Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu hoa nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và nghiên cứu, cùng với những kiến
thức tích lũy được trong quá trình học tập tại trường Đại học kinh tế quốc dân.
Tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập với đề tài: ” Nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa Nam”.
Tôi xin cam đoan đề tài trên là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu
thực tế, không có sự sao chép từ bất cứ một tài liệu nào. Nếu có sai phạm nào
xảy ra, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
MỤC LỤC
Điện tử - Điện Lạnh: 32
Tủ lạnh, tủ bảo ôn, tủ giữ nóng, tủ trưng bày 32
Bình nóng lạnh 32
Lò vi - sóng, lò nướng,… 32
Đồ gia dụng: 32
Nội thất, thiết bị nhà tắm - Đèn trang trí 32
1 41
Máy Công nghiệp 41
2 41
Điện tử - Điện Lạnh 41
3 41
Đồ gia dụng 41
4 41
Nội thất, thiết bị nhà tắm - Đèn trang trí 41
Tổng 41
Về quy mô tài sản: Nhìn chung, quy mô tài sản của Công ty CP
XNK Hoa Nam tăng mạnh theo từng năm. Cụ thể: 45
Năm 2009 so với năm 2008, Tổng tài sản của Công ty tăng 213.970
triệu đồng, tăng 213.970 triệu đồng tương ứng tăng 419%. Trong đó cả tài
sản cố định và tài sản lưu động đều tăng. Tài sản cố đinh tăng 17.290 triệu


đồng, tương ứng tăng 281%. Nguyên nhân của việc tăng này là do công ty
mua thêm một số MMTB và do chi phí trả trước dài hạn tăng lên. Tài sản
lưu động cũng tăng khá mạnh, tài sản lưu động năm 2009 đạt 196.680
triệu đồng, tăng 574% so với năm 2008 45
Năm 2010 so với năm 2009, Tổng tài sản của công ty tăng thêm
346.220 triệu đồng, tăng tương ứng là 231%. Trong đó tài sản cố định tăng
38.650 triệu đồng tương ứng tăng 244%, tài sản lưu động tăng 307.570
triệu đồng tăng tương ứng 229% 45
(Đơn vị: triệu đồng) 46
46
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty CP XNK Hoa Nam) 46
Về quy mô vốn: Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Công ty tăng
theo thời gian. Cụ thể: năm 2009, Tổng nguồn vốn của công ty là 265.000
triệu đồng, tăng 519% so với năm 2008. Năm 2010, Tổng nguồn vốn của
Công ty là 611.220 triệu đồng tăng 231% so với năm 2009. Trong đó, Vốn
chủ sở hữu là 154.890 triệu đồng, tăng 188% so với năm 2009. Vốn vay là
456.330 triệu đồng tăng 254% so với năm 2009 46
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty CP XNK Hoa Nam)
47
Tuy nguồn vốn tăng lên theo thời gian nhưng tỷ lệ vốn vay vẫn chiếm tỷ lệ
lớn trong cơ cấu vốn của Công ty. Cụ thể, trong năm 2009 nguồn vốn vay
chiếm 67,92% tổng nguồn vốn, năm 2010 nguồn vốn vay là 466.330 triệu
đồng, chiếm 74,66% 47
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản thúc đẩy hiệu quả
kinh doanh của Công ty. Và là một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự thành công của Công ty. Do đó, Công ty CP XNK Hoa Nam
rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực của mình 47
Hiện nay, Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt
tình và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề luôn tận tình, chu đáo,
nhiều kinh nghiệm nên công ty đã nhận được sự ủng hộ của khách hàng

trong nước. 47
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, số lượng nhân viên của Công ty
CP XNK Hoa Nam không ngừng tăng lên qua các năm 47
Đơn vị: Người 48
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Điện tử - Điện Lạnh: 32
Tủ lạnh, tủ bảo ôn, tủ giữ nóng, tủ trưng bày 32
Bình nóng lạnh 32
Lò vi - sóng, lò nướng,… 32
Đồ gia dụng: 32
Nội thất, thiết bị nhà tắm - Đèn trang trí 32
1 41
Máy Công nghiệp 41
2 41
Điện tử - Điện Lạnh 41
3 41
Đồ gia dụng 41
4 41
Nội thất, thiết bị nhà tắm - Đèn trang trí 41
Tổng 41
Về quy mô tài sản: Nhìn chung, quy mô tài sản của Công ty CP
XNK Hoa Nam tăng mạnh theo từng năm. Cụ thể: 45
Năm 2009 so với năm 2008, Tổng tài sản của Công ty tăng 213.970
triệu đồng, tăng 213.970 triệu đồng tương ứng tăng 419%. Trong đó cả tài
sản cố định và tài sản lưu động đều tăng. Tài sản cố đinh tăng 17.290 triệu
đồng, tương ứng tăng 281%. Nguyên nhân của việc tăng này là do công ty
mua thêm một số MMTB và do chi phí trả trước dài hạn tăng lên. Tài sản
lưu động cũng tăng khá mạnh, tài sản lưu động năm 2009 đạt 196.680
triệu đồng, tăng 574% so với năm 2008 45
Năm 2010 so với năm 2009, Tổng tài sản của công ty tăng thêm

