Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

công tác tư pháp hộ tịch tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.17 KB, 26 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ
Đăng ký và quản lý hộ tịch là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có ý
nghĩa thiết thực đối với đời sống của người dân. Trong thời gian vừa qua với sự
phân cấp thẩm quyền một cách mạnh mẽ, cùng với cải cách thủ tục hành chính đã
làm cho công tác hộ tịch tại cơ sở hoạt động đạt kết quả cao. Điều đó góp phần
làm tốt công tác quản lý nhà nước về dân số, phản ánh tình hình dân số thành phố
tại một thời điểm hiện tại. Từ đó có những chính sách đúng đắn về dân số.
Trong thời gian vừa qua công tác hộ tịch của các xã phường luôn nhận được
sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) xã phường và sự hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tư Pháp quận, huyện nên nhìn chung công tác
hộ tịch được thực hiện tốt, hiệu quả đăng ký hộ tịch cao đáp ứng được yêu cầu của
người dân khi đăng ký hộ tịch. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể
trong hoạt động tuyên truyền nội dung Nghị định 158, nâng cao ý thức người dân
về công tác hộ tịch được tổ chức bằng nhiều hình thức, cách thức tuyên truyền tới
mọi đối tượng của địa phương. Đặc biệt là việc Ban Tư pháp phối hợp với ban dân
số của xã theo dõi vận động nhân dân đi đăng ký khai sinh và phối hợp với Ban
văn hoá xã tiến hành đăng ký khai tử ở địa phương.
Để nói về công tác tư pháp hộ tịch ở địa phương là rất rộng nó được
phân cấp thẩm quyền đối với Sở Tư pháp Thành Phố có nhiệm vụ đăng ký quản lý
hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Song ở phạm vi chuyên đề này nhóm em xin được
trình bày về thực trạng của công tác tư pháp hộ tịch tại cấp xã.
Vấn đề nhóm em nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Sự quan tâm
chỉ bảo của thầy cô là bài học kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thiện về nhận
thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN TẠI NƠI THỰC
TẾ
Thông qua quá trình tìm hiểu tại nơi thực tế (Ủy ban nhân dân xã Cao


Viên); nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan về công tác hộ tịch, cùng với
những báo cáo tổng kết về hộ tịch của thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến 2010
cho thấy công tác hộ tịch tại thành phố như sau:
I. Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp H7 t8ch tại Uỷ ban nhân
dân xã Cao Viên.
(Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý
hộ tịch; Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số
158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Thông tư số
01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 02 tháng 6 năm 2008, Quyết định số 17/2007/QĐ-
UBND của Uỷ ban nhân dân về việc quy định mức thu, quản lý sử dụng các loại phí trên địa
bàn TP Hà Nội; Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định
của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân).
STT
Tên thủ
tục
Hồ sơ
Thời gian
giải quyết
(ngày)
Phí, lệ phí
(nghìn
đồng)
Bộ phận giải
quyết
1
Đăng ký
khai sinh
- Giấy chứng sinh;
- Xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có

đăng ký kết hôn); Biên bản xác nhận trẻ em bị
bỏ rơi (nếu là trẻ em bị bỏ rơi); Hộ chiếu của
cha, mẹ (nếu cha, mẹ là người Việt Nam định
cư ở nước ngoài). Trong trường hợp không có
người làm chứng, thì người đi khai sinh phải
làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong ngày
2
Đăng ký lại
việc sinh
Tờ khai (theo mẫu); bản sao giấy khai sinh đã
cấp hợp lệ trước đây (hoặc bản sao các giấy tờ
hợp lệ khác: CMND, Sổ hộ khẩu, học bạ, bằng
tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên…).
Trường hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân
xã, không phải nơi đăng ký khai sinh trước đây
thì Tờ khai phải có xác nhận của Uỷ ban nhân
dân xã, nơi đã đăng ký về việc đã đăng ký khai
sinh trước đây hoặc xác nhận về việc sổ đăng
ký hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ
Trong ngày
(TH cần xác
minh là 3 - 5
ngày)
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
3 Đăng ký
khai sinh

quá hạn
- Giấy chứng sinh;
- Xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có
Trong ngày
(TH cần xác
minh là 3 - 5
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
2
đăng ký kết hôn); Biên bản xác nhận trẻ em bị
bỏ rơi (nếu là trẻ em bị bỏ rơi); Hộ chiếu của
cha, mẹ (nếu cha, mẹ là người Việt Nam định
cư ở nước ngoài). Trong trường hợp không có
người làm chứng, thì người đi khai sinh phải
làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
ngày)
4
Đăng ký
khai tử
Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho giấy báo tử
theo quy định của pháp luật
Trong ngày
5
Đăng ký lại
việc tử
Tờ khai (theo mẫu) và bản sao Giấy khai tử đã
được cấp trước đây. Trường hợp đăng ký lại tại

Uỷ ban nhân dân xã, không phải nơi đăng ký
khai tử trước đây thì Tờ khai phải có xác nhận
của Uỷ ban nhân dân xã, nơi đã đăng ký về
việc đã đăng ký khai tử trước đây (trường hợp
không xuất trình được bản sao được cấp hợp lệ
trước đây) hoặc xác nhận về việc sổ đăng ký
hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ
Trong ngày
(TH cần xác
minh là 3- 5
ngày)
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
6
Đăng ký
khai tử quá
hạn
Nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế cho giấy
báo tử
Trong ngày
(TH cần xác
minh là 3- 5
ngày
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
7

Đăng ký
kết hôn
- Tờ khai (theo mẫu);
- Xuất trình CMND của 2 bên nam nữ. Trường
hợp một người cư trú tại xã, thị trấn này nhưng
đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác
thì phải có xác nhận của UBND xã, nơi người
đó cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó
(nếu là cán bộ, chiến sỹ công tác trong lực
lượng vũ trang thì phải xin xác nhận của thủ
trưởng đơn vị).
- Đối với người đang học tập công tác ở nước
ngoài phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao
nước đang công tác, học tập.
Trong ngày
(TH cần xác
minh là 3 -5
ngày)
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
8
Đăng ký lại
việc kết
hôn
Tờ khai (theo mẫu) và bản sao hợp lệ giấy
chứng nhận kết hôn đã cấp trước đây. Trường
hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân xã, không
phải nơi đăng ký kết hôn trước đầy thì Tờ khai

phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, nơi
đã đăng ký về việc đã đăng ký kết hôn trước
đây (nếu không xuất trình được bản sao được
cấp hợp lệ trước đây) hoặc xác nhận về việc sổ
đăng ký hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ
Trong ngày
(TH cần xác
minh là 3 -5
ngày)
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
9 Đăng ký
nuôi con
nuôi
Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi
hoặc tờ khai (theo mẫu) trong trường hợp trẻ
được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, không
tìm được cha, mẹ đẻ mà chưa đưa vào cơ sở
nuôi dưỡng; cả cha, mẹ đẻ của trẻ đã chết, mất
tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế
năng lực hành vi dân sự mà không có người
hoặc tổ chức giám hộ. Nếu người được nhận
làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì trong giấy
thoả thuận phải có ý kiến của người đó về việc
đồng ý làm con nuôi; Bản sao giấy khai sinh
của người được nhận làm con nuôi; Biên bản
xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người
3 - 5 ngày 20.000

