Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt tù về quá trình tái hoà nhập cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.7 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
Phần 1 :Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Các phương pháp nghiên cứu
Phần 2. Cơ sở lý luận chung
1. Các khái niện cơ bản
1. Khái niệm nhận thức
2. Khái niệm nhu cầu
3. Khái niệm định kiến xã hội
4. Nhận thức chung về đối tượng chấp hành xong hình phạt tù
5. Khái niệm tái hoà nhập cộng đồng
6. Khái niệm tự đánh giá.
2. Một số đặc điểm tâm lý trong quá trình tái hoà nhập cho những người đã
chấp hành xong hình phạt tù
Phần 3. Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
1
PHẦN 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong hình phạt tù (người
tù tha) là vấn đề từ lâu đã mang tính xã hội và thời sự. Hình phạt tù là hình
phạt cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội đưa họ vào môi trường trại giam để
quản lý và giáo dục tập trung theo quy định của pháp luật. Sau khi ra tù trở về
với cuộc sống đời thường liệu người tù tha có thực sự hòa nhập với gia đình,
với cộng đồng ổn định cuộc sống, trở thành công dân có ích cho xã hội? Đây
là vấn đề không chỉ của bản thân đối tượng được tha tù trở về, của gia đình họ
mà nó là vấn đề nhà nước và xã hội cùng quan tâm. Đây là giai đoạn sau của


thi hành án phạt tù, kết quả của nó sẽ đánh giá hiệu quả thực sự của quá trình
người phạm tội đã được giáo dục, cải tạo trong trại giam. Bản thân người đã
chấp hành xong hình phạt tù trở về với tư cách là một thành viên của cộng
đồng, họ được khôi phục các quyền và nghĩa vụ công dân, họ rất cần sự giúp
đỡ của người thân, gia đình và xã hội cho họ cơ hội làm lại cuộc đời.
Nhưng trên thực tế, vấn đề này chưa được quan tâm thực sự. Vì người
chấp hành xong hình phạt tù không còn bị ràng buộc pháp lý nữa trừ việc xóa
án tích hay chấp hành hình phạt bổ sung. Nhiều người quan niệm ra tù là hết
trách nhiệm với nhà nước và nhà nước cũng hết trách nhiệm. Nên nhiều khi
vấn đề tái hòa nhập cộng đồng chỉ là vấn đề của bản thân người ra tù.
Nhưng trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền,
các cơ qua chức năng, cộng đồng xã hội và gia đình rất quan tâm tới công tác
giáo dục cải tạo, tạo mọi điều kiện giúp cho quá trình hoàn lương một số đối
tượng là tù tha nhằm mục đích đưa họ về cuộc sống cộng đồng và trở thành
một con người tiến bộ.
Công tác giáo dục và cải tạo những đối tượng đã chấp hành xong hình
phạt tù trong quá trình trở về địa phương đã thu được một ssó kết quả nhất
2
định. Nhưng trong số đó thì tỷ lệ người hoàn lương sau khi tái hoà nhập con
thấp. Điều này dang thực sự là một khó khăn và thách thức cho xã hội.
Về quá trình tái hoà nhập của các đối tượng là tù tha bên cạnh những
thuận lợi thì đa số các đối tượng này gặp những khó khăn nhất định và ảnh
hưởng tới kết quả tái hoà nhập. Những khó khăn này xuất phát từ cả hai phía :
chủ quan và khách quan.
Về phía khách quan, khó khăn lớn nhất và gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ
tới quá trình hoàn lương của chị em đó là định kiến xã hội, bởi vậy con đường
hoàn lương của các đối tượng là tù tha gặp nhiều gian nan, trắc trở. Dư luận
xã hội và gia đình chưa thật sự cảm thông, đón nhận người con lầm lạc trở về,
chưa tạo điều kiện thuận lợi cho họ hoà nhập cộng đồng. Các thiết chế xã hội
giúp các đối tương tù tha này hoàn lương hiệu quả chưa cao.

Về phía chủ quan, việc không ít những người tù tha này họ nhận thúc
về đặc điểm nhân thân của họ, đặc điểm tâm lý rất thường gặp ở người tù tha
trở về là thái độ mặc cảm, tự ti, e ngại tiếp xúc với cộng đồng. Hơn nữa do
đặc điểm về trình độ văn hóa của các đối tượng này thường thấp chủ yếu là
văn hóa cấp I, II chiếm 70%, cấp III chiếm 28%, cấp III trở lên chỉ chiếm 2%.
Chính sự hạn chế trình độ văn hóa làm người tù tha trở về khó nhận thức đúng
đắn quá trình trở về làm lại cuộc đời và hũa nhập với cộng đồng nơi mình
đang sinh sống. . . đồng nghĩa với điều trên là là đồng nghĩa với việc không
tán đồng với những chuẩn, quy phạm đạo đức của xã hội, có thái độ bất cần
và xem thường những chuẩn mực đó.
Như vậy, có thể thấy rằng quá trình tái hoà nhập của người tù tha sẽ
không có hiệu quả nếu như họ nhận thức không đầy đủ về quá trình tái hoà
nhập xã hội cũng như hình thành cho mình tư thế tích cực hoàn lương trong
quá trình trở về địa phương hoà nhập với cộng đồng.
3
Với lý do trên em đã lựa chọn nội dung : "Nhận thức của những
người sau khi chấp hành xong hình phạt tù về quá trình tái hoà nhập cộng
đồng" làm đề tài Niên luận nhằm làm sáng rõ những nhận thức chung, và thực
tiễn thi hành công tác này ở nước ta hiện nay và thực trạng tái hoà nhập của
các đối tượng tù tha hiện nay. Qua đó đóng góp một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện các chính sách pháp luật, xã hội về vấn đề này.
2. Đối tượng nghiên cứu :
Tìm hiểu nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt
tù về quá trình tái hoà nhập cộng đồng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Tìm hiểu nhận thức của những người sau khi chấp hành xong hình phạt
tù về quá trình tái hoà nhập cộng đồng :
3.1. Nhận thức về nhu cầu tái hoà nhập cộng đồng của các đối tượng là
tù tha trên cơ sở các chính sác đãi ngộ của Nhà nước và Pháp luật nước ta
hiên nay.