346.220 triệu đồng, tăng tương ứng là 231%. Trong đó tài sản cố định tăng
38.650 triệu đồng tương ứng tăng 244%, tài sản lưu động tăng 307.570
triệu đồng tăng tương ứng 229% 45
(Đơn vị: triệu đồng) 46
46
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty CP XNK Hoa Nam) 46
Về quy mô vốn: Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Công ty tăng
theo thời gian. Cụ thể: năm 2009, Tổng nguồn vốn của công ty là 265.000
triệu đồng, tăng 519% so với năm 2008. Năm 2010, Tổng nguồn vốn của
Công ty là 611.220 triệu đồng tăng 231% so với năm 2009. Trong đó, Vốn
chủ sở hữu là 154.890 triệu đồng, tăng 188% so với năm 2009. Vốn vay là
456.330 triệu đồng tăng 254% so với năm 2009 46
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty CP XNK Hoa Nam)
47
Tuy nguồn vốn tăng lên theo thời gian nhưng tỷ lệ vốn vay vẫn chiếm tỷ lệ
lớn trong cơ cấu vốn của Công ty. Cụ thể, trong năm 2009 nguồn vốn vay
chiếm 67,92% tổng nguồn vốn, năm 2010 nguồn vốn vay là 466.330 triệu
đồng, chiếm 74,66% 47
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản thúc đẩy hiệu quả
kinh doanh của Công ty. Và là một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự thành công của Công ty. Do đó, Công ty CP XNK Hoa Nam
rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực của mình 47
Hiện nay, Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt
tình và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề luôn tận tình, chu đáo,
nhiều kinh nghiệm nên công ty đã nhận được sự ủng hộ của khách hàng
trong nước. 47
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, số lượng nhân viên của Công ty
CP XNK Hoa Nam không ngừng tăng lên qua các năm 47
Bảng 7: Tình hình số lao động của Công ty CP XNK Hoa
Nam 48

Đơn vị: Người 48
Điện tử - Điện Lạnh: 32
Tủ lạnh, tủ bảo ôn, tủ giữ nóng, tủ trưng bày 32
Bình nóng lạnh 32
Lò vi - sóng, lò nướng,… 32
Đồ gia dụng: 32
Nội thất, thiết bị nhà tắm - Đèn trang trí 32
1 41
Máy Công nghiệp 41
2 41
Điện tử - Điện Lạnh 41
3 41
Đồ gia dụng 41
4 41
Nội thất, thiết bị nhà tắm - Đèn trang trí 41
Tổng 41
Về quy mô tài sản: Nhìn chung, quy mô tài sản của Công ty CP
XNK Hoa Nam tăng mạnh theo từng năm. Cụ thể: 45
Năm 2009 so với năm 2008, Tổng tài sản của Công ty tăng 213.970
triệu đồng, tăng 213.970 triệu đồng tương ứng tăng 419%. Trong đó cả tài
sản cố định và tài sản lưu động đều tăng. Tài sản cố đinh tăng 17.290 triệu
đồng, tương ứng tăng 281%. Nguyên nhân của việc tăng này là do công ty
mua thêm một số MMTB và do chi phí trả trước dài hạn tăng lên. Tài sản
lưu động cũng tăng khá mạnh, tài sản lưu động năm 2009 đạt 196.680
triệu đồng, tăng 574% so với năm 2008 45
Năm 2010 so với năm 2009, Tổng tài sản của công ty tăng thêm
346.220 triệu đồng, tăng tương ứng là 231%. Trong đó tài sản cố định tăng
38.650 triệu đồng tương ứng tăng 244%, tài sản lưu động tăng 307.570
triệu đồng tăng tương ứng 229% 45
Biểu đồ 3: Giá trị tài sản năm 2008-2010 46

