Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bao cao 9 thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.94 KB, 7 trang )

CHI CỤC KIỂM LÂM LẠNG SƠN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HẠT KIỂM LÂM BÌNH GIA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC - KL Bình gia, ngày 12 tháng 8 năm 2013
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm
và phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2013
Thực hiện Công văn số 392/UBND-TCKH ngày 05/8/2013 của Ủy ban
nhân dân huyện Bình Gia về việc báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu
kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2013. Hạt Kiểm lâm Bình Gia báo cáo như sau:
I/ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành:
Đơn vị luôn xác định công tác quản lý cán bộ công chức là nhiệm vụ chính
trị rất quan trọng, ngay từ đầu năm đã triển khai, quán triệt học tập nội dung các
Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện và của ngành
đến mọi cán bộ, công chức trong đơn vị; cụ thể hoá bằng các chương trình hành
động, vận dụng thực hiện phù hợp với điều kiện, năng lực công tác của mỗi cán
bộ, công chức và đảng viên trong đơn vị.
Xây dựng qui chế hoạt động của chi bộ; quy chế làm việc, quy chế chi tiêu
nội bộ sát thực, phổ biến quán triệt cho cán bộ công chức và đảng viên biết để tổ
chức thực hiện qui chế; thực hiện qui chế dân chủ trong cơ quan, trên cơ sở phát
huy tính sáng tạo của tập thể, giúp cho cán bộ công chức hiểu rõ và tự giác thực
hiện nhiệm vụ theo theo quy chế và kế hoạch của đơn vị đã đề ra.
Thực hiện chế độ sinh hoạt, họp giao ban định kỳ vào ngày cuối tháng, tại
các cuộc họp thường thông báo tình hình trong nước và thế giới đến toàn thể cán
bộ công chức; kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác kịp thời phát hiện uốn nắn
những tư tưởng lệch lạc, sai trái của cán bộ công chức trong đơn vị, từ đó nhận
thức của cán bộ công chức được nâng lên, tin tưởng vào chủ trương đường lối của
Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước.
Luôn quan tâm chỉ đạo cán bộ, công chức chấp hành tốt ý thức tổ chức kỷ


luật, ý thức trách nhiệm trong công việc, xây dựng đơn vị trở thành một tập thể
đoàn kết, thống nhất, mọi công việc được bàn bạc dân chủ, công khai và gắn với
trách nhiệm của cá nhân.
Mỗi cán bộ công chức trong đơn vị luôn phát huy tinh thần trách nhiệm,
gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, phòng ngừa, ngăn chặn
và đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
góp phần xây dựng lực lượng Kiểm lâm trong sạch, vững mạnh.
2. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện tác phong, chấn
chỉnh lề lối làm việc theo Chỉ thị số 3714/CT-BNN-TCLN:
Tổ chức đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng quán triệt, học tập nội dung Chỉ thị số
3714/CT-BNN-TCNL ngày 15/12/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc
tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm, Công văn số 122/CV-
SNN ngày 23/02/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường chấn
chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm và Chương trình số 424/CTrPCTN-KL
ngày 02/8/2011 của Chi cục Kiểm lâm về thực hiện công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí trong lực lượng Kiểm lâm đến toàn thể cán bộ công chức trong
đơn vị. Sau khi học tập, tổ chức ký cam kết giữa cán bộ công chức với lãnh đạo
đơn vị về thực hiện phòng, chống tham nhũng, tăng cường chấn chỉnh thực hiện
chức trách nhiệm vụ đối với công chức kiểm lâm. Việc tổ chức đợt sinh hoạt chính
trị theo Chỉ thị đã góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức tổ chức kỷ
luật, chấn chỉnh lề lối làm việc theo đúng quy định của Luật cán bộ, công chức,
cũng như các quy định về tiêu chuẩn, chức danh của kiểm lâm.
Kịp thời chấn chỉnh tác phong thi hành công vụ của cán bộ, công chức trong
đơn vị, chấp hành nghiêm túc các quy định như: mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, phù
hiệu; giao tiếp với tổ chức, công dân đúng mực, lịch sự theo đúng quy định của
pháp luật; không có hiện tượng đặt ra các yêu cầu ngoài quy định của Nhà nước.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác phòng, chống tiêu cực trong việc
chống buôn lậu lâm sản trái pháp luật, tăng cường công tác quản lý cán bộ công
chức về ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức tác phong, kết quả công tác, đoàn kết nội
bộ, quan hệ với quần chúng nhân dân.

