Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

khai thác kỹ thuật, quy trình chẩn đoán sửa chữa hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và hệ thống âm thanh trên xe ô tô camry 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 131 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay ngành ô tô có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
ô tô được sử dụng trong nhiều ngành như: vận tải, xây dựng, du lịch Cùng với sự phát triển
vượt bậc của mình ngành công nghệ ô tô ngày càng khẳng định vai trò quan trọng không thể
thiếu trong sự phát triển của một quốc gia.
Nước ta hiện nay do nề kinh tế mới phát triển và hội nhập, số lượng ô tô, ô tô con ngày
càng tăng cả về số lượng chủng loại. Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật
và công nghệ, ngành ô tô đã không ngừng tự làm mới mình để đáp ứng nhưng yêu cầu bức
thiết trong vấn đề sử dụng. Ngành ô ô đã có những bước tiến bộ vượt bậc về thành tựu kỹ
thuật mới như: điều khiển điện tử và kỹ thuật bán dẫn cũng như các phương pháp tính toán
hiện đại đều được áp dụng trên ô tô. Khả năng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng
mục tiêu chủ yếu về tăng năng suất, vận tốc, tải trọng có ích, tính năng kinh tế, giảm cường
độ cho người lái, giảm tối ưu lượng nhiên liệu và giảm lượng khí thải độc hại, tính tiện nghi
sử dụng cho khách hàng, độ an toàn cho người sử dụng
Trước yêu cầu đó, để nghiên cứu, khia thác sử dụng có hiệu quả, từng bước đi đến làm
chủ các trang thiết bị công nghệ cao, tìm ra những giải pháp tác động vào quá trình điều
khiển của hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và hệ thống âm thanh trên xe ô tô làm
cho sự làm việc của nó phù hợp với điều kiện giao thông ở Việt Nam tạo sự an toàn cũng
như tiện nghi cho người sử dụng. Với sự phát triển của ngành ô tô việt Nam như hiện nay,
cùng với chiến lược phát triển của nhà nước, chính sách nội địa hóa phụ tùng ô tô trong việc
sản xuất và lắp ráp đã tạo điều kiện cho các nhà thiết kế nghiên cứu, chế tạo các cụm, các hệ
thống trên ô tô trong nước, trong đó có hệ thống túi khí - căng dây đai khẩn cấp và hệ thống
âm thanh là những bộ phận rất quan trọng và cần thiết cho sự an toàn và thoái mái cho hành
khách và người điều khiển phương tiện. Vấn đề nghiên cứu thiết kế và chế tạo các phần tử
trong hệ thống là rất phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và chủ chương nội địa hóa
sản phẩm của ô tô việt nam. Hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và hệ thống âm
thanh trên xe ô tô tạo nên sự an toàn, tiện nghi cho người lái và hành khách. Với đề tài “Khai
thác kỹ thuật, quy trình chẩn đoán sửa chữa hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và
hệ thống âm thanh trên xe ô tô camry 2007”, chúng ta có thể hiểu biết rõ hơn về kết cấu, hoạt
động, những hư hỏng và chẩn doán sủa chữa các bộ phận cụm chi tiết.
Với mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu giảng dạy, học tập ở các


