Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

tình hình tàu thuyền ra, vào khu vực cảng biển hải phòng và quy định vềviệc thải nước dằn tàu tại cảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.22 MB, 94 trang )

Tình hình tàu thuyền ra, vào khu vực cảng biển Hải Phòng
và quy định về việc thải nước dằn tàu tại cảng
NGUYỄN CHU GIANG
CẢNG VỤ HÀNG HẢI HẢI PHÒNG




Mở đầu
Khu vực cảng biển Hải Phòng là cửa ngõ thông ra biển của vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc là 1 trong 2 đầu mối trung tâm giao lưu hàng hải lớn nhất của cả nước,
với hệ thống cảng biển, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển và hệ thống dịch vụ hàng hải
tương đối hoàn thiện. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 105 chủ tàu với trên
420 con tàu đang hoạt động, 90 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng
hải, 34 doanh nghiệp khai thác cảng biển với tổng chiều dài cầu cảng trên 8.000 m, 05
bến phao chuyển tải và 18 doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. Trong những
năm gần đây, cảng Hải Phòng đã đạt mức tăng trưởng vào hàng cao nhất trong hệ thống
cảng biển Việt Nam. Năm 2008 lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 29,1 triệu tấn, đến
tháng 11 năm 2009 đạt 30,3 triệu tấn, dự kiến cả năm đạt 32 triệu tấn.

1 Tình hình tàu thuyền ra, vào khu vực cảng Hải Phòng những năm gần đây
1.1 Vùng nước cảng biển Hải Phòng
Hiện nay, khu vực cảng biển HP (công bố theo Quyết định số 44/2007/QĐ-
BGTVT ngày 28/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GTVT) gồm: có 34 doanh nghiệp cảng biển,
tổng chiều dài cầu cảng hơn 8.000m; 05 bến chuyển tải; 03 khu neo chuyển tải, tránh
bão cho tàu thuyền (Hạ Long, Lan Hạ và bến Gót - Lạch Huyện), 01 vị trí neo đậu cho
tàu khách tại vịnh Cát Bà.
Trong đó: - 12 cầu cảng dầu, tàu hoá chất, tàu khí hoá lỏng;
- 18 cầu cảng container;
- 4 cầu chuyên xếp dỡ hàng rời.


50
1.2 Hoạt động quản lý của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, là cơ quan thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng. Trong
đó có nhiệm vụ: Kiểm tra, giám sát hoạt động hàng hải tại cảng biển nhằm đảm bảo an
toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường và thực hiện TKCN trong
khu vực quản lý. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính tỏng lĩnh vực hàng hải theo quy
định của pháp luật.
Một số hạn chế:
- Về mặt luật pháp: Chưa có khung pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ và phù hợp về cơ
chế kiểm soát và quản lý hoạt động thải nước dằn tàu, quy định về vùng thải nước dằn
tàu Các quy định về mức phạt tiền tuy đã có nhưng ở mức thấp.
- Về trang thiết bị tại cảng: Cũng như các cảng biển khác, hệ thống tiếp nhận chất
thải lỏng, nước dằn tàu còn manh mún, chưa được quan tâm. Thiếu công cụ trang thiết
bị kiểm tra nồng độ dầu,c ác chất độc hại trong nước dằn tàu.
- Về nhân lực: Thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm về kiểm soát, quản lý việc
thải nước dằn tàu.
1.3 Thống kê tàu thuyền ra, vào cảng biển Hải Phòng những năm gần đây
Nội dung
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009 ước
Tổng số tàu

(lượt)
9.016 9.560 11.475 12.621 13.000
- Tàu nội 5.394 5.679 6.623 6.937 7.2000
Trong đó:
+ Xuất nhập
cảnh
415 494 702 1.186 1.200
+ Nội địa 4.979 5.185 5.921 5.751 6.000
- Tàu ngoại 3.622 3.881 4.852 5.693 5.800
Hàng hoá (tấn) 13.488.239 16.498.325 24.140.535 29.092.836 32.000.000
Trong đó:
Xuất khẩu
1.993.477 3.849.134 1.680.007 5.472.360 7.000.000

