Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.88 KB, 53 trang )

1
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
sự biến đổi xã hội làm cho kinh tế tăng trưởng mạnh sống nhân dân được cải
thiện, trình độ học vấn được nâng cao rõ rệt. Đồng thời trước những biến đổi
ấy cùng với sự tác động mạnh mẽ của những luồng tư tưởng mới, luồng văn
hóa mới, lối sống mới cũng kéo theo sụ thay đổi của các giá trị các chuẩn
mực và thay đổi trong quan niệm của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những
mặt tích cực, sự biến đổi xã hội mạnh mẽ ấy cũng làm phát sinh nhiều vấn
đề xã hội: sự phân tầng xã hội sâu sắc hơn, tệ nạn xã hội có xu hướng gia
tăng và phức tạp hơn (ma túy, mại dâm, nghiện hút, tội phạm có tổ chức
cao…), đặc biệt vấn đề bạo lực giới trong tình yêu sinh viên cũng trở thành
một vấn đề bức xúc và đáng bàn.
Sinh viên là đối tượng khá phát triển về mặt giới tính, sinh lý lẫn tâm
lý, đủ tư cách sinh lý để có thể dựng vợ, gả chồng và làm nhiệm vụ sinh
sản. Chính vì vậy họ có nhu cầu về mặt quan hệ giới tính – quan hệ tình dục.
Trước đây quan hệ đó không được hoàn toàn xây dựng trên cơ sở ý nguyện
của các cá nhân mà là một phần do sự sắp xếp của gia đình để tiến tới hôn
nhân. Con người bị chi phối bởi quan niệm “ nam nữ thụ thụ bất thân”, vì
vậy có những cặp vợ chồng có thể khi kết hôn mới biết mặt nhau, quan hệ
tình dục chỉ được phép thực hiện sau khi trở thành vợ chồng, thậm chí là e
dè, kín đáo và chỉ là chuyện riêng giữa vợ và chồng. Thế nhưng trong giai
đoạn hiện nay, do chịu ảnh hưởng của các luồng văn hóa, tư tưởng phương
Tây, do sự bùng nổ của thông tin, phim ảnh, internet, đồng thời ở trường học
cũng có các chương trình học về sức khỏe sinh sản, giới tính….khiến cho
2
quan niệm về tình yêu và quan hệ tình dục cũng trở nên có nhiều thay đổi.
Một số sinh viên hiện nay thường có xu hướng sống thử, yêu hết mình và có
xu hướng thông thoáng hơn trong chuyện tình cảm. Đấy là nguyên nhân dẫn
đến nảy sinh một vấn đề bức xúc đáng bàn là bạo lực giới trong tình yêu sinh


viên. Các bạn gái thường là người chịu thiệt thòi trong vấn đề này, là nạn
nhân của tình yêu bạo lực, có thể phải chịu thương tích và những hậu quả
nặng nề (nạo hút thai, sức khỏe suy yếu ), đồng thời đó cũng có thể là
nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của sinh viên. Bạo lực tình yêu
không những làm tổn thương về mặt thể xác mà còn ảnh hưởng đền tinh
thần của những người đang yêu và tin tưởng người mình yêu. Nó làm con
người rơi từ trạng thái hy vọng xuống sự thất vọng não nề trước cách hành
xử của người mình yêu thương. Chẳng có tình yêu nào có thể vững bền khi
nó có mùi vị của bạo lực, thiếu tôn trọng từ đối phương.
Như vậy bạo lực giới trong tình yêu sinh viên là một vấn đề được
nhiều người quan tâm lo ngại. Quan niệm, thái độ của người dân về vấn đề
này sẽ như thế nào, qun niệm và thái độ của chính tầng lớp sinh viên, chính
những người đang trong lứa tuổi phát triển về tâm sinh lý về vấn đề này sẽ ra
sao. Để giải đáp một phần câu hỏi đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
“Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên” trong
phạm vi trường Đại học KHXH& NV.Hy vọng rằng đề tài của chúng tôi sẽ
mang lại những thông tin cần thiết cho mọi người, và từ đó đề ra những biện
pháp mang tính khả thi và hữu ích.
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
1.2.1. Ý nghĩa khoa học.
3
Về mặt lý luận, nghiên cứu này được viết trên nền tảng của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm góp phần làm sáng tỏ
các quan điểm mang tính chất kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu khoa học.
Đây là một đề tài thuộc nhóm nghiên ứng dụng lý thuyết xã hội học
vào việc giải quyết một vấn đề bức xúc trong thực tiễn. Và quan trọng hơn ,
báo cáo này góp phần làm rõ quan điểm lý thuyến xã hội học và các chuyên
ngành như: xã hội học gia đình, xã hội học giới…. và vận dụng lý thuyết đó
vào thực tiễn.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn.