trường đại học, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, đề tài “Khai thác kỹ thuật, quy trình
chẩn đoán sửa chữa hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và hệ thống âm thanh trên xe
ô tô camry 2007”. Đây là một đề tài còn mới mẻ và có nhiều khó khăn. Với sự cố gắng của
bản thân chúng em và sự hướng dẫn tận tình của thầy Đồng Minh Tuấn cùng với sự giúp đỡ
của các thày cô trong khoa Cơ Khí Động Lực, chúng em đã hoàn thành đề tài với nội dung
đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đề tà được thực hiện với mục tiêu:
- Nghiên cứu quá trình điều khiển của hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và hệ
thống âm thanh trên xe ô tô camry - 2007.
- Phân tích hệ thống.
- Nghiên cứu kết cấu, tính năng kỹ thuật hệ thống.
- Quy trình chẩn đoán và sửa chữa các hệ thống.
- Kết luận.
Ngoài phần lời nói đầu đề tài được bố cục thành 4 chương, gồm:
Page 1
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý thuyết hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và hệ thống
âm thanh trên xe ô tô
Chương III: Nghiên cứu kết cấu, tính năng kỹ thuật hệ thống túi khí - bộ căng dây đai
khẩn cấp và hệ thống âm thanh trên xe ô tô Camry 2007”
Chương IV: Quy trình chẩn đoán và sửa chữa các hệ thống
- Kết luận
Nội dung của đề tài có thể hình thành các tài liệu giảng dạy và là cơ sở lý thuyết cho việc
nghiên cứu các hệ thống túi khí - bộ căng dây đai khẩn cấp và hệ thống âm thanh trên xe ô
tô.
Tuy nhiên trong quá trình làm, với khả năng và trình độ còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong sự góp ý của các thầy cô trong khoa và các bạn
quan tâm tới đề tài này để đề tài cửa chúng em được hoàn thiện hơn nữa.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa đặc biệt là thầy Đồng Minh
Tuấn đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TÚI KHÍ – BỘ CĂNG DÂY ĐAI KHẨN
CẤP VÀ HỆ THỐNG ÂM THANH TRÊN XE Ô TÔ.
2.1. Hệ thống túi khí
2.1.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động
2.1.1.1. Sơ đồ hệ thống
Page 2
2.1.1.2. HOẠT ĐỘNG CỦA TÚI KHÍ SRS
1. Hoạt động
(1) Khi va chạm, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm và khi mức độ này vượt quá giá
trị qui định của cụm cảm biến túi khí
trung tâm (cụm cảm biến túi khí), thì
ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị
đánh lửa.
(2) Ngòi nổ đốt chất mồi lửa và hạt tạo
khí và tạo ra một lượng khí lớn trong
thời gian ngắn.
(3) Khí này bơm căng túi khí để giảm
tác động lên người trên xe đồng thời
Page 3
ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí
và cũng đảm bảo cho người lái có một thị trường cần thiết để quan sát.
2. Điều kiện để túi khí phía trước nổ ( túi khí người lái và hành khách)
Hệ thống túi khí SRS phía trước được thiết kế để kích hoạt ngay nhằm đáp ứng với những va
đập nghiêm trọng phía trước trong khu vực mầu tối giới hạn bởi các mũi tên như trong hình
vẽ.
Túi khí SRS phía trước sẽ nổ nếu mức độ
va đập phía trước vượt quá giới hạn thiết
kế. Tương đương với vận tốc va đập
khoảng 20 – 25 km/h khi va đập trực diện
vào vật thể cố định không biến dạng.

Nếu mức độ va đập thấp hơn giới hạn
thiết kế thì các túi khí SRS phía trước có
thể không nổ.
Tuy nhiên, tốc độ ngưỡng này sẽ cao hơn
đáng kể nếu xe đâm vào vật thể như xe đang
đỗ, cột mốc tức là những vật thể có thể dịch
chuyển hoặc biến dạng khi va đập hoặc khi xe
va đập vào những vật thể nằm dưới mũi xe và
sàn xe hoặc khi xe đâm vào gầm xe tải.
3. Túi khí phía trước có thể không nổ (túi
khí người lái và hành khách)
(1) Túi khí SRS phía trước sẽ không nổ, nếu
xe va đập ở bên sườn hoặc phía sau, hoặc xe
bị lật, hoặc va đập phía trước với tốc độ thấp.
Page 4
(2) Túi khí SRS phía trước có thể nổ nếu xẩy ra va đập nghiêm trọng ở phía gầm dưới xe
như được
chỉ ra trên hình vẽ.
4. Điều kiện để túi khí bên nổ (Túi khí bên, túi khí bên phía trên)
(1) Túi khí bên + túi khí bên phía trên (chỉ ở phía trước)
- Các túi khí bên và túi khí bên phía trên được thiết kế để hoạt động khi xe bị đâm mạnh từ
bên sườn.
- Khi xe bị va đập chéo hoặc trực diện ở bên sườn xe như được chỉ ra ở hình vẽ bên trái
nhưng không ở khu vực khoang hành khách, thì túi khí bên và túi khí bên phía trên có thể
không nổ.
(2) Túi khí bên + túi khí bên phía trên (Trước + Sau).
- Các túi khí SRS và túi khí bên phía trên được thiết kế để hoạt động khi phần khoang xe bị
đâm từ bên sườn xe hoặc tai sau của xe.
- Khi xe bị va đập trực diện vào
hoặc chéo vào thành bên như được chỉ

