Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

báo cáo nghiên cứu khảo sát các số liệu về tình hình ứng dụng và nhu cầu phát triển robot ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 44 trang )


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ












BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHẢO SÁT CÁC SỐ LIỆU
VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG
VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN ROBOT Ở VIỆT NAM













HÀ NỘI – TP HỒ CHÍ MINH
5/2010

2

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
CÁC SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG VÀ NHU CẦU
PHÁT TRIỂN ROBOT Ở VIỆT NAM


* Mở đầu
I. Tình hình phát triển các ngành công nghiệp có liên quan
đến việc áp dụng công nghệ robot.
II. Tổng hợp tình hình phát triển một số ngành kinh tế quan
trọng và phân tích các loại hình công việc cần đến robot
III. Thị trường robot ở Việt Nam
IV. Nhận xét về sự phát triển robot công nghiệp ở Việt Nam




















3
MỞ ĐẦU

Trong báo cáo này trình bày tổng hợp và phân tích các kết quả khảo sát
ở cả 3 miền Trung, Nam, Bắc tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh và đào tạo.
Phần báo cáo tổng hợp và phân tích gồm các nội dung sau:
1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam và triển vọng ứng dụng robotics
2. Tổng hợp tình hình phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng và
phân tích các loại hình công việc cần đến robot.
3. Thị trường robot ở Việt Nam
4. Nhận xét về sự phát triển robot công nghiệp của Việt Nam

Phần tiếp theo, như phần phụ lục, trình bày cụ thể các số liệu khảo sát
để minh họa phân tổng hợp và phân tích nói trên. Các số liệu khảo sát từng
vùng miền đã đóng thành 4 cuốn riêng (tham khảo các Báo cáo đính kèm):
1. Khảo sát tình hình liên quan đến robot ở một số cơ sở sản xuất kinh
doanh ở khu vực miền Bắc
2. Khảo sát tình hình liên quan đến robot ở khu vực các trường đại học
và cao đẳng kỹ thuật ở miền Bắc.
3. Kết quả khảo sát ở miền Trung
4. Kết quả khảo sát ở miền Nam











4

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ ROBOT


Trong mục này bao gồm các nội dung sau:
1.1. Củng cố hệ thống sản xuất cơ khí
1.2. Phát triển công nghệ lắp ráp hàng điện tử
1.3. Hình thành ngành công nghệ thông tin
1.4. Bước đầu phát triển ngành cơ điện tử




















5
1.1. Củng cố hệ thống sản xuất cơ khí
Hiện trạng của ngành cơ khí trong nước có thể phản ánh qua thực tế
của ngành ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Ngành cơ kim khí trên địa bàn Hà Nội có tốc độ tăng cao so với các
ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành
giai đoạn 2001 – 2005 đạt 25,6%; tăng năm sau cao hơn năm trước 22% đến
24% /năm. Đặc biệt trong giai đoạn này khối doanh nghiệp dân doanh tăng
bình quân cao nhất 38,2% và chiếm 16,18% tỷ trọng trong cơ cấu của ngành;
Khối doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức
22,6% đến 25,1% và chiếm 31,74% trong ngành cơ khí; khối doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài tăng chậm nhưng vẫn giữ ở mức tăng trưởng ổn định cao
24,5% và chiếm 52,08% tỷ trọng toàn ngành. Tỷ trọng về SXCN chiếm ngày
càng lớn so với công nghiệp trên địa bàn.
Ngành cơ khí Hà Nội trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư đổi
mới thiết bị, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, do đó một số doanh nghiệp đã
nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hoạt động
có hiệu quả hơn. Việc ứng dụng các thiết bị cắt gọt kim loại số hóa (CNC), tự
động hóa vào sản xuất và sự trợ giúp của computer (CAD/CAM) trong thiết
kế đã làm thay đổi căn bản trình độ, năng lực và công nghệ của sản phẩm đã

sản xuất của toàn ngành. Có thể nói ngành cơ khí Hà Nội đã tích cực đầu tư
đổi mới công nghệ thiết bị theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa, nhằm mục
tiêu nâng cao chất lượng là hàng đầu với giá thành cạnh tranh hơn so với các
sản phẩm của các tỉnh thành phố khác.
Tuy nhiên về cơ bản, lĩnh vực khoa học công nghệ của ngành cơ kim
khí Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế so với các ngành kinh tế khác hoặc so với
các nước trong khu vực, thiếu các doanh nghiệp chuyên môn hóa, hợp tác
hóa, một yêu cầu quan trọng của sản xuất cơ khí.
Thực tế hiện nay ngành công nghiệp cơ kim khí Hà Nội, về đội ngũ
nhân lực theo trình độ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên có trình độ công

