Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát chất lượng nước thải của một số khu công nghiệp trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 104 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




CAO MINH SÁNG






KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA MỘT
SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG
SÀI GÒN – ĐỒNG NAI








Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số chuyên ngành: 604260





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN THỊ THANH KIỀU
2. PGS. TS. ĐỖ HỒNG LAN CHI





Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2012
i
LờI CảM ƠN
Sau gần hai năm học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và
các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới:
Các thầy, cô trong Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ
môn Sinh thái Môi trường, trường Đại Học Khoa học Tự nhiên TP.
HCM đã tạo mọi điều kiện thu
ận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
Kiều và Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Hồng Lan Chi đã cho tôi có cơ hội
được tiếp xúc với những kiến thức mới mẽ về Độc học Môi trường, tạo

mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận v
ăn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn thầy, PGS.TS. Nguyễn Phước Dân - Trưởng khoa Môi
trường, trường Đại học Bách khoa TP. HCM, một người đáng kính trong
công việc cũng như trong cuộc sống. Thầy đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho em trong suốt quá trình làm luận văn.
Tiến sĩ Đào Thanh Sơn, cùng toàn thể các anh, chị em trong phòng
Độc học - Viện Môi trường và Tài nguyên đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi thự
c hiện thí nghiệm độc học.
ThS. Bùi Mạnh Hà, CN Thủy, Phòng thí nghiệm hóa phân tích –
Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm bảo vệ thực vật phía nam, đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện phân tích mẫu bằng hệ thống
GC/MS.
ThS. Võ Thị Kiều Thanh, cán bộ Phòng Công nghệ biến đổi Sinh
học, Viện Sinh Học Nhiệt Đới TP. HCM, đã tận tình hướng dẫn tôi
ii
phương pháp phân tích số liệu độc học và các tài liệu trong quá trình
thực hiện luận văn.
Các cô, các anh chị trong các phòng thí nghiệm của Khoa Môi
trường - trường ĐH Bách Khoa TP. HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình thu mẫu và phân tích mẫu.
Xin gửi lới cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em trong lớp cao học
Sinh thái K19 đã cùng trao đổi, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn bố, mẹ, các em và người thân đã
luôn ở bên cạ
nh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.


Cao Minh Sáng



iii
iv

LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian gần 6 tháng thực hiện luận văn, kết quả và số liệu thu được
bao gồm:
§ Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hóa và kim loại nặng trong nước thải đầu
vào và đầu ra của 5 khu công nghiệp: Amata, Hố Nai, Tân Bình, Trảng
Bàng và Tân Tạo.
§ Kết quả đánh giá độc cấp tính EC50 của các mẫu nước thải đầu vào và đầu
ra của 5 KCN (Amata, Hố Nai, Tân Bình, Trảng Bàng và Tân Tạo) trên
đối tượng cá ngựa vằn (Danio rerio).
§ Kết quả phân tích 5 chất EDCs: Bisphenol A, Nonylphenol, Nonylphenol
monoethoxylate, Nonylphenol diethoxylate, Octylphenol trong mẫu nước
thải đầu vào và đầu ra của 5 KCN (Amata, Hố Nai, Tân Bình, Trảng Bàng
và Tân Tạo).
Tôi xin cam đoan những kết quả này là do tôi thực hiện và chưa được công
bố hay trình bày ở bất kỳ tài liệu nào. Nếu những điều trên không đúng sự thật tôi
xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.

Học viên cao học


Cao Minh Sáng
v

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cảm ơn ii
Lời cam đoan iv
Mục lục v
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các hình vẽ, đồ thị x
Tóm tắt xii
MỞ ĐẦU 01
Chương 1. TỔNG QUAN 03
1.1. Sơ lược về nước thải 03
1.1.1. Phân loại nước thải 03
1.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh 03
1.1.1.2. Phân loại theo quan điểm quản lý môi trường 07
1.1.2. Đặc điểm nước thải các khu công nghiệp nghiên cứu 07
1.1.2.1. Khu công nghiệp Amata 07
1.1.2.2. Khu công nghiệp Hố Nai 08
1.1.2.3. Khu công nghiệp Tân Bình 09
1.1.2.4. Khu công nghiệp Tân Tạo 10
1.1.2.5. Khu công nghiệp Trảng Bàng 11
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải công nghiệp 12
1.1.3.1. Các chất hữu cơ 12
1.1.3.2. Các chất vô cơ 12
1.1.3.3. Hàm lượng chất rắn 13
1.1.3.4. Hàm lượng ôxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen) 13
vi