3.2. Nhận thức của các đối tượng tù tha về định kiến xã hội, gia đình,
bạn bè khi trở về cải tạo tại địa phương.
3.3. Nhận thức của các đối tượng tù tha tiến bộ trong quá trình tái hoà
nhập cộng đồng.
3. 4. Nhận thức của các đối tượng tù tha tái phạm tội vi phạm pháp luật
4. Mục đích nghiên cứu :
4.1. Tìm hiểu nhận thức tái hoà nhập, thích nghi xã hội của những
người vừa chấp hành xong hình phạt tù dưới các biện pháp giáo dục chuẩn bị
về mạt tâm lý và các chính sách khoan hồng của Nhà nước, pháp luật của
nước ta hiện nay.
4
4.2. Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
giáo dục những đối tượng tù tha, giúp họ có được nhận thức đúng đắn nhất và
trở thành những người có ích khi trở về hoà nhập với cộng đồng.
5. Giả thuyết nghiên cứu :
Thời gian được trở về điạ phương tự cải tạo, rèn luyên bản thân thì nhận
thức tái hoà nhập, thích nghi xã hội của những người vừa chấp hành xong
hình phạt tù đã dần dần được hình thành một cách đúng đắn, rõ nét và thực sự
đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động tái hoà nhập, thích nghi với xã hội.
Các đối tượng là tù tha nhận thức rõ ràng những khó khăn khi tái hoà
nhập với xã hôi( mặc cảm, không có việc làm, định kiến. . . )
Mặt khác các chính sách, nghị quyết, văn bản, chỉ thị ưu đãi của nhà
nước và pháp luật sẽ giúp cho quá trình hoàn lương của các đối tượng sau khi
chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương cải tạo được nhanh chóng và
sớm hoà nhập được với cộng đồng.
6. Các phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5
PHẦN 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I. Những khái niệm cơ bản

1. Khái niệm nhận thức
Trong quá trình hoạt động của con người nhận thức là một hoạt động
không thể thiếu, nhận thức phản ánh hiện thực xung quanh và chính bản thân
mình. trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Như vậy
nhận thức càng sâu sắc, càng tích cực thì càng có cơ sở để có thể tiến hành
những hành động phù hợp. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp cứ nhận
thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.
Theo Can-Tơ nhà triết học cổ điển Đức- cả trong các hệ thống của chủ
nghĩa kinh nghiệm duy vật, nhận thức được xem xét như kết quả của hoạt
động tư duy của chủ thể nhằm thấu hiểu thế giới bên ngoài. "Can Tơ muốn
xây dưng một quan niệm nhận thức riêng của mình, đã đi đến kết luận rằng
quan hệ của nhận thức cảm tính với nhận thức giác tính hay lý tính không phải
là bậc thấp với bậc cao; Chúng đều là hai hành động khác nhau của trí tuệ.
Ông cho rằng để hiểu được bản chất của nhận thức thì cần phải nghiên cứu
chính bản thân tri thức. Can Tơ là người muốn nhấn mạnh tính tích cực của
chủ thể trong nhận thức".
Nhờ hoạt động nhận thức, chúng ta không chỉ phản ánh hiện tượng
xung quanh ta mà cả bản thân, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã
qua và sắp tới, quy luật phát triển của hiện thực. Nghĩa là hoạt động của nhận
thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau, mức độ phản ánh khác nhau :cảm
giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng. . . những quá trình này sẽ cho chúng ta
những sản phẩm khác nhau (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm) toàn bộ hoạt
động nhận thức có thể chia thành hai giai đoạn lớn :
+ Giai đoạn nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác.
6
+ Giai đoạn nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ và tác động bổ sung
cho nhau.
V. I. Lênin đã rút ra kết luận cho hoạt động nhận thức đó là :"từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó
là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức hiện thực