6
nghệ, có kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước là có ít hoặc có
nhưng không đồng bộ. Đây chính là điểm yếu của đội ngũ cán bộ hiện tại.
Hiện trạng ngành cơ khí thành phố Hồ Chí Minh qua các năm tiêu biểu:
1996: 0,2 tỷ USD; 1998: 0,34 tỷ USD; 2000: 0,5 tỷ USD; 2003: 0,7 tỷ USD.
Trong tổng thể cả nước ngành cơ khí thành phố Hồ Chí Minh đang
đứng thứ 2 trong bảy ngành có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành công
nghiệp (14,5%).
 Tốc độ phát triển bình quân:
 Giai đoạn (1991 – 1995): 22,8%
 Giai đoạn (1996 – 2001): 24,6%
 Tổng lao động ngành cơ khí thành phố 32.000 người chiếm 16% của cả
nước. Trong đó:
 Lao động sản xuất trực tiếp chiếm 61%
 Công nhân bậc 4 chiếm 42%
 Cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ thuật chiếm 7,9%
 Tiến sĩ chiếm 0,06%
 Máy móc thiết bị
 Máy móc và thiết bị có độ tuổi trung bình 30 năm. Giá trị

còn lại khoảng từ 30 – 40%
 Công suất sử dụng từ 20% - 25% trong khi trên thế giới là
80%
 Tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng vượt định mức thiết
kế, gấp khoảng 2 lần của thế giới.
 Năng xuất lao động đạt 20% so với mức trung bình của thế
giới.
 Các ngành chính gồm:
 Chế tạo máy động lực, ô tô, xe máy, phương tiện giao
thông vận tải

7
 Chế tạo máy chế biến phục vụ nông, lâm, hải sản và cây
công nghiệp
 Chế tạo máy công cụ, thiết bị đồng bộ và thiết bị kẻ phục
vụ các ngành kinh tế
 Chế tạo thiết bị và vật liệu kỹ thuật điện
 Công nghiệp đóng tàu
 Chế tạo máy thi công cầu đường xây dựng, kết cấu thép
 Chế tạo sản phẩm cơ kim khí tiêu dùng
 Công nghiệp cơ khí quốc phòng
 Hiện tại:
 Sản phẩm cơ khí nội địa của thành phố Hồ Chí Minh chỉ
đáp ứng 8 – 9% nhu cầu nội địa, sẽ tăng 40% năm 2010
(khoảng 4,5 – 5 tỷ USD)
 Tỷ lệ xuất khẩu khong đáng kể khoảng 10 triệu USD/năm
 Dự báo
 Nhu cầu về trang thiết bị máy móc trong giai đoạn 2001 –
2010 của cả nước khoảng 21 tỷ USD


1.2. Phát triển công nghệ lắp ráp hàng điện tử
Ngành công nghiệp điện tử ở Hà Nội bao gồm sản xuất thiết bị điện tử,
viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin và sản xuất linh phụ kiện, vật liệu
điện tử được định hướng là một trong những ngành công nghiệp chủ lực.
Các doanh nghiệp có quy mô lớn: Chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Hoạt động chủ yếu là sản xuất máy thu hình, máy in, máy
tính, lắp ráp máy in, máy thu hình, tủ lạnh, máy giặt. Các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào khu công nghiệp Thăng Long của huyện
Đông Anh, Khu công nghiệp sài đồng B quận Long Biên…
Các doanh nghiệp có quy mô vừa: Các doanh nghiệp nhà nước trung
ương chủ yếu hoạt động lắp ráp, lắp đặt các thiết bị điện tử phục vụ ngành

