Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.57 KB, 98 trang )

Chuyên đề cuối khóa GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHOÁ
Đề tài :
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ VÂN
Chuyên ngành : KINH TẾ QUỐC TẾ
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ 48B
Khoá : 48
Hệ : CHÍNH QUY
Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ
Chuyên đề cuối khóa GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

HÀ NỘI – 2010
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập này là do em tự
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TH.S. Nguyễn Thị Thanh
Hà, đồng thời với sự giúp đỡ của các anh chị phòng Kế
hoạch thị trường Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I.
Chuyên đề thực tập này không sao chép từ bất kỳ
chuyên đề thực tập hay luận văn nào khác. Các tài liệu này


chỉ mang tính tham khảo.
Nếu có bất kỳ điều gì trái với lời cam đoan, em xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.

Hà Nội, ngày …tháng ….năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân
Chuyên đề cuối khóa GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I
VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY 4
1.1.Tổng quan về Công ty cổ phần XNK rau quả I 4
1.1.1.Quá trình phát triển của công ty cổ phần XNK rau quả I 4
1.1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty 6
1.1.2.1 Chức năng 6
1.1.2.2. Nhiệm vụ 7
1.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chức năng nhiệm vụ của phòng ban
8
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 8
1.1.3.2 Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban 9
1.1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 15
1.1.5. .Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 16
1.1.5.1 Tình hình tài chính 16
1.1.5.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu 17
Bảng 2:Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2006-2009 17

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu rau quả của công ty 19
1.2.1.Yếu tố chủ quan 19
1.2.1.1 Nguồn lực của công ty 19
1.2.1.2. Khả năng cạnh tranh của công ty được thể hiện thông qua:
20
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

1.2.1.3 Các nhân tố thuộc môi trường ngành 22
1.2.2 Các yếu tố bên ngoài công ty 23
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I 26
2.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu của công ty 26
2.1.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 26
2.1.2 Thị trường tiêu thụ và xuất khẩu chủ yếu 29
2.2 Quy trình thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 30
2.2.2. Kết quả mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty 37
2.2.2.1. Kết quả đạt được 37
2.2.2.2.Thực trạng mở rộng ở một số thị trường xuất khẩu trọng
điểm của công ty 39
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt đông mở rộng thị trường xuất khẩu của
công ty trong thời gian qua 45
2.2.3.1. Những kết quả đạt được: 46
2.2.3.2 Những vấn đề tồn tại 48
2.2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 50
CHƯƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU RAU QUẢ I 56
3.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới và triển vọng xuất khẩu của
công ty đến năm 2020 56
3.1.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới đến năm 2020 56
3.1.1.1 .Xu hướng tăng tỷ trọng giao dịch rau quả tươi trong tổng
giao dịch rau quả toàn cầu 56
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

3.1.1.2 Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ 57
3.1.1.3 Triển vọng thị trường rau quả thế giới 59
3.1.2 Khả năng phát triển của thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam
trong thời gian tới 61
3.1.2.1. Triển vọng, cơ hội 61
3.1.2.2 Thách thức 63
3.2 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu rau quả I đến năm 2015 65
3.2.1 Mục tiêu 65
3.2.2 Định hướng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm 66
3.2.3 Chiến lược Marketing để mở rộng thị trường xuất khẩu 69
3.3 Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ
phần XNK rau quả I 71
3.3.1. Giải pháp từ phía công ty 71
3.3.2. Một số kiến nghị với nhà nước 81
KẾT LUẬN 87
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2007-2009 16