Vấn đề bạo lực giới trong tình yêu sinh viên là một vấn đề được
nhiều người quan tâm và lo ngại. Nghiên cứu này hy vọng giúp ích trong
việc có được những thông tin xác thực về quan niệm của sinh viên về bạo
lực giới trong tình yêu sinh viên về các khía cạnh như hiểu biết, nhạn thức
của họ về vấn đề này, những hình thức bào hành, cách thức bạo hành cũng
như hậu quả cua bạo hành Đó là điều cần thiết để các cơ quan, đoàn thể,
gia đình, nhà trường tìm ra những biện pháp hữu hiệu để giúp hạn chế những
hành vi bạo hành, giúp những nạn nhân nhận thức rõ về vấn và tìm cách
thoát khỏi để có được một tình yêu đích thực.
Nghiên cứu này còn có ý nghĩa đối với bản thân người nghiên cứu,
nó tạo cơ hội cho người nghiên cứu vận dụng những kiến thức được học
trong trường lớp cả về lý luận và phương pháp vào việc giải quyết một vấn
đề xã hội cụ thể .
4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Bước đầu tìm hiểu về vấn đề bạo lực giới trong tình yêu sinh viên.
- Tìm hiểu về quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh
viên.
- Đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp mang tính khả thi.
1. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu.
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên.
1.4.2. Khách thể nghiên cứu.
Sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: tháng 3/ 2010.
Phạm vi không gian: trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
1.4.4. Mâu nghiên cứu.
- Cơ cấu mẫu định lượng. 120 sinh viên trường ĐHKHXH & NV.
- Cơ cấu mẫu định tính. 12 mẫu.

5
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp luận chung
1.5.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn các hiện tượng xã hội trong mối
quan hệ nhân quả: mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại độc lập mà tác
động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Áp dụng quan điểm này khi nghiên cứu
mọi hiện tượng, vấn đề xã hội đều phải đặt chúng trong môi trường xác định,
trong sự tương tác giữa các hiện tượng vấn đề đó với hiện tượng vấn đề
khác.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử: nhìn hiện tượng xã hội trong một quá trình,
mỗi hiện tượng xã hội không tồn tại một cách bất biến mà luôn luôn vận
động, có sự hình thành, phát triển và tiêu vong. Do đó khi nghiên cứu một
vấn đề một hiện tượng xã hội nào cần xem xét nó trong một quá trình và đặt
nó trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Vấn đề bạo lực giới trong tình yêu sinh viên đặc biệt phổ biến trong
xã hội hiện đại. Trong xã hội truyền thống, vấn đề yêu dương bị cấm đoán,
ngăn cản nên không xảy ra chuyện bạo lực giới trong tình yêu. Tuy nhiên,
trong xã hội hiện đại, mọi giá trị truyênt hống trước kia phần nào đã thay
đổi. Chuyện tình yêu của những người trẻ tuổi tự do hơn, thoải mái hơn,
nhất là sinh viên, đối tượng sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm. Trên thực
tế, đã có không ít sinh viên đi theo trào lưu “sống thử”, và chịu những hậu
quả do bạo lực giới gây ra.
1.5.1.2. Lý thuyết xung đột
Người được xem là có những nỗ lực phát triển một lý thuyết xung đột
cố tính chất tổng hợp và hòa hợp là Randall Collins. Tác phẩm xã hội học
6
xung đột của Collins có tính hòa hợp cao độ vì nó đi theo một định hướng vi
mô. Bản thân Collins nói về tác phẩm đầu của ông rằng: “đóng góp chính
của tôi đối với lý thuyết xung đột là bổ sung một cấp độ vi mô vào các lý

thuyết ở cấp độ vĩ mô. Tôi đặc biệt cố gắng chỉ ra sự phân tầng và sự tổ chức
được đặt nền tảng từ các tương tác trong đời sống thường nhật”.
Collins làm rõ từ đàu rằng tiêu điểm của ông về xung đột không có
tính duy tâm; nghĩa là ông không bắt đầu với quan điểm chính trị rằng xung
đột xấu hay tốt. Ông chọn xung đột như là tiêu điểm trên một nền tảng thực
tế rằng xung đột là một quấ trình trung tâm của đời sống xã hội.
Collins chọn hướng tập trung vào phân tầng xã hội. Cách tiếp cận
xung đột với sự phân tầng có thể thống nhất thành ba nguyên tắc cơ bản sau.
Đầu tiên, Collins tin rằng người ta sống trong thế giới chủ tự quan
xây dựng nên. Thứ hai, một cá nhân có thể có quyền lực để ảnh hưởng, thậm
chí kiểm soát kinh nghiệm chủ quan của một cá nhân khác. Thứ ba, một cá
nhân có thể thường xuyên kiểm soát cá nhân người khác- chống lại anh ta.
Trên cơ sở tiếp cận này, Collins phát triển năm nguyên tắc phân tích xung
đột mà ông áp dụng đối với phân tầng xã hội và ông tin rằng co thể áp dụng
đối với bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội.
Collins cho rằng lý thuyết xung đột phải tập trung vào đời sống thức
tề hơn đời sống trừu tượng. theo quan điểm của ông thì con người như
những “con thú” mà các hành động bị thúc đảy bởi tính tư lợi nhằm đạt được
những thuận lợi khác nhau để họ có thể đạt được những thỏa mãn và tránh đi
những bất mãn. Tuy nhiên, Collins không xem con người là duy lý hoàn
toàn. Ông nhận ra rằng, con người dẽ bị tổn thương bởi những lôi cuốn tình
cảm trong sự nỗ lực tìm kiếm sự thỏa mãn của họ.
Thứ hai, Collins tin rằng, một lý thuyết xung đột về phân tầng phải
xem xét các sắp xếp vật chất ảnh hưởng tới sự tương tác. Lý do là: các chủ
7
thể có tiềm năng vật chất lớn có thể cưỡng lại, thậm chí có thể biến đổi các
giới hạn vật chất. Trong khi đó, các chủ thể có ít tiềm năng thì hầu như hệ
thống vật chất của chính họ chi phối suy nghĩ và hành động.
Thứ ba, Collins lý luận rằng: trong một hoàn cảnh bất bình đẳng, các
nhóm kiểm soát tiềm năng cố gắng bóc lột những nhóm thiếu tiềm năng. Sự

