Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách tổ chức hiện nay_22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.69 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
  
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN:
QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG
GVGD: TS. NGUYỄN THỊ HÀ
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều
hành tổ chức công và Cải cách hành chính hiện nay?
Câu 2: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và
vai trò của văn hoá trong tổ chức công?
Học viên: NGUYỄN XUÂN SƠN
Chuyên ngành: HÀNH CHÍNH CÔNG
Khóa: 16 M
Huế, tháng 03 năm 2013
MỤC LỤC
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và Cải cách
hành chính hiện nay? 3
Câu 2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và vai trò của văn hoá trong tổ
chức công?5
1. Các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công 7
2. Vai trò của văn hoá trong tổ chức công 10
Trang 2
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều
hành tổ chức công và Cải cách hành chính hiện nay?
Trước yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và tiến trình hội nhập quốc tế, một trong những vấn đề đặt ra là phải nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của hệ thống hành chính nhà nước đối với
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành
chính nhà nước phải tiến hành đồng thời với đổi mới phương thức điều hành và
hiện đại hoá công sở của hệ thống hành chính nhà nước, từng bước làm cho bộ


máy hành chính phù hợp yêu cầu của cơ chế quản lý mới, thúc đẩy nhanh và
hiệu quả quá trình cải cách hành chính của đất nước.
Nền hành chính nhà nước (nền hành chính công) là tổng thể các tổ chức và
định chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc
hằng ngày của Nhà nước do các cơ quan công quyền tiến hành bằng các văn bản
dưới luật nhằm thực thi chức năng quản lý nhà nước giữ gìn bảo vệ quyền lợi
công và phục vụ nhu cầu hằng ngày của dân trong mối quan hệ giữa công dân và
Nhà nước. Cải cách hành chính có thể hiểu một cách chung nhất là làm cho hệ
thống trở nên hiệu quả hơn, chất lượng các thể chế nhà nước đồng bộ, khả thi, đi
vào cuộc sống, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng
đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước đạt hiệu quả, hiệu lực cao
hơn. Cái đích của CCHC là xây dựng một nền hành chính không có mục đích tự
thân, mà chỉ có mục đích phục vụ nhân dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội,
của chế độ. Thông qua đó, nền hành chính tác động tích cực đối với đời sống
kinh tế và đời sống xã hội.
Từ những khái niệm nêu trên, có thể thấy quan hệ giữa nền hành chính và
người dân là quan hệ tương hỗ. Cán bộ, công chức - những "công bộc của nhân
dân" có trách nhiệm quản lý công việc của Nhà nước, giữ gìn bảo vệ quyền lợi
công và phục vụ nhu cầu của nhân dân trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, thủ tục hành chính được đơn giản một
Trang 3
cách tối ưu, còn đội ngũ công chức có tính chuyên nghiệp cao, có đủ trình độ, có
kỹ năng để triển khai những quyết định hành chính. Còn ở nước ta, chuyên
nghiệp và ý thức chuyên nghiệp trong thực thi công vụ vẫn đang còn hạn chế.
Tâm lý "xin phép" và hành động theo mệnh lệnh đã dẫn đến tình trạng bị động,
lúng túng trước các vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến công việc bị ách
tắc…. Vì vậy, Cải cách hành chính đã buộc các tổ chức hành chính Nhà nước
phải đổi mới phương thức điều hành, cách thức quản lý với mục tiêu hiệu quả
đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, Cải cách hành chính phải gắn với đổi mới phương thức điều

hành tổ chức công. Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự
thay đổi vai trò của Nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính. Nhà nước phải
tự điều chỉnh tổ chức và phương thức quản lý thích ứng với quá trình đổi mới
phương thức điều hành tổ chức công. Mục tiêu chính của cải cách hành chính là
xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, đủ năng lực, sử dụng đúng
quyền lực để quản lý có hiệu lực, hiệu quả các công việc của Nhà nước. Tuy
nhiên cải cách hành chính là quá trình chuyển đổi, không chỉ gồm một vài cải
tiến cục bộ, mang tính kỹ thuật mà thường liên quan đến những vấn đề cơ bản
của hệ thống thể chế, tổ chức bộ máy và quản lý nguồn nhân lực của nền hành
chính. Cải cách hành chính vừa có tính cấp bách vừa có tính phức tạp, lâu dài
nên phải triển khai thường xuyên, liên tục. Có thể mục tiêu cơ bản không thay
đổi nhưng cách thức cải cách hành chính phải linh hoạt theo sự biến đổi của tình
thế. Nội dung tổng thể của cải cách hành chính phải gắn với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, theo một chiến lược toàn diện, nhất quán, có sự chỉ đạo thống
nhất từ trung ương tới cơ sở, với bước đi vững chắc, có trọng tâm và phương
pháp làm điểm, nhân rộng khoa học để tránh gây xáo động, mất ổn định chính trị
- xã hội. Để tạo động lực cho đổi mới phương thức điều hành tổ chức công, cần
đẩy mạnh cải cách hành chính trên ba phương diện chủ yếu:
- Hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật nhằm thúc đẩy đổi mới phương
thức điều hành tổ chức công nhanh và hiệu quả phù hợp với xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế;
Trang 4
- Xây dựng bộ máy hành chính năng động, cởi mở, hiệu quả, nhạy bén với
yêu cầu của nền kinh tế thị trường;
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của thời
kỳ mới.
Cải cách hành chính đã trở thành yêu cầu chung của phần lớn các nước trên
thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Mối quan hệ gắn bó hữu cơ
giữa cải cách hành chính và đổi mới phương thức điều hành tổ chức công là tất
yếu trong tổng thể đổi mới đất nước. Sự gắn bó ấy diễn ra trên nhiều mặt, đòi

