Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghệ thuật kiến trúc những công trình hồi giáo nổi tiếng ở ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.81 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng như Ai Cập và Lưỡng Hà, Ấn Độ có một nền văn hoá lâu đời và
phát triển rực rỡ vào bậc nhất của thế giới. Ấn Độ là xứ sở của những khám phá
vĩ đại, là nơi cuốn hút những nhà khảo cổ học khắp thế giới.
Ấn Độ là mảnh đất màu mỡ để nuôi dưỡng những tôn giáo du nhập vào
nơi đây. Trong đó, Đạo Hồi đươc nhắc tới trước tiên bởi vì Đạo Hồi không chỉ
du nhập vào Ấn Độ mà nó còn dần trở thành quốc giáo của mảnh đất này.
Vì vậy ở Ấn Độ, những công trình kiến trúc Hồi Giáo xuất hiện với vẻ
đẹp lộng lẫy, nguy nga, tráng lệ và trường tồn với dòng chảy của thời gian cũng
như trong niềm tự hào của những tín đồ Đạo Hồi. Đặc biệt, bên ngoài vẻ đẹp
hoành tráng của kiến trúc, thánh đường Hồi Giáo còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn
hoá của người Hồi Giáo, đó cũng là những giá trị tinh thần cao quý nhất.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Những tài liệu nghiên cứu về Thánh đường Hồi Giáo trên thế giới là rất
hiếm và khó tìm. Thường thì chỉ viết những đặc điểm chung để nói về một vấn
đề lớn hơn hay nói chung về nghệ thuật.
Trên thế giới vào năm 1993, nhà nghiên cứu người Mỹ, A.L.Basham đã
tổng hợp những nghiên cứu của ông và cho ra đời cuốn “The wonder that was
India”.
Ở Việt Nam, Nguyễn Tuấn Đắc đã có tác phẩm nói đến những Thánh
đường Hồi Giáo đó là tác phẩm: “Nghệ thuật ở Ấn Độ”.
Trong “bài giảng về văn hóa Ấn Độ” của Tiến sĩ: Đỗ Thu Hà cũng đã đặc
biệt nhấn mạnh về những Thánh đường Hồi Giáo.
Ở phạm vi nhỏ của bài báo cáo này, người viết chỉ muốn khai thác đề tài
từ cái nhìn nhỏ hơn của một sinh viên nghiên cứu về Ấn Độ.
III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
"Hợp tác giản đơn cũng có thể sinh ra những kết quả vĩ đại. Điều này có
thể lấy những công trình kiến trúc của Châu Á, người Ai Cập, người Axtơrakhan
3
cổ đại để chứng minh." Câu nói ấy của Các Mác đã khẳng định vị trí cũng như


tầm quan trọng của những công trình kiến trúc cổ và tài năng của con người cổ
đại khi xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại.
Những công trình kiến trúc cổ luôn có những ý nghĩa riêng và phản ánh
một thời đại, giai đoạn hay một triều đại lịch sử nào đó. Đồng thời chính những
công trình kiến trúc này là dấu ấn sâu đậm nhất về những thành tựu to lớn của
con người trong thế giới Cổ Đại hay Cận Đại.
Tìm hiểu về Thánh đường Hồi Giáo sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều hơn
về nền văn minh Ấn Độ cổ đại, sự xuất hiện và phát triền của Hồi Giáo ở Ấn
Độ. Đồng thời qua kiến trúc và điêu khắc của Thánh đường Hồi Giáo chúng ta
cũng thấy được tài năng nghệ thuật của người dân Ấn Độ cổ đại.
IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này người viết muốn dựa trên những tài liệu về Thánh đường
Hồi Giáo ở Ấn Độ, những bài giảng về văn hoá- nghệ thuật Ấn Độ và những bài
báo của Tiến sĩ : Đỗ Thu Hà- giảng viên Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đồng thời
dựa trên những đặc điểm lịch sử của Ấn Độ và của Đạo Hồi để thảo luận vài nét
về Thánh đường Hồi Giáo và giá trị to lớn của nó trong xã hội Cổ đại cũng như
trong xã hội Hiện đại.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này người viết dựa vào một số phương pháp chủ yếu
sau:
1. Nghệ thuật kiến trúc của thánh đường Hồi Giáo trong nghệ thuật
kiến trúc Ấn Độ nói chung.