bóc lột như thế không cần tính đến người hưởng lợi từ hoàn cảnh đó, đơn
giản là những người bóc lột theo đuổi cái mà họ cho là có lợi ích tốt nhất với
họ. Và trong quá trình đó, những người có tiềm năng (bóc lột) lợi dụng
những người thiếu tiềm năng (bị bóc lột)
Thứ tư, Collins nhìn vào các hiện tượng văn hóa như các niềm tin và
lý tưởng từ quan điểm của lợi ích, quyền lực và tiềm năng. Do đó, dường
như các nhóm có tiềm năng, có quyền lực có thể áp đặt hệ tư tưởng của họ
lên toàn xã hội còn những nhóm không có tiềm năng thì bị một hệ tư tưởng
áp chế.
Thứ năm, Collins thực hiện một nghiên cứu về sự phân tằng xã hội và
ông tỏng hợp được ba điều sau: (1) Các nhà xã hội học không nên chỉ có lý
thuyết giản đơn về sự phân tầng mà nên nghiên cứu theo thực nghiệm – nếu
có thể thì theo một dường lối có tính chất so sánh đối chiếu. (2) Các giả
thuyết nên được hình thnahf và kiểm chứng thực nghiệm thông qua nghiên
cứu so sánh. (3) Nhà xã hội học nên tìm các nguyên nhân của các hiện tượng
xã hội, đặc biệt là các đa nguyên nhân của bất kỳ một hành vi xã hội nào.
Collins không chủ tâm xử lý xung đột trong hệ thống phân tầng xã hội
mà tìm cách mổ rộng nó ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Năm nguyên tắc nêu
trên của Collins được áp dụng để giải thích về một số nguyên nhân dẫn đến
bạo lục giới trong tình yêu sinh viên. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng
định rằng thủ phạm gây nên bạo lực giới thường là nam giới và nạn nhân là
phụ nữ. Bốn nguyên tắc đầu tiên có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu tìm
8
hiểu, phân tích nguyên nhân của các hiện tượng bạo lực giới mà thủ phạm là
nam giới. Tuy nhiên, dụa vào nguyên tắc thứ năm: “nhà xã hội học nên tìm
ra nguyên nhân của các hiện tượng xã hội, đặc biệt là các đa nguyên nhân
của bất kỳ một kiểu hành vi xã hội nào” nên chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu
và phân tích cả vấn để bạo lực giới của phụ nữ với nam giới.
1.5.2. Phương pháp luận cụ thể
1.5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu.

Chúng tôi tiến hành phân tích tài liệu thu thập được như sách báo, tạp
chí, tài liệu được tìm kiếm trên mạng.
1.5.2.2. Phương pháp phát vấn bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp quan trọng để thu thập thông tin. Bảng hỏi được
thiết kế cho đối tượng là sinh viên, bao gồm…… câu hỏi được xây dựng
một cách chặt chẽ cả vể trật tự, tính liên tục cũng như cách thức trình bày
câu hỏi. Bảng hỏi gồm cả những câu hỏi đóng và một số ý mở nhằm tìm
hiểu quan niệm của sinh viên về các khía cạnh như hiểu biết về bạo lực giới
trong tình yêu sinh viên, các cách thức bạo hành, đối tượng bị bạo hành cũng
như hậu quả của vấn đề bạo lực.
Chúng tôi đã phát đi 70 bảng hỏi và thu về 60 bảng hợp lệ. Nhóm
nghiên cứu cũng đã có gắng cân bằng tỉ lệ giữa nam và nữ để thu được kết
quả chính xác nhất.
1.5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Nếu như phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi hoàn toàn là định
lượng nhằm đo lường, thống kê nhằm thu được thông tin một cách toàn diện,
khái quát về tổng thể thì phương pháp phỏng vấn sâu giúp chúng ta hiểu sâu,
hiểu kĩ về một vấn đề. Vì vậy chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 12 sinh
9
viên gòm 5 nam và 7 nữ, nhằm thu thập những thông tin mang tính đại diện
về vấn đề quan niệm giới trong tình yêu sinh viên.
1.6. Giả thuyết nghiên cứu.
- Bạo lực giới trong tình yêu sinh viên hiện nay đang gia tăng và trở thành
một vấn đề đáng lo ngại và bức xúc.
- Phần lớn sinh viên đã nhận biết đầy đủ những hành vi của bạo lực giới như
bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực tình dục.
10
1.7. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội
Yếu tố khách quan

