Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

tố hữu người mở đầu nền thơ cách mạng việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.09 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA SƯ PHẠM KKHOA HỌC XÃ HỘI
NGÀNH NGỮ VĂN

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU
TỐ HỮU – NGƯỜI MỞ ĐẦU NỀN
THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI
SV thực hiện: Trần Thị Thanh
Lan
MSSV: 2109090030
Lớp: CVA_1091
GV hướng dẫn: Trần Thị Thúy
Liễu
TP. HỒ CHÍ MINH 06.06.2011
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Lịch sử vấn đề
4. Giới hạn đề tài
5. Đóng góp mới
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận – tư tưởng sáng tác thơ cách mạng giai đoạn thế kỷ XX.
1.1: Lịch sử giai đoạn mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
1.2: Quan điểm chính trị trong thơ Tố Hữu
1.3: Tư tưởng sáng tác thơ Tố Hữu.
Chương II: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng Việt Nam hiện đại.
2.1: Các giai đoạn sáng tác.


2.2: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.3: Con đường thơ Tố Hữu
2.4: Giá trị nội dung của các tập thơ
Chương III: Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
3.1: Đặc điểm chung trong thơ Tố Hữu.
3.2: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
3.3: Một số lời bình về nhà thơ Tố Hữu.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XX đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn học Việt Nam,
khép lại thời văn học cổ xưa, mở ra thời văn học hiện đại.
Tố Hữu làm thơ khá sớm. Bắt đầu sáng tác từ 1937, giữa cao trào Mặt trận
Dân chủ Đông Dương, ảnh hưởng của Đảng đi vào quần chúng sâu rộng chưa
từng thấy. Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn liền với đời sống, tâm
hồn người chiến sĩ. Những bài thơ vận động Cách mạng tiến tới khởi nghĩa và
Cách mạng thành công. Cách mạng tự hào có trong thơ của Tố Hữu, ông khai
sáng cho cả một nền thơ trữ tình cách mạng. Tố Hữu rất tinh tế, tinh tế như các
nhà thơ tài năng của phong trào thơ mới khi diễn đạt những biến động của tình
cảm con người trước cuộc đời. Có thể nói, những thành tựu mà thơ ca Cách
mạng đương thời đạt được, đều có thể tìm thấy trong vần thơ Tố Hữu.
Trên đà phát triển của thơ ca Cách mạng ấy, Tố Hữu xuất hiện như một lá
cờ đầu giữa những cây bút trẻ. Tuy còn rơi rớt đây đó ít nhiều màu sắc tiểu tư
sản, tâm hồn “bừng nắng hạ” ấy đã kết hợp được một cách đẹp đẽ lý tưởng cộng
sản và nghệ thuật thơ, ghi lại cho thơ ca Cách mạng một thành công rõ rệt.
Để làm rõ hơn về con đường thơ Cách mạng của nhà thơ Tố Hữu và chứng
minh Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng trữ tình mở đầu cho nền thơ cách mạng
Việt Nam hiện đại của thế kỉ XX, nên tôi đã chọn đề tài “Tố Hữu – người mở

đầu cho nền thơ Cách mạng hiện đại”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về con đường thơ, nội dung, nghệ thuật thơ cách mạng trữ tình
của Tố Hữu. Do đâu mà Tố Hữu được xem là người mở đầu cho nền thơ cách
mạng giai đoạn này. Và tìm hiểu về những mảng đề tài mà Tố Hữu đã đề cập tới
trong các tập thơ của ông, làm sáng nên vẻ đẹp trong thơ Tố Hữu – nhà thơ chiến
sĩ.
3
3. Lịch sử vấn đề.
Năm 1935, lúc Nhà thơ Tố Hữu vừa tròn 15 tuổi, cũng là lúc Phong trào
Mặt trận Bình dân Pháp lên cao, lập được Chính quyền mới ở Pháp theo xu
hướng cánh tả; lúc đó tác giả tham gia phong trào thanh niên cánh tả ở Đông
Dương. Tác phẩm "Người mẹ" của Gorki, "Thép đã tôi thế đấy" của Ostrovski.
Hình tượng anh công nhân Paven trong "Người mẹ" và đẹp hơn nữa là Paven
trong "Thép đã tôi thế đấy" dũng cảm vượt qua mọi gian khổ, chiến thắng bệnh
tật, coi thường cái chết là thần tượng của tác giả. Các tác phẩm có tinh thần đấu
tranh như "Khói lửa" của Barbusse, "Cơristốp" của Romain Rolland, "Mười
ngày chấn động hoàn cầu" của John Reed, "Gót sắt" của Jacques London đã
mang lại cho tác giả những suy nghĩ mới, ảnh hưởng đến sự nghiệp thơ, khi mà
những luồng suy nghĩ mới này có ảnh hưởng lớn lúc đang độ tuổi trưởng thành.
Tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" của Lê Nin và bộ "Tư bản" của Các
Mác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng và suy nghĩ đang hình thành
của Tố Hữu. Nhiều nhân vật của Đảng Cộng sản Đông Dương lúc bấy giờ như
Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Hải Triều, Nguyễn Chí Diểu, Bùi San, đã tiếp cận
và giác ngộ Tố Hữu đi theo con đường cộng sản: gia nhập Đoàn Thanh niên Dân
chủ năm 1936 và 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1946, tập thơ đầu tay Từ ấy ra đời, tập hợp các tác phẩm viết từ 1937 –
1946, chia làm ba phần: Máu lửa(27 bài), Xiềng xích(30 bài) và Giải phóng (14
bài). Ba phần thơ là ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Chặng đầu là
cái nhìn hiện thực, tố cáo xã hội, đương thời, gắn với lòng say mê lý tưởng xóa