2. Đặc điểm kiến trúc Hồi Giáo từ những công trình kiến trúc hồi giáo
nổi tiếng ở Ấn Độ.
3. Kết hợp thống kê với tổng hợp để làm rõ vấn đề trong đề tài.
4. Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu qua cách cảm nhận riêng
của người viết để làm nổi bật hơn nữa vẻ đẹp kiến trúc thánh đường Hồi Giáo và
ý nghĩa của nó.
4

5. Gắn liền kiến trúc Thánh đường Hồi Giáo với đặc điểm của Đạo
Hồi để phân tích làm rõ đề tài.
PHẦN NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Sơ lược về văn hóa Ấn Độ
Văn hoá Ấn Độ là một nền văn hoá lâu đời, vô cùng phong phú và đầy
tính chất sáng tạo. Đối với sự phát triển văn hoá của nhiều dân tộc Phương
Đông, văn hoá Ấn Độ gây ảnh hưởng lớn, đặc biệt là văn hoá ấn Độ với văn hoá
các nước Đông Nam Á, mối quan hệ hết sức mật thiết.
Những phản ánh từ nền văn minh này bắt đầu từ kinh Vê Đa, từ thiên
nhiên kỷ thứ II trước Công nguyên (có thể trước nữa) và không hề có một sự
gián đoạn naò đáng kể cho đến nay.
Đạo Hồi ở Ấn Độ cũng mang nét đặc biệt của tiểu lục địa này nên thường
được các nhà học giả Phương Tây gọi là “Đạo Hồi - Ấn Độ”.
Ấn Độ cổ đại là một mảnh đất màu mỡ cho tôn giáo và triết học phát
triển, tôn giáo và triết học gắn bó với nhau chặt chẽ làm nên tư duy độc đáo của
người Ấn Độ. Nói tới tư tưởng và văn hoá Ấn Độ, chúng ta nghĩ tới ngay những
công trình kiến trúc tuyệt vời, chúng ta nghĩ tới kinh Vê đa, kinh Upanisads, đặc
biệt là kinh Phật – những tác phẩm lớn lao trong lâu đài văn hoá của nhân loại.
Văn hoá, triết học và nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những
cống hiến to lớn cho loài người.
Ấn Độ là đất nước có nhiều chủng tộc, nhiều ngôn ngữ khác nhau ( có tới
một nghìn sáu trăm năm mươi hai ngôn ngữ). Một đất nước có nhiều chủng tộc
như vậy ắt không thể tránh khỏi những mâu thuẫn về quyền lợi đất đai và chiến
lợi phẩm, sau những cuộc xung đột vũ trang với nhau, nhiều tiểu vương quốc đã
ra đời.
Kể từ thế kỷ thứ tư hoặc thứ năm trước Công nguyên, nền văn hoá Ấn Độ
bao gồm những tiêu chuẩn của cuộc sống con người được đa số mọi người trong
cư dân Ấn Độ chấp nhận hoặc ủng hộ.
5

2. Hồi giáo và quá trình du nhập vào Ấn Độ
2.1.Thời kỳ phân liệt và sự xâm nhập của những người theo Hồi Giáo
Sau khi Harsa chết, Ấn Độ bước vào một giai đoạn hỗn loạn.
Bhascaravarman- vốn là vua sứ Assam đã mở rộng quyền lực ra phía Tây, chiếm
một phần vùng Magadha. Trong vòng hai thế kỷ tiếp theo, hàng loạt các vương
triều như Pala, Phật Giáo đã lan toả đến Tây Tạng. Ấn Độ đã suy yếu khiến cho
nhà nước láng giềng càng thèm muốn, nhòm ngó. Năm 1001, quân Ấn Độ đã bại
trận trước Mácmút đã tấn công Ấn Độ tổng cộng 17 lần, chiếm dần các thành
phố của Ấn Độ. Vua Ấn Độ phải triều cống vị vua Hồi Giáo Mácmút nhưng vẫn
cố giữ nền độc lập của mình trong suốt 1 thế kỷ rưỡi. Sau đó, Ấn Độ bị chia nhỏ
thành các tiểu vương quốc do sự cát cứ của các thủ lĩnh địa phương.