khách quan". Hay "Nhận thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ
óc con người"
Có thể nói rằng nhận thức là quá trình phản ánh khách quan vào bộ óc
của con người nhưng sự phản ánh này không chỉ giảm thụ động mà là quá
trình biện chứng thể hiện tính tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với
khách thể.
Tóm lại, nhận thức là một quá trình, mang tính tích cực của con người,
nhận thức là khả năng phản ánh những thuộc tính của sự vật hiện tượng với
quan hệ của chung trong nhận thức khách quan thông qua thực tiễn của con
người.
*Mối quan hệ giữ nhận thức và hành vi
Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi là mối quan hệ qua lại, bổ sung
cho nhau. chỉ có được những hành vi đúng đắn khi có sự nhận thức đúng dắn
và ngược lại, bằng việc thực hiện các hành vi chuẩn xác phù hợp mới tạo cho
con người hoàn thiện trong nhận thức phản ánh đúng hiện thực khách quan,
nhưng hành vi lại không phù hợp với nhận thức, nhânj thức sai lệch sẽ đễ
dàng biến các hành vi bị lệch chuẩn. Có thể thấy rằng hành vi thao tác, công
cụ của nhận thức để tác động vào hiện thực khách quan. Qua việc thực hiện
hành vi chủ thể của hành vi có thể thay đổi được những nhận thức của họ.
Đối với những người vừa chấp hành xong hình phạt tù họ đều nhận
thức được rằng phạm tội là một hành vi trái pháp luật, có ảnh hưởng xấu cho
xã hội. Nhà nước và Pháp luật luôn luôn lên án và có những hình phạt đích
7
đáng cho những ai có những hành vi tái với pháp luật. Và khi những người có
những hành vi sai lệch các chuẩn mực đạo đức của xã hội, họ đã phải chịu
những hình phạt đó là cải tạo trong các trại tạm giam, các trung tâm giáo
dưỡng đó là quá trình giúp họ nhìn nhận lại hành vi sai trái của mình từ đó tự
kiểm điểm và cải tạo sửa chữa lỗi lầm của mình. Sau thời gian cải tạo tốt
trong các trại tạm giam, trung tâm giáo dưỡng họ được trở về địa phương và
nhận được các chế độ ưu đái của Nhà nước và pháp luật giúp họ sớm hoàn

lương hoà nhập với cộng đồng. Như vậy nhận thức đúng và hành vi đúng sẽ
tạo nên một nhân cách đúng và một nhân cách lệch chuẩn khi nhận thức sai và
đẩy đến hành vi sai.
2. Khái niệm nhu cầu :
Theo từ điển tâm lí học thì " nhu cầu có nghĩa là điều kiện cần thiết để
đảm bảo tồn tại và phát triển. Được thoả mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì khó
chịu, căng thẳng ấm ức. Có nhu cầu cá nhân, có nhu cầu chung của tập thể,
khi hoà hợp, khi mâu thuẫn; có nhu cầu cơ bản; thiết yếu, giả tạo" (Nguyễn
Khắc Viện, Từ điển Tâm lí học, NXB Thế giới, trang 259-260)
Nhu cầu của cá nhân sẽ thay đổi khi trình độ phát triển của xã hội thay
đổi. Cho nên cần xác định rõ những tiêu chuẩn sinh lí, xã hội, tâm lí để phân
biệt những nhu cầu xác đáng với những ham muốn, đòi hỏi không quan trọng.
Nhu cầu là nhân tố xác định hành động của con người với mỗi nội dung
của nhu cầu sẽ hình thành hành động của mỗi cá nhân và từ nội dung của nhu
cầu nó sẽ quyết đinh, thúc đẩy hành động của con người. Khi nhu cầu được
thoả mãn sẽ làm nảy sinh những cảm xúc dương tính, tạo cho sự phát triển
nhân cách của cá nhân hoàn thiện. Và khi cách thức thoả mãn nhu cầu lệch
lạc, hoặc không thể thoả mãn dẫn tới những cảm xúc âm tính, là nguyên nhân
nảy sinh những lệch chuẩn về hành vi nhân cách. Hay rõ ràng hơn là nhu cầu
luôn bộc lộ ở hai chiều hướng : tích cực và tiêu cực. Nhu cầu được xem là tích
8
cực khi nó phù hợp với chuẩn mực xã hội, cộng đồng, bằng những cách thức
phù hợp trong điều kiện của bản thân, xã hội để thoả mãn thì sẽ xuất hiện
những hành vi phù hợp với chuẩn mực tạo nên sự phát triển nhân cách. Ngược
lại nhu cầu tiêu cực nảy sinh khi nó không còn phù hợp với những chuẩn mực
xã hội, cách thức để thoả mãn nó không phù hợp và dẫn đến những hành vi
lệch chuẩn.
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để
tồn tại và phát triển. Nhu cầu của con người có những đặc điểm cơ bản sau :
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có

