Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

nghiên cứu một số công thức phối hợp cao dược liệu có tác dụng giảm cân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 79 trang )


SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH ĐOÀN
TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH


CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM
SÁNG TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
X * W









B
B
Á
Á
O
O


C
C
Á
Á
O
O




N
N
G
G
H
H
I
I


M
M


T
T
H
H
U
U





NGHIÊN CỨU MỘT CÔNG THỨC
PHỐI HỢP CAO DƯỢC LIỆU
CÓ TÁC DỤNG GIẢM CÂN












Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN ĐỨC HẠNH
Cơ quan chủ trì: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ







2

LỜI GIỚI THIỆU
Chè xanh và Sen đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc giảm cân, chống béo
phì. Tuy nhiên, độc tính và tác dụng giảm cân khi phối hợp hai dược liệu này
vẫn chưa được nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu phối hợp cao chiết xuất từ hai
dược liệu trên vào thức ăn với tỷ lệ cao chiết 3% (CTa), 5% (CTb) và nghiên
cứu tác dụng giảm cân của hai công thức này trên chuột nhắt với chế ăn độ
giàu chất béo (HF). Chuột Swiss albino

đực trở nên béo phì sau 4 tuần cho ăn
thức ăn giàu chất béo so với nhóm chuột cho ăn thức ăn thường. Sau 9 tuần
thử nghiệm, chuột được cho ăn theo CTa và CTb giảm cân đáng kể so với
chuột ăn thức ăn giàu chất béo. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai công thức
này không biểu hiện độc tính cấp ngay khi dùng liều 6g/kg (liều cao nhất có
thể cho chuột uống) và CTa, CTb có tác dụng giảm cân và chống béo phì.
INTRODUCTION
Camellia sinensis and Nelumbo nucifera have been mentioned to be beneficial
for the suppression of obesity. However, the effect and toxicity of a
combination of these plants still remain unclear. In this study, formula a
(CTa) and b (CTb) were prepared from extracts of above-mentioned plants.
Anti-obesity effects of these two formulae were investigated in the mice fed
on a high-fat (HF) diet. Male Swiss albino mice became obese by feeding the
HF diet over 4 weeks compared to normal diet group. Mice fed on HF
containing 3% (CTa) and 5% (CTb) gained significantly less body weight
than that of control animal fed on HF diet alone during a 9-week experimental
period. Acute toxicity study of these formulae revealed normal behaviour and
no mice was dead even at 6g/kg (highest dose that could be administered
through oral route for mice). Our results suggest that CTa may be useful in
the treatment of obesity and related disorders as anti-obesity agents.


3

MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH SÁCH BẢNG 5
DANH SÁCH HÌNH 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 8

1.1.
TỔNG QUAN VỀ THỪA CÂN VÀ BỆNH BÉO PHÌ 8
1.2.
TỔNG QUAN VỀ CHÈ XANH VÀ LÁ SEN 11
1.3.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CẤP 19
1.4.
CÁC MÔ HÌNH THỬ TÁC DỤNG CHỐNG BÉO PHÌ 21
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 24
2.1.
NGUYÊN VẬT LIỆU 24
2.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1.
KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU 36
3.2.
KẾT QUẢ CHIẾT XUẤT VÀ TIÊU CHUẨN HÓA CAO 47
3.3.
THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CÔNG THỨC PHỐI HỢP CAO
DƯỢC LIỆU TRÊN CHUỘT 57
3.4.
THỬ NGHIỆM TÁC DỤNG GIẢM CÂN CỦA CÔNG THỨC PHỐI
HỢP CAO DƯỢC LIỆU TRÊN CHUỘT 59
3.5. KẾT
QUẢ THỬ NGHIỆM ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN 65
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77



4

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI Body Mass Index
DĐVN III Dược điển Việt Nam III
FDA Food and Drug Administration
LD
50
Lethal Dose 50
NICE Nation Institute of Clinical Excellence
SEM Standard Error of Mean
UV Ultra Violet
HF High-fat
TT Thuốc thử



5

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Các hành vi của chuột cần chú ý trong thời gian theo dõi 30
Bảng 2.2. Thành phần của 100 g thức ăn chuột 32

Bảng 3.1. Dự thảo tiêu chuẩn lá Chè xanh 40

Bảng 3.2. Độ ẩm của lá Sen 44
Bảng 3.3. Tỷ lệ tạp chất của lá Sen 44
Bảng 3.4. Tỷ lệ vụn nát của lá Sen 44
Bảng 3.5. Hàm lượng alkaloid toàn phần của lá Sen 46