(Đơn vị: triệu đồng) 46
46
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty CP XNK Hoa Nam) 46
Về quy mô vốn: Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn của Công ty tăng
theo thời gian. Cụ thể: năm 2009, Tổng nguồn vốn của công ty là 265.000
triệu đồng, tăng 519% so với năm 2008. Năm 2010, Tổng nguồn vốn của
Công ty là 611.220 triệu đồng tăng 231% so với năm 2009. Trong đó, Vốn
chủ sở hữu là 154.890 triệu đồng, tăng 188% so với năm 2009. Vốn vay là
456.330 triệu đồng tăng 254% so với năm 2009 46
Biểu đồ 4: Nguồn vốn của Công ty CP XNK Hoa Nam các
năm 2008-2010 47
(Nguồn: Phòng kinh doanh XNK – Công ty CP XNK Hoa Nam)
47
Tuy nguồn vốn tăng lên theo thời gian nhưng tỷ lệ vốn vay vẫn chiếm tỷ lệ
lớn trong cơ cấu vốn của Công ty. Cụ thể, trong năm 2009 nguồn vốn vay
chiếm 67,92% tổng nguồn vốn, năm 2010 nguồn vốn vay là 466.330 triệu
đồng, chiếm 74,66% 47
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản thúc đẩy hiệu quả
kinh doanh của Công ty. Và là một trong những yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự thành công của Công ty. Do đó, Công ty CP XNK Hoa Nam
rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực của mình 47
Hiện nay, Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh năng động, nhiệt
tình và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề luôn tận tình, chu đáo,
nhiều kinh nghiệm nên công ty đã nhận được sự ủng hộ của khách hàng
trong nước. 47
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, số lượng nhân viên của Công ty
CP XNK Hoa Nam không ngừng tăng lên qua các năm 47
Bảng 7: Tình hình số lao động của Công ty CP XNK Hoa
Nam 48
Đơn vị: Người 48

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
XNK Xuất nhập khẩu
MMTB Máy móc thiết bị
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
NSNN Ngân sách Nhà nước
ĐH Đại học
CĐ Cao đẳng
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn
thế giới nói chung, vấn đề cạnh tranh không phải là vấn đề mới lạ nhưng nó lại
là vấn đề mang tính thời sự. Cạnh tranh đang khiến thương trường ngày càng
trở nên nóng bỏng.
Chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập
trung chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam chuyển
biến mạnh mẽ. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi nền kinh tế hàng hoá
ngày càng phát triển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì sự
đứng vững và khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường là một
điều cực kỳ khó khăn. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, đều phải chịu tác động của
các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy
luật cạnh tranh…Theo quy luật cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển được trên thị trường thì phải không ngừng nỗ lực áp dụng khoa học
kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm…Điều đó, đòi hỏi
doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả
để có thể đứng vững, và mở rộng thị phần cả trên thị trường nội địa và thị
trường thế giới. Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng đồng
thời chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, vấn đề
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan

trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Và đó cũng
là nhiệm vụ, là vấn đề sống còn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoa
Nam.
Là một công ty trẻ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp máy móc, thiết bị
công nghiệp, từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoa
Nam đã trải qua nhiều gian nan, vất vả và đạt được những thành tựu đáng kể.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoa
Nam đã khẳng định được thương hiệu của chính mình bằng chất lượng và dịch
vụ tốt nhất. Trước những biến động của thị trường, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, để tiếp tục phát triển và phát triển bền vững,
bản thân doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình.
Từ những nhận thức trên, sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Hoa Nam, em đã chọn đề tài: “ Nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa Nam ” làm đề tài cho
chuyên đề thực tập của mình.
Với những kiến thức tích lũy được trong thời gian thực tập tại Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa Nam và trong quá trình học tập tại trường Đại
học kinh tế quốc dân, em hy vọng sẽ góp phần giúp Công ty có biện pháp giải
quyết những khó khăn hiện tại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương
lai.
Chuyên đề thực tập bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Hoa Nam.
Chương 2: Thực trạng nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Hoa Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa Nam.
Do giới hạn về trình độ, kinh nghiệm và thời gian tìm hiểu thực tế, nên
bài viết của em sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo và các cô chú