Yếu tố chủ quan
Quan niệm của sinh viên về bạo lực
giới trong tình yêu sinh viên
Hậu quả
Bạo
Lực
Về
Tình
Dục
Bạo
Lực
Về
Tinh
Thần
Bạo
Lực
Về
Thể
xác
11
PHẦN HAI: NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã khẳng định mọi người
sinh ra đều tự do và bình đẳng cả về phẩm giá và quyền. Cả nam và nữ đều
bình đẳng như nhau. Bất ký một hành vi nào gây bạo lực với phụ nữ đều vi
phạm nhân quyền. Nhưng trên thực tế, bạo lực giới đang xảy ra dưới nhiều
hình thức, ở mọi cộng đồng, mọi quốc gia. Nó không chỉ xảy ra trong gia
đình mà còn xảy ra ở mọi nhóm quan hệ xã hội khác: trong số đó có tình yêu
sinh viên. Vấn đề bạo lực giới đã trở thành một vấn đề toàn cầu và cần sự

tham gia giải quyết của tất cả các thành phần trong xã hội.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO- 1997), bạo lực tình dục được nhận
thấy như một vấn đề ưu tiên trong các vấn đề cộng đồng vì vấn đề này tồn
tại ở nhiều nước trên thế giới và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người
phụ nữ. Do vậy, vấn đề này đã được khá nhiều bài viết khoa học đề cập đến:
Bài báo “bạo hành tình dục với phụ nữ: một vấn đề toàn cầu”(1999), tác giả
Randall nhấn mạnh rằng bạo lục tình dục nằm ở cốt lõi của mối quan hệ
không bình đẳng giữa nam và nữ. Nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh
sản và sức khỏe tình dục của nam và nữ. Bài báo cũng chỉ ra rằng các định
kiến và sự thống trị quyền lực của nam giới đã nuôi dưỡng và làm trầm trọng
thêm thực trạng cưỡng bức tình dục .
Bài báo “Cưỡng bức tình dục” trong báo cáo đời sống của Tổ chức y
tế thế giới về chủ đề bạo lực chống lại phụ nữ số 1 năm 1999, cho biết kết
quả của một nghiên cứu định lượng về nguy cơ lây nhiễm HIV của phụ nữ ở
15 quốc gia trên thế giới cho thấy nhiều phụ nữ là nạn nhân của sự cưỡng ép
tình dục.
12
Sự bất bình đẳng giữa nam và nữ đã có từ lâu trong lịch sử văn hóa
của nhiều quốc gia theo chế độ phụ hệ trong đó có Việt Nam- đã tạo nên
những thái độ niềm tin vững chắc của xã hội về vị trí vai trò hơn hẳn một
bậc của nam giới so với nữ giới. Xuất phát từ vị trí vai trò của người phụ nữ
trong gia đình và ngoài xã hội. Ngay sau cách mạng tháng tám thành công,
Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ nữ,
xóa bỏ các tàn tích phong kiến lạc hậu trói buộc người phụ nữ… Trong
những năm gần đây đã có những khóa tập huấn, hội thảo, những công trình
nghiên cứu về “bạo lực giới”, “ bạo lực trong gia đình” và kết quả cho thấy
bạo lực giới hiện đang rất phổ biến tại Việt Nam.
Cuốn sách “ Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam vai trò của truyền
thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” do T.S Hoàng Bá Thịnh
chủ biên được xây dựng từ một tập hợp những bài nghiên cứu tham luận đã

được trình bày trong hội thảo về vấn đề “bạo lực với phụ nữ trong gia đình
và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ”
diễn ra trong hai ngày 28- 29/08/2001 tại Hà Nội. Cuốn sách gồm hai phần
chính: phần 1 gồm 13 bài viết của nhiều tác giả khác nhau, tập trung vào vấn
đề bạo lực giới trong gia đình Việt Nam, phần hai gồm 9 bài đề cập đến vai
trò truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ.
Mặc dù đã có không ít các cảnh báo của những nhà nghiên cứu về
những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của bạo lực đối với phụ nữ nhưng
công tác phòng chống bạo lực đối với phụ nữ hiện nay còn thiếu tính đồng
bộ và chặt chẽ. Do đó, bạo lực đối với phụ nữ vẫn có thể được thủ phạm sử
dụng như một cộng cụ để kìm hãm phụ nữ trong sự phụ thuộc.
Nghiên cứu về vấn đề bạo lực giới đã được tiến hành từ lâu nên đã có
một số lượng những công trình nghiên cứu rất lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu về
vấn đề bạo lực giới trong tình yêu sinh viên- cụ thể hơn là quan điểm của
13
sinh viên về vấn đề bạo lực giới trong tình yêu sinh viên thì còn khá hiếm.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan niệm, của các sinh
viên về thực trạng hành vi, nguyên nhân của vấn đề bạo lực giới trong tình
yêu của chính họ. Qua đó có thể đưa ra những khuyến nghị và giải pháp để
có thể giải quyết triệt để thực trạng trên.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm bạo lực
Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lục đối với
người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả
năng gây ra tổn thương, tử vong, tồn hại về mặt tâm lý, ảnh hưởng đến sự
phát triển, gây ra sự mất mát (Nguồn Worl health organization, “ worl report
on violence and health”- Sumary, Geneval, 2002.)
1.2.2. Khái niệm tình yêu
Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu
của người Việt.

