Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Thực trạng, nguyên nhân ,những tác động với lối sống sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.82 KB, 28 trang )

I – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế
mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tư
tưởng về lối sống của nhiều người.
Đặc biệt ở đây , một vấn đề rất được quan tâm là lối sống của sinh viên ngày
nay. Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với
những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về
mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được
đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội, khoa học…
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến
bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên
là một lực lượng không nhỏ .Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao
đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các
Bộ, ngành khác quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của
125 trường. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.7000.000 người, số
lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi.
Về mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ
nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học… chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố các
trường, khu vực sinh sống và học tập…, lối sống của sinh viên Việt Nam nhìn
chung cực kỳ đa dạng và phong phú
Nhưng xã hội ngày càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát
triển, công cuộc hội nhập với thế giới càng cao, đời sống con người càng được
nâng cao thì càng đặt ra cho sinh viên, tầng lớp tri thức, giới trẻ ngày nay càng
nhiều thử thách. Khi mà các nền văn hóa phương tây đang du nhập vào Việt Nam,
có những điều tốt đẹp nhưng cũng không ít những giá trị văn hóa không thích hợp
với tư tưởng, truyền thống của người phương đông, câu hỏi đặt ra là sinh viên, tầng
lớp trí thức sẽ thích ứng thế nào với một môi trường mới? Họ sẽ chọn lọc học


những cái hay, cái đẹp phù hợp với bản thân hay học theo cái xấu không phù hợp
để rồi dần dần đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mỗi người có
một cách thích ứng riêng nên nó đã tạo nên nhiều lối sống trong sinh viên và giới
trẻ.
Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước,
chính vì thế việc bàn về lối sống của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức
cần thiết.
II-THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1- Thực trạng sinh viên hiện nay – thụ động trong học tập
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo
nổi chương trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên
đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng
kết quả học tập vẫn đạt điểm cao.Nguyên nhân ở đây là do sinh viên không chịu
tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình ( mặc dù trong phương
pháp giảng dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư
liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo)và tâm lí quen với việc
“đọc _chép”. Từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của phần lớn sinh
viên hiện nay.
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng
nề, thì công cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Số
sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện những
ngày bình thường và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến. Nhân viên quản lý thư
viện cho biết, một ngày bình quân chỉ có khoảng vài chục em đến đây ngồi học, tìm
tòi tư liệu.Trong khi đó, giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơn
ngoài một cái micrô cứ ọc-ẹc theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”, còn lớp học đông
đúc thì “mạnh trò, trò ngủ”.
Tại một hội thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy đại học mới đây, một giáo sư
ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã phải cảnh báo khi ông khám phá ra cách học
tập của sinh viên mà ông trực tiếp giảng dạy hiện nay thụ động đến độ khó tin! Để
kiểm nghiệm cách học thụ động này đến đâu, vị giáo sư đã làm cuộc điều tra bỏ túi:

tuần đầu chỉ đứng giảng trên lớp cho sinh viên (và cả học viên cao học) ghi chép,
kết quả chỉ 40% đạt điểm kiểm tra trên trung bình.Tuần hai, giáo sư lên lớp chỉ
hướng dẫn đầu sách tham khảo, kết quả trên 60 % sinh viên đạt điểm trung bình.
Trong hai tuần này, tinh thần học tập của sinh viên không mấy thích thú, thậm chí
có người nằm ngủ gật! Nhưng đến tuần thứ ba, vị giáo sư áp dụng phương pháp gợi
mở câu hỏi đề tài, thì cả lớp thảo luận, tranh cãi quyết liệt, và kết quả học tập khiến
cho vị giáo sư hài lòng : 90% đạt điểm kiểm tra trên trung bình.
Ở các nước tiên tiến, một giáo sư khi giảng dạy trên lớp luôn phải đi kèm từ một
đến hai trợ giảng. Những trợ giảng này luôn đảm nhiệm công tác điều phối không
khí lớp học, nội dung học tập của sinh viên và tổ chức những cemina cho sinh viên
bàn thảo đề tài học tập, gợi mở kiến thức. Từ đó, người học bị lôi cuốn theo chiều
hướng chủ động và sáng tạo. Nhưng đó là chuyện ở các nước, còn ở các trường ĐH
chúng ta hiện nay, để làm được việc này vẫn còn khoảng cách khá xa!
Thêm nữa, tâm lí quen “đọc _ chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn tới tình trạng thụ
động của sinh viên, nếu giảng viên không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉ
ngồi nghe và thưc tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,thậm chí là
không có gì. Trong khi đó sinh viên cũng không có thói quen đọc giáo trình và các
tài liệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà.
Rõ ràng khi ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan
làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự
thật, không dám nhìn nhận cái sai Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát biểu
ý kiến là rất ít thay vào đó là “Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống
bàn ” Đó là việc các thầy cô đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các sinh
viên trả lời câu hỏi. Đó không phải là những câu hỏi khó. Thông thường nó đều
nằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên. Thế nhưng rất ít có
cánh tay nào giơ lên. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp.
Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi. sinh viên thì cảm
thấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.
Vậy thì nguyên nhân do đâu sinh viên "không thèm” phát biểu ý kiến trong giờ
học ? Sau đây là 6 nguyên nhân được đưa ra :