Bảng 3.6. Kết quả chiết xuất của các dược liệu 47
Bảng 3.7. Độ tan trong nước của cao Chè xanh và lá Sen 49
Bảng 3.8. Độ tan trong EtOH 96% của cao Chè xanh và lá Sen 49
Bảng 3.9. Độ ẩm của cao Chè xanh và lá Sen 50
Bảng 3.10. Độ tro toàn phần của cao Chè xanh và lá Sen 50
Bảng 3.11. Tro không tan trong HCl của cao Chè xanh và lá Sen 50
Bảng 3.12. Hàm lượng tannin trong cao Chè xanh 53
Bảng 3.13. Hàm lượng tannin và alkaloid trong cao lá Sen 54
Bảng 3.14. Dự thảo tiêu chuẩn cao Chè xanh 55
Bảng 3.15. Dự thảo tiêu chuẩn cao lá Sen 56
Bảng 3. 16. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp đường uống 57
Bảng 3.17. Theo dõi cân nặng chuột nhóm 1 59
Bảng 3.18. Theo dõi cân nặng chuột nhóm 2 60
Bảng 3.19. Theo dõi cân nặng chuột nhóm 3 60
Bảng 3.20. Theo dõi cân nặng chuột nhóm 4 61
Bảng 3.21. Theo dõi cân nặng chuột nhóm 5 61
Bảng 3.22. Khối lượng trung bình của các nhóm chuột thử nghiệm 62


6

Bảng 3.23. Thể trọng chuột trong thử nghiệm độc tính mãn 66

Bảng 3.24. Đánh giá chức năng gan khi sử dụng cao dược liệu 66
Bảng 3.25. Đánh giá chức năng thận khi sử dụng cao dược liệu 67
Bảng 3.26. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu đến thông số triglycerid.68
Bảng 3.27. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu lên thông số bạch cầu 68
Bảng 3.28. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu lên thông số hồng cầu 69
Bảng 3.29. Đánh giá ảnh hưởng của cao dược liệu lên thông số của tiểu cầu70




7

DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Dược liệu Chè xanh 11
Hình 1.2. Dược liệu Sen 16

Hình 2.1. Chuột được nuôi trong lồng với đầy đủ thức ăn và nước uống 24

Hình 2.2. Dụng cụ đun hồi lưu (a) và máy cô quay chân không (b) 25
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chiết xuất dược liệu Chè xanh 26
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình chiết xuất dược liệu lá Sen 27

Hình 3.1. Lá Chè xanh 36

Hình 3.2. Vi phẫu phiến lá Chè xanh 37
Hình 3.3. Các thành phần trong vi phẫu phiến lá Chè xanh 37
Hình 3.4. Các cấu tử soi bột lá Chè xanh 38
Hình 3.5. Lá Sen khô 41
Hình 3.6. Vi phẫu lá Sen. 42
Hình 3.7. Các thành phần trong vi phẫu lá Sen 42
Hình 3.8. Các cấu tử soi bột lá Sen 43
Hình 3.9. Cao Chè xanh 48
Hình 3.10. Cao lá Sen 48
Hình 3.11. Sắc ký lớp mỏng của cao Chè xanh (a) và lá Sen (b) 52
Hình 3.12. Vi phẫu gan một mẫu đại diện của lô chứng và lô thử 71
Hình 3.13. Vi phẫu thận một mẫu đại diện của lô chứng và lô thử 72




8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỪA CÂN VÀ BỆNH BÉO PHÌ
Thừa cân và béo phì là những rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở các quốc gia
trên toàn thế giới. Vấn đề này làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh
bị giảm sút và tạo gánh nặng khổng lồ trên hệ thống chăm sóc sức khỏe
[7,14]. Nhiều bằng chứng cho thấy thừa cân và béo phì có liên quan mật thiết
đến nguy cơ mắc phải các bệnh mạch vành, lo
ạn lipid huyết, không dung nạp
glucose, kháng insulin và tăng huyết áp [7,17,20]. Do đó, nhiều quốc gia đã
xem chương trình phòng chống thừa cân và béo phì là biện pháp cơ bản để
phòng ngừa các bệnh nói trên.
Một người gọi là béo phì khi có BMI ≥ 25 đối với người Châu Á, hay BMI ≥
30 đối với người Châu Âu (Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia
bình phương chiều cao (m
2
)) [7,22]. Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên
toàn thế giới nói chung, tỷ lệ người thừa cân và béo phì đang tăng nhanh đến
tốc độ báo động. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 1 tỷ người thừa cân và
hơn 300 triệu người béo phì. Tỷ lệ béo phì tăng từ 10 – 40% trên hầu hết các
quốc gia ở Châu Âu trong suốt thập kỷ qua [7,20]. Sự tăng trưởng kinh tế, tốc
độ đô thị hóa, sự thay đổi lối sống,…
đang làm tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng
lên nhanh chóng bởi những nguyên nhân sau :
+ Công nghiệp hóa, đô thị hóa và cuộc cách mạng công nghệ đã mang
lại nhiều thuận tiện cho con người, làm giảm tiêu thụ năng lượng cần
thiết cho sinh họat hằng ngày. Tuy nhiên, những những thuận tiện
này lại làm mất đi điều kiện họat động thể lực.



