Các phương thức biểu hiện thời gian trong Đoạn trường tân thanh
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Truyện Nôm là một thể loại văn học độc đáo của Việt Nam vì
chúng được viết bằng văn tự và thể thơ dân téc. Trải qua một quá trình phát
triển lâu dài, kể từ truyện Nôm đầu tiên Lạc xương phân kính quốc ngữ
truyện tương truyền của Đại Hưng hầu Nguyễn Thế Nghi (thế kỷ XVI) đến
truyện cuối cùng Từ Thức lấy vợ tiên (1920) chóng ta đã có một kho tàng
truyện Nôm đồ sộ với khoảng trên dưới 100 tác phẩm. Vì vậy, nghiên cứu
truyện Nôm là việc làm có ý nghĩa khoa học.
1.2. Trong số các truyện Nôm thì Đoạn trường tân thanh của Nguyễn
Du là một trong những đỉnh cao. Vì vậy nghiên cứu tác phẩm này có ý
nghĩa làm rõ được đặc trưng thể loại. Với Đoạn trường tân thanh, truyện
Nôm đã khẳng định một cách thuyết phục sự phong phú về ngôn ngữ còng
nh sù hoàn thiện thể loại truyện Nôm trong văn học dân téc.
1.3. Từ trước đến nay, khi nghiên cứu Đoạn trường tân thanh, các nhà
nghiên cứu đã chú trọng cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Về nội dung,
đã có nhiều ý kiến thậm chí trái ngược nhau nhưng về nghệ thuật thì giới
nghiên cứu đều công nhận Nguyễn Du là bậc thầy và chưa có một ai vượt
qua được. Nghiên cứu nghệ thuật Đoạn trường tân thanh có nhiều phương
diện, song ở đây chúng tôi chỉ chọn một khía cạnh nhỏ trong thế giới nghệ
thuật của tác phẩm là “thời gian”. Bởi thời gian trong tác phẩm không chỉ
thể hiện diễn biến của cốt truyện mà còn đóng vai trò là môi trường để
nhân vật bộc lé tính cách. Hiểu thời gian trong Đoạn trường tân thanh
chóng ta sẽ hiểu được một vấn đề quan trọng về thế giới nghệ thuật còng
nh thi pháp của tác phẩm.
Với tư cách là giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy văn học, việc
nghiên cứu Đoạn trường tân thanh sẽ tạo điều kiện cho người viết có dịp
hiểu sâu thêm tác phẩm để giảng dạy được tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Kể từ khi ra đời đến nay, Đoạn trường tân thanh đã được công
chúng và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có không Ýt các cuộc tranh
luận xung quanh việc tìm hiểu tác phẩm, thậm chí đã có nhiều ý kiến trái
ngược nhau. Nhưng riêng về vấn đề nghiên cứu “thời gian” trong tác phẩm
thì phải đến giai đoạn sau 1975 mới có những bài viết, những công trình,
những luận văn đề cập đến.
Đáng kể nhất là cuốn Thi pháp Truyện Kiều của giáo sư Trần Đình
Sử. Trong đó, tác giả bàn đến và đóng góp những phát hiện mới về thời
gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh. Tác giả đã bàn đến sự xuất
hiện trong tác phẩm dòng thời gian định mệnh, dòng thời gian tâm trạng
của nhân vật, thời gian sự kiện, thời gian gấp khúc có tính liên tục, có nhịp
điệu dồn dập, chống chéo, sự kiện này chưa xong sự kiện kia đã tới, gối
đầu lên nhau, chồng chất xô đẩy nhau khi tai họa cũng như khi hạnh phóc.
Ở cuốn Tìm hiểu Truyện Kiều của Lê Quế cũng nói đến thời gian,
nhưng ở đây chủ yếu nói tới tuổi của chị em Kiều, thời gian và các sự kiện
cụ thể xảy ra trong cuộc đời Kiều vào ngày tháng năm nào và trong bao
nhiêu lâu. Theo Lê Quế tổng hợp và tính ra được “ Thời gian Thúy Kiều
tiếp khách ở lầu xanh của Tó Bà là 4 năm 6 tháng, từ 1-7 năm nàng 22 tuổi
cho đến hôm gặp Thúc Sinh 1-1 năm nàng 27 tuổi và toàn bộ thời gian
mười lăn năm của Thúy Kiều gồm ba giai đoạn: ở lầu xanh của Tó Bà 4
năm 6 tháng. Quan hệ với Thúc Sinh 3 năm 7 tháng 15 ngày. Hội ngộ với
Giác Duyên 6 năm 10 tháng 15 ngày. Tổng cộng là 15 năm”. [34- 109]
Gần đây nhất là cuốn 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều
còng có bài Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh của Lê Tuyên
mà Lê Xuân Lít đã sưu tầm và giới thiệu. Ở bài viết này tác giả chủ yếu đi
vào ba loại thời gian:
- Thời gian ngoại tại và sù chuyển vần.
- Thời gian nội tâm và dòng tâm lý, trong loại thời gian này thì lại được
chia thành những mảng nhỏ như: hiện hữu tính của thời gian tâm lý, hiện hữu
tính và vị tri tính trong tác phẩm, biến thể tính của thời gian hiện hữu.
- Thời gian xã hội và sự phối hợp giữa người cùng vũ trụ.
Tác giả kết luận “ thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh chỉ
là một mối tương giao tất yếu và đương nhiên. Mối tương giao Êy đã đi từ
ngoại giới đến con người và từ con người đạt đến một thể trung gian, tạo
thành liên hệ giữa người và vũ trụ. Thể trung gian Êy là xã hội đã biểu dương
qua xã hội âm tính của Đoạn trường tân thanh như một gạch nối tiếp giao
giữa vô ngã của ngoại giới và bản ngã sâu đậm của con người” [ 924]
Ngoài ra còn có một sè luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến thời gian
trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh, nhưng là ở các khía cạnh khác nhau:
Cuốn luận văn Thời gian tự sự trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
của Phùng Hữu Hải chủ yếu đi vào tìm hiểu thời gian tự sự và phương
hướng vận dụng lý thuyết thời gian tự sự vào trong Đoạn trường tân thanh
của Nguyễn Du. Ở cuốn luận văn này tác giả đã tìm hiểu được trình tự tự
sự trong Đoạn trường tân thanh gồm có trình tự tự sự bị đảo ngược (trình
tự thời gian hồi tưởng) và trình tự trần thuật có tính chất dự báo trước (dự
cảm linh cảm).
