Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tuàn 19 - Ve tranh san truong em gio ra choi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.81 KB, 2 trang )

Ngày soạn: 29/12/2012
Tuần 19 – bài 19
VẼ TRANH ĐỀ TÀI
SÂN TRƯỜNG TRONG GIỜ RA CHƠI
I/- Mục tiêu:
- Hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường.
- Tập vẽ tranh đề tài Sân trường em trong giờ ra chơi.
- Vẽ được tranh theo ý thích.
II/- Chuẩn bị:
Giáo viên:
- Sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động vui chơi của học sinh sở sân trường.
- Bài vẽ của HS.
Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III/- Các hoạt động dạy – học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: - Chấm bài và kiểm tra đồ dùng học tập.
3/ Bài mới: - GV giới thiệu bài mới
Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Giáo viên dùng tranh, ảnh giới thiệu để HS biết:
- Quan sát tranh và cho thầy biết tranh vẽ hoạt
động gì?
- Tranh có những hình ảnh nào?
- Sân trường em có hoạt động giống như thế
không?
GV nhấn mạnh:
+ Sự nhộn nhịp của sân trường trong giờ chơi.
+ Các hoạt động của HS trong giờ chơi như: Nhảy dây,
đá cầu, xem báo, hát, chơi bi,


* Quan cảnh sân trường: bồn hoa, cây cảnh, với nhiều
màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh:
- HS Quan sát tranh.
+ HS trả lời theo yêu cầu
của GV
- Lắng nghe
- Giáo viên gợi ý HS tìm chọn nội dung vẽ tranh.
+ Gợi ý cho HS vẽ về một hoạt động trên sân trường.
+ Gợi ý cho HS thấy hình dáng khác nhau của HS
trong các hoạt động ở sân trường.
- Hướng dẫn HS cách vẽ.
+ Tìm nội dung phù hợp với đề tài.
+ Vẽ hình chính trước sau cho rõ nội dung.
+ Vẽ các hình phụ sau để bài vẽ sinh động.
+ Vẽ màu.
• Vẽ màu tươi sáng, có đậm, màu nhạt.
• Nên vẽ màu kín hình và nền.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV quan sát lớp và gợi ý HS vẽ, tập trung vào:
+ Tìm chọn nội dung.
+ Vẽ thêm hình gì cho rõ nội dung hơn.
+ Cách vẽ màu.
- HS tự do làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV cùng HS nhận xét bài vẽ đã hồn thành.
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ)?
+ Hình vẽ có thể hiện được các hoạt động không?
+ Màu sắc của tranh?
- HS tự xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng:

+ Bài nào đẹp? Bài nào chưa đẹp, tại sao?
- Nhận xét khen ngợi.
- Quan sát cách vẽ tranh
- Gọi HS lên bảng vẽ một
số bước.
- Vẽ vào vở thực hành.
- Nhận xét bài vẽ của bạn
- Tự xếp loại bài
- Lắng nghe.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Giáo dục HS thông qua bài vẽ.
- Về nhà vẽ tiếp và chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.
Ký duyệt của tổ trưởng Giáo viên
Phù Tuyết Mai Trương Quốc Khương

×