9

+ Sự gia tăng thu nhập năng lượng do tăng sự sẵn có của thức ăn ngon,
giá rẻ, nhiều chất béo và năng lượng.
Hai nguyên nhân trên đã làm lệch cán cân cung – cầu năng lượng, dẫn đến
tình trạng thừa cân và béo phì – căn bệnh của "thế kỷ tự động hóa".
Một số phương pháp hiện đang được sử dụng để quản lý và điều trị thừa cân
và béo phì gồm: chế độ ăn, họat động thể lực, sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Việc giảm cân đem lại các lợi ích:
+ Giảm nguy cơ tử vong và bệnh tật kết hợp với béo phì. Nhiều nghiên
cứu cho thấy giảm 10 kg cân nặng dẫn tới:
Giảm 20 – 25% tỷ lệ tử vong chung
Giảm 30 – 40% tỷ lệ tử vong liên quan đến đái tháo đường
Giảm 40 – 50% tỷ lệ t
ử vong do ung thư liên quan đến béo phì.
+ Việc giảm nhẹ từ 5 – 10% cân nặng so với trước can thiệp góp phần
cải thiện các rối loạn sức khỏe đi kèm như đái tháo đường tuýp 2,
tăng huyết áp, bệnh tim mạch và kéo dài tuổi thọ [7,19].
Hiện nay, loại thuốc được cả FDA và NICE công nhận dùng để điều trị béo
phì trong thời gian dài là orlistat (Xenical) và sibutramin (Reductil, Meridia).
Ngoài ra, còn có rimonabant (Acomplia) đang được FDA xem xét để sớm đưa
ra thị trường. Các thu
ốc này cho phép duy trì giảm cân khoảng 10% trong 1 –
2 năm. Tuy nhiên, nhiều tác dung phụ đã được ghi nhận và thường làm bệnh
nhân ngừng sử dụng thuốc và không hợp tác điều trị [17,20,22].
Trong khi đó, Chè xanh và lá Sen đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc
giảm cân cổ truyền. Dịch chiết từ lá Sen có tác dụng ngăn cản hoạt động của



10

α – amylase và lipase, làm giảm hấp thu lipid và tăng chuyển hóa lipid, điều
hòa sự tiêu thụ năng lượng [25]. Chè xanh giúp tăng cường năng lực phân giải
mỡ thừa và thúc đẩy phản ứng oxy hoá của mỡ, làm tăng sử dụng năng lượng
và giúp giảm cân. Các catechin trong Chè xanh có khả năng ức chế hoạt động
của các men phân giải mỡ của dạ dày và tuyến tụy, do đó giảm sự nhũ hoá,
phân giải và hấp thu chất béo. Cafein trong Chè có thể tăng cường hoạt động
của các polyphenol trên tác dụng kiểm soát cân nặng và tích luỹ năng lượng
[12,23]. Với những tác dụng trên Chè xanh và lá Sen đã và đang được sử
dụng rộng rãi để điều trị thừa cân và béo phì ở nhiều quốc gia trên thế giới
[12,23,24, 25].
Tuy nhiên, tác dụng chống béo phì của các dược liệu này chỉ được nghiên cứu
khi dùng riêng lẻ. Việc phối hợp các cao chiết d
ược liệu duy trì tác dụng
chống béo phì và giảm độc tính thì chưa được nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết một vấn đề xã hội - y tế
ngày càng phát triển, giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm (đái tháo đường,
bệnh mạch vành, cao huyết áp, cao lipid máu, thấp khớp…) trong cộng đồng,
góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội do giảm số người béo phì, tiết
kiệm ngoạ
i tệ nhập khẩu thuốc trị béo phì. Hơn nữa, đề tài thành công sẽ góp
phần nâng cao khả năng sử dụng nguồn dược liệu, thế mạnh của đất nước,
trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.


11

1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÈ XANH VÀ LÁ SEN

1.2.1. CHÈ XANH [1,9,11]
Họ: Chè (Theaceae).
Tên gọi
Chè - Camellia sinensis (L.) O. Kuntze.
Tên đồng nghĩa: Thea sinensis L.T.chinensis Seem.
Tên khác: trà, mạy chà (Tày).
Tên nước ngoài: Tea plant (Anh), arbre à thé, théier (Pháp).
Mô tả
Cây nhỡ, thường xanh, cao 1 – 6 m. Lá mọc so le hình trái xoan, dài 4 – 10
cm, rộng 2 – 2,5 cm, có mũi ở đỉnh. Phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì
dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to với 5 – 6 cánh màu trắng mọc
riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm, nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa
mỗi ô một hạt gần tròn,
đôi khi nhăn nheo. Quả mở bằng lối cắt ngăn, hạt
không có phôi nhũ, lá mầm lớn, có chứa dầu.
Hoa tháng 9 – 10, quả tháng 11 – 3.