Triển khai học tập chuyên đề năm 2013 "Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh" tới toàn thể cán bộ, đảng viên; mỗi cán bộ đảng viên viết
bản đăng ký nội dung phấn đấu, rèn luyện thực hiện "chuẩn mực đạo đức theo tư
tưởng, phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay".
II/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2013:
1. Công tác Quản lý và bảo vệ rừng:
a) Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật:
Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, và
phòng cháy chữa cháy rừng là một trong những giải pháp trọng tâm có tính lâu dài
nhằm đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, là một trong
những nhiệm vụ chính của lực lượng Kiểm lâm. Kết quả công tác tuyên truyền
PBGDPL trong 9 tháng đầu năm thể hiện trên các mặt sau đây:
- Tập huấn nghiệp vụ PCCCR và QLBVR: Được 04 hội nghị, tại các xã Yên
Lỗ, Hòa Bình, Bình La và Quý Hòa với 221 đại biểu tham gia.
- Ký hợp đồng tuyên truyền với 02 đơn vị gồm: Đội chiếu phim lưu động,
Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, đưa tin phát sóng nhiều buổi tuyên truyền,
2
giới thiệu các văn bản quy định, hướng dẫn của các ngành, các cấp có nội dung
liên quan đến bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng và PCCCR. Kết quả: Đội chiếu
bóng huyện tuyên truyền được 60 buổi, cho 5.980 lượt người nghe tại các xã Tân
Hòa, Quang Trung, Hưng Đạo, Yên Lỗ, Thiện Long, Hoa Thám; Đài Truyền
thanh: 06 buổi, cho trên 12.000 lượt người nghe; Đài Truyền hình của huyện: 08
buổi, cho 20.000 lượt người nghe.
- Tuyên truyền lồng ghép tại xã: Được 11 hội nghị, với 451 người tham gia.
- Tuyên truyền lồng ghép tại thôn: Được 19 thôn, với 1.002 người tham gia.
b) Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
Ngay từ đầu năm Hạt Kiểm lâm đã phối hợp với Ban chỉ huy các vấn đề cấp
bách về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng của 05 xã Tân Văn, Văn Thụ,
Thiện Thuật, Hồng Phong và Hoa Thám ký hợp đồng với người làm công tác
chuyên trách bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng của xã trong 06 tháng mùa

khô hanh, để quản lý diện tích rừng dễ bị cháy trên địa bàn xã.
Đã nghiệm thu 3 tháng đầu năm, cả 05 xã đều đủ điều kiện thanh toán
Đảm bảo phương tiện, xăng dầu phục vụ chế độ thường trực của đội KTKS
lưu động và PCCCR của Hạt, kịp thời tham gia ứng cứu khi có cháy rừng xảy ra.
Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát người nhận hợp đồng bảo vệ rừng và phòng
chống cháy rừng, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng
theo hợp đồng, trong 9 tháng đầu năm không có cháy rừng xảy ra.
Trong 6 tháng đầu năm không có cháy rừng xảy ra.
c) Công tác kiểm lâm địa bàn:
Bình Gia là một huyện miền núi vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Lạng
Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 109.352,72 ha, trong đó đất lâm nghiệp là
83.193,56 ha, đất có rừng là 65.090,17 ha, đất không có rừng là 18.103,39 ha, độ
che phủ rừng 54%. Hạt bố trí 06 kiểm lâm viên phụ trách địa bàn 18 xã có rừng.
Kiểm lâm phụ trách địa bàn, tham mưu cho UBND xã thực hiện một số nội dung
công việc như sau:
- Xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng,
phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Kiện toàn Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng và PCCCR của
xã, kiện toàn các tổ quần chúng bảo vệ rừng và PCCCR của các thôn bản,
- Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên địa bàn xã phụ
trách; phối hợp, tham mưu giải quyết các vụ tranh chấp đất rừng xảy ra.
- Tổ chức tuyên truyền lồng ghép tại các hội nghị của xã, thôn để tuyên
truyền các văn bản về quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn phụ trách.
- Hướng dẫn các chủ rừng làm đơn xin khai thác gỗ, xin cải tạo rừng theo
đúng quy định.
- Xác định về nguồn gốc lâm sản theo đúng quy định của pháp luật.
- Kiểm tra hiệu quả thực hiện quy ước thôn bản đã được phê duyệt.
3
- Tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện cam kết quản lý bảo vệ rừng và
PCCCR theo chỉ thị 06 của UBND tỉnh Lạng Sơn.

- Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị và UBND xã mở hội nghị tập huấn công
tác Phòng cháy chữa cháy rừng cho các thành viên tổ quản lý bảo vệ rừng và
Phòng cháy chữa cháy rừng của các thôn bản.
- Tổ chức kiểm tra, chỉnh sửa phương án Quản lý bảo vệ rừng và Phòng
cháy chữa cháy rừng cấp xã cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Tuy nhiên, Kiểm lâm phụ trách địa bàn xã còn phải phụ trách nhiều xã, chưa
thường xuyên có mặt trên địa bàn một xã nhất định để tham mưu cho UBND xã
thực hiện công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn xã phụ trách, việc thực hiện
nhiệm vụ theo Quyết định số 83 của Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa đạt so với
yêu cầu đề ra.
d) Quy ước bảo vệ rừng, tổ QLBVR và PCCCR, ký cam kết, xây dựng PA:
- Kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy ước: 34 thôn/11 xã
- Kiểm tra, đôn đốc hoạt động tổ BVR và PCCCR: 42 tổ/13 xã
- Kiểm tra ký cam kết: 40 thôn/13 xã, số hộ kiểm tra 1.300 hộ, số hộ vi
phạm 04 hộ/1.300 hộ.
- Kiểm tra, đôn đốc thực hiện phương án QLBVR và PCCCR: 08/19 xã
- Xây dựng phương án QLBVR và PCCCR: 03 xã
đ) Kiểm tra, giám sát khai thác gỗ và lâm sản:
- Huyện chưa cấp giấy phép khai thác gỗ nào theo Thông tư 35.
- Theo dõi khai thác rừng trồng là: 715,148 m
3
= 116,7 %
2. Công tác pháp chế, xử lý VPHC:
Tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các ngành chức
năng và UBND các xã, thị trấn phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ
rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.
Xây dựng chương trình hành động, các kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm
vụ chuyên môn theo chỉ tiêu kế hoạch được Chi cục kiểm lâm giao.
Chỉ đạo tổ KTKS cơ động và PCCCR tăng cường công tác nắm tình hình,
xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành chức năng, UBND các xã Tân Hòa,

Thiện Hòa, Thiện Long tổ chức đấu tranh, ngăn chặn tại các tuyến đường, các khu
rừng trọng điểm, tăng cường kiểm tra tuần rừng, phát hiện, xử lý kịp thời các hành
vi khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép đi qua địa bàn.
* Truy quét theo CT 1685: Tổng số 42 lần. So với cùng kỳ = 182,6 %
Phá hủy 137 lều lán, trục xuất ra khỏi rừng 150 đối tượng.
Kiểm tra cơ sở KDCB lâm sản: 02 lần
Số cơ sở KDCB lâm sản được kiểm tra: 16 cơ sở, không có cơ sở vi phạm
* Kết quả xử lý vi phạm:
- Phát hiện và lập biên bản bắt giữ: 48 vụ vi phạm, so với cùng kỳ = 81,4 %
Trong đó: + Hành vi mua bán, cất giấu: 26 vụ
+ Hành vi vận chuyển: 20 vụ
4
+ Hành vi khai thác: 01 vụ
+ VP quy định của NN về BVR: 01 vụ
- Tang vật, phương tiện xử lý tịch thu:
+ Gỗ các loại21,237 m
3
, so với cùng kỳ = 171,5 %
+ Phương tiện: - Xe mô tô: 09 chiếc
- Cưa máy: 01 chiếc
* Thu nộp Kho bạc: 415.105.000 đ, so với cùng kỳ = 200,4 %
Trong đó: - Phạt hành chính: 209.250.000 đ
- Bán hàng: 205.855.000 đ
3. Công tác khác:
- Thực hiện Thông báo số 327/TB-PC66 ngày 22/5/2013 của Phòng cảnh sát
phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Lạng Sơn về việc kiểm tra
công tác Phòng cháy, chữa cháy năm 2013, đã chuẩn bị báo cáo và hồ sơ liên quan
để phục vụ công tác kiểm tra. Qua công tác kiểm tra, đã đề nghị Phòng cảnh sát
PCCC và CNCH công an tỉnh đo Kiểm định hệ thống chống sét và huấn luyện
nghiệp vụ PCCC cho Đội PCCC của Hạt (dự kiến huấn luyện trong tháng 7/2013).

