Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

các phương diện nghệ thuật thể hiện tâm trạng bi kịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.46 KB, 21 trang )

Các phương diện nghệ thuật thể hiện tâm
trạng bi kịch
PhÇn mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngâm khúc là một thể loại văn học tiêu biểu có nhiều thành tựu rực
rỡ trong nền văn học Việt Nam thời trung đại. Thế kỉ XVIII, XIX là thời kì
ngâm khúc nở rộ với hàng loạt tác phẩm. Trong số đó, Thu dạ lữ hoài ngâm
và Tự tình khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu nhng cha đợc giới nghiên cứu
văn học chú ý nhiều. Do vậy nó cần đợc nghiên cứu mét c¸ch cã hƯ thèng.
1.2. ThÕ kû XVIII, c¸c khóc ngâm chủ yếu viết về tâm trạng bi kịch
của ngời phụ nữ thì hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc lại
viết về tâm trạng bi kịch của ngời đàn ông. Việc tìm hiểu tâm trạng bi kịch
của ngời đàn ông qua hai khúc ngâm là việc làm có ý nghĩa bởi qua đó ta
nhận thấy một hiện thực rất bi thơng không chỉ xảy ra đối với ngời phụ nữ
mà còn đối với cả những nhà nho có khí tiết.
1.3. Trong giai đoạn hiện nay việc tìm hiểu tác phẩm văn chơng trên
cơ sở đặc trng thể loại là một hớng nghiên cứu đà thu hút đợc sự chú ý của
nhiều ngời trong giới nghiên cứu văn học. Vì thế việc nghiên cứu giá trị
của hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc trong mối quan hệ
với thể ngâm STLB là việc làm cần thiết để xác định vị trí, vai trò của tác
phẩm trong tiến trình phát triển của thể loại.
1.4. Đề tài này còn có ý nghĩa thực tiễn. Là một thể loại văn học lớn có
nhiều thành tựu ngâm khúc đợc giảng dạy ở nhiều cấp học nên việc triển
khai đề tài sẽ giúp cho việc giảng dạy ngâm khúc đợc tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về cấp độ thể loại có một số công trình nghiên cứu nh : Thơ ca
Việt Nam hình thức và thể loại [42], Ngâm khúc quá trình hình thành phát
triển và đặc trng thể loại [15], Cung oán ngâm khúc trên quá trình phát
triển của thể STLB [46], Lục bát và STLB [44], ...
2.2. Với hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc, việc
1


1


nghiên cứu chủ yếu diễn ra theo hai hớng là giới thiệu, chú giải văn bản tác
phẩm, xác định thời điểm ra đời của tác phẩm và tìm hiểu một vài yếu tố cơ
bản về giá trị nội dung, nghệ tht cđa tõng t¸c phÈm. Cơ thĨ nh sau:
Tõ khi hai khúc ngâm ra đời cho đến nay, các nhà nghiên đều thống
nhất hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm là khi hai tác giả Đinh Nhật Thận
và Cao Bá Nhạ bị chính quyền phong kiến đơng thời bắt giam vì có liên
quan đến vụ án Cao Bá Quát.
Một trong những cuốn sách đầu tiên nghiên cứu tác phẩm Thu dạ lữ
hoài ngâm hiện còn đợc nhiều ngời biết đến là Trong 99 chóp núi : Đinh
Nhật Thận với Thu dạ lữ hoài ngâm của Nguyễn Văn Đề [14]. Cuốn sách
đà đánh giá cao tài năng của tác giả Đinh Nhật Thận. Ngoài ra, ông Đề còn
dành nhiều thời gian cho việc diễn âm và giải nghĩa tác phẩm từ nguyên bản
chữ Hán.
Về Tự tình khúc, có thể kể ra các công trình: Việt Nam thi văn hợp
tuyển [19], Luận đề về Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ [35], Giới thiệu Tự
tình khúc và Trần tình văn của Cao Bá Nhạ [43]. Đây là những cuốn sách
có giá trị, nó giúp ngời nghiên cứu có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về
cuộc đời cũng nh sự nghiệp sáng tác của Cao Bá Nhạ.
Trong những năm gần đây một trong những công trình nghiên cứu có
hệ thống về hai tác phẩm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc là cuốn
Những khúc ngâm chọn lọc [17]. Cuốn sách có không ít những ý kiến đánh
giá khá sâu sắc cho hai tác phẩm. Bên cạnh đó phải kể đến một số công
trình nghiên cứu khác có giá trị nh: Việt Nam văn học sử giản ớc tân biên
[40], Tổng tập văn học Việt Nam [67],.....Nhìn chung các tác giả đều dành
những lời đánh giá cao cho cả hai khúc ngâm.
Mặc dù Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc đà ít nhiều đợc giới
nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu nhng cho đến nay cha có công trình nào

nghiên cứu độc lập, chuyên sâu cả hai khúc ngâm. Với đề tài: Tâm trạng bi
kịch của ngời đàn ông qua hai tác phẩm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình
khúc ngời viết hi vọng sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện, hệ thống hơn
cho cả hai khúc ngâm.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
2
2


3.1. Đối tợng nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu chính của luận văn là hai tác phẩm : Thu dạ lữ
hoài ngâm ( bản thơ Nôm) của Đinh Nhật Thận và Tự tình khúc của Cao
Bá Nhạ in trong cuốn Những khúc ngâm chọn lọc (Tập 2) của Nguyễn
Thạch Giang, NXB Giáo dục Hà Nội, 1994.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Luận văn chỉ đi vào việc tìm hiểu những nét cơ bản nhất về nội dung
và nghệ thuật của hai khúc ngâm Thu dạ lữ hoài và Tự tình. Qua đó bớc
đầu nhận ra đợc những điểm tơng đồng, khác biệt của hai khúc ngâm và vị
trí của chúng trong quá trình phát triển của thể loại ngâm khúc qua hai thế
kỷ XVIII và XIX.
4. Phơng pháp nghiên cứu.
4.1. Phơng pháp thống kê phân loại
4.2. Phơng pháp so sánh
4.3. Phơng pháp phân tích tác phẩm
5. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm ba chơng:
Chơng một: Giới thiệu chung
Chơng hai: Các phơng diện nội dung của hai khúc ngâm
Chơng ba: Các phơng diện nghệ thuật thể hiện tâm trạng bi kịch
Cuối cùng là tài liệu tham khảo và phụ lục


3
3


phần nội dung
Chơng 1
Giới thiệu chung
1. Đề tài nỗi oan trong văn học trung đại Việt nam
1.1. Trong cuộc sống hằng ngày, nỗi oan là điều đáng sợ mà con ngời có
thể gặp phải. Điều này đợc phản ánh rõ nét qua các tác phẩm văn chơng
thời trung đại
1.2. Có thể kể ra hàng loạt tác phẩm viết về nỗi oan nh: Tỉ gia thùc lơc (thÕ
kû XIV), Oan th¸n (thế kỉ XV), Ngời con gái Nam Xơng (thế kỷ XVI),
Quan âm thị Kính, Thu dạ lữ hoài ngâm và Tù t×nh khóc (thÕ kû XIX)
Nh vËy, cã thĨ nãi nỗi oan là đề tài có tính chất truyền thống trong
văn học trung đại Việt nam.
2. Vài nét về khúc ngâm STLB trong văn học trung đại Việt nam
Khúc ngâm STLB là khái niệm chỉ những tác phẩm thơ trữ tình trờng
thiên nhằm diễn tả tâm trạng bi thơng của con ngời đợc viết bằng thể thơ
STLB và bằng ngôn ngữ dân tộc.
2.1. Phân loại các khúc ngâm
Căn cứ vào đề tài, nội dung phản ánh và đối tợng miêu tả của các
khúc ngâm hiện có tên tác giả có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm A: Những khúc ngâm phản ánh tâm trạng bi kịch của những
ngời phụ nữ, bao gồm ba khúc ngâm tiêu biểu ở thế kỷ XVIII là Chinh phụ
ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc và Ai t vÃn.
Nhóm B: Những khúc ngâm phản ánh tâm trạng bi kịch của những
ngời nam giới gồm Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc. Đây là hai khúc
ngâm tiêu biểu ở thế kỷ XIX.