khả năng đáp ứng sự thoả mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy
con người hoạt động nhằm tới đối tượng. Nội dung của nhu cầu do những
điều kiện và phương thức thoả mãn no quy định. Nhu cầu có tính chu kì. Nhu
cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật : nhu cầu của
con người mang bản chất xã hội. Nhu cầu của con người rất đa dạng : nhu cầu
vật chất gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như : nhu cầu ăn, mặc, ở. . . nhu cầu
tinh thần bao gồm : nhu cầu tinh thần bao gồm : nhu cầu nhận thức, nhu cầu
thẩm mĩ, nhu cầu lao động, nhu cầu giao lưu và nhu cầu hoạt động xã hội.
Tóm lại, nhu cầu bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, nó là
yếu cần thiết, tất yếu cho sự tồn tại và ohát triển của cá nhân. Nó định hướng
và quy định cho mọi hoạt động của con người. Vì thế nhu cầu tích cực hay
không tích cực sẽ ảnh hưởng đến một cá nhân cách hoàn thiện hay lệch chuẩn.
3. Định kiến xã hội
Định kiến xã hội là thái độ có sẵn về đối tượng (ở một con người hay
một vấn đề nào đó). Đây chính là sự nhận định, đánh giá mang tính chất một
chiều dựa trên cơ sở khách quan nhưng chưa đủ chứng cớ xác định và thường
mang một hàm ý xấu.
9
Định kiến xã hội là sự định hướng mà con người tiếp nhận được từ
trong cuộc ssống nhằm tạo ra sự phân biệt xã hội đẫn đến sự phân biệt đối xử.
Theo pgs Trần Thị Minh Đức :Định kiến xã hội có 3 mức độ thể hiện sự phân
biệt đối xử từ thấp đến cao.
+ Thứ nhất : đó là đặc ngữ thể hiện ở tính miệt thị một cách không cố ý
đẫn đến phân biệt đối xử (ví dụ như từ mọi rợ, ngu đần. . . )Đặc ngữ lưu
truyền trong nhân gian, trong nhóm xã hội và thường thấm sâu vào ý thức cá
nhân một cách vô thức.
+ Thứ hai : đó là sự nhận thức (tri thức, quan niệm, sự hiểu biết về các
vấn đề xã hội). Chính vì vậy con người có kiến thức càng cao thì định kiến
càng giảm đi
+ Thứ ba : thể hiện trong ứng xử, hành vi, hành động.

Định kiến thường được hình thành trong gia đình, môi trường giáo dục
của nhà trường, các phương tiện truyền thông một cách vô thức hay có ý thức.
Định kiến là phân biệt đối xử do sự không ngang nhau về trình độ văn
hoá, hoàn cảnh sống, tri thức, vị trí kinh tế- xã hội đẫn đến định kiến bản thân
làm thay đổi hình ảnh của bản thân thể hiện ở sự căm ghét bản thân mình, làm
méo mó hình ảnh của bản thân. Định kiến dẫn đến sự phân biệt đối xử với
người khác do hiệu ứng Pygmalyon (nhà điêu khắc Hy Lạp ) là quá trình hình
thành ở người khác những đặc điểm mà thực chất họ không có nhưng người
giao tiếp lại nghĩ họ có.
Tóm lại : Định kiến xã hội là suy nghĩ, thái độ có sẵn đối với một
người, một nhóm người, một dân tộc hay một vấn đề nào đó. Định kiến xã hội
có hai mặt. Thứ nhất, định kién xã hội làm đơn giẩn hoá quá trình xã hội hoá
người khác, làm cản trở sự hiểu biết các đối tượng xã hội một cách chính xác.
Thứ hai, định kién xã hội dẫn đến thái độ đối xử không đúng làm cho việc tri
10
giác đối tượng sai. Chính hiệu quả thứ hai này là yếu tố vản trở cực kỳ lớn đối
với những người lầm lỡ muốn quay trở lại làm người bình thường.
4. Nhận thức chung về đối tượng chấp hành xong hình phạt tù :
Đối tượng chấp hành xong hỡnh phạt tự bao gồm số đối tượng phạm tội
đang chấp hành hỡnh phạt tự cú thời hạn hoặc tự chung thõn ở cỏc trại giam,
trại tạm giam (họ phải là phạm nhõn), hết thời hạn hay chưa hết thời hạn
nhưng tiến bộ được hưởng chính sách khoan hồng được tha về địa phương
(đặc xá, ân xá).
Đối tượng tù tha về địa phương về mặt pháp lý họ có nghĩa vụ và được
hưởng các quyền như các công dân bình thường khác trừ số phải chấp hành
hình phạt bổ sung theo quyết định của Tòa án như : cấm cư trú, quản chế, . . .
Phân loại đối tượng tha tù : 2 nhóm cơ bản gồm nhóm đối tượng phải chấp
hành tiếp các hình phạt bổ sung theo quyết định của Tòa án và nhóm các đối
tượng không phải chấp hành các hình phạt và các biện pháp bổ sung khác.
Nhìn chung các đối tượng tù tha ở địa phương rất phức tạp và da dạng về loại

hình, đặc điểm, sự hoạt động và tính chất mức độ vi phạm cũng như thái độ
cải tạo.
5 Khái niệm tái hoà nhập cộng đồng :
5. 1. Khái niệm cộng đồng :
Fich Ter, nhà xã hội tư sản trong tác phẩm "những khái niệm cơ bản
của TLHXH" hiểu cộng đồng bao gồm 4 yếu tố cơ bản sau đây :
+ Sự tương quan cá nhân mật thiết với người khác, tương quan này có
thể hiểu là tương quan mặt đối mặt, thân mật.
+ Có sự liên hệ về mặt tình cảm hay cảm xúc trong mọi cá nhân, khi
thức hiện các vai trò xã hội, nhiệm vụ được giao.
+ Có sự hiến dâng về mặt tinh thần đối với giá trị mà tập thể cho là cao
cả.
11
+ Có yếu tố đoàn kết, hợp tác với người khác và với tập thể.
Theo quan điểm của nhà xã hội Mác xít thì cho rằng :
"Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa cá nhân, được quy định bởi
nhóm cộng đồng về các lợi ích của họ, nhờ sự giống nhau về cái được tồn tại
và hoạt động của con người hợp thành cộng đồng đó".
Tóm lại, có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng, tuy nhiên chúng
ta có thể hiểu cộng đồng như sau :
- Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa con người với nhau, được quy
định bởi những đặc trưng chung. Trong đó con người có cùng quyền lợi và
những nghĩa vụ phải thực hiện.
- Cộng đồng phải thể hiện mối liên hệ về mặt tình cảm hay cảm xúc ở
mọi cá nhân, trong cộng đồng đó con người phải tuân thủ và có thái độ tích
cực đối với giá trị mà tập thể cho là cao cả.
5. 2. Khái niệm tái hoà nhập cộng đồng :
Đối với cuộc sống đời thường mà những người vi phạm, những người
lầm lỗi đó mất đi. Có quan điểm cho rằng tái hũa nhập cộng đồng là “tái hoàn
lương” trở lại Tái hũa nhập cộng đồng thực chất là các biện pháp quản lý của