Tình yêu, theo nghĩa chung nhất, là trạng thái tình cảm của chủ thể
này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý
muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định.
Chủ thể của tình yêu, ngoại trừ một số trường hợp được nhân cách
hóa, còn lại đều là con người. Còn chủ thể tác động của tình yêu thì rất đa
dạng, có thể là bất kỳ thứ gì, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ bé đến vĩ đại,
từ hữu hình đến vô hình
14
Tình yêu giữa hai giới tính nam và nữ (hoặc tình cảm tương tự giữa
những người cùng giới) được định nghĩa là "Hệ quả của sự kết hợp giữa bản
năng và trí tuệ của con người".
Định nghĩa trên hình thành từ khái niệm "bản năng con người" và "trí
tuệ con người". Theo Trết học : tình yêu là một loại tình cảm giữa người và
người, hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ.
Bản năng con người được nhìn nhận trong đây là những hành động
suy nghĩ sẵn có từ trong tự nhiên trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi
giống (giữa hai giống đực và cái), việc tụ tập số đông - kết hợp nhiều cá thể
để đạt mục đích sinh tồn, v.v.
Trong xã hội loài người phát triển, với bộ óc thông minh, hay trong
đây gọi là "trí tuệ" cho phép con người không chỉ dừng lại ở việc kết hợp cá
thể hay giao cấu đơn thuần như ở động vật mà còn hình thành vô số những
biểu hiện quan tâm, chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau.
Từ hai yếu tố trên, tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội và hơn
nữa, sự kết hợp của trí tuệ làm cho những biểu thái của tình yêu đa dạng
thậm chí kỳ lạ, khiến nhiều người cảm thấy rất khó để có thể có một cơ sở
chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính.
( />15
1.2.3. Khỏi nim sinh viờn
Sinh viên là một khái niệm đợc hiểu và định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Tuỳ theo mục đích tiếp cận mà ngời ta đa các định nghĩa khác

nhau về sinh viên.
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng latinh Student là ngời có
nhiệm vụ nghiên cứu, ngời tìm hiểu và khai thác tri thức. Sinh viên là đại
biểu nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị hoạt động sản xuất vật chất và tinh
thần của xã hội. Nhóm sinh viên này là nguồn bổ sung cho độ ngũ tri thức
hoạt động học tập, đào tạo cho hoạt động trí óc với nghiệp vụ cao và tham
gia vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Lênin sau khi phân tích tình
hình và hoạt động của sinh viên đã định nghĩa về sinh viên nh sau: Sinh
viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới tri thức chính vì nó phản ánh và thể
hiện sự phát triển của các lợi ích giai cấp, của nhóm chính trị trong toàn bộ
xã hội một cách chính xác hơn cả và có ý thức hơn cả. Sinh viên sẽ không là
sinh viên nếu nh sự phân hoá chính trị trong sinh viên không phù hợp với sự
phân nhóm trong toàn bộ hệ thống xã hội. Phù hợp ở đây không phải là
hiểu theo nghĩa các nhóm phái trong sinh viên và trong xã hội phải hoàn toàn
cân đối với nhau về mặt số lợng và chất lợng, mà hiểu theo nghĩa là trong
giới sinh viên, tất yếu và không thể tránh khỏi phải có những nhóm phái
trong xã hội.
Nh vậy, theo định nghĩa của Lênin, sinh viên có ba đặc điểm cơ bản
sau:
- Là bộ phận nhạy cảm nhất (tính xã hội hoá cao) trong giới tri thức.
- Sinh viên phản ánh, thể hiện lợi ích giai cấp và các nhóm chính trị
trong toàn xã hội.
- Chịu ảnh hởng của sự phân hoá chính trị trong xã hội đó. Vì vậy,
nghiên cứu sinh viên một cách có hệ thống và sâu sắc có thể biết đợc các
16
vấn đề xã hội nảy sinh, lợi ích giai cấp và các nhóm phái xã hội khác nhau
trong xã hội, cũng nh hiểu đợc sự phân hoá chính trị trong xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu, khái niệm sinh viên đợc sử dụng với
những đặc trng sau:
- Là nhóm xã hội đặc trng về lứa tuổi và đang ở giai đoạn xã hội hoá