(miễn thu
trong trường
hợp trẻ bị
nhiễm HIV)
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
3
được nhận làm con nuôi là trẻ bỏ rơi.
10
Đăng ký lại
việc nuôi
con nuôi
Tờ khai (theo mẫu) và bản sao giấy tờ đã được
cấp hợp lệ trước đây. Trường hợp đăng ký lại
tại Uỷ ban nhân dân xã, không phải nơi đăng
ký nuôi con nuôi trước đây thì Tờ khai phải có
xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, nơi đã đăng
ký về việc đã đăng ký nuôi con nuôi trước đây
(trường hợp không xuất trình được bản sao
được cấp hợp lệ) hoặc xác nhận về việc sổ
đăng ký hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ
3 - 5 ngày
20.000
(miễn thu
trong trường
hợp trẻ bị
nhiễm HIV)
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
11

Đăng ký
chấm dứt,
thay đổi
việc giám
hộ
Tờ khai (theo mẫu); quyết định công nhận việc
giám hộ đã được cấp trước đây và xuất trình
các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều
kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của
Bộ luật Dân sự; danh mục tài sản (nếu người
được giám hộ có tài sản riêng)
Trong ngày 5.000/ 1 lần
12
Đăng ký
giám hộ
Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập,
(nếu có nhiều người cùng cử một người làm
giám hộ thì tất cả phải cùng ký vào giấy cử
giám hộ) và danh mục tài sản và tình trạng của
tài sản đó do người cử giám hộ lập (nếu có).
03 -5 ngày
5.000/ 1 lần
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
13
Đăng ký
việc nhận
cha, mẹ,
con
Tờ khai (theo mẫu), trường hợp cha, mẹ nhận

con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của
người hiện là mẹ hoặc cha của người đó; Giấy
khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người
con; Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ
khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu
có)
03 ngày
10.000/ 1
lần
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
14
Cấp bản
sao các
giấy tờ hộ
tịch
Người có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch
từ sổ hộ tịch lưu tại Uỷ ban nhân dân xã trực
tiếp đến hoặc có thể uỷ quyền cho người khác
hoặc gửi đề nghị đến cơ quan hộ tịch qua
đường bưu điện.
1/2 buổi
2.000/ bản
sao
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
15
Thay đổi,
cải chính
hộ tịch cho

người dưới
14 tuổi;
Tờ khai (theo mẫu); bản chính giấy khai sinh
và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc
thay đổi, cải chính hộ tịch 03 ngày
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
16
Bổ sung hộ
tịch, điều
chỉnh hộ
tịch
Bản chính giấy khai sinh và giấy tờ liên quan
đến việc bổ sung, điều chỉnh của người cần bổ
sung hộ tịch.
Trong ngày
Không thu
phí, lệ phí
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
17
Cấp giấy
xác nhận
tình trạng
hôn nhân
Tờ khai (theo mẫu); Trích lục bản án, quyết
định ly hôn (nếu đã ly hôn); Giấy chứng tử
(nếu vợ hoặc chồng đã chết)

3 ngày 3.000
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
18
- Xác nhận
các giấy tờ
hộ tịch
Giấy tờ hộ tịch cần xác nhận
2 ngày 3.000
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
19
Các công
việc khác
về đăng ký
hộ tịch
Giấy tờ hộ tịch cần xác nhận
Trong ngày 5.000
Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả
4
II. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC HỘ TỊCH TẠI CẤP XÃ,
PHƯỜNG, CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác hộ tịch tại cơ sở
trong những năm vừa qua các phòng tư pháp huyện, phối hợp với Sở Tư pháp
thành phố Hà Nội (cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm về quản lý hộ tịch tại thành
phố Hà Nội) đã được nâng cao và bồi dưỡng kinh nghiệm cho các cán bộ tư pháp
xã - phường để đáp ứng được yêu cầu đặt ra giúp cho UBND xã, phường nhận thấy
được tình hình dân số của địa phương. Thông qua đó có chính sách đúng đắn về
kinh tế; xã hội, tạo điều kiện cho người dân vừa làm tròn nghĩa vụ với nhà nước,

vừa nâng cao ý thức pháp luật của người dân.
III. KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
XÃ PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế "M7t cửa" trong
lĩnh vực đăng ký và quản lý h7 t8ch.
Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này là một nội dung quan trọng
trong công cuộc cải cách hành chính của nước ta. Góp phần tích cực thực hiện
công cuộc cải cách hành chính, đón đầu sự hội nhập quốc tế khi Việt Nam gia nhập
tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính phủ, Bộ Tư pháp đã có nhiều văn bản
quy định mang tính đổi mới, công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành
chính trong lĩnh vực hộ tịch và Nghị định 158/2005/NĐ - CP ngày 27 - 12 - 2005
của Chính phủ về đăng ký hộ tịch thay thế cho Nghị định 83/1998/NĐ - CP ngày
10 - 10- 1998 của chính phủ đăng ký hộ tịch với những quy định mang tính cải
5
cách mạnh mẽ, sâu, rộng và khá triệt để về thẩm quyền trình tự, thủ tục thời gian
giải quyết việc hộ tịch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân là một bước
chuyển biến quan trọng trong hệ thống quy định pháp luật về hộ tịch một điểm
nhấn rõ nét trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, tư pháp.
1.1. Sự phân cấp mạnh mẽ về thẩm quyền:
- Theo quy định của Nghị định 158 gần như toàn bộ các việc trước đây thuộc
thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định của Nghị định 83) đã được phân
cấp - giao cho Sở Tư pháp và UBND cấp huyện thậm chí phân cấp đến UBND cấp
xã. Cụ thể là: việc thay đổi cải chính hộ tịch cho n gười trên 14 tuổi, xác định lại
dân tộc, giới tính điều chỉnh, bổ sung hộ tịch được giao cho UBND cấp huyện quy
định, việc đăng ký khai sinh có cha hoặc mẹ là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi thẩm quyền hiện nay
được giao cho UBND cấp xã thực hiện. Có thể thấy đây là một sự chuyển giao
mạnh mẽ và hợp lý, mở rộng thẩm quyền cho cơ sở, sẽ mở rộng đầu nối giải quyết
việc hộ tịch, song song đó là sự tăng cường về chủ động trong công việc cho cơ
quan đăng ký hộ tịch, thuận lợi cho người dân trong việc đến làm thủ tục và chắc