công đồng đối với những người lầm lỗi. Nhiều người lại thống nhất cho rằng
tái hũa nhập cộng đồng là “quay lại lần thứ hai” hũa nhập với cộng đồng xó
hội những người có qua khứ tội lỗi sau một thời gian bị cách lý khỏi xã hội,
cộng đồng dân cư. Tái hòa nhập cộng đồng hiểu đơn giản là là xóa đi những
tội lỗi và mặc cảm của người tạo cơ hội bình thường hóa các mối quan hệ xã
hội để họ hòa nhập với cộng đồng nơi họ cư trú với tư cách là một công dân,
một thành viên của xã hội. Đây là những biện pháp tác động tích cực giúp đỡ
những người lầm lỗi, những người có quá khứ phạm tội xóa bỏ đi những mặc
cảm của bản thân đối với cộng đồng và để họ có thể trở về là người công dân
lương thiện với đúng nghĩa của nó.
12
Tóm lại, tái hoà nhập cộng đồng của người sau khi chấp hành xong
hình phạt tù là hành động biểu hiện tính tích cực, trong đó cá nhân mong
muốn được thực hiện những hành dông phù hợp các giá trị, chuẩn mực, đạo
đức và pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách, cung
như đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội. Vì vậy muốn tái hoà nhập
cộng đồng, những đối tượng tù tha này phải trải qua một thời gian học tập, cải
tạo nhằm điều chỉnh lại những sai lệch trong nhân cách dẫn đến sai lệch trong
hành vi đã diễn ra trong thời kì họ phạm tội, nhằm lấy lại bản chất mà người
họ, bản thân họ đã đánh mất. Điều đó phần lớn là nhờ chính sự cố gắng của
bản thân họ trong việc nhận thức đúng dắn về quá trình cải tạo hoàn lương và
một phần là nhờ các chính sách ưu đãi của Pháp luật.
6. Khái niệm tự đánh giá :
* Quan điểm của I. a. Liphina : Theo Liphina, tự đánh giá "Thái độ của
con người đối với những năng lực, những khả năng, những phẩm chất nhân
cách cũng như đối với toàn bộ mặt bên ngoài của mình "- Như vậy, tự đánh
giá theo tác giả thực chất là quá trình hình thành và phát triển thái độ đối với
chính bản thân. Đối tương của tự đánh giá bao gồm toàn bộ thế giới bên trong
của cá nhân cũng như biểu hiện của thế giới đó ra bên ngoài. Hơn thế nũa, đối
tượng mà tự đánh giá nhằm vào không chỉ là những giá trị cá nhân đó có mà

cả những giá trị cá nhân mong đợi và dự kiến.
* Quan niệm của V. P. Levcovie : Tự đánh giá là giai đoạn phát triẻn
cao nhất của ý thức, nó bao gồm không chỉ sự nhận thức về bản thân mà cả sự
đánh giá đúng sức lực, khả năng và thái độ phê phán đối với bản thân.
* Quan niệm của I. A. Paloxova :tác giả xem xét tự đánh giá ở hai
nghĩa.
+ Là biểu tượng của con người về chính mình đã được hình thành một
cách bền vững.
13
+ Là quá trình cá nhân đánh giá mình tren biểu tượng nhân cách về
mình được nảy sinh, kiểm tra và cải biến.
* Quan niệm của S. Franz : Tác giả phân tích bản chất cơ chế tự đánh
giá xuất phát từ góc độ nhận thức luận.
Ở góc độ nhận thức luận thì tự đánh giá_một dạng đặc biệt của hoạt
động tự nhận thức. Đó là nhận thức của cá nhân về mức độ biểu hiện của các
hiện tượng tâm lý, của phương thức thái độ. . . đang tồn tại ở bản thân ".
Quá trình tự nhận thức bao gồm :
+ Thứ nhất :Những quá trình cung cấp tài liệu ban đầu
+ Thứ hai : những quá trình dẫn đến sự xác định đơn giản ở bản thân.
+ Thứ ba :những quá trình dẫn đến sự tự đánh giá.
+ Thứ tư :Những quá trình dẫn đến sự tự phê phán.
Quá trình tự nhận thức dẫn đến sự tự đánh giá theo tác giả diễn ra 4
bước :
1- Cá nhân tiếp nhận các nguồn thông tin khác nhau về bản thân.
2- Cá nhân xử lý thông tin và xác định những hiện tượng cơ thể, tâm lý,
những thái độ tồn tại ở bản thân mình.
3- Cá nhân xác định được những hiênh tựng tâm lý của mình đang tồn
tại ở mức nào.
4- Cá nhân phát biểu về bản thân mình dưới dạng của sự tự đánh giá.
Lý luận về sự tự đánh giá của S. Franz đã làm sáng rõ bản chất và cơ