Như vậy, đến cuối thời kỳ đôc lập của Ấn Độ, theo truyền thống Ấn Độ
giáo, toàn bộ Bắc Ấn đã bị chia cắt thành các vương triều cát cứ.
2.2.Vưong triều Hồi Giáo Delhi
Từ thời điểm thế kỷ XII cho đến thế kỷ thứ XVIII, bắc Ấn Độ chịu sự
xâm lược của những kẻ theo Hồi Giáo, nền văn minh cổ Ấn Độ đã hoàn toàn
chấm dứt.
Từ sau khi Cututđin lập ra vương triều Hồi Giáo Delhi năm 1206, Hồi
Giáo bắt đầu có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị và văn hoá của Ấn Độ.
Trong hơn 300 năm tồn tại từ 1206 đến 1526. Vương triều Hồi Giáo Delhi chấm
dứt sự tồn tại sau khi bị quân Thành Cát Tư Hãn xâm lược.
Tồn tại trong khoảng thời gian không nhiều và bị sụp đổ theo dòng chảy
của lịch sử và nanh vuốt của những đạo quân xâm lược, thế nhưng vương triều
Hồi Giáo Delhi cũng để lại nhiều thành tựu rực rỡ về kiến trúc của Hồi Giáo vẫn
tồn tại đến ngày nay.
II. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC Ở ẤN ĐỘ
1. Kiến trúc và điêu khắc cổ điển Ấn Độ
Kiến trúc và điêu khắc cổ điển Ấn Độ thực sự là một thành tựu lớn trong
kho tàng vốn đã quá nhiều những thành tựu của nghệ thuật Ấn Độ.
6

Kiến trúc cổ điển Ấn Độ mang đầy sức sáng tạo và sống động, đây chính
là một biểu tượng hùng hồn của các mô hình xã hội trong lịch sử Ấn Độ. Bên
cạnh những cột đá chống đỡ cho những công trình, toàn bộ kiến trúc đem lại cho
chúng ta một bức hoạ in dấu đậm nét của thời đại đã qua.
Kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ thường có chủ đề miêu tả các vấn đề tôn
giáo, huyền thoại văn học, vô cùng đa dạng và có nhiều thành tựu rực rỡ. Mối
quan hệ hiếm có trên đời này giữa con người, nghệ thuật và văn học đã tạo nên
những công trình đặc sắc mang âm điệu nhịp điệu đầy cảm hứng.
Nghệ thuật Ấn Độ Giáo và Đạo Phật cùng chia sẻ một loại biểu tượng
chung. Cả hai phong cách nghệ thuật dều biểu lộ niềm vui, vẻ đẹp và sự thanh
thản.
Ý tưởng trung tâm khá rõ ràng của nghệ thuật cổ điển Ấn Độ là cái đẹp, là
sự kế thừa của của tâm linh chứ không phải là vấn đề của cuộc sống hiện thực.
Sukraniti, một trong những chuyên luận nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại đã đặt vấn
đề một cách cực kỳ rõ ràng rằng: “Trong khi tạo ra những hình ảnh của những
vị thần, các nghệ sĩ đã phụ thuộc hoàn toàn vào cái nhìn mang tính chất tâm linh
bên trong của minh mà không phụ thuộc vào chất liệu mà các giác quan của họ
có thể cảm thấy được”.
Cả chủ nghĩa tự nhiên lẫn chủ nghĩa hiện thực đều không phụ thuộc vào
chủ nghĩa biểu tượng cổ điển trong giá trị khi mô tả các vấn đề bằng tranh tượng
của nó. Cùng với sự đam mê mang tính chất tâm linh, người ta cũng cảm thấy
cảm xúc của tình yêu đối với cái đẹp và thiên nhiên.
Vào thời Gupta đã mở ra một chương mới các tác phẩm văn hoá. Dường
như có một sự kết tinh trong các tác phẩm văn chương, các mô hình đước tạo ra
để thờ phụng thần thánh.
Trong nghệ thuật của Ấn Độ, nằm dưới lý tưởng mang tính chất tôn giáo
là học thuyết về ba con đường dẫn đến sự giải thoát: Làm việc hay karma-
marga, chung thuỷ hay bhakti- marga và tri thức hay Jnana- marga.