chắn sẽ rút ngắn cơ bản thời gian giải quyết việc cho công dân.
1.2. Đơn giản hoá cơ bản về thủ tục giấy tờ trong đăng ký hộ tịch.
Phù hợp với chủ trương loại bỏ cơ chế xin cho, chuyển một số hoạt động tư
pháp sang cơ chế dịch vụ công, về hình thức các biểu mẫu hộ tịch cũng đã có sự
thay đổi, các biểu mẫu trước đây có tên gọi là "Đơn" nay được đặt tên là "Tờ khai",
thể hiện phần nào sự bình đẳng giữa người có yêu cầu đăng ký và cơ quan có thẩm
quyền đăng ký hộ tịch.
Nhiều loại giấy tờ, nếu như trước đây, khi đi làm thủ tục đăng ký, kngười có
yêu cầu buộc phải xuất trình thì nay đã được lược bỏ như bỏ việc xuất trình giấy
6
khai sinh khi đăng ký kết hôn, hoặc quy định mang tính linh hoạt, giản lược hơn
như không phải xuất trình CMND, hộ khẩu nếu cán bộ hộ tịch biết rõ về nhân thân,
hoặc không phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đi đăng ký khai sinh cho
con nếu cán bộ hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ đứa trẻ - điều này
đặc biệt phù hợp với văn hóa làng xã Việt Nam, và tạo thuận lợi lớn cho người dân
ở khu vực nông thôn.
Vừa thể hiện sự cầu thị, tính khoa học, vừa thể hiện tính thực tế của quy
định, Nghị định 158 đã đơn giản hoá khá nhiều thủ tục trong quá trình giải quyết
các việc đăng ký hộ tịch xét thấy không thực sự cần thiết như: Bỏ qua quy định
niêm yết việc kết hôn tại UBND cấp xã, đơn xin nhận con nuôi, biên bản giao nhận
con nuôi trong thủ tục đăng ký kết hôn; Không yêu cầu đơn trong thủ tục khai sinh,
khai tử quá hạn, không yêu cầu các giấy tờ cần thiết và xác nhận của người làm
chứng khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, bỏ quy định yêu
cầu ghi chú việc ly hôn tại nước ngoài trước khi làm thủ tục đăng ký kết hôn mới.
1.3. Tạo điều kiện thuận tiện cho n gười có yêu cầu đăng ký hộ tịch bằng
các quy định mới và việc rút ngắn thời gian giải quyết phần lớn các loại việc hộ
tịch.
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, khuyến khích và tạo điều kiện cho
người dân tự giác thực hiện việc đăng ký hộ tịch nhằm đạt hiệu quả quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch, Nghị định 158 đã có nhiều chế định mới

mang tính cởi mở, tạo thuận tiện hơn nữa cho người có yêu cầu đăng ký hộ tịch, cụ
thể: cho phép uỷ quyền cho người khác thực hiện phần lớn các việc đăng ký hộ
tịch (trừ ĐKKH, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha - mẹ - con), thậm chí không cần
văn bản uỷ quyền nếu người được ủy quyền là người ruột thịt như ông, bà, cha,
mẹ ; Bảo hộ quyền lợi của trẻ em bằng quy định mở rộng thêm thẩm quyền đăng
ký khai sinh cho trẻ em tại nơi cư trú của người cha, hay nơi cư trú thực tế trong
7
trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ hoặc của cả cha và mẹ,
quy định rõ việc cho phép kết hôn, thủ tục nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh
cho con ngoài giá thú nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, việc
đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, quy định mở rộng và
thống nhất thời hạn khai sinh, khai tử, cho phép cấp lạiu giấy khai sinh chính, cho
phép con ngoài giá thú được nhận cha, mẹ kể cả khi cha mẹ đã chết. Việc cấp giấy
xác nhận tình tranạg hôn nhân sử dụng vào mục đích không phải ĐKKH và một số
quy định khác liên quan đến việc cải chính, điều chỉnh, bổ sung Giấy khai sinh và
các giấy tờ hộ tịch khác.
Đồng thời với các quy định trên, nghị định 158 đã đặt yêu cầu cao hơn về
thời gian giải quyết việc đối với cán bộ hộ tịch, đối với các việc về hộ tịch theo quy
định của Nghị định 83 thời hạn giải quyết là 07 ngày, trường hợp cần xác minh thì
thời hạn này tăng thêm 7 ngày, nay Nghị định 158 rút ngắn xuống còn 05 ngày,
nếu cần xác minh thì cũng chỉ kéo dài thêm 5 ngày nữa. Đặc biệt, một số việc
không đặt ra thời hạn, yêu cầu cán bộ hộ tịch phải giải quyết ngay như: việc đăng
ký khai sinh, khai tử, bổ sung hộ tịch, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch.
1.4. Thực hiện cơ chế "một cửa" trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch.
Một biện pháp quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thực hiện cải
cách thủ tục hành chính đó là triển khai thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả hồ sơ hành chính theo cơ chế "một cửa". Tại Hà Nội, ngành Tư Pháp
đã sớm tham mưu với UBND cùng cấp cho triển khai thực hiện việc tiếp nhận và
trả kết quả theo cơ chế "một cửa" một số việc thuộc lĩnh vực tư pháp, trong đó có
việc đăng ký hộ tịch. Việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" được tiến hành ở