Biểu đồ 1: Cơ cấu KNXNK của công ty năm 2007-2009 18
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2007-
2009 26
Bảng 4: : Kim ngạch XK theo thị trường của công ty qua các năm 2007-
2009 29
Bảng 5: Số lượng thị trường xuất khẩu rau quả của Công ty 37
Bảng 6 : Số liệu về kim ngạch xuất khẩu 2007 - 2009 38
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Nga của công ty. 40
Bảng 8: Xuất khẩu rau quả vào thị trường EU 44
Bảng 9: Cơ cấu sản phẩm và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu
giai đoạn 2010-2015 của Tổng Công ty . 66
Bảng 10: Định hướng cơ cấu sản phẩm và thị trường của công ty
cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I 68
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 1 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất rau quả đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp của
nhiều quốc gia trên. Theo tổ chức Nông lương quốc tế diện tích trông cây ăn
quả của thế giới hiện là 12 triệu ha với sản lượng là 400 đến 420 triệu tấn,
bình quân đầu người là 85 - 90 kg/năm. Rau quả chiếm vị trí quan trọng trong
thương mại hàng nông sản thế giới với giá trị trao đổi toàn cầu đạt 26,9 tỷ
USD và cũng là ngành thu hút ngoại tệ lớn của nước đang phát triển.
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển
phong phú đa dạng của nhiều loại thực vật, đặc biệt là những loại rau quả
nhiệt đới. Ngay từ xưa ông cha ta đã khai thác thế mạnh này và sử dụng như
là một nguồn thực phẩm và là những vị thuốc hữu dụng để chữa trị các chứng
bệnh, nhiều loại còn trở thành những đặc sản độc đáo của đất Việt. Sau 30
năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành công đáng kể, từ một nước

phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên giờ đây nhiều loại nông sản của ta
có vị thế nhất định trên thế giới, đứng thứ 2 xuất khẩu gạo sau Thái Lan Từ
khi Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII, hướng dẫn thực hiện đa dạng hóa
cây trồng hướng xuất khẩu, ngành rau quả của Việt Nam đã có những bước
phát triển và thích ứng kịp trước những biến động đột ngột của thị trường
trong và ngoài nước. Tận dụng thế mạnh này cùng với thuận lợi khả năng đa
dạng hóa sản phẩm, nguồn lao động dồi dào rau quả Việt Nam cũng vươn tới
hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên vẫn phải phụ thuộc vào một số thị
trường xuất khẩu chính, vì vậy khi xuất khẩu sang thị trường này thường gặp
rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh. Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam chính thích trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới (WTO) sự cạnh tranh trên trường quốc tế ngày càng
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 2 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

quyết, việc xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu để nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng trở nên quan trọng hơn cả.
Để có thể tồn tại và phát triển bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế nào cũng đều phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị
trường xuất khẩu của mình đó là điều tất yếu của kinh doanh hiện đại song để
có được chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp cần phải dựa vào tiềm lực của bản
thân xua hướng vẫn động của xã hội mà đưa ra những biện pháp hữu hiệu
nhất nhằm phát triển thị trường xuất khẩu. Đây chính là vấn đề mà công ty cổ
phần xuất nhập khẩu rau quả I dành nhiều thời gian quan tâm nhất trong chiến
lược phát triển của mình nhằm tìm ra thị trường mới xâm nhập, củng cố và duy
trì thị trường truyền thống. Xuất phát từ thực tế này em đã chọn đề tài “ Giải
pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần xuất nhập
khẩu rau quả I” cho chuyên đề cuối khóa của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về xuất khẩu và mở rộng thị trường
xuất khẩu rau quả phân tích, đánh giá thị trường hoạt động xuất khẩu đặc biệt
là biện pháp mở rộng thị trường mà công ty đã thực hiện, những kết quả đạt
được, những vấn đề tồn tại, nguyên nhân, đề xuất biện pháp, kiến nghị để đẩy
mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của
công ty cổ phần xuất khẩu rau quả I
- Phạm vi nghiên cứu : Các hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau
quả của công ty từ năm 2007 đến 2009
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 3 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử : Vận dụng các học thuyết
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét,
nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan tới mở rộng thị trường xuất khẩu
rau quả và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh: Tổng hợp hệ thống số liệu
điều tra theo từng giai đoạn để phân tích so sánh từ đó đưa ra những đánh giá
cụ thể.
- Phương pháp dự báo: Xem xét khả năng cạnh tranh, xu hướng tiêu
dung của các loại rau quả, tình hình xuất khẩu
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của em được
kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I và
một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty
Chương 2: Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả
của công ty cổ phần XNK rau quả I