2.2. Nội dung của các khúc ngâm nhóm A
Trong các khúc ngâm nhóm này các nhân vật trữ tình đều là nữ, thờng là
sự hóa thân của tác giả vào các nhân vật để nói lên tâm t tình cảm, nguyện
vọng cho họ (Trừ tác phẩm Ai t vÃn của Lê Ngọc Hân)
Chinh phụ ngâm khúc là tiếng nói cho số phận bi kịch của ngời phụ
nữ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Cung oán ngâm khúc là nỗi buồn rầu
oán hận của một cung nữ có tài năng, có nhan sắc đà từng đợc vua sủng ái
4
4


về sau thất sủng bị vua chán bỏ nơi cung cấm. Ai t vÃn là một trờng hợp
khá đặc biệt trong các khúc ngâm ở nhóm A bởi vì đây là lời bày tỏ trực
tiếp tình cảm đau đớn, tiếc thơng chồng vô hạn của hoàng hậu Ngọc Hân.
Nh vậy ba khúc ngâm trên đều ra đời ở thế kỷ XVIII và cùng đề cập
đến số phận bi kịch của ngời phụ nữ trong xà hội phong kiến đơng thời.
2.3. Nội dung của các khúc ngâm nhóm B
Điều khác biệt đầu tiên rất dễ nhận thấy ở nhóm khúc ngâm này là sự
thay đổi về mặt đề tài: phản ánh tâm trạng bi kịch của những ngời nam
giới. Họ là những nhà nho có khí tiết nhng lại bị bắt giam do nghi ngờ có
liên quan đến vụ án chống lại triều đình phong kiến đơng thời.
Thu dạ lữ hoài ngâm là những tâm sự buồn của chính tác giả khi bị
giam lỏng nơi đất khách quê ngời. Tự tình khúc là lời tự tình thấm đầy nớc
mắt của Cao Bá Nhạ khi bản thân và gia đình ông phải chịu những nỗi oan
nghiệt phi lý do xà hội gây nên. Qua đó nó bày tỏ khát vọng về quyền đợc
sống chính đáng của những ngời lơng thiện, về lẽ công bằng trong xử án.
3. Vài nét về tác giả - tác phẩm
3.1. Đinh Nhật Thận và Thu dạ lữ hoài ngâm.
3.1.1. Tác giả
Đinh Nhật Thận còn gọi là Đinh Viết Thận, tự là Tử Uý, hiệu Bạch

Mao Am, sinh năm 1815 tại làng Thanh Liêm, huyện Thanh Chơng, tỉnh
Nghệ An. ông là ngời thông minh hay chữ và giỏi thơ văn. Bởi tính tình cơng trực nên ông không chịu làm quan mà về nhà vui với nớc biếc non
xanh. Ông cũng có mở trờng dạy học và làm nghề thuốc. Vì có giao du
thân mật với Cao Bá Quát nên Đinh Nhật Thận bị hạ ngục vì triều đình
phong kiến nghi ngờ ông có can hệ đến vụ án dòng họ Cao. Trong lúc bị
giam lỏng nh vậy ông đà viết Thu dạ lữ hoài ngâm bày tỏ lòng mình. Khúc
ngâm ai oán ấy đà làm lay động lòng trắc ẩn của nhà vua nên ông đợc tha
về quê sống ẩn dật nơi đồng ruộng. Ngày 18 tháng 6 năm Bính Dần, 1866,
Đinh Nhật Thận qua đời, thọ 52 tuổi.
Về sáng tác của Đinh Nhật Thận hiện còn là tập thơ Bạch Mao Am
thi loại. Đây là tập thơ chữ Hán, phần lớn là thơ thù ứng. Nhng tác phẩm
đáng chú ý nhất của Đinh Nhật Thận tạo cho ông có tên tuổi trong văn học
sử là khúc Thu dạ lữ hoài ngâm viết bằng chữ Hán . Đây là sáng tác tiêu
5
5


biểu nhất của Đinh Nhật Thận trong sự nghiệp sáng tác văn chơng của
ông.
3.1.2. Tác phẩm Thu dạ lữ hoài ngâm
Thu dạ lữ hoài ngâm là tác phẩm đợc sáng tác trong thời gian Đinh
Nhật Thận bị giam lỏng ở kinh đô Huế. Đây là khúc ngâm duy nhất trong
nền văn học Việt Nam đợc viết bằng chữ Hán theo thể STLB. Theo nhiều
nhà nghiên cứu, Đinh Nhật Thận cũng đà diễn ra quốc âm cùng thể. Với 140
câu thơ STLB, khúc ngâm Thu dạ lữ hoài có bố cục gồm bốn đoạn: Đoạn
một từ câu 1 đến câu 20: nói về cảnh vật nơi đất khách quê ngời đà gợi tình
ngời lữ thứ. Đoạn hai từ câu 21 đến câu 60: nói về nỗi nhớ cảnh lúc ra và
những tâm sự phải sống một mình nơi quê ngời. Đoạn ba từ câu 61 đến câu
104: hình ảnh ngời vợ nơi quê nhà qua tâm tởng của nhà thơ. Đoạn bốn từ
câu 105 đến câu 140: tâm trạng của tác giả khi nghĩ đến những ngời thân và

hy vọng có ngày đợc gặp lại họ để hàn huyên, tâm sự.
3.2. Cao Bá Nhạ và Tự tình khúc
3.2.1. Tác giả
Cao Bá Nhạ quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Cha biết ông sinh và mất năm nào. Ông là con của Cao Bá Đạt và là cháu
gọi Cao Bá Quát bằng chú (Cao Bá Quát là anh em sinh đôi với Cao Bá Đạt
).
Dòng họ Cao là một dòng họ có truyền thống khoa bảng, có nhiều
ngời đỗ đạt làm quan to. Năm 1854, sau khi Cao Bá Quát nổi dậy chống lại
triều đình nhà Nguyễn ở Mỹ Lơng thì cả dòng họ Cao đều bị thảm tru di.
Lúc này biết mình khó thoát khỏi cái chết, Cao Bá Nhạ đà trốn ra Bắc. Trải
qua tám năm sống lẩn lút dới chân núi Hơng Sơn, ông đà bị phát hiện và bị
bắt giam trong ngục. Trải qua nhiều nhà tù, tội danh của ông không đợc
định rõ. Cuối cùng ông bị triều đình nhà Nguyễn đày lên mạn ngợc rồi mất
ở đó.
Về sáng tác của Cao Bá Nhạ: Ngoài Tự tình khúc viết bằng chữ Nôm,
ông còn để lại tác phẩm Trần tình văn viết bằng chữ Hán. Cả hai tác phẩm
đều đợc viết trong những ngày ông bị giam cầm, đày đọa. Do vậy nó là
những tiếng nói tố oan rất sâu sắc.
3.2.2. Tác phẩm Tự tình khúc
Tự tình khúc là một tác phẩm đợc viết theo thể ngâm với 608 câu thơ
6
6


STLB. Về bố cục của tác phẩm Tự tình khúc chúng ta có thể chia thành sáu
đoạn nh sau: Đoạn một từ câu 1 đến câu 36: Nói về gia thế họ Cao và cuộc
đời làm quan của Cao Bá Đạt. Đoạn hai từ câu 37 đến câu 68: Nói về cơn
gia biến. Đoạn ba từ câu 69 đến câu 188 : nói về cảnh tác giả trong khi
lánh nạn. Đoạn bốn từ câu 189 đến câu 480: nói về cảnh tác giả khi bị bắt

giam oan ức và những tâm sự trong ngục. Đoạn năm từ câu 481 đến câu
572: Nhớ lại phong cảnh tơi đẹp của thiên nhiên và hứng thú tao nhà trong
khi lánh nạn. Đoạn sáu từ câu 573 đến câu 608: Ước mơ đợc gửi lòng về
nơi án cũ vờn xa bên ngời vợ hiền yêu dấu.
Tiểu kết
Nỗi oan là đề tài có tính chất truyền thống trong văn học trung đại
Việt Nam. Trớc thế kỷ XIX nó thờng đợc đề cập đến trong các tác phẩm có
qui mô nhỏ. Chỉ khi xuất hiện hai tác phẩm có qui mô lớn là Thu dạ lữ
hoài ngâm và Tự tình khúc thì nỗi oan của con ngời mới đợc phản ánh rõ
nét. Đây có thể coi là hai tác phẩm tiêu biểu nhất trong mảng đề tài viết về
nỗi oan.
Hai khúc ngâm là những tiếng nói phản ánh trực tiếp tâm trạng bi
kịch của những nhà nho có khí tiết bị hàm oan. Điều này tạo nên sự khác
biệt với các khúc ngâm thế kỉ XVIII phản ánh tâm trạng của những ngời
phụ nữ.
Qua hai tác phẩm ta thấy, nỗi oan mà Đinh Nhật Thận và Cao Bá Nhạ
phải chịu đựng đều ít nhiều có liên quan đến vụ án của Cao Bá Quát.

