Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đoạn văn tả cây sừng hươu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.02 KB, 2 trang )

Cây sừng hươu
“Cây sừng hươu ! Cây sừng hươu ! Các cậu ơi !” – Tiếng cậu bạn hàng xóm reo vang cả dãy
nhà lá của khu tập thể trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Cậu vừa chạy, vừa gọi lớn các bạn, tay giơ
cao một gói báo nhỏ.
Tất cả chúng tôi xúm xít quanh bạn, hồi hộp mong chờ giây phút cậu bạn mở gói báo nhỏ để
nhìn thấy cây sừng hươu. Tôi không biết tên khoa học hay những tên khác của loại cây này như thế
nào, tôi và các bạn đều gọi cây là Cây sừng hươu.
Chỉ là một cái cây nhỏ xíu chừng như bằng những cây nhỏ nhỏ trong ảnh trên thôi nhưng đối
với lũ trẻ tiểu học năm 1978 chúng tôi là cả một sự huyền bí, hấp dẫn vô cùng. Cây mà tên gọi như
liên quan tới loại thú chúng tôi chưa nhìn thấy bao giờ. Chỉ hai vấn đề đấy thôi, chúng tôi bàn luận
rôm rả vang cả dãy nhà lá, vách đất. Gói báo đã được mở, chúng tôi ngắm cái cây nhỏ bé như ngắm
một chú hươu con đang lim dim mắt, nằm yên ả từ từ nhìn chúng tôi. “- Sừng con hươu có giống cái
cây này không nhỉ ? ; - Thế có cây sừng bò không nhỉ ?; ” Chúng tôi tranh nêu câu hỏi mà chẳng có
câu trả lời nào. Thời kì đó, cuộc sống không nhiều trò chơi hiện đại và thông tin về thế giới với trẻ
nhỏ như bây giờ nên trẻ con chúng tôi thường cùng nhau chơi chung những trò chơi rất đơn giản.
Chỉ là một cái cây nhỏ được bác hàng xóm xin về từ nhà một người bạn mà chúng tôi được
hưởng thật nhiều niềm vui. Xúm xít quanh cái cây nhỏ với những câu hỏi thú vị, chúng tôi còn vỡ òa
thêm với niềm vui của lời tuyên bố “Trên mỗi cái lá của cây sừng hươu có sẵn một cái cây sừng hươu
nhỏ, bố mình nói là mỗi bạn tách một cái cây nhỏ đó về trồng.”. Và thế là không chỉ được biết về một
loại cây mới, mỗi đứa trẻ trong dãy nhà tập thể hồi hộp nâng niu mầm cây con mang về.
Lũ trẻ chúng tôi trở về gian nhà của mình, bắt đầu tìm một đồ dùng thích hợp nào đó cho đất
để ươm mầm cây sừng hươu nhỏ. Ngày mới, cả dãy nhà lá ríu rít tiếng hỏi thăm của trẻ nhỏ
“Cậu ơi, cây của tớ ra rễ trắng rồi đấy.” ; “Cậu ơi, cây của tớ thêm một lá nhỏ”. Cứ như vậy, từ mỗi gian
nhà, trong mỗi trái tim bé nhỏ, hàng ngày lại có thêm niềm vui cùng sự phát triển của cây sừng hươu.
Nhiều tháng qua đi, cây sừng hươu trong gói báo nhỏ thuở nào giờ có thêm hàng trăm cây
sừng hươu lớn nhỏ trong dãy nhà lá cùng trò chuyện. Và cũng từ lúc cây sừng hươu xuất hiện trong
dãy nhà, sự yêu thích trồng cây, chăm sóc cây, sung sướng bởi cây phát triển, ra hoa, ra nhiều cây
mới, đồng loạt hình thành trong tính cách bọn trẻ chúng tôi. Trước cửa nhà nào cũng có những chậu
cây lớn nhỏ đủ loại, Hàng sáng, bọn trẻ chúng tôi tíu tít tưới cây, ngắm nghía, hỏi thăm cây của
nhau thật là vui. Dãy nhà lá, vách đất lúc nào cũng bừng sáng nụ cười và rộn rã tiếng trò chuyện yêu
quý nhau của trẻ nhỏ.


Nhiều năm qua đi, nhóm trẻ sống cùng dãy nhà lá chúng tôi đã trở thành người lớn, mỗi
người một nghề, mỗi người đều đã là những người cha, người mẹ rất yêu con trẻ.
Nhiều người bạn hỏi tôi “Làm thế nào để con trẻ tự thấy yêu thiên nhiên, yêu quý bạn bè, em
nhỏ không bằng mệnh lệnh ?”. Câu hỏi tưởng như có ngay câu trả lời mà rồi nhiều câu trả lời được
thực hiện không thành công. Nhớ lại tuổi thơ, tôi chợt nhớ kỉ niệm về cây sừng hươu cùng nhóm
bạn ở dãy nhà lá thuở nào.
Cây sừng hươu không thể là niềm vui đến thế với trẻ nhỏ hiện giờ nhưng có thể câu chuyện
gợi tới những ý tưởng mới phù hợp cho những bậc cha mẹ, thầy cô giáo hay những bác hàng xóm
của trẻ nhỏ bây giờ để tất cả chúng ta cùng có lớp lớp trẻ nhỏ lớn lên với tình cảm yêu quý thiên
nhiên và sự phát triển từng ngày của cuộc sống.
Mai Nhị Hà

×