Hình 1.1. Dược liệu Chè xanh


12

Bộ phận dùng
Lá – Folium camelliae.
Lá Chè dùng tươi hay phơi khô và được chế biến thành Chè xanh hay Chè

đen. Ngoài ra còn dùng nụ hoa.
Nơi trồng và thu hái
Gốc ở Bắc Bộ và nam Trung Quốc, được truyền sang Myanma, Thái Lan,
Việt Nam. Chè được trồng ở khắp nơi trên nước ta, tập trung nhiều ở Vĩnh
Phú, Hà Giang, Bắc Thái, Quảng Nam, Đà Nẵng đến Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Cây ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng
ở một mức độ nhất định
để đảm bảo hương thơm. Chè thường được thu hái vào mùa xuân, khi bẻ cả
cành lá nấu nước uống gọi là Chè xanh hoặc hái búp và lá non vò rồi sao để
làm Chè hương pha nước uống gọi là trà. Nếu cho lên men mới sấy khô làm
Chè mạn hay chế thành Chè đen.
Thành phần hoá học
Thành phần hóa học của Chè phụ thuộc vào tuổi và giống Chè, điều kiện đất
đai, địa hình, kỹ thu
ật canh tác, mùa thu hoạch,… Búp Chè gồm:
Nước: 75 – 82 %.
Tannin: là hỗn hợp catechin (30 – 35 %). Theo kết quả nghiên cứu Chè ở
nước ta: lá thứ nhất có 37,77 %, lá thứ hai có 34,74%, lá thứ ba có 30,77%
tannin. Các polyphenol gồm acid gallic: epicatechin (EC), epigallocatechin
(EGC), epigallocatechin gallate (EGCg), epicatechin gallate (ECg),…, là
thành phần chủ yếu bị biến đổi trong quá trình chế biến Chè đen.


13

Alkaloid: Cafein là alkaloid chính (2,5 – 4,5%). Trong lá thứ nhất: 3,39%, lá
thứ hai: 4,20%, lá thứ ba: 3,4%, lá thứ tư: 2,10%. Ngoài ra, còn có lượng rất
nhỏ theophyllin (0,02 – 0,04%), theobromin (0,05%), adenin và xanthin.
Protein và acid amin: Protein thường kết hợp với tannin. Trong Chè người ta
đã tìm thấy có 17 acid amin. Các acid amin này kết hợp với đường và tannin

tạo ra andehyd có mùi thơm của Chè đen và làm cho Chè xanh có dư vị tốt.
Glucid và pectin.
Flavonoid: kaemferol, quercetrin, myricetin…
Dầu thơm: 0,007 – 0,009% trong lá tươi, chủ yếu là α, ß hexenal; ß, γ hexenol
và các aldehyd.
Vitamin A, B
1
, B
2
, PP và nhiều nhất là vitamin C.
Ngoài ra, còn có các men (amylase, glucosidase, protease, perotease,
peroxidase và poly-phenoloxidase…) và các muối vô cơ.
Trong nụ Chè có cafein (2 – 2,5%), nước (10%), muối vô cơ và các men.
Tác dụng dược lý
Catechin trong Chè xanh có tác dụng ngăn cản hoạt động của dịch tụy và dịch
ruột, ngăn tích lũy mỡ, kích thích sự sinh nhiệt và oxy hóa chất béo do đó,
tăng tiêu hao năng lượng và chất béo trong cơ thể, kể cả năng lượng rút ra từ
lớp mỡ dư ở người. Ngoài ra, catechin còn làm giảm lượng triglycerol và
cholesterol toàn phần trong cơ thể.
Chống đái tháo đường: Dùng Chè với liều 10 g/kg và dùng Alloxan (gây
thoái hóa tế bào tụy và hoại tử đảo tụy) thì đường huyết không tăng.