Nhập khẩu
6.935.566 10.579.429 4.520.222 13.563.348 12.000.000

Nội địa
4.559.196 9.711.972 4.481.970 10.057.128 13.000.000
Phương tiện thuỷ
nội địa:
10.561 9.966 7.924

Một số nhận xét:
- Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng biển Hải Phòng ngày càng tăng cao,
dẫn đến số lượng tàu thuyền và khối lượng hàng hóa tăng trưởng ở mức cao (15%/năm).
- Kết cấu hạ tầng cảng biển hạn chế (luồng lạch, hệ thống cầu bến, ), Mật độ giao
thông cao, ý thức chấp hành luật lệ còn nhiều yếu kém, hệ thống theo dõi, giám sát chưa
được đầu tư gây khó khăn trong công tác bảo đảm an toàn hàng hải và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường.


2 Quy định về quản lý và kiểm soát thải nước dằn tàu tại cảng biển Hải
Phòng
2.1 Khái quát về nước thải dằn tàu và hoạt động xả thải

51
- Nước dằn tàu (ballast) là nước được chở trên tàu để đảm bảo ổn định, hiệu số
mớn nước (độ cân bằng mũi lái) và duy trì sự nguyên vẹn cấu trúc tàu.
- Nước ballast đóng vai trò quan trọng đối với an toàn và hoạt động hiệu quả của
ngành vận tải hiện đại.
- Khi tàu không chở hàng người ta bơm nước dằn vào tàu. Khi tàu xuống hàng
thì người ta xả nước dằn tàu ra khỏi tàu.
- Theo các số liệu đã được công bố, có khoảng 7000 loài sinh vật khác nhau
được vận chuyển vòng quanh thế giới trong các két nước dằn.
- Người ta cho rằng ảnh hưởng của các loài thuỷ sinh xâm nhập là không thể
phục hồi được.
2.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải dằn tàu tại Hải Phòng
Hiện nay, tại Khu vực cảng biển Hải Phòng, Các cơ quan Hành chính dịa
phương, Sở tài nguyên môi trường, Cảng vụ hàng hải Hải Phòng theo chức năng và
nhiệm vụ thì cùng tham gia vào việc quản lý môi trường tại cảng biển nhưng vẫn chưa
có cơ quan quản lý nhà nước nào quản lý và kiểm soát việc thải nước dằn tàu
2.3 Các quy định có liên quan đến nước thải dằn tàu
Ở Việt Nam, các quy định liên quan đến việc quản lý và kiểm soát nước ballast
chưa được quan tâm thích đáng. Thực tế, chưa có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể
liên quan đến kiểm soát và quản lý nước ballast, chỉ có một số ít văn bản liên quan.
2.3.1 Các quy định của Việt nam:
a. Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005; Điều 28 (2)
“ Tàu biển khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường”

b. Nghị định 71/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/07/2006 về quản
lý cảng biển và luồng hàng hải:
* Điều 47 (4)(d): khi tàu thuyền neo đậu trong vùng nước cảng biển, cấm bơm
xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc
hại khác.
* Điều 48 (1)(2): tàu thuyền khi hoạt động trong cảng phải thực hiện chế độ đổ
rác, bơm xả nước bẩn và nước dằn tàu theo quy định và chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải.
Doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ vệ sinh tàu thuyền tại cảng
phải bố trí phương tiện tiếp nhận nước bẩn từ tàu thuyền và được thu phí dịch vụ theo
quy định.
* Điều 56 (2):
• (a): Tất cả các van và thiết bị của tàu thuyền mà chất độc hại có thể thoát ra
ngoài đều phải được đóng kín, đưa về trangjt hái ngừng hoạt động, niêm phong
kẹp chì và phải có biển thông báo tại chỗ. Việc tháo bỏ niêm phong hoặc việc
bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị quy định tại khoản
này chỉ được thực hiện với sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và có sự
giám sát trực tiếp của nhân viên cảng vụ hàng hải đó;
• (b):Khi tiến hành bơm các loại nước bẩn, nước thải có dầuhoặc các chất có đặc
tính nguy hiểm khác qua đường ống trên mặt boong phải bịt kín các lỗ thoát
nước tren mặt boong và có khay hứng ở những khớp nối của ống dẫn;
• (c): Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bơm, xả dầu hoặc các chất nguy
hiểm khác đều phải được ghi chép cụ thể vào nhật ký riêng và sẵn sàng xuất
trình cho nhân viên có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra khi cần thiết.
* Điều 57: Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển.