Ngoài ra cuốn luận văn này còn tìm hiểu được tốc độ thời gian nghệ
thuật trong Đoạn trường tân thanh có thể biểu hiện bằng các hình thức như
tỉnh lược, ngừng nghỉ, hoạt cảnh và lược thuật.
Ở cuốn luận văn Một số phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du của Phạm Thị Thu Phương lại chủ yếu đi vào
tìm hiểu hình thức thời gian được biểu hiện bằng phương tiện từ vựng và
một số cấu trúc cú pháp. Luận văn đi sâu tìm hiểu nội dung hai phương tiện
từ vựng và một số cấu trúc để biểu thị các ý nghĩa thời điểm, thời lượng,
tần suất trong Đoạn trường tân thanh.
Tuy nhiên, các bài viết, các công trình này mới khảo sát một số mặt
chủ yếu của thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh cho phép ta
nhận rõ cá tính sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du mà chưa đi sâu nghiên
cứu cụ thể về từng loại thời gian.
Vì vậy tìm hiểu yếu tố “thời gian” để từ đó thấy được sự độc đáo,
sáng tạo và tài năng của Nguyễn Du khi vận dụng ngôn ngữ dân téc vào
sáng tạo văn học là một vấn đề mới, cần thiết và được chúng tôi nghiên cứu
một cách cụ thể.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là yếu tè “thời gian” trong Đoạn
trường tân thanh của Nguyễn Du bao gồm: thời gian vũ trụ, thời gian sự
kiện và thời gian tâm lý
Về mặt văn bản, do tác phẩm được nhiều tác giả khảo đính, chú giải
nên giữa chỳng cú sự khác biệt. Để tiện việc nghiên cứu chúng tôi chọn văn
bản Đoạn trường tân thanh tương đối thông dụng do Đào Duy Anh khảo
chứng, hiệu đính và chú giải của NXB Văn học ấn hành năm 2002.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm một số truyện Nụm khỏc để so sánh
trong quá trình thực hiện luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê – phân loại: Chúng tôi tiến hành tìm những
dòng thơ có chứa các từ và cụm từ chỉ Thời gian. Đồng thời với việc thống
kê, chúng tôi tiến hành phân loại chúng. Những từ và cụm từ chỉ thời gian
bao gồm như: năm, thỏng, mựa, ngày, buổi….Từ kết quả thống kê, chúng
tôi có thể đưa ra những nhận định hợp lí về thời gian trong tác phẩm có tác
dụng như thế nào đối với ý đồ nghệ thuật của tác giả.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: chúng tôi tiến hành khảo sát,
phân tích những trường hợp cụ thể từng nhóm thời gian, từ đó rút ra kết
luận cho từng nhóm. Qua đó, cũng thấy được sự sáng tạo độc đáo của
Nguyễn Du và tài năng của ông trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc vào
sáng tác văn học.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: Hệ
thống hóa, so sánh- đối chiếu trong quá trình làm luận văn.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là lần đầu tiên luận văn đưa ra bản thống kê tương đối đầy đủ
về “Thời gian” trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh.
- Đây cũng là lần đầu luận văn tiến hành phân loại “Thời gian”
trong tác phẩm.
- Trên cơ sở thống kê và phân loại, luận văn bước đầu đánh giá cách sử
dụng “Thời gian” để phản ánh nội dung của tác phẩm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Vài nét về thời gian, thời gian nghệ thuật và thời gian
nghệ thuật trong Văn học Việt Nam Trung đại.
Chương 2: Các dạng thời gian và ý nghĩa của chúng trong Đoạn
trường tân thanh.
Chương 3: Các phương thức biểu hiện thời gian trong Đoạn trường
tân thanh
Cuối cùng là phần thư mục tài liệu tham khảo
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VÀI NÉT VỀ THỜI GIAN,
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
1. Thời gian và thời gian nghệ thuật:
1.1. Thời gian
Là khái niệm chỉ sự tồn tại của vật chất, gắn với sự việc, hoạt động,
thời gian luôn hoạt động không ngừng, không quay ngược lại và không tồn
tại riêng biệt.
Nếu thời gian cơ học được đo bằng ngày, giờ, phỳt… mang tính chính
xác, không thay đổi thì qua cảm nhận của con người, thời gian có thể là
"khoảng", "chừng" hoặc cùng một đơn vị thời gian cơ học nhưng qua cảm
quan của con người có thể dài, ngắn, nhanh, chậm khác nhau.
Theo A.J.A.Gurevich. Khái niệm thời gian "thể hiện đầy đủ cảm quan
và thế giới của thời đại, hành vi của con người, ý thức của nó, nhịp của
cuộc sống, thái độ đối với sự vật" [13- 98]
Khái niệm thời gian không chỉ mang tính vật lí, cơ học mà còn mang
tính chủ quan của con người. Thời gian chỉ có thể đo được, cảm nhận được
chứ không thể nắm bắt và nhìn thấy được.