cao hơn với nhóm thiếu niên, trung nên và ngời cao tuổi.
- Là nhóm xã hội đặc biệt gồm những thanh niên xuất thân từ các tầng
lớp xã hội khác nhau.
- Có lối sống, định hớng giá trị đặc thù, đó là khả năng cơ động và
thích ứng xã hội cao, tiếp thu nhanh các giá trị mới. Khả năng di động xã hội
cao tạo cho họ đặc thù trong phân tầng xã hội. Do tính chất hoạt động nghề
nghiệp, họ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn so với các nhóm xã hội khác nhằm
chiếm lĩnh những địa vị cao trong tơng lai.
- Về kiến thức, họ đang ở trong thời kỳ học hỏi, ớc mơ thành đạt.
- Sáng tạo, mạnh dạn nhng cha từng trải nghiệm, nhất là trong các
vấn về xã hội.
- Về khát vọng và lý tởng: ở thời kỳ này họ muốn vơn cao tới cái
đẹp, cái có giá trị văn hoá, muốn trở thành tài năng, họ luôn tìm tòi, sáng tạo,
mạnh dạn thực hiện những cái mới, cái khác, muốn tự do dân chủ và công
bằng xã hội. Song họ dễ bị hụt hẫng, bi quan khi mất phơng hớng, giá trị
cuộc sống.
17
1.4. Các hình thức của bạo lực
Sơ đồ 1: các hình thức của bạo lực giới
Các hình thức của bạo lực theo mối quan hệ của các thành viên
Các hình thức bạo lực theo tính chất của bạo lực :
- Bao gồm bạo lực về tinh thần
- Bạo lực về thân thể
- Bạo lực về tình dục
Các hình thức bạo lực được mô hình hóa như trên vì chúng có mối
liên hệ với nhau.
1.4.1. Hình thức bạo lực về thân thể
Bạo lực về thân thể có thể gồm cào cấu, cắn xé, lắc mạnh, bóp nghẹt, xô
đẩy,cản trở, tát, đấm, đá, bóp cổ, đốt hay dùng vũ khí chống lại nạn nhân.
Những trường hợp đó có thể gây nên các mức dộ sang chấn khác nhau: bầm

rập, gãy xương, chấn thương tủy sống…
Bạo lực về tinh thần
Bạo lực về
thân thể
Bạo lực về
tình dục
18
So đồ 2: Các hình thức bạo lực thân thể
1.4.2. Bạo lực về tinh thần
Bạo lực về tinh thần là những lời xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của nạn nhân hoặc là sự cô lập, bỏ rơi, khống chế, kiểm soát mọi hành vi của
bản thân …
Bạo lực tinh thần được coi là mọi hành vi gây tổn thương đến đời
sống tinh thần của nạn nhân như lăng mạ, chửi rủa, đánh đập, đe dọa hoặc
những hành vi khác như xúc phạm, làm nhục nạn nhân trước mặt người
khác, làm cho họ đau khổ ê chề. Bạo lực tinh thần không dễ nhận ra, nó
thường đa dạng và nhiều khi được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác
nhau.
Các hình thức bạo lực tinh thần:
Bắt nhốt nan
nhân trong
phòng kín, ốm
đau không được
chữa
Sử dụng các loại
vũ khí chống lại
nạn nhân như
gậy gộc, dao,
kéo , ghạch…
Tát, đấm, đá, xô

đẩy, bóp cổ,
cấu cắn…
Ném, phang…
các vật vào nạn
nhân
Bạo
lực
Tinh
thần
19
- Tấn công bằng lời nói là việc khống chế nạn nhân bao gồm sự chửi
bới, lăng mạ, hạ nhực nhiều làn nhân phẩm của nạn nhân với tư cách cá nhân
hay vai trò là người yêu, bạn bè, đồng sự, thành viên của cọng đồng.
- Đập phá tài sản: Đập phá tài sản không phải là hành động ngãu
nhiên. Sau việc đập đồ là thông điệp đe dọa “ Sau đó sẽ đến lượt cô(anh)”.
Việc đe dọa cũng có thể được tiến hành mà không có sự đập phá tài sản,
nhưng thủ phạm la hét vào mặt nạn nhân, giẫm đạp lên nạn nhân trong khi
đánh đe dọa hay giám sát nạn nhân, sự hạ nhực có thể gây tổn hại cho cơ
thể.
- Cô lập nạn nhân: Thủ phạm thường cố gắng kiểm soát nạn nhân về
thời gian, hoạt động, tiếp xúc với người khác. Các cách cô lập này có thể
coi là bạo lục về tinh thần nhưng nó “tinh vi” và không rõ rệt như chửi mắng
mà thủ phạm cản trở nạn nhân thăm nom bạn bè hay phàn nàn về việc nạn
nhân dành nhiều thời gian cho người khác. Đôi khi thủ phạm sử dụng vũ lực
hay đe dọa tấn công vũ lực để tách nạn nhân ra khỏi gia đình, bạn bè. Thông
qua việc cô lập từng phần, một số thủ phạm đã tăng cường kiểm soát về tâm
lý tới mức độ quyết định mọi việc cho nạn nhân.
- Kiểm soát kinh tế: Thủ phạm có thể tiến hành việc bạo lực nạn nhân
thông qua việc kiểm soát sự tiếp cận của hộ với các nguồn lực gia đình: thời
gian, đi lại, ăn uống, quàn áo, tiền bạc, nơi ở… đây cũng là một dạng bạo

lực về tinh thần.
- Có mối quan hệ tình cảm với người khác
20
Sơ đồ 3: Các hình thức bạo lực tinh thần
Quát tháo, hăm dọa,
chửi rủa và nói
những lời xúc phạm
đến nhân phẩm của
nạn nhân
Kiểm soát tiền
bạc và quyết định
mọi hành vi
Theo dõi hoặc cho
người theo dõi các
hành vi của nạn nhân
Có mối quan hệ tình
cảm với người khác
Từ chối không cho
nạn nhân làm việc
ngoài xã hội
Lôi kéo người thân,
bạn bè lại nạn nhân
Bạo lực
tinh thần
Cô lập nạn nhân
với gia đình và bạn
bè của họ
21
1.4.3. Bạo lực tình dục
Sơ đồ 4: Các hình thức bạo lực tình dục