chế rự đánh giá. Tác giả đã xem xét tự đánh giá như 1 quá trình nhận trhức,
đặc biệt trong đó cá nhân không chỉ xác định được những hiện trượng tâm lý
đang có ở bản thân mà còn chỉ ra mức độ tồn tại của các hiện tượng tâm lý đó.
* Qua các khái niệm của R. J. hubner, G. C. Stanton : coi tự đánh giá là
quá trình cụ thể nhận thức hình ảnh của bả thân mình theo cá cấp độ :
+ Hình ảnh chung về bản thân
14
+ Hình ảnh bản thân có tính nhân hoá ở nhà trường xã hội và thể chất.
+ Hình ảnh bản thân có tính tổng quát được xem xét ở bình diện giá trị
của bản thân trong nhóm, trong cộng đồng.
* Một nhóm tác giả khác thì cho rằng : Tự đánh giá là một hoạt động
nhận thức đặc biệt của con người, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản
thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu thập, xử lý thông tin về chíng mình, chỉ
ra được mức độ giá trị nhân cách tồn tại ở bản thân từ đó có thái độ hành động
phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục dể tự hoàn thiện và phát triển.
Tóm lại, tự đánh giá là một hoạt động nhận thức dặc biệt, bởi đối tượng
nhận thức chính là bản thân chủ thể, tự đánh giá là quá trình chủ thể thu thập,
xử lý thông tin về chính mình. Thông qua tự đánh giá, chủ thể nhận thức toàn
bộ thế giới bên trong của cá nhân cũng như mặt biểu hiện của thế giưới đó ra
bên ngoài, khả năng và thái độ phê phán đối với bản thân.
Tự đánh giá cũng như mọi hiện tượng tâm lý khác, bởi chi phối và quy
định bởi các yếu tố bên ngoài, những yếu tố xuát hiện và ảnh hưởng đến cá
nhân trong quá trình hoạt động và thế giới bên trong toàn bộ phẩm chất tâm
lý, ý thưc nhân cách của mỗi cá nhân. Tất nhiên các yếu tố bên trong mới tác
động trực tiếp tơối tự đánh giá, còn yếu tố bên ngoài phải thông qua hoạt động
và giao tiếp của cá nhân mà chuyển thành yếu tố bên trong thì mới ảnh hưởng
tới tự đánh giá của cá nhân.
II. Một số đặc điểm tâm lý trong quá trình tái hoà nhập xã hội cho
những người sắp chấp hành xong hình phạt tù :
Trước hết cần có công tác chuyên biệt để chuẩn bị quản lý cho phạm

nhân trước khi bước vào cuộc sống trong điều kiện mới. Chuẩn bị tâm lý cho
ngưoeì sắp chấp hành xong hình phạt tù có ý nghĩa ngày càng lớn, nhất là
trong những năm gần đây, các nhà tội phạm học đã đã có sự phân tích sâu sắc
yếu tố tâm lý, trong đó có vai trò của yếu tố tâm lý trong việc tái phạm.
15
Cũng trong những năm gần đây các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự
thiếu sót của công tác chuẩn bị về mạt đạo đức và thực tiễn cho pham nhân
đến với cuộc sống trong điều kiện bình thường. "Chuẩn bị tâm lý" phải được
tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình cải tạo và giáo dục phạm
nhân, như việc hình thành ở họ tình cảm, thói quen. . . Cũng như hình thành ở
họ các chuẩn mực cư xử trong điều kiện mới. Các tác động tâm lý toàn diện
như vậy sẽ đem đến kết quả là phạm nhân sẽ sẵn sàng về mặt tâm lý sống
trong điều kiện mới. Sự sẵn sàng về mặt tâm lý là điều kiện thuận lợi cho
phạm nhân hoà nhập nhanh chóng vào môi trường xã hội mới mà không phải
tốn sức mà vượt qua những mâu thuẫn và căng thẳng bên trong.
Con người khi bước vào cuộc sống và môi trường xã hội mới sẽ luôn
gặp phải những khó khăn nhất định, và để vượt qua những khó khăn đó (thái
độ của người thân, vợ con, việc làm, kinh tế. . . ) họ không phải lúc nào cũng
sẵn sàng về mặt tâm lý. đối với những người mới chấp hành xong hình phạt
tủ, sự đối mặt với những khó khăn như vậy có thể gây ra ở họ những phản
ứng không phù hợp với điều kiện và chuẩn mực đạo đức xã hội. Nhiều khi
điều này còn bị khoét sâu vào do nhận thức không đúng đắn, định kiến của
những người xung quanh đối với người mới chấp hành hình phạt tù. Nhận
thúc không đúng dắn đó dẫn tới sự kích động hay kìm hãm đột ngột và phá
hỏng hoạt động tinh thần của họ. Phạm nhân bắt đầu đánh giá hành vi của
mình và hành động của những người khác không chính các và hậu quả là họ
sẽ hành động không đúng. Sự chuẩn bị tâm lý tại các trại lao động cải tạo của
các nhà quản giáo giúp cho phạm nhân vượt qua sức ỳ của tâm lý, đẩy nhanh
sự thay đổi tâm lý cho phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh.
Điều quan trọng hơn cả là phải nâng cao tính tích cực của các phẩm