52
(2) (b): Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ tàu thuyền mình thì
phải áp dụng ngay biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, đồng thời kịp thời báo cáo cho Cảng
vụ hàng hải;
c. Nội quy cảng biển Hải Phòng

• Điều 30 (1) (b): Nước bẩn, cặn bẩn, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất
độc hại khác phải được chứa vào két riêng và chuyển lên thiết bị thu gom trên bờ
theo quy định.
• Điều 30 (2): Doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ vệ sinh tàu
thuyền tại cảng phải bố trí phương tiện đủ tiêu chuẩn để tiếp nhận rác thải, nước
bẩn từ tàu thuyền và phải tuân thủ quy định về vệ sinh và bảo vệ môi trường.
d. Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21/06/2006 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hàng hải
Điều 17 (3) (a): phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm: Bơm, xả các loại rác hoặc nước dằn tàu, nước có cặn bẩn từ tàu xuống cầu
cảng hoặc vùng nước cảng biển;
e. Quyết định số 54/2005/QĐ-BGTVT Bộ Giao thông vận tải: ban hành
danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển và tàu công vụ Việt Nam, đối với tàu
dầu trên tàu phải có Nhật ký hệ thống theo dõi và kiểm soát thải dầu đối với các chuyến
hành trình cuối vùng có nước dằn tàu, Sổ tay vận hành két nước dằn sạch chuyên dùng.
Ngoài ra:
- Luật bảo vệ môi trường 2005
- Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.3.2 Các quy định của quốc tế:
- Công ước của LHQ về luật biển, năm 1982 (UNLOS 82)
- Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm biển từ tàu, năm 1973 và Nghị định
thư bổ sung năm 1978 (MARPOL 73/78)
- Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do đổ những chất thải và những
vật liệu khác, năm 1972 (LONDON 1972)
- Công ước quốc tế kiểm soát và quản lý nước và cặn ballast của tàu" (gọi tắt là
BWM) đã được thông qua vào 13/02/2004, tuy nhiên Việt Nam chưa tham gia công ước
này.
Điều 5: quốc gia thành viên BWM cam kết đảm bảo rằng cảng mà ở đó việc vệ sinh
và sửa chữa két nước dằn phải có phương tiện tiếp nhận thích hợp để tiếp nhận căn nước

dằn (ballast sediment)
Nghị quyết A.868(20), IMO đã ban hành "Hướng dẫn kiểm soát và quản lý nước
ballast của tàu". Ngoài ra, UB Môi trường cũng đưa ra một số Nghị quyết hướng dẫn
việc quản lý kiểm soát nước dằn của tàu.
- Các công ước quốc tế khác có liên quan (SOLAS 74, CLC, FC, HNS, ) đều có
những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến cơ chế kiểm soát và uqnar lý ô
nhiễm môi trường từ tàu (trong đó có thải nước dằn tàu), biện pháp khắc phục, bồi
thường.

3 Kết luận và kiến nghị
- Khu vực cảng biển Hải Phòng là 1 trong 2 đầu mối trung tâm giao thương hàng
hải lớn nhất của cả nước, đang tiếp tục được đầu tư xây dựng và mở rộng ngày càng
hiện đại.

53
- Vấn đề bảo vệ môi trường biển từ các hoạt động hàng hải nói chung, từ việc kiểm
soát và quản lý nước dằn tàu nói riêng phải được xem xét, giải quyết để đảm bảo phát
triển bền vững và hội nhập với khu vực và thế giới
Kiến nghị
1 Hoàn thiện hành lang pháp lý, ban hành các quy định về quản lý việc thải nước dằn
tàu tại cảng biển, quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý.
2 Xây dựng cơ chế chính sách để tổ chức và hoạt động các đơn vị thực hiện dịch vụ
thu gom, xử lý nước thải.
3 Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kiểm soát và quản lý hoạt động
thải nước dằn tàu.
4 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật. Triển khai đồng bộ hoạt động thu gom va xử lý nước
dằn tàu đồng bộ tại tất cả các cảng biển ở Việt Nam.
5 Nâng cao năng lực quản lý, giám sát môi trường của các cơ quan QLNN.