Bạo lực
tình dục
Đòi hỏi cưỡng bức quan
hệ theo kiểu cách nạn
nhân không mong muốn
Chê bai miệt thị khả
năng tình dục của nạn
nhân
Hành hạ nạn nhân
bằng cách không quan
hệ tình dục
Thực hiện hành động
bạo dâm trong khi quan
hệ với nạn nhân như
đánh đạp cào cấu
Đòi hỏi các hình thức
tình dục không an
toàn, không sử dụng
các biện pháp tránh
thai theo mong muốn
của nạn nhân
Đòi hỏi, cưỡng bức
giao hợp,khi nạn nhân
đang mệt mỏi hoặc
đang bị bệnh
22
CHƯƠNG HAI: QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ BẠO LỰC GIỚI
TRONG TÌNH YÊU SINH VIÊN
2.1. Một vài nét về bạo lực giới
Bạo lực giới là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm

trọng nhất mà phụ nữ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải
chịu đựng. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, cứ 5 phụ
nữ thì có 1 người là nạn nhân của một dạng bạo lực nào đó trong cuộc đời
của họ, 67% phụ nữ bị ngược đãi về thể chất và 47% phụ nữ bị cưỡng ép
trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Các dạng bạo lực giới bao gồm bạo lực gia đình, hiếp dâm, quấy rối
tình dục, ép buộc vào con đường mại dâm, cắt bỏ một phần bộ phận sinh
dục, giết bào thai nữ, buôn bán phụ nữ, bạo lực liên quan đến của hồi môn.
Theo tuyên bố của Liên hợp quốc về bạo hành chống lại phụ nữ năm 1993
thì Bạo lực trên cơ sở giới là bất kỳ hành động nào gây ra, hoặc có thể gây ra
hậu quả làm tổn hại, gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục, tâm lý.
Hậu quả của bạo lực giới đã được khẳng định là rất nặng nề, thậm chí nó là
nguyên nhân thứ 10 gây tử vong cho phụ nữ lứa tuổi từ 15 đến 44. Tại Việt
Nam, qua nghiên cứu của Viện Xã hội học, 15% phụ nữ trong mẫu báo cáo
đã từng bị bạo lực về thể chất, 80% bị bạo lực tinh thần, 20% bị bạo lực tình
dục, trên 40% bị chồng đánh đập hoặc chửi mắng. Còn kết quả thống kê từ
hàng nghìn khách hàng tư vấn tại các Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ thuộc Dự án Cải thiện chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo hành
giới do Sở Y tế Hà Nội thực hiện 5 năm qua, có khoảng từ 55% đến 95%
phụ nữ bị hành hạ thể xác nhưng chưa bao giờ cầu viện tới một cơ quan
chính thức hay người có thẩm quyền. 91,6% số phụ nữ đó bị chồng thượng
cẳng chân, hạ cẳng tay. Những phụ nữ - nạn nhân của bạo hành ở tuổi 20-29
chiếm gần 50%. Riêng thống kê tại Trung tâm tư vấn sức khoẻ đặt tại Bệnh
23
viện Đức Giang cho thấy, 30% nạn nhân của bạo lực giới bị chấn thương
đầu cổ, 10% chấn thương xương sườn, còn lại là đa chấn thương. Về mặt
tinh thần, 100% nạn nhân bị tổn thương. Đáng lo ngại hơn, những đứa trẻ
sống trong các gia đình có bạo lực thường cam chịu, lì lợm, thậm chí trầm
cảm, học hành kém và hầu như không ai giải thích, phân tích cặn kẽ cho
chúng biết hành động bạo lực là xấu.