Sự thú vị trong hoạt động xây dựng được biểu lộ qua các chủ đề điêu khắc
nữa, các bức chân dung của người hiến tế thật quá đa dạng. Cuộc sống thường

7
nhật tại các làng xã, cuộc sống xa hoa của những người quý tộc, sự giàu có của
các thương nhân cũng như ông hoàng bà chúa đều được miêu tả tỉ mỉ trong các
tác phẩm này.
Cả Bharhut và Snachi đều hiện diện trong một giai đoạn của sự tiến hoá
tôn giáo của đất nước Ấn Độ.
Những giai đoạn sau, chúng ta thấy được sự nhấn mạnh dần dần được
nâng lên từ “thông tục” lên “văn chương” qua những chủ đề như chuyện Jataka-
chuyện về cuộc đời Đức Phật.
Có mối quan hệ tốt đẹp giữa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ
với văn học. Sringara là chủ đề thống trị hàng đầu trong văn học và mô típ
míthuna khắc hoạ những đôi lứa yêu nhau say đắm, trình diễn Sringara dưới
dạng các tác phẩm điêu khắc.Mối quan hệ tương tác giữa điêu khắc và biểu diễn
nghệ thuật được phản ánh rất rõ ràng trong điêu khắc và kiến trúc vùng Chola.
Thiên nhiên và tình cảm con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng
trong việc sáng tạo nghệ thuật . Những thay đổi theo mùa trong phong cảnh của
đất nước Ấn Độ đã làm rung động lòng người qua các vần thơ của Kalidasa
thường được kèm theo giai điệu huyền bí theo sự thay đổi của các mùa trong
năm.
Tóm lại, kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ trong thời kỳ cổ điển đã tạo nên
câu chuyện của chính nó về con người, huyền thoại, tín ngưỡng, nguồn cảm
hứng và cả kiểu loại môi trường mà nó tìm kiếm để tạo nên bản sắc của chính
nó. Nhưng vẫn có một nhân tố chung rất mạnh mẽ thống trị nghệ thuật kiến trúc
và điêu khắc của Ấn Độ ở khắp mọi nơi: Sringara – cảm xúc về tình yêu.
2. Kiến trúc Hồi Giáo
Ấn Độ là mảnh đất phì nhiêu cho tôn giáo phát triển, Hồi Giáo đã du nhập
và bén rễ ở đất nước này. Nhiều công trình kiến trúc Hồi Giáo đã được xây dựng
và trở thành những tác phẩm nổi tiếng của con người Ấn Độ cổ đại. Trong đó
nổi bật lên là những công trình kiến trúc có tên gọi như : Taj Mahal, Jai-Pur,
Quytab Minah…

8
Đặc điểm chung của hầu hết các công trình kiến trúc Thánh đường Hồi
Giáo đó là kiến trúc mái vòm và những hoạ tiết được trang trí cực kỳ công phu ở
trên tường, trên mái, trên cột trụ hay trên trần nhà.
Đăc biệt hơn nữa, đó là những đường diềm, hoạ tiết trang trí được làm
nên từ những người thợ tài hoa và những vật liệu như thuỷ tinh, pha lê lấp lánh
nhiều màu sắc. Trên trần nhà của nhiều Thánh đường lấp lánh vẻ đẹp của những
mảnh pha lê và thuỷ tinh trong ánh đèn hay trong những tia sáng mặt trời len lỏi
vào Thánh đường chính.
Ngoài pha lê và thuỷ tinh xuất hiện trên tường và trần nhà của Thánh
đường Hồi Giáo còn có những nét chạm trổ trên vàng lát vào những bức tường
tạo cảm giác về sự giàu có và trang nghiêm của Thánh đường Hồi Giáo. Bước
vào bất cứ một Thánh đường Hồi Giáo nào, chúng ta hầu hết đều bất ngờ bởi
những đường nét trang trí tinh vi của thuỷ tinh, pha lê hay, sa thạch đỏ…
Đối với Đạo Hồi, trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thì kiến
trúc là chủ yếu, bởi trong khi người Ấn Độ giáo đắp, đục những tượng để trang
trí cho chùa, đền thì người Hồi Giáo lại cực liệt phê phán sự thờ phụng ngẫu
tượng. Họ gần như không có điêu khắc.
III. THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO
1. Đặc điểm chung
Ngày 5.5.1941, sinh nhật lần thứ 80, Rabindrarath Tagore đã gửi thế giới
thông điệp cuối cùng: “ Đã có lúc tôi tin rằng những suối nguồn của văn minh
có thể phát nguyên từ trái tim của Châu Âu. Nhưng bây giờ, khi tôi sắp từ giã
cõi đời, niềm tin đó đã rời bỏ tôi. Tôi nhìn quanh và thấy tro tàn đổ nát của một
nền văn minh đầy tự hào vương vãi như một đống rác khổng lồ…”
Thông điệp đó của Tagore cho đến nay vẫn mang nhiều giá trị. Không
phải Châu Âu là trung tâm văn minh của thế giới mà nó thuộc về Phương Đông.
Sự nổi bật và là đặc điểm chung của hầu hết những thánh đường Hồi Giáo
là sự xuất hiện của những mái vòm. Nó trở thành biểu tượng nguy nga của
những công trình kiến trúc Hồi Giáo.

9
Thực tế, hầu hết các đài tưởng niệm của người Hồi giáo ở Ấn Độ cho đến
thể kỉ 15 đều có nửa mái vòm trên đó và duy nhất với những tòa nhà của triều
đại Lodi (1451-1526), các mái vòm bắt đầu chuyển sang hình bán nguyệt.
Hình tròn của mái vòm Hồi giáo-Ấn Độ hồi đầu khác xa so với mái vòm
của người Ba tư, hình củ bán nguyệt nhô lên cao khỏi mặt. Lần đầu tiên, mái
vòm mang phong cách Ba Tư này xuất hiện trên bầu trời Ấn là ở lăng mộ
Humayun.
Mái vòm của lăng Humayun đặc biệt vì một lẽ khác, đó là mài vòm kép
đầu tiên được xây ở Ấn Độ. Mái vòm kép là một kiểu được tạo ra từ hai phần,
với một khoảng trống giữa giữa hai mái.
2. Một số thánh đường hồi giáo nổi tiếng tại Ấn Độ
Đỉnh cao nhất của loại hình lăng mộ đồng thời cũng là kiệt tác vô song
của kiến trúc Ấn-Hồi là lăng Taj Mahal ở Agra.
2.1. Taj Mahal ở Agra
Nếu như Agra là cả một vườn hoa đẹp của nền nghệ thuật kiến trúc Ấn
Độ thời Mogol, thì Taj Mahal không phải là lâu đài hay đền miếu gì cả mà là
lăng mộ của vợ hoàng đế Giahan – hoàng hậu Argiumam Bano Begum.
Nếu như người Hindu hỏa thiêu xác chết thì người Hồi lại thực hiện mai
táng và Taj Mahal là một lăng mộ điển hình nhất, do vua Shah Sahan xây dựng
thể theo nguyện vọng trước khi qua đời của người vợ thứ hai mà ông vô cùng
yêu quý.
Kiến trúc chính của khu lăng mộ là một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây
bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên nền đất cao. Trên nóc tòa lâu đài đó,
ở chính giữa là một mái vòm tròn, lớn bằng đá cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi và
cao 75m, xung quanh còn có bốn vòm tròn nhỏ hơn. Ở bốn góc lại vươn lên bốn
tháp nhọn, cao đến 40m được ví như bốn cây sáo đang tấu nhạc hay bốn cây bút
đang đề thơ lên mây thắm. Tất cả đều làm bằng đá cẩm thạch trắng như tuyết –
một chất liệu đá cực kì nhạy cảm với sự thay đổi cho dù là nhỏ nhất của ánh
sáng, nó phản chiếu những màu sắc biểu hiện kỳ diệu của đất trời qua từng

khoảnh khắc. Người Ấn Độ gọi Taj Mahal là “viên ngọc trân châu của những
10
đền đài Ấn Độ” hay “ một giấc mơ tiên hiện thành đá trắng.” Trên cửa, trên
tường và trên bức rèm quây chung quanh hai ngôi mộ là những trang trí tinh xảo
được làm bằng cách khảm 12 thứ đá quý nhiều màu sắc trên nền đá cẩm thạch
trắng.