(1) Chuyện phát biểu là chuyện của ai đó chứ không phải của mình. Mình không
phát biểu thì sẽ có người khác phát biểu, thế thôi .
(2) Không muốn là người đầu tiên. Đây là một tâm lý khá phổ biến bởi khi một
người nào đó đã giơ tay phát biểu và khi thầy cô tiếp tục hỏi về vấn đề đó thì có
khá nhiều người xung phong nhưng lại không giơ tay ngay từ đầu .
(3) Không phát biểu không sao, vì thầy cô gọi mãi không ai xung phong thì sẽ
"chọn mặt gửi vàng" trong danh sách lớp và sẵn làm luôn công việc điểm danh.
Xong, thế là qua chuyện, họa hoằn lắm thầy cô mới gọi trúng mình.
(4) Đa phần những người hay phát biểu không phải là những "sao" trong lớp.
Không hiểu rằng các "sao" này sợ phát biểu nếu sai sẽ bị mất hình tượng hay sao
mà không bao giờ giơ tay phát biểu nhưng lại thích ngồi ở dưới trả lời nho nhỏ.
(5) Trong những giờ học ngoại ngữ , điều này lại càng khó chịu hơn. Lớp học
thật sự căng thẳng mỗi khi thầy cô có câu hỏi và yêu cầu xung phong. Lớp học thì
ít người, thầy cô cứ đứng trên mà kêu gọi, ở dưới sinh viên cứ cúi mặt xuống bàn .
(6)Và cuối cùng có lẽ chính là do sự thụ động, nhút nhát trong một bộ phận lớn
sinh viên hiện nay.
Tuy nhiên, "chuyện phát biểu trong sinh viên" không phải chỉ xuất hiện ở giảng
đường đại học. Ngay từ ngôi trường cấp II, cấp III điều này cũng đã khá quen
thuộc. Thế nhưng quy mô những lớp học ngày xưa còn nhỏ, thầy cô đã khá quen
mặt nên nếu không xung phong, thầy cô sẵn sàng gọi lên bảng. Ở cấp I lại khác, các
em phát biểu khá hồn nhiên và luôn làm theo lời cô dạy "hăng hái phát biểu ý
kiến".
Vậy thì tại sao lại xảy ra một hiện tượng kỳ quặc đến như vậy?! Phải nhìn nhận
rằng sự vô trách nhiệm, thụ động, ỷ lại đang thật sự tồn tại trong một bộ phận lớn
những người chủ tương lai của đất nước . Từ việc ngại phát biểu trong giờ học sẽ
dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng
nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai. Như thế,
cái sai không được đưa ra ánh sáng, không được làm rõ nên sẽ không thể tìm ra
được cách giải quyết, không thể tiến bộ. Một đất nước mà có thế hệ trẻ như thế thì
lạc hậu là chuyện không thể tránh khỏi.

Thông qua việc tiến hành khảo sát bằng câu hỏi “tại sao sinh viên giờ lười phát
biểu?” ở một số bạn sinh viên nằm rải rác ở một số trường ĐH và CĐ và đây là
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "ít phát biểu" được rút ra từ 15 phiếu
khảo sát tiêu biểu nhất:
(1) . Do sinh viên quá lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà mà chỉ đợi lên
lớp chờ giảng viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến thức để trả lời những câu
hỏi của thầy cô
(2) . Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo và đôi khi sợ bị thầy cô la (hoặc có thể
bị trừ điểm) thì "quê độ"
(3) . Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị coi là
"chảnh"
(4) . Có khi câu hỏi quá khó vượt ngoài kiến thức hiểu biết
(5) . Có thể sinh viên không cảm thấy hứng thú với môn học, tiết học thiếu tranh
ảnh minh họa, giảng viên giảng bài chưa cuốn hút nên sinh viên chọn cách ngồi
chép bài là hơn
(6) . Tán chuyện hoặc không tập trung nghe giảng nên không hiểu rõ câu hỏi
(7) . Đôi khi câu hỏi được đặt ra quá dễ, bạn nào cũng biết rồi nên không ai giơ tay
phát biểu vì không có hứng
(8) . Trong một số trường hợp giơ tay phát biểu là vì được khuyến khích cộng
thêm điểm số (nhưng đây chỉ là phần thiểu số)
(9) . Không khí trong lớp học không được sôi động
(10) . Sợ phát biểu đúng có thể thầy cô sẽ đặt tiếp những câu hỏi khác mà mình
không biết trước được
(11) . Không tự tin vào bản thân, ngại ngùng khi phải đứng lên và trả lời trước đám
đông
Phần lớn sinh viên được khảo sát cho rằng những nguyên nhân có ảnh hưởng
tiêu cực tới hứng thú học tập trong sinh viên là: trong quá trình giảng dạy, giảng
viên không đưa ra các tình huống để kích thích sinh viên tư duy, không cập nhật
thông tin về đời sống xã hội, phần lớn thời gian trong giờ học giảng viên chỉ đọc
cho sinh viên chép những kiến thức sẵn có trong giáo trình rồi giải thích qua loa,