14

Tác dụng trên vitamin B: Tăng chuyển thiamin thành thiamin pyrophosphate
nên làm giảm lượng thiamin trong cơ thể, do đó nên dùng thêm 10 mg
thiamin để giải quyết tình trạng thiếu thiamin khi dùng Chè thường xuyên.
Tăng tiêu hao năng lượng và chất béo: Catechin trong Chè xanh có tác dụng
ngăn cản hoạt động của dịch tụy và dịch ruột, ngăn tích lũy mỡ, kích thích sự

sinh nhiệt và oxy hóa chất béo. Nó còn làm giảm mức độ triglycerol và
cholesterol toàn phần trong cơ thể [12,23,24].
Chống oxy hóa: Hoạt lực c
ủa hai catechin (epicatechin và epigallocatechin)
và ba flavonoid (kaemferol, quercetrin, myricetin) trong Chè mạnh hơn
vitamin E từ 1,3 – 32 lần.
Tannin trong Chè còn có tác dụng săn se niêm mạc, dẫn đến giảm hấp thu
nhiều chất như Fe, Ca,…và dễ dẫn đến táo bón. Người ta lợi dụng tính chất
này để chữa tiêu chảy.
Cafein, theophyllin và theobromin trong Chè có tác dụng kích thích thần kinh,
kích thích não, tăng cường sức làm việc của trí óc và cơ, tăng hô hấp, tăng
cường và điều hòa nhịp tim, lợi tiểu và kích thích ăn ngon.
Hàm lượng fluor khá cao trong Chè tốt cho r
ăng, Chè tươi có vitamin C cao
giúp cơ thể tăng sức đề kháng, một số chất có tác dụng của vitamin P
(flavonol và polyphenol), giúp bền thành mạch.
Công dụng
Dùng trong các trường hợp: tinh thần mệt mỏi, ngủ nhiều, đau đầu, mắt mờ,
sốt khát nước, tiểu tiện không lợi, ngộ độc rượu, béo phì. Thường dùng lá Chè
tươi nấu nước uống hay dùng Chè khô hãm nước sôi uống.
Dùng ngoài nấu nước rửa vết thương bỏ
ng hay lở loét thì chóng lên da non.


15

Các bài thuốc có Chè
Chữa phù thủng: dùng Chè tươi 300 g, nấu nước uống, ngày 2 – 3 lần.
Chữa tiêu chảy hay đi lỵ: dùng búp Chè, búp ổi, mỗi thứ một nắm, sao vàng
sắc uống hoặc nhai một nắm Chè hương khô.

Chữa bỏng: nấu nước Chè đặc, dội vào vết bỏng rồi rửa sạch, lấy lòng trắng
trứng gà phết vào.
Chữa béo phì: lá Sen khô 20g, Chè xanh tươi 20g, nước sôi 1,5 lít, hãm uống.
1.2.2. SEN [1,10,11,25]
Họ: Sen súng (Nelumboceaceae).
Tên gọi
Sen – Nelumbo nucifera
Tên đồng nghĩa: Nelumbium nelumbo (L.) Druce, N. speciosum Willd.
Tên khác: Liên, ngậu (Tày), bó bua (Thái), lùi ngó (Dao).
Tên nước ngoài: Sacred lotus, chinese water – lily, indian lotus, egyptian
bean, baladi bean (Anh), lotussacré, nélumbo (Pháp)…
Mô tả
Cây thảo, sống ở nước, to khoẻ, cao hơn 1 m. Thân rễ (ngó Sen) mập, mọc bò
dài trong bùn, bén rễ ở những mấu, từ đó mọc lên thân và lá. Lá hình tròn
vượt lên khỏi mặt nước, đường kính 30 – 40 cm, màu lục xám, mép nguyên,
lượn sóng, giữa lá thường trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu
tía, gân hình khiên, h
ằn rõ. Cuống lá đính ở giữa lá, dài 1 m hay hơn, có nhiều
gai cứng nhọn.


16









Hình 1.2. Dược liệu Sen
Hoa to, mọc riêng rẽ trên cuống dài và thẳng, phủ đầy gai nhọn, đường kính 8
– 12 cm, màu hồng, hồng đỏ hay trắng, có 3 – 5 lá đài, màu lục nhạt, rụng
sớm. Cánh hoa nhiều, những cánh ở ngoài to, khum lòng máng, những cánh
giữa và trong nhỏ hẹp dần, giữa cánh hoa và nhị có những dạng chuyển tiếp.
Nhị rất dài, màu vàng, chỉ nhị mảnh, có phần phụ (gạo Sen) màu trắng và
thơm. Bộ nhụy g
ồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa hình nón ngược
(gương Sen).
Quả bế có núm nhọn, thường gọi là hạt Sen, phần ngoài mỏng và cứng có
màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và phần trong là
mầm dày, màu lục sẫm.
Mùa hoa tháng 5 – 6, mùa quả tháng 7 – 9.
Bộ phận dùng
Lá Sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống (dùng lá Sen khô)
Hạt còn màng đỏ bên ngoài (liên nhục).
Quả thu hái khi chín (liên thạch)