Đồ sộ mà vẫn thanh tú, nhẹ nhàng nhờ sự sắp xếp hài hòa của các bộ phận
và phong cách hoàn hảo trong quan hệ tương tác giữa mỗi bộ phận và tổng thể,
Taj Mahal trở thành biểu tượng cảu sự toàn mĩ. Nó là một kì quan nổi tiếng thế
giới, một kì quan được tạo nên bằng máu thịt và trí tuệ của người Ấn Độ. Nó
tiêu biểu cho Ấn Độ, cũng như tháp Eiffel là linh hồn của Pháp.
Trong rất nhiều những công trình Hồi Giáo ở Ấn Độ thì Taj Mahal là một
thánh đường lộng lẫy và tuyệt mĩ nhất. Kiến trúc chính của khu lăng là một tòa
lâu đài hình hình bát giác xây trên một nền cao bằng đá cẩm thạch trắng và sa
thạch đỏ. Mái đền là một vòng tròn bằng cẩm thạch trắng muốt, sừng sững, đồ
sộ giữa vòm trời xanh nhưng vẫn phơi ra những đường nét thanh thoát ngoạn
mục. Cửa chính với mái vòm của nó tượng trưng cho cổng vào thiên đường.
Hơn 400 năm qua và vĩnh viễn về sau này, Taj Mahal vẫn đứng đó,
huyền diệu trong sương mù ban mai, tinh khiết ngời ngời rạng đông bởi sự
ngưỡng vọng của người đời : Một đài tưởng niệm cho cái đẹp, “giấc mơ tiên
hiện lên thành đá trắng.”
Những phong cách xây dựng theo Đạo Hồi thích kiểu kiến trúc này ngay
từ khi xây phần ngoài ở Alai Darwaza, và sau đó đã được Alauddin bổ sung vào
Thánh đường Hồi giáo nổi tiếng có tên là Quawwatul-Islam vào năm 1311.
2.2. Lăng mộ Humayun:
Lăng Hamayun và những bức tường bao quanh được xây dựng với ba loại
đá. Các bức tường và hai cổng vào làm bằng thạch anh ở địa phương với sa
thạch đỏ trang trí và khảm cẩm thạch. Sa thạch đỏ dùng cho tòa nhà chính lấy từ
Tantpur gần Agra và kết hợp với cẩm thạch trắng từ Makrana ở Rajasthan. Ở
trung tâm khu vườn, lăng nổi lên trên một khu đất rộng và và cao khoảng 6,5m,

và lên cao một chút là một bục nhỏ chỉ cao hơn 1m.
11
Bên cạnh đó, ngôi đền hình bát giác với hai tầng và được bao quanh bởi
các phòng nhỏ hình bát giác đặt chéo nhau. Những phòng này còn chứa một số
bia mộ lăng mộ Humayun gần như một gia đình. Phòng trung tâm bao gồm một
đài kỉ niệm (thẳng đứng phía trên lăng mộ ở tầng hầm) mái được tạo từ hai mái
vòm mang những hình thù, với những vật gắn kết bằng thạch cao trong các dãy.
Nằm trong ba tầng, trung tâm là một triễn lãm và clerestory (phần trên của
một bức tường trong một nhà thờ lớn, có hàng cửa sổ, ở bên trên mái của gian
bên). Hầu như nhưng phần mở ra ngoài đều được phủ bởi bột đá.
Giữa các cánh của bát giác ở cạnh chéo nhau của lăng mộ trung tâm có
các hành lang mái vòm lớn được chiếu từ bên ngoài vào. Mặc dù có vô số những
tấm khảm và các hốc tường, những cái này đặc biệt đi theo hệ thống kiến trúc
phong cách Ba Tư, mái vòm trung tâm lớn nhất kèm theo những mài vòm nhỏ
hơn nhung đặc biệt ở mỗi cánh.
Lăng mộ Humayun là một trong những lăng mộ đầu tiên ở Ấn độ có kiểu
cấu trúc hai mái vòm. ở đây, những người thợ Ba Tư tạo cho lăng mộ sự uy
nghiêm nhưng vẫn giữ trần nhà trong phong trung tâm với tỉ lệ chiều cao phù
hợp với chiều cao bên trong.