cả 3 cấp, trong đó, Sở Tư pháp là một trong các đơn vị được UBND thành phố
chọn làm thí điểm; đồng thời ngành Tư pháp là đơn vị đầu tiên trình UBND thành
phố ban hành quy định về trình tự, thủ tục và lệ phí giải quyết việc trong lĩnh vực
8
mình phụ trách theo cơ chế "một cửa" (Quy định ban hành kèm theo Quyết định số
1579/2005/QĐ - UB ngày 20 - 7 - 2006). Sau một thời gian triển khai thi hành
Nghị định 158, để kip thời cập nhật các quy định mới mang tính cải cách của Nghị
định, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp quy do thành phố ban
hành, Sở Tư pháp đã tiếp tục tham mưu với UBND thành phố ban hành bản quy
định mới thay thế, thể hiện rõ tinh thần cải cách, phân cấp của Nghị định 158 và
cũng là tinh thần đổi mới, cải cách của ngành Tư pháp thành phố Quyết định số
2322/2006/NĐ - CP(ngày 24 - 10 - 2006).
Các bản quy định này đều được "công khai, minh bạch" bằng việc đưa tin
thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: triển khai thực hiện tại
tất cả các xã, phường, thị trấn, quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố; Nội dung
quy định về thủ tục, trình tự, thời hạn và lệ phí giải quyết các loại việc về hộ tịch
được niêm yết rõ ràng tại địa điểm tiếp công dân của bộ phận một cửa; các cán bộ,
công chức ngành tư pháp được phân công tham gia "Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả theo cơ chế "một cửa" đều các là các cán bộ có năng lực chuyên môn, nhiều
kinh nghiệm và khả năng tác nghiệp về công tác hộ tịch, có phẩm chất đạo đức tốt
và biết giao tiếp, ứng xử. Sơ kết việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" trong
lĩnh vực hộ tịch cho thấy chúng ta đã thu được những kết quả hết sức tốt đẹp: Số
lượng việc đăng ký hộ tịch tăng, tỷ lệ đăng ký cao do nhân dân tăng cường ý thức
tự giác đi đăng ký vì được tuyên truyền pháp luật tốt, phấn khởi do được tạo điều
kiện tiến hành thủ tục đăng ký thuận tiện, việc được giải quyết nhanh chóng, dư
luận nhân dân cho thấy người dân đã bớt đi cảm giác bị sách nhiễu, phiền hà,
không còn cảm giác bỡ ngỡ của người dân khi đến đăng ký hộ tịch vì mọi giấy tờ,
thủ tục đã được công khai, minh bạch.
Như vậy, những kết quả khả quan của công cuộc cải cách hành chính nói
chung, cải cách tư pháp nói riêng, cùng với nỗ lực của cán bộ tư pháp - hộ tịch các

9
cấp ở thành phố, đã đưa công tác hộ tịch ở thành phố đáp ứng được yêu cầu của
người dân, đưa pháp luật về hộ tịch đến gần với người dân, nhân dân phấn khởi,
đồng tình và ngày càng ý thức cao hơn về quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của
mình.
2. Kết quả của công tác h7 t8ch tại cấp tại thành phố Hà N7i
Công tác hộ tịch của các xã, phường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo
của lãnh đạo UBND xã, phường và các phòng tư pháp quận, huyện. Do đó công tác
ở cơ sở trong những năm vừa qua đạt kết quả cao. Tạo cho Nhà nước quản lý tốt về
dân số, giúp cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực hộ
tịch một cách đúng đắn. Thời gian vừa qua công tác đăng ký hộ tịch ở cấp cơ sở
không có trường hợp nào sai về thẩm quyền, hàng năm hàng quý các cấp cơ sở đều
có báo cáo về đăng ký hộ tịch gửi cho Phòng Tư pháp quận - huyện và Sở Tư pháp.
Cụ thể công tác hộ tịch tại cấp cơ sở trong thời gian vừa qua như sau:
* Đăng ký hộ tịch trong nước: năm 2005.
- Tổng số đăng ký khai sinh là: 28520 trường hợp. Trong đó 14.356 nam;
14.164 nữ.
- Tổng số đăng ký khai tử: 9.242 trường hợp. Trong đó 5.314 nam; 3.928 nữ.
- Thay đổi họ tên, chữ đệm cải chính ngày tháng năm sinh là 424 trường
hợp. Trong đó 199 nam và 225 nữ.
- Xác định lại dân tộc là 09 trường hợp. Trong đó có 06 nam và 03 nữ.
- Tổng số đăng ký kết hôn là: 13.194 trường hợp.
* Cụ thể như sau:
Sự việc
Đăng ký Không đăng ký
Tổng
Trong đó
Tổng
Trong đó
10

Nam Nữ Nam Nữ
A. Đăng ký sinh 28.52
0
14356 14164
1. Con cha mẹ có ĐKKH 2779
5
1400
1
13794
2. Con cha mẹ không có ĐKKH 725 355 370
3. Con có cha mẹ ở N
2
hồi hương về
VN
12 7 5
4. Con thứ ba trở lên 738 404 334
B. Đăng ký tử 9242 5314 3928
1. Trẻ em dưới 1 tuổi 44 25 19
2. Trẻ em từ đủ 1 tuổi đến dưới 5 tuổi 64 38 26
3. Trẻ em từ đủ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi 71 43 28
4. Người đủ 16 tuổi trở lên 9063 5208 3855
a. Do ốm đau già yếu 8497 4776 3721
b. Do bệnh dịch 42 29 13
c. Do tai nạn 302 223 79
d. Do tự tử 34 25 9
đ. Do bức tử 2 1 1
e. Do bị giết tử hình 15 9 6
f. Các T/h khác (chết đuối, điện giật,
rắn cắn)
171 145 26

C. Đăng ký nuôi con nuôi 35 21 14
D. Đăng ký giám hộ
Đ. Thay đổi họ tên chữ đệm cải chính
ngày tháng năm sinh, xác định lại
danh tính
433 205 228
1. Thay đổi cải cách hộ tịch 424 199 225
2. Xác định lại danh tính 9 6 3
11
E. ĐKKH 1319
4
F. Tảo hôn
* Đăng ký hộ tịch trong nước năm 2006.
- Tổng số đăng ký khai sinh là: 41.278 trường hợp trong đó có: 20817 nam và
20.461 nữ.
- Tổng số đăng ký khai tử là: 9.201 trường hợp. Trong đó có: 517 nam và 4022 nữ.
- Tổng số đăng ký việc giao nhận con nuôi là: 75 trường hợp
- Tổng số đăng ký kết hôn là: 15510 trường hợp.
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh là3.522 trường hợp.
* Cụ thể như sau:
Số liệu ĐKHT tại UBND cấp xã:
Sự kiện hộ tịch
Tổng
số
Nam Nữ
Trong đó
ĐK
đúng
hạn
ĐK quá