1.1.3.5. Nhu cầu ôxy sinh hóa BOD (Biochemical Oxygen Demand) 14

1.1.3.6. Nhu cầu ôxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand) 15
1.1.3.7. Các chất dinh dưỡng 15
1.1.3.8. Chỉ tiêu vi sinh của nước 16
1.1.3.9. Các tác nhân độc hại và các hợp chất liên quan về mặt sinh thái 17
1.1.4. Các hợp chất gây rối loạn nội tiết (Endocrine disrupting compounds -
EDCs) 17
1.1.4.1. Khái niệm các hợp chất gây rối loạn nội tiết 17
1.1.4.2. Các phương pháp phát hiện các hợp chất gây rối loạn nôi tiết 19
1.1.4.2.1. Kỹ thuật sinh học 19
1.1.4.2.2. Kỹ thuật hóa học 20
1.2. Đánh giá độc tính của nước thải công nghiệp lên sinh vật 22
1.2.1. Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng của sinh vật 22
1.2.2. Tiêu chuẩn xác định ảnh hưởng của EC50 24
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Thu mẫu và bảo quản mẫu 25
2.1.1. Thu mẫu 25
2.1.1.1. Vị trí thu mẫu 25
2.1.1.2. Thời gian thu mẫu 25
2.1.1.3. Dụng cụ thu mẫu 25
2.1.2. Bảo quản mẫu 26
2.1.3. Vị trí của các KCN 26
2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý, hóa 29
2.3. Phương pháp phân tích kim loại nặng 31
2.4. Phương pháp phân tích EDCs 31
2.5. Phương pháp thí nghiệm độc cấp tính EC50 32
2.6. Phương pháp phân tích số liệu độc học 36
vi

2.7. Đơn vị độc tính 37
Chương 3. KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 38

3.1. Kết quả phân tích chỉ tiêu lý – hóa 38
3.2. Kết quả phân tích kim loại nặng 44
3.3. Kết quả đánh giá độc tính 47
3.4. Đánh giá độc tính nước thải 48
3.5. Kết quả phân tích các EDC 50
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
4.1. Kết luận 55
4.2. Kiến nghị 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

APHA
BPA
BOD
CETASD

COD
COHIBA
DDT
DO
EC
ELISA
ER-CALUX

FTU
GC-MS
GC-MS/MS

HPLC/ESI-MS/MS


ISO
JEA
KCN
LC-MS/MS
LWWMR:
LC
LEC
MEKC
: American Public Health Association
: Bisphenol A
: Biochemistry Oxygen Demand
: Centre for Environmental Technology and
Sustainable Development
: Chemistry Oxygen Demand
: Control of Hazardous Substances in the Baltic Sea
: diclodiphenyltricloetan
: Dissolved oxygen (Oxy hòa tan)
: Concentration Effect
: Enzyme-linked immunosorbent assay
: Estrogen responsive chemically activated luciferase
expression
: Formalin Turbidity Units
: gas chromatography mass spectrometer
: gas chromatography tandem mass spectrometer
: high performance liquid chromatography with
positive electrospray ionization and tandem mass
spectrometry

: International Organization for Standardization
: Japan Environment Agency
: Khu công nghiệp
: Liquid chromatography tandem mass spectrometer
: Lithuanian Waste Water Management Regulation
: Lethal concentration
: Limit concentration to the Environment
: micellar electrokinetic chromatography
viii

MACE

MS Excel
NOEC
ND
NP
NPEO
NTCN
NTSH
OECD

OP
OPEO
OSPAR
ppm
ppb
ppt
Pt-Co
QCVN
SPME-HPLC


SS
TP. HCM
TCVN
TU
UKEA
USEPA
WWF
YES
: maximum allowable concentration to the
environment
: Microsoft Excel
: No – Observed – Effect
: Non detectable
: Nonylphenol
: Nonylphenol ethoxylate
: Nước thải công nghiệp
: Nước thải sinh hoạt
: Organization for Economic Co-operation and
Development
: Octylphenol
: Octylphenol ethoxylate
: Oslo and Paris Commission
: Parts per million
: Parts per billion
: Parts per trilion
: Platinum-Cobalt
: Quy chuẩn Việt Nam
: Solid-phase microextraction high performance liquid
chromatography