7
7


Chơng 2
các phơng diện nội dung của hai khúc ngâm
1. Chủ đề
1.1. Thu dạ lữ hoài ngâm
Thu dạ lữ hoài ngâm khúc ngâm của những nỗi buồn đau, cô đơn, tủi
cực, của tình thơng nhớ quê hơng, gia đình, bạn bè da diết của Đinh Nhật
Thận khi ông vô cớ bị bắt giam nơi đất khách quê ngời. Theo đó, tác phẩm
còn là sự bày tỏ khát vọng đợc trở về quê hơng đoàn tụ với gia đình, đợc

gặp lại những ngời bạn tri ân để hàn huyên tâm sự.
1.2. Tự tình khúc
Tự tình khúc là sự giÃi bày nỗi oan cho gia thế dòng họ Cao và bản
thân Cao Bá Nhạ. Đây là một tiếng kêu thơng thảm thiết bày tỏ một khát
vọng cháy bỏng đựơc sống để minh oan cho gia đình, dòng họ, đựơc làm
tròn chữ hiếu với mẹ cha, đựơc đợc trở về sống bình yên bên vợ, con.
2. Nội dung
2.1. Thu dạ lữ hoài ngâm
2.1.1. Nỗi buồn, nỗi cô đơn, lẻ loi nơi đất khách quê ngời
Đó là những dòng tâm trạng mở đầu cho nội dung của khúc ngâm.
Tâm trạng đó đợc bắt đầu ở thời điểm hiện tại. Trong đêm thu tĩnh lặng
nhân vật trữ tình đà bộc lộ những suy nghĩ của mình về cuộc đời, về kiếp
ngời và cảnh ngộ của bản thân mà lòng buồn đau khôn xiết. Trong không
gian chật chội, vắng lặng đến nghẹt thở nỗi cô đơn đà vây kính tâm hồn
ông khiến nhà thơ ngậm ngùi chua xót than cho thân phận mình. Trong
cảnh thơng tâm đó, Đinh Nhật Thận tìm thấy một sự tri ân ở nhà thơ Đỗ
Phủ. Điều này ông càng nặng lòng nhớ về quê hơng. Ta thấy nỗi u hoài của
Đinh Nhật Thận đợc thể hiện qua bài thơ thật nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm
thía vô cùng.
2.1.2. Nỗi nhớ quê hơng, gia đình da diết
Bao trùm lên khúc ngâm là nỗi nhớ quê hơng, gia đình da diết của
nhà thơ. Nhớ về quê hơng, nhà thơ đà nhớ lại thời gian mình phải rời xa
quê hơng để ra đi, khi đó là mùa xuân. Thế mà nay đà mùa thu mà bản
thân nhà thơ vẫn bị giam hÃm xứ ngời, thử hỏi lòng không buồn đau sao đợc? Trong đau đớn khắc khoải vì bị bắt giam oan ức, nghĩ đến thân phận
mình, tâm hồn ông tủi cực, hổ thẹn vô cùng bởi bỗng không phải xa quê,
8
8


xa cha mẹ vì những lí do không chính đáng. Trong cảnh thơng tâm đó, nỗi

niềm không thế san sẻ cùng ai, nhà thơ đà thốt lên lời cay đắng thơng cho
thân phận mình và ngời bạn nơi khuê phòng. Trong xa cách, nhà thơ đà dồn
cả lòng mình để dõi theo nhịp sống của ngời bạn đời. Do vậy mà từng cử
chỉ, hành động, từng trăn trở, nghĩ suy, lo lắng của nàng nơi quê nhà đều đợc ông cảm nhận đầy đủ, rõ ràng. Nó cho thấy tình quê hơng, gia đình da
diết trong tâm hồn nhà thơ thật sâu nặng.
2.1.3. Niềm lo lắng, nỗi nhớ thơng bạn khôn xiết
Trong xa cách, Đinh Nhật Thận không chỉ nghĩ đến bản thân, đến vợ
con mà ông còn nghĩ đến những ngời bạn tri ân, tri kỷ. Viết về bạn tấm
lòng ông cũng nặng trĩu buồn thơng. Nhớ lại lúc chia ly với bạn nhà thơ
không khỏi ngậm ngùi bởi mới đó mà nay đà cách xa vời vợi. Đau đớn xót
xa hơn là từ khi tiễn biệt nhau ông không liên lạc đợc với họ để cùng chia
sẻ nỗi niềm. Không những vậy, nhà thơ còn lo lắng băn khuăn cho bạn
mình bởi không biết giờ này họ ra sao. Tấm lòng của nhà thơ dành cho bạn
nh thế thật đáng trân trọng biết bao nhiêu.
2.1.4. Niềm ớc mong gặp lại ngời thân
Trong nỗi cô đơn buồn tủi nơi đất khách, tấm lòng nhà thơ luôn hớng
về quê hơng, và ông thầm ao ớc ngày hội tụ hàn huyên cùng bạn. Đây là
khát khao hạnh phúc rất bình dị, đời thờng nhng với Đinh Nhật Thận bao
giờ có đợc. Trong tiềm thức của nhà thơ đó là một tơng lai quá mong
manh, mơ hồ, xa vời vợi. Vì thế mà tâm trạng ông lại rơi vào sự quẩn
quanh, tuyệt vọng, bế tắc không lối thoát.
2.2. Tự tình khúc
2.2.1. Niềm tự hào về gia thế dòng họ Cao và bản thân mình của Cao Bá Nhạ
2.2.1.1. Niềm tự hào về gia thế dòng họ Cao
Đây là một nội dung khá quan trọng trong tác phẩm đợc tác giả nói
đến ngay trong đoạn thơ đầu. Nó cho thấy gia thế dòng họ Cao là một dòng
họ có truyền thống khoa bảng, hiếu học lại rất trung quân. Nh thế, lẽ ra
dòng tộc ấy phải đợc tôn vinh, ngỡng mộ. Nhng oái ăm thay, dòng họ hiển
hách ấy lại phải chịu một án oan vô cùng thảm khốc. Do vậy đoạn thơ mở
đầu nói về những truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dòng họ Cao là một

dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Quá khứ càng huy hoàng đáng tự hào bao
nhiêu thì án oan mà dòng họ phải chịu càng bi thảm, khốc liệt bấy nhiêu.
Bi kịch của dòng họ Cao, nỗi oan của dòng họ Cao chính là ë ®ã.
9
9


2.2.1.2. Niềm tự hào về tài năng và phẩm giá bản thân
Có thể nói ý thức cá nhân là tiếng nãi cã ý nghÜa quan träng trong néi
dung cña Tù tình khúc. Đó là tiếng nói của một con ngời có tài năng, có
phẩm giá nhng mang nỗi buồn đau uất hận bởi bản thân phải chịu án oan.
Viết về tài năng của mình, Cao Bá Nhạ rất tự hào bởi mình là ngừời Thơ
cao ẩn tay đằng nên tập. Đặc biệt ông là ngời ý thức cao về nhân cách,
phẩm giá đáng trân trọng của mình. Đó chính là tấm lòng trung với vua và
chữ hiếu với cha mẹ. Vì thế trong sâu thẳm tâm hồn, ông luôn tâm niệm
phải giữ vững tấm lòng trung hiếu cho dù hoàn cảnh thế nào. Đây là tiếng
nói khẳng định bản lĩnh kiên định của Cao Bá Nhạ trong mọi gian nan thử
thách của cuộc đời.
2.2.2. Nỗi đau đớn, tủi cực, uất hận trớc nỗi oan khuất
2.2.2.1 Nỗi đau xót vì gia đình, dòng tộc phải chịu án oan
Nỗi oan của dòng họ, gia đình và bản thân Cao Bá Nhạ bắt nguồn từ
ngời chú song sinh cùng phụ thân ông là Cao Bá Quát. Nỗi oan chính là ở
chỗ triều đình phong kiến vì một ngời mà qui tội cả một dòng họ vốn rất
hiển vinh. ý thức đợc điều đó, khúc ngâm đà thay lời nhà thơ viết lên nỗi
oan khiên thảm khốc mà gia đình và dòng họ Cao phải chịu. Nỗi thơng cha
phải thác oan, nỗi lo cho ngời mẹ đang phải nổi chìm lu lạc, nỗi đau gia
đình phải ly tán làm lòng ông luôn quặn thắt. Sống trong nỗi dằn vặt, khắc
khoải và uất hận bởi nỗi oan nghiệt ngÃ, nhà thơ đà đi tìm nguyên nhân của
tai hoạ nhng bất lực. Nhà thơ đành buông tiếng thở dài ngao ngán, bất lực
cho những nỗi oan khổ mà cả dòng họ Cao phải chịu đựng. Nó cho thấy số