Chương 3: Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty
cổ phần XNK rau quả I
Với thời gian nghiên cứu thực tế còn ít, tài liệu tổng kết chưa đầy đủ, kinh
nghiệm làm việc và sự hiểu biết của bản thân chưa nhiều, bài viết này không
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô cũng như toàn thể bạn bè để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 4 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK RAU QUẢ I
VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XK CỦA CÔNG TY
1.1.Tổng quan về Công ty cổ phần XNK rau quả I
1.1.1.Quá trình phát triển của công ty cổ phần XNK rau quả I
Một số thông tin cơ bản về công ty:
Tên công ty (hiện nay) : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I
Tên giao dịch điện tín : VEGETEXCO No.I
Tên tiếng Anh : Vegetable and fruit export-import joint
stock company no.I
Địa chỉ : 389 Trương Định, Tân Mai, Hoàng
Mai, Hà nội
Điện thoại : (84 4) 3.662441/3.6622248/ (04)
36622200
Website : h t

t p

:/ /


www .v g

c g

r o

u p

.co m .v n

.
Fax : (84 4) 3.6621398
Email :

Vốn điều lệ : 24.500.000.000 đ
Mệnh giá 1 cổ phần : 10.000 đồng.
Loại cổ phần : Cổ phần phổ thông.
Tổng số cổ phần : 2.450.000.000đ
Mã số thuế : 01.0011.3920
Tài khoản USD : 001.1.37.0076885
Tài khoản VND : 001.1.00.001.3340
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 5 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

Trước đây, công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty
rau quả Việt nam, được chính thức thành lập vào ngày 12/06/1985 theo quyết
định số 49/CNTP-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (cũ)
nay trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với tên là Công ty
xuất khẩu rau quả I.
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1986. Căn cứ vào

Luật doanh nghiệp Việt Nam thì Công ty xuất khẩu rau quả I là một đơn vị có
đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài
khoản tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương
và có con dấu riêng để giao dịch theo chế độ Nhà nước quy định.
Ngày 31/05/1988, theo quyết định 262-NN-TCCB-QĐ của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Công ty cùng với công ty giao nhận hàng
hải, nhà máy lạnh hữu nghị Việt Xô- Hải Phòng và đội xe vận chuyển của
công ty đã sát nhập thành Công ty Xuất nhập khẩu rau quả.
Đến ngày 12/07/1997, với quyết định số 3223/NN-TCCB/QĐ của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tổ chức sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà Nước với Công ty Thực phẩm xuất khẩu Hà Nội và
Công ty xuất khẩu rau quả I, Công ty đã tiến hành sát nhập với nhà máy đồ
hộp xuất khẩu Hà Nội.
Theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, ngày
01/01/2005 Công ty xuất khẩu rau quả I đã chuyển đổi thành Công ty cổ
phần xuất khẩu rau quả I với tên giao dịch là VEGETEXCO I HANOI.Là
một tổ chức kinh doanh chuyên ngành công nghiệp xuất nhập khẩu rau quả và
nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
Bước vào hoạt động từ những năm đất nước khó khăn với cơ sở vật
chất nghèo nàn, lạc hậu, số vốn còn khiêm tốn khoảng 47,190 triệu đồng,
nhưng do sự chuyển đổi của nền kinh tế cùng với sự cố gắng phấn đấu của
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 6 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