: Suspended solid
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Toxic Units
: United Kingdom Environment Agency
: United States Environmental Protection Agency
: World Wildlife Fund
: Yeast estrogen screening
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp 05
Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công
nghiệp 06
Bảng 1.3. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Amata 2010 08
Bảng 1.4. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Hố Nai 2010 09
Bảng 1.5. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Tân Bình 2008 10
Bảng 1.6. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Tân Tạo 2008 11
Bảng 1.7. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Trảng Bàng 2010 12
Bảng 2.1. Tọa độ KCN thu mẫu 27
Bảng 2.2. Giới hạn định lượng và giới hạn phát hiện của kim loại 31
Bảng 3.1. Kết quả thí nghiệm độc học trên nước thải các KCN 48
Bảng 3.2. Đơn vị độc tính trong nước thải của các KCN 50
Bảng 3.3. Phân loại độ độc cho mẫu nước thải 50
Bảng 3.4. Kết quả phân tích các EDC trong mẫu nước thải các KCN 51
Bảng 3.5. Nồng độ các EDC trong nước thải các KCN và giới hạn tối đa cho
phép thải vào môi trường theo LWWMR 55












x

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ hòa tan của oxy và nhiệt độ 14
Hình 1.2. Một vài EDCs trong nội dung nghiên cứu 19
Hình 1.3. Sắc ký đồ thể hiện nồng độ các hóa chất thu được khi phân tích bằng
kỹ thuật GC/MS 21
Hình 2.1. Nguồn thải đầu vào và đầu ra của nhà máy xử lý nước thải – KCN
Nhơn Trạch 25
Hình 2.2. Dụng cụ đựng mẫu 26
Hình 2.3. Bản đồ vị trí thu mẫu 28
Hình 2.4. Hệ thống máy sắc ký khí khối phổ và bộ cô quay chân không 32
Hình 2.5. Đối tượng sử dụng thí nghiệm độc cấp tính 33
Hình 2.6. Mô hình thử nghiệm ước đoán 34
Hình 2.7. Mô hình thử nghiệm xác định 35
Hình 2.8. Dãy thí nghiệm độc tính với các nồng độ mẫu khác nhau 36
Hình 3.1. Kết quả đo pH trong mẫu nước thải của các KCN 41
Hình 3.2. Kết quả đo DO trong mẫu nước thải của các KCN 42
Hình 3.3. Kết quả phân tích COD trong mẫu nước thải của các KCN 42
Hình 3.4. Kết quả phân tích chất rắn lơ lửng trong mẫu nước thải KCN 43
Hình 3.5. Kết quả phân tích độ màu trong mẫu nước thải KCN 43