17

Tâm Sen là cây mầm trong hạt Sen (liên tâm)
Gương Sen đã lấy quả (liên phòng)
Tua Sen bỏ hạt gạo ở đầu (liên tu)
Lá Sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống (liên diệp)
Thân rễ (liên ngẫu)
Nơi trồng và thu hái
Cây của miền Malaysia và vùng đông dương. Mọc hoang và cũng được trồng
nhiều, thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Thành phần hóa học

Lá Sen chứa alkaloid (0,77 – 0,84%), gồm nuciferin, nornuciferin, roemetin,
anonain, liriodenin, pronuciferin, o – nornuciferin, armeparin, N –
norarmeparin, methyloclaurin, nepherin, dehydroemerin, dehydronuciferin,
dehydroanonain, N – methylisococlaurin, trong đó nuciferin là alkaloid chính.
Ngoài ra còn có quercetin, isoquercetin, leucocyanidin, leucodelphinidin
nelumbosid, tannin, vitamin C và acid hữu cơ.
Tác d
ụng dược lý
Lá Sen có tác dụng ngăn cản hoạt động của α – amylase và lypase, làm giảm
hấp thu lipid và carbohydrat, tăng chuyển hóa lipid, điều hòa lên sự tiêu thụ
năng lượng, do đó, có tác dụng chống béo phì [25].
Các nghiên cứu trên Sen ở Việt Nam cho kết quả: dịch chiết và alkaloid toàn
phần của lá Sen có tác dụng an thần, tăng trương lực và co bóp cơ tử cung
thỏ, chống co thắt cơ trơn ruột gây ra bởi histamin và acetylcholin. Lá Sen có
tác dụng chố
ng choáng phản vệ, tác dụng an thần của lá Sen mạnh hơn tâm


18

Sen. Lá Sen có tác dụng bảo vệ đối với các loạn nhịp tim. Cao cồn có tác
dụng mạnh hơn cao nước, cơ chế là do tăng ngưỡng kích thích tâm trương và
giai đoạn trơ của tâm nhĩ và tâm thất. LD
50
của cao lá Sen tiêm phúc mạc trên
chuột nhắt trắng là 17 mg/kg thể trọng. Alkaloid toàn phần của lá Sen có tác
dụng ức chế loạn nhịp tim thực nghiệm, tác dụng này có phần tốt hơn cả
ajmalin.
Nuciferin có tác dụng an thần kéo dài giấc ngủ gây bởi pentobarbital trên
chuột nhắt trắng. Trên điện não, có tác dụng tăng cường quá trình ức chế

trong các tế bào thần kinh vùng vỏ não cảm giác vận động và thể lưới thân
não (tăng thành phần sóng chậ
m delta và giảm thành phần sóng nhanh beta).
Trong thử nghiệm invivo, flavonoid toàn phần của lá Sen có khả năng ức chế
quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào gan chuột nhắt trắng một cách rõ rệt.
Công dụng
Lá Sen chữa chảy máu (đại, tiểu tiện ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết
dưới da), ngày dùng 15 – 20 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Lá Sen được dùng để giảm cân và chữa béo phì.
Ở Trung Quốc, lá Sen chủ trị tức ngực có nóng sốt, tiểu tiện ít, đỏ, ho ra máu,
kinh nguyệ
t nhiều, dùng ngoài chữa dị ứng với sơn (sắc nước rửa).
Bài thuốc chứa lá Sen
An thần gây ngủ
Viên nén lá Sen: cao mềm lá Sen 0,03 g, bột mịn lá Sen 0,09 g, tá dược
làm thành 1 viên, uống 3 – 6 viên 3 giờ trước khi đi ngủ.


19

Siro lá Sen gồm: cao mềm lá Sen 4 g, cồn 45%

20 ml, siro đơn vừa đủ
1000 ml.
Chữa máu hôi không hết sau sinh
Lá Sen sao thơm, tán nhỏ, uống với nước hay đồng tiện, hoặc lá Sen sắc uống
ngày 20 – 30 g.
Chữa sốt xuất huyết
Lá Sen, ngó Sen (hoặc cỏ nhọ nồi), Rau má, mỗi vị 30 g, bông Mã đề 20 g.
Nếu có xuất huyết tăng thêm lá, ngó Sen lên 40 – 50 g, sắc uống ngày 1

thang.
Chữa xuất huyết não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp:
Lá Sen, Cam thảo, mỗi vị 15,5 g, Đỗ
trọng 12,5 g, Sinh địa, Mạch môn, Tang
kí sinh, Bạch thược, mỗi vị 10 g. Sắc uống, ngày 1 thang, tác dụng làm hạ
huyết áp, chức năng nói và cử động các chi được cải thiện.
Chữa chứng béo phì
Dùng 15 g lá Sen rửa sạch, đun với nước sôi trong 30 phút hoặc hãm với nước
sôi trong 10 phút, mỗi sáng uống một ấm.
Lá Sen 20 g, Trà khô 3 g, Cát căn 15 g, hãm nước sôi 15 phút, uống.
1.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘC TÍNH CẤP [4,6]
LD
50
là thông số quan trọng để đánh giá độc tính của một loại thuốc. Từ LD
50

có thể suy ra liều dùng cho những thử nghiệm dược lý kế tiếp.