chất nhân cách tíc cực trong qúa trình chuẩn bị tâm lý cho phạm nhân với
cuộc sống trong điều kiện mới. . .
16
Có thể chia tất cả những người đã chấp hành xong hình phạt tù thành ba
loại :
+ Những người đã tự cải tạo trong giai đoan ở trại cải tạo. Sau khi chấp
hành xong hình phạt tù, họ mong muốn được nhập vào cuộc sống lao động
chân chính một cách tích cực. Đôi khi những mong muốn này tạo điều kiện để
vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải trong giai đoạn thích nghi.
+ Những người có những thiếu sót trong giáo dục. Những thiếu sót này
có thể là trong thế giới quan, trong ý thức pháp luật, trong đạo đức và cả
trongthói quen lao động của phạm nhân. Dự báo về hành vi tích cực của
những người thuộc loại này phụ thuộc nhiều vào điều kiện xung quanh_nơi
mà họ sống và làm việc sau khi họ mãn hạn cải tạo.
+ Những người không chịu cải tạo trong quá trình chấp hành hình phạt.
Vì hàng loạt nguyên nhân nên khi còn ở trại cải tạo họ không thoát khỏi các
quan điểm, thiên hướng định hướng phạm tội của mình, thậm trí là không
thoát khỏi thế giới quan phạm tội. Tồi tệ nhất là trong một số trường hợp,
những người này khi ở trại cải tạo đã tích luỹ thêm kinh nghiệm phạm tôi cho
mình, phát triển các thói quen phạm tội. Họ coi việc chấp hành xong hình phạt
là cơ hội để được tiếp tục hoạt động phạm tội.
Quả trình thích nghi với điều kiện sống bình thường trong môi trường
xã hội bình thường sau một thời gian dài bị tước tự do là hiện tượng phức tạp,
đòi hỏi có ý chí lớn, các phẩm chất đạo đức cao, nhận thức pháp luật tốt.
Những người chấp hành xong hình phạt tù trong thời giạn ngắn cần phải phục
hồi hoặc là tiếp tục hàng loạt các thói quen. Họ cần biết chi tiêu tiền làm ra,
đảm bảo về quần áo, thức ăn, nhà cửa cho bản thân, việc làm. . .
Các công trình nghiên cứu của Khoa Tâm Lý Học, Trường Đại học
khoa học xã hội và Nhân văn về đối tượng hiên đang bị giáo dục, cải tạo tại
các trại tam giam, trại phục hồi nhân phẩm, trại cai nhiện và các đối tượng ở

17
Trwongf giáo dưỡng_Bộ Công An cũng như nghiên cứu và điều tra người dân
ở những vùng có những đối tượng này đã chấp hành xong hình phạt tù trỏ về
địa phưong sinh sống (thời gian nghiên cứu từ năm 1997-2002) kết quả cho
thấy : có 85. 7% người dân không muốn những đối tượng này sau khi đã chấp
hành xong hình phạt tù là hàng xóm, bạn bè, người thân, đồng nghiệp. . . của
mình. Số còn lại họ thờ ơ, bàng quan, lạnh nhạt. . . Nhìn chung, thái độ của
người dân như vậy đã tạo nên "hàng rào tâm lý" ngăn cản quá trình tái hoà
nhập xã hội của phạm nhân và chính phạm nhân cũng ý thức được điều này
ngay trong thời gian họ đang ở trong trại cải tạo. Họ cho rằng :tất cả mọi
người sẽ xa lánh họ (67. 1%); riêng với những người sau cai nghiện ma tuý thì
có 60. 29% cho rằng mọi người sẽ xa lánh, lạnh nhạt ;thậm chí có 51. 1% số
gái mại dâm biết trứoc gia đình sẽ từ bỏ họ nếu họ về gia đình; 37. 4%tự cho
rằng họ không thể làm người lương thiện được. Riêng đối với đối tượng làm
nghề trộm cắp, cướp giật, hành hung người, gây rối trật tự, sử dụng ma tuý
hoạt động mại dâm thì có tới 75. 27% không có khả năng xin việc hoặc cơ sở
tuyển lao động từ chối họ. Đối với người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm
có 95% tái phạm sau khi từ trại giáo dục cải tạo lao động trở về.
Thích nghi còn phụ thuộc vào mức độ xa lánh xã hội của phạm nhân,
thời gian hoạt động phạm tội, môi trường xã hội mà phạm nhân sống trước
đây trong thời gian chưa bị bắt giam. Những phạm nhân từng phạm các tội
như cướp giật tài sản, hiếp dâm khó thích nghi, còn những phạm nhân phạm
các tội như lừa đảo, tham nhũng nhận hối lộ. . . dễ thích nghi hơn. Trong
khoảng 60% các trường hợp có sự thích nghi xã hội thành công, người ta nhận
thấy các mối liên hệ xã hôi ổn định ở họ, tức là có sự hài hoà giữa đòi hỏi của
môi trường xã hội và mong muốn của mọi người (gia đình xã hội, tập thể lao
động. . . ) với sự đáp ứng của họ. Trong quá trình thích nghi xã hội thành công
18
là quá trình hình thành các phẩm chất tâm lý của nhân cách cho phép họ trở
thành chủ thể tích cức của hoạt động trong xã hội.