8
giao thông, bưu điện, viễn thông. Hoạt động của các doanh nghiệp này chủ
yếu là lắp ráp các sản phẩm nghe nhìn như máy thu hình, radio cassette, đầu
video, tổng đài điện thoại, loa, tăng âm và các loại hoạt động dịch vụ khác.
Phần lớn doanh nghiệp nhà nước tập trung ở các quận nội thành như công ty
Điện tử Hà Nội, Công ty điện tử Đống Đa, Công ty điện tử Giảng Võ… Một
số doanh nghiệp đã đầu tư vốn xây dựng nhà máy mới với dây chuyền thiết bị
hiện đại, sử dụng công nghệ cao, tổ chức liên doanh sản xuất với nước ngoài
như công ty sản xuất và dịch vụ máy tính Thế Trung (CMS), công ty điện tử
Hà Nội, sản phẩm máy thu hình do công ty sản xuất đã có thương hiệu riêng
và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Các doanh nghiệp nhỏ: Chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
hoạt động chính là lắp ráp nhỏ và dịch vụ sửa chữa điện tử như: sửa chữa tivi,
loa, đài, tăng âm v.v. Một số doanh nghiệp sản xuất bán thành phẩm cho
ngành điện tử như ăngten, bao bị và một số linh kiện nhỏ như loa, còi, thiết bị
bảo vệ v.v.
Hiện trạng ngành điện tử ở Tp Hồ Chí Minh có thể tóm tắt như sau:
- Hiện tại năng lực sản xuất ngành điện tử của TP chiếm khoảng 60%

năng lực của toàn ngành của cả nước, tuy nhiên giá trị sản xuất còn rất thấp.
- Giá trị sản xuất tiêu biểu qua các năm như 1996: 75 triệu USD; 1998:
168 triệu USD; 2000: 190 triệu USD; 2003: 205 triệu USD.
Về trình độ công nghệ:
- Loại tiên tiến, công nghệ ở thế hệ thứ nhất: chiếm tỷ lệ 30%
- Loại trung bình: công nghệ thế hệ trước nhưng chưa lạc hậu: 61%
- Loại lạc hậu: 9%0
Về nhân lực:
- Sản xuất thiết bị điện tử dân dụng:
+ TV: 1,6 triệu chiếc/năm
+ Radio casstte: 800 nghìn chiếc/năm
- Thiết bị điện tử chuyên dụng

9
+ Thiết bị Viba 1500 đầu máy/năm
+ Viba số 34 Mb/s: 20.000đv/năm
+ Tổng dài 1000 Z10: 100.000 chiếc/năm
- Ngành sản xuất thiết bị tin học và linh phụ kiện điện tử: giá trị còn
thấp
Về dự kiến hướng sản xuất trong giai đoạn tiếp theo:
- Giá trị sản xuất: 2,351 tỷ USD
- Tốc độ tăng trưởng trung bình/năm: 30%
Về các dự án đã và đang đầu tư:
Nhà máy thiết bị tin học
Trung tâm sản xuất phần mềm tin học “Quang Trung Software Park”
Nhà máy sản xuất mạch in nhiều lớp
Nhà máy vật liệu linh điện từ
Nhà máy đĩa quang CD - DVD
Trước nay vẫn có quan niệm là ngành điện tử chỉ đóng vai trò cấp linh
kiện cho ngành chế tạo máy. Thực tế cho thấy tương lai của ngành điên tử sẽ

gắn ngày càng chắc với trình độ chế tạo máy hiện đại của nước nhà.
Đối với các nhà sản xuất trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng, đối
thủ cạnh tranh về những mặt hàng điện tử dân dụng là những hãng sản xuất
nước ngoài liên doanh tại Việt Nam như: Sony, JVC, Masushita (Nhật Bản),
Samsung, LG, Daewoo (Hàn Quốc), TLC (Trung Quốc). Những hãng này đã
tham gia vào thị trường trong nước từ những năm đầu của thập kỷ 90, bắt đầu
cũng từ công nghệ lắp ráp, do đó họ đã có kinh nghiệm trong chiến lược phát
triển thị trường nội địa và chi những khoản kinh phí lớn cho tiếp thị và quảng
cao. Một đối thủ cạnh tranh khác, cũng khốc liệt không kém đối thủ cạnh
tranh chính thống nêu trên mới đây là những hãng của các nước Asean v.v.
Sản phẩm điện tử công nghiệp và chuyên dụng: Trong thời kỳ công
nghiệp hiện đại hóa, vai trò của điện tử công nghiệp và chuyên dụng ngày
càng quan trọng cùng với sự phát triển công việc nuôi trồng, đánh bắt, chế