20

1.3.1. NGUYÊN TẮC
Chuột nhắt được chia thành các nhóm giống nhau. Những chuột ở cùng nhóm
sẽ nhận cùng một liều chất khảo sát nhưng các liều này sẽ thay đổi theo từng
nhóm chuột. Sự đánh giá kết quả dựa vào phản ứng toàn ứng hay bất ứng
nhận thấy ở mỗi chuột trong nhóm.
1.3.2. QUAN SÁT VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ
Ghi nhận các biểu hiện độc và mức độ nghiêm trọng: s
ự xuất hiện độc tính,
tiến triển và phục hồi hoặc chết qua từng thời gian của từng nhóm.

Thời gian theo dõi là thời gian mà động vật thí nghiệm còn có biểu hiện độc
và chết do thuốc gây nên. Thông thường nếu uống cần thời gian là 72 giờ.
Các con vật chết trong thời gian quan sát, phải mổ xác xem chết do nguyên
nhân gì. Những con vật còn sống sau thời gian theo dõi cũng nên mổ để xem
các phủ tạng và cơ quan trong cơ thể
có những thay đổi bất thường gì không.
1.3.3. TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỂ XÁC ĐỊNH LD
50

Về nguyên tắc, khi nói đến xác định độc tính cấp là phải xác định LD
50
. Tuy
nhiên cũng có những trường hợp không xác định LD
50
. Có nhiều thuốc cho
uống với liều rất cao mà con vật không chết. Một con chuột nhắt, chỉ có thể
cho uống với thể tích tối đa một lần là 1ml. Cao dược liệu chỉ có thể cô đến
một mức độ nào đó, nếu cô quá sẽ thành cao đặc và không thể qua kim để cho
uống được. Kết quả có thể gặp hai trường hợp:
Trường hợp 1
Đã thử đến liề
u có động vật thí nghiệm chết, nhưng không có liều nào đạt
mức độ gây chết 100% hoặc gần 100%. Khi đó, tuy không xác định được


21

LD
50
, nhưng ta vẫn xác định được liều tối đa mà không có con vật nào chết,

gọi là liều dưới liều chết (infralethal dose) và được ký hiệu là LD
0
. Trong
nghiên cứu, để xác định LD
50
thì thông thường gấp 2-3 lần LD
0
. Vì vậy liều
tương đối an toàn D
s
dùng cho thực nghiệm dược lý ban đầu được lấy giá trị
1/5 LD
0
(nếu xác định được LD
50
thì liều D
s
bằng 1/10 LD
50
).
Trường hợp 2
Tất cả các liều thử nghiệm đều không có con vật nào chết, thì liều lớn nhất đã
thử D
max
chưa chắc là liều LD
50
và liều tương đối an toàn D
s
dùng cho thực
nghiệm dược lý ban đầu có thể bằng 1/5 D

max
hoặc lớn hơn D
max
là tùy theo
kinh nghiệm của nhà nghiên cứu dược lý.
1.4. CÁC MÔ HÌNH THỬ TÁC DỤNG CHỐNG BÉO PHÌ [15]
Để thử tác dụng các thuốc điều trị tăng cân và béo phì, một số phương pháp
đã được xây dựng với các mô hình sau:
1.4.1. GÂY BÉO PHÌ BẰNG THỨC ĂN
Béo phì được gây ra trên chuột bởi chế độ ăn chứa dầu bắp và sữa đặc. Chuột
được chia thành 2 nhóm: một nhóm cho ăn thức ăn bình thường, nhóm còn lại
cho ăn thức ăn thườ
ng thêm vào dầu bắp và sữa đặc. Chất thử nghiệm được
dùng bằng cách cho chuột ăn, uống, hay tiêm phúc mô. Trọng lượng chuột và
khối lượng thức ăn được ghi nhận và thay thức ăn mới mỗi 3 – 4 ngày.
1.4.2. GÂY BÉO PHÌ BẰNG TỔN THƯƠNG VÙNG DƯỚI ĐỒI
Sự ăn nhiều quá mức ở chuột được quan sát thấy sau khi có tổn thương vùng
dưới đồi. Chuột được nuôi 5 – 9 ngày để thích nghi với ăn thứ
c ăn béo, sau đó
cho nhịn đói qua đêm, bị rạch gây tổn thương vùng dưới đồi. Sau phẫu thuật,