1.2. Thời gian nghệ thuật
Theo Trần Đình Sử, thời gian nghệ thuật là một yếu tố nghệ thuật của
tác phẩm "vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên
tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm[10- 887]
Theo Từ điển thuật ngữ văn học "Thời gian nghệ thuật là hình thức
tồn tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nú… Khác với
thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có
thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể
dồn nén một khoảnh khắc dài trong chốc lát, có thể kéo dài cái chốc lát
thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau,
bằng sự lặp lại đều đặn của cỏc hỡnh tượng đời sống được ý thức… tạo nên
nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ
chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy
theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại để miêu tả
chi tiết thì thời gian chậm lại…”[14- 272,273]
Nhìn chung, thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật mang
nhiều tính chủ quan, ước lệ, thể hiện cảm quan của tác giả về thế giới và
con người. Thời gian trong tác phẩm thể hiện tính thẩm mĩ trong cách cảm
nhận cuộc sống và tư tưởng tác giả.
Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian khách quan được
đưa vào tác phẩm. Thời gian nghệ thuật được sáng tạo, nhào nặn cho phù
hợp với ý đồ sáng tác, loại thể và phong cách tác giả. Điều này tạo sự đa
dạng, sinh động cho thời gian trong tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu để kết cấu tác
phẩm, đồng thời giúp cho việc liên kết các yếu tố trong tác phẩm được
chặt chẽ hơn.
Thời gian nghệ thuật có đầy đủ các đặc trưng của thời gian, cũng vận
động theo ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng thời gian nghệ
thuật không nhất thiết phải tuân theo sự nghiêm ngặt của thời gian tự nhiên
mà nó có thể dài, ngắn, nhanh, chậm tùy theo cảm nhận chủ quan của tác
giả. Có khi trăm năm chỉ như thoáng chốc, như giấc mộng. Nhưng cũng có
khi một giờ, một phút thậm chí một giây lại dài vô tận. Thời gian dồn nén
hay kéo căng ra là do ý đồ của tác giả khi miêu tả, khắc họa.
Nếu Vạn Hạnh Quốc Sư quan niệm "Thân như điện ảnh hữu hoàn vô"
(có nghĩa là "Thân như bóng chớp có rồi không") đời người là chốc lát,
thoáng qua, thì qua sự miêu tả của Nguyễn Du một đêm lại rất dài: "Đêm
thu đằng đẵng nhặt cài then mây".
Trong tác phẩm có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động
của thời gian khách quan. Nếu thời gian tự nhiên luôn vận động phát triển
không ngừng thì trong tác phẩm có thể làm sống lại quá khứ hoặc hướng
tới tương lai. Trong tác phẩm, có thể cùng tồn tại ba dạng thời gian: quá
khứ, hiện tại, tương lai.
Mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác phẩm văn học có sự biểu hiện thời
gian nghệ thuật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của yếu tố nghệ thuật này.
Chẳng hạn, chủ nghĩa lãng mạn phủ nhận trật tự thời gian khách quan.
Các tác giả thường quay về quá khứ, về cõi tiên, cõi mộng, trốn tránh thực
tại. Bởi vậy thời gian thường mơ hồ, mang tính siêu thực; thời gian được
xây dựng thành thời gian lý tưởng, trừu tượng của tác giả. Thời gian cũng
có thể hướng tới tương lai nhưng là tương lai xa xôi, ít có thực. Như vậy,
khác với thời gian hiện thực khách quan, thời gian nghệ thuật cho phép sử
dụng các kiểu cảm thụ thời gian mang tính chủ quan, thời gian nghệ thuật
có thể trùng hợp với thời gian vật chất nhưng nó cũng có thể thoát khỏi sự
vận động một chiều của thời gian tự nhiên để chuyển tải tư tưởng, cảm
nhận của tác giả về thế giới, về đời sống xã hội. Thời gian trong tác phẩm
văn chương chỉ trở thành nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật,
vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động
tâm tư của nhân vật. Nó cùng với những yếu tố khác góp phần làm nổi bật
chủ đề của tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người
trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Nó thể hiện sự cảm thụ
độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới,
làm cho người đọc hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm
chìm vào quá khứ. Thiếu sự cảm thụ, tưởng tượng của người đọc, thời gian
nghệ thuật không xuất hiện. Như vậy, thời gian nghệ thuật là sản phẩm
sáng tạo của tác giả bằng phương tiện nghệ thuật. Nó thể hiện tài năng và
cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
Vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có hai mặt cơ
bản: quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm.
Quan niệm thời gian của nhà văn được bộc lộ trực tiếp và phổ biến hơn là
được bộc lộ một cách gián tiếp qua cách tổ chức thời gian của tác giả. Đó là
một trong những mặt hình thức bên trong của tác phẩm. Nó có quan hệ chặt
chẽ với ý thức nghệ thuật của nhà văn. Tổ chức thời gian chính là cách xử
lý thời gian, trong tác phẩm văn học của nhà văn để tạo ra thời gian nghệ
thuật theo ý đồ của tác giả.
Như vậy có thể nói, thời gian trong tác phẩm văn học là sự cảm nhận
của tác giả, nó đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh, nờn
nó là ý thức nghệ thuật của nghệ thuật. Nhưng thời gian nghệ thuật không
phải là một khái niệm trừu tượng mà là một hình tượng nghệ thuật sinh
động, nó không phải chỉ là cỏi dùng để phản ánh mà còn là cái được phản
ánh. Do đó thời gian nghệ thuật vừa mang những đặc tính của thời gian
hiện thực, thời gian khách quan – tức là nó có nhịp độ, có chiều hướng, có
thể xác định được bằng các đại lượng…Vừa là một hình tượng nghệ thuật
nờn nó có tính chất ước lệ nhất định. Đặc biệt trong Văn học trung đại, tính
chất ước lệ càng được thể hiện rõ. Ví dụ
“ Ba thu dọn lại một ngày dài ghờ”
( Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hay câu: “Trời thu ba cữ duyềnh Tương một ngày”
(Truyện Hoa Tiên- Nguyễn Huy Tự)
Qua ví dụ này ta có thể nhận thấy các tác giả đã viết theo công thức
“Nhất nhật như tam thu hề” (một ngày dài tựa ba thu). Tuy nhiên cách miêu
tả thời gian đối với từng tác giả, tác phẩm cụ thể bao giờ cũng mang những
nét đặc thù riêng.