áp bức bất công, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhận ái. Chặng thứ 2 là thơ
trong tù, với những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ can đảm. Chặng
cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa và cách mạng thành công –
những bài thơ say đắm, sôi sục và hào hùng. Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, lý
tưởng cách mạng đã chi phối toàn thể tâm hồn, hành động, cuộc đời và thơ ca Tố
Hữu. Toàn bộ tập thơ thể hiện được phần nào cuộc đời của một chiến sĩ cộng sản
trẻ tuổi lao vào cuộc đấu tranh cách mạng với tất cả tâm hồn và bầu nhiệt huyết
4
của mình, xúc động trước cảnh khổ của nhân dân và của dân tộc, từ em bé đến
cụ già đều sống trong cực nhục, trong đêm tăm tối, trải qua những cuộc vật lộn
đấu tranh anh dũng và gian khổ trong máu lửa và xiềng xích, cho đến ngày cách
mạng thành công năm 1945.
Tập thơ thứ hai của Tố Hữu, Việt Bắc, xuất bản trong những ngày tưng bừng rầm
rộ nhân dân ta, giữa thắng lợi hòa bình, kỷ niệm ngày toàn quốc kháng chiến
cách đây tám năm, kỷ niệm 10 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam;
riêng ở thủ đô mới giải phóng, lại thêm không khí nhân dân thủ đô cuồn cuộn dự
lễ chào mừng Hồ Chủ tịch và Chính phủ trở về Hà Nội. Trong những ngày lớn
lao ấy của dân tộc, có hòa chen một ngày lớn của thơ Việt Nam. Chín năm thơ
của Tố Hữu, từ Tổng khởi nghĩa, trải qua kháng chiến, đến hòa bình, đã được
tuyển lựa thành tập thơ Việt Bắc. Những bài thơ trong tập thơ Việt Bắc đã nói
lên một phần tình cảm tốt đẹp nhất của con người mới - mà nổi bật trong đó là
hình ảnh Hồ Chí Minh, của một thời đại mới, dưới một chế độ mới. Cụ thể là:
tình yêu tổ quốc, yêu quê hương, lòng yêu lãnh tụ, yêu nhân loại cần lao và dũng
cảm, lòng tin tưởng vững chắc vào thắng lợi đấu tranh. Thơ Tố Hữu là loại thơ
thời sự, phục vụ quần chúng rất kịp thời, Tố Hữu có công trong việc xây dựng,
hướng dẫn tình cảm cho quần chúng tiến lên theo kịp những biến cố lớn của thời
đại, nhất là trong bài “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên” và “Ta đi tới”. Tập thơ vẫn
còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi"
trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng
của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng

chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy.
Gió lộng là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng thời gian từ
năm 1955 đến 1961. Khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng xã hội chủ nghĩa
và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ. Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn
giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được triển khai. Tập thơ
Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất nước: "Gió lộng
đường khơi rộng đất trời". Âm điệu vui của những năm miền Bắc Việt Nam hàn
5
gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Không những cách mạng ở Việt Nam, mà cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở đâu cũng làm cho cuộc sống thay da đổi thịt một cách kỳ diệu.
Âm điệu vui ấy là một âm điệu rất mới trong thơ ca. Cuộc đời phơi phới như gió
lộng. Nhưng trong cảnh vui, vẫn còn tâm sự ngang trái, một góc lòng vẫn canh
cánh vì miền Nam chưa được giải phóng, nhiều khi bật lên thành tiếng thét phẩn
nộ. Gió lộng khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao
trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam đương thời: niềm vui và
niềm tự hào, tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới XHCN trên miền
Bắc, tình cảm với miền Nam và ý chí thống nhất Tổ quốc, tình cảm quốc tế vô
sản rộng mở với các nước anh em. Niềm vui chiến thắng được nhân lên cùng với
niềm tự hào của con người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, vững
tin vào tương lai đã đem đến cho tập thơ Gió lộng cảm hứng lãng mạn phơi phới
cùng với khuynh hướng sử thi đậm nét.
Về mọi phương diện, Tố Hữu luôn là lá cờ tiên phong, lá cờ tiêu biểu của
thơ ca hiện đại Việt Nam.
4. Giới hạn của đề tài.
Bài nghiên cứu được dựa theo những lý luận của nhiều bài lý luận bàn về
Tố Hữu nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng một hồn thơ dân tộc – hiện đại. Đề tài
nghiên cứu dựa trên ba tập thơ đầu của Tố Hữu: Từ ấy(1937 – 1946), Việt Bắc
(1947 – 1954), Gió lộng(1955 – 1961) qua nhiều tác giả, nhà lý luận tiêu biểu…
5. Đóng góp mới của đề tài

Trên cơ sở tiếp thu tri thức, những đề tài của nhiều nhà nghiên cứu khác,
trong bài cũng đã giúp được phần nào những tri thức rõ ràng hơn về việc tìm
hiểu về Tố Hữu nhà thơ cách mạng trữ tình tiên phong trong thế kỉ XX. Phần
nào thấy rõ được hình ảnh nổi bật, đặc trưng trong những vần thơ cách mạng
nhưng thẫm đẫm chất trữ tình của nhà thơ.
6
6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận – tư tưởng sáng tác thơ cách mạng giai đoạn thế kỷ
XX.
1.1: Lịch sử giai đoạn mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
1.2: Quan điểm chính trị trong thơ Tố Hữu
1.3: Tư tưởng sáng tác thơ Tố Hữu.
Chương II: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.1: Các giai đoạn sáng tác.
2.2: Tố Hữu – Người mở đầu nền thơ cách mạng hiện đại.
2.3: Con đường thơ Tố Hữu
2.4: Giá trị nội dung của các tập thơ
Chương III: Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu
3.1: Đặc điểm chung trong thơ Tố Hữu.
3.2: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
3.3: Một số lời bình về nhà thơ Tố Hữu.
7
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN – TƯ TƯỞNG SÁNG TÁC THƠ CÁCH
MẠNG GIAI ĐOẠN THẾ KỈ XX.
1.1 LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN MỞ ĐẦU NỀN THƠ CÁCH MẠNG HIỆN
ĐẠI
1.1.1 Hoàn cách xã hội mới,văn hóa mới của văn học
1914) và lần thứ hai (1919 - 1929). Cơ cấu XH có những biến đổi sâu sắc: Giai
cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị. Nông dân bị bần cùng hóa. Tầng lớp

