Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

thực trạng việc thanh tra tại các trường thpt hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.88 KB, 7 trang )


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
………… o0o…………

TIỂU LUẬN
MÔN: GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA
Tên đề tài: Thực trạng việc thanh tra tại các trường THPT hiện
nay.
Tên học viên: Nguyễn Thị Trung Thu
Lớp: CHHCC 16M
1
HUẾ - NĂM 2013
MỤC LỤC
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II – NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung về hoạt động thanh tra
1. Khái niệm thanh tra
2. Mục đích thanh tra
3. Hình thức thanh tra
4. Hoạt động của thanh tra giáo dục
II. Hoạt động thanh tra ở trường THPT hiện nay
II. Giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra trong thời gian tới
PHẦN III - KẾT LUẬN
2
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại ngày nay, giáo dục trở thành một trong những
vấn đề quan trọng nhất của mỗi một đất nước.Và giáo dục Trung học phổ
thông(THPT) là tiền đề cho học sinh bước chân vào đời. Vì vậy, việc giáo dục
cho học sinh THPT là một mấu chốt giúp các em xác định được mục tiêu mà
các em hướng tới trong tương lai.Vì vậy, hoạt động giáo dục ở trường THPT


là một quá trình rrất quan trọng trong công cuộc trồng người. Để hoạt động
giáo dục trong trường THPT đạt được những kết quả tốt trhì công tác thanh
tra, kiểm tra cần phải được tiến hành thường xuyên. Trong những năm qua,
hoạt động dạy học và việc thanh tra , kiểm tra ở trường THPT có nhiều
chuyển biến rõ rệt. Hàng năm Sở GD& ĐT cũng như mỗi nhà trường đã xây
dựng chương trình kế hoạch thanh tra; tổ chức các đoàn thanh tra dưới nhiều
hình thức khác nhau như thanh tra thường xuyên, thanh tra chuyên đề Do
đó, đã đưa lại nhiều kết quả khả quan, góp phần khắc phục tình hình dạy
chay,học chay và từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này giúp chúng tôi nâng cao kiến thức
nhằm phục vụ cho công việc và vận dụng vào thực tiễn, đồng thời bước đầu
làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
3
PHẦN II
NỘI DUNG CHÍNH
I. Một số vấn đề chung về hoạt động thanh tra
1. Khái niệm thanh tra
Thanh tra Nhà nước: là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lí thuộc trình
tự. thủ tục do pháp luật qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với
việc thực hiện chính sách, pháp luật,nghĩa vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ
chức,cá nhân. Thanh tra nhà nước gồm thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành.
Thanh tra hành chính: là hoạt độing thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan,tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành: là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước
trực thuộc ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực
hiện pháp luật chuyên ngành, qui định về chuyên môn kĩ thuật, qui tắc quản lí
thuộc ngành, lĩnh vực đó.

2.Mục đích của việc thanh tra:
-Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lí. Chính sách. Pháp luật để kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục.
-Phòng ngừa, phát hiện và xử lí hành vi vi phạm pháp luật.
-Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng qui định của pháp luật.
-Phát huy nhân tố tích cực.
-Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lí nhà nước.
-Bảo vệ lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hình thức thanh tra
- Thanh tra theo chương trình, kế hoạch.
-Thanh tra đột xuất: được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo hoặc do thủ trưởng cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền giao.
4. Nội dung thanh tra của ngành giáo dục
a.Thanh tra thường xuyên: gồm các hoạt động thanh tra toàn diện,
thanh tra chuyên môn, thanh tra chuyên đề
b. Thanh tra đột xuất: thanh tra bất cứ hoạt động nào liên quan đến việc
dạy học ở trường THPT.
4

II. Các hình thức thanh tra ở trường THPT hiện nay:
1. Thanh tra thường xuyên:
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành ở tại trường: đây là hoạt
động thường niên của mỗi nhà trường. Ngay từ đầu năm học, nhà
trường đã có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho năm học đó. Hoạt
động thanh tra thường xuyên ở trường học chủ yếu tập trung vào
các nội dung sau:
+ Hoạt động của tổ chuyên môn: kiểm tra giáo án, hồ sơ sổ sách
giáo viên, kế hoạch
+ Hoạt động dạy và học của giáo viên: dự giờ, kiểm tra giáo án,

kiểm tra chất lượng học sinh
+ Hoạt động khác: như hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Kiểm tra tài chính: do Ban thanh tra trường học tiến hành định
kỳ một quí một lần.
-Thanh tra thường xuyên của Sở GD: Bao gồm thanh tra toàn
diện( năm năm một lần), thanh tra chuyên đề( tiến hành thường xuyên hàng
năm), thanh tra các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh
niên
2. Thanh tra đột xuất:
- Ở tại trường: chủ yếu là dự giờ đánh giá giáo viên. Tuy nhiên, công
tác thanh tra đột xuất ở trường vẫn còn ít, vẫn mang tính hình thức là làm cho
có.
- Thanh tra sở : thanh tra bất cứ nội dung gì liên quan đến nhà trường
và công tác giáo dục.
3. Ưu diểm và tồn tại trong công tác thanh tra ở trường phổ thông
hiện nay:
* Ưu điểm:
- Kịp thời phát hiện những hạn chế trong việc quản lí, trong các hoạt
động giáo dục của nhà trường để từ đó đôn đốc giáo viên thực hiện đúng
nhiệm vụ của mình, nâng cao chất lượng dạy học.
- Làm cho hoạt động dạy và học của nhà trường đi vào nề nếp, khắc
phục tính chủ quan của giáo viên trong việc soạn. giảng, chấm chữa và trả bài
cho học sinh.
5
- Kịp thời phát hiện những vi phạm về chuyên môn, tài chính trong
hoạt động của nhà trường nhằm đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.
- Giúp nhà trường thuận lợi trong công tác quản lí.
- Đảm bảo các kế hoạch đã đề ra.
* Hạn chế:
- Việc thanh tra còn mang tính hình thức.

- Việc đánh giá kết quả vẫn mang tính “ tình cảm” là chủ yếu.
- Xử lí vi phạm vẫn chưa dứt khoát.
III. Giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra ở trường THPT hiện
nay:
Với những ưu điểm và hạn chế trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp nhắm nâng cao chất lượng thanh tra ở trường THPT hiện nay như
sau:
- Các kế hoạch thanh tra cần phải qui định rõ về mức độ vi
phạm và hình thứ kỉ luật tương đương.
- Nên số hoá các hình thức thanh tra cụ thể là: Qui định thang điểm
cho mỗi hoạt động và tính điểm chuẩn cho mỗi hoạt động, mức nào
đạt, mức nào không đạt, hình thức xử lí
- Lập kế hoạch thanh tra chi tiết và cụ thể theo năm học.
- Phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường trong
công tác thanh tra.
- Tăng cường thanh tra đột xuất. Góp ý và yêu cầu người vi phạm có
lộ trình và biện pháp khắc phục.
- Tăng cường kiểm tra sau thanh tra, theo dõi và đánh giá kết quả
khắc phục.
6
PHẦN III: KẾT LUẬN
Ngày nay nước ta đang hội nhập để phát triển kinh tế, văn hoá nhằm
củng cố và ổn định chính trị trong nước. Đảng nhà nước ta đã sáng suốt coi
trọng và khẳng định sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu. Để tạo được
nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước thì ngoài việc trang bị đầy đủ các kiến thức cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên thì ngành GD&ĐT cũng cần phải tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra nhằm củng cố và nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo thế hệ trẻ
“đủ tài, đủ sức” phục vụ đất nước trong tương lai.
7

×