Hình 3.6. Kết quả phân tích độ đục trong mẫu nước thải KCN 44
Hình 3.7. Kết quả phân tích Nitơ tổng trong mẫu nước thải KCN 44
Hình 3.8. Kết quả phân tích đồng (Cu) trong mẫu nước thải KCN 46
Hình 3.9. Kết quả phân tích kẽm (Zn) trong mẫu nước thải KCN 47
Hình 3.10. Kết quả phân tích chì (Pb) trong mẫu nước thải KCN 47
Hình 3.11. Kết quả phân tích các EDC mẫu nước thải đầu vào KCN 52
xii
TÓM TẮT
Sông Sài Gòn – Đồng Nai là một trong những con sông quan trọng bậc nhất
khu vực phía Nam, không những là nơi cung cấp nước sinh hoạt mà còn là nơi dự
trữ sinh quyển đa dạng sinh học của cả khu vực miền Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên, đây cũng là điểm xả cuối cùng của nước thải các khu công nghiệp
trước khi thoát ra biển. Trong những năm gần đây chất lượng nước sông ngày
càng báo động, một trong những lý do là chất lượng nước thải ngày càng phức
tạp, đa dạng về chủng loại thành phần do những ngành nghề mới sinh ra, sử dụng
những hóa chất mới, công nghệ mới. Vì thế những chỉ tiêu hóa, lý dùng đánh giá
chất lượng nước (pH, COD, BOD, SS, …) chưa thể hiện hết “bản chất” ô nhiễm
của nước sông mà cần đến những chỉ tiêu phân tích hóa chuyên sâu (các EDC,
thuốc trừ sâu,…) và độc tính nước thải sinh ra.
Bằng việc phân tích các chất gây rối loạn nội tiết EDC (bằng phương pháp
LC/MS), đánh giá độc tính cấp EC50 (trên cá sọc ngựa) và các chỉ tiêu hóa lý
thông thường của 5 mẫu nước thải (đầu vào, ra) của 5 khu công nghiệp có nguồn
thải chảy vào sông Sài Gòn – Đồng Nai gồm: Amata, Hố Nai, Tân Bình, Trảng
Bàng, Tân Tạo, chúng tôi xác định được rằng tất cả các mẫu nước thải đầu vào
đều gây độc cho vi sinh vật thí nghiệm, đặc biệt nước thải đầu vào KCN Trảng
Bàng và Tân Tạo đều gây độc với hàm lượng nhỏ (EC50 đo được lần lượt 9.3 và
15.66 %). Các EDC đều hiện diện trong tất cả các mẫu nước thải đầu vào. Qua
khảo sát nước thải đầu ra về cơ bản không gây độc tính cho sinh vật thử nghiệm.
Với việc khảo sát đặc tính chất lượng nước thải KCN trước khi xã thải ra
sông Sài Gòn – Đồng Nai, nghiên cứu phần nào làm rõ hiện trạng ô nhiễm, giúp

các nhà quản lý có thêm số liệu khoa học, từ đó có những định hướng đúng hơn
góp phần giảm thiểu tác động môi trường lên con sông huyết mạch này.


xiii
ABSTRACT
The Sai Gon – Dong Nai River Basin is one of the most important rivers in
Southern part of Vietnam. It is not only a supplier of water but also a reserve of
biodiversity biosphere for South – East area.
However, this is the ultimate emission of industrial wastewater before
releasing out the sea. In recent years, the water quality of the river is less and less.
One of the reasons is the wastewater being more complex, categories and
composition because of the creation of new trades that using new chemicals and
modern technologies. Therefore, the indicators of physical, chemical used to
assess water quality (pH, COD, BOD, SS …) is impossible to express the entire
essence of pollution in river water, so it is necessary using advanced analytical
methods such as GC and LC/MS and toxicity of wastewater.
By analyzing the endocrine disrupting compounds (using LC/MS method),
measuring the acute toxicity (EC50) and the indicators of physical, chemical in
the five wastewater samples (inffluent and effluent) of five industries that flow
wastewater into Sai Gon – Dong Nai river, including Amata, Ho Nai, Tan Binh,
Trang Bang, and Tan Tao. The result is all the industrial sewage inffluent samples
causing toxicity to test organisms. In particular, the sewage inffluent of Trang
Bang and Tan Tao industrial cause toxicity with a small content (EC50 are 9.3%
and 15.66%). EDCs exist in all industrial sewage inffluent samples. The result of
research showed that the effluent wastewater samples are not basically toxic to
test organisms.
The result of the research show the status of pollution, helping managers
hane scientific data, from which they have the right direction to reduce
environmental impact on this river.