Vậy vấn đề thời gian đã được Nguyễn Du xử lý như thế nào để tạo ra
thời gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh.
2. Thời gian nghệ thuật trong Văn học Việt Nam trung đại
Gắn kết với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Thời gian
nghệ thuật phải hoà kết và thống nhất với không gian mới tạo ra tính thống
nhất của tác phẩm. Thời gian và không gian trong tác phẩm giống nh cặp
bài trùng, yếu tố nọ ràng giữ và quyết định yếu tố kia.
Thời gian nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật, là kết quả sáng
tạo của người nghệ sĩ, nó góp phần không nhỏ vào việc tổ chức tác phẩm.
Vì là con đẻ của người sáng tạo nên thời gian nghệ thuật cũng in đậm sắc
thái chủ quan của nhà văn. Mỗi tác phẩm có một kiểu thời gian, mỗi nhà
văn thường nhạy cảm với một khung thời gian nhất định. Ta thấy bản chất
chính là sự chảy trôi bất định, khi đi vào tác phẩm văn học, dưới cảm quan
thời gian riêng của người nghệ sĩ dòng thời gian Êy thường được tổ chức
lại. Vì thế, trong văn học ta vẫn thường bắt gặp kiểu đảo lộn thời gian:
Hiện tại – quá khứ – tương lai. Nh vậy thời gian nghệ thuật của tác phẩm
phải gắn liền với tính quan niệm về thời gian của nhà văn.
Còng nh không gian, thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời
gian vật lí, thời gian cơ học.
Trong Văn học Trung đại còn có khái niệm tính phi thời gian. Đây là
một quan niệm thời gian của người trung đại. Phi thời gian có nghĩa là thời
gian tuần hoàn, nhịp nhàng, vòng quanh, khép kín theo kiểu
“ Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”…
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Cứ như thế thời gian trôi di trong một nhịp điệu chậm rãi, thong thả
và người ta không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng, rạch ròi thời gian quá
khứ hay thời gian hiện tại.
Thời gian nghệ thuật trong Văn học Trung đại cũng nhằm bộc lé chủ
đề, tư tưởng của tác giả và ở trong từng tác phẩm cụ thể lại được nhà văn
sắp xếp thời gian theo ý đồ nghệ thuật của mình. Trong phạm vi chương
này chúng tôi chủ yếu đi vào tìm hiểu cách thức miêu tả thời gian trong hai
thể loại đó là tự sự và thơ, thông qua việc phân tích sơ bộ về thời gian trong
một số tác phẩm.
2.1. Thời gian nghệ thuật trong thơ ca Trung đại
2.1.1. Nhận xét chung.
Thời gian, không gian là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống
con người. Không có gì có thể tồn tại ngoài thời gian, và không gian. Do
vậy mọi cảm nhận về tồn tại của con người đều gắn liền với cảm nhận
không gian và thời gian, con người cảm nhận thời gian từ sự đổi thay của
chính mình và thế giới xung quanh [39- 193].
Lấy con người làm bản vị các nhà nho luôn cảm thấy lo lắng, bối rối
trước thời gian trôi nhanh vô tình.
“ Ngày tháng vùn vụt cùng dừng a,
Đắp đổi hết xuân rồi lại thu”
(Ly Tao – Khuất Nguyên)
“Lấy thiên nhiên vũ trụ làm bản vị đạo gia chỉ thấy thiên nhiên vũ trụ
là vĩnh hằng, vô hạn, vô thủy, vô chung còn con người muôn vật đều ngắn
ngủi, hữu hạn, vô nghĩa” [39- 194]
Trong Văn học Trung đại thì sự cảm nhận thời gian con người ngắn
ngủi, chóng tàn với thời gian vũ trụ tĩnh tại, bất biến là hai chủ đế thời gian
tiêu biểu. Ngoài ra còn có thời gian lịch sử là sự hưng phế, đổi thay triều đại,
là sự mở rộng thời gian con người. Thời gian siêu nhiên tiên cảnh là một dạng
đặc thù của thời gian vũ trụ, thời gian sinh hoạt với sáng, chiều, tối cũng là
biểu hiện vừa của thời gian vũ trụ khách quan vừa của hoạt động con người.
Ngoài các đặc điểm trên thơ ca Trung đại còn chịu sự quy định của
quy luật cảm thụ toàn vẹn, nhìn mọi sự với toàn bộ quá trình, hình thức
tuần hoàn của thời gian thiên nhiên như ngày, đêm, bốn mùa.
2.1.2. Thời gian vũ trụ bất biến.
Thời gian trong thơ ca trung đại giai đoạn thế kỉ X – XVII vị trí chủ
đạo của thời gian thiên nhiên vò trụ là bất biến, tĩnh tại [39- 195] điều này
được chứng minh qua thơ thiền thơ của nhà nho và thời gian lịch sử trong
tương quan với thời gian vũ trụ.
Thơ thiền là thơ của các nhà sư, các sư sĩ làm để biểu hiện thiền lí ,
thiền cảnh, thiền tâm. Trong thơ thiền thời gian là biểu hiện của thế giới sắc
tướng, bề ngoài. Vô thời gian mới là thời gian của chân như, thời gian trần
tục được hình dung là thời gian dẫn đến sự hủy diệt, già cỗi, hư nát.
Xuân qua trăm hoa rông,
Xuân tới trăm hoa tươi,
(Có bệnh bảo mọi người – Mãn Giác)
Ở đây có thời gian luân hồi hoa rụng rồi nở, có thời gian đời người
một đi không trở lại. Đối lập lại thời gian Êy là chân như ngoài thời gian.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua trước sân một nhành mai
(Mãn Giác)
Thời gian thiền là một vô thời gian, bất biến, thường trụ bởi vì không
sinh không diệt.
Trong thơ Không Lé có thoáng thời gian, vô thời gian trong giấc ngủ
quên thời hiện tại.