Những mái vòm trước đây không cao và dáng của chung không phải là
hình bán nguyệt. Mái vòm phía ngoài lăng mộ Humayun được bao phủ bằng
cẩm thạch và có hình củ. Những sảnh đường được mở rộng ra bằng các tháp
nhọn ở tất cả các góc của tòa nhà, điểm trên mái vòm với các đường thẳng của
cấu trúc chính và tạo nên sức mạnh và sự bền vững khi thiết kế.
2.3. Quwat-ul-Islam:
Quwat-ul-Islam ở Dehli là giáo đường đạo Hồi đầu tiên được xây dựng
trên đất Ấn Độ do Sultan đầu tiên: Qutb-ud-bin-Aibak.
Về kĩ thuật và phong cách, công trình này mang tính chất Hồi giáo thuần
khiết, tuy nhiên vẫn phảng phất bóng dáng nghệ thuật Ấn Độ, bởi vì, về chất liệu
người Hồi đã dùng lại những cột đá của các đền đạo Jain bị phá hủy. Mặt khác,

những nghệ sĩ, thợ thuyền bản xứ tham gia thể hiện công trình cũng đã phổ vào
đó một đôi chút chấm phá của nền nghệ thuật truyền thống của họ.
12
Giáo đường Quwat-ul-Islam nay đã đổ nát nhưng QuibMinar được dựng
lên bên cạnh nó, vừa là ngọn tháp giáo đường (manara), vừa là đài chiến thắng
thì qua tám thế kỉ dãi dầu mưa nắng vẫn là một công trình nghệ thuật bất hủ của
Ấn Độ. Nó là một cột đá khổng lồ cao 73m thon nhỏ dần lên cao ( đường kính
đáy là 14,2m, đường kính đinhr là 2,7m). Bên trong tháp là một cầu thang 376
bậc, cuốn vòng dẫn lên đỉnh. Ba tầng dưới bằng Sa thạch vàng, nâu và đỏ, ba
tầng này là hoàn toàn chính gốc, còn hai tầng trên đã được thay thế, sửa chữa ở
những thời đại muộn hơn với lớp nhũ bằng đã cẩm thạnh trắng. Trong khi ba
tầng dưới có các rãnh máng chạy dọc có góc cạnh thì hai tầng trên lại tạo rãnh
vòng quanh, trơn mịn hơn.
2.4. Lăng Mughal:
Thánh đường Jamali-kamali ( khoảng 1528-1529), Qala-i-kuhna Masjid
(khoảng 1534) và ngôi đền Atage Khan ( khoảng 1566-1567) là những đài tưởng
niệm Mughal đâu tiên ở Delhi theo hệ thống này.
Đến với lăng Mughal, nằm ở trung tâm của khu vườn tươi đẹp, được vẽ
trong bản thiết kế Charbagh.
Mở đầu cho kiến trúc của khu lăng này là sàn nhà, xung quanh sàn nhà có
một khoảng không gian rộng lớn trừ phần ở giữa của phía Nam sàn nhà. Ở phần
trung tâm của phía Nam là sự xuất hiện của nghệ thuật trang trí tinh vi.
Còn một điều hết sức đặc biệt của Mughal, đó là những gạch lát trang trí,
dưới nền cả trong phòng và ngoài trời, tạo vẻ đẹp trang trọng mà hầu như không
bị phá hủy theo thời gian. Đi vào trong phòng lớn, trên mái xuất hiện những hoa
văn cầu kì được chạm khắc công phu và lạ mắt, từ những đường cong mềm mại
đến những nét chạm cứng chắc. Ý nghĩa của những nét chạm trổ tinh vi ấy vẫn
khiến cho những nhà khoa học phải dầy công nghiên cứu.
2.5. Ngôi đền của William Hessing:
Những nét kiến trúc của ngôi đền hầu như được mô phỏng theo kiến trúc

của Taj Mahal. Nhìn bề ngoài nếu không so sánh riêng về màu sắc thì ngôi đền
này giống hệt với Taj Mahal vì có màu đỏ gạch nên nó được biết đến như một
“Taj Mahal đỏ”. Vẻ đẹp của nó có thể bị lu mờ khi đặt cạnh Taj Mahal hùng vĩ
13
nhưng nó vẫn có những nét đặc biệt khiến nó trở thành một “viên gạch hồng”
trong núi rừng Agra.