54

Tình hình tàu biển ra vào các cảng thuộc trách nhiệm của
Cảng vụ hàng hải Nha Trang và quy định về việc thải nước dằn tàu tại cảng.
THÁI KẾ THÂN
CẢNG VỤ HÀNG HẢI NHA TRANG




1 Tình hình tàu biển ra vào các cảng trong khu vực quản lý của Cảng vụ HH Nha
Trang
1.1 Tổng quan các cảng và đặc điểm hoạt động của các cảng trong khu vực trách
nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang
- Cảng vụ Hàng hải Nha Trang là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng hải
tại khu vực tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận, chức năng chủ yếu của Cảng vụ Hàng hải là
kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hàng hải của các đối tượng: các
doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển và các doanh nghiệp khác liên quan tới
hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển.
- Tại khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang có 04 vùng nước cảng
biển với tổng cộng 10 bến cảng biển có đặc thù khác nhau (xem bảng thống kê kèm theo),
- Với công dụng của nước dằn tàu có tác dụng làm cho tàu biển hành trình an toàn
ngay cả khi tàu không hàng, thực tế cho thấy những tàu có dung tích từ 5.000 GT trở lên
thường cần chứa nhiều nước dằn, vì tàu càng lớn thì cần lượng nước dằn càng lớn, những tàu
này thường có hành trình dài ngày trên biển. Sau khi, xem xét và đánh giá đặc điểm các cảng
trong khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, những cảng sau đây là có hoạt
động của tàu thải nước dằn tàu với khối lượng lớn là:




55


STT TÊN BẾN CẢNG LOẠI BẾN
CẢNG
CỠ TÀU LỚN NHẤT
(DWT)
Vị trí
1 Nha Trang Tổng hợp 20.000 Vịnh Nha Trang
2 Cam Ranh Tổng hợp 30.000 Vịnh Cam Ranh
3 Hyundai Vinshin Sửa chữa tàu 400.000 Vịnh Vân Phong
4 Khu Chuyển tải
dầu Vân Phong
Chuyển tải
dầu
Mớn 19 mét (Cỡ tàu từ
80.000 đến 200.000
DWT)
Vịnh Vân Phong
1.2 Phân tích, đánh giá việc thải nước dằn tàu tại khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng
hải Nha Trang
Qua các bảng thống kê tàu nước ngoài có dung tích từ 5.000 GT trở lên đến khu vực
thuộc trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang (xem phụ lục kèm theo) ta thấy:
• Tại vịnh Nha Trang: trong 3 năm qua có 504 lượt tàu (tổng dung tích là:
10.329.054 GT), đa số các tàu nước ngoài đến đây là tàu container và đến từ các cảng thuộc
Việt Nam (72%), khi đến đã có hàng trên tàu nên việc trao đổi nước dằn tàu là không nhiều.
• Tại vịnh Cam Ranh: trong 3 năm qua có 236 lượt tàu (tổng dung tích là:
2.259.538 GT) đến đây, trong đó có 45 % số tàu đến từ các cảng thuộc Việt Nam, còn 30 %
đến từ các cảng thuộc các nước ngoài khu vực Đông Nam Á và 22 % là từ các cảng thuộc các
nước khu vực Đông Nam Á. Các tàu này đến đây thường là để nhận hàng xuất khẩu (cát, dăm
bào…) nên khi đến có lượng nước dằn lớn, lượng nước này sẽ được thải ra vùng nước vịnh
Cam Ranh trong quá trình lấy hàng.