hỏi một loạt các biện pháp cải cách liên hoàn về hoàn thiện hệ thống thể chế,
thực hiện quản lý theo pháp luật, tổ chức hệ thống các cơ quan hành chính, và
tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý của bộ máy nhà nước. Cải cách hành chính tạo động lực để đổi mới phương
thức điều hành tổ chức công, hoàn thiện nền hành chính nhằm thích ứng với quá
trình hội nhập nền kinh tế thị trường. Đổi mới phương thức điều hành tổ chức
công và cải cách hành chính phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam; đồng thời kế
thừa có chọn lọc các mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới, từ đó huy động mọi
nguồn lực và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để phát triển đất nước.
Câu 2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và
vai trò của văn hoá trong tổ chức công?
Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến
hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực
hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản
để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là
nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó, công sở là một bộ
phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý NN.
Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
Trang 5
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục
tập quán, lối sống và lao động.
Từ đó có thể hiểu: Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị niềm tin, sự
mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính
thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất
vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều
tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hình
thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ

của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong
công sở và hiệu quả hoạt động của nó.
Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có
kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành
viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan
mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kĩ luật cơ quan, phải chú ý đến danh
dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những
nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.
Biểu hiện của Văn hóa tổ chức công sở. Có thể thấy trong các quy chế,
quy định, nội quy, điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ
quan thực hiện, việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác thực hiện, nó còn
được thể hiện thông qua mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong công sở,
chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ. Xây dựng văn hoá công sở trên nền
tảng văn hoá của dân tộc. Biểu hiện hành vi điều hành và hoạt động của công sở
đó là:
- Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong
công sở cao hay thấp. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức
của mỗi người các bộ công chức,người cán bộ phải xem công việc của cơ quan
như công việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc. Có như
vậy hiệu quả làm việc mới cao được. Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự
Trang 6
quản tự giác của cán bộ công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách
nhiệm…
- Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt
hay chưa, việc áp dụng đó như thế nào và tới đâu? Mức độ của bầu không khí
cởi mở trong công sở. Ở đây đánh giá vào tâm lí của từng cá nhân trong công sở,
trên thực tế cho thấy, khi làm việc, nếu tinh thần thoải mái thì làm việc rất hiệu
quả, và ngược lại. Do vậy tạo bầu không khí cởi mở là vấn đề cần được chú ý
tới.
- Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc

theo chuẩn mực cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra chuẩn mực quá cao
trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành
công việc cụng không cao. Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý tới điều
kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó.
- Các xung đột nội bộ được giải quyết tốt hay không. bất kì một cơ quan
nào thì việc xung đột giữa các thành viên trong cơ quan chắc cắn sẽ có nhưng ở
mức độ lớn hay nhỏ. Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lí của từng
người thì sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột đó.
Các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong phú. cần
phải xem xét một cách tỉ mỷ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng
của chúng tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chức
công sở nói chung.
Kĩ thuật điều hành tạo nên Văn hoá tổ chức công sở. Đây là vấn đề có liên
quan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước. Nếu những
kỷ cương này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ được
đề cao và tổ chức có điều kiện để phát triển.
1. Các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công
a. Các yếu tố bên trong
Trang 7
Con người: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định văn hoá tổ chức
công. Con người là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu
quả của tổ chức công. Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm
việc trong tổ chức công cao hay thấp, mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ
chức, xung đột giữa các thành viên trong cơ quan ở mức độ lớn hay nhỏ, cách
giải quyết các xung đột, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao hay thấp,…tất cả
những yếu tố đó tạo nên văn hoá tổ chức công.
Thể chế: Hệ thống thể chế trong các tổ chức công cũng là vấn đề cần bàn
tới. Thể chế có hoàn thiện, có đảm bảo tính nghiêm minh được mọi cá nhân
trong tổ chức tuân thủ thì kỉ luật trong tổ chức công mới được đảm bảo. Từ đó
mọi hoạt động của các tổ chức công diễn ra một cách có hệ thống, theo chuẩn