ra ở hình vẽ bên trái nhưng không
thuộc khu vực khoang hành khách, thì
túi khí bên và túi khí bên phía trên có
thể không nổ.
Page 5
5. Túi khí bên có thể không nổ (Túi
khí bên, túi khí bên phía trên)
Túi khí bên và túi khí bên phía trên
sẽ không nổ, khi va đập từ phía
trước hoặc phía sau, hoặc bị lật, hoặc
va đập bên với tốc độ thấp.
2.1.2. PHÂN LOẠI TÚI KHÍ
- Túi khí phía trước cho người lái (loại một giai đoạn và loại 2 giai đoạn)
- Túi khí phía trước cho hành khách phía trước (loại một giai đoạn và loại 2 giai đoạn)
- Túi khí bên
- Túi khí bên phía trên (chỉ ở phía trước, Phía trước + phía sau)
2.1.2.1. Túi khí loại E
TÚI KHÍ LOẠI E
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN
Hệ thống túi khí SRS gồm có các bộ phận sau đây:
Page 6
1. Cảm biến túi khí trước (Trái, phải)
2. Cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí)
3. Cụm túi khí người lái
4. Cụm túi khí hành khách phía trước
5. Cáp xoắn
6. Cụm túi khí bên (trái, phải).
7. Cụm túi khí bên phía trên (trái, phải)
8. Bộ căng đai khẩn cấp (trái, phải).
9. Cảm biến túi khí bên (trái, phải) ; (cảm biến túi khí bên và túi khí bên phía trên)

10. Cảm biến túi khí bên phía trên (trái, phải)
11. Cảm biến túi khí theo vị trí ghế (với túi khí loại 2 giai đoạn)
Page 7
12. Đèn cảnh báo SRS.
13. DLC3
Các bộ phận Chức năng
Bộ thổi khí Tạo ra khí nit-tơ trong khoảnh khắc và thổi
phồng khí
Túi Phồng lên ngay lập tức bởi khí và sau khi đã
phồng lên, khí thoát ra từ các lỗ bên dưới túi,
hấp thụ và giảm va đập trực tiếp của người
lái và hành khách phí trước
Bộ cảm biến túi khí trước Cảm nhận mức đọ giảm tốc của xe
Bộ cảm biến túi khí trung tâm Quyết định xem có cần cho nổ túi khí hay
không tùy theo lực giảm tốc do va chạm từ
phía trước. Khi chuyển sang chế độ chẩn
đoán, nó cũng có tác dụng chẩn đoán xem có
hư hỏng trong hệ thống hay không.
Đèn báo Bật sáng để báo cho lái xe trạng thái không
bình thường trong hệ thống.
Cáp xoắn Truyền dòng kích nổ của bộ cảm biến túi khí
trung tâm đến bộ thổi khí
KẾT CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CHI TIẾT CHỨC NĂNG
1. Bộ thổi khí và túi khí
a) Đối với người lái (ở đệm vô lăng)
- Cấu tạo
Page 8
Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng. Cụm túi khí SRS không thể
tháo rời ra được.

Nó gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.
- Nguyên lý hoạt động
Cảm biến túi khí được kích hoạt do sự giảm tốc đột ngột khi có va đập mạnh từ phía trước.
Dòng điện đi vào ngòi nổ nằm trong bộ thổi khí để kích nổ túi khí. Tia lửa lan nhanh ngay
lập tức tới các hạt tạo khí và tạo ra một lượng lớn khí Nitơ. Khí này đi qua bộ lọc và được
làm mát trước khi sang túi khí. Sau đó vì khí giãn
nở làm xé rách lớp ngoài của mặt vô lăng và túi
khí tiếp tục bung ra để làm giảm va đập tác dụng
vào đầu nguời lái.
Gợi ý
Ngoài ra, còn có bộ thổi khí loại kép để điều
khiển quá trình bung ra của túi khí theo hai cấp.
Theo vị trí trượt của ghế, đai an toàn có được thắt
chặt hay không và mức độ va đập, thiết bị này
điều khiển tối ưu sự bung ra của túi khí.
b) Đối với hành khách phía trước
(ở bảng táp lô)
- Cấu tạo.
Bơm gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao .v.v. Túi khí
được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ tạo khí. Bộ thổi khí và túi được đặt trong một vỏ
và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách.
- Nguyên lý hoạt động
Page 9
Nếu cảm biến túi khí được bật lên do giảm tốc khi xe bị va đập từ phía trước, dòng điện đi
vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và kích nổ. Đầu phóng bị đốt bởi ngòi nổ phóng qua đĩa
chắn và đập vào piston động làm khởi động ngòi nổ mồi. Tia lửa của ngòi nổ này lan nhanh
tới bộ kích thích nổ và các hạt tạo khí. Khí được tạo thành từ các hạt tạo khí bị đốt nở ra và
đi vào túi khí qua các lỗ xả khí và làm cho túi khí bung ra. Túi khí đẩy cửa mở ra tiếp tục
bung ra giúp giảm va đập tác dụng lên đầu, ngực hành khách phía trước.
Gợi ý:

Có bộ thổi khí loại kép để điều khiển sự bung ra của túi khí theo hai cấp. Và mỗi cấp đều có
ngòi nổ và hạt tạo khí tuỳ theo mức độ va đập sẽ có tốc độ bung ra tối ưu của túi khí. Mức
độ va đập được xác định bởi hệ thống cảm biến túi khí, khi mức độ va đập lớn thì cả hai ngòi
nổ A và B đều được đánh lửa đồng thời. Khi va đập nhỏ, thời điểm đánh lửa ngòi nổ B được
làm chậm lại và túi khí được
bung ra với vận tốc chậm hơn so với bộ thổi khí loại đơn.
c) Đối với túi khí bên
- Cấu tạo
Về cơ bản cấu tạo của túi khí bên giống như túi
khí hành khách phía trước.
Cụm túi khí bên được đặt trong hộp và bố trí ở
phía ngoài của lưng ghế. Cụm túi khí bên gồm
có ngòi nổ, hạt tạo khí, khí áp suất cao và vách
ngăn.
- Nguyên lý hoạt động.
Nếu cảm biến túi khí được kích hoạt do giảm
tốc đột ngột khi xe bị va đập bên hông xe, dòng
Page 10
điện đi vào ngòi nổ đặt trong bộ thổi khí và
kích nổ. Khí cháy được tạo ra do các hạt tạo
khí bị đốt làm rách buồng ngăn làm cho khí
cháy tiếp tục giãn nở với áp suất cao sau đó
khí này làm rách đĩa chạy để khí có áp suất
cao đi vào túi khí và làm cho túi khí bung ra.
d) Túi khí bên phía trên (rèm bảo vệ)
- Cấu tạo
Bộ thổi khí của cụm túi khí bên phía trên được
lắp ở trụ xe phía trước và phía sau. Túi khí nén
của cụm túi khí bên phía trên được đặt trên
trần xe. Cụm túi khí bên phía trên gồm có bộ

đánh lửa, giá đỡ, đinh ghim, đệm, túi.v.v.
- Nguyên lý hoạt động
Theo tín hiệu đánh lửa được truyền đến từ cụm cảm biến túi khí trung tâm, dòng điện đi vào
ngòi nổ và bộ đánh lửa hoạt động. Tia lửa điện đốt cháy hạt tạo khí và nhiệt phá vỡ đệm
chặn. Sau khi khí có áp suất cao đi qua cửa ra được thổi vào túi khí nhờ vậy túi khí được thổi
phồng lên ngay lập tức.
Page 11
2. Cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí)
Cụm cảm biến túi khí trung tâm được lắp ở sàn giữa dưới bảng táp lô và gồm có mạch chẩn
đoán, mạch điều khiển kích nổ, cảm biến giảm tốc, cảm biến an toàn v.v.
Mạch điện của túi khí phía trước và bộ căng đai khẩn cấp
Mạch túi khí bên và túi khí bên phía trên ( khi cảm biến an toàn được đặt trong cảm biến túi
khí bên và túi khí bên phía trên)
a) Mạch chẩn đoán
Mạch này chẩn đoán một cách thường xuyên hư hỏng của hệ thống. Khi phát hiện sự cố nó
bật sáng hoặc nhấp nháy đèn cảnh báo SRS để thông báo cho người lái biết.
Page 12
b) Mạch điều khiển kích nổ
Mạch điều khiển kích nổ thực hiện việc tính toán được mô tả ở trên dựa trên tín hiệu được
phát ra từ cảm biến giảm tốc của cụm cảm biến túi khí và cảm biến túi khí phía trước. Nếu
giá trị tính toán này lớn hơn giá trị đã định thì nó sẽ kích hoạt sự hoạt động kích nổ.
c) Cảm biến giảm tốc
Dựa trên sự giảm tốc của xe trong quá tình va chạm từ phía trước, sự biến dạng của cảm biến
được
chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này tỷ lệ tuyến tính với tỷ lệ giảm tốc.
d) Cảm biến an toàn
Page 13
Cảm biến an toàn được đặt ngay trong cụm cảm biến túi khí trung tâm. Cảm biến an toàn bật
ON nếu lực giảm tốc tác động lên cảm biến lớn hơn giá trị đặt trước.
e) Nguồn dự phòng