hạn
Đăng ký
I. Sinh 41.278 20.817 20.461 26.503 3.568 11.207
1. Con trong giá thú 38.955 19.722 19.233 24.426 3.322 11.207
2. Con ngoài giá thú 2.307 1.089 1.218 2.061 246 0
3. Trẻ bị bỏ rơi 16 6 10 16 0 0
II. Tử 9201 5.179 4.022 8.744 421 36
Theo độ tuổi
1. Trẻ em dưới 1 tuổi 15 8 7 12 3 0
2. Trẻ em từ đủ 1 tuổi 65 46 19 59 6 0
12
đến <16 tuổi
3. Người từ đủ 16 tuổi
trở lên
9.121 5.125 3.996 8.673 412 36
Theo nguyên nhân chết
1. Chết do bệnh tật già
yếu
8.296 4.483 3.813 7.973 278 36
2. Chết do tai nạn 372 289 83 318 54 0
3. Chết do tự tử 38 29 9 36 2 0
4. Các trường hợp khác 495 117 417 78 0
III. Kết hôn
Tổng
Trong đó
Đăng ký kết hôn
Đăng ký lại việc
KH
15.520 15.398 112
IV. Nuôi

con nuôi
Tổng Nam Nữ
Trong đó
Con nuôi
<15 tuổi
Con nuôi
>15 tuổi
Đăng ký
lại
75 42 33 71 3 1
V. Giám
hộ
3
VI. Nhận cha mẹ
nuôi
Tổng
Trong đó
Con chưa thành
niên
Con đã thành niên
13
1. Cha mẹ nhận
con
301 289 12
2. Con nhận cha
mẹ còn sông
11 0 11
3. Con nhận cha
mẹ đã mất
7 0 7

14
CHƯƠNG II: XỬ LÝ KẾT QUẢ THÔNG TIN
ĐÃ THU THẬP ĐƯỢC
Cùng với cải cách hành chính nói chung và trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng
với chức năng là cơ quan quản lý, và hướng dẫn về công tác hộ tịch trong những
năm vừa qua Sở tư pháp thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng với các phòng tư
pháp quận, huyện, xã phường, hướng dẫn cán bộ hộ tịch về chuyên môn, giúp cán
bộ hộ tịch làm tốt nhiệm vụ đặt ra. Hàng năm Sở Tư pháp đã tiến hành tuyên
truyền pháp luật đối với cán bộ cơ sở. Hiện nay về chuyên môn tất cả các cán bộ
hộ tịch tại cơ sở đã có bằng trung cấp Luật. Tại đơn vị đều đã thực hiện cơ chế một
cửa từ đầu 2005, niêm yết công khai, đầy đủ, thủ tục thời gian, lệ phí, lịch tiếp dân
đảm bảo đúng quy trình với thời gian giải quyết việc từ các khâu tiếp nhận, thụ lý
và trả kết quả, tạo thuận lợi và tăng hiệu quả giải quyết công việc hộ tịch của công
dân. Song mặt bằng nơi tiếp công dân của bộ phận "tiếp nhận và trả kết quả" của
một số đơn vị như xã Đồng Mai, xã Thanh Cao huyện Thanh Oai còn chật hẹp,
điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế. Các đơn vị đã triển khai thực hiện tốt công
tác đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật. Kết quả cho thấy các
quy định đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi đăng ký các việc về
hộ tịch được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ.
1. Công tác tuyên truyền pháp luật.
Với mục đích tạo thuận lợi cho người dân khi đến đăng ký hộ tịch tại xã,
phường, nhằm thực hiện các quy định mới, các các cơ sở trong địa bàn thành phố
Hải Phòng trong thời gian vừa qua đã tổ chức tuyên truyền nội dung của các văn
bản pháp luật liên quan như: Nghị định 158/2005/NĐ - CP với nhiều hình thức.
Tiêu biểu là Bình Minh,xã Thanh Mai huyện Thanh Oai. Ban Tư pháp xã Bình
Minh đã phối hợp với ban dân số, gia đình và trẻ em, trạm y tế xã nắm và quản lý
15
các đối tượng sinh đẻ nên trong thời gian vừa qua trẻ em ra đời đã được đăng ký
khai sinh đầy đủ, đồng thời tất cả các trường hợp đã được khai sinh kịp thời.
2. Việc ghi chép và lưu trữ, quản lý sổ h7 t8ch.

Nhận thức được ý nghĩa của việc ghi chép và lưu trữ các sổ hộ tịch trong
thời gian vừa qua cùng với công tác nghiệp vụ các cán bộ tư pháp cơ sở đã ý thức
được tầm quan trọng của việc lưu trữ giấy tờ này. Đồng thời khi đăng ký và viết
các thông tin của công dân vào các giấy tờ hộ tịch cũng được nâng cao và cẩn
trọng hơn. Bởi những giấy tờ hộ tịch này có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là tiền
đề cho những giao dịch của công dân sau này như: Giấy khai sinh, giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn Các đơn vị cơ sở đều lập đầy đủ sổ đăng ký khai sinh, sổ
đăng ký kết hôn, sổ đăng ký khai tử và sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận tình trạng
hôn nhân của năm 2005 và năm 2006.
Sổ hộ tịch của cơ sở trong địa bàn thành phố Hà Nội đều được bảo quản, lưu
trữ tốt, thực hiện đúng quy định mở, khoá sổ được ghi chép tương đối rõ ràng. Việc
sai sót không nhiều và đều được sửa theo đúng quy định của pháp luật. Một số các
cán bộ hộ tịch của các phường trong nội thành và các xã như Tam Hưng, Xã Cao
viên huyện Thanh Oai khi viết các thông tin vào giấy hộ tịch đã sử dụng sự tiện ích
của máy vi tính, tránh sai sót và bảo quản tốt cho sau này.
Nhưng thực tế cho thấy rằng công tác lưu trữ và bảo quản sổ hộ tịch của cấp
cơ sở còn nhiều hạn chế như:
- Hiện các sổ, giấy hộ tịch của các cấp cơ sở hiện tại chỉ lưu giữ được từ năm
1989 đến nay. Bởi quá trình chuyển phòng tư pháp xã phường tư nơi này sang nơi
khác, hay chuyển cán bộ từ khoá này sang khoá khác cũng là một nguyên nhân.
- Chất lượng giấy tờ hộ tịch trước kia thường kém đa phần là để thấm nước
và mực dễ bị hoen, do đó công tác lưu trữ còn gặp nhiều khó khăn.
16
- Hiện nay các Ban tư pháp thường không có kho lưu trữ riêng và thường
phải lưu trữ cùng với các phòng ban khác của uỷ ban, một số xã còn để lên nóc tủ
phòng làm việc của ban tư pháp xã.
- Nhìn chung các đơn vị đều lưu trữ hồ sơ đăng ký tương đối tốt đúng quy
định, đánh số và sắp xếp khoa học, tiện cho việc tra tìm đối chiếu. Tuy nhiên các
đơn vị vẫn mắc phải sai sót trong lưu trữ hồ sơ, giấy tờ lưu trữ trong hồ sơ không
đầy đủ nội dung hoặc sửa chữa không đúng quy định như hồ sơ đăng ký khai sinh