toàn thể cán bộ, nhân viên chức trong công ty mà hiện nay công ty không
ngừng lớn mạnh, phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, và đã có quan
hệ làm ăn với tổ chức kinh tế của hơn 20 quốc gia
Trong giai đoạn này nền kinh tế của thế giới có nhiều biến động nhất là
khu vực Đông Nam Á và Việt Nam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng
này. Tuy có khó khăn như trên nhưng những năm qua công ty vẫn tiếp tục

hoạt động, phát triển không ngừng để ngày một đáp ứng tốt hơn những yêu
cầu của thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài đối với sản
phẩm rau quả chế biến đóng hộp.
Một trong những mục tiêu chính mà công ty trong những năm gần đây
là nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm được người tiêu dùng rất quan tâm. Để có được mục tiêu này, thời gian
qua công ty không ngừng đổi mới dây chuyền và trang thiêt bị sản xuất nhằm
nâng cao năng suất lao động, đáp ứng đòi hỏi khắt khe về chất lượng của
khách hàng. Bên cạnh đó, công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề, ham
học hỏi, luôn tạo ra được sản phẩm mới cho khách hàng. Người tiêu dùng
hoàn toàn có thể yên tâm với sản phẩm của công ty bởi công ty áp dụng
những quy trình sản xuất không sử dụng các chất phụ gia và chất bảo quản,
mỗi sản phẩm khi ra đời đều được đăng ký chất lượng với Sở y tế Hà Nội
Với những nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên,
trong những năm 2004-2005, công ty đã được nhận BVQI cấp chứng chỉ Hệ
thống quản lí chất lượng ISO 9001: 2000 và chứng chỉ Hệ thống kiểm soát vệ
sinh an toàn thực phẩm HACCP.
1.1.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1 Chức năng
Công ty là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân theo pháp
luật Việt Nam, hoạt động kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu các mặt hàng
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 7 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

rau quả, gia vị…Một mặt, xuất phát từ thực tế đòi hỏi của thị trường nội địa,
thông qua những chính sách của Nhà Nước, công ty đã rất quan tâm tới nhu
cầu của người tiêu dùng trong nước.
Ngày nay, công ty không chỉ kinh doanh xuất nhập khẩu đơn thuần mà
còn có những hoạt động kinh doanh vận tải, cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ
sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu, tìm kiếm nguồn hàng để

đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản lý giám sát hoạt động kinh doanh của
các đơn vị trực thuộc ( Nhà máy đông lạnh Hữu nghị Việt Xô- Hải Phòng,
công ty giao nhận Hải phòng….) đồng thời nghiên cứu thị trường để đẩy
mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình cũng như các đơn vị thành viên ,hay
các sản phẩm có lợi thế của Việt Nam.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Những nhiệm vụ cơ bản của công ty là :
• Nghiên cứu, tìm kiếm, điều tra thị trường trong và ngoài nước để lập kế
hoạch sản xuất, kinh doanh XNK hàng năm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
• Phải thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê
• Tuân theo các chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính xuất nhập
khẩu và giao dịch đối ngoại
• Có trách nhiệm không ngừng nâng cao vốn, hoạt động sản xuát kinh
doanh của mình
• Thực hiện các nghĩa vụ với chính sách của Đảng và Nhà nước
• Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh
thái, tài sản xã hội chủ nghĩa đi đôi với bảo vệ công tác an ninh quốc phòng
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 8 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

1.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chức năng nhiệm vụ của phòng ban
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng hoạt
động XNK lại do Bộ Công thương quản lý. Để tiện trong quá trình điều hành
quản lý, công ty đã thiết lập mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến.Tức là mỗi
phòng ban với các chức năng hoạt động riêng biệt dưới sự chỉ đạo của ban
giám đốc. Mỗi phòng có một trưởng phòng và trợ lý giúp việc. Thông qua cơ
chế này mà giúp cho các bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, thông tin được
truyền từ giám đốc tới các phòng ban nhanh chóng và ngược lại.
Tuy nhiên, trong mô hình này có một điểm ưu việt khác đó là : mặc dù,

các phòng ban phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành mục tiêu chung của công
ty đề ra, nhưng nếu một phòng ban nào đó hoạt động không tốt thì cũng
không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các phòng ban khác. Hơn nữa,
trong quá trình vận hành có thể giúp cho ban giám đốc dễ dàng nhận ra và
khắc phục những sai sót kịp thời
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 9 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