phận bi kịch vô cùng thảm thơng của ngời tù Cao Bá Nhạ.
2.2.2.2. Nỗi đau đớn, tủi cực cho cảnh ngộ bản thân
Không chỉ ý đau xót cho nỗi oan khổ mà dòng họ, gia đình mình phải
chịu, Cao Bá Nhạ còn đau xót cho bản thân mình. Đó chính là những lời tự
tình thấm đầy nớc mắt cđa mét con ngêi cã sè phËn v« cïng bi thảm bởi
cuộc đời ông là những nỗi oan khổ chồng chất. Cũng bởi nỗi oan của gia
đình mà ông phải lu lạc, bơ vơ nơi góc bể chân trời với muôn vàn lo sợ.
Nhng đau đớn nhất là khi sống ở nơi đất mới tai họa lại đến với ông một
lần nữa. Có kẻ tố giác và ông lại bị tống giam trong ngục. Uất hận bởi thói
đời đen bạc Đinh Nhật Thận đà cất lời mỉa mai cay đắng cho thói đời đen
bạc, cho nền thống trị bạo tàn. Phải chịu án oan và sự đày đoạ khổ cực nhµ
1
1


thơ đau đớn, nhục nhà vô cùng. Điều đó khiến ông nghĩ đến cái chết. Nhng
trong những phút giây tuyệt vọng ấy, trách nhiệm với gia đình, dòng tộc đÃ
níu giữ ông lại. Nó cho thấy Cao Bá Nhạ là ngời sống hiếu thảo và tình
nghĩa.
2.2.3. Nỗi nhớ quê hơng và gia đình da diết
Trong những ngày tha phơng nơi đất khác để mong thoát khỏi án tru
di của dòng họ, tình thơng nhớ quê hơng không lúc nào nguôi trong tâm
hồn nhà thơ. Quê hơng với ông không chỉ là nơi cha mẹ ông từng sống mà
còn là nơi cu mang ông trong thời gian lu lạc - Hơng lĩnh. Nhớ về Hơng
lĩnh, tâm hồn nhà thơ xốn xang bao kỉ niệm thân thơng với án cũ, vờn xa,
với cuộc sông nơi thôn ổ bình dị mà đầm ấm. Trong nỗi nhớ thơng đó có
cả sự ân hận, xót xa vì mình đà làm liên luỵ đến vợ con và cả nỗi lo lắng
cho cuộc sống nhiều cám dỗ nơi ngời vợ. Bởi thế mà ông đà nhắn nhủ nàng
hÃy vững tâm, thuỷ chung chờ đợi ngày mình vợt qua hoạn nạn. Tấm lòng
của nhà thơ đối với vợ con chân thành mà tha thiết biết bao nhiêu. Tất cả

đà khắc hoạ nên một hình tợng trữ tình là một con ngời sống tình nghĩa và
giàu cảm xúc
2.2.4. Niềm ớc mong, hi vọng thoát khỏi nỗi oan
Niềm hy vọng thoát khỏi nỗi oan là lí do giữ Cao Bá Nhạ ở lại với cõi
đời này. Trớc hết, nó xuất phát từ niềm tin sâu sắc vào phẩm giá của bản
thân, vào phúc đức của tổ tiên dòng họ, vào lẽ công bằng của tạo hóa. Bên
cạnh đó là niềm tin vào sự công minh sáng suốt của triều đình phong kiến
đơng thời. Vì vậy ông không ngừng nuôi hy vọng có ngày triều đình phong
kiến sẽ soi xét công minh để ông đợc tỏ rõ tấm lòng trung hiếu. Song tất cả
đều quá mơ hồ, mỏng manh và xa vời vợi. Vì thế ta thể cảm nhận rõ hơn số
phận bi thảm của cuộc đời nhà thơ.
Tiểu kết
Qua hai tác phẩm, ngời đọc có thể cảm nhận đợc rất rõ những tâm sự
chân thành của hai nhà thơ trong thời gian họ bị giam cầm nơi tù ngục. Riêng
với Tự tình khúc, ta có thể khẳng định đây là một khúc ngâm lớn bởi nó là sự
bày tỏ nỗi oan cho một dòng họ, một gia đình, và một con ngời phải chịu
đựng quá nhiều những bi kịch trong cuộc đời. Khúc ngâm là những lời kêu
than ai oán nÃo nùng, bi thảm nhất trong những tiếng kêu thơng.

1
1


Chơng 3
Các phơng diện nghệ thuật thể hiện
tâm trạng bi kịch
1. Không gian nghệ thuật
1.1. Khái niệm, tiêu chí phân loại
Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng góp
phần không nhỏ trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. ở thể

ngâm, không gian nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc thể
hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Để thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu đặc điểm về không gian nghệ thuật
trong hai khúc ngâm chúng tôi tạm chia chúng thành bốn kiểu: không gian
tù hÃm, không gian lu lạc, không gian quê nhà, không gian khác (là tập
hợp những từ ngữ chỉ không gian không nằm trong ba kiểu trên)
1.2. Không gian nghệ thuật trong Thu dạ lữ hoài ngâm
1.2.1. Thống kê các câu thơ có từ ngữ chỉ không gian
Theo thống kê thì trong Thu dạ lữ hoài ngâm có 52 câu thơ có chứa
từ ngữ chỉ không gian chiếm tỷ lệ 37%. Trong tác phẩm, không gian tù
hÃm chiếm tỉ lệ 12%, không gian lu lạc 15%, không gian quê nhà 27%,
không gian khác 46%.
1.2.2. Phân tích số liệu thống kê các câu thơ chỉ không gian
Bảng thống kê cho ta thấy, không gian nghệ thuật xuất hiện khá nhiều
ở tất cả các đoạn thơ, nhất là ở đoạn đầu có tới 11/20 câu thơ có sử dụng từ
ngữ chỉ không gian, chiếm tỉ lệ 55%.
Không gian tù hÃm là khoảng không gian chật hẹp, nó gắn với nơi
giam cầm trói buộc con ngời. Trong tác phẩm, kiểu không gian này chiếm
tỷ lệ 12% và nó có mặt ở ba đoạn thơ (trừ đoạn ba). Tất cả đà khắc hoạ rõ
nét tình cảnh thực tại của nhà thơ trong những ngày ông bị giam lỏng ở
Huế.
Không gian lu lạc là không gian khắc hoạ thân phận lạc lõng, bơ vơ
của tác giả nơi đất khách. Nó xuất hiện trong tất cả các đoạn thơ với các từ
đất khách, khách địa, lữ du... Tất cả nhằm gợi lên nỗi cơ cực của con
ngời khi phải tha phơng nơi đất khách cho dù đó là nơi nào.
Không gian quê nhà xuất hiện trong tác phẩm gắn với hình ảnh cha
1
1