của xã Thanh Văn, hồ sơ đăng ký kết hôn của xã Bích Hòa huyện Thanh Oai. Duy
chỉ có hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là các đơn vị lưu trữ chưa đầy
đủ một số xã hiện không có hồ sơ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như: xã
Cao Viên Huyện Thanh Oai. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng sai lệch nội dung
giữa hồ sơ và sổ đăng ký khai sinh của xã Đồng Mai Trong đó nhiều trường hợp
có chữ ký của đương sự không thống nhất giữa "tờ khai" và sổ đăng ký kết hôn.
- Một số hồ sơ đăng ký kết hôn không lưu giấy chứng tử hoặc bản án có hiệu
lực pháp luật đối với những trường hợp kết hôn lần thứ hai. Sai sót này hầu như
các đơn vị cơ sở đều mắc phải đặc biệt việc lưu hồ sơ khai tử của các đơn vị gặp
nhiều khó khăn do ý thức người dân đối với công tác này còn chưa cao. Do đó đối
với các trường hợp chết đột ngột, chết do tai nạn hầu như không có văn bản xác
định nguyên nhân chết của cơ quan có thẩm quyền.
- Hiện nay việc lưu trữ còn gặp nhiều khó khăn nhưng cùng với cơ sở vật
chất vốn có, cùng kinh nghiệm của cán bộ hộ tịch cơ sở việc lưu trữ sổ hộ tịch thể
hiện cụ thể ở bảng số liệu sau:
17
STT Năm Khai sinh Khai tử kết hôn
Giao
nhận con
nuôi
Cải chính
hộ tịch
1 10 năm
(1989 - 1998)
241.418 58857 74859 95 333
2 1998 22662 6415 8084 15 104
3 1999 20.104 7558 8454 25 141
4 2000 24.395 6579 10114 11 121
5 2001 27.450 6986 11059 24 136
6 2002 26.791 7538 14666 23 206

3. Nhận xét tình hình chung về công tác tư pháp h7 tich tại Ủy ban nhân dân
xã Cao Viên
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác hộ tịch tại cơ sở
trong những năm vừa qua các phòng tư pháp huyện, phối hợp với sở Tư pháp
thành phố Hà Nội đã nâng cao và bồi dưỡng kinh nghiệm cho các cán bộ Tư pháp
xã để đáp ứng nhu cầu đặt ra giúp cho Ủy ban nhân dân xã nhận thấy được tình
hình dân số của địa phương. Thông qua đó có chính sách đúng đắn về kinh tế; xã
hội, tạo điều kiện cho người dân vừa làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, vừa nâng cao
ý thức pháp luật của người dân.
Những năm qua, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của xã đã đáp ứng tốt
nhu cầu đăng ký các sự kiện hộ tịch của công dân. Các hoạt động như đăng ký kết
hôn, khai sinh, khai tử, thực hiện đăng ký nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi, cải
chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, cấp lại bản chính giấy khai sinh, bản sao giấy tờ
hộ tịch đều được thực hiện có nền nếp, hiệu quả.
Việc bố trí cán bộ, công chức và tổ chức bộ máy làm công tác đăng ký và quản lý
hộ tịch từ cấp xã đến cơ sở luôn được quan tâm củng cố, kiện toàn.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp-
hộ tịch của xã hiện vẫn còn thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu về
chuyên môn. Theo quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP (ngày 22-2-2009) về
quy định chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ công chức
18
ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thì
số cán bộ trong toàn huyện là 80 người, nhưng thực tế tỉnh ta chỉ có 45 cán bộ làm
công tác hộ tịch, còn thiếu khoảng 40% so với chỉ tiêu được giao. Bên cạnh đó,
trình độ cán bộ không đồng đều, phần lớn kiêm nhiệm, lại thường xuyên luân
chuyển nên khó đảm trách các hoạt động chuyên môn hộ tịch.
Từ khi áp dụng Nghị định 158/2005/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành,
việc tuân thủ quy định pháp luật về hộ tịch được cải thiện với những thủ tục đơn
giản, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. Từ năm 1999 đến nay, thực hiện chế độ
sổ kép theo quy định tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và Nghị định 158, việc lưu

trữ sổ hộ tịch được tiến hành cả hai cấp (xã, huyện) và được thực hiện tương đối
tốt. Các cấp chính quyền đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hồ sơ và sổ hộ tịch
được lưu trữ theo từng loại việc, chia ra từng năm, đáp ứng được yêu cầu khai thác,
tra cứu dễ dàng, tiện lợi.
Hệ thống pháp luật điều chỉnh tuy nhiều nhưng không tập trung đã gây khó
khăn cho đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch khi thực hiện nhiệm vụ cũng như người
dân trong tìm hiểu pháp luật về hộ tịch. Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn
chưa được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật mà chỉ dừng lại ở văn bản hướng
dẫn nghiệp vụ nên tính pháp lý chưa cao. Các quy định về thẩm quyền còn bất cập,
chưa rõ ràng, thiếu thống nhất dẫn đến tình trạng đăng ký sai thẩm quyền do chưa
phân định được thẩm quyền đăng ký…
Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch theo mô
hình “một cửa liên thông hiện đại”. Các thủ tục hành chính về hộ tịch liên quan
trực tiếp đến người dân được niêm yết công khai tại trụ sở. Nhiều thủ tục hành
chính về hộ tịch được cắt giảm về thành phần hồ sơ, mẫu đơn, tờ khai, rút ngắn
thời gian giải quyết, loại bỏ những thủ tục rườm rà.
UBND xã cũng đã đầu tư Dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý hộ tịch với
kinh phí lên đến hàng tỷ đồng, trang bị toàn bộ trang thiết bị làm việc, phần mềm
quản lý phục vụ công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trong toàn tỉnh. Đây có thể
xem là bước đột phá trong công tác hộ tịch tiến tới thống nhất chuyển quản lý hộ
tịch bằng dữ liệu điện tử thay sổ sách, biểu mẫu hộ tịch như hiện nay, giúp cơ quan
Nhà nước đưa ra những chính sách hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành
chính và dịch vụ công-một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình tổng
thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011- 2020
Để thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, xã Cao viên đã tiến
hành rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch nhằm bố trí, điều chỉnh, bổ sung
kịp thời cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, đồng thời có kế hoạch đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị trong việc thực hiện công tác tư pháp nói chung và nhiệm
vụ đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng. Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thường
xuyên được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, đầu tư đủ nguồn kinh phí cho