Nguồn dự phòng gồm có tụ cấp điện và bộ chuyển đổi DC - DC. Trong trường hợp hệ thống
cấp điện bị hỏng do va đập, thì tụ điện sẽ phóng điện và cấp điện cho hệ thống. Bộ chuyển
đổi DC - DC là một biến áp tăng cường khi điện áp của ắc qui tụt xuống dưới mức độ nhất
định.
f) Mạch bộ nhớ
Khi mạch chẩn đoán phát hiện thấy hư hỏng, nó được mã hoá và được lưu trữ vào mạch bộ
nhớ này.
Các mã này có thể được phục hồi sau đó để xác định vị trí hư hỏng và giúp tìm nguyên nhân
một cách nhanh chóng. Tuỳ theo từng loại xe, mạch bộ nhớ này có thể là loại mà có thể xoá
được nội dung nhớ khi mất điện hoặc loại mà nội dung nhớ không bị xoá khi mất điện.
Tham khảo:
Ở một số xe, bộ cảm biến túi khí trung tâm truyền tín hiệu làm bung túi khí tới ECU thân xe
và mở khoá các cửa làm cho người lái và hành khách thoát khỏi xe hoặc được cấp cứu một
cách dễ dàng khi tai nạn xẩy ra. ở thời điểm này, cụm cảm biến túi khí trung tâm cũng
truyền tín hiệu tới ECU động cơ để ngừng việc bơm nhiên liệu.
3. Cảm biến túi khí trước
Các cảm biến túi khí trước được lắp ở
dầm dọc phía trước bên trái và bên phải.
Cảm biến không thể tháo rời ra được.
Cảm biến túi khí trước phát hiện va đập
từ phía trước và gửi tín hiệu giảm tốc tới
cụm cảm biến túi khí trung tâm.
Page 14
Cảm biến giảm tốc được đặt trong cảm biến túi khí trước.
Có hai loại cảm biến giảm tốc: Loại làm
từ chất bán dẫn và loại cơ khí có rôto
lệch tâm.
Gợi ý:
Có loại không có cảm biến túi khí trước
và việc điều khiển hệ thống túi khí trước

bằng cụm cảm biến túi khí trung tâm.
4.Các cảm biến khác
a)Cảm biến túi khí bên (cảm biến túi khí bên và túi khí bên phía trên)/ cảm biên túi
khí bên phía trên
Các cảm biến túi khí bên (cảm biến túi khí bên và cảm biến túi khí bên phía trên) được lắp ở
các trụ giữa bên trái và bên phải và các cảm biến túi khí bên phía trên được lắp ở trụ xe phía
sau bên trái và bên phải
Các cảm biến túi khí bên (Cảm biến túi khí bên và cảm biến túi khí bên phía trên) gồm có
cảm biến giảm tốc, cảm biến an toàn, mạch điều khiển kích nổ và mạch chẩn đoán.
Các cảm biến túi khí bên (cảm biến túi khí bên và túi khí bên phía trên) xác định sự va đập
bên sườn xe và gửi tín hiệu giảm tốc tới cụm cảm biến túi khí trung tâm. Cụm cảm biến túi
khí trung tâm sẽ kích hoạt túi khí bên và túi khí bên phía trên dựa trên tín hiệu giảm tốc được
truyền từ cảm biến túi khí bên.
Cảm biến túi khí bên phía trên phát hiện va đập bên
sườn xe và gửi tín hiệu giảm tốc tới cụm cảm biến
túi khí trung tâm. Cụm cảm biến túi khí trung tâm
kích hoạt túi khí bên phía trên dựa trên tín hiệu
truyền từ cảm biến túi khí bên phía trên.
Page 15
Gợi ý:
Có 2 loại cảm biến túi khí bên (cảm biến túi khí bên và túi khí bên phía trên): Một loại có
cảm biến an toàn và loại kia không có.
b) Cảm biến cửa bên
Cảm biến cửa bên chỉ được đặt ở các xe 2 cửa hoặc 3 cửa có cửa hậu được trang bị túi khí
bên. Các cảm biến này được lắp bên trong các cửa trước.
Cảm biến cửa bên phát hiện va đập bên sườn xe và gửi tín hiệu giảm tốc tới cụm cảm biến
túi khí trung tâm. Dựa trên tín hiệu này, cụm cảm
biến túi khí trung tâm sẽ kích hoạt túi khí bên và túi
khí bên phía trên.
c) Cảm biến túi khí theo vị trí ghế