mẹ và ngời vợ yêu thơng. Gắn với nơi quê cha đất mẹ là không gian xa
cách muôn trùng. Gắn với hình ảnh ngời vợ hiền là không gian chật hẹp,
gợi lên cuộc sống buồn vắng, cô quạnh, quẩn quanh, bế tắc.
Không gian khác đợc nói đến trong tác phẩm chủ yếu là không gian
giả tởng. Đó là không gian rộng rÃi, thoáng đÃng ở bên ngoài nơi mà lữ
thứ thả hồn mình bay bổng cùng thiên nhiên, vũ trơ. Nã thĨ hiƯn kh¸t väng
vỊ mét cc sèng tù do, phóng khoáng của tác giả.
Tóm lại không gian trong Thu dạ lữ hoài ngâm đợc thể hiện rất sinh
động, khi là không gian thực, khi là không gian mang tính ớc lệ tợng trng.
Nhng tất cả đều góp phần không nhỏ trong việc thể hiện nỗi buồn sầu da
diết trong lòng nhà thơ.
1.3. Không gian nghệ thuật trong Tự tình khúc
1.3.1. Thống kê các câu thơ có từ ngữ chỉ không gian
Thống kê trong tổng số 608 câu thơ của tác phẩm có 236 câu thơ có
sử dụng từ ngữ chỉ không gian chiếm 39% . Trong tác phẩm, các kiểu
không gian nghệ thuật có tỉ lệ nhiều ít khác nhau, cụ thể nh sau: không
gian tù hÃm 3%, không gian lu lạc 33%, không gian quê nhà 36%, không
gian khác 28%.
1.3.2. Phân tích số liệu thống kê các câu thơ chỉ không gian
Không gian tù hÃm chỉ xuất hiện ở đoạn bốn của tác phẩm với sáu
dòng thơ nhng đà khắc hoạ đợc tình cảnh rất thảm thơng của ngời tù với
gông ba thớc, cũi một gian...Đó là không gian thực nơi tội nhân
phạm trọng tội bị giam giữ, canh phòng nghiêm ngặt.
Không gian lu lạc gắn với đoạn đời tác giả lúc đi trốn (Đoạn ba) và
lúc bị lu đày. Nó đợc nhắc đến qua các từ khách địa, Đông thành, Bắc lộ,
cầu Chiết liễu, Tràng đình...Tất cả nhằm khắc hoạ thân phận cơ cực của
ngời tù khi bị giải đi qua nhiều nhà lao với những đoạn đờng đi hiểm trở,
đầy gió sơng ma nắng và dài vô tận.
Không gian quê nhà xuất hiện ở phần lớn các đoạn thơ trong toàn tác
phẩm và nó chiểm một tỷ lệ rất lớn các câu thơ có sử dụng từ ngữ chỉ

không gian (36%). Quê nhà không chỉ là nơi mà mẹ ông đang sống mà còn
là nơi đà cu mang ông suốt thời gian ông lẩn tránh - Đó là Hơng Lĩnh nơi mà vợ con đang ngày đêm trông ngóng sự trở về của ông. Nhng tất cả
đều xa cách vời vợi bởi không gian mênh mông vô tận
1
1


Không gian khác phần nhiều là không gian phóng khoáng, gắn với trời,
mây, non nớc, gió trăng... Đặt trong thế đối lập với không gian tù hÃm, nó
càng khắc hoạ rõ thân phận nhỏ bé cơ cực đến tội nghiệp của ngời tù.
Tóm lại Tự tình khúc xuất hiện hai kiểu không gian đặc trng là không
gian thực và không gian mang tính ớc lệ tợng trng. Tất cả các không gian
nghệ thuật trên đà góp phần không nhỏ trong việc khắc họa tấn bi kịch tinh
thần dai dẳng, triền miên của ngời tù.
2. Thời gian nghệ thuật
2.1. Khái niêm, tiêu chí phân loại
Thời gian nghệ thuật là một trong những yếu tố cơ bản góp phần tạo
nên giá trị cho tác phẩm văn chơng. Trong thể ngâm khúc, thời gian nghệ
thuật là yếu tố góp phần thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Để tiện cho việc nghiên cứu tôi tạm chia thời gian nghệ thuật thành 3
loại: thời gian quá khứ, thời gian hiện tại, thời gian tơng lai.
2.2. Thời gian nghệ thuật trong Thu dạ lữ hoài ngâm
2.2.1. Thống kê các câu thơ có từ ngữ chỉ thời gian
Theo thống kê tác phẩm có 49 câu thơ có sử dụng những từ ngữ chỉ
thời gian trong tổng số 140 câu thơ của tác phẩm chiếm tỷ lƯ 35%. Trong
t¸c phÈm, thêi gian gian qu¸ khø chiÕm tØ lƯ 16%, thêi gian hiƯn t¹i chiÕm
tØ lƯ 78%, thời gian tơng lai chiếm tỉ lệ 6%.
2.2.2. Phân tích số liệu các từ ngữ chỉ thời gian
Thời gian quá khứ là khoảng thời gian mà nhân vật trữ tình nhớ lại,
hồi tởng lại. Trong tác phẩm nó chiếm tỉ lệ 16%. Khoảng thời gian này tập

trung nhiều ở đoạn hai và đoạn bốn của tác phẩm và nó gắn với thời điểm
ngày nhân tác giả phải rời quê nhà ra đi.
Thời hiện tại là khoảng thời gian mà nhân vật trữ tình đang sống.
Trong tác phẩm nó chiếm tỷ lệ rất lớn 77,6% và nó có mặt trong cả bốn
đoạn thơ. Trong số đó, thời gian đêm và mùa thu đợc nhắc đến nhiều nhất.
Nó khắc họa đợc rõ nét thực tại buồn đau, cô đơn của nhân vật trữ tình khi
một mình phải đối diện với đêm thu đẹp mà lạnh lẽo, vắng lặng.
Thời gian tơng lai là khoảng thời gian xuất hiện qua trí tởng tợng của
nhân vật trữ tình và nó thể hiện mơ ớc của nhà thơ. Trong tác phẩm này
thời gian tơng lai xuất hiện ít (6,1%), chỉ có ở đoạn hai và bốn. Nhìn chung
đó là một tơng lai mù mịt, vô vọng.
1
1


2.3. Thêi gian nghƯ tht trong Tù t×nh khóc
2.3.1. Thèng kê các câu thơ có từ ngữ chỉ thời gian
Thống kê trong tổng số 608 câu thơ của Tự tình khúc có 129 câu thơ
sử dụng từ ngữ chỉ thời gian, chiÕm tû lƯ 21%. Trong t¸c phÈm, thêi gian
gian quá khứ chiếm tỉ lệ 47%, thời gian hiện tại chiÕm tØ lƯ 45%, thêi gian
t¬ng lai chiÕm tØ lƯ 8%.
2.3.2. Phân tích số liệu các từ ngữ chỉ thời gian
Thời gian quá khứ có mặt ở tất cả các đoạn thơ và chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng số các câu thơ chỉ thời gian (47%). So với Thu dạ lữ hoài ngâm
thì Tự tình khúc có số lợng câu thơ sử dụng các từ chỉ thời quá khứ lớn hơn
gấp gần ba lần.
Thời hiện tại là khoảng thời gian chiếm số lợng đáng kể trong số các
câu thơ có sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian (45%). Với tác giả quá khứ
càng nặng nề bao nhiêu thì hiện tại càng nặng nề bấy nhiêu. Thời hiện tại
có mặt trong tất cả các đoạn thơ. Nó gắn liền với tình cảnh hiện tại của tác

giả và đợc tính từ khi Cao Bá Nhạ bị bắt, bị giam và bị lu đày nhiều nơi.
Thời gian tơng lai thể hiện mơ ớc, hi vọng của nhân vật về một ngày
nỗi oan của gia đình đợc báo đáp, tác giả đợc trở về quê sống trong mái ấm
gia đình nơi án cũ vên xa. Trong t¸c phÈm nã chiÕm tû lƯ nhá và nằm rải
rác trong các đoạn hai, ba, bốn của tác phẩm. Đó là một tơng lai mơ hồ,
mong manh và nhuốm màu tuyệt vọng.
3. Ngôn ngữ nghệ thuật
Với mục đích tìm hiểu vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật trong việc khắc
họa tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai tác phẩm, chúng tôi đi vào khảo
sát một vài yếu tố cơ bản, nổi bật, bao gồm: hệ thống các từ, ngữ chỉ trực tiếp
tâm trạng, hệ thống điển tích, điển cố và hệ thống thành ngữ, khẩu ngữ.
Riêng đối với tác phẩm Tự tình khúc, chúng tôi khảo sát thêm hệ thống từ chỉ
nỗi oan. Đây là một trong những nội dung quan trọng tạo nên nét đặc sắc
riêng cho khúc Tự tình.
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Thu dạ lữ hoài ngâm
3.1.1. Hệ thống từ ngữ chỉ trực tiếp tâm trạng
3.1.1.1. Từ láy
Theo thống kê của chúng tôi, trong Thu dạ lữ hoài ngâm có 15/140 c©u
1
1


thơ có sử dụng từ láy, chiếm một tỷ lệ gần 11% (xem phần phụ lục, bảng 5).
Với sự xuất hiện của từ láy tâm trạng của nhân vật trữ tình dờng nh đợc cụ
thể hoá. Đó là các từ: quằn quại, đìu hiu, nÃo nùng, tiêu điều...
Nh thế, việc sử dụng từ láy chỉ tâm trạng trong tác phẩm đà đem lại
những hiệu quả nghệ thuật to lớn. Là một hệ thống từ giàu giá trị biểu cảm, từ
láy đà góp phần không nhỏ trong việc biểu thị trực tiếp tâm trạng bi kịch.
3.1.1.2 Từ chỉ nỗi buồn, đau
Theo thống kê thì Thu dạ lữ hoài ngâm sử dụng 8/16 từ chỉ nỗi buồn