- Thực hiện Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 09/5/2013 của UBND huyện
về tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2013, Hạt đã thành lập đội văn
nghệ gồm 11 đồng chí, tham gia hội diễn với 04 tiết mục gồm Đơn ca nữ, song ca
nam nữ, tốp ca nam và tốp ca nam nữ. Kết quả đạt: 02 giải B và 01 giải C.
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Kết quả đạt được:
- Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành ngày càng quan tâm đến
công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển vốn rừng. Đông đảo nhân dân, đặc biệt là
đồng bào các dân tộc miền núi gần rừng đã nhận thức được tầm quan trọng, giá trị
to lớn của rừng, những hiểm hoạ xẩy ra do mất rừng, từ đó ý thức giữ rừng, bảo vệ
rừng được nâng lên rõ rệt.
- Phần lớn người dân được nhà nước giao quản lý rừng, đã được hưởng lợi chính
đáng từ việc khai thác rừng, ý thức bảo vệ rừng của người dân đã được nâng lên, hạn
chế được việc khai thác, chặt phá rừng bừa bãi.
- Việc khai thác rừng đã đem lại thu nhập nhất định cho các hộ gia đình, nên
các hộ gia đình đều thực hiện đúng theo đúng quy định, không để xảy ra tình trạng
trộm cắp, tranh chấp, chặt phá rừng bừa bãi.
- Do thời tiết, khí hậu diễn biến theo chiều hướng có lợi hơn so với các năm
trước đây nên thuận lợi cho công tác PCCCR và phát triển vốn rừng.
2. Khó khăn, tồn tại:
- Mặc dù đã nghiêm túc triển khai, tăng cường phối hợp với các ngành Công
An, Ban CHQS huyện và UBND các xã tổ chức kiểm tra, kiểm soát, truy quét,
ngăn chặn, bắt giữ và xử lý những cá nhân, tổ chức phá hoại rừng. Song tình hình
mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn một số xã tại những khu vực
giáp ranh như xã Tân Hoà, Thiện Long, Thiện Hoà vẫn diễn ra.
5
- Nhu cầu về gỗ, lâm sản của nhân dân ngày càng tăng; giao thông mở mang
vào đến vùng sâu, vùng xa vùng giàu tài nguyên rừng, các loại phương tiện vận tải
đa dạng gây khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ.
- Phần lớn đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa có thu nhập thấp, việc làm