PHẦN 3 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI CHẤP
HÀNH XONG HÌNH PHẠT TÙ
Việc nghiên cứu nhận thức, nhân cách phạm nhân tại thời điểm chấp
hành xong hình phạt tù có ý nghĩa to lớn nhằm giải quyết vấn đề phòng chống
khả năng tái phạm. Vấn đề thích nghi (thích ứng) với cuộc sống bình thường
trong xã hội của người đã xhấp hành xong hình phạt tù có liên quan chặt chẽ
với vấn đề này.
Quá trình nhận thức, thích nghi xã hội của những người đã chấp hành
xong hình phạt từ các trại lao động cải tạo trở về xã hội là hết sức khó khăn và
quá trình đó còn phụ thuộc vào hàng loạt các nhiệm vụ mà họ cần giải quyết .
Trong nhiều quá khứ tội phạm của mình, những người mãn hạn cần phải "bắt
đầu cuộc sống mới" theo đúng nghĩa của nó. Có nghĩa là thay đổi hoàn toàn
lối sống trước đây của mình.
Quá trình hoà nhập được coi là thành công khi những mối quan hệ xã
hội cần thiết của người chấp hành xong hình phạt tù được thiết lập và không
có sự sai biệt đáng kể(mối quan hệ bình thường trong gia đình, có chỗ ở, hộ
khẩu công việc ổn định, tham gia các công tác xã hội, các hoạt động văn hoá
hữu ích, nâng cao trình độ học vấn và trình độ văn hoá ).
- Các biện pháp về mặt chính sách pháp luật và nhà nước : cần xây
dựng văn bản pháp luật riêng điều chỉnh cơ chế chính sách về vấn đề này.
Hiện nay văn bản điều chính riêng và trực tiếp về vấn đề này chưa có. Các
văn bản liên quan thì chỉ điều chỉnh chung chung và cũng rất thiếu (chủ yếu
19
về công tác thi hành án phạt tù còn công tác sau thi hành án chưa được quan
tâm đúng mức).
- Các biện pháp về thủ tục hành chính : tiếp nhận và quản lý các đối
tượng sau khi ở tù trở về. Chính quyền, các cơ quan công an ở địa phương cần
tạo điều kiện giúp đỡ cho các đối tượng làm các thủ tục : tiếp nhận, đăng ký
hộ khẩu, làm chứng minh thư nhân dân, thủ tục về xóa án tích, và các thủ tục

hành chính khác đựoc thuận tiện dễ dàng tạo tâm lý thoải mái và tự tin bước
đầu khi họ trở về địa phương.
- Các biện pháp mang tính chất xã hội : trước tiên là vấn đề việc làm
cho các đối tượng này. Ngay từ khi họ ở trong tù, ban quản lý trại giam và các
cơ quan nhà nước cần quan tâm nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu nghề nghiệp
để đào tạo cho phạm nhân trong tù. Chương trình học nghề không những phải
phù hợp với khả năng đối tượng được học mà còn phải phù hợp với nhu cầu
về việc làm và đặc điểm công việc ở địa phương nơi các đối tượng trở về
(nông thôn hay thành thị). Các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa
phương có thể liên hệ ngay với các doanh nghiệp về nhu cầu lao động để cung
cấp cho họ lao động là các đối tượng ở tù ra nhưng có sự bảo lãnh. Các cơ
quan, Đoàn thể, các hội nông dân, phụ nữ, Đoàn thanh niên. . . có thể giúp đỡ
và đứng ra bảo lãnh cho họ. Cũng có thể cho họ vay vốn tự làm ăn nhưng cần
quản lý chặt chẽ số vốn vay.
- Các biện pháp về tuyên truyền giáo dục : cộng đồng và các cơ quan
làm công tác pháp luật và một số đoàn thể cần tích cực tuyên truyền để mọi
người xóa bỏ tâm lý nghi kị, ngờ vực và thiếu niềm tin vào các đối tượng tù
tha. Đoàn thanh niên hay các hội nông dân, phụ nữ, . . . cần tổ chức các hoạt
động sinh hoạt đa dạng lôi kéo nhưng đối tượng này tham gia. Để họ bớt tự ti
và mặc cảm, được gần gũi với làng xóm, cộng đồng dân cư hơn. Có thể tổ
chức cho các đối tượng có quá trình tái hòa nhập thành công, đã ổn định được
20
đời sống được nói chuyện với các đối tượng mới ở tù về. Chính họ mới là
những người hiểu rõ nhất những khó khăn, tâm lý của người được tha tù vì họ
cũng là người trong cuộc.
- Các biện pháp từ phía gia đình : chính quyền địa phương cần liên hệ
ngay với gia đình các đối tượng, vận động họ phối hợp với địa phướng quản
lý và giáo dục họ, giúp đỡ họ về tình thần và vật chất để họ có thể trở về với
cuộc sống đời thường. Cần đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố truyền thống, danh
dự gia đình dòng họ, tinh thần tương trợ lẫn nhau của gia đình Việt. Đối với

hầu hết những gia đình của người chấp hành xong hình phạt tù đều khó khăn
thì cần quan tâm giúp đỡ để người tù trở về vẫn có môi trường sống thuận lợi
để hoàn lương.
21

×