10
biến nông, thủy hải sản và cùng với sự xuất hiện các nhu cầu, tự động hóa
trong khám chữa bệnh, hiện đại hóa trong hoạt động ngân hàng, thương mại,
dịch vụ và quốc phòng, an ninh v.v. Một trong những chủng loại sản phẩm
điện tử công nghiệp phổ biến có khả năng phát triển: các thiết bị điều khiển
điện, điều khiển nhiệt độ, điều khiển thời gian, cân, đong, đo đếm phục vụ các
ngành điện, giấy, phân bón, hóa chất v.v. Bản thân các doanh nghiệp sản xuất
trong nước đều chưa có sản phẩm nào có tên tuổi được đưa ra thị trường.
1.3. Hình thành ngành công nghệ thông tin
Công nghiệp thông tin Việt Nam mới bắt đầu được quan tâm phát triển
trong khoảng 10 năm gần đây (trên cơ sở Nghị định 58/CP), nhưng đã có các
thành quả rất khả quan:
Trong năm 2003, tổng doanh số thiết bị phần cứng đạt 510 triệu USD,
sản phẩm phần mềm sản xuất trong nước và dịch vụ kèm theo đạt 70 triệu
USD, gia công phần mềm cho các công ty nước ngoài đạt 50 triệu USD.
Tp Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% các hoạt động trên. Triển vọng

phát triển của ngành công nghệ thông tin tại đây cho thấy ngành này sẽ trở
thành công nghiệp mũi nhọn trong tương lai gần. Các dự án thành phố đang
đầu tư xây dựng: Saigon Software Park, Công viên phần mềm Quang Trung
(diện tích 40 ha, đến năm 2003 đã lấp đầu với 62 công ty và vốn đầu tư
khoảng 700 tỷ VNĐ), Unisoft, REE-ETown, Intel v.v. Hiện có trên 180 công
ty công nghệ thông tin trong và ngoài nước hoạt động tại thành phố với
khoảng 10.000 lao động, trong đó số nhân lực làm phần mềm khoảng 4.000
người. Một số dự án đáng chú ý là Trung tâm đào tạo của công ty Cadence
(chuyên về thiết kế vi mạch v.v.), Sun Microsystem v.v.
Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT ở Hà Nội cũng
tương đối lớn.Toàn Thành phố có trên 6000 doanh nghiệp, cơ quan, viện,
trường, đơn vị hoạt động trong ngành CNTT trên các lĩnh vực: xây dựng phát
triển phần mềm, cung cấp dịch vụ CNTT (mua, bán thiết bị, tư vấn đầu tư, hỗ
trợ, quản lý), đào tạo CNTT (đào tạo đại học, cao đẳng, đào tạo chứng chỉ

11
quốc tế, dạy nghề, đào tạo tin học cơ sở) và sản xuất lắp ráp phần cứng…
Trong đó có khoảng 400 doanh nghiệp kinh doanh liên quan trực tiếp đến
CNTT như phần mềm, đào tạo nhân lực CNTT, lắp ráp máy tính. Theo số liệu
của Trung tâm Thông tin Bưu điện (Tổng Công ty BCVT Việt Nam – VNPT),
hiện có khoảng hơn 200 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tại Hà
Nội, trong đó có khoảng 50% số doanh nghiệp làm phần mềm mới được
thành lập trong những năm gần đây.
Công nghiệp điện tử là ngành đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư ban
đầu lớn. Công nghiệp này trong nước chủ yếu vẫn chỉ là việc nhập khẩu linh
kiện về lắp ráp hoặc nhập khẩu nguyên chiếc sản phẩm để bán ra trên thị
trường (trên 70% thị phần) mà chưa hình thành được một ngành sản xuất quy
mô lớn, chưa có nhiều cơ sở đủ trình độ, vốn, công nghệ thực hiện sản xuất
linh kiện, bảng mạch v.v.
Các công ty và cơ sở sản xuất kinh doanh máy tính chủ yếu kinh doanh