Trước khi Dự án do Sở Y tế Hà Nội thực hiện, nước ta chưa có các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế mà ở đó cán bộ y tế được đào tạo để phát hiện, đánh
giá và giúp đỡ các nạn nhân. Vấn đề bạo lực giới mới chỉ được đề cập trong
vài năm gần đây và các hoạt động phòng chống cũng mới ở mức độ đơn lẻ,
thiếu đồng bộ. Với mục tiêu phát triển một mạng lưới hỗ trợ, tư vấn chăm
sóc sức khoẻ phụ nữ dựa vào bệnh viện để giúp đỡ những phụ nữ bị bạo
hành, Dự án đã tổ chức tập huấn về chủ đề bạo lực giới và kỹ năng làm việc
với nạn nhân cho các cán bộ y tế tuyến quận, huyện. Nhiều cán bộ y tế được
phỏng vấn cho biết họ hiểu nguyên nhân chính của bạo lực giới là sự bất
bình đẳng giới nên đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống bạo lực
thông qua việc sàng lọc, đánh giá, ghi chép và giúp đỡ nạn nhân. 74,7% cán
bộ y tế đã từng động viên tinh thần cho nạn nhân. Điều đáng mừng hơn là
các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở nhiều nơi hiện cũng đã bắt đầu
phối hợp, can thiệp kịp thời cho những trường hợp bị bạo hành và xử lý
nghiêm khắc với kẻ gây bạo hành. Điển hình, 5 năm qua, Trung tâm tư vấn
sức khoẻ phụ nữ tại BV Đức Giang đã góp phần cùng chính quyền đưa 18
đối tượng gây bạo lực nghiêm trọng ra trước pháp luật.
Đến nay, mặc dù mọi người đã bắt đầu ý thức và có trách nhiệm hơn
với những nạn nhân của bạo hành giới, nhưng công tác phòng chống cũng
như giúp đỡ các nạn nhân đang còn gặp nhiều khó khăn do người bị bạo
hành chưa tự tin khai báo hoặc yêu cầu giúp đỡ. Trong khi đó, đội ngũ tình
24
nguyện viên y tế lại hạn chế về số lượng cũng như kiến thức tư vấn, kinh
nghiệm hoạt động. Hy vọng từ các mô hình Trung tâm tư vấn, những nạn
nhân của bạo hành giới sẽ dũng cảm và nhìn nhận ra việc phải lên tiếng khi
bị bạo hành để được giúp đỡ chính đáng. Ngoài ra, mỗi phụ nữ cần tự hoàn
thiện chính mình về mọi mặt để tự tin hơn trong cuộc sống, hạn chế tối đa
bạo lực gia đình.
2.2. Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên
Bạo lực giới trong tình yêu sinh viên là một hiện tượng xã hội đã và

đang tồn tại, nó bao gồm: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về
tình dục. Khi khảo sát ý kiến của sinh viên về vấn đề này, có đến 81.2%
người cho rằng có bạo lực giới trong tình yêu sinh viên. Điều này cho thấy,
trong thực tế, hầu hết các bạn sinh viên đều đã nhận thức được vấn đề bạo
lực giới trong tình yêu sinh viên. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy, các bạn sinh viên cũng đã nhận thức được các loại, các
dạng của bạo lực giới. Khi khảo sát ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề
này, chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 1: Đánh giá của sinh viên về hình thức bạo lực diễn ra trong tình yêu
sinh viên
Đánh giá (%)
Hình thức bạo lực

Không
Bạo lực tinh thần
73.3
26.5
Bạo lực thể xác
70.6
29.4
Bạo lực tình dục
64.7
25.3
Có thể nhận thấy, phần lớn các bạn sinh viên đều đã cho rằng, các loại
bạo lực đều có xảy ra trong tình yêu sinh viên. Trong đó, số lượng sinh viên
25
cho rằng bạo lực tinh thần có xảy ra là chiếm cao nhất. Khi phỏng vấn sâu
một bạn sinh viên về vấn đề này, chúng tôi thu được ý kiến sau: “Mình cho
rằng bạo lực tinh thần là hay xảy ra nhất. Thông thường người ta chỉ chửi
nhau thôi chứ không đánh nhau đâu. Dù sao cũng mới là người yêu chứ đã

cưới đâu” (nữ, 22 tuổi). Thông thường, khi yêu nhau, con người thường có
thái độ nâng niu, yêu thương nhau nhiều hơn, ít xảy ra chuyện đánh đập, bởi
vậy, trong sinh viên, những người chưa phải là vợ chồng, tình trạng bạo lực
phổ biến nhất vẫn là bạo lực tinh thần.
Mặt khác, số lượng người cho rằng bạo lực tình dục có xảy ra là ít
nhất. Khi khảo sát ý kiến, chúng tôi cũng thu được một số ý kiến nói về vấn
đề này như ý kiến của một bạn nữ, 19 tuổi “Bạo lực tình dục thường ít xảy
ra hơn. Đây là vấn đề nhạy cảm nhưng mình cho rằng, người ta có thể đánh
chửi nhau chứ khi quan hệ tình dục, mà nhất là khi yêu nhau thì chắc không
có chuyện bạo hành. Với lại không phải ai yêu nhau cũng có quan hệ tình
dục, nhất là ở một nước phương Đông như ở Việt Nam”. Ở một nước
phương Đông truyêng thống như nước ta, việc quan hệ tình dục trước hôn
nhân bị coi là một hành vi “lệch chuẩn” và không được sự ủng hộ tán thành
của nhiều người. Sinh viên là bộ phận có tri thức, có hiểu biết và có lối sống
văn minh, hiện đại. Tuy vậy, chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn
không được nhiều bạn trẻ chấp nhận. Và có lẽ, đó cũng là một nguyên nhân
chủ yếu khiến cho hành vi bạo lực tình dục được các bạn sinh viên cho là có
ở mức thấp nhất.
Đối tượng bị bạo lực cũng được các bạn sinh viên nhìn nhận khá rõ
ràng. Kết quả thống kê chúng tôi thu được như sau:

×