1.1.3.2 Chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường công ty cổ phần XNK rau quả I
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Hội đồng quản trị
Phòng kiểm
soát
Giám đốc
Phó giám đốc 1
Phó giám đốc 2
Phân
xưởng
gia
công
Phân
xưởng
sơ chế
nông
phẩm
Phân
xưởng
đóng
hộp

Phòng
kế
hoạch
thị
trường
Phòng
kế
toán
Phòng
tài
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kinh
doanh
số 1
Phòng
kinh
doanh
số 2
Phòng
kinh
doanh
số 3
Phòng
kinh
doanh
số 4

Chuyên đề cuối khóa 10 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

A. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên, căn cứ vào số cổ phần mà các
cổ đông nắm giữ, thực hiện chức năng quản lý, giám sát mọi hoạt động của
Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty cụ thể như:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty, Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty
- Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và
giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ
hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do
Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những
người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ
phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích
khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 11 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh


Hiện nay người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Nguyễn
Văn Ánh với nhiệm vụ là :
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình,nội dung, tài liệu
phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị
- Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
B. Ban kiểm soát
Có nhiệm vụ giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý
điều hành công ty
C. Bộ máy điều hành
Gồm có:
- Giám đốc
- Hai phó giám đốc
- Khối văn phòng của công ty
C.1 Giám đốc
Là người nắm quyền lãnh đạo công ty, chỉ đạo tình hình sản xuất kinh
doanh và các vấn đề hành chính có liên quan tới hoạt động nhân sự, phương
tiện, tài sản và điều hành các hoạt động của công ty… Mặt khác, giám đốc là
người đại diện pháp nhân,chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều hành
hoạt động quản lý, là người đại diện cao nhất cho quyền lợi và nghĩa vụ của
cán bộ, công nhân viên trong tổng công ty, quyền quyết định và tuyển dụng
lao động, xử lý luật sa thải lao động trong công ty khi vi phạm kỷ luật. Ở công
ty, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm luôn chức Giám đốc
C.2. Phó giám đốc:
Là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động
của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám dốc và pháp luật về nhiệm vụ
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 12 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh


được phân công thực hiện. Mô hình trên ta có thể nhận thấy, công ty gồm 2
phó giám đốc, mỗi người đảm nhận về các lĩnh vực riêng:
- Phó giám đốc 1 : Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của công
ty, quản lý các phân xưởng sản xuất để tạo ra các sản phẩm và báo cáo tình
hình kết quả sản xuất cho giám đốc
- Phó giám đốc 2 : Điều hành hoạt động của các phòng ban, phân
công nhiệm vụ cụ thể đến từng bộ phận để phân bố nguồn hàng tiêu thụ, kiểm
tra và báo cáo kết quả hoạt động với giám đốc và Hội đồng quản trị của công ty.
C.3. Phòng kế hoạch thị trường
Đây là phòng ban chiếm vị quan trọng có ảnh hướng trực tiếp tới tất cả
hoạt động của công ty. Phòng có nhiệm vụ chuyên tham mưu, giúp việc cho
Hội đồng quản trị và ban giám đốc trong các lĩnh vực
- Định hướng chiến lược kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế của
Tổng công ty, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngăn hạn
- Tham mưu về công tác đầu tư của Tổng công ty (đầu tư ngắn hạn,
đầu tư chiều sâu bằng các nguồn tín dụng, vốn tự có) để nâng cao năng lực
sản xuất, tiết kiệm và hiệu quả trong đầu tư và kinh doanh,
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, phân tích và tổng hợp tình hình
hoạt động kinh tế trong Tổng công ty, Nghiên cứu thị trường và dự đoán về
tình hình biến động của thị trường. Tham mưu, định hướng chiến lược tiêu thị
sản phẩm
C.4. Các phòng kinh doanh:
Gồm 4 phòng đều có chức năng chung là hoạt đông kinh doanh theo
khi vuejc của mình
+ Phòng kinh doanh số 1 : Trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm
kiếm bạn hàng và thực hiện hoạt động xuất khẩu ở khi vực Châu Á
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 13 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh


+ Phòng kinh doanh số 2 : Chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm
kiếm bạn hàng và thực hiện hoạt động xuất khẩu ở khi vực Đông Âu
+ Phòng kinh doanh số 3 : Trách nhiệm nghiên cứu thị trường, tìm
kiếm bạn hàng và thực hiện hoạt động xuất khẩu ở khi vực Châu Âu, và một
số nước khác
+ Phòng kinh doanh số 4 : Có trách nhiệm nghiên cứu thị trường và tìm
kiếm nhà nhập khẩu, tiến hành ký kết các hợp đồng nhập khẩu và nhập khẩu
ủy thác…phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước
C.5. Các phân xưởng sản xuất
Nhiệm vụ sản xuất, chế biến nông sản và đóng đồ hộp phục vụ cho tiêu
dùng trong nước đặc biệt là xuất khẩu, gia công các sản phẩm bao bì,.Mỗi
phân xưởng đứng đầu là các quản đóc chịu trách nhiệm và báo cáo trực tiếp
với Phó giám đốc 1 về tình hình hoạt động sản xuất của mình
C.6. Các phòng ban khác
Phòng hành chính, phòng kế toán có nghĩa vụ hoạt động góp phần vào
việc thực hiện mục tiêu chung mà ban giám đốc đã đề ra
- Phòng kế toán: Chức năng tham mưu, cung cấp kịp thời chính xác
tình hình về tình hình sản xuất giúp cho ban lãnh đạo của công ty trong lĩnh
vực quản lý tại chính - kế toán, đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo quy
chế quản lý tài chính của Nhà nước đưa ra quyết định đúng và thích hợp nhất.
- Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm nhiều bộ phận tổng hợp như:
hành chính, tổ chức, bảo vệ,… có nhiệm vụ tổ chức con dấu của công ty, quản
lý toàn bộ hồ sơ nhân sự, bố trí sắp xếp tuyển chọn công nhân viên, tham
mưu cho lãnh đạo về công tác quản lý đào tạo cán bộ, xem xét khen thưởng,
kỷ luật với các cá nhân tập thể trong công ty.
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 14 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

D. Các chi nhánh, đơn vị trực thuộc
Hiện nay, công ty trụ sở chính ở 389 Trương Định- Hà Nội, có 3 đơn vị

thành viên số 1, Bến Bính Hải Phòng, và xã Tam Phiên, huyện Tam Dương,
tỉnh Vĩnh Phúc. Nhìn chung, các đơn vị này có nhiệm vụ là cung cấp vận
chuyển, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt nhất là trong việc xuất khẩu.
Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Tân Mai.
Giám đốc : Ông Nguyễn Hữu Cường
Địa chỉ : 389 Trương Định, Hà nội
Điện thoại : (04) 3 6621405; 3 6622446
Emai :
Fax : (04) 3 6621456
- Lĩnh vực sản xuất chủ yếu là : các sản phẩm rau quả chế biến đóng
hộp : dưa chuột bao tử dầm dấm đóng lọ, cà chua dầm dấm đóng lọ, ngô ngọt
đóng hộp, đậu hạt đóng hộp, vải hộp nước đường, nám mỡ đóng hộp
- Ngoài ra còn kinh doanh các dịch vụ : cho thuê bến bãi, văn phòng,
nhà xưởng, kho tàng.
Công ty TNHH bao bì và xuất nhập khẩu
Giám đốc : Ông Nguyễn Mạnh Hùng
Địa chỉ : 389 Trương Định, Hà nội
Điện thoại : (04) 3 6621216
Fax : (04) 3 6622536
Email :
Nhiệm vụ chính là:
Chuyên thiết kế, tạo mẫu và in nhãn mác theo yêu cầu của khách hàng
trên bề mặt sắt lá tráng thiếc.
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 15 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