1

MỞ ĐẦU
Trong hệ thống sông ngòi Việt Nam thì hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai
có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 12 tỉnh,
thành mà nó chảy qua. Đặc biệt trên hệ thống sông này có 4 địa phương là Bình
Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu là hạt nhân của
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước, chiếm hơn
54% giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Điều này cho thấy tầm vóc và vị trí của các tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn -
Đồng Nai đối với nền kinh tế của nước nhà (Viện Môi trường & Tài nguyên, Đại
học Quốc gia TP.HCM). Bên cạnh vai trò sản xuất kinh tế, sông Sài Gòn – Đồng
Nai còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho 8 triệu dân thành phố Hồ
Chí Minh và các vùng lân cận. Tuy nhiên chất lượng nước Sông Đồng Nai và
Sông Sài Gòn được đánh giá là đang suy giảm về chất lượng do các hoạt động xả
thải trên thượng nguồn, như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
khu dân cư xung quanh và cả các trạm xử lý nước thải tập trung. Có nhiều nguyên
nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, trong
đó nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là nước thải từ các khu công nghiệp chưa
qua xử lý được xả ra sông. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có khoảng
51 khu công nghiệp đang hoạt động trên lưu vực Sông Sài Gòn - Đồng Nai, trong
số này mới chỉ có 21 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Các nguồn
thải chưa qua xử lý của các khu công nghiệp khi thải ra môi trường tự nhiên đã
mang theo nhiều hóa chất độc hại từ các hoạt động sản xuất như: dệt nhuộm, sản
xuất giấy, chế biến thủy hải sản, sản xuất phân bón.
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về chất lượng nước thải của các
khu công nghiệp thông qua các chỉ tiêu lý, hóa, kim loại nặng, vi sinh vật. Tuy
nhiên các chỉ tiêu đó chỉ chưa thể hiện được đầy đủ mức độ ô nhiễm của nước
thải đặc biệt tác động của chúng lên môi trường sinh thái. Do đó đề tài: “Khảo
2


sát chất lượng nước thải của một số khu công nghiệp trên lưu vực sông Sài
Gòn – Đồng Nai” nhằm đánh giá một cách đầy đủ chất lượng nước thải công
nghiệp thông qua các chỉ tiêu lý, hóa và thử nghiệm sinh học độc tính cấp EC50.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Khảo sát chất lượng nước thải của 5 khu
công nghiệp thuộc lưu vực sông Sài Gòn và Đồng Nai và đánh giá ảnh hưởng của
mẫu nước thải lên sinh vật thí nghiệm.
Để đáp ứng các mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu thực hiện bao gồm:
- Khảo sát hiện trạng ô nhiễm của nước thải công nghiệp dựa trên các chỉ
tiêu lý – hóa và kim loại nặng
- Khảo sát sự hiện diện của các hợp chất gây rối loạn nội tiết (Endocrine
disrupting compounds – EDCs) trong mẫu nước thải công nghiệp
- Đánh giá độc tính EC50 – 24h nước thải trên đối tượng là cá ngựa vằn
(Danio rerio, Hamilton, 1822)










3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về nước thải
Theo Hiến chương châu Âu (1999), nước ô nhiễm được định nghĩa: “Ô
nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm

nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho cho công nghiệp, cho nông
nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là
nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình
công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
Ngoài ra nước thải còn được định nghĩa: là chất lỏng được thải ra sau quá
trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
1.1.1. Phân loại nước thải
1.1.1.1. Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Dựa vào nguồn gốc phát sinh có thể phân nước thải thành các loại sau:
Ø Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt
động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương
mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở. Thông thường, nước thải sinh
hoạt của hộ gia đình được chia làm hai loại chính: nước đen và nước xám. Nước
đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: chất
hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Nước xám là nước phát sinh từ
quá trình rửa, tắm, giặt, với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể. Các
thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5,
COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu
không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng –một
hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng Nitơ và Phốtpho cao, trong
đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn
nước trở nên ô nhiễm.
4

Trong đô thị: Nước thải sinh hoạt thường trộn chung với nước thải sản xuất
và gọi chung là
nước thải đô thị. Nếu tính gần đúng, nước thải đô thị gồm khoảng 50% là nước
thải sinh hoạt, 14% là các loại nước thấm, 36% là nước thải sản xuất.
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các

tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65 – 85% lượng nước cấp cho 1 nguồn
trở thành nước thải. Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị
thường dao động trong phạm vi rất lớn.
Lưu lượng nước thải của các thành phố nhỏ biến động từ 20%QTB –
250%QTB
Lưu lượng nước thải của các thành phố lớn biến động từ 50%QTB –
200%QTB
Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10 – 12h trưa và thấp nhất
vào lúc khoảng 5h sáng.
Lưu lượng và tính chất nước thải đô thị còn thay đổi theo mùa, giữa ngày làm
việc và ngày nghỉ trong tuần cũng cần được tính đến khi đánh giá sự biến động
lưu lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm.
Ø Nước thải công nghiệp: xuất hiện khi khai thác các nguyên liệu hữu cơ và
vô cơ. Trong quá trình công nghệ các nguồn nước thải có thể phân thành:
- Nước hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ô nhiễm bởi các tác chất
và các sản phẩm phản ứng).
- Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, được
tách ra trong quá trình chế biến.
- Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị.
- Nước hấp thụ, nước làm nguội, nước chiết.
- Dung dịch nước cái
5