cán bộ tại Công ty để bài viết thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOA NAM
1.1. Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1. Tầm quan trọng của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một tất yếu khách quan. Mỗi
doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cần phải chấp nhận cạnh tranh, tuân
theo quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực buộc các doanh nghiệp phải
sản xuất và cung cấp những sản phẩm mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu
ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Trong quá trình cạnh
tranh doanh nghiệp cần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thương
trường.
Hơn nữa, trong một nền kinh tế mở như hiện nay các đối thủ cạnh tranh
không chỉ là các doanh nghiệp trong nước mà còn là các doanh nghiệp nước
ngoài có vốn đầu tư cũng như trình độ công nghệ cao hơn hẳn.
Như vậy, cạnh tranh là một áp lực mà nếu doanh nghiệp nào hiểu biết
được đối thủ cạnh tranh, biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng so với đối thủ cạnh tranh, biết giành thế chủ động với người
cung cấp các nguồn hàng và tận dụng được lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp
đó sẽ tồn tại. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có tiềm lực cạnh tranh hoặc
không “nuôi dưỡng” được tiềm lực cạnh tranh tất yếu sẽ thất bại. Vì vậy, việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan
cho sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của
doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Khả năng cạnh
tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực,
tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần mà nó nắm giữ, cũng
có quan điểm đồng nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Như vậy, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo thành từ rất
nhiều yếu tố. Các yếu tố này tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp, đồng thời là
những công cụ cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ sử dụng để đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của khách hàng, vượt qua các đối thủ cạnh tranh và chiến thắng trên
thị trường.
Sau đây là một số yếu tố cơ bản cấu thành nên khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp:
1.1.2.1. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
Trình độ tổ chức quản lý được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức, bộ
máy quản trị, cơ chế quản lý, hệ thống thông tin quản lý, bầu không khí và đặc
biệt là nề nếp hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết tập hợp sức
mạnh đơn lẻ của các thành viên và biến thành sức mạnh tổng hợp thông qua tổ
chức thì doanh nghiệp đó sẽ tận dụng được những lợi thế tiềm ẩn của tổ chức
mình. Đây là một đòi hỏi đối với các nhà quản trị cấp cao. Không thể nói
doanh nghiệp có được một cấu trúc tốt nếu không có một sự nhất quán trong
cách nhìn nhận về cơ cấu doanh nghiệp. Một cơ cấu tốt đồng nghĩa với việc có
được một cơ cấu phòng ban hợp lý, quyền hạn và trách nhiệm được xác định
rõ ràng. Bên cạnh đó ở mỗi phòng ban việc thực hiện tốt nề nếp tổ chức cũng
ảnh hưởng rất lớn tới phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan
điểm của họ đối với các chiến lược và điều kiện môi trường của doanh nghiệp.
Một nề nếp tốt có thể dẫn dắt mọi người tích cực hơn trong công việc và lôi
cuốn họ vào quá trình đạt tới những mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Tổ chức quản lý tốt trước hết là áp dụng phương pháp quản lý hiện đại
đã được doanh nghiệp của nhiều nước áp dụng thành công như: phương pháp
quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống,
quản lý theo chất lượng như: ISO 9000, ISO 1400,… Bản thân doanh nghiệp

phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội
ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, thì doanh nghiệp phải có một cơ
chế quản lý hợp lý, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định
hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết
lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. Cùng
quy mô, trình độ, chất lượng nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực như
nhau, cơ chế quản lý khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau
(tổng hợp lực, hay năng lực tích hợp). Hoàn thiện và đổi mới cơ chế quản lý
ngày càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh hữu hiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài
chính không thay đổi.
1.1.2.2. Nguồn lực của doanh nghiệp
Một cơ hội có thể là hấp dẫn đối với doanh nghiệp này nhưng lại có thể
là hiểm họa đối với doanh nghiệp khác. Đó là do yếu tố thuộc nguồn lực bên
trong của doanh nghiệp. Như vậy, nguồn lực của doanh nghiệp quyết định đến
khả năng thành công hay không thành công của doanh nghiệp.
Nguồn lực của doanh nghiệp phản ánh các yếu tố mang tính chủ quan mà
doanh nghiệp có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó và doanh nghiệp có
thể sử dụng để tìm kiếm và khai thác cơ hội kinh doanh, để thu lợi nhuận.
• Nguồn lực tài chính:
Nguồn lực tài chính là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao là
doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong
những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng
vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để
xác định được hiệu quả chính xác.
“ Buôn tài không bằng dài vốn”, nếu doanh nghiệp không có nguồn vốn dồi
dào thì sẽ hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp như: hạn chế
việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ của
cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị

trường, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý… Trong thực tế không
có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh
nghiệp phải có kế hoạch huy động vốn phù hợp, hiệu quả và phải có chiến
lược đa dạng hóa nguồn cung vốn. Có vậy doanh nghiệp mới có thể chiến
thắng đối thủ và đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động và
cạnh tranh khốc liệt.
• Nguồn nhân lực:
Nhân lực là một nguồn lực rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn sáng tạo
trong mọi tổ chức. Mọi quan điểm kinh doanh đều xuất phát từ con ngưởi, mọi
chỉ đạo hay thực thi cũng do con người. Trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở
trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ công
nhân viên, trình độ tư tưởng văn hoá của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám
cao, thể hiện trong kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất lượng và từ
đó uy tín, danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp sẽ tạo
được vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng công chúng,
hướng tới sự phát triển bền vững.
• Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp:
Tiềm lực vô hình là yếu tố tạo nên sức mạnh vô hình của doanh nghiệp
thông qua khả năng bán trước được sản phẩm của doanh nghiệp, sức mạnh ấy
thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn và quyết định mua
của khách hàng.
Các yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh vô hình của doanh nghiệp bao gồm:
hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ nổi tiếng của
nhãn hiệu hàng hóa, uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường: Doanh
nghiệp có hình ảnh tốt trên thương trường sẽ thu hút được sự quan tâm của
khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Một hình ảnh tốt đẹp liên
quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ khách hàng,

giá cả,… sẽ gây sự cảm tình, tin cậy, sự hiểu biết đầy đủ về doanh nghiệp cho
khách hàng và dẫn đến quyết định mang tính ưu tiên khi mua hàng của khách
hàng. Điều này tạo cho doanh nghiệp khả năng bán hàng tốt hơn. Từ đó giúp
cho doanh nghiệp nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa: Mức độ nổi tiếng của
nhãn hiệu hàng hóa có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua sắm và quyết định
mua hàng của khách hàng. Trong “ 5 mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng
hóa”( 1.Nhãn hiệu bị loại bỏ; 2. Nhãn hiệu không được chấp nhận; 3. Chấp
nhận nhãn hiệu; 4. Nhãn hiệu ưa thích; 5. Nhãn hiệu nổi tiếng), nhãn hiệu hàng
hóa của doanh nghiệp đạt đến thứ bậc càng cao thì khả năng bán hàng càng tốt.
Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp: Uy tín của
lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp và thực chất nó liên quan đến cái “tình ” trong bán hàng và
uy tín, quan hệ trong kinh doanh, thể hiện mối quan hệ xã hội, tính văn hóa,
nhân văn trong quan hệ thương mại. Nhờ các mối quan hệ mà doanh nghiệp có
thể tạo ra các bạn hàng, những nhóm khách hàng trung thành với doanh nghiệp
hoặc một bộ phận, một cá nhân trong doanh nghiệp. Các kế hoạch, chiến lược
và định hướng phát triển kinh doanh cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
khả năng phát triển tiềm lực này. Bởi đó là một vũ khí sắc bén của doanh
nghiệp trong cạnh tranh.
1.1.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chính là khả năng sản phẩm đó bán
được nhiều và nhanh chóng trên thị trường có sản phẩm tương tự. Nó chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thời gian
cung cấp, dịch vụ đi kèm, điều kiện mua bán, danh tiếng và uy tín Khi lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh của mình, doan nghiệp cần nhận định đầy đủ về các
mức độ của sản phẩm:
Mức độ cơ bản nhất là lợi ích cốt lõi, đó chính là dịch vụ hay lợi ích cơ
bản mà khách hàng thực sự mong muốn mua. Doanh nghiệp phải biến lợi ích
cốt lõi thành sản phẩm chung.

Ở mức độ tiếp theo, doanh nghiệp phải chuẩn bị một sản phẩm mong đợi,
tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi
và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó.
Sau đó doanh nghiệp chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm với những
dịch vụ và ích lợi phụ thêm như: bảo hành, bảo dưỡng, vận chuyển, phương
thức thanh toán,…làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt với sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2.4. Trình độ công nghệ
Để có năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải được trang bị bằng công
nghệ hiện đại. Công nghệ hiện đại là công nghệ sử dụng ít nhân lực, thời gian
tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng và nguyên liệu thấp, năng suất cao,
tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt, ít gây ô nhiễm môi trường. Sử
dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động,
giảm giá thành, chất lượng sản phẩm, do đó làm tăng khă năng cạnh tranh của
sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp,
nắm bắt được chu kì sống của công nghệ, thời gian hoàn vốn của công nghệ
phải ngắn. Doanh nghiệp cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ
trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ nhằm phát huy tối đa năng suất
thiết kế của công nghệ.
1.1.2.5. Năng suất sản xuất kinh doanh
Năng suất sản xuất kinh doanh có liên quan đến việc sử dụng toàn bộ tài
nguyên không chỉ bao gồm vấn đề chất lượng, chi phí giao hàng mà còn bao
gồm cả những vấn đề rộng hơn như là vấn đề xã hội, chính trị, luật pháp, môi
trường,…
1.1.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp người ta sử dụng
nhiều các chỉ tiêu khác nhau, bao gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu
định tính.
1.1.3.1. Các chỉ tiêu định lượng.
• Thị phần (Market share): Đây là một chỉ tiêu thường được sử dụng để

đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần được hiểu là phần
thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và ngược lại. Để giành
giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách
giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập
thị trường mới.
Ta xem xét các chỉ tiêu sau:
− Thị phần tương đối ( Relative market share ):
Thị phần tương đối là tỷ lệ so sánh giữa doanh số của doanh nghiệp với
doanh số của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường.
Doanh số của doanh nghiệp
Thị phần tương đối =
. Doanh số của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Thị phần tương đối cho doanh nghiệp thấy rõ vị trí, sức mạnh của mình
trên thị trường :
+ Nếu thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh
nghiệp.
+ Nếu thị phần tương đối nhỏ hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ.
+ Nếu thị phần tương đối bằng 1 thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và
của đối thủ như nhau.
− Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: là tỷ lệ so sánh
giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn bộ thị trường.
Doanh số của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp =
so với toàn bộ thị trường Doanh số của toàn bộ thị trường
Chỉ tiêu này cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về vị trí của mình trên
thị trường. Từ đó doanh nghiệp sẽ có bước đi, hướng đi thích hợp nhằm thỏa
mãn tốt và ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, qua đó tăng thị phần và
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
− Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: là tỷ lệ so

sánh giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn phân khúc.
Doanh số của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp so với =
phân khúc mà nó phục vụ Doanh số của toàn phân khúc
• Doanh thu: Dựa vào doanh thu có thể đánh giá được khả năng tiêu
thụ của doanh nghiệp là tốt hay không tốt. Để sử dụng được chỉ tiêu này để
đánh giá khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp có thể chọn từ ba đến năm đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành để so sánh và kết luận. Chỉ tiêu doanh
thu đơn giản, dễ tính nhưng nó có nhược điểm là: đôi khi không chính xác và
khó lựa chọn ra doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh mạnh nhất.
• Lợi nhuận của doanh nghiệp: là phần chênh lệch khi so sánh giữa
tổng doanh thu và tổng chi phí với nhau.
LN = ΣDT - ΣCP
Trong đó: LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp
ΣDT : Tổng doanh thu của doanh nghiệp
ΣCP : Tổng chí phí bỏ ra trong hoạt động kinh doanh
• Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó
phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng thể hiện tính hiệu quả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ta xem xét các chỉ tiêu cụ thể sau:
− Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu ( P
1
):
Tổng lợi nhuận
P
1
= × 100 (%)
Tổng doanh thu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu cho biết cứ bán được 100 đồng
doanh thu thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

− Tỷ suất lợi nhuận theo chí phí kinh doanh (P
2
):
Tổng lợi nhuận
P
2
= × 100 (%)
Tổng chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết cứ chi phí 100 đồng vào kinh doanh thì doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
− Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh ( P
3
):
Tổng lợi nhuận
P
3
= × 100 (%)
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh cho biết khi doanh
nghiệp đầu tư 100 đồng vốn vào kinh doanh thì thu lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
• Quy mô về vốn: Vốn kinh doanh giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh. Vốn kinh doanh là một trong các điều kiện để doanh nghiệp thực
hiện phân phối và sử dụng các tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động,
nguồn hàng hóa và các nguồn lực khác của kinh doanh để mở rộng và phát
triển thị trường. Một doanh nghiệp có tổng vốn kinh doanh lớn sẽ có khả năng
cạnh tranh cao hơn, do có điều kiện mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ,
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải có biện pháp sử dụng vốn