không tạo được bầu không khí thân thiện trong lớp
Nhưng ngoài ra “Sự áp đặt của giảng viên cũng khiến sinh viên sợ sai !” Đa phần
sinh viên rất ngại phát biểu, trừ khi gặp những vấn đề khúc mắc không tự tìm hiểu
được thì mới cần phải hỏi trực tiếp giảng viên. Ở một số môn học, đặc biệt là các
môn đại cương, có thể nói giảng viên chỉ truyền đạt lại cho sinh viên theo cách đọc
- chép nên không tạo được bầu không khí học tập sôi động. Một số giáo viên có
nêu câu hỏi rồi chỉ định hoặc để sinh viên tự giơ tay trả lời, nhưng phần đông sinh
viên không hưởng ứng lắm. Những nguyên nhân chính khiến sinh viên ngại phát
biểu là cảm giác sợ sai. Sự áp đặt của giáo viên cũng "đóng góp" vào tâm lý sợ sai
của sinh viên.
So với thế giới, sinh viên nước ta còn thụ động. Chỉ có chừng vài phần trăm sinh
viên là chủ động. Điều này làm giảm năng lực tự nghiên cứu của sinh viên. Khác
với học sinh, nhiệm vụ của sinh viên là học và nghiên cứu. Sinh viên không nên thụ
động, lên giảng đường nghe thầy giảng rồi trả lại cho thầy mà phải tự tìm tài liệu
đọc để thảo luận trước lớp. Việc thầy cô gợi ý để sinh viên thảo luận cũng thể hiện
được sự chưa chủ động ở sinh viên. Vậy mà thậm chí, có khi thầy nêu vấn đề thảo
luận rồi mà sinh viên vẫn ngồi im, không hăng hái tham gia. Điều này làm giảm
chất lượng giờ dạy vì giảng viên muốn nghe ý kiến sáng tạo, giải quyết vấn đề của
sinh viên. Một số giảng viên phải đưa ra biện pháp cộng điểm cho sinh viên nào
tích cực phát biểu. Không đọc trước tài liệu làm tăng tính rụt rè của sinh viên khi
phát biểu trước lớp. Kết quả là bạn trẻ tốt nghiệp ĐH rồi mà vẫn nhút nhát và e
ngại khi diễn đạt trước đám đông, dẫn đến sự hạn chế tinh thần làm việc theo nhóm
và khả năng lãnh đạo nhóm. Nếu tâm lý nhút nhát này phổ biến rộng rãi thì sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước. Theo đó, hầu hết bạn trẻ nước ta mới ra
trường chưa thể làm "sếp" ngay được, trong khi ở các nước tiên tiến chỉ chừng 30
tuổi là người ta đã thể hiện rõ chất lãnh đạo của mình. Tự tin phát biểu nghĩa là
mạnh dạn trước công chúng. Điều này càng quan trọng đối với người trong các
ngành khoa học xã hội và nhân văn vì đây là khả năng thuyết phục được người
khác thông qua lời nói. Sợ không dám nói nghĩa là bỏ qua cơ hội. Để khắc phục
được điều này, sinh viên phải tự học để nắm vững kiến thức và mạnh dạn phát biểu.

nhưng mỗi sinh viên lớn lên trong môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, hình
thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác
nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số sinh
viên học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi
nghe hơn là tranh cãi.
Vậy sinh viên mong muốn gì ở giảng viên? Làm nên sự thụ động của sinh viên,
lỗi cũng một phần chính là ở giảng viên. Đa số sinh viên được khảo sát mong muốn
giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực hoá người học
trong các giờ học. Có 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả
những tri thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh viên thích được giảng
viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập,
tư duy phê phán; 82,4% sinh viên thích giảng viên hỏi, khuyến khích sinh viên đặt
câu hỏi, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình
suốt cả tiết học; 85,6% sinh viên muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu
cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ
các tài liệu tham khảo này; 79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ
tự học (có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, khi
đưa ra con số chỉ có 34,7% sinh viên thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá
nhân, nhưng có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng
tích cực hoá người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và các
thói quen học thụ động đã định hình ở một bộ phận lớn sinh viên hiện nay.
Các nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với phương
pháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức hiện nay đã tạo ra một bộ phận
không nhỏ thanh thiếu niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã hội. Sinh viên
luôn thụ động với khối lượng kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bị
xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, từ đó tạo ra một bộ phận không nhỏ sinh viên thụ
động, vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội.
Thực trạng sinh viên lười lao động và học tập ngày một nhiều. Bởi lẽ gia đình cứ
tưởng con em mình đang vất vả, lao tâm khổ tứ cày trên giảng đường, luôn sợ con
vất vả hơn bạn bè, gởi tiền dư giả. Nào ngờ, một số bạn luôn ăn chơi sa đà, nhậu

nhẹt đến suốt sáng, chơi bài bạc, game Chờ tới khi thi, nước tới chân mới nhảy.
2- Thực trạng lối sống sinh viên chia làm 3 loại ( Theo một nghiên cứu của
trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa hoàn thành cuộc điều tra xã
hội về lối sống của sinh viên hiện nay. Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba
trường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa). Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạt
động cơ bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích phân
loại đã cho thấy ba kiểu sống cơ bản của sinh viên TP.HCM hiện nay.
60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội!
Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của
sinh viên tại TP.HCM. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn
bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc
sách báo. Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập
thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã
hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng
quan. Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động
“xi nhê” gì đến họ!
Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến
lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một
lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời
sống xã hội chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc
sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những
sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh
hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này. 10% sinh viên hướng vào vui
chơi, hưởng thụ! Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui
chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và
hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới ”, “Phim Hàn Quốc
đang chiếu tới tập ”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ ”. Đó là những điều quan tâm

thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là
những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí,
hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu".
Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về! 30% sinh viên say mê học
tập?
Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là
để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự
nâng cao kiến thức hiểu biết Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số
họ thực hiện được công việc này. Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực,
năng động, có chí hướng và say mê học tập.
Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện
cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích
xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội
truyền thống Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình vào mục đích
thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt động hướng
ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ
đến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy với mục đích lành
mạnh.
3 - Lối sống đẹp – Lối sống lý tưởng
Sống đẹp là phải biết ứng xử văn minh, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng,
bảo vệ môi trường, kính trọng thầy cô và xa lánh những tệ nạn trong giảng đường
như quay cóp, hút thuốc, rượu bia, đánh nhau
Nhiều sinh viên luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ
hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn
tự mình tạo ra cơ hội . Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế;
và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản
phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa
chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của
đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao
cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy

cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn
sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập.
Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn
phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân
loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực
khác như văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở
việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học,
những sinh viên-tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang
kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên
luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và
phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của
sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Một số bộ phận sinh viên luôn thể hiện mình là những con người táo bạo và tự
tin. Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không
chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công
hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự
tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chính
mình. Họ tin rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang
và sẽ làm, các bậc cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính là
sinh viên Việt Nam. Phần lớn sinh viên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ
rằng như thế là mình đã hơn các bậc tiền bối. Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu
nhiều lắm, nhất là kinh nghiệm và sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một
điều gì, sinh viên không bao giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung
quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp
người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình. Táo bạo song sinh viên
không hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn
đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm,
dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực
hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình. Khi cảm thấy mình đã
có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng

đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một
chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm
trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó. Tóm lại, táo bạo và
tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên .
Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây
dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh viên các
thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết thân tự
lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều
được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, sinh viên còn
chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường
như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách
vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo
được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn
mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học.
Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt
tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.
4– Một số bộ phận có lối sống tha hóa, không đẹp- cần đáng lên án
Lối sống không đẹp thể hiện ngay từ những điều chúng ta tưởng như là những
điều nhỏ nhặt nhất mà nhiều khi chúng ta bỏ qua không để ý đến như: xả rác ra
đường, không nhường chỗ cho người già và phụ nữ mang thai khi trên xe buýt, thờ
ơ trước những số phận kém may mắn…
Cờ bạc, lô đề không phải là hiện tượng mới lạ gì trong giới sinh viên. Chỉ cần
lượn một vòng quanh các trường có nhiều nam sinh viên như đại học xây dựng, đại
học giao thông vận tải… là có thể thấy ngay dịch vụ lô đề trá hình dưới dưới các
quầy bán sổ số mọc lên như nấm. Tầm từ 4h – 5h30, lực lượng nam sinh viên tạt ù
vào các quầy này đánh mấy con lô có khi nhiều gấp mấy lần số sinh viên đang…
ngồi trên thư viện nghiên cứu. Một buổi tối ngồi cùng cánh sinh viên trường đại
học xây dựng, ta sẽ thấy giật mình khi được nghe kể những câu chuyện về mức độ
liều lĩnh trong cách “ ăn chơi” của một số “ hảo thủ” trường này đã được “ giang
hồ” đồn thổi thành giai thoại.

Hiện tượng sinh viên uống rượu đã trở thành chuyện thường ngày đối với nhiều
người. Bất cứ một dịp nào: sinh nhật, lễ tết, ngày cuối tuần… thậm chí không cần
nhân dịp gì các sinh viên cũng tụ tập chén tạc, chén thù. Sự thật đã có ba cậu sinh
viên đại học xây dựng uống hết ba chai rượu Lúa Mới ( loại một lít một chai ) trong
buổi liên hoan chia tay một đồng chí lên đường “ về quê mẹ” ( vì bị đình chỉ học
một năm) mà đồ nhắm chỉ có vài củ lạc với vài quả khế. Uống xong, cả bọn say
xỉn, nôn mửa ra phòng khiến ai vô tình đi ngang qua sẽ cảm thấy kinh hãi với lối
sống buông thả của một bộ phận sinh viên hiện nay.
Ai cũng biết uống nhiều như vậy sẽ cực hại đến lục phủ ngũ tạng nhưng tất cả
đều phớt lờ và cho rằng “ vui là chính, sức khỏe là thứ yếu”. thậm chí những khi “
viêm màng túi”, nhiều sinh viên còn đi mua những loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìn
đồng/ lít là “rượu ít cồn nhiều”. Uống những loại này, đầu đau như búa bổ, mắt nở
hoa cà hoa cải vô cùng hại người. Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ qua, chỉ cần lúc “
trăm phần trăm” thấy vui là được. Mọi chuyện sau này đến đâu thì đến, không cần
quan tâm.
Tình yêu và vấn đề sống thử trong sinh viên cũng là vấn đề rất được quan tâm
hiện nay , yêu nhiều, yêu vô tội vạ, bạ đâu yêu đấy. Nghe có vẻ buồn cười nhưng
đó là sự thật. Nhiều sinh viên hiện nay quan niệm tình yêu đơn giản như mua một
cái áo, sắm một cái quần. Thấy vừa, đẹp thì “ mặc” lâu lâu một chút, không thấy
ưng ý thì lại thay ra ngay và chuyển sang chiếc khác.
một bộ phận sinh viên hiện nay đang đánh đồng tình yêu với tình dục. Nhiều
người trong số họ quan hệ với bạn trai/ bạn gái mà thậm chí còn không nắm rõ quá
khứ của nhau. Tiền sử những bệnh lây truyền qua đường tình dục của đối phương
lại càng mù mịt. Học thức cao nhưng không ít đôi thiếu nghiêm trọng những kiến
thức sinh sản giới tính. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở Việt Nam đứng hàng
cao nhất thế giới và không ít “ nam thanh nữ tú” phải lén lút, vội vàng đến những
phòng khám hoa liễu chữa trị căn bệnh “ khó nói”. Khám chữa không đến nơi đến
chốn, nhiều bạn đã phải trả giá quá đắt cho những phút giây lầm lỡ khi không còn
khả năng sinh con.
Nguy hiểm nhất là tình trạng “ tình cho không biếu không”, những cô gái có tiểu