việc mua các loại mẫu biểu, sổ hộ tịch, trang bị đầy đủ trang thiết bị văn phòng
19
phục vụ công tác hộ tịch.
Đến nay, trên địa bàn huyện có 30 cán bộ công chức làm công tác hộ tịch có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; trong đó 10 cán
bộ có trình độ đại học, 15 cán bộ có trình độ trung cấp Luật, 5 người có trình độ
khác. Hằng năm, đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch của huyện được Sở Tư pháp và
Phòng Tư pháp huyện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ
năm 1987 đến nay, toàn huyện đã tiến hành giải quyết xong hơn 46 nghìn trường
hợp đăng ký khai sinh; 1.022 trường hợp cấp lại bản chính Giấy khai sinh; hơn 15
nghìn trường hợp đăng ký kết hôn; gần 4 nghìn trường hợp đăng ký khai tử…
Ngoài ra, Phòng Tư pháp huyện còn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành
rà soát việc lưu trữ tài liệu về đăng ký và quản lý hộ tịch của các địa phương để
làm căn cứ cho việc quản lý và thực hành công tác hộ tịch. Qua kiểm tra, rà soát
hiện tại Phòng Tư pháp huyện đã tập hợp, lưu trữ được 374 quyển sổ, 1.022 bộ hồ
sơ cấp lại Giấy khai sinh, 97 bộ hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch; ở cấp xã lưu trữ
611 quyển sổ
Thông qua công tác lưu trữ, đã giúp cho việc giải quyết các việc liên quan đến hộ
tịch cho công dân thuộc thẩm quyền cấp huyện, cấp xã được thuận tiện, kịp thời.
Phòng Tư pháp huyện còn chỉ đạo đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã thực
hiện tốt việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền và ghi chép sổ hộ tịch,
lưu trữ hồ sơ hộ tịch thực hiện có nền nếp việc nộp sổ hộ tịch về Phòng Tư pháp
huyện theo quy định. Tại các xã, thị trấn, các ban Tư pháp đã tham mưu với
UBND cùng cấp tiếp nhận và giải quyết các loại việc đăng ký hộ tịch theo đúng
thẩm quyền, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân; sử dụng đúng mẫu các
loại sổ, biểu mẫu dùng để đăng ký hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp.
20
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
I. Về tồn tại của công tác h7 t8ch tại cơ sở tại thành phố Hà N7i
1. Về đăng ký kết hôn.

Các xã, phường đều mắc phải sai sót về sự không thống nhất chữ ký của các
bên nam nữ giữa hồ sơ và sổ đăng ký, nhiều tờ khai đăng ký kết hôn chỉ khai một
bên như số 20; số 22 năm 2006 của xã Phục Lễ; số 68, số 81 và 82 năm 2006 của
xã Đồng Mai. Trong lưu hồ sơ đăng ký kết hôn, nhiều địa phương còn lưu giữ giấy
xác nhận độc thân đã hết thời hạn theo quy định như xã Thanh Thùy (số 65; số
102 năm 2005) xã Bích Hòa, xã An Dương đều thuộc huyện Thanh Oai, hồ sơ số
20 của sổ đăng ký kết hôn năm 2006 của UBND xã Thanh văn lưu bản án ly hôn
chưa đóng dấu "Án có hiệu lực pháp luật". Đặc biệt là trường hợp đăng ký kết hôn
số 16 năm 2006 của UBND xã Quảng Oai có sai phạm về độ tuổi kết hôn, bên nam
chưa đủ tuổi kết hôn vào thời điểm UBND xã cho ký.
2. Về đăng ký khai sinh:
Tất cả các đơn vị cấp cơ sở đều có tình trạng lưu giấy chứng sinh được sửa
chữa không đúng quy định hoặc giấy chứng sinh ghi sai nơi thường trú của người
mẹ nhưng không được sửa chữa. Hồ sơ đăng ký khai sinh của một số đơn vị chưa
đúng quy định như xã Thủy Đường (số 213; 214 năm 2005) xã Cự Khê huyện
Thanh Oai (số 01; số 25 năm 2005) không có tờ khai trong bộ hồ sơ đăng ký giấy
khai sinh quá hạn. Xã Ứng Hòa huyện Chương Mỹ có một số trường hợp khai sinh
thiếu chữ ký trong sổ đăng ký. Các xã Mỹ Đồng, xã Thiên Hương còn nhầm lẫn về
thủ tục giữa đăng ký khai sinh quá hạn và đăng ký khai sinh lại.
3. Về đăng ký khai tử.
Nhìn chung tỉ lệ khai tử đạt kết quả thấp hơn so với đăng ký khai sinh và
21
đăng ký kết hôn, do ý thức của người dân đối với công tác này chưa cao mặc dù
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký khai tử được các địa phương
thực hiện tương đối tốt. Một lỗi là các đơn vị thường mắc phải đó là: một số trường
hợp chết ở nơi khác hoặc chết trong trường hợp có nghi vấn, hồ sơ khai tử không
lưu giữ giấy bảo tử hoặc không lưu văn bản xác nhận nguyên nhân chết của cơ
quan có thẩm quyền.
II. Đánh giá và kiến ngh8.
- Nhìn chung, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã

Cao Viên, luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các sở,ban ngành và sự hướng
dẫn về chuyên môn của phòng Tư pháp các huyện, quận, nên công tác hộ tịch
trong xã được thực hiện và triển khai tốt. Sự phối hợp của các cơ quan tại các xã,
phường trong nội dung tuyên truyền pháp luật, nâng cao ý thức tự giác của người
dân đối với việc đăng ký hộ tịch tại địa phương.
- Về cơ bản cán bộ tư pháp hộ tịch ở các đơn vị cơ sở đều đảm bảo tiêu
chuẩn công chức, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo việc đăng ký hộ tịch được
thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, tỉ lệ đăng ký hộ tịch đạt hiệu quả cao,
các trường hợp sai sót không nhiều, không mang tính phổ biến và thường xuyên.
Các trường hợp đã sai sót được nhắc nhở và không để tái diễn.
- Trong thời gian tới cần bồi dưỡng nghiệp vụ đúng với yêu cầu thực tiễn
của địa phương và trình độ, nhu cầu của cán bộ tư pháp hộ tịch. Khi tiến hành kiểm
tra thì các phòng huyện, quận cần đối chiếu giữa hồ sơ và sổ đăng ký hộ tịch để kịp
thời phát hiện trong việc đăng ký hộ tịch. Bên cạnh đó phòng tư pháp cần đề nghị
công an huyện khi tiến hành điều tra các trường hợp có nghi vấn cần có các văn
bản gửi về UBND cấp xã, phường nơi có đương sự bị chết đăng ký thường trú.
- Cán bộ tư pháp - Hộ tịch cần chú ý hướng dẫn công dân ký thống nhất một
22
kiểu chữ ký trong hồ sơ và sổ đăng ký hội tịch, khai đầy đủ nội dung trong tờ khai
đăng ký kết hôn. Tham mưu với UBND xã phường không xác nhận vào tờ khai
đăng ký kết hôn không khai đủ cả hai bên nam - nữ.
-Tuy cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã đã đảm bảo hưởng chế độ đúng quy
định tại nghị định 09/1998/NĐ - CP Sở tư pháp đã tham mưu với UBND thành phố
chỉ đạo UBND cấp xã, tạo điều kiện cho cán bộ tư pháp - hộ tịch ổn định công việc
nhưng thực tế vẫn còn sự thay đổi hiện vẫn còn cán bộ tư pháp - hộ tịch phải kiêm
nhiệm thêm các công việc khác của chính quyền và đoàn thể do đó không có đủ
thời gian và điều kiện làm tốt công tác chuyên môn của mình.
- Hồ sơ ghi chú vào sổ việc thay đổi hộ tịch ở nước ngoài theo Điều 83; 84;
85 của Nghị định 83/1998/NĐ - CP phải chờ văn bản của Bộ Tư pháp nên nhiều
trường hợp không đảm bảo về mặt thời gian.