kinh doanh đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh doanh cao
nhất.
• Năng suất lao động: Trong kinh doanh thương mại, năng suất lao
động là mức lưu chuyển hàng hóa bình quân của một cán bộ công nhân viên
trong kinh doanh hay trực tiếp kinh doanh trong một đơn vị thời gian (năm,
quý, tháng) hoặc mức thu nhập bình quân của một cán bộ công nhân viên
trong kinh doanh hoặc trực tiếp kinh doanh trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính năng suất lao động (W) như sau:
Tổng doanh số bán ra trong kỳ
W =
Tổng số nhân viên trong kinh doanh
hoặc trực tiếp kinh doanh
hoặc:
Tổng thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ
W =
Tổng số nhân viên trực tiếp kinh doanh
hoặc trong kinh doanh
Năng suất lao động càng cao phản ánh doanh nghiệp càng có khả năng
giảm chi phí, hạ giá thành, do đó có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện
nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải chú trọng phát triển chiều
sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó đặc biệt là năng suất lao động.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu định tính
• Nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường:
Nhãn hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển và khả năng tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Nhãn hiệu thường gắn với
sản phẩm nên khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm thông qua nhãn hiệu. Một
nhãn hiệu tốt cũng đồng nghĩa với một sản phẩm tốt và ngược lại. Khách hàng
tìm mua sản phẩm trên cơ sở mức độ đánh giá khác nhau về hình ảnh của nhãn
hiệu trên thương trường. Mức độ chấp nhận nhãn hiệu tương ứng với mức độ

chấp nhận sản phẩm của doanhh nghiệp. Một doanh nghiệp có nhãn hiệu nổi
tiếng trên thị trường sẽ thu hút được nhiều khách hàng và đem lại lợi thế cạnh
tranh lớn cho doanh nghiệp.
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu
hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất
lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thể hiện hình ảnh, vị thế của doanh
nghiệp trên thương trường và trong lòng người tiêu dùng. Do đó, khi doanh
nghiệp có hình ảnh tốt thì sẽ gây được ấn tượng trong tâm trí khách hàng, có
uy tín với khách hàng, bạn hàng, giúp cho doanh nghiệp giành được lợi thế
trong cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xây dựng chữ tín trong kinh doanh.
• Khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng:
Nhu cầu của khách hàng có thể đòi hỏi ở các mức độ khác nhau. Một sản
phẩm được xác định theo cách nhìn của nhà doanh nghiệp chưa hẳn là sản
phẩm mà khách hàng mong muốn. Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm bắt được
tâm lý và mong muốn của khách hàng để thỏa mãn được đầy đủ và tốt nhất
nhu cầu của khách hàng.
Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Và khả năng thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng góp phần không nhỏ đối với sự thành công của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất thì
doanh nghiệp đó đã thực hiện được công việc là tiêu thụ được sản phẩm, đồng
thời giữ được khách hàng hiện tại và lôi kéo được khách hàng tiềm năng đến
với doanh nghiệp.
• Khả năng thích ứng với thị trường:
Môi trường kinh doanh có thể đem đến cho doanh nghiệp những cơ hội
hấp dẫn nhưng cũng có thể đem lại những nguy cơ, đặc biệt là những tác động
tiêu cực không thể lường trước được của thị trường luôn đe dọa, gây bất lợi và
tổn thất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh luôn luôn vận động và biến đổi. Mọi đối thủ đều

cố gắng thích ứng với điều kiện mới và chấp nhận thách thức để tiến lên. Nếu
doanh nghiệp không dám chấp nhận cuộc chơi, không đối mặt với thay đổi để
loại bỏ những thách thức và tóm lấy cơ hội, thì mãi mãi doanh nghiệp chỉ ở
bên ngoài cuộc chơi. Vì vậy, các nhà doanh nghiệp phải có những biện pháp,
cách thức chấp nhận những thay đổi, cho dù kết quả đem lại đôi khi không
được như mong muốn của chúng ta. Có vậy doanh nghiệp mới có thể thành
công trên thương trường.
Như vậy, trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay,
để tồn tại và phát triển tất cả các tổ chức buộc phải có khả năng thay đổi và
thích ứng một cách tốt nhất với những biến động trong dài hạn. Bởi vì nếu
doanh nghiệp có khả năng thích nghi cao sẽ cho phép doanh nghiệp nhanh
chóng ổn định đi vào hoạt động, tìm kiếm khách hàng và bạn hàng, giúp cho
doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng với những biến động khó lường
của môi trường kinh doanh và giành được lợi thế cao trong cạnh tranh.
1.2. Đặc điểm trong cạnh tranh của các công ty xuất nhập khẩu.
1.2.1. Tính tất yếu của cạnh tranh trong xuất nhập khẩu.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả
năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững trên thương trường. Một thực trạng phổ
biến hiện nay là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiêp Việt Nam còn
nhiều hạn chế và yếu kém nên khả năng tồn tại và khẳng định vị thế trên thị
trường là rất thấp (đặc biệt là thị trường quốc tế). Vì vậy, xây dựng năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam là một tất yếu khách quan trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này thì
doanh nghiệp Việt Nam không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn phải gánh
chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.
Xu thế phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế đã mở ra
nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của
Việt Nam. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới do sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt và quyết liệt trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế
giới. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là khi đất nước