Cảm biến túi khí theo vị trí ghế ngồi được sử dụng
vì người ta thường dùng bộ thổi khí loại 2 giai đoạn
ở túi khí người lái. Cảm biến túi khí theo vị trí ghế
ngồi được lắp ở ray trượt ghế phía dưới ghế của lái
xe.
Nó xác định tư thế người lái theo vị trí trượt của ghế
và gửi tín hiệu này tới cụm cảm biến túi khí trung
tâm. Cụm cảm biến túi khí trung tâm sẽ điều khiển túi khí bung ra một cách nhẹ nhàng khi vị
trí ghế ở về phía trước và tốc độ giảm tốc thấp.
Gợi ý:
Cảm biến túi khí theo vị trí ghế xác định hai cấp vị
trí ở đó đường sức từ bị cắt (ghế lùi về phía sau) và
không bị cắt (ghế ở phía trước) bằng một tấm cắt
được lắp ở phía sau của ray trượt ghế.
d) Cảm biến phát hiện người ngồi trên ghế
Page 16
Cảm biến phát hiện người trên ghế được gắn ở đệm ghế của ghế hành khách trước và được
dùng để xác định xem có hành khách ngồi ở ghế không. Cảm biến được chỉ ra trên hình vẽ
có cấu tạo gồm hai tấm điện cực. Có đệm ở giữa. Khi có người ngồi lên ghế các tấm điện
cực tiếp xúc với nhau qua lỗ trên tấm đệm do đó có dòng điện đi qua.
Kết quả là cụm cảm biến túi khí trung tâm xác định có người ngồi lên ghế.
Dùng tín hiệu này, một số loại xe không điều khiển nổ túi khí khi không có người ngồi ở
ghế trước.
Tín hiệu này cũng được dùng để điều khiển đèn báo thắt đai an toàn hành khách phía trước
(khi không có ai ngồi ở ghế hành khách phía trước thì đèn này không sáng).
Tham khảo:
Công tắc đóng mở túi khí bằng tay (tiêu chuẩn Bắc Mỹ)
Công tắc đóng mở túi khí bằng tay có thể
ngăn sự hoạt động của túi khí nếu người
sử dụng muốn.

5. Đèn cảnh báo SRS
Đèn cảnh báo SRS được lắp trên bảng
đồng hồ táp lô.
Khi cụm cảm biến túi khí trung tâm phát
hiện thấy sự cố trong hệ thống túi, khí nó sẽ bật sáng đèn cảnh báo SRS để thông báo cho
người lái biết.
Trong điều kiện hoạt động bình thường
khi công tắc khởi động được bật về vị trí
ON, thì đèn này sẽ sáng khoảng 6 giây
và sau đó sẽ tắt.
Gợi ý:
Page 17
Một số đèn cảnh báo SRS được dùng để hoạt động khi khoá điện ở vị trí ACC.
6. Cáp xoắn
Cáp xoắn được sử dụng như là dây nối điện từ thân xe tới vô lăng.
Cáp xoắn gồm có bộ phận quay, vỏ, cáp, cam ngắt.v.v.
Vỏ được lắp cùng với cụm công tắc tổ hợp. Cơ cấu quay quay cùng với vô lăng.
Cáp dài 4,8 m* và được đặt trong vỏ và có một độ chùng nhất định.
Một đầu cáp được cố định vào vỏ. Đầu kia được cố định vào cơ cấu quay.
Khi vô lăng được xoay sang phải hoặc sang trái, nó có thể quay nhờ độ chùng của cáp (2 -
1/2 vòng*).
* Khác nhau tuỳ theo loại xe.
7. Các giắc nối
Page 18
Tất cả các giắc nối trong túi khí SRS đều có màu vàng để phân biệt với các loại giắc nối
khác.
Các giắc nối có chức năng đặc biệt và được chế tạo riêng cho túi khí SRS được sử dụng ở
các vị trí chỉ ra ở hình trên để đảm bảo độ tin cậy cao.
Các cực của giắc nối này đều được mạ vàng để nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ.
Các loại giắc nối đang áp dụng