sử tình dục không rõ ràng tự động đến sống chung với các nam sinh viên. Họ chỉ
cần có chỗ ăn ở còn không cần yêu cầu gì khác. Đây thực chất là những cô gái bán
hoa đã hết thời tìm cách mồi chài, chéo kéo những sinh viên vốn tò mò, thích của
lạ. Đây là những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm HIV rất cao. Mới đây, cái chết của
một nam sinh trường TL vì bị nhiễm HIV từ những cô gái “ cho không biếu không”
này đã dấy lên dư luận lo ngại trong xã hội về thực trạng nhức nhối này.
Một ví dụ : Thu Giang ( Đại học Ngoại Thương ), cô sinh viên gốc Hải Phòng có
nước da trắng, dáng người dong dỏng cao, có khuôn mặt khả ái được coi là người
luôn biết sống hết mình. Cô cười: “ Phải sống hết mình chứ! Cái gì cũng có cái giá
của nó. Chẳng ai cho không ai cái gì bao giờ…” Nói rồi cô nhảy lên sau chiếc xe
của một anh chàng đi lẫn vào giữa dòng người. Còn N.M.H ( Đại học Ngoại Ngữ
Hà Nội), quê ở Yên Bái đã chuyển sang sống cùng người yêu ở làng Phùng Khoang
đã được gần 3 tháng. Hàng ngày đi học về, cô lo cơm nước, giặt giũ cho người yêu.
Nhiều khi bạn bè thấy cô vội vã, tất bật như người có gia đình. Cô cho rằng: “ Sinh
viên sống cùng người yêu chẳng có gì lạ, bạn bè mình đứa nào yêu cũng thế…”
III ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sinh viên trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con người, mà
theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhưng họ còn mang những đặc
điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 25 dễ thay đổi, chưa định hình rõ rệt
về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên
môn.
Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo.
Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội,
đôi khi cực đoan nếu không được định hướng tốt.
Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay, liên
quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng,
đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này
chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như SV. Hình thành
một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết
bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chính xác, hệ thống, hạn chế sự bay

bổng về mặt hình tượng trực quan. Con người vì thế sống trong một môi trường ảo,
và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, giao tiếp ảo. Về môi trường sống, SV
thường theo học tập trung tại các trường ĐH và CĐ (thường ở các đô thị), sinh hoạt
trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối
đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi
Bất cứ một vấn đề hay đề tài nào cũng tồn tại hai mặt đối lập, trái ngược nhau.
Trong đề tài này ta có thể thấy lối sống của sinh viên có hai mặt tích cực và tiêu
cực.
1. Tính tiêu cực
Trước tiên ta đánh giá những nét tiêu cực trong đời sống sinh viên:
Tư tưởng là vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề lớn nhất cần bàn đến. Tư tưởng
của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc. Dưới tác động ồ ạt của nền kinh tế thị
trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự vật dưới con mắt của người tư
bản. Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là cái nhìn thiển cận, lệch
lạc. Nhiều sinh viên đã đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Thử hỏi những
người nắm trong tay vận mệnh của đát nước mà có những tư tưởng như vậy thì
tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?
Sinh viên sùng bái đồng tiền, đi kèm với giá trị vật chất. Nét tiêu cực trong lối
sống của sinh viên còn thể hiện trong việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị
cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị và cho rằng “ những thứ không mua
được bằng tiền thì mua được bằng nhiều tiền, những thứ không mua được bằng
nhiều tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền, những thứ không mua được bằng rất
nhiều tiền thì mua được bằng rất rất nhiều tiền” rồi lại “ tiền là tiên là phật, tiền là
sức bật của lò xo, tiền là thước đo của tuổi trẻ” dường như chỉ có tiền và tiền là
nhất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền là thước đo giá trị trong cuộc sống, sống
không có lý tưởng hoặc lý tưởng chính là những yếu tố thực dụng như tiền bạc,
danh vọng và địa vị. Coi trọng giá trị vật chất, xem thường giá trị tinh thần, ít nghĩ
tới lợi ích chung nên họ quên đi những tình cảm thiêng liêng chung quanh mình,
quên đi những mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Đó là thước đo giá trị
của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy kẻ có tiền là kẻ mạnh. Chính vì thế,