tiểu tư sản đông dần lên. Giai cấp vô sản xuất hiện. Giai cấp tư sản ra đời, xã hội
Việt Nam bị phân hóa dữ dội. Việt Nam trong thời kì đó thuộc chế độ “Thực dân
nửa phong kiến”. Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước Thực dân Pháp đẩy mạnh
2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - ta cho pháp xít Nhật. Đô thị hoá
nhanh chóng, xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội mới: tư sản, tiểu tư sản, công nhân,
dân nghèo thành thị… Nhân vật trung tâm trong đời sống văn hoá là tầng lớp trí
thức Tây học, chịu ảnh hưởng sâu sắc các trào lưu tư tưởng văn hoá văn học
phương Tây. Các phong trào cách mạng : Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy
Tân, cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ , Bắc Sơn, Đô
Lương… lần lượt bị thực dân Pháp tắm trong các bể máu. Tháng 8.1945 Cách
mạng tháng tám thành công.
1.1.2 Sự đổi mới của văn học theo yêu cầu hiện đại hóa:
Văn học được hiện đại hóa và cách tân trên mọi lĩnh vực. các thể loại phát triển
mạnh mẽ. Văn thơ yêu nước, thành tựu nổi bật là “Từ ấy” (1937-1946) của Tố
Hữu và “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Văn học vẫn là tiếng nói yêu nước.
Một nét mới là nói đến nước là nói đến dân: “Dân là dân nước, nước là nước
dân”. Từ năm 1930, lòng yêu nước đã gắn liền với lý tưởng cách mạng khi “Mặt
trời chân lý, chói qua tim” (Từ ấy).
8
2.1 QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ TRONG THƠ TỐ HỮU
Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm (1958) với
tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ. Nhiều ý
kiến coi ông là tác giả chính của vụ án văn nghệ-chính trị này. Tố Hữu là nhà thơ
trữ tình - chính trị trước hết đứng ở chính nội dung của thơ Tố Hữu để khẳng
định. Thơ Tố Hữu đi cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, với những
năm tháng của một thời và mãi mãi. Câu chuyện thơ của Tố Hữu gắn liền với
yếu tố chính trị, nói như Chế Lan Viên thì : Tố Hữu dù nói chuyện đời hay
chuyện mình thì trước hết là chuyện chính trị. Đó là câu chuyện của cô gái theo
chồng đi "phá đường quan, là câu chuyện cuả "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm
mưa dầm cơm vắt. Máu trộn bùn non, gan ko núng chí ko mòn ", cũng là câu

chuyện của những người mẹ trong kháng chiến, những chàng Vệ quốc tuổi còn
đôi mươi mà "chôn thân là giá súng" hay nói cách khác mỗi trang thơ của Tố
Hữu là một trang nhật kí chính trị đầy ắp tính thời sự. Nhưng chỉ có điều yếu tố
chính trị trong thơ Tố Hữu ko diễn giải theo những triết luận khô khan cứng
nhắc. Tính chính trị trong thơ Tố Hữu đập theo nhịp tim của chính ông. Chất
Huế trong con người Tố Hữu cùng với sự kết hợp hài hòa của những chất liệu
mang tính dân tộc như thể thơ, chất liệu thơ khiến thơ Tố Hữu ngọt ngào và dễ
đi vào lòng người đọc. Khó có sự tách bạch giưã tiếng nói chung và tiếng nói
riêng, giưã cái Tôi và cái Ta, giữa tâm sự của một Tố Hữu và muôn triệu người
khác. Thơ ông là sự hòa kết của CHÍNH TRỊ và TRỮ TÌNH. Ông cũng được
đánh giá là con người khá bảo thủ, khi bị phê bình về các tác phẩm của mình thì
thường có phản ứng rất quyết liệt (theo nhận định của Văn Cao thì chính lí do
này khiến ông bị nghi hoặc là có liên quan đến việc đẩy mạnh dập tắt phong trào
Nhân văn-Giai phẩm và không được nhiều cảm tình từ phía các nghệ sĩ khác) .
Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có một số bài thơ ca ngợi các lãnh tụ cộng
sản quốc tế như Stalin(Đời đời nhớ Ông) hay Mao Trạch Đông(Đường sang
nước bạn)
9
1.3 TƯ TƯỞNG SÁNG TÁC THƠ TỐ HỮU
Tố Hữu bắt đầu sáng tác từ 1937,giữa cao trào mặt trận Dân chủ Đông
dương, ảnh hưởng của Đảng đi vào quần chúng sâu rộng chưa từng thấy. Đây
cũng là thời kì rất còn thịnh hành của Thơ mới. So với thơ cũ, Thơ mới là một
tiếng nói mới mẻ,nhưng trống tránh đấu tranh, thoát ly thực tế, hưởng thụ và bế
tắc, rõ ràng là xa lạ với tư tưởng của Đảng,,rất không có lợi cho cuộc đấu tranh
cách mạng. Tố Hữu đã tỏ rõ thái độ:
Ta nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi!
Không gian sặc sụa mùi ô uế
Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi…
Dửng dưng.