“ Ngư ông mê ngủ không ai gọi
Quá trưa tỉnh dậy tuyết đầy thuyền”
“Quá trưa” “tuyết đầy” là thời gian trần tục, bề ngoài. Mặc dù nhìn
nhận thời gian trần tục nhưng trên thực tế thơ thiền đã thấy tính bi kịch của
thời gian cá nhân và tìm cách vượt qua. Và thời gian tịnh diệt, vô sắc tướng
cũng chính là thời gian vũ trô. Do vậy ở đây không có quá khứ, không có
tương lai chỉ có thời hiện tại vĩnh viễn.
Bên cạnh thơ thiền thì thời gian trong thơ của các nhà nho cũng là
thời gian bất biến, tĩnh tại.
Thời gian vũ trụ tĩnh tại trước hết thể hiện ở các nhan đề thơ nói về
một thời điểm, vãn cảnh, mộ cảnh, dạ vũ, thu nhật…Các bài thơ phong
cảnh thường miêu tả cảnh sắc trong thời điểm tĩnh tại. Trong thơ Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm thời gian vũ trụ bất biến là một niềm mơ ước.
Nguyễn Trãi xem thời gian vũ trụ bất biến là phạm trù phổ quát để vượt lên
mọi đổi thay của kiếp người hay lịch sử.
“Bành được thương thua con tạo hóa
Diều bay, cá nhảy, đạo tự nhiên”
Quan niệm thời gian tĩnh tại khiến các nhà thơ Ýt khi miêu tả tính
liên tục, mà thường miêu tả thời điểm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng thể hiện một quan niệm thời gian vũ trụ tự
nhiên, nhưng ông thiên về tính biến dịch vĩnh hằng.
-‘Sen mùa trước đổi, mùa sau mọc
Triều cửa này ròng, cửa khác cường”
-“Lạnh thủa đông, hằng nhớ bếp,
Nồng mùa hạ kẻo đắp chăn”
Quan niệm thời gian bất biến làm nảy sinh các đề thơ vịnh cổ nhằm
chỉ sự bất biến lắm khi vô tình của sông núi cỏ cây.
Quan niệm thời gian tĩnh tại tuần hoàn, bất biến là nét tiêu biểu của
thời gian trong thơ quy định một số hình thức thơ, kết cấu thơ, bót pháp thơ
Trung đại Việt nam.
Bên cạnh thời gian vũ trụ tĩnh tại, bất biến còn có thời gian lịch sử
tương quan với thời gian vũ trụ.
Theo quan niệm Trung đại mọi sự hưng, vong, thành, bại đều thuộc
mệnh trời, cho nên thời gian lịch sử gắn với thời gian vũ trụ một cách
huyền bí, thời gian lịch sử vừa có tính chất không gian hóa lại vừa trôi qua
vô tình.
Tính trôi chảy của thời gian được biểu hiện qua đối lập “kim cổ cái
đã qua là cái đã mất, cái không hiện hữu tạo nên một nỗi buồn trống trải,
bâng khuâng.
Việc cũ ngoái đầu còn đâu nữa
Đến dòng viễng cảnh dạ bâng khuâng
(Cửa bể Bạch Đằng – Nguyễn Trãi)
Bên cạnh thời gian tĩnh tại, bất biến như chứng nhân của mọi sự biến
đổi, thì trong thơ của Bà huyện Thanh Quan còng cho thấy cấu trúc thời gian
như vắng bóng thời tương lai lịch sử. “Nhà thơ đi tới cùng thực tế lịch sử,
nhưng con mắt tâm hồn luôn hướng vÒ một viễn cảnh phía sau. [39- 207]
2.1.3. Thời gian con người.
Trong Văn học Trung đại bên cạnh thời gian vũ trụ tuần hoàn bất
biến còn có thời gian con người.
Trong Văn học trung đại, thời gian con người đã được ý thức trước
thực tế tuổi tác, thọ yểu và sự bất lực của con người. Thời gian cá nhân làm
nảy sinh các đề thơ thương xuân, tích hoa…
Thời gian cá nhân được cảm thấy rõ nhất là thời gian của cá nhân xuất
chúng các anh hùng thời gian của họ quá ngắn ngủ trước thời gian vô hạn.
Giang sơn nh cò anh hùng biến mất
(Giang sơn nh tạc anh hùng thệ)
(Nguyễn Trãi)
Tuy vậy cảm thức thời gian cá nhân ở đây còn hết sức mờ nhạt, chưa
thấy có những buồn đau vò xé vì thời gian trôi chảy mất. Phải sang đến thời
kỳ ý thức cá nhân được khẳng định thì ý thức thời gian con người mới được
biểu hiện rõ nét trong thơ. Nguyễn Du cảm sự nhỏ nhoi của con người
trước thời gian
Giã thu xế bóng lòng quá rộn
Nước chảy mây bay nghiệp bá mờ
(Trông vời nước Sở)
Nhưng bao trùm lên hết là một cảm thức thời gian tàn tạ phôi pha.
Trong cảnh đổi thay Êy con người cá nhân không có gì để bấu víu.
So với thời gian vũ trụ thanh bình, thời gian có thể là nhỏ nhoi, hữu hạn.
Sang đến thế kỉ XIX cảm quan thời gian trong thơ ca có người thay
đổi. Nguyễn Công Trứ chỉ coi trọng thời gian hiện tại. ong tìm cách làm
chủ thời gian hiểu sự hư huyễn của đời người.
Xáo trời đất cổ kim, kim cổ
Mảnh hình hài không có, có không
(Vịnh nhàn)
Và ông tính từng ngày, từng tháng thời gian cá thể tự nhiên. thời gian
của ông đóng khung trong thời hiện tại. Bà Hồ Xuân Hương cũng thương
xót, cố níu cái hiện tại một cách bất lực.
“Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom!”
Yếu tố cảm thụ cá nhân đã làm cho thời gian trong thơ đa dạng và
biến đổi rõ nét.