không ít sinh viên con nhà giàu đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều chuyện sai trái
có liên quan đến đạo đức như mua điểm, chèn ép bạn bè… Lối sống hưởng thụ dẫn
đến nhiều vấn đề tiêu cực khác trong sinh viên: tệ nạn xã hội, thái độ không đúng
đắn đối với lao động xảy ra nhiều trong sinh viên.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Trào lưu dân chủ
hóa, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân
ngày càng rõ, đặc biệt rõ trong những người trẻ có học vấn là sinh viên. Họ tự ý
thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Nhiều người chỉ quan
tâm đến những lợi ích cá nhân trước mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà
đạp lên lợi ích của người khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên
còn bất chấp cả: pháp luật, gia đình, bạn bè…khi trả lời câu hỏi “ việc làm khi ra
trường bạn muốn?”, hơn một nửa các bạn trẻ muốn có công việc nhiều tiền, chỉ có
24% muốn chọn công việc có thể cống hiến và phục vụ cho xã hội. Đây là một lối
sống không tôt vì tiền mà bỏ qua các lợi ích xã hội. Một số khác sống không động
chạm đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai họ thu mình lại như những con ốc,
sống khép kín. Họ ít trò chuyện, đi chơi cùng bạn bè. Chỉ cần biết đến mình, còn
người khác thì mặc kể kiểu “ đèn nhà ai nấy rạng”. Dường như có sự đề cao lợi ích
cá nhân hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, và
nếu có thì đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Nó
thể hiện ngay trên những chỗ công cộng như xe buýt… Sinh viên, giới trẻ như đang
áp dụng phương pháp “ không nghe, không nhìn, không thấy”, những việc của
người khác thì tốt nhất không nên xen vào không sẽ bị thiệt thân ( thấy đánh nhau
thì tránh xa, thấy người ta móc túi thì coi như không biết…). Nói một cách khác
dưới ảnh hưởng của xã hội giới trẻ như bị “ vô cảm” trước mỗi việc đang xảy ra .
Điều đó cũng khó mà chấp nhận được trong một đất nước theo chế độ xã hội chủ
nghĩa. Nhưng ngược lại những người có quan điểm “ sống hết mình, chơi hết mình,
yêu hết mình” theo trường phái con hổ cũng dễ rơi vào cạm bẫy mà người ta đã
giăng ra dẫn tới hậu quả khó lường.
Sinh viên – một lối sống vị kỉ
Lối sống thực dụng trong sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường. Sùng bái đồng tiền, làm tất cả để đạt được mục đích của
mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là tất
yếu không những không thể thiếu mà còn rất quan trọng và hữu ích trong việc đạt
mục đích cá nhân nếu mình không chạy theo sẽ chỉ có thiệt thòi cho bản thân, trước
tiên mình phải nghĩ đến bản thân mình đã. Cái nhìn thực tế không ảo tưởng viển
vông, không mơ mộng hóa sự việc là điều tốt, song tới mức thực dụng thì lại là
chuyện khác.
Sinh viên – một lối sống tha hóa dễ dãi không coi trọng giá trị đạo đức truyền
thống, phong tục tập quánCó nhiều sinh viên với lối sống quá dễ dãi, chạy theo trào
lưu ( ví dụ như “sống thử” ), những mặt tích cực của nó không đáng kể gì so với
những mặt tiêu cực của nó. Cách sống này không được xã hội chấp nhận, phong
tục, tập quán của Việt Nam không phù hợp với lối sống này. Có rất nhiều ý kiến,
đánh giá được đưa ra cho “ sống thử”, đều là những ý kiến không tán thành. Người
phải chịu thiệt thòi nhiều nhất là người con gái, sau một thời gian sống thử, họ bị
tổn thương về mặt tình cảm, suy sụp tinh thần, còn có nhiều hậu quả khó lường
khác có thể xảy đến trong tương lai ( nhiều người không thể sinh con do lạo phá
thai trong quá trình sống thử). Sinh viên chắc hẳn ai cũng biết được những tác hại
đó nhưng họ vẫn làm.
Thái độ bi quan, chán đời xuất hiện ở một số sinh viên cũng cần phải phê phán.
Trong khi phần lớn thanh niên đều cố gắng sống và học tập vì tương lai, ít nhất vì
lợi ích của bản thân, thì lại có những người chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không
đâu mà không tha thiết gì cuộc sống. Đôi khi chỉ vì thất tình hay không đạt được
một điều mong muốn mà họ co mình lại thay đổi thái độ của bản thân thờ ơ với
cuộc sống xung quanh, tinh thần suy sụp, thậm chí nhiều người ngốc nghếch suy
nghĩ không thông còn tìm đến cái chết. Những chuyện tương tự như thế nghe thật
nực nực cười nhưng không thể không nhắc tới. Theo các con số thống kê thì các vụ
tự tử trong sinh viên xảy ra ngày càng nhiều, nguyên nhân của các vụ tự tử đó
thường là do chuyện tình cảm đổ vỡ. Hoặc khi có một điều gì xảy không như họ
mong muốn họ sẵn sàng quên đi mục đích, lý tưởng của mình chán đời, họ lăn vào
những cuộc chơi vô đối.