Dửng dưng là dửng dưng với quan niệm về cái đẹp của thơ ca lãng mạn. Không
“vơ vẩn”, “khờ dại”, bám lấy thời xưa, cố làm sống lại những thây ma của quá
khứ! Không than thở hay mơ mộng hão huyền trước những tháp cổ hoang tàn,
mà phải biết từ những thảm cảnh mất nước mà rút ra bài học chung:
Chạnh lòng tưởng nhớ thân nô lệ,
Mà hận cừu chung bỗng réo sôi!
Qua cổ tháp.
Không tô son trát phấn, thi vị hóa những kiếp sống giang hồ, cũng không rên rỉ
chán chường mà thông cảm với nỗi khổ nhục ê chề của họ, phải tìm ra và nhổ
bật cội rễ xã hội của cái tệ nạn thê thảm.
Thời kỳ “Từ ấy” nhà thơ trước hết hướng về cái đẹp của lý tưởng cách
mạng, cái đẹp về phía tương lai, khi lý tưởng ấy được thực hiện. Với “Việt bắc”,
lý tưởng chan hòa vào hiện thực của nhân dân đã đứng lên làm Cách mạng tháng
Tám và giờ đây đang tiến hành cuộc kháng chiến thần kỳ. Hiện thực ấy vĩ đại,
10
phong phú và đẹp biết bao. Không phải ngẫu nhiên mà tập thơ lấy tên Việt bắc.
Việt bắc là căn cứ của cách mạng và kháng chiến: Từ Việt bắc nhà thơ đã thốt
lên:
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Ta đi tới.
Cái đẹp của bản thân lý tưởng bây giờ có tên là Tổ quốc, là nhân dân, là đất
nước, nó là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca:
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên.
Trước kia, tiếng hát đã cất lên từ niềm say mê lý tưởng, say mê hoạt động, bây
giờ nó như cất lên từ bản thân cuộc sống ở Việt bắc, từ bản thân những con
người, những sự tích anh hùng, ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương.
Gió lộng gồm những bài thơ viết từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ

Điện Biên Phủ đi lên xây dựng lại đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội,con
người Việt Nam càng thấy tâm hồn mình lộng gió bốn phương, lộng gió thời đại:
Gió lộng đường khơi, rộng đất trời.
Như có một sự hồi sinh tái tạo trong đời sống và tâm hồn mọi người:
Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc
Rất tự do nên tươi nhạc,tươi vần.
Cũng như “Từ ấy” trước kia mang cái trẻ trung sôi nổi của tuổi trẻ và của Cách
mạng, tiếng hát tuổi bình minh của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng thật là tươi
mới và say sưa:
11
Thơ ta ơi! Hãy cất cao tiếng hát,
Ca ngợi trăm lần Tổ quốc chúng ta!
Mùa thu mới.
Ca ngợi trăm lần, vì Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là lẽ sống lớn, là thực hiện ước
mơ từ bao đời của loài người, vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại đang chờ đợi mọi
người:
Gà gáy sáng. Thơ ơi,mang cánh lửa
Hãy bay đi! Con chim kêu trước cửa
Thêm một ngày xuân đến. Bình minh…
Bài ca mùa xuân 1961.
Đó là một sáng mùa xuân 1961, xuân đầu tiên của kế hoạch năm năm lần thứ
nhất. Tương lai đầy hứa hẹn, câu thơ phấn chấn nhưng cũng đượm vẻ lo âu.
Chiến tranh do Mỹ ngụy gây ra bắt đầu bùng nổ ở miền Nam nên tập thơ tiếp
theo lấy tên là “Ra trận”. Mở đầu tập thơ là bài Có thể nào yên?
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Vẫn muốn viết những dòng thơ lửa cháy.
Với Tố Hữu, thơ ca phải cùng với nhân dân chia sẻ vui buồn, yêu thương, căm
giận, làm thơ để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Cuộc chống Mỹ cứu nước sôi
sục, nhà thơ hạ bút:
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ

Hơn nghìn trang giấy luận văn chương.
Tiễn đưa
Tâm trạng sốt ruột muốn được đối mặt với quân thù là điều dễ hiểu, nhất là khi
tiễn bạn ra tiền tuyến. Nhưng giọng thơ bình tĩnh. Đâu phải không còn tin ở sức
mạnh của thơ ca. Cái không đáng tin là thứ văn chương trống rỗng, không có gì
hơn ngoài chữ với chữ, chẳng có ích gì cho ai, trong lúc còn biết bao việc phải
làm. Văn chương không được là những lời luận bàn suông, không phải để nằm
12
trên mặt giấy, mà phải đi vào đời sống, phải có tác dụng như những hầm chông
chống Mỹ cứu nước, phải từ đời sống mà ra và trở lại phục vụ đời sống. Nếu
không thì nó không còn lí do tồn tại nữa. Văn học nghệ thuật là một mặt trận,
nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Văn nghệ sĩ phục vụ chính trị, chịu sự lãnh
đạo của chính trị,của Đảng tiền phong; nhận sự lãnh đạo này có nghĩa là gắn liền
sự nghiệp sáng tác của mình với sự nghiệp dân tộc và những lí tưởng cao cả của
thời đại. Trong lãnh vực văn nghệ cũng như các lãnh vực khác, tay lái của Đảng
là nhân tố quyết định mọi thắng lợi:
Rằng: thơ với Đảnh nặng tơ duyên
Thuyền bơi có lái, qua mưa gió
Không lái thuyền trôi lạc bến bờ…
Chuyện thơ
Cũng như quần chúng lao động, nhà thơ đã nhận thức sâu sắc rằng sở dĩ mình
được “làm người” và nên người là nhờ có sự dìu dắt của Đảng, nhờ Đảng đã trả
lại cho:
Trời cao đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người
Nhưng Đảng không phải ở đâu xa, không phải tồn tại nhờ phép lạ nào, mà từ
quần chúng mà ra, là kết tinh của trí tuệ, nghị lực, sức mạnh và lòng nhân ái của
quần chúng:
Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng

Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin…
Ba mươi năm đời ta có Đảng.
Nghĩa là Đảng ở trong mỗi người chúng ta. Khi bọn Nhân văn Giai phẩm tiến
hành âm mưu chống lại đường lối văn nghệ của Đảng, phủ nhận tính Đảng, phủ
13
nhận văn nghệ phục vụ chính trị,…thì Tố Hữu đã thẳng tay vách trần và phê
phán nghiêm khắc. Lương tri của nhà thơ và người cộng sản đã nhất trí lên tiếng.
CHƯƠNG II: TỐ HỮU – NGƯỜI MỞ ĐẦU NỀN THƠ CÁCH MẠNG
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
2.1 CÁC GIAI ĐOẠN SÁNG TÁC
Cách mạng Việt Nam qua mỗi giai đoạn đã được phản ánh, tuy chưa đầy
đủ, nhưng cũng khá trung thành vào các sáng tác của Tố Hữu. Có thể chia sáng
tác này ra làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn trước cách mạng với tập thơ Từ ấy
- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp với tập thơ Việt bắc
- Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước từ 1955 với ba
tập thơ Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
2.1.1 Từ ấy (1937 – 1946)
Từ ấy bao gồm 71 bài thơ tập hợp trong 3 phần tương ứng với ba giai đoạn lịch
sử: Máu lửa (27 bài), Xiềng xích (30 bài) và Giải phóng (14 bài), ghi lại một thời
kỳ lịch sử cách mạng của nhân dân Việt Nam, thông qua chặng đường hoạt động
10 năm của người thanh niên cộng sản Tố Hữu.
2.1.1.1 Máu lửa
Máu lửa bao gồm trong đó 27 bài thơ được sáng tác trong khoảng 2 năm (từ
cuối năm 1937 đến đầu năm 1939). Trong thời gian này, Mặt trận Dân chủ Đông
Dương đang phát triển mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương,
đồng thời đây cũng là những năm tháng mà trên thế giới, phong trào chống phát
xít, bảo vệ dân chủ và hòa bình thế giới diễn ra sôi nổi. Với riêng tác giả Tố
Hữu, giai đoạn này cũng là lúc bước vào tuổi thanh niên, được gặp gỡ lý tưởng

cộng sản và trở thành một người chiến sĩ hăng hái, một người lãnh đạo phong
14
trào thanh niên dân chủ ở Huế. Phần Máu lửa cho thấy nội dung chủ đạo là tiếng
lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao
động nghèo khổ ở thành thị. Đó là em bé mồ côi (bài Hai đứa trẻ), chị vú em
phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ (bài Vú em), ông lão đầy tớ,
cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang (bài Trên dòng Hương Giang) v.v. Niềm
cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực
dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản
kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình
cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước
đường đến với Cách mạng.
Không chỉ chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản
quốc tế phản ánh trong phần Máu lửa thông qua cả những tiếng nói chống chiến
tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.
Với riêng nhà thơ, , Máu lửa biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ
khát khao lẽ sống đã gặp lí tưởng cách mạng, mà bài thơ Từ ấy là một điển hình.
2.1.1.2 Xiềng xích
Xiềng xích gồm 30 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc
từ tháng 4 năm 1939 đến tháng ba năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm
thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước
súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở
ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go
với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn (bài Con cá chột nưa, Tranh
đấu); là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường (bài Trăng
trối); là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa
nhà tù (bài Một tiếng rao đêm, Nhớ người, Nhớ đồng); là ý chí hướng về những
tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ (bài Bà
má Hậu Giang); là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên
15

ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết (bài Dậy mà đi,Dậy lên thanh niên,
v.v…)
2.1.1.3 Giải phóng
Giải phóng gồm 14 bài, sáng tác trong những năm từ 1942 đến 1946. Đây là
những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách
mạng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét
căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật (bài Tiếng hát trên đê,
Đói! Đói! Đói!); là sự dự cảm tin lành chiến thắng (bài Xuân đến); là niềm say
sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do (bài Huế tháng tám, Vui bất
tuyệt,.v.v…)
2.1.2 Việt bắc (1947 – 1954)
Tập thơ Việt Bắc chủ yếu gồm những bài thơ sáng tác trong thời kỳ kháng chiến
từ sau thu đông thắng lợi 1947, Có thể nói chủ đề bao trùm tập thơ Việt Bắc là
tinh thần thiết tha yêu nước, chí khí phấn đấu kiên quyết bảo vệ Tổ quốc của
nhân dân ta. Hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần đó là Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ kính
yêu của dân tộc, linh hồn của kháng chiến và anh bộ đội anh dũng, thân mến, nổi
nhất trong tập thơ Việt Bắc. Tố Hữu đã để cả tâm hồn, tất cả tình cảm đằm thắm
nhất của mình để diễn tả những hình ảnh yêu kính và quý mến nhất ấy của thời
đại chúng ta.
Là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng
(theo Đặng Thai Mai), tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu
gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về
cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo
lên chiến dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức
nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá
nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài Sáng tháng năm); bước chân
16
người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân
hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện
Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi tới);

nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc) v.v.
Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm
riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước
trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt
Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa
được nhìn thấy.
2.1.3 Gió lộng (1955 – 1961)
Tập thơ được Tố Hữu viết trong khoảng thời gian miền Bắc đang xây dựng
xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục đấu tranh chống Mỹ. Năm 1954,
miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch 5 năm xây dựng đất nước được
triển khai. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn của người xây dựng đất
nước: "Gió lộng đường khơi rộng đất trời". Gồm 25 bài, sáng tác trong 06 năm
(1955-1961); tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ Ngụy, thống nhất đất nước ở miền Nam.
Tập thơ mở ra niềm vui lớn vì nửa nước được giải phóng, nhưng là niềm vui
chưa trọn vẹn vì:
Đường giải phóng mới đi một nửa
Nửa mình còn trong nước lửa sôi
Một thân không thể cha đôi
Lửa rơm không thể cắt rời núi sông
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Cái tôi trữ tình sôi nổi được bộc lộ trên nền hiện thực hoành tráng của cuộc sống
mới. Gió lộng còn là thơ của lòng tri ân, nghĩa tình đối với Ðảng, Bác Hồ, với
17
nhân dân. Tinh thần quốc tế vô sản cũng được đề cập (qua tình cảm đối với Liên
Xô, Lê Nin).
Giọng anh hùng ca ngày càng khẳng định, đề tài có sức bao quát hiện thực, ý thơ
mang tầm tư tưởng cao.
Những bài thơ tiêu biểu: Trên miền Bắc mùa xuân; Với Lê Nin; Người con gái
Việt Nam; Thù muôn đời muôn kiếp không tan; Em ơi Ba Lan; Ba mươi năm