mực đã được đề ra, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng của các cơ quan,
đơn vị đó. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các bộ phận và các tổ chức
khác nhau trong tổ chức công cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng.
Các công việc, các nhiệm vụ sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ, đạt mục tiêu
khi có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa mọi tổ chức, cơ quan ở mọi lĩnh
vực trong cả một hệ thống rộng lớn tổ chức công.
Tài chính: Tài chính của mọi tổ chức công đều phụ thuộc vào nguồn ngân
sách nhà nước. Nguồn tài chính mà nhà nước có được là rất hạn hẹp. Việc sử
dụng nguồn tài chính đó để tiến hành các hoạt động của các tổ chức cần được
xem xét hợp lí, tránh việc thâm hụt ngân sách, lãng phí tiền bạc của nhà nước,
làm giảm hiệu quả chất lượng tổ chức công.
Văn hóa tổ chức: Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến
đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức công. Vấn đề đạo
đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố
tinh thần, tác động. Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp
thực hiện công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với
công dân. Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm
việc tốt nhất. Họ tin rằng ý tưởng của mình được tính đến, họ cảm thấy những
Trang 8
đồng nghiệp của họ có cam kết với chất lượng. Họ tạo ra một sự liên kết trực
tiếp giữa công việc của mình với sứ mệnh của tổ chức. Tạo được niềm tin giữa
các thành viên trong tổ chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là
coi trọng vấn đề đạo đức công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân
thì hiệu quả cũng như chất lượng của tổ chức công cũng theo đó mà tăng lên.
Thông tin: Thông tin về các văn bản hành chính, thông tin về các loại thủ
tục (các loại giấy tờ biểu mẫu, quy trình thực hiện, thời gian giải quyết, phí và lệ
phí…) khi được công khai sẽ tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn
dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Trong mọi tổ chức công, sự công khai thông tin
là điều quan trọng không thể thiếu.
Mục tiêu tổ chức: Các mục tiêu được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành

công việc theo mục tiêu cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra mục tiêu quá
cao trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn
thành công việc cũng không cao. Cho nên khi đề ra các mục tiêu cần chú ý tới
điều kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó.
Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù
hợp hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Nhân
viên làm việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị trí, đúng
ngành nghề, phù hợp với năng lực mà họ có, có phát huy được năng lực làm việc
hay không cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng, đến hiệu quả
làm việc trong các tổ chức công.
b. Các yếu tố bên ngoài
Môi trường chính trị: Đó là sự ổn định chính trị, thể chế chính trị luôn giữ
vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động trong xã hội, do đó chất
lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức thuộc khu vực công chịu ảnh hưởng
nhiều từ định hướng chính trị.
Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước: Hệ thống pháp luật được xây dựng
trên nền tảng của hệ thống chính trị. Nhà nước được xây dựng nhằm thực hiện
sứ mệnh của đảng cầm quyền. Nhà nước lại có ảnh hưởng thực sự tới các tổ
Trang 9
chức đặc biệt là các tổ chức hành chính. Chính vì vậy mà các hoạt động của tổ
chức công cũng chịu ảnh hưởng của các quy định của pháp luật.
Xu thế hoạt động của thế giới: Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, các yếu tố
kinh tế, thị trường có ảnh hưởng quan trọng đến mọi tổ chức và chất lượng sản
phẩm dịch vụ của các tổ chức đó. Do đó mọi sự thay đổi các hoạt động của thế
giới sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức công.
Các yếu tố của môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên tại nơi tổ chức
công hoạt động sẽ chi phối đến hoạt động, hiệu quả của tổ chức đó.
Các mối quan hệ của tổ chức: Mối quan hệ của tổ chức này với tổ chức
khác, số lượng mối quan hệ, mức độ quan hệ đều ảnh hướng đến hoạt động của
tổ chức công.

Các công dân tại nơi tổ chức hoạt động: Trình độ dân trí, mức sống, thái độ
của công dân tại nơi tổ chức hoạt động sẽ ảnh hưởng đến thái độ phục vụ, chất
lượng sản phẩm cung cấp của các tổ chức công.
Văn hóa hành chính của hệ thống công vụ: Văn hoá hành chính là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức và thành viên trong tổ chức. Đó là trang
phục, phong cách làm việc, cách giao tiếp, năng lực làm việc,
Tiến độ phát triển của khoa học kỹ thuật: Những tiến bộ khoa học kĩ thuật
mà mỗi tổ chức sử dụng sẽ tạo cơ hội nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ, giải phóng sức lao động đồng thởi tăng nhanh sự hài lòng
của khách hàng.
Đời sống kinh tế văn hoá của đất nước: Đời sống kinh tế văn hoá của đất
nước được nâng cao thì chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức công
cũng theo đó được nâng cao.
2. Vai trò của văn hoá trong tổ chức công
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội.
Trang 10
- Đối với công sở, phải xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh,
hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân
chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường
văn hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBCC với cơ quan, với nhân
dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở.
- Tính tự giác của CBCC trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt
hơn lên so với công sở khác.
- Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn
hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong
một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục
bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các CBCC đến một giá
trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công
sở. Đó chính là làm cho CBCC hoàn thiện mình.

Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công
sở.
- Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên
tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình.
- Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy hết năng lực của CBCC,
khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu
của công sở.
- Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh không ngừng hoàn thiện công sở giúp
công sở phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao.
- Thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã
hội mà trước hết và hơn hết đó là văn hóa công sở.
Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn
hóa công sở với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc
hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó.
Trang 11

×