• Tại Vân Phong: trong 3 năm qua có 366 lượt tàu đến và rời các cảng trong khu
vực này nhưng lại là những tàu rất lớn (366 lượt tàu nhưng dung tích lên tới 13.769.942 GT),
trong đó chỉ có 14% số tàu đến từ các cảng thuộc Việt Nam, có tới 70 % tàu đến đây từ các
cảng thuộc các nước ngoài khu vực Đông Nam Á và 16 % là từ khu vực Đông Nam Á. Các
tàu đến đây thường có 2 loại:
- Các tàu tham gia chuyển tải dầu: khi đến là đầy hàng nên không có thải nước dằn
tàu và sẽ nhân nước dằn để đi chỗ khác.
- Các tàu đến để sửa chữa tại Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin: Khi đến thường
không có hàng hóa trên tàu và trong quá trình sửa chữa thải ra một lượng nước dằn rất lớn.
Đánh giá chung: Như vậy trong các vịnh thuộc khu vực trách nhiệm của Cảng vụ
Hàng hải Nha Trang thì khu vực vịnh Vân Phong là có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi nước dằn
tàu lớn nhất, sau đó là vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang có nguy cơ ảnh hưởng nhỏ nhất tại
khu vực.

2 Quy định về việc thải nước dằn tàu tại cảng
2.1 Thực trạng chế độ pháp lý hiện hành của việc quản lý nước dằn tàu trên thế giới
và tại Việt Nam
Kiểm soát nước dằn tàu là một vấn đề mang tính toàn cầu, vì vậy để có thể kiểm soát
được nó thì cần phải có một cơ chế pháp lý giải quyết mang tính quốc tế cao. Hiện nay chưa
có một văn bản pháp lý có hiệu lực nào mang tính chất quốc tế điều chỉnh về việc quản lý
nước dằn tàu biển
Tuy nhiên, tại Hội nghị tổ chức vào tháng 2 năm 2004 của Tổ chức Hàng hải thế giới
(IMO) Công ước quản lý nước dằn tàu của IMO đã được chấp nhận, Công ước này hiện chưa
có hiệu lực, nó cần phải có ít nhất 30 quốc gia với tổng dung tích đội tàu chiếm không dưới
35% tổng dung tích đội tàu thế giới ký kết Công ước thì mới có hiệu lực. Đến hết tháng
9/2009 đã có 18 quốc gia đại diện cho 15,4% dung tích đội tàu thế giới đã phê chuẩn Công
ước. Người ta dự kiến cuối năm 2012 Công ước mới có thể trở thành hiệu lực.

56
Trên thế giới cũng có một số nước đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm kiểm soát

việc thải nước dằn tàu khi đi vào vùng biển của nước mình như: Hoa Kỳ, Braxin, Australia,
Chi lê, Iran, Iraq, Qatar, Kuwait…
Việt Nam chưa thông qua Công ước quản lý nước dằn tàu của IMO, tại các văn bản
trong nước cũng chỉ có Nghị định 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ có 01 quy
định tại Điều 48 của Nghị định liên quan tới việc quản lý nước dằn tàu. Cụ thể là:
“Tàu thuyền khi hoạt động trong cảng phải thực hiện chế độ đổ rác, bơm xả nước bẩn và
nước dằn tàu theo quy định và chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải”
Quy định này còn rất chung chung, giao cho Cảng vụ Hàng hải quy định và hướng
dẫn, trong thực tế rất khó triển khai.
2.2 Tại khu vực Cảng vụ Hàng hải Nha Trang: để triển khai Nghị định 71/2006/NĐ-CP
Cảng vụ Hàng hải Nha Trang đã quy định về quản lý nước dằn của các tàu đến hoạt động tại
các cảng trong khu vực trách nhiệm của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, dưới hai hình thức là:
- Quy định trong Nội quy cảng biển: Tại Nội quy cảng biển do Cảng vụ Hàng hải
Nha Trang ban hành nhằm triển khai cụ thể Nghị định 71/2006/NĐ-CP tại khu vực trách
nhiệm của mình Cảng vụ Hàng hải Nha Trang có quy định về việc quản lý nước dằn tàu,
nhưng quy định này cũng là lặp lại quy định của Nghị định 71/2006/NĐ-CP.
- Quy định trực tiếp với tàu: nhằm quản lý việc thải nước dằn tàu tại khu vực trách
nhiệm, Cảng vụ Hàng hải Nha Trang có một số quy định cụ thể như sau:
+ Cấm việc thải nước dằn tàu đối với các tàu đang cập cầu và neo đậu trong vùng
nước cảng biển.
+ Đối với những tàu có nhu cầu thải nước dằn tàu trong trường hợp đặc biệt vì lý do
an toàn của tàu: phải thông báo cho Cảng vụ Hàng hải Nha Trang biết để xem xét giải quyết
từng trường hợp, trong nội dung thông báo cần phải có các thông tin như: vị trí tàu khi nhận
nước dằn, các biện pháp xử lý nước dằn đã thực hiện (nếu có), lượng nước dằn dự định thải và
lý do thải nước dằn. Trường hợp sau khi xem xét nhận thấy tàu nhận nước dằn ở những vùng
có nguy cơ cao như Châu Mỹ hoặc Châu Phi thì có thể yêu cầu phải thải nước dằn ngoài vùng
nước cảng biển.