Trong các khúc trữ tình lớn trong giai đoạn này như Chinh phụ
ngâm, Cung oán ngâm, Ai tư vãn…do mở rộng dung lượng trữ tình mà thời
gian nghệ thuật có thêm nhiều hình thức mới phong phó.
2.2. Thời gian nghệ thuật qua các tác phẩm tự sự
2.2.1. Thời gian trong Chinh phụ ngâm khúc.
Đọc tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, ta thấy có rất nhiều mốc thời
gian khác nhau đó là ngày chia tay, ngày ước hẹn, ngày gặp gỡ…nhưng
những khoảng thời gian này đều hết sức mơ hồ, mà ở đây ta chỉ có thể hiểu
được trong tính chất ước lệ tượng trưng.
Trong khúc ngâm ta hoàn toàn không tìm thấy thời gian lịch sử của
sự kiện. Ngày chiến tranh xảy ra được xác định bằng từ ‘thủa”
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi
Khoảng thời gian thanh bình của đất nước cũng được tính ra bằng
‘ba trăm năm”
“Nước thanh bình ba trăm năm cũ”
Và ngày người chinh phu lên đường cho tới hiện tại đã là
Kể năm đã ba tư cách diễn.
Các mốc thời gian trên đều không xác định là vào thời đại nào, tính
từ bao giê và những năm nào điều đó chứng tỏ khoảng thời gian này được
sử dụng với tính ước lệ tương trung.
Trong Chinh phụ ngâm khúc thời gian mang tính chất ước lệ tượng
trưng còn thể hiện qua việc dùng các điển tích:
Thoa cung Hán thủa ngày xuất giá
Gương lầu Tần dấu đã soi chung.
Hay ngay trong đoạn hẹn ước ngày trở về về giữa người chinh phu
và chinh phụ thì thời gian cũng được miêu tả qua bót pháp ước lệ tượng
trưng.
Thủa lâm hành oanh chưa bén liễu
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục oanh già
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo
Qua đây ta thấy thời gian trong Chinh phụ ngâm khúc đều mang tính
chất ước lệ, tượng trưng. Thông qua thời gian đó tác giả đi miêu tả tâm
trạng của con người mà cụ thể là tâm trạng nhớ thương khắc khoải của
thiếu phụ đối với chồng nơi ải xa.
Thể loại ngâm khóc nói chung và tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
nói riêng đều tồn tại “thời gian đồng hiện” tức là cả thời gian quá khứ, hiện
tại, tương lai cùng có mặt trong tác phẩm.
Quá khứ trong Chinh phụ ngâm khúc là thời gian xảy ra chiến tranh
Buổi chia tay:
Thủa trời đất nổi cơn gió bụi
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa…
Hiện tại của người chinh phu: Xông pha gió bãi trăng ngàn
Và người chinh phụ là:
Trời hôm tựa bóng ngẩn ngơ,
Trăng khuya sương gối bơ phờ tóc mai
Tương lai tràn ngậm niềm vui hạnh phóc:
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già
Cho bõ lúc sầu xa cách nhớ.
Với mục đích phản ánh tâm trạng nhân vật ở thời hiện tại nên Chinh
phụ ngâm khúc luôn hướng đến với suy nghĩ tâm tư trong lóc chinh phụ
đang sống thời gian thực tại này được coi là tâm điểm của việc thể hiện
thời gian hồi tưởng quá khứ và tương lai.
Trong dòng thời gian hồi tưởng của người chinh phụ đã xuất hiện
thời gian tâm lí, tuy chưa nhiều, nhưng nó cũng đã góp phần nào thể hiện
tâm trạng nhân vật trữ tình. Các câu thơ chỉ thời gian tâm lí tạo nên một
thời gian khác thường, không dùng nhiều từ chỉ thời gian cụ thể, tác giả
đưa vào đây một loạt những từ tạo cảm giác thời gian ngắn, dài:
Đưa chàng lòng dằng dặc buồn
Bước đi một bước giây giây lại dùng
Giáp mặt rồi phót bỗng chia tay…
Ngòai thời gian hồi tưởng, trong tác phẩm còn có thời gian hiện tại,
hai tiểu loại này được đan xen vào nhau. Từ hiện tại, người thiếu phụ hồi
tưởng lại quá khứ và từ quá khứ lại đối chiếu rõ với hiện tại.
Thời gian hiện tại trong tác phẩm luôn được đặt vào một không gian
chiến địa đầy hiểm trở, gian nguy, đe dọa đến tính mạng con người.
- Sương đầu núi buổi chiều nh gội
- Nay Hán xuống Bạch Thành đóng lại
Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua
Trong không gian đó thời gian cũng trở nên bất ổn. Khoảng thời gian
ở đây được phản ánh thông qua sù suy tưởng nên nó mang tâm trạng của
nhân vật trữ tình.
Nếu hồi tưởng thời gian được tính chủ yếu bằng năm thì hiện tại
được tính bằng ngày, bằng buổi và đặc biệt là buổi tối. Cách tính ước lệ này
khiến cho thời gian được đẩy đi nhanh hơn, khẩn trương hơn.
Hồi tưởng chỉ là nhớ tới, nhắc lại thì hiện tại là cái có thực đang hiện
hữu. Sống cùng với thời gian hiện tại là tâm trạng người chinh phô. Trong
cơ đơn, lo lắng và chờ đợi, thời gian ban đêm dường nh trôi chậm lại, hòa
vào nỗi buồn của con người. Tất cả đều được xuất phát từ tâm trạng cô
đơn, buồn tủi của chinh phụ, người chinh phụ đã cảm nhận thế giới xung
quanh bằng tâm trạng của mình nên mọi vật luôn nhuốm màu buồn.
Có thể thấy thời gian tâm lí đã chi phối rất lớn đối với thời gian hiện
tại. Nhịp thời gian nhanh (tính bằng ngày) chậm (tính bằng đêm) đan kết
vào nhau nh chính nỗi lòng phấp phỏng lo sợ của người thiếu phụ.