- Các nước khác như: nước bơm chân không, nước rửa bao bì, nhà xưởng,
máy móc.
Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là 1 loại nguyên liệu thô hay
phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích
truyền nhiệt. Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung
hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống
xử lý riêng. Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc

vào nhiều yếu tố. Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác
định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
Bảng 1.1. Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp
[4][7]

Ngành công nghiệp Tính cho
Lưu lượng
nước thải
1. Sản xuất bia
2. Tinh chế đường
3. Sản xuất bơ sữa
4. Sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa
5. Sản xuất nước khoáng và nước chanh
6. Nhà máy đồ hộp rau quả
7. Giấy
8. Giấy trắng
9. Giấy không tẩy trắng
10. Dệt sợi nhân tạo
11. Xí nghiệp tẩy trắng
1 l bia
1 tấn củ cải đường
1 tấn sữa
-
-
1 tấn sản phẩm
-
1 tấn
1 tấn
1 tấn sản phẩm
1 tấn sợi

5.65 (l)
10 – 20 (m
3
)
5 – 6 (l)
-
-
4.5 – 1.5
-
-
-
100 (m
3
)
10
3
–4.10
3
(m
3
)
Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý
nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho 1 đơn vị sản phẩm có thể rất khác nhau.
Lưu lượng nước thải sản xuất lại dao động rất lớn. Bởi vậy số liệu trên thường
6

không ổn định và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do
sử dụng hệ thống tuần hoàn trong sản xuất.
Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, thậm chí ngay trong 1 ngành
công nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công

nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường.
Căn cứ vào thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và các
kỹ thuật xử lý. Sau đây là 1 số số liệu về thành phần nước thải của 1 số ngành
công nghiệp
Bảng 1.2. Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp
[4][7]

Các chỉ tiêu Chế biến
sữa
Sản xuất
thịt hộp
Dệt sợi tổng
hợp
Sản xuất
clorophenol
BOD
5
(mg/l)
COD (mg/l)
TSS (mg/l)
SS (mg/l)
Nitơ (mgN/l)
Photpho (mgP/l)
pH
Nhiệt độ (
o
C)
Dầu mỡ (mg/l)
Clorua (mg/l)
Phenol (mg/l)

1000
1900
1600
300
50
12
7
29
-
-
-
1400
2100
3300
1000
150
16
7
28
500
-
-
1500
3300
8000
2000
30
0
5
-

-
-
-
4300
5400
53000
1200
0
0
7
17
-
27000
140
Ø Nước thải là nước mưa: Đây là lọai nước thải sau khi mưa chảy tràn trên
mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ, khi đi vào hệ thống thóat nước.
Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải
riêng với mạng lưới cống thoát nước mưa. Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm:
nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận
7

mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thể tràn qua
nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải. Lượng nước thâm nhập do
thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên tới 470m3/ha.ngày. Nơi có mạng
cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa. Đây là trường hợp hầu hết ở
các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta. Lượng nước chảy về nhà máy gồm
nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần
nước mưa.
Ø Nước thải nông nghiệp: là nước thải sử dụng sau tưới tiêu trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp. Đặc trưng cơ bản của loại nước này là có chứa các dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, lưu lượng không ổn định và khó thu gom
để xử lý. Nước thải nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
1.1.1.2. Phân loại theo quan điểm quản lý môi trường
Theo quan điểm quản lý môi trường các nguồn gây ô nhiểm nước con được
phân chia thành hai loại, là nguồn xác định và nguồn không xác định.
Các nguồn xác định bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải đô thị, các
cửa cống xả nước mưa và tất cả các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận nước có tổ
chức qua hệ thống cống và kênh thải.
Các nguồn không xác định bao gồm nước chảy trôi trên bề mặt đất, nước
mưa và các nguồn phân tán khác.
1.1.2. Đặc điểm nước thải các khu công nghiệp nghiên cứu
1.1.2.1. Khu công nghiệp Amata
Hiện có khoảng 70 công ty đang hoạt động tại khu công nghiệp Amata với
các ngành nghề sản xuất chủ yếu: Cơ khí, Thực phẩm; Dược phẩm; Mỹ phẩm;
Hóa chất; Keo dán công nghiệp; Sơn; Hạt nhựa; Bột màu công nghiệp, Sợi PE,
Nữ trang; Dụng cụ y tế; Sản phẩm công nghiệp (Cao su, Nhựa, Gốm, Sứ, Thuỷ
tinh; Thép xây dựng, ).
8