Qua đây ta có đưa ra lời nhắc nhở đối với những ai đang có quan điểm sai lầm “
Hãy sống lại, sống theo một cách đúng nghĩa của nó, đừng để mọi chuyện đi qua
rồi ngoảnh đầu tiếc nuối”.
2. Tính tích cực ( tốt và phù hợp ) :
Không thể xét một vấn đề đơn giản trên một khía cạnh mà phải cân nhắc nó trên
nhiều mặt, không thể chỉ nhìn vào mặt tốt, tích cực mà quên đi những điều còn tồn
đọng, mặt tiêu cực và ngược lại. Ta tiếp tục đánh giá mặt tích cực trong lối sống
của sinh viên:
Như chúng ta đã biết bao đời nay có biết bao nhiêu anh hùng trẻ làm nên lịch sử
của đất nước. Từ thời phong kiến đã xuất hiện những anh hùng thiếu niên, không
chịu bán nước quyết giữ nước như Trần Quốc Toản. Là một cậu bé 15 tuổi nhưng
đã muốn ra trận cứu nước, nghe các quan thần bàn về việc nước mà bóp nát quả
cam trong tay khi nào không hay. Đến thời kỳ nước ta bị thực dân pháp và đế quốc
Mỹ chiếm đóng những con người trẻ, những người vô cùng yêu nước đã không nề
hà hiểm nguy đã đóng góp tuổi trẻ của mình cho đất nước. Không phân biệt trai
gái, người ra trận trực tiếp chiến đấu, người ở lại củng cố hậu phương, người tham
gia công tác liên lạc, hoạt động trong công tác tình báo… Cũng có những người bỏ
lại tuổi trẻ của mình ở chiến trường như chị Đặng Thị Thùy Trâm – một cô sinh
viên Hà Nội đã tình nguyện ra chiến trường rồi để lại tuổi 20 tuổi đẹp nhất trong
tiếng bom đạn. Hay những em bé dù ít tuổi nhưng đã bộc lộ cách sống đẹp của
mình: Kim Đồng – một em bé làm công tác liên lạc, cũng đã hi sinh trong một lần
đang làm nhiệm vụ. Và giờ đến sinh viên ngày nay, mỗi thời một khác nhưng họ
vẫn mang trong mình dòng máu của người Việt Nam nên phần nào họ vẫn kế thừa
được những truyền thống tốt đẹp của tuổi trẻ Việt Nam với sứ mệnh trụ cột của đất
nước.
Điểm nổi bật đầu tiên khi chúng ta nghĩ về sinh viên đó là những con người năng
động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc
cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục… Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc
đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các cơ hội đó thành hiện thực.
Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội. Đã có nhiều sinh viên

nhận được bằng phát minh sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được
áp dụng, được biến thành sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được
đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới
phương pháp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi,
thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ
mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường
sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong phạm vi hẹp ở trường, lớp, giới
trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc, nhiều sinh viên
còn học một lúc hai ba trường đại học. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại,
sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác
như văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc
tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện… Ngoài giờ học, những
sinh viên, những tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi mang kiến
thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà. Không chỉ thế, mùa hè sẽ có ý nghĩa
hơn khi sinh viên đem lòng nhiệt huyết cháy bỏng của mình cho hoạt động tiếp sức
mùa thi hay đem tri thức, sức lực của mình đến những miền quê giúp đỡ những
người nông dân… Bằng sự năng động, sinh viên luôn cập nhật thông tin, kiến thức,
làm mới mình phù hợp với sự thay đổi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động
và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật làm lên lối sống tích cực của sinh viên Việt
Nam thời đại mới.
Sinh viên Việt Nam chăm chỉ, muốn tự lập và khẳng định bản thân. Ngoài việc
hoàn thành tốt công việc học tập ở trường sinh viên còn tìm kiếm các công việc làm
thêm như: gia sư, làm tiếp thị, marketing…để kiếm thêm thu nhập và trau dồi kinh
nghiệm cho bản thân là tiền đề để sau khi ra trường dễ dàng thích ứng với môi
trường, tìm được công việc phù hợp. Có những sinh viên muốn ra ngoài ở trọ
không muốn phụ thuộc vào gia đình, muốn tự mình kiếm sống để lấy tiền đóng
học. Có thể trên bước đường đầu tiên họ có thể vấp ngã, không dễ dàng gì vượt qua
nhưng họ đã cố gắng không chịu khuất phục để đạt được mục tiêu của mình. Và họ
đã có thành công trong cuộc sống.

Sinh viên dám nghĩ, dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không
chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công
hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại làm họ tự tin
hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Táo bạo nhưng không liều lĩnh, trước khi thực
hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng
táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm dám thử nghiệm, họ là người đầu
tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ
lệ thành công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ
mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro
thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra,
tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào
thất bại, đương đầu và vượt qua nó, không chịu bị gục ngã. Có nhiều sinh viên vẫn
ngồi trên ghế giảng đường đại học mà đã dám thành lập công ty ( dù là nhỏ), để tự
mình thử thách, làm giàu.Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong
lối sống của sinh viên Việt Nam. Nó giúp con người ta vươn lên trong cuộc sống.
Một câu hỏi vẫn thường được đặt ra là: sinh viên hôm nay sống có lý tưởng
không, lý tưởng ấy là gì, có sự phù hợp giữa lý tưởng cá nhân với lý tưởng của dân
tộc của nhân loại không. Có thể khẳng định là có, chính những lý tưởng này mà con
người phấn đấu hơn trong cuộc sống, đính hướng cho lối sống của mỗi người làm
cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
3 . Nguyên nhân của vấn đề.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những lối sống khác nhau của sinh viên. Sau
đây là một số nguyên nhân dẫn đến lối sống tiêu cực của sinh viên Việt Nam:
a-Nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân từ gia đình:
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội ngày nay khá lỏng lẻo do cha mẹ
không có nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Bên cạnh đó, sự thiếu gương
mẫu của người lớn cũng có tác động không tốt tới sự hình thành nhân cách trong
con trẻ. Một đứa bé được lớn lên trong môi trường ( gia đình, xã hội) còn nhiều bất
cập ắt sẽ biến thành những công dân chưa thực sự trân trọng những giá trị đạo đức