đời ta có Ðảng; Tiếng ru; Bài ca xuân 1961; Mẹ Tơm.
2.1.4 Ra trận (1962 – 1971) và Máu và hoa (1972 – 1977)
Hai tập Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977) là chặng đường thơ Tố
Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của cả dân
tộc cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh
tiến công và lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng của cả dân tộc trong cuộc chiến đấu ở
cả hai miền Nam, Bắc. Khẳng định ý nghĩa to lớn, cao cả của cuộc kháng chiến
chống Mỹ đối với lịch sử dân tộc và thời đại, thơ Tố Hữu cũng thể hiện những
suy nghĩ, phát hiện của nhà thơ về dân tộc và con người Việt Nam mà tác giả
luôn ngợi ca với niềm tự hào và cảm phục.
- Ra trận: Gồm 31 bài, sáng tác trong 10 năm chống Mỹ (1962-1971)
Hai dòng thơ mở đầu (ở bài thứ nhất) thể hiện cảm hứng chủ đạo của cả tập thơ:
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Vẫn muốn viết những dòng thơ lửa cháy
Vốn là hồn thơ của yêu thương, nghĩa tình, Tố Hữu ao ước được làm thơ ngợi ca
thanh bình. Nhưng khi miền Nam, rồi cả nước, chìm trong nước sôi lửa bỏng thì
Có thể nào yên, có thể nào khuây Dành phần lớn tâm huyết để ngợi ca chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, do đó, giọng điệu tập thơ thấm đẫm chất hùng ca.
Những bài thơ tiêu biểu: Có thể nào yên; Miền Nam; Trên đường thiên lý; Hãy
nhớ lấy lời tôi; Tiếng hát sang xuân; Chiếc áo xanh; Mẹ Suốt; Êmily, con ;
Kính gửi cụ Nguyễn Du; Tấm ảnh; Bác ơi; Theo chân Bác.
18
- Máu và hoa Gồm 13 bài, sáng tác trong 6 năm (1972 - 1977); có ý nghĩa tổng
kết quá trình phát triển của dân tộc, của Cách mạng Việt Nam - một hành trình
đầy máu, đầy hoa, Năm mươi năm máu đỏ thành hoa. Máu: biểu tượng của nỗi
đau uất hận trong hàng nghìn năm nô lệ và sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn, xối
máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Hoa: biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản,
của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng. Xuất hiện nhiều bài thơ
trường thiên với cảm xúc tổng hợp, bao quát hơn nửa thế kỷ đấu tranh (Nước
non ngàn dặm; Với Ðảng, mùa xuân).

Những bài thơ tiêu biểu: Việt Nam máu và hoa, Nước non ngàn dặm, Với Đảng,
mùa xuân, Một khúc ca xuân.
2.2 TỐ HỮU – NGƯỜI MỞ ĐẦU NỀN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI:
Sinh năm 1920 tại làng Phù Lai, gần cố đô Huế, Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim
Thành, làm thơ khá sớm. Mười tám tuổi, ông có thơ đăng. Cùng năm đó, ông gia
nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4-1939, ông bị địch bắt. Tháng 3-
1942, ông vượt ngục Đắc Lây, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Thanh Hóa. Cách
mạng Tháng Tám, ông làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Huế. Năm 1946, tập thơ
đầu tay Thơ ra đời (sau đổi là Từ ấy) tập hợp các bài thơ viết từ 1937 đến
1946, chia làm ba phần "Máu lửa" (27 bài), "Xiềng xích" (30 bài) và "Giải
phóng" (14 bài). Ba chặng thơ là ba chặng hoạt động cách mạng của Tố Hữu.
Chặng đầu là cái nhìn hiện thực, tố cáo xã hội đương thời, gắn với lòng say mê
lý tưởng xóa áp bức bất công, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, nhân ái. Chặng
thứ hai là thơ tù, những bài thơ xuất sắc của một tâm hồn chiến sĩ đa cảm với
một bút pháp thơ tài năng. Chặng cuối là thơ vận động cách mạng tiến tới khởi
nghĩa và cách mạng thành công, những bài thơ say đắm, sôi sục và hào hùng.
Cách mạng tự hào có trong đội ngũ của mình một thi sĩ có tầm cỡ khai sáng cho
cả nền thơ trữ tình cách mạng. Tố Hữu, vinh dự là ngay từ các bài thơ đầu, đã
19
mang tình cảm người chiến sĩ cách mạng. Thơ Tố Hữu, khi ấy, về nghệ thuật,
ông có những nét tương đồng với Thơ mới. Tương đồng về bút pháp và tương
đồng ngay cả việc hướng cảm xúc vào cái Tôi cá thể. Nhưng cái tôi của Tố Hữu
ngược hẳn với cái tôi của Thơ mới. Với Tố Hữu Tôi đã là con của vạn nhà, trong
khi cái tôi Thơ mới: Ta là Một, là Riêng, là thứ nhất - Không có ai bè bạn nổi
cùng ta - Ta bỏ đời và đời cũng bỏ ta. Chính vì vậy, Tố Hữu, là người đầu tiên
mang vào thơ Việt Nam một phẩm chất mới: chất trữ tình riêng tư của người
cộng sản. Ở đấy có sự hòa trộn của đời công và đời tư - cái riêng tư của nhân vật
trữ tình trong thơ Tố Hữu là sự nghiệp cách mạng. Tố Hữu rất tinh tế, tinh tế như
các nhà thơ tài năng của phong trào Thơ mới khi diễn đạt những biến động tinh