3. Gía trị vật chất và tinh thần của thánh đường Hồi giáo
Với việc xây dựng công trình thánh đường Hồi Giáo, nổi bật là Taj
Mahal. Người dân Ấn Độ đã gửi những khát vọng về tín ngưỡng và tinh thần
của mình vào Taj Mahal để công trình kiến trúc này trở thành biểu tượng của cả
một dân tộc.
Xây dựng Taj Mahal cũng khảng định bàn tay tài hoa của hơn 20 000
người Ấn Độ, riêng khoảng thời gian dành cho xây dựng công trình kiến trúc
này là 22 năm đem đến sự ngưỡng mộ cho bất kỳ một dân tộc nào thờ phụng
một tôn giáo nào trên thế giới.
14
KẾT LUẬN
Những công trình kiến trúc Hồi Giáo góp phần đưa nền văn minh Ấn Độ
sánh ngang với các nền văn minh khác ở cả phương Đông và phương Tây. Nó
tạo nên một ảnh hưởng lớn đối với các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và Châu
Á nói chung.
Những công trình kiến trúc của Hồi Giáo rất đặc sắc và nổi bật tạo nên
một sự phong phú đa dạng nhưng vẫn mang bản sắc văn hóa Ấn Độ rõ nét.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt :
1. Chiêm Tế, 2000,Lịch sử thế giới cổ đại-tập 1, Nhà xuất bản Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
2. Vũ Dương Ninh, 1998, Lịch sử văn minh thế giới, Nhà xuất bản

giáo dục.
3. Đỗ Thu Hà, bài giảng: Văn hoá và xã hội Ấn Độ, đã ngiệm thu
ngày 28/01/2005.
4. Nguyễn Tuấn Đắc, 1977, Nghệ thuật ở Ấn Độ, thông tin khoa học
xã hội số 3.
5. W.Durant, 1992, Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch,
trung tâm thông tin Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cao Duy Đỉnh, 1993, văn hoá Ấn Độ, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
7. A.JA.Gruêvích, 1996, Các phạm trù văn hoá Trung Cổ, Nxb. Giáo
Dục, Hà Nội.
8. Cao Xuân Huy, 1995, tư tưởng Phương Đông gợi những điểm
nhìn tham chiếu, Nxb. Văn học, Hà Nội.
9. Nguyễn Thừa Hỷ, 1986, tìm hiểu văn hoá Ấn Độ, Nxb. Văn hoá,
Hà Nội.
10. Nguyễn Thừa Hỷ, 1986, Ấn Độ qua các thời đại, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
11. Đinh Trung Kiên, 1995, Ấn Độ, hôm qua và hôm nay, Nxb. Chính
Trị quốc gia, Hà Nội.
12. Konrát, 1997, Phương Đông và Phương Tây, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
Tiếng Anh :
1. A.L.Basham, A cultural history of India, ORford university press,
oxford India paperbacks, 1999.
16
2. A.L.Basham, The wonder that was India, Evergreen Encyclopedia,
vol.I E. 145, Grove Press, Inc. New york, America, 1993.
3. Jitendra Nath Banerjea, 1985, The development of Hindu
iconography, Munshiram Manoharlal publishers Pvt.Ltd.New Delhi 110055,
India.
4. C.H.Buck, Faiths, fairs and festivals of India, Rupa Co. New Delhi,

India, 2002.
5. C.Buhler, Manu, vol. 25 in Sacred books of the east, ed.F. Marx
Muller, Motilal Banarsidass publishers. LTD. New Delhi , India, 1993.
6. Chavarria, 1964, Traditional India, Prentice Hall, Inc.
EnglewoodCilffs.N.J.
7. Chitralekha, Hindu manners, customs and ceremonies, Crest
Publishing House, New Delhi, India, 2002.
8. David R.Kisley, 1993, Hindouism-A cultural perspective, Prentice
Hall, Englewood Cliffs, New Jersey.
17
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
II. KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC Ở ẤN ĐỘ 6
18

×