3 Các vấn đề còn tồn tại, đề xuất, kiến nghị về việc quản lý nước dằn tàu
3.1 Có thể nêu ra một số tồn tại như sau

- Để việc kiểm soát nước dằn tàu đáp ứng yêu cầu không gây ra vấn đề về môi
trường biển, các biện pháp kiểm soát phải được áp dụng từ khi con tàu còn cách vùng biển
của Việt Nam thường là rất xa (ngoài lãnh hải) hoặc tại vùng nước có độ sâu lớn (thường là
50 mét). Trong khi Cảng vụ hàng hải chỉ là cơ quan thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
mình trong phạm vi vùng nước cảng biển, phạm vi vùng nước này nằm trong đường cơ sở, vì
vậy nếu Cảng vụ Hàng hải có đưa ra quy định về việc kiểm soát nước dằn tàu thì cũng chỉ có
thể áp dụng trong phạm vi vùng nước cảng biển này, như vậy là không có đáp ứng được yêu
cầu về việc quản lý nước dằn tàu.
- Việc xây dựng các quy định của Cảng vụ cũng phải phù hợp với quy định của
pháp luật, trong khi hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể về tiêu chuẩn nước dằn thế
nào là cho phép thải, thiết bị, biện pháp xử lý nước dằn thế nào là phù hợp với quy định của
pháp luật… vì vậy Cảng vụ không có cơ sở để quy định về vấn đề này.
3.2 Kiến nghị
- Cần xem xét việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quản lý nước dằn tàu của IMO sao
cho phù hợp với khả năng kinh tế của các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam đồng thời đáp ứng
được các yêu cầu về phát triển bền vững của Việt Nam.
- Trong thời gian khi chưa phê chuẩn Công ước nói trên, Nhà nước cũng cần xây dựng
bộ tiêu chuẩn về nước dằn tàu, đồng thời cũng có những quy định cụ thể hơn về việc quản lý

57
nước dằn tàu biển để Cảng vụ Hàng hải làm cơ sở xây dựng quy định áp dụng trong vùng
nước trách nhiệm cuả mình.
- Cần xem xét để định ra được những vùng biển nhạy cảm của quốc gia cần bảo vệ để
áp dụng việc quản lý nước dằn tàu nghiêm ngặt ngay từ bây giờ.
- Các cơ sở sửa chữa tàu biển thường thải ra lượng nước dằn rất lớn, không những vậy
khi sửa chữa các tàu này còn phải làm vệ sinh các két, nên thải ra cả các cặn bẩn của két, vì
vậy đề nghị cơ quan về môi trường khi đánh giá tác động môi trường cho các cơ sở sửa chữa
tàu cần xét đến tác động của việc vệ sinh két này trước khi cấp phép xây dựng cơ sở sửa chữa
tàu biển.
Trên đây là một số ý kiến tham luận của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang.

Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.