đau (xem phần phụ lục, bảng 6), chiÕm tû lƯ 50% trong sè c¸c tõ chØ tâm
trạng (không kể từ láy). Có thể nói tâm trạng buồn đau đợc nhà thơ miêu tả
trực tiếp qua các từ: nÃo lòng, buồn, sầu...Các từ đó đợc nhà thơ dành để
nói về tâm trạng của mình và ngời vợ nơi khuê phòng. Tất cả bị dồn nén
trong đoạn thơ cuối để khắc hoạ tâm trạng bi kịch của nhân vật trữ tình khi
một mình phải sống với nỗi cô đơn và quẩn quanh với nỗi buồn đau không
dứt.
3.1.1.3. Từ chỉ nỗi nhớ thơng
Theo thống kê có 4/16 từ chỉ nỗi nhớ thơng trong tổng số từ chỉ tâm
trạng chiếm tỷ lệ 25% (xem phần phụ lục, bảng 6). Nỗi nhớ của nhà thơ chủ
yếu là hớng về quê hơng và gia đình, đợc diễn tả trực tiếp qua các từ nhớ, thơng, trông, đợi. Đó là nỗi nhớ thơng của nhà thơ hớng về ngời vợ nơi quê
nhà và ngợc lại.Tất cả nhằm khắc hoạ tấm lòng luôn hớng về nhau của nhà
thơ và ngời vợ yêu thơng. Tấm lòng đó thể hiện tình cảm vợ chồng sâu sắc và
bền chặt biết bao.
3.1.2. Hệ thống điển tích, điển cố
Theo thống kê của chúng tôi, Thu dạ lữ hoài ngâm, có 14/140 câu thơ
có sử dụng điển tích, điển cố,chiếm tỉ lệ 10 % (Xem phần phụ lục, bảng7).
Nh vậy, việc sử dụng điển tích điển cố trong Thu dạ lữ hoài ngâm không
nhiều và dày đặc nh các tác phẩm khác. Phần nhiều các điển đợc dùng theo
âm Việt (43%) và âm bán Hán Việt (36%). Số còn lại là âm Hán Việt
(21%). Nhờ việc sử dụng điển nh vậy, nhà thơ đà biến những yếu tố Hán
học vốn đợc coi là công thức, khuôn sáo trở nên gần gũi, dễ hiểu.
Trong khúc ngâm, điển đựơc dùng âm Việt là nhiều nhất. Chính điều
này làm cho tác phẩm trở nên gần gũi, giản dị,dễ hiểu.

1
1


3.1.3. Hệ thống thành ngữ, khẩu ngữ

Đây là những yếu tè quan träng trong hƯ thèng tõ ng÷ ViƯt. Nã góp
phần không nhỏ trong việc tạo nên giá trị cho tác phẩm. Qua việc tìm hiểu
khúc Thu dạ lữ hoài ngâm, chúng tôi nhận thấy từ, ngữ Việt đợc nhà thơ sử
dụng khá nhiều nhng không thấy sự xuất hiện của thành ngữ - một yếu tố
mang phong cách ngôn ngữ văn học dân gian. Phần nhiều từ, ngữ trong tác
phẩm là sự vận dụng linh hoạt các yếu tố của ngôn ngữ đời sống. Theo
thống kê của chúng tôi, tác phẩm có sử dụng 101 từ ngữ mang phong cách
khẩu ngữ trong 140 câu thơ của tác phẩm, chiếm tỉ lệ 72% (xem phần phụ
lục, bảng 8). Phần nhiều các từ ngữ đợc tác giả chọn lựa rất kĩ khi đa vào
tác phẩm. Đó là các từ : chẳng (10 lần), lại (8 lần),....và các ngữ tự do nh:nh thế ấy, ví chẳng thể, ... Tất cả điều đó làm cho khúc ngâm trở nên gần
gũi, giản dị và dễ hiểu.
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình khúc
3.2.1. Hệ thống từ, ngữ chỉ nỗi oan
Qua tìm hiểu khúc ngâm Tự tình, chúng tôi thấy có 15/608 câu thơ có
chứa từ chỉ nỗi oan chiếm tỷ lệ 2%. Nhìn chung hệ thống từ này đợc tác giả
sử dụng rất linh hoạt. Phần nhiều các từ chỉ nỗi oan là danh từ. Trong
những trờng hợp này nó có tác dụng cụ thể hoá nỗi oan mà gia đình và bản
thân Cao Bá Nhạ phải chịu đựng. Chẳng hạn nh từ bể oan, điều oan vu...
Bên cạnh đó là các động từ minh oan, hàm oan và tính từ oan trái cũng góp
phần không nhỏ trong việc tạo nên ấn tợng mạnh về số phận bi kịch của
nhà thơ bởi những nỗi oan dồn dập, chồng chất, liên tiếp gieo xuống cuộc
đời ông.
Nh vậy, với hệ thống từ chỉ nỗi oan, Tự tình khúc của Cao bá Nhạ
chính là một bản tố oan rất sâu sắc mà ở đó nạn nhân chính là tác giả.
Qua đó ta cũng thấy đợc tiếng nói đòi quyền đựơc minh oan cho gia đình,
dòng họ Cao và bản thân mình của nhà thơ họ Cao.
3.2.2. Hệ thống từ ngữ chỉ tâm trạng
3.2.2.1. Từ láy
Theo thống kê, tác phẩm có 53/608 câu thơ sử dụng từ láy chỉ tâm
trạng, chiếm tỷ lệ gần 8%. Nhìn chung các từ láy xuất hiện nhằm mục

đích diễn tả tâm trạng rối bời của nhà thơ trong hoàn cảnh ông bị bắt
1
1


giam oan ức. Qua bảng thống kê ta thấy, Tự tình khúc có nhiều từ láy
xuất hiện với tần số cao. Đó là các từ: đau đớn (4 lần), ngẩn ngơ (4
lần),...So với Thu dạ lữ hoài ngâm, điều này tạo nên sự khác biệt rõ nét
bởi những ám ảnh mà các từ láy xuất hiện nhiều lần đem lại. Trớc hết là
hệ thống từ láy miêu tả nỗi buồn đau. Các từ đau đớn, đẵng đẵng,...đà cho
ta thấy đợc rõ hơn, cụ thể hơn tâm trạng bi thơng của nhà thơ khi bản thân
phải sống trong nỗi buồn đau tràn ngập tâm hồn. Bên cạnh đó, Tự tình
khúc còn xuất hiện hệ thống từ miêu tả nỗi uất hận của nhà thơ khi bản
thân phải chịu nhiều oan ức. Đó là các từ tấm tức, thổn thức,...Ngoài ra từ
láy còn đợc nhà thơ sử dụng để miêu tả nỗi lo lắng, sợ hÃi của mình khi bị
bắt. Không những vậy, nó còn thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thơng của nhà thơ
về ngời vợ nơi quê nhà qua từ láy tơng t...
Qua hệ thống từ láy chỉ tâm trạng, ta thấy tài năng của nhà thơ trong
việc dùng từ. Nhờ đó mà các từ đợc sử dụng đà phát huy đợc hết khả năng
của mình trong việc diễn tả các trạng thái tình cảm vô cùng tinh tế, phức
tạp của con ngời.
3.2.2.2. Từ chỉ nỗi buồn, đau
Theo thống kê, Tự tình khúc có 28/75 câu thơ có sử dụng từ chỉ nỗi
buồn đau, chiếm 37% trong tổng số các câu thơ chứa từ chỉ tâm trạng (xem
phần phụ lục, bảng12). Thờng thì nỗi buồn đau đợc nhà thơ diễn tả trực
tiếp qua các từ: buồn, đau, tủi, sầu...Trong số ®ã tõ ®au xt hiƯn tíi 5 lÇn.
Nã nh mét điệp khúc cứ lặp đi lặp lại trong tác phẩm. Đặc biệt, tâm trạng
buồn đau đợc khắc hoạ, tô đậm qua hệ thống từ ngữ chỉ nỗi sầu. Có 19 lần
các từ chỉ nỗi sầu xuất hiện làm cho tác phẩm tràn ngập nỗi buồn đau chua
xót. Từ sầu đợc nhà thơ sử dụng rất linh hoạt, khi ở đầu câu, khi ở vị trí