tế của tình cảm con người trước cuộc đời. Chỉ có khác cuộc đời ở Tố Hữu là
chiến đấu, là tù tội, là chiến thắng. Có thể nói, những thành tựu mà thơ ca đương
thời đạt được, đều tìm thấy trong Từ ấy. Tố Hữu sử dụng những thành tựu ấy vào
một hướng cảm xúc khác, một nội dung tư tưởng khác đến cách xây dựng hình
ảnh. Đây là hình ảnh con thuyền in bóng trên mặt nước phẳng lặng của sông
Hương. In cả ảnh, in cả âm điệu:
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
Em buông mái chèo
Trên dòng Hương Giang
Ta thấy được hai câu giữa là cảnh đối xứng giữa trời và nước. Và cái âm điệu mà
các tác giả thơ mới mang vào tiếng Việt tạo nên sức gợi cảm gần như là thần bí
cũng ẩn hiện trong bút pháp của nhà thơ – chiến sĩ này. Đây là cảnh một rừng
chiều đi đày ở Tây Nguyên, âm điệu đã trở thành tâm trạng:
Thông reo bờ suối rì rào
20
Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai.
Hãy nhớ lại thi đàn Việt Nam những ngày đầu cách mạng ấy càng thấy Từ ấy
quả là một mùa gặt bội thu. Với Từ ấy, Tố Hữu lấy lại lòng tin vào đường lối văn
học cách mạng cho cả nhà văn lẫn bạn đọc. Với Từ ấy, Tố Hữu khẳng định phẩm
chất thẩm mỹ mới của thơ Việt Nam.
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, thơ Tố Hữu với bài Phá
đường, Bầm ơi, … cùng với thơ ca của phong trào quần chúng sáng tác, điển
hình là thơ bộ đội mà hồi đó người ta gọi là thơ đội viên, đã trở thành một gợi ý
có sức thuyết phục về phương pháp sáng tác hiện thực – lấy cuộc sống thực tế
làm cốt lõi của thơ, hướng cảm xúc của công chúng vào những tình cảm cao cả
đánh giặc cứu nước. Tập thơ Việt Bắc là tiếng hát của toàn dâ kháng chiến. Lời
thơ bình dị,gần với lời ăn tiếng nói của công nông binh đánh giặc. Với Việt bắc,

Tố Hữu đã đi từ tâm tình cá thể đến tâm tình của cộng đồng. Nhà thơ phát hiện
và biểu dương những tình cảm cao cả của người dân thường. Chủ đề của thơ là
xây dựng tình cảm yêu nước. Đề tài của thơ là cuộc sống đánh giặc. Tác động
của thơ là xây dựng tình cảm yêu nước, hy sinh chiến đấu. Với Việt bắc, hình
ảnh người dân thường yêu nước được khắc họa và trở thành biểu tượng mỹ học
cho một giai đoạn thơ ca.
Năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những kế hoạch năm năm xây dựng
đất nước được triển khai. “Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy – Hỏi đâu
thác nhảy cho điện quay chiều”. Tập thơ Gió lộng thể hiện nỗi niềm phấn chấn
của người xây dựng đất nước: “Gió lộng đường khơi rộng đất trời”. Thời kì này,
thơ Tố Hữu cũng lộng gió, gió của tâm hồn, sức bay cao của nghệ thuật. Thơ Tố
Hữu có sức ôm trùm bề thế và nghệ thuật thơ, theo ý chúng tôi, là ở vào vào
điểm đỉnh của ông với Em ơi…Ba Lan…, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam,
Tiếng chổi tre,… Thơ Tố hữu lúc này trở thành một động lực tinh thần tác động
với đời sống xã hội rộng lớn.
21
Ra trận là tập thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông vẫn giữ được giọng thơ
đằm thắm. Đề tài mở rộng như đánh dấu những sự kiện chính trị, quân sự của
đời sống. Có Lá thư Bến Tre, có lời dặn của anh Trỗi, có kỷ niệm 200 năm năm
sinh Nguyễn Du,có ngọn lửa Morixon, có nước mắt khóc Bác Hồ,… Tố Hữu có
khuynh hướng khái quát thời đại. Ông hướng tới những tình cảm phổ quát, cộng
hưởng được với nhiều lòng người. Đề tài rất thời sự mà ý thơ thấm thía, sâu bền.
Cái tài phát hiện chất thơ trong cuộc đời, trong những vấn đề chính trị là một đặc
sắc của thơ Tố Hữu. Sau ba câu hô “Hồ Chí Minh muôn năm” của Nguyễn Văn
Trỗi, Tố Hữu hạ một lời bình luận:
Phút giây thiêng, anh gọi Bác ba lần
Bài Mẹ Suốt,cũng là hình ảnh người dân thường anh hùng nhưng ý thơ hàm súc
hơn so với bài Bà mẹ Hậu Giang, và cho thấy một chặng đường phát triển của
tâm hồn người Việt Nam ta. Tính biểu tượng đẩy cao hơn mà bài thơ vẫn giữ nét
sinh động vốn có của đời sống. Phẩm chất nhân dân trong thơ Tố Hữu ngày càng

sâu sắc và nhuần nhuyễn.
Tập thơ gần đây nhất của Tố Hữu là tập Một tiếng đờn. Ông vẫn thủy chung với
nguồn đề tài của đời sống cách mạng, của toàn đất nước. Đôi khi tưởng chạm tới
một điều gì riêng tư của tuổi cuối đời nhìn lại. “Đêm cuối nằm riêng một ngọn
đèn”. Ở tập thơ này, Tố Hữu trở về bút pháp nội tâm, rất gần với thời kỳ Từ ấy.
Có một sự đấu tranh nội tâm rất mạnh. “Mới bảy mươi sao đã gọi là già”. Bút
pháp không tung hoành hào sảng nhưng mà trầm xuống trong chiêm nghiệm.
Phẩm chất nội tâm vốn có của Tố Hữu vẫn nguyên vẹn. Lắng nghe trong Một
tiếng đờn thấy bóng dáng một Tố Hữu của Con cá, chột nưa. Cuộc đời không
phải lúc nào cũng ở thế thuận. Tuy vậy, Tố Hữu vẫn lấy niềm tin, lấy kinh
nghiệm cuộc sống của đời mình mà nhìn hiện tại “Nắng tự lòng ta cứ ấm dần”.
Dù có phải làm lại tự đầu, ông không nhượng bộ, không đầu hàng hoàn cảnh.
Trong cái bình đạm của giọng thơ,có sức rắn lại của ý chí “ Ta lại đi, như từ ấy
ra đi – Lòng hăm hở tưởng như mình trẻ lại”.
22
Tố Hữu là con chim đầu đàn vạch hướng cho cả nền thơ. Tư tưởng tiên tiến của
thời đại cách mạng, lòng yêu sâu thẳm đối với nhân dân được thể hiện trong một
hình thức nghệ thuật tinh xảo. Có những giai đoạn thơ Tố Hữu thành chỗ dựa
tinh thần cho mọi người. Ông đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng,
của Nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ. Thơ
đối với ông là phương tiện để phục vụ cách mạng. Nỗi niềm sâu kín trong tâm
hồn ông là nỗi niềm người chiến sĩ cách mạng. Ông còn đóng góp nhiều ý kiến
về quan điểm, phương thức xây dựng nền văn nghệ. Ông bàn về nghệ thuật cũng
bàn về cách mạng, bàn về sự đóng góp của văn học nghệ thuật vào sự nghiệp
chung.
2.3 CON ĐƯỜNG THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu hay nhất khi cảm hứng thơ kết hợp được một cách tự nhiên ba
chủ đề sau:
- Ngợi ca lý tưởng cách mạng
- Diễn tả niềm vui hướng về tương lai xã hội chủ nghĩa