thiết bị CNTT nguyên chiếc hoặc linh kiện thay thế, cũng như cung cấp các
dịch vụ liên quan đến bảo trì thiết bị. Họat động lắp ráp máy tính được thực
hiện bởi nhiều loại hình doanh nghiệp và tổ chức, nhưng việc lắp ráp mới
dừng ở dạng SKD và CKD. Các doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ sản
xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng máy tính thương hiệu: CMS, FPT ELEAD,
HANEL v.v. hiện chỉ chiếm gần 20%. Còn lại, phần lớn các doanh nghiệp lắp
ráp máy tính có quy mô nhỏ, thậm chí manh mún, phụ thuộc hòan toàn vào
linh kiện của nước ngoài.
Dự án: “Ứng dụng công nghệ phần mềm chuyên dụng vào thiết kế và
gia công khuôn mẫu có độ phức tạo cao trong không gian đa chiều” của Công
ty TNHH 1 thành viên Kim khí Thăng Long, với nội dung tích hợp
CAD/CAM với phần mềm CIMATRON 11.0 kết nối với các trung tâm gia
công CNC đã thu được kết quả chế tạo thành công hàng chục bộ khuôn mẫu
cho ngành công nghiệp ô tô.

12
Tại Tp Hồ Chí Minh cũng đã và đang triển khai nhiều dự án liên quan,
ví dụ như:
Nhà máy thiết bị tin học
Trung tâm sản xuất phần mềm tin học “Quang Trung Software Park”
Nhà máy sản xuất mạch in nhiều lớp
Nhà máy vật liệu linh điện từ
Nhà máy đĩa quang CD - DVD

1.4. Bước đầu phát triển ngành cơ điện tử
Công nghệ Cơ điện tử trong nước phải được hình thành xuất phát từ
nhu cầu thực tiễn của công nghiệp Việt Nam. Trong hoàn cảnh hàng hóa cơ
khí xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mới chủ yếu là phần cứng thô sơ, phi
tiêu chuẩn có hàm lượng “thông minh” thấp, nên giá cả thường tính trên khối
lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, nền công nghiệp Việt Nam còn tụt hậu cần đòi

hỏi đầu tư nhiều làm tăng giá thành sản phẩm, do đó khó có khả năng cạnh
tranh ngay tại Việt Nam cũng như trong khu vực. Cơ điện tử sẽ cho phép
chúng ta không phải đi theo những bước phát triển mà các nước công nghiệp
đã đi qua, mà có thể tạo ra những đột phá trong tư duy công nghệ tổng hợp,
tạo ra những sản phẩm mới có tính cạnh tranh trên thế giới. Điều đó sẽ giúp
cho hàng hóa Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế trong bối cảnh toàn
cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
Trong những năm qua, trên con đường hội nhập và sự gia tăng đầu tư
nước ngòai vào Việt Nam, các trang thiết bị của công nghệ Cơ điện tử đang
thâm nhập vào Việt Nam như Robot, máy công cụ CNC, trung tâm gia công
CNC, máy cắt laser điều khiển số, máy in, máy ảnh v.v. và cũng đã có một số
loại sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam như các nhà ở khu công nghiệp Hải
Phòng, các nhà máy ở khu công nghiệp Thăng Long, Khu Công nghệ cao Tp
Hồ Chí Minh v.v.

13
Một số ứng dụng công nghệ cơ điện tử trong các dự án của các doanh
nghiệp có thể kể như:
- Ứng dụng công nghệ CAD/CAM trong thiết kế chế tạo cơ khí (bao gồm các
phần mềm thiết kế tự động máy công cụ, phần mềm mô phỏng tính toán động
học máy; các loại thiết bị điều khiển phân tán diện rộng, thiết bị đo lường ứng
dụng kỹ thuật số; hệ SCADA tiêu chuẩn phục vụ cho nghiên cứu ứng ụng
điều khiển hệ thống cơ điện tử; thuộc dự án “Nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ TĐH trong lĩnh vực sản xuất máy công cụ và thiết bị công
nghiệp” của Công ty Cơ khí Hà Nội – HAMECO (Bộ Công nghiệp), thực
hiện năm 2000 – 2004.
- Ứng dụng máy công cụ điều khiển số CNC vào trong sản xuất thực tế ở các
doanh nghiệp cơ khí. Thay đổi phong cách làm việc truyền thống, sử dụng các
máy sản xuất công cụ hiện đại, nâng cao độ chính xác trong gia công, nâng
cao năng suất. Việc ứng dụng máy CNC vào trong sản xuất hiệu quả trong