và nhân văn. Có những gia đình quá chiều con để cho con cái sống quá đầy đủ về
mặt vật chất, muốn gì cũng có tạo cho trẻ một thói xấu, và muốn tìm tòi những thứ
mới lạ bên ngoài. Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm là con mình đã lớn
không cần phải quản nữa để tự do thích làm gì thì làm.
+ Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài tác động đến sinh viên:
Phần đông sinh viên phải đi học xa nhà, không có ai quản, thiếu sự quan tâm,
chăm sóc của bố mẹ. Bước vào một môi trường mới có nhiều cám dỗ không lường
trước được, dễ sa ngã, học đòi bạn bè xấu. Một số sinh ra cách sống đơn độc, nhút
nhát, khó gần; số khác sẽ tụ tập với những người có cùng hoàn cảnh, tâm trạng với
mình để quậy phá xưng hùng, xưng bá, sống bất cần đời. Và để lấy “ số má” với
bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ chi để chứng tỏ “ đẳng cấp”, “ thua
trời một vạn không bằng kém bạn một li”.
+ Nguyên nhân từ nhà trường:
Nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “ đào
tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục
đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ
yếu. Và đặc biệt là đối tượng sinh viên đã 18 tuổi trở lên có đầy đủ các quyền về
dân sự và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nên sự lỏng lẻo trong việc giáo dục
và định hướng cũng ít đi. Lối sống tha hóa đạo đức của một bộ phận không nhỏ của
giới trẻ trong xã hội ta có một nguyên nhân cần nhấn mạnh là do ảnh hưởng của
những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay.
+ Nguyên nhân từ xã hội:
Là nguyên nhân chúng ta khó có thể kiểm soát và điều chỉnh nhất. Nếu chúng ta
nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện tượng tha hóa
đạo đức không phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng tuân theo “ quy luật
nhân quả”; những hành vi đáng tiếc đó được lập trình từ trước do những ảnh hưởng
không mong muốn của xã hội. Lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của
cuộc sống hiện đại. Có nhười đã nói: cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì giới trẻ
ngày càng hư hỏng bấy nhiêu. Và cuộc sống càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì
hình như con người càng làm nô lệ cho nhiều thứ chán nản, thất vọng. Khi đó họ

tìm đến rượu bia, xì ke, ma túy, thuốc lắc, ăn chơi trác táng. Xã hội cũ liệu sinh
viên có biết đến và thường xuyên ghé thăm các vũ trường, sàn nhảy như bây giờ
không?
Hơn nữa, do cuộc sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó
đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo giá trị
vật chất, những thứ đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu
thế đó, họ không có thời gian để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như
những liều thuốc an thần. Thay vào đó, họ cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi tốc
độ, cạnh tranh. Trong thời đại này, ai bình chân người đó sẽ chết đói, có người cho
rằng “ thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ sống một cách lương thiện thì áo
chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là “ ăn no mặc ấm, ăn sung măc
sướng”.
Nhìn vào thực tế, ta thấy được những hậu quả do sự phát triển của xã hội, do lối
giáo dục từ chương, nhồi sọ, và do cơ chế quản lý. Đó là một lối sống buông thả,
gian lận thương trường và hưởng thụ quá độ. Những vụ việc như “ múa kiếm”,
tham ô tham nhũng của người lớn được du di cho qua không thể không khiến người
trẻ nghĩ rằng “ làm sai cũng chẳng sao cả”, vì đâu có thấy những hành vi đó bị
trừng phạt thích đáng. Hơn nữa, do hội nhập văn hóa làm cho giới trẻ sống “ tây
hóa” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người. Nếu không thích nghi với
cuộc sống xã hội đang ngày càng thay đổi một cách chóng mặt thì con người sẽ tự
bị xã hội đào thải nhưng nếu thích ứng một cách không có chọn lọc thì những cái
xấu sẽ lan nhanh hơn cái văn minh mà ta hướng tới.
Từ những nguyên nhân này ta có thể tìm những biện pháp giải quyết để lối sống
của sinh viên tốt hơn. “ Sống đẹp ngay từ khi…con nít”, hình thành bản lĩnh con
người.
Nguyên nhân chủ quan ( từ phía bản thân )
Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng
tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do
không phải làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh
phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau: “ Cái thảm kịch của giới trẻ,

chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng không thể không vâng lời vì sự tự do quá
đáng”. Cũng có nhiều sinh viên có ý nghĩ thi đỗ đại học bước sang một trang mới
không cần phải phấn đấu nữa, mà phải ăn chơi cho thỏa những ngày học tập vất vả
nên sa đà vào những trò vui không rút chân ra được. Khi đã thi đỗ đại học không ít
người được thưởng những thứ này thứ kia, muốn gì được đấy dễ hư hỏng. Bản thân
các bạn trẻ không muốn sống khác thì khó có thể tạo ra một lối sống mới.
PHẦN IV : QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
Bản thân em là một sinh viên năm thứ 3 , cuộc sống sinh viên không còn gì là
mới lạ , trải nghiệm được phần nào cuộc sống sinh viên khi xung quanh mình là
những người cũng là sinh viên , cùng mục đích . Lối sống sinh viên hiện nay không
chỉ có những mặt tiêu cực , những lối sống xấu xa , tha hóa ở 1 số bộ phận sinh
viên , mà bên cạnh đó còn có những lối sống tích cực, lành mạnh đáng được nêu
cao
Sinh viên ngày nay có rất nhiều cơ hội để khẳng định mình trong một môi
trường xã hội mới. Cái mà nhiều năm trước đã không có, đó là sự phổ cập của
Internet. Đáng lẽ ra, đó là công cụ để phát triển tri thức, cập nhật những thành
công, mở rộng hiểu biết và quan hệ, nhưng bây giờ lại có quá nhiều sinh viên và

×