- Trong thời gian tới cần:
+) Cần có chế định bổ nhiệm chức danh hộ tịch viên cho cán bộ tư pháp - hộ
tịch để đảm bảo ổn định cán bộ, yên tâm công tác.
+) Việc ghi chú và thay đổi hộ tịch của công dân Việt Nam ở nước ngoài nên
giao cho địa phương giải quyết và báo cáo cho Bộ Tư pháp quản lý.
+) Trường hợp có yêu cầu xin cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để
dùng ở nước ngoài nộp lại giấy chứng nhận cấp lần đầu đã hết thời hạn sử dụng
hoặc nộp lại để xin cấp lại giấy xác nhận có thay đổi về mục đích sử dụng thì
UBND cấp xã cấp giấy xác nhận khác cho đương sự theo trình tự, thủ tục như cấp
lần đầu. Trường hợp công dân chỉ xin xác nhận tình trạng hôn nhân không dùng
vào việc kết hôn khi cấp lại không yêu cầu nộp lại giấy cấp lần trước.
+ Trường hợp người có yêu cầu xin cấp lại giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân để dùng ở nước ngoài mà không nộp lại được giấy xác nhận tình trạng hôn
23
nhân trước (đã cấp lần đầu) thì UBND xã yêu cầu đương sự có bản kết, trình bày lý
do không nộp lại được giấy đã cấp, trường hợp uỷ quyền thì người được uỷ quyền
phải làm bản cam kết này, sau đó nơi tiến hành cấp lại giấy xác nhận cho đương
sự, trong giấy xác nhận ghi rõ (cấp lần 2).
+ Để đảm bảo thực hiện tốt việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo
đúng quy định các uỷ ban nhân dân xã, phường cần thực hiện nghiêm túc việc mở,
sổ theo dõi các giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong sổ cần ghi rõ về căn cước
của người được cấp, mục đích sử dụng, trường hợp để làm thủ tục kết hôn cần ghi
rõ kết hôn ở nước nào. Đối với trường hợp công dân cư trú tại nước ngoài thì giấy
xác nhận chỉ ghi tình trạng hôn nhân của đương sự tại thời điểm trước khi xuất
cảnh ra nước ngoài (không xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại của đương sự).
+) Một chú ý cần khắc phục trong lĩnh vực hộ tịch ở cấp cơ sở đó là hiện nay
tình trạng một cán bộ chức danh được gọi là cán bộ tư pháp là "Tư pháp - Hộ tịch"
nhưng thực tế mảng hộ tịch của cấp cơ sở là rất lớn, trình độ chuyên môn của cán
bộ có cơ sở chủ yếu là trung cấp luật, do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác.
Trong thời gian tới cần có tiêu chuẩn tối thiểu để bổ nhiệm chức danh này.

+) Thực tế cho thấy một hình thức tuyên truyền pháp luật hiện nay của các
cấp cơ sở là tuyên truyền trên loa truyền thanh. Nhưng hiệu quả hình thức này còn
chưa cao. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, việc tuyên truyền chưa kịp thời
và thường xuyên, chưa phối hợp được giữa các ban ngành và các thôn trong việc
vận động nhân dân thực hiện đăng ký đúng hạn.
C: KẾT LUẬN
Là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước,
trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện, của các
24
ngành Trung ương, đặc biệt từ sau năm 1983 thực hiện chuyển giao công tác đăng
ký quản lý hộ tịch nói chung của công an sang cơ quan tư pháp, công tác đăng ký
và quản lý hộ tịch nói chung đã có sự chuyển biến tích cực. Cơ qua tư pháp đã có
nhiều cố gắng giúp cho Uỷ Ban Nhân Dân các cấp thực hiện lĩnh vực tư pháp hộ
tịch đạt kết quả khá tốt, góp phần quan trọng trong việc thống kê, điều tra dân số,
từ đó xây dựng kết hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng địa phương.
Việc ban hành Nghị định 158/2005 thay thế Nghị định 83/1998 đã tạo
“chuyển biến” mới cho Tư pháp Hộ tịch của cấp cơ sở. Trên cơ sở thực thi những
điểu khoản của Nghị định mới Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở, cán bộ tư pháp hộ tịch
nói chung trên địa bàn cả nước và Ủy ban nhân dân xã Cao Viên nói riêng đã tiến
hành thực hiện các công tác hộ tịch thành công. Thông qua công tác quản lý Đăng
ký Hộ tịch sẽ là cơ sở chính quyền địa phương ban hành những chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, có những biện pháp hỗ trợ pháp lý kịp thời nhằm bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong công tác
Hộ tịch, Uỷ ban nhân dân xã cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên
truyền, nâng cao ý thức pháp luật của người dân; có chính sách biên chế, tập huấn
chuyên sâu nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp hộ tịch, trang bị phương tiện, kỹ thuật
đầy đủ, hiện đại phục vụ công tác chuyên môn. Đồng thời Uỷ ban nhân dân thường
xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực thi pháp luật của cán bộ tư pháp cũng
như người dân về công tác hộ tịch, thông qua đó phát hiện những sai sót uốn nắn

kịp thời, phối hợp với cán bộ tư pháp tháo gỡ những khó khăn, nâng cao hiệu lực
quản lý hộ tịch trên địa bàn xã.
25

×