thiếu, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tình trạng khai thác lâm sản trái
pháp luật ở trong rừng, đang là vấn đề quan trọng cần tiếp tục được giải quyết.
- Địa bàn rộng, các hộ gia đình trong thôn sống thưa thớt, rải rác, không tập
trung, diện tích rừng các hộ được giao quản lý lớn, nên rất khó khăn cho công tác
quản lý bảo vệ.
- Việc tổ chức kiểm tra truy quét trong rừng chưa được thường xuyên, tình
trạng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phâp luật trên địa bàn vẫn còn
diễn biến phức tạp cần tiếp tục giải quyết.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân đã
được thực hiện, nhưng chưa được thường xuyên, ý thức chấp hành các quy định
của pháp luật trong quản lý, bảo vệ rừng của nhân dân còn hạn chế. Mặc dù các hộ
đã ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR, không vi phạm Luật bảo vệ và phát triển
rừng, nhưng vẫn tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
3. Nguyên nhân:
- Nhận thức về phát triển kinh tế đồi rừng của nhân dân còn hạn chế, đời
sống kinh tế của nhân dân tại các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, nguồn
thu chủ yếu trông vào rừng, nên các đối tượng vi phạm đã lợi dụng để thuê mướn
khai thác, mang vác vận chuyển lâm sản trái phép. Mặt khác, việc khai thác, mua
bán, vận chuyển lâm sản trái phép còn đem lại thu nhập cao và nhanh nhất, phục
vụ ngay cho sinh hoạt hàng ngày.
- Do lợi nhuận thu được từ việc buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép cao,
nhất là thớt nghiến và gỗ nghiến, nên các đối tượng vi phạm không từ bỏ một thủ
đoạn nào để đạt được mục đích kiếm lời.
- Lực lượng chức năng còn thiếu, cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn xã còn
phải phụ trách nhiều xã; năng lực cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ hiện nay.
IV/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 3 THÁNG CUỐI NĂM 2013:
1. Tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể của
huyện và UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền pháp luật về quản lý, bảo vệ
rừng và PCCCR trong nhân dân, tập huấn nghiệp vụ kiểm lâm cho cán bộ xã, tổ

quần chúng bảo vệ rừng thôn bản, từng bước nâng cao sự hiểu biết và ý thức trách
nhiệm của người dân trong công tác QLBVR và PCCCR.
2. Phối hợp với các trường Trung học phổ thông đưa nội dung tuyên truyền
bảo vệ rừng vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ đầu tuần nâng cao ý thức
bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho các em học sinh. Đổi mới và đa
dạng hóa hình thức, nội dung tuyên truyền để đem lại tác dụng cao trong thực tiễn.
6
3. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành của Ban chỉ huy các vấn đề cấp
bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng từ huyện đến xã, đề cao
trách nhiệm của mỗi thành viên trong Ban chỉ huy được phân công phụ trách địa
bàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Thủ
tướng Chính phủ; Tăng cường sự phối hợp giữa 3 lực lượng Kiểm lâm - Công an -
Quân đội theo nội dung Thông tư liên tịch số: 144/TTLT/BNNPTNT-BCA-BQP
về bảo vệ rừng; thường xuyên tổ chức kiểm tra, truy quét ngăn chặn việc khai thác,
mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn.
5. Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp, các ngành
về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012
của Thủ tướng Chính phủ. Nâng cao chất lượng tham mưu cho UBND huyện và
xã trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy
định tại Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ.
6. Xây dựng các cộng tác viên kiểm lâm ở cơ sở để nắm bắt thông tin về các
vụ vi phạm lâm luật để tổ chức lực lượng kiểm tra, truy quét, ngăn chặn, bắt giữ và
xử lý kịp thời các hành vi vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn, nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất các vụ vi phạm lâm luật xảy ra.
7. Tăng cường sự phối hợp với huyện bạn, tỉnh bạn để kịp thời nắm bắt tình
hình và thông tin cho nhau để tổ chức kiểm tra truy quét, ngăn chặn, bắt giữ và xử
lý nghiêm minh các vụ vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn giáp ranh.
8. Đôn đốc CBCC và Kiểm lâm địa bàn, tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo tổ
chức thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2013.

V/ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách cụ thể về phát triển kinh tế đồi rừng, từng
bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc sống trong vùng rừng và ven
rừng.
2. Chi cục Kiểm lâm tiếp tục mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn, nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức và năng lực công tác cho kiểm
lâm phụ trách địa bàn, trang bị thêm kiến thức để tham mưu cho huyện, xã thực
hiện tốt công tác QLBVR và PCCCR từ cơ sở.
3. Trang bị cơ sở vật chất (như băng đĩa, tranh, ảnh, tờ rơi về BVR và
PCCCR) để đảm bảo cho việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật về QLBVR và PCCCR đạt hiệu quả./.
Nơi nhận: HẠT TRƯỞNG
- Chi cục KL;
- TT Huyện uỷ; (b/c)
- UBND huyện;
- Phòng TC-KH;
- HT, Phó HT;
- Các tổ công tác;
- Lưu VT;
Bùi Văn Lượng
7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×