Để biểu hiện thời gian, tác phẩm văn học thường sử dụng rất nhiều
phương tiện để chỉ thời gian của đêm, buổi, ngày, mùa, năm, kiếp người
Trong Chinh phụ ngâm khúc, tác giả đã xây dựng lên những khoảng
thời gian tương quan với các sự kiện, do vậy nhịp điệu thời gian có sự thay
đổi nhanh chậm tùy thuộc vào cảm xúc nhân vật. Người chinh phụ cảm
nhận thời gian chờ đợi, mong ngãng chồng trôi đi những bước chậm chạp.
Khắc giê đằng đẵng nh niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Ngược lại thời gian của tuổi trẻ, hạnh phóc lại trôi nhanh.
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh.
Hay
Nghĩ mệnh bạc tiếc niên hoa,
Gái tơ mấy chốc mà ra nạ dòng.
Thời gian ở đây hoàn toàn mang tính tâm lý. Tuy không trực tiếp
miêu tả nhưng qua đó người đọc đã thấy được bước đi của thời gian.
Thời gian hiện tại được sử dụng nhiều trong tác phẩm, là hiện tại
buồn nên thời gian thường gắn với đêm khuya, tiếng dế, trăng, đèn…cùng
với đêm là những biểu tượng của buổi chiều, mùa thu, mùa xuân…
Thời gian hiện tại góp phần đặc tả được tâm trạng đau xót, buồn tủi
bế tắc trước hiện thực của người chinh phô.
Từ hiện tại dầy cay đắng và buồn tủi người chinh phụ mơ ước tới
một tương lai đầy hạnh phóc và vinh quang. Tương lai được nhắc tới với.
-Khi về chẳng quả Ên vàng
Cùng chàng lại kết mối duyên đến già
-Giữ gìn nhau vui thủa thái bình…
Thời gian của ước vọng cũng có nhịp điệu chậm.
Rượu khà cũng kể trước sau mọi lời
Sẽ rót vơi lần lần đòi chén
Sẽ ca dần ren rén đòi liên.
Mặc dù không có từ nào dùng để chỉ đơn vị thời gian cụ thể nhưng
bằng hệ thống các từ “cũng kể” đặc biệt là các từ láy tạo cho người đọc
cảm giác chậm lê thê. Tâm trạng của người chinh phụ có sự thay đổi, thể
hiện qua nhịp đi của thời gian. Nếu ở thời hiện tại thời gian của tuổi trẻ,
hạnh phóc trôi nhanh thì tương lai trôi đi thật chậm. Dường như thiếu phụ
đã thoát khỏi hiện thực đầy đau khổ, để sống với tương lai
Qua đây ta thấy thời gian trong Chinh phụ ngâm khúc mang tính ước
lệ tượng trưng. Những biểu tượng hình ảnh dùng để biểu hiện thời gian
trong khúc ngâm đều gắn với thực tế đời sống, tạo nên sự phong phó trong
cách thể hiện thông qua các hình tượng thời gian hiện lên tâm trạng nhân
vật được bộc lé một cách tinh tế.
Và thời gian trong tác phẩm chính là thời gian tâm trạng, thời gian
quá khứ, thời gian hiện tại và thời gian tương lai đều được nhìn qua tâm
trạng của nhân vật mà cụ thể là qua tâm trạng người chinh phô.
2.2.2. Thời gian trong Hoàng Lê nhất thống chí
Tác phẩm thứ hai mà chúng tôi muốn xem xét về mặt thời gian là tác
phẩm Hoàng Lê nhất thống chí – tiểu thuyết chương hồi.
Tiểu thuyết chương hồi ra đời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc
của văn xuôi tư sự Việt Nam thời trung đại, phản ánh những vấn đề lịch
sử – xã hội rộng lớn với tầm khái quát hóa cuộc sống trên quy mô toàn
quốc [31- 25]
Hoàng Lê nhất thống chí là bức tranh hoành tráng, tổng hợp một thời
kì bão táp dân téc với phong trào quật khởi của người anh hùng Tây Sơn
quét sạch một lúc 20 vạn quân của “thiên triều” và hai tập đoàn phong kiến
thống trị đương thời: Lê - Trịnh [31- 25]
Có thể nói Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết đầu tiên và duy
nhất phá bỏ lối kể chuyện theo trình tù thời gian [31- 90]
Đọc Hoàng Lê nhất thống chí ta thấy tác giả đã vi phạm nguyên tắc
biên niên trên hai bình diện, mét mặt, niên đại không được đặt lên đầu các
sự kiện, mặt khác cách ghi niên đại cũng hết sức tùy tiện, lúc thì ghi đủ cả
ba yếu tè; niên hiệu, tuế thứ, can chi lóc lại chỉ ghi can chi hoặc chỉ có niên
hiệu [31- 68]. Sau sự kiện chém 7 tên lính tác giả viết “Bữa Êy nhằm ngày
15 tháng 2 năm Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng”. Và sau khi Trịnh Sâm
mất “ Bữa Êy nhằm ngày13 tháng 9 năm Nhâm Dần”.
Hay cách ghi thời gian trong 4 hồi đầu của Hoàng Lê nhất thống chí
ta thấy rõ hơn.