- Cắt, cuốn, lốc, hàn thân hộp trên máy cao tần và sản xuất các loại hộp
bằng sắt lá tráng thiếc như hộp chè, hộp đựng bánh kẹo, hộp sơn đủ các kích
thước theo yêu cầu của khách hàng.

Công ty Cổ phần Việt Xô
Giám đốc : Ông Lê Đình Thám
Địa chỉ : Số 1 Bến Bính, TP Hải phòng
Điện thoại : (031) 3 842448
Fax : (031) 3 842246
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất chủ yếu là : các sản phẩm rau quả chế
biến đóng hộp : dưa chuột bao tử dầm dấm đóng lọ, đậu hạt đóng hộp, vải hộp
nước đường, agar-agar
- Kinh doanh dịch vụ: cho thuê bến bãi, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng.
Nhà máy sản xuất rau quả Tam Dương
Giám đốc : Ông Hoàng Văn Tuệ
Địa chỉ : Xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại : (0211) 3 833412
Fax : (0211) 3 833306
- Lĩnh vực hoạt động sản xuất chủ yếu: các sản phẩm rau quả chế biến đóng
hộp :dưa chuột bao tử dầm dấm đóng lọ, cà chua dầm dấm đóng lọ, dứa đóng hộp,
vải hộp nước đường. . và cho thuê bến bãi, văn phòng, nhà xưởng, kho tàng.
1.1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Là công ty hạch toán độc lập nên công ty luôn quan tâm tới quy trình
hoạt động của công ty : Từ khâu nhập nguyên liệu, thu gom, bảo quản, chế
biến hàng xuất khẩu cho đến việc tìm kiếm thị trường và ký kết hợp đồng
XNK hàng hóa. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty là
- Xuất khẩu trực tiếp:
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 16 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

+ Các loại rau quả tươi: Cam, chuối, dưa hấu, nhãn, vải…
+ Các loại rau tươi: Bắp cải, súp lơ, dưa chuột, cà rốt…
+ Các loại quả khô đã qua chế biến: Long nhãn, hạt sen…
+ Gia vị: ớt, tỏi, nghệ, cà fe…

+ Sản phẩm đóng hộp: dứa, dưa chuột bao tử,,
- Nhập khẩu các loại rau hoa quả, giống rau hoa quả, để tạo ra giống
mới có chất lượng tốt phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, nhập các
máy móc, vật tư, dây chuyền sản xuất, thiết bị phương tiện vận tải, nhằm cải
tiến việc sản xuất nhà máy, nhập các đồ tiêu dùng đắt tiền như ô tô, tủ lạnh,
điều hóa,,, đã được nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu…
1.1.5. .Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
1.1.5.1 Tình hình tài chính
Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2007-2009
(Đơn vị : tỷ USD)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
So sánh
2008/2007 2009/2008
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng Tỷ lệ
Tổng doanh
thu
127,706 110,447 91,419 -16,614 -13,08 -19,028 -17,23
Tổng chi phí 121,012 104,346 84,871 -16,666 -13,77 -19,475 -18,66
Lợi nhuận
trước thuế
6,049 6,512 6,548 0,052 0,86% 0,047 0.72
Nguồn: Công ty Cổ phần XNK rau quả I
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty đã có dấu hiệu
tăng trưởng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đã
tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động của công ty.Qua số liệu ở Bảng trên ta
nhận một điều rằng, kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần XNK rau quả I từ năm
2007 tới năm 2009 có xu hướng giảm.

Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 17 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

- Về tổng doanh thu, năm 2008 so với năm 2007 giảm 16,614 tỷ đồng tương
đương với giảm 13,08%, Năm 2009 giảm 19,028 tỷ đồng, chỉ bằng 82,77% so với
năm 2009. Sở dĩ có sự giảm sút này là vì:
- Giá cả các mặt hàng nông sản và rau quả trong nước thường xuyên biến
động theo chiều hướng ngày một tăng, mặt khác giá các nguyên nhiên vật liệu thiết
yếu phục vụ cho sản xuất tăng quá mạnh đặc biệt là giá xăng dầu tăng lên quá cao
dẫn tới giá cước vận chuyển trong và ngoài nước đều tăng cao đến chóng mặt làm
cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu nói chung và rau quả chế biến nói riêng gặp
rất nhiều khó
khăn.

- Khủng hoảng tài chính diễn ra ở nhiều nước trên thế giới dẫn đến khủng
hoảng kinh tế ở nhiều nước làm cho sức mua giảm, giá cả các mặt hàng xuất khẩu
không tăng tương xứng với sức tăng của các loại nguyên liệu đầu vào, kim ngạch
xuất khẩu những tháng cuối năm giảm sút đáng kể
- Mặc dù, tổng doanh thu có chiều hướng giảm, và công ty có những biện
pháp cắt giảm chi phí sản xuất nên lợi nhuận sau thuế từ năm 2007 đến 2009 tăng
đều đặn ( năm 2007: 6,049 tỷ USD, năm 2009: 6,548 tỷ USD)
1.1.5.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu
Bảng 2:Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty năm 2006-2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(nghìnUSD
)
Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(nghìn
USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(nghìn
USD)
Tỷ trọng
(%)
Tổng kim ngạch XNK 6.311 100 5.633 100 4.525 100
Kim ngạch NK 369 5.85 631 11.2 562 12.42
Kim ngạch XK 5.942 94.15 5.001 88.8 3.963 87.58
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK rau quả I
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B
Chuyên đề cuối khóa 18 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

Biểu đồ 1: Cơ cấu KNXNK của công ty năm 2007-2009
5.85
94.15
11.2
88.8
12.42
87.58
0
50
100
Tỷ trọng(%)
2007 2008 2009
Năm

Kim ngạch
NK
Kim ngach
XK
Theo báo cáo hàng năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty
trong 3 năm từ năm 2007 đến 2009 có chiều hướng giảm đi, giá trị xuất khẩu
thường gấp cao hơn giá trị nhập khẩu khoảng 8 lần, tuy nhiên thì tình hình
xuất siêu này đã giảm đi qua các năm. Cụ thể, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu
chiếm 94,15% trong tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu,đến năm 2008 là
88.8%, và 87.58% trong năm 2009.
Để giải thích cho sự thăng trầm về tình hình xuất nhập khẩu của công
ty trong những năm qua, chúng ta có thể tìm hiểu chi tiết về hoạt động kinh
doanh xuất khẩu của công ty trong từng giai đoạn:
- Giai đoạn 2007- 2008: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có sự giảm sút
nhanh chóng từ 6.311 nghìn USD năm 2007 giảm đi 678 nghìn USD, còn lại 5.633
nghìn USD năm 2008 tương ứng với tốc độ giảm là 10.74%. Kim ngạch xuất khẩu
giảm từ 941 nghìn USD, nhưng kim ngạch nhập khẩu lại tăng lên 262 nghìn USD.
Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho sự thay đổi trong kim ngach XNK như:
+ Sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả của Việt Nam nói chung và của
cong ty nói riêng còn yếu, gặp nhiều khó khăn
+ Dù giá xăng dầu có tăng nhưng giá bán của mặt hàng rau quả trên thị
trường thế giới không tăng tương xứng
Nguyễn Thị Vân Lớp : Kinh tế quốc tế 48B

×