ta đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế
với các nước trong khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tất yếu phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nếu không, các doanh
nghiệp sẽ bị thất bại trong cạnh tranh và sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường. Bởi cạnh
tranh luôn luôn là quy luật khắc nghiệt nhất trong cơ chế thị trường.
Đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,
đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh
trong xuất nhập khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc đẩy mạnh hoạt động
xuất nhập khẩu giúp cho mỗi doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về công ăn
việc làm cho người lao động, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh, và giải
quyết các vấn đề về lợi nhuận. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm hiểu vả nắm bắt được
phong tục, tập quán kinh doanh của các bạn hàng ở nước ngoài, là động lực để
doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường ra thế giới.
Hơn nữa, cạnh tranh giúp cho việc phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả,
đem lại ích lợi lớn hơn cho xã hội. Cạnh tranh có thể được xem như là quá
trình tích luỹ về lượng để từ đó thực hiện các bước nhảy thay đổi về chất. Mỗi
bước nhảy thay đổi về chất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát
triển đi lên, tốt đẹp hơn. Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong xuất nhập khẩu
cũng như trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan.
1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh trong xuất nhập khẩu.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh trong xuất nhập khẩu diễn ra hết sức
phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Trong khi đó, môi
trường kinh doanh lại luôn luôn biến động và có nhiều bất cập. Các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng buộc phải
chấp nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh là yếu tố vốn có, vừa mang đến những
tác động tích cực, vừa mang đến những tác động tiêu cực. Chính vì vậy, kinh
doanh xuất nhập khẩu đòi hỏi nhà thương mại phải luôn tìm tòi, đổi mới, sáng
tạo và cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn để đạt được cái đích là lợi

nhuận.
Năm 2008, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Một loạt các ưu đãi về thuế nhập khẩu cho các nước thành viên đã kéo
theo sự tăng lên về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hơn nữa, Nhà nước đặc biệt khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng máy
móc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp công nhiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước. Trong nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay, việc
tận dụng nhập khẩu những máy móc thiết bị có giá rẻ để phục vụ cho nền công
nghiệp non trẻ nước ta sẽ càng làm tăng mức độ cạnh tranh về nguồn cung cấp
hàng hóa và về thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Do đó, cạnh tranh trong
xuất nhập khẩu ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Và đây là thách thức lớn
đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kinh tế càng hội nhập, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ
càng phải đối mặt nhiều hơn với các đối thủ mới có tiềm lực tài chính, công
nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao, phải cạnh tranh quyết liệt trên
thị trường toàn cầu với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương
mại và luật pháp quốc tế.
Nền kinh tế thị trường hết sức năng động và khốc liệt mà ở đó các doanh
nghiệp bị cuốn vào vòng xoáy của sự phát triển không ngừng. Doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường theo đuổi rất nhiều mục
tiêu tuỳ theo từng thời điểm và vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương
trường. Song mục tiêu cơ bản và lâu dài của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn
là lợi nhuận, thế lực và an toàn. Ba mục tiêu này được thực hiện thông qua khả
năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường, thị trường càng lớn
thì khối lượng hàng hoá được tiêu thụ càng lớn. Do vậy, phát triển thị trường
là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp xuất nhập khẩu đạt được thành công
trong kinh doanh và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà thị
trường đem lại.
1.3. Đặc điểm của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam.
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam được thành lập năm 2004.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hoa
Nam đã khẳng định được thương hiệu của chính mình bằng chất lượng và dịch
vụ tốt nhất. Công ty luôn đứng đầu về chất lượng và uy tín trong lĩnh vực cung
cấp và chuyển giao công nghệ dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất trong
nhiều năm qua.
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hoa Nam được thành lập theo giấy phép
kinh doanh số: 0103013075 do Phòng đăng ký kinh doanh số 02 – Sở kế hoạch
và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam:
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HOA NAM
Tên giao dịch quốc tế:
HOA NAM EXPORT - IMOPRT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt:
HOANAM IE.,JSC
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Trụ sở chính: Ngõ 868, Đường Phạm Hùng - Cầu Giấy - Hà Nội.
Mã số thuế: 0101991621
Số điện thoại: 0422136898
Fax: 0437823420
E -mail:

Website:
http:// www.hoanam.vn

×