thứ hai trong câu, khi thì giữa câu, cuối câu. Có khi nó đợc đặt trong sự kết
hợp với danh từ, số từ ...Tất cả đà góp phần tô đậm tấn bi kịch tâm trạng
mà Cao Bá Nhạ phải chịu đựng trong cuộc đời.
3.2.2.3. Từ chỉ nỗi xót thơng
Theo thống kê, tác phẩm có 14/75 câu thơ có sử dụng từ chỉ nỗi xót
thơng, chiếm tỷ lệ 19% trong tổng số các câu thơ có từ chỉ tâm trạng (xem
phần phụ lục, bảng12). Đặc biệt, việc xuất hiện nhiều từ thơng trong tác
1
1


phẩm đà tạo nên nỗi xót xa cho ngời đọc khi chứng kiến số phận bi kịch
của nhân vật trữ tình. Trớc hết đó là nỗi xót thơng cho chính thân phận khổ
đau của mình. Ngoài ra, nó còn đợc nhà thơ sử dụng để nói về những tấm
lòng nhân ái trong thiên hạ dành cho bản thân mình.
Bên cạnh đó phải kể đến sự xuất hiện của từ thơng tâm (4 lần) nh để
tô đậm cảm giác ngậm ngùi chua xót của nhà thơ khi ông phải đối mặt với
muôn vàn gian nan thử thách khắc nghiệt của cuộc đời.
Nh vậy, cùng với hệ thống các từ chỉ tâm trạng, các từ chỉ nỗi xót thơng đà góp phần không nhỏ trong việc khắc hoạ tâm trạng bi kịch của nhân
vật trữ tình khi rơi vào cảnh ngộ đau xót. Điều đó đà mang lại cho tác
phẩm một giọng điệu trầm buồn triền miên, da diết.
3.2.2.4. Từ chỉ nỗi lo sợ
Khác với Thu dạ lữ hoài ngâm, nhân vật trữ tình trong Tự tình khúc
không chỉ có nỗi buồn đau, thơng nhớ mà còn có cả nỗi lo sợ khi bản thân
bị rơi vào hoàn cảnh éo le. Đó là khi dòng họ chịu án oan thảm khốc, nhà
thơ phải rời xa quê hơng sống cuộc đời lu lạc nơi đất khách. Đặc biệt là khi
ông bị quan quân triều đình đến bắt giam, nỗi sợ hÃi đà vây kín ông.
Nh vậy có thể thấy tâm trạng lo sợ là một nỗi ám ảnh lớn trong tấn bi
kịch tinh thần mà Cao Bá Nhạ phải chịu đựng trong cuộc ®êi. Nã cho ta
thÊy cuéc sèng ®Çy phong ba b·o táp của nhà thơ. Qua đó ta nhận thấy sự

thâm độc của lòng dạ con ngời và sự bạo tàn của chính quyền phong kiến
đơng thời.
3.2.3. Hệ thống điển tích, điển cố
So với Thu dạ lữ hoài ngâm, Tự tình khúc có mật độ điển tích, điển cố
dầy đặc hơn. Trong toàn tác phẩm có 70 điển đợc sử dụng, chiếm tỉ lệ
11,5% (xem phần phụ lục, bảng 13). Trong số đó, các điển âm bán Hán
Việt đợc sử dụng nhiều nhất (52%), tiếp đến là điển âm Hán Việt (31%).
Điều khác biệt ở khúc ngâm này là nhà thơ a dùng điển âm bán Hán Việt
và âm Hán Việt nên chúng có tỉ lệ cao hơn Thu dạ lữ hoài ngâm. Riêng
điển âm Việt, Tự tình khúc có tỉ lệ thấp nhất (17%), cha bằng nửa Thu dạ
lữ hoài ngâm. Điều này thể hiện rõ phong cách văn chơng bác học trong
cách dùng điển của nhà thơ họ Cao. Dù điển âm thuần Việt không đợc sử
dụng nhiều nhng ta cũng thấy đợc sự đóng góp không nhỏ của chúng trong
việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. Chẳng hạn điển ngựa hơu
1
1


thay đổi cho thấy sự đổi trắng thay đen đến trơ trẽn của xà hội đơng thời.
Sự bất bình của nhà thơ với xà hội đơng thời vì thế cũng đợc gửi gắm kín
đáo qua những điển tích cô đọng mà mang nhiều ý nghĩa.
Tóm lại việc sử dụng điển tích trong Tự tình khúc đà chứng minh
đựơc sự hiểu biết sâu rộng cũng nh tài năng, phẩm chất của Cao Bá Nhạ.
Nó thể hiện rõ phong cách văn chơng bác học thấm đẫm trong t tởng của
nhà thơ.
3.2.4. Hệ thống thành ngữ, khẩu ngữ
Khác với Thu dạ lữ hoài ngâm, Tự tình khúc sử dụng khá nhiều
những thành ngữ dân gian. Theo thống kê của chúng tôi, tác phẩm có
30/608 câu thơ có sử dụng thành ngữ, chiếm tỉ lệ gần 5 %. Phần nhiều các
thành ngữ đợc sử dụng có cấu trúc bốn âm tiết với mô hình phổ biến là sự

kết hợp của các danh từ với động từ (16 trờng hợp). Ngoài ra, một số thành
ngữ khác khi là sự kết hợp của các danh từ với danh từ (3 trờng hợp), khi là
sự kết hợp của danh từ với tính từ (3 trờng hợp) hoặc tính từ với động từ....
Việc sử dụng thành ngữ nh vậy là sự thể hiện khá rõ nét mô hình chung và
phổ biến của thành ngữ tiếng Việt. Nó chứng tỏ đợc tài năng và sự hiểu biết
sâu rộng của nhà thơ về ngôn ngữ đời sống - là yếu tố mang đậm bản sắc
văn hoá dân tộc Việt.
Mặc dù các thành ngữ đợc sử dụng mang mô hình chung của thành
ngữ tiếng Việt nhng ngời đọc vẫn cảm nhận đợc sự hấp dẫn mới lạ. Đó là
do sự vận dụng tài tình, linh hoạt các thành ngữ dân gian trong tác phẩm.
Trong số 30 thành ngữ đợc dùng có một nửa đợc lấy từ nguyên mẫu trong
dân gian, số còn lại là sự sáng tạo rất độc đáo của tác giả. Sự sáng tạo của
nhà thơ theo hai cách: Thứ nhất là giữ nguyên cấu trúc câu ở vị trí 1-3 và
thay vào vị trí 2-4 các từ khác. Thứ hai là đảo vị trí các từ trong câu để tạo
nên thành ngữ mới nhng vẫn gần gũi, dễ hiểu.
Nh vậy, so với Thu dạ lữ hoài ngâm, Tự tình khúc đà chứng minh đợc
tài năng của Cao Bá Nhạ trong việc vận dụng thành ngữ dân gian trong tác
phẩm để tạo nên một vẻ đẹp đậm đà bản sắc Văn hoá đân tộc Việt.
Cùng với hệ thống thành ngữ, Tự tình khúc còn sử dụng hệ thống từ,
ngữ mang phong cách khẩu ngữ. Theo thống kê của chúng tôi, tác phẩm có
241 từ khẩu ngữ đợc sử dụng trong toàn tác phẩm, chiếm tỉ lệ 40% (xem
phần phụ lục, bảng 14). Nhìn chung, từ khẩu ngữ đợc sử dơng trong t¸c
2
2


phẩm này có mật độ không dày nh trong Thu dạ lữ hoài ngâm. Tuy nhiên
cũng có nhiều từ, ngữ xuất hiện nhiều lần tạo nên nỗi ám ảnh, day dứt
trong lòng ngời đọc, đó là các từ: còn (30 lần), lại (19lần), chăng (5 lần),...
Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng một lợng lớn các từ, cụm từ thông dụng