Khu công nghiệp Amata có nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất
1000m
3
/ngày. Nước thải sau xử lý sẽ xả trực tiếp ra suối Chùa rồi chảy ra sông
Đồng Nai.
Bảng 1.3. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Amata 2008
[3]

Thông số
QCVN 24/2009

(Cột B)
pH mg/l 6.9 5.5-9
TSS mg/l 22 100
COD mg/l 50 100
BOD
5
mg/l 22 50
N – NH
3
11.7 5
Coliform MNP/100 ml 1100 5000
Fe mg/l KPH 5
Pb mg/l KPH 0.5
Cd mg/l KPH 0.01
Hg mg/l KPH 0.01
Zn mg/l 0.008 3
KPH: Không phát hiện

(Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường KCN Amata 2008)
1.1.2.2. Khu công nghiệp Hố Nai
KCN Hố Nai (Huyện Trảng Bom) hiện có 86 doanh nghiệp đang hoạt động
với tổng lượng nước thải toàn KCN là 2.865 m
3
/ngày.đêm. Tuy nhiên KCN cũng
đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế 4.000
m
3
/ngày.đêm.
Nước thải của KCN Hố Nai bao gồm nước thải trong quá trính sản xuất công
nghiệp, nước mưa và nước thải sinh hoạt. Toàn bộ nước thải sẽ được gom về nhà

9

máy xử lý nước thải của KCN, nước thải sau xử lý sẽ được xả trực tiếp ra sông
Đồng Nai đoạn chạy qua Tỉnh Đồng Nai.
Khu công nghiệp Hố Nai được ngành chức năng Tỉnh Đồng Nai xếp vào loại
KCN gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong những KCN đang hoạt động trên địa
bàn Đồng Nai, bởi tính chất các ngành nghề sản xuất chủ yếu là xi mạ.
Bảng 1.4. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Hố Nai 2008
[3]

Thông số
QCVN 24/2009
(Cột B)
pH mg/l 6.95 5.5-9
TSS mg/l 268 100
COD mg/l 49 100
BOD
5
mg/l 25 50
Dầu mg/l 2.3 5
Coliform MNP/100 ml 7.5.10
10
5000
Fe mg/l 2.63 5
Pb mg/l KPH 0.5
Cd mg/l 0.00134 0.01
Hg mg/l KPH 0.01
Zn mg/l 0.04 3
KPH: Không phát hiện


(Nguồn: Kết quả quan trắc môi trường KCN Hố Nai 2008)
1.1.2.3. Khu công nghiệp Tân Bình
Nhu cầu sử dụng nước: tổng lượng nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
của KCN Tân Bình hiện nay khoảng 136.083 m
3
/quý (Nguồn: phòng thu phí môi
trường – CCBVMT).
Tổng lượng nước thải: theo ước tính hiện nay, tổng lượng nước thải của KCN
Tân Bình khoảng 1.512m
3
/ngày đêm.
10

Nước thải từ KCN Tân Bình chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
− Nước thải sinh hoạt từ các hoạt động của KCN
− Nước thải công nghiệp tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của các
nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp.
Bảng 1.5. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Tân Bình 2008
[10]

Thông số
QCVN 24/2009
Cột A Cột B
pH mg/l 7.1 6-9 5.5-9
TSS mg/l 7.2 50 100
COD mg/l 18 50 100
BOD
5
mg/l 7 30 50
Coliform MNP/100 ml 4600 3000 5000