Loại Các giắc nối được ứng dụng
Cơ cấu khoá cực kép 2,4,6,8,10,12,13,14,15,16,17,23,24
Cơ cấu chống kích hoạt túi khí 2,4,18,20,22,24,26,28
Page 19
Cơ cấu kiểm tra sự nối điện 1,2,3,4
Cơ cấu khóa giắc kép 29,30
Cơ cấu chống nối một nửa vời 6,8,10,14,23
Cơ cấu khoá giắc nối 19,21,25,27
Cơ cấu khóa cực kép
Mỗi giăc nối có hai bộ phận đó là vỏ và
khoá cài. Kết cấu này đảm bảo khoá chắc
cực bằng hai thiết bị khoá để ngăn không
cho các cực bị tụt ra.
Cơ cấu chống kích hoạt túi khí
Mỗi giắc nối có một lá lò xo nối
tắt. Khi giắc nối bị ngắt, lá lò xo
nối tắt này nối cực dương với cực
âm của ngòi nổ một cách tự động.
Page 20
Cơ cấu kiểm tra sự nối điện
Cơ cấu này kiểm tra xem các giắc nối đã được nối đúng và chắc chắn chưa.
Cơ cấu kiểm tra sự nối điện được thiết kế sao cho chốt phát hiện ngắt điện nối với các cực
chẩn đoán khi khoá của vỏ giắc nối đã được khoá.
Cơ cấu khoá giắc nối kép
Với kết cấu này các giắc nối (giắc đực và giắc
cái) được khoá bằng 2 cơ cấu khoá, để tăng độ
tin cậy của kết nối.
Nếu khoá thứ nhất không đúng thì các gờ sẽ
cản trở và ngăn không cho sự khoá thứ hai
được thực hiện.

Page 21
Cơ cấu ngăn chặn nối nửa chừng
Nếu các giắc nối không được nối hoàn toàn, thì giắc nối sẽ bị ngắt do các lò xo đẩy ra và do
đó mạch bị hở.
Cơ cấu khoá giắc nối
Việc khoá giắc nối đảm bảo cho sự kết nối được an toàn
Page 22
2.1.2.1. Túi khí loại M
Túi khí SRS loại M là túi khí bên của người lái kiểu gọn, tất cả các cảm biến túi khí, bộ thổi
khí và túi khí đều được đặt ở mặt vô lăng. Bu lông hoặc cần nhả khoá cảm biến ở bên trái
của vô lăng. Đây là một thiết bị an toàn để ngăn không cho túi khí bị kích hoạt. Túi khí sẽ
không bị kích hoạt ngay cả khi xe va đập khi mà bu lông mở khoá cảm biến bị nới lỏng hoặc
cần bị kéo ra.
BỐ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ PHẬN
Page 23
Bộ phận Chức năng
Cảm biến túi khí Phát hiện mức độ giảm tốc khi bị đâm từ
phía trước và kích hoạt bộ thổi khí
Bộ thổi khí Ngay lập tức tạo ra khí ni-tơ để bơm căng túi
khí
Túi Phồng lên ngay lập tức bởi khí và sau khi đã
phồng lên, khí thoát ra từ các lỗ bên dưới túi,
hấp thụ và giảm va đập trực tiếp của người
lái và hành khách phía trước
Page 24
CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG
1.Cảm biến túi khí
Cấu tạo
Cảm biến được đặt bên trong bộ thổi khí và bao gồm một vật nặng (viên bi) để phát hiện lực
giảm tốc, một kim hỏa để ngòi kích nổ Mặc dù kết cấu thay đổi tùy theo kiểu xe nhưng

toàn bộ cụm cảm biến được bao kín hoàn toàn. Ngoài ra một cảm biến an toàn cũng được lắp
đặt để ngăn cho hệ thống túi khí kích nổ khi tháo mặt vành tay lái.

Page 25

×