Phụ lục kèm theo Tham luận “Tình hình tàu biển ra vào các cảng thuộc trách nhiệm của Cảng
vụ hàng hải Nha Trang và quy định về việc thải nước dằn tàu tại cảng”

THỐNG KÊ CÁC CẢNG BIỂN TRONG KHU VỰC TRÁCH NHIỆM CỦA CẢNG VỤ
HÀNG HẢI NHA TRANG


STT TÊN BẾN CẢNG LOẠI BẾN
CẢNG
CỠ TÀU LỚN
NHẤT (DWT)
Vị trí
1 Nha Trang Tổng hợp 20.000 Vịnh Nha Trang
2 Hải Quân Tổng hợp 5.000 Vịnh Nha Trang
3 Cam Ranh Tổng hợp 30.000 Vịnh Cam Ranh
4 Hòn Khói Tổng hợp 1.000 Vịnh Vân Phong
5 Cảng dầu Mũi Chụt Xăng dầu 10.000 Vịnh Nha Trang
6 Hyundai Vinshin Sửa chữa và
đóng tàu
400.000 Vịnh Vân Phong
7 Đầm Môn Xuất cát 30.000 Vịnh Vân Phong
8 Khu Chuyển tải dầu
Vân Phong
Chuyển tải dầu Mớn19 mét Vịnh Vân Phong
9 Cà Ná (tỉnh Ninh
Thuận)

Xuất muối 1.000 Vịnh Cà Ná
10 Chuyển tải Ninh Chữ Xuất cát 30.000 Vịnh Phan Rang
Phụ lục kèm theo Tham luận “Tình hình tàu biển ra vào các cảng thuộc trách nhiệm của Cảng
vụ hàng hải Nha Trang và quy định về việc thải nước dằn tàu tại cảng”

THỐNG KÊ TỔNG SỐ LƯỢT TÀU BIỂN ĐẾN VÀ RỜI CÁC CẢNG TRONG KHU VỰC
THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI NHA TRANG TRONG 3 NĂM

Năm
Số lượt tàu
đến vịnh Nha
Trang
Số tàu đến
vịnh Cam
Ranh
Số tàu đến
vịnh Vân
Phong
TỔNG SỐ
2007 1998 840 740
3.578
2008 1988 1.066 926
3.980
10 tháng 2009 1784 1.062 942
3.788
TỔNG 5.770 2.968 2.608

58
Phụ lục kèm theo Tham luận “Tình hình tàu biển ra vào các cảng thuộc trách nhiệm của Cảng
vụ hàng hải Nha Trang và quy định về việc thải nước dằn tàu tại cảng”


THỐNG KÊ SỐ LƯỢT TÀU NƯỚC NGOÀI CÓ DUNG TÍCH TỪ 5.000 GT TRỞ
LÊN ĐẾN VÀ RỜI CÁC CẢNG TRONG KHU VỰC THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA
CẢNG VỤ HÀNG HẢI NHA TRANG TRONG 3 NĂM


Năm
Số tàu đến vịnh
Vân Phong
Số tàu đến vịnh
Nha Trang
Số tàu đến vịnh
Cam Ranh
Tổng số

2007
184 142 66
392
2008
92 166 94
352
2009
90 196 76
362
Tàu/ GRT
366 / 13.769.942 504 / 10.329.054 236 / 2.259.538 1.106
TRONG ĐÓ:
• Số lượt tàu đến và rời khu vực từ các cảng thuộc các nước Đông Nam Á:



Năm Vân Phong Nha Trang Cam Ranh
Tổng
số
2007
32 16 14
62
2008
22 10 30
62
2009
4 8 10
22
Tổng 58 (16%) 34 (7%) 54 (22%) 146






• Số lượt tàu đến và rời khu vực từ các cảng thuộc các nước khác:
Năm Vân Phong Nha Trang Cam Ranh Tổng số
2007
126 22 18
166
2008
58 34 32
124
2009
74 54 22
150

Tổng 129 (70%) 55 (21%) 36 (30%) 440

• Số lượt tàu ngoại đến và rời khu vực từ các cảng thuộc Việt Nam:
Năm Vân Phong Nha Trang Cam Ranh Tổng số
2007
26 104 34
164
2008
12 122 32
166
2009
12 134 22
190
50 (14%) 360 (72%) 110 (45%) 520