22

tất cả những chuột này ăn nhiều quá mức và trở nên béo phì so với nhóm
chứng.
1.4.3. GÂY BÉO PHÌ BẰNG GOLD-THIOGLUCOSE
Tiêm phúc mô hay tiêm bắp gold-thioglucose sẽ gây béo phì ở chuột. Tác
động này là do sự phá hủy vùng dưới đồi và khu vực ngoài vùng dưới đồi của
não. Vào tuần thứ 6, chuột được tiêm phúc mô liều 30 – 40 mg/ kg gold-

thioglucose. Trọng lượng chuột và khối lượng thức ăn được ghi nhận trong 3
tháng và so sánh với nhóm chứng không tiêm.
1.4.4. GÂY BÉO PHÌ BẰNG MONOSODIUM GLUTAMATE
Tình trạng béo phì có thể gây ra ở chu
ột bởi sự tiêm dưới da nhiều lần của
monosodium glutamate ở giai đoạn sớm. Ngay sau khi sinh, chuột được tiêm
dưới da mỗi ngày 2 g/kg monosodium glutamate trong 5 ngày liên tiếp. Nhóm
chứng tiêm nước muối sinh lý. Chuột được tập ăn vào tuần thứ 3, nuôi ở nhiệt
độ chuẩn và chu kỳ sáng tối nhân tạo, được cung cấp thức ăn thường và nước
uống. Trọng lượng chuột và khối lượng thức ăn tiêu thụ được ghi l
ại mỗi
tuần.
1.4.5. GÂY BÉO PHÌ BẰNG ĐỘT BIẾN GEN
Động vật biến đổi di truyền đưa ra một phương pháp mới nghiên cứu sự phát
triển của béo phì và khả năng trị liệu. Hiệu lực của sự chèn vào những vật liệu
di truyền mới ở động vật có vú sẽ sản sinh ra những chuột to béo với sự tăng
khối lượng mô mỡ [13].
Chuột mang một độ
t biến lặn trên nhiễm sắc thể, biểu hiện thành các kiểu
hình dị thường, bao gồm: trưởng thành bị béo phì, cao insulin huyết và già
cỗi. Đột biến này là do sự thay đổi serin thành prolin ở carboxypeptidase E.


23

Một đột biến lặn khác trên nhiễm sắc thể biểu hiện thành ba kiểu hình: mù,
điếc và trưởng thành bị béo phì [14]. Để đáp ứng với sự tăng cân, những
chuột này dần tăng thức ăn đưa vào tương ứng với trọng lượng cơ thể và tăng
mức insulin huyết để duy trì đường huyết bình thường. Sự thoái hóa võng
mạc không ngừng ở chuột béo lùn này là kế

t quả từ sự mất hoạt tính chết theo
chương trình của những tế bào nhận kích thích ánh sáng với điện đồ võng mạc
bất thường nhận thấy vào tuần tuổi thứ ba [16].



24

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1. DƯỢC LIỆU
Lá Sen được thu mua tại Công ty cổ phần Dược liệu Trung Ương 2 - số 24,
Nguyễn Thị Nghĩa, Quận 1.
Chè xanh mua tại chợ Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Các dược liệu được lưu mẫu tại ban khoa Dược, Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
2.1.2. SÚC VẬT
Chuột nhắt đực trắng (chủng Swiss abino, 5 – 6 tuần tuổi, khối lượng từ 18 –
22 g) được cung cấ
p bởi viện Pasteur, TP HCM. Chuột được nuôi ổn định
một tuần bằng thức ăn thường trước khi tiến hành thử nghiệm.

Hình 2.1. Chuột được nuôi trong lồng với đầy đủ thức ăn và nước uống
2.1.3. HÓA CHẤT VÀ THUỐC ĐỐI CHIẾU
Ethanol, methanol, chloroform, butanol, diethyl ether, ethyl acetate (PA,
Trung Quốc)
Các thuốc thử định tính tannin, saponin, alkaloid.


25


Bản mỏng tráng sẵn silicagel F254, cỡ hạt 0,015 – 0,04 mm.
Casein (Trung Quốc), hỗn hợp vitamin và khoáng chất (Wou, Pháp).
Thức ăn chuột (viện Pasteur)
Orlistat (Xenical®) viên 120 mg.
2.1.4. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
Bộ dụng cụ đun hồi lưu dùng để chiết xuất.
Bếp cách thủy, bếp điện, tủ sấy áp suất thường, tủ sấy chân không, tủ nung.
Cân phân tích Sartorius, bình hút ẩm, chén nung.






(a) (b)
Hình 2.2. Dụng cụ đun hồi lưu (a) và máy cô quay chân không (b)
Đèn soi UV Viber Lourmat hai bước sóng 254 nm, 365 nm.
Máy đo quang phổ tử ngoại khả kiến Unicam.
Máy cô quay Buchi R300, kính hiển vi.

×