm “ptit” tương tự như tìm kiếm ”PTIT” hay “PtiT”…

×