- Thể hiện những cảm nghĩ ân tình chung thủy.
Trong thơ Tố Hữu, ba chủ đề nói trên, thật ra vẫn có cơ sở thống nhất ở lí tưởng
cộng sản. Bởi vì niềm vui trong thơ Tố Hữu không phải gì khác là niềm tin ở lý
tưởng ấy, thể hiện cụ thể trong quan hệ với Đảng, với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
với Bác Hồ, với đồng chí, đồng bào, với nguyên tắc, với những nguyên tắc của
chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Cho nên danh hiệu phù hợp với Tố Hữu một cách tổng quát nhất vẫn là: Nhà thơ
của lý tưởng cộng sản.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Tố Hữu đã đề từ cho tập thơ đầu của mình như thế. Và nhân vật của ông, từ
Lênin, Bác Hồ, anh bộ đội, anh giải phóng quân, mẹ Tơm, mẹ Suốt, chị Lý, anh
23
Trỗi đến em Lượm, em Hòa,… đều mang “mặt trời chân lý” ấy trong tim, và
được xem là “Những con người như chân lý sinh ra”.
Trong những ngày đen tối dưới ách thực dân, thơ ông đem lẽ sống đến cho
những thanh niên đang hoang mang trước ngã ba đường. Sau Cách mạng tháng
Tám, thơ ông lại muốn trở thành ý thức về lẽ sống của toàn Đảng, toàn dân trên
mỗi chặng đường lịch sử.
Đặc sắc chủ yếu của thơ Tố Hữu thời kỳ này (Từ ấy) không phải là những khám
phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức
trong sáng hồn nhiên của một thanh niên khát khao lý tưởng, tự ca hát niềm vui
lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và được chiến đấu hy sinh
cho lý tưởng ấy.
Đến giai đoạn Việt Bắc, lý tưởng không phải là đối tượng thể hiện trực tiếp. Nó
được vận dụng như là quan điểm tiếp cận, đánh giá và khái quát hiện thực. Cảnh
tượng vĩ đại của toàn dân đứng lên giết giặc đập mạnh vào cảm quan thẩm mỹ
của ông. Cái tôi của nhà thơ muốn ẩn mình sau những nhân vật quần chúng cách
mạng đi vào thơ ông từ hiện thực. Thế giới nghệ thuật của ông trở thành hình
ảnh thu nhỏ của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của quê hương đất nước

đứng lên giết giặc, trước hết trên địa bàn chiến khu Việt Bắc.
Từ cuối giai đoạn Việt Bắc, những khái quát nghệ thuật của Tố Hữu về hiện thực
lịch sử ngày càng vướn tới ý nghĩa rộng lớn hơn, đồng thời cái tôi của thi sĩ cũng
xuất hiện trở lại một cách đậm nét trong thế giới hình tượng của mình:
- Tôi chạy trên miền Bắc
Hớn hở giữa mùa xuân…
- Huế ơi quê mẹ của ta ơi
Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười
24
Nhưng cái tôi Tố Hữu trong Từ ấy và cái tôi Tố Hữu trong những tập thơ sau
này không hoàn toàn là một.
Ở Từ ấy, người thi sĩ trẻ tuổi chỉ muốn đại diện cho chính cái cá nhân cá thể của
mình. Xét về phương diện này, nó nằm trong phạm trù của cái tôi thơ mới.
Thế hiện tính cá thể, cái tôi Tố Hữu trong Từ ấy có những nét riêng rất đáng yêu.
Này đây, dáng điệu vừa hiên ngang, vừa non nớt của cậu học sinh trường Quốc
học Huế mới giác ngộ cách mạng :
Ta nện gót trên đường phố Huế
Dửng dưng không một cảm tình chi !
Và đây, niềm vui say cuống nhiệt, có một cái gì như là thái độ buông thả không
muốn tự kiềm chế của nhà thơ trong không khí Huế tháng Tám :
Chừ đây Huế, Huế ơi ! Xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên ! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi
Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc !
Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc
Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta ?
Ta hát huyên thiên, ta chạy khắp nhà
Ai dám cấm ta say, say thần thánh?
Nhực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời…

Cái tôi của Tố Hữu từ cuối tập Việt Bắc, nhất là từ Gió lộng trở đi, không còn
như vậy nữa. Nó hầu như mất hẳn cái riêng để trở thành cái ta của Đảng, của dân
tộc. Nó tự đặt mình trên đỉnh cao của thời đại, trò chuyện với lịch sử, với nhân
loại ( Bài ca mùa xuân 1961, Chào xuân 67, v.v ). Nhà thơ tự xem mình là
trường hợp tiêu biểu của mối quan hệ giữa Đảng, cuộc sống và thơ (“Làm bí thư
25

×