trong đời sống hàng ngày nh: sao nỡ, huống chi, đà chắc hẳn,... Tất cả
nhằm khắc hoạ rõ nét hình tựơng nhân vật trữ tình là một ngời giản dị, chất
phác.
Chỉ xét trên phơng diện ngôn ngữ nghệ thuật, việc kết hợp hài hoà hai
hệ thỗng ngôn ngữ bác học và bình dân đà tạo cho khúc ngâm phong vị vừa
trang trọng, cổ điển vừa gần gũi, giản dị. Chính điều đó đà góp phần không
nhỏ trong việc tạo nên sức hấp dẫn độc đáo riêng cho Tự tình khúc.
4. Thể thơ trữ tình trờng thiên
4.1. Thơ nhiều vần
Khác với thơ Đờng luật và thơ lục bát, thể ngâm khúc sử dụng nhiều
vần với lối hiệp vần linh hoạt, sinh động. Ta có thể tìm thấy đầy đủ cả vần
bằng, vần trắc, vần chân và vần lng trong một khổ thơ. Hiện tợng này cũng
diễn ra khá phổ biến trong Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc. Nhờ cách
hiệp nhiều vần trong một khổ thơ mà nỗi khổ đau của nhân vật trữ tình nh
đợc khắc hoạ, tô đậm. Nhịp thơ vì thế cũng nh chậm lại.
Nhiều cách hiệp vần khác cũng diễn ra khá phổ biến trong hai tác
phẩm: khi thì vần chân của câu thất thứ nhất hiệp với vần lng của câu thất
thứ hai, lúc lại vần chân của câu lục thứ hai hiệp với vần lng ở câu bát....
Chính nhờ cách hiệp vần theo nhiều kiểu nh đà tìm hiểu ở trên làm cho
âm hởng khúc ngâm hài hòa, khi thì tha thiết bâng khuâng, lúc lại du dơng
réo rắt trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
4.2. Nghệ thuật trùng điệp
Nghệ thuật trùng điệp là sự lặp đi lặp lại của các yếu tố nh từ, ngữ,
câu thơ, khổ thơ tạo nên sự trùng điệp. Chính các yếu tố trùng điệp đà tạo
cho tác phẩm sự liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ, khổ thơ và đoạn thơ.
Do đó dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình không bị gói gọn trong một
khổ thơ mà dàn trải, kéo dài trong toàn tác phẩm.
4.2.1. Nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ
Điệp từ, điệp ngữ là sự lặp lại của một từ, một ngữ nào đó trong câu
thơ, đoạn thơ của tác phẩm nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa nào đó của câu,

2
2


đoạn. Điệp từ, điệp ngữ đựơc sử dụng rất linh hoạt trong cả hai khúc ngâm
Thu dạ lữ hoài và Tự tình. Khi thì điệp trong cùng một câu, khi thì điệp ở
hai câu liền kề, khi lại điệp theo lối gián cách. Riêng với Tự tình khúc, Cao
Bá Nhạ còn sử dụng khá nhiều lối điệp liên hoàn. Nhờ vậy nó tạo nên cảm
giác về sự triền miên không dứt của tình cảm.
Nhờ những cách điệp theo nhiều kiểu mà đời sống nội tâm của nhân
vật đợc soáy sâu với những điệp khúc đều đều, buồn tẻ, chán ngắt. Bi kịch
tâm trạng của nhân vật trữ tình vì thế càng thê thảm, nÃo nề hơn.
4.2.2. Nghệ thuật điệp khổ thơ
Điệp khổ là sự lặp đi lặp lại cấu trúc của một khổ thơ có chứa những
từ ngữ giống nhau để tạo nên ấn tợng mạnh về dòng tâm trạng cứ triền
miên không dứt của nhân vật trữ tình.
Điệp khổ đợc sử dụng khá nhiều trong Thu dạ lữ hoài ngâm. Nó đợc
sử dụng theo hai kiểu: là điệp khổ theo lối liên tiếp (có 6 cặp) và điệp khổ
theo lối gián cách - thờng cách nhau một khổ thơ(có 2 cặp).
Trong Tự tình khúc điệp khổ xuất hiện không nhiều (có khoảng 5
cặp). Tác phẩm chỉ sử dụng điệp khổ theo lối gián cách. Có khi các khổ thơ
đợc điệp cách nhau rất xa nh khổ 133 và 138, có khi cách nhau một khổ thơ
nh trong Thu dạ lữ hoài ngâm. Nhờ cách điệp khổ này mà ngời đọc cảm
nhận đợc những đau đớn, khắc khoải của nhân vật trữ tình nh những đợt
sóng ngày càng xô lên mạnh mẽ.
Tiểu kết
Có thể thấy không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ
nghệ thuật và nghệ thuật trùng điệp là bốn phơng diện cơ bản tạo nên
những thành công nghệ thuật cho khúc ngâm. Có thể thấy, mỗi phơng diện
nghệ thuật có một chức năng thẩm mĩ riêng nhng tất cả đều tập trung khắc

họa tâm trạng bi kịch của hai nhà thơ - là hai hình tợng trữ tình trong tác
phẩm.
Riêng với Tự tình khúc, ta có thể khẳng định sự thành công nổi trội
về phơng diện ngôn ngữ nghệ thuật. Việc đa hệ thống thành ngữ vào tác
phẩm, khúc ngâm đà cho ta thấy tài năng và phong cách nghệ thuật của
nhà thơ. Chính điều đó làm cho khúc ngâm có một sứ hấp dẫn mới lạ bởi
vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hoá dân téc ViÖt.

2
2


phần kết luận
1. Có thể nói, nỗi oan của con ngời là một đề tài khá phổ biến trong
văn học Việt Nam thời trung đại. Điều này không chỉ thể hiƯn trong th¬
cđa Ngun Tr·i thÕ kØ XV, trun trun kì của Nguyễn Dữ thế kỉ XVI,
truyện nôm khuyết danh thế kỉ XVIII mà còn thể hiện đậm nét trong hai
khúc ngâm thế kỉ XIX là Thu dạ lữ hoài và Tự tình. Tiếp nối âm hởng bi
kịch của những khúc ngâm thế kỉ XVIII, Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình
khúc là những tiếng nói mới có ý nghĩa sâu sắc trong việc khắc hoạ trực tiếp
bi kịch của những nhà nho có khí tiết bị hàm oan.
2. Là hai khúc ngâm tiêu biểu cho thể loại ngâm khúc thế kỉ XIX,
Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc một lần nữa đà chứng minh đợc khả
năng to lớn của mình trong việc phản ánh tâm trạng bi kịch của con ngời.
Về nội dung, hai khúc ngâm là tiếng nói của những con ngời cá nhân
quằn quại trong đau khổ vì bị bắt giam oan ức. Thu dạ lữ hoài là những
lời tâm sự về nỗi buồn đau, cô đơn của Đinh Nhật Thận nơi đất khách.
Bao trùm lên khúc ngâm là tình thơng nhớ quê hơng, gia đình, bè bạn da
diết của nhà thơ.
Khác với Thu dạ lữ hoài ngâm và Tự tình khúc không chỉ là khúc

ngâm của những nỗi buồn đau, cô đơn mà nó còn là tiếng nói bày tỏ những
nỗi oan khuất mà cả dòng họ, gia đình và nhà thơ phải chịu. Do vậy tác
phẩm không chỉ là lời tự tình thấm đầy nớc mắt của nhà thơ họ Cao mà còn
là một bản "tố oan" rất sâu sắc bày tỏ khát vọng tha thiết cháy bỏng đợc
minh oan cho gia đình, dòng họ và bản thân. Đây là khúc ngâm bi thơng, ai
oán nhất trong số những khúc ngâm STLB.
3. Về nghệ thuật, hai khúc ngâm đà đạt đợc nhiều thành tựu to lớn
trong việc kế thừa, sáng tạo những thành tựu chung của thể loại. Những yếu
tố về không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật...đều
có những đặc sắc riêng. Song về qui mô nghệ thuật cần phải thấy rằng: Tự
tình khúc là khúc ngâm lớn nhất trong số các khúc ngâm STLB.
2
2


4. Với những thành tựu về nội dung và nghệ thuật mà hai khúc ngâm
đạt đợc, Đinh Nhật Thận và Cao Bá Nhạ đà tự khẳng định tài năng, nhân
cách và phẩm giá của mình trớc cuộc đời đen bạc. Điều đáng nói là những
tác phẩm mà họ để lại không chỉ là sáng tạo nghệ thuật vô giá mang dấu ấn
của thời đại mà còn là những tiếng nói tiêu biểu nhất cho số phận bi kịch
của những ngời đàn ông. Bởi vậy, hai khúc ngâm này cần đợc xem xét,
đánh giá đúng đắn để chúng có một vị trí xứng đáng trong chơng trình giáo
dục hiện nay.

2
2




×