59
Ballast Water and Aquatic Invasive Species in the Columbia River, USA
MARK SYSTMA
PORTLAND STATE UNIVERSITY, USA




Ballast Water and Aquatic Invasive
Species in the Columbia River, USA
Mark Sytsma
Portland State University
VNU HCMC Vietnam Ballast Water Workshop 10
December 2009




60
Major Ports on US West Coast

Coos Bay



Columbia River Aquatic Invasive
Species Surveys
•Middle
Columbia
River
Survey
(2006)
•Lower
Columbia
River
Survey
(2001-2003)
●Portland


61
Survey Objectives
Characterize non-native species in the Columbia
River to provide a baseline to:
– Calculate the rates and types of species introductions

to the river,
– Evaluate the efficacy of
ballast water regulations,
Literature Review/Field Surveys

Field Sampling
•2002
– 53 locations for invertebrates and macrophytes
– 19 sampled for macrophytes
•2003
– 36 locations for invertebrates
– 30 locations for macrophytes
– 7 locations for phytoplankton
• Sampling included
– Intertidal and subtidal mud, sand gravel, cobbles, rocks,
banks, artificial substrates (floats and pilings), plants
– Species lists was the goal, not quantitative data
– Minimum sieve size was 0.5-mm mesh
– 250 micron net used for zooplankton
– 80 micron net used for phytoplankton


62

Field Survey Results




63

Field Survey Results


• 28 of 35 nonnative
invertebrates in the LCR
have not been reported
in other major bays and
estuaries on the
Northwest Coast
– Differences in
hydrology and
salinity
– Differences in
sampling effort
– Differences in vectors
– Differences in degree
of habitat alteration


64
Vectors of Introduction


Where did introduced species
come from?



65
Last Port of Call for Ships Arriving at

the Columbia River


Number of Ships and Volume of
Ballast Water Discharge into the
Columbia River by Port



66

67
Columbia River Ballast Water
Discharge by Ship Type


Ballast Water Source Type

Source of Freshwater Ballast

68
Columbia River Invasion Rates
green = fishes blue= invertebrates
•Fish
•High rate of
introduction in
1800s, lower
rate in 1900s
(1 new species
every 10 yrs)

• Invertebrates
• New species
every 5 years
from 1880-
1975
• New species
every 5
months since
1995
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
B
J
J
J
J
J
J
J

J
J
0
5
10
15
20
25
30
1805 1855 1905 1955 2005
Number of Species
Year of Discovery


Conclusions
• Lower Columbia River has
a unique invasion
“signature”
• Need repeat monitoring to
document efficacy of
management measures
• Need better management
and enforcement of
regulations on vectors




69
The End

Mark Sytsma





70
Ballast Water and Aquatic Invasive Species in the Columbia River, USA
MARK SYSTMA
PORTLAND STATE UNIVERSITY, USA




Ballast Water and Aquatic Invasive
Species in the Columbia River, USA
Mark Sytsma
Portland State University
VNU HCMC Vietnam Ballast Water Workshop 10
December 2009



60
Major Ports on US West Coast

Coos Bay




Columbia River Aquatic Invasive
Species Surveys
•Middle
Columbia
River
Survey
(2006)
•Lower
Columbia
River
Survey
(2001-2003)
●Portland


61
Survey Objectives
Characterize non-native species in the Columbia
River to provide a baseline to:
– Calculate the rates and types of species introductions
to the river,
– Evaluate the efficacy of
ballast water regulations,
Literature Review/Field Surveys

Field Sampling
•2002
– 53 locations for invertebrates and macrophytes
– 19 sampled for macrophytes
•2003

– 36 locations for invertebrates
– 30 locations for macrophytes
– 7 locations for phytoplankton
• Sampling included
– Intertidal and subtidal mud, sand gravel, cobbles, rocks,
banks, artificial substrates (floats and pilings), plants
– Species lists was the goal, not quantitative data
– Minimum sieve size was 0.5-mm mesh
– 250 micron net used for zooplankton
– 80 micron net used for phytoplankton


62

Field Survey Results




63

×