Fe mg/l 0.01 1 5
Pb mg/l 0.09 0.1 0.5
Cd mg/l 0.001 0.005 0.01
(Nguồn: Báo cáo điều tra công nghiệp 2008 –HEPA)
1.1.2.4. Khu công nghiệp Tân Tạo
Theo số liệu cập nhật và thống kê của Ban quản lý khu công nghiệp Tân Tạo:
Hiện tại có 120 nhà đầu tư đang hoạt động trong KCN Tân Tạo, với các
ngành nghề chủ yếu gồm: dệt nhuộm, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, cơ khí –
điện, giấy và bao bì, may, da giầy, nhựa, xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các nguồn nước thải chủ yếu từ KCN Tân Tạo có thể nhận dạng như sau:
• Nước mưa chảy tràn.
• Nước thải sinh hoạt.
• Nước thải sản xuất (công nghiệp) bao gồm:
- Nước thải từ các khâu sản xuất.
- Nước vệ sinh máy móc, nhà xưởng.
11

- Nước thải từ các hệ thống xử lý khí thải.
Hiện tại, tổng lưu lượng trung bình nước thải về trạm vào khoảng: 4000 –
4500 m
3
/ngày, đêm.
Bảng 1.6. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Tân Tạo 2010
[8]

Thông số
QCVN 24/2009
Cột A Cột B
pH mg/l 7.38 6-9 5.5-9
TSS mg/l 71 50 100

COD mg/l 76 50 100
BOD
5
mg/l 37 30 50
Coliform MNP/100 ml 3800 3000 5000
Fe mg/l 2.32 1 5
Pb mg/l KPH 0.1 0.5
Cd mg/l KPH 0.05 0.01
KPH: Không phát hiện

(Nguồn: Báo cáo điều tra công nghiệp 2010 –HEPA)
1.1.2.5. Khu công nghiệp Trảng Bàng
Khu công nghiệp Trảng Bàng là KCN có quy mô và diện tích lớn nhất trên
địa bàn Tỉnh Tây Ninh. KCN Trảng Bàng thu hút gần 140 nhà máy, xí nghiệp
hoạt động tại đây, với lưu lượng nước thải là 12800 m
3
/ngày.
Nước thải phát sinh từ KCN Trảng Bàng với nhiều ngành nghề khác nhau,
nên có các tính chất khác nhau. Nước thải KCN có từ các nguồn sau:
− Nước thải là nước mưa chảy tràn
− Nước thải sinh hoạt
− Nước thải công nghiệp
12

Toàn bộ nước thải trong KCN sẽ được gom và xử lý tại nhà máy xử lý nước
thải tập trung của KCN có công suất 5.000m
3
/ngày đêm, sau đó sẽ được xả trực
tiếp vào sông Vàm Cỏ đoạn chảy qua địa bàn Tỉnh Tây Ninh.
Bảng 1.7. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý KCN Trảng Bàng 2010

[9]

Thông số
QCVN 24/2009
(Cột B)
pH mg/l 7.7 5.5-9
TSS mg/l 34 100
COD mg/l 23 100
BOD
5
mg/l 25 50
Tổng Nitơ mg/l 6.3 30
Tổng Photpho

mg/l 0.4 6
Coliform MNP/100 ml 1.1.10
5
5000
Fe mg/l 2.63 5
Pb µg/l KPH 0.5
Cd µg/l 0.134 0.01
Hg µg/l KPH 0.01
Zn µg/l 0.04 3
(Nguồn: Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3, ngày
13/9/2010)
1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải công nghiệp
1.1.3.1. Các chất hữu cơ
Các chất hữu cơ trong nước thải tác động mạnh đến sự ô nhiễm của nước thải
và ảnh hưởng đến nguồn ooxxi trong môi trường. Nồng độ các chất hữu cơ trong
nước thải càng cao thì lượng ôxi hòa tan và khả năng phân hủy sinh học của nó

càng giảm. Hàm lượng các chất hữu cơ thường được xác định thông qua chỉ tiêu
cơ bản là TOC (Total Organic Carbon).

×