4 hồi đầu 16 lần ghi thời gian và được trình bày theo thứ tự: Năm
Đinh Dậu (1977) Trịnh Cán ra đời, năm Quý Mùi (1763) Trịnh Tông sinh,
năm Giáp Ngọ (1774) quân Việp đánh Đàng Trong, năm (1780) vụ án năm
Canh Tí, năm Nhâm Dần (1782) Trịnh Sâm qua đời, cũng năm đó kiêu
binh nổi loạn, năm Tân Mão (1771) Thái tử Duy Vũ bị Sâm giết, năm
Nhâm Thìn (1772) chém 7 tên lính
Qua đây ta thấy tác giả không tuân thủ nguyên tắc biên niên. Do đó,
cốt truyện tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí không phát triển theo đường
thẳng tuyến thời gian, những hồi ức ngược dòng về quá khứ đã tạo thành
chất keo quyện kết các sự kiện, các nhân vật, các tình tiết thành một hệ
thống chặt chẽ khiến câu chuyện hấp dẫn. Hoàng Lê nhất thống chí có 17
hồi thể hiện một khung thời gian rất rộng từ chóa Trịnh Kiểm phò lập vua
Lê Trang Tông cho đến năm 1860 vua Tự Đức cho lập đền thờ các bề tôi
vua Lê gồm gần 300 năm. Nếu tính từ khi Trịnh Cán được sinh ra (1777)
cho đến khi di hài vua Lê được đem về nước (1804) chí có 27 năm được
trực tiếp miêu tả trong truyện.
Trong 27 năm Êy độ dài được miêu tả cũng khác nhau, sự kiện chính
chỉ đóng khung trong vòng 14 năm trong đó 3 năm được dành cho sè trang
nhiều nhất [39- 322].
Như vậy việc phân bố chương hồi hoàn toàn không theo cái khung
biên niên năm tháng đều đặn, mà phục vụ việc miêu tả sự kiện.
Đi sâu vào thời gian trần thuật ta thấy do nhiệm vụ kể chuyện là lập
hồ sơ, kể lai lịch nhân vật và đầu đuôi sự việc cho nên tác phẩm được cấu
tạo bằng cách sâu chuỗi liên tục các sự kiện, nhân vật. Mỗi sự kiện lại trần
thuật theo nguyên tắc cảm thụ toàn vẹn, đầu đuôi đầy đủ, nghĩa là thời giàn
khép kín trong từng sự việc Tác giả không có ý xây dựng bình diện thời
gian thứ hai để gây đợi chờ thấp thỏm để người đọc thể nghiệm từng nhân
vật mà chỉ xâu chuỗi, bổ sung trần thuật bằng công thức “lại nói” “vào lúc
đó” “hôm đó” Các công thức này có tác dụng gây chờ đợi, song cái
chính là chất đầy văn bản những đoạn hồi cố nhưng không gây cảm giác về
thời gian quá khứ.
Biết chọn thời điểm nóng bỏng, thời điểm bùng nổ những xung đột
gay gắt nhất, thời điểm xảy ra những biến cố quyết định bước ngoặt lịch sử
để đưa vào tác phẩm là phẩm chất của Ngô gia văn phái [31- 91].
Những trang hấp dẫn nhất là đoạn miêu tả sự kiện trong thời gian liên
tục như đoạn kiêu binh diệt Quận Huy, kiêu binh lập Trịnh Tông, kiêu binh
truy bắt Dương Khuông và Triêm Vũ Hầu Nhìn chung người trần thuật
đứng từ một khoảng cách xa, đứng ngoài nhân vật điều khiển việc sâu chuỗi
sự kiện. Điều này chứng tỏ tác phẩm là một sự tiểu thuyết hóa lịch sử ở
khoảng cách trần thuật. Các khoảng cách nhận thấy trong Hoàng Lê nhất
thống chí đó chính là khoảng cách vĩnh viễn của thời gian thần thoại. Cái có
vị trí chủ đạo trong thời gian truyện ở dây là thời gian triều đại, thời gian lịch
sử. Thời gian sự kiện và thời gian nhân vật chỉ là yếu tố của thời gian triều
đại.
Qua đây ta thấy thời gian trong Hoàng Lê nhất thống chí nói riêng và
tiểu thuyết chương hồi nói chung là thời gian sự kiện và thời gian triều đại.
Trong những triều đại Êy sự kiện nào quan trọng sẽ được tác giả lùa chọn,
những xung đột nào gay gắt nhất của dân téc cũng sẽ được tác giả thể hiện
trong tác phẩm.
Qua sự phân tích sơ bộ thời gian nghệ thuật trong Văn học trung đại
ta thấy rằng thời gian trong thơ ca trung đại luôn lấy thiên nhiên vũ trụ làm
đối tượng phản ánh. Thiên nhiên, vũ trụ là vĩnh hằng, vô hạn bất biến và
tuần hoàn. Còn con người, muôn vật đều ngắn ngủi, hữu hạn và vô nghĩa.
Cảm xúc thời gian cá nhân còn mờ nhạt, con người cảm nhận được sự nhỏ
nhoi trước thời gian nhưng bao trùm lên trên hết là cảm thức thời gian tàn
tạ phôi pha.
Trong các tác phẩm tự sự qua hai tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
(của Đặng Trần Côn- Đoàn Thị Điểm) và Hoàng Lê nhất thống chí (của
Ngô gia văn phái) ta thấy được thời gian trong Chinh phụ ngâm khúc là
thời gian tâm trạng, thời gian tâm lý. Quá khứ, hiện tại hay tương lai đều
được nhìn qua tâm trạng của người chinh phụ; buồn thì thời gian trôi chậm,
vui thì thời gian trôi nhanh và thời gian trong khúc ngâm này cũng được
tính bằng các đơn vị năm, tháng, mùa, ngày, buổi và đã sử dụng các biểu
tượng, tượng trưng. Tuy nhiên ở tác phẩm này thời gian vẫn mang tính chất
ước lệ tượng trưng. Còn thời gian trong Hoàng Lê nhất thống chí, thời gian
ở đây chỉ là thời gian sự kiện, thời gian triều đại và trong tác phẩm này
không có thời gian tâm lý. Thời gian ở đây được miêu tả thông qua các sự
kiện, các hành động của nhân vật.
Dùa trên những mô hình chung của thời gian nghệ thuật trong văn
học trung đại nói trên với tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du,
tác giả đã kế thừa, chọn lọc và sáng tạo như thế nào về các dạng thời gian
trong tác phẩm?