nhà máy cơ khí điện cơ Thống Nhất, các liên doanh sản xuất phụ kiện và lắp
ráp xe máy như Honda Việt Nam.
- Ứng dụng phần mềm thiết kế động cơ điện, phần mềm điều khiển và một số
máy CNC của Công ty TNHH một thành viên Chế tạo máy điện Việt – Hung
năm 2005.
- Ứng dụng phần mềm thiết kế khuôn mẫu chuyên dụng và các hệ thống thiết
bị phụ trợ phục vụ chế tạo khuôn mẫu cho ngành nhựa của Công ty TNHH 1
thành viên Nhựa Hà Nội.
- Ứng dụng công nghệ phần mềm chuyên dụng vào thiết kế và gia công khuôn
mẫu có mức độ phức tạp cao trong không gia ba chiều của công ty TNHH 1
thành viên Kim khí Thăng Long, với nội dung tích hợp CAD/CAM với phần
mềm CIMATRON 11.0 kết nối với các trung tâm gia công CNC đã thu được
kết quả chế tạo thành công hàng chục bộ khuôn mẫu cho ngành công nghiệp ô
tô.

14
Viện máy và Dụng cụ công nghiệp (IMI) là mô hình công ty mẹ nhà
nước, doanh nghiệp khoa học công nghệ - một loại hình doanh nghiệp đặc
thù, vừa có chức năng nghiên cứu vừa có chức năng sản xuất. Viện IMI đã
liên tục phát triển vừa đưa ra thị tường gần 30 sản phẩm cơ khí điện tử - sản
phẩm công nghệ cao. Viện cũng có phòng thí nghiệm các công nghệ đặc biệt
và Phòng thí nghiệm Cơ điện tử là 2 phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu
công nghệ cơ điện tử để triển khai ứng dụng và sản xuất như công nghệ gia
công bằng tia nước áp suất cao, công nghệ tia laser, công nghệ plamas và
công nghệ tạo mẫu nhanh. Trong đó, công nghệ tạo mẫu nhanh tạo ra các sản
phẩm trực tiếp từ mô hình kép 3 chiều bằng phương pháp cắt lớp theo các mặt
cắt ngang đã được định nghĩa trước. Đó là sự kết hợp giữa hệ thống
CAD/CAM với kỹ thuật điều khiển số và các công nghệ khác như laser, công
nghệ phun, công nghệ thiêu kết v.v. nhằm tạo ra sản phẩm có hình dạng phức
tạp bất kỳ mà công nghệ cắt gọt truyền thống không thể đáp ứng được.

Viện IMI đã từng bước tiến hành nghiên cứu hoàn thiện công nghệ,
thiết kế ứng dụng cơ điện tử vào các hệ thống, quy trình xử lý chất thải công
nghiệp. Điển hình như các hệ thống xử lý bụi công nghiệp trong các nhà máy,
hệ thống xử lý nước thải, hệ thống chế biến rác thải thành loại vật liệu tái chế
biến hay phân vi sinh. Các thiết bị này được điều khiển tự động nhờ tích hợp
các bộ điều khiển PLC đồng bộ khép kín, tránh cho công nhân tiếp xúc trực
tiếp, dễ vận hành, nâng cao hiệu suất các thiết bị và toàn bộ hệ thống. Một số
hệ thống xử lý chất thải công nghiệp tích hợp cơ điện tử đã được Viện IMI
đưa vào ứng dụng thực tế thành công.
Với 4 phòng thí nghiệm chuyên ngành là: Động lực học và điều khiển
máy, Điều khiển tự động lập trình, Chip và modul điều khiển và Quang điện
tử, Phòng thí nghiệm cơ điện tử này sẽ là trung tâm triển khai thực nghiệm và
sản xuất thử nghiệm chính trong việc tạo ra và hoàn thiện công nghệ nguồn và
sản phẩm công nghệ cao.

15
Phòng thí nghiệm Cơ điện tử tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội
thành lập dưới sự hợp tác của Công ty Festo và Đại học Bách Khoa. Đưa đến
cho sinh viên Đại học Bách Khoa các thiết bị thí nghiệm cơ điện tử hiện đại
như hệ thống mô phỏng dây chuyền sản xuất linh hoạt, thiết bị tự động thủy
lực, cảm biến, robot giúp cho sinh viên cơ điện tử tại trường đại học có cơ hội
được tiếp xúc với các công nghệ đang được ứng dụng trong sản xuất thực tiễn
tại doanh nghiệp. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư ngành cơ điện
tử đang rất thiếu hiện nay.
Vài dự án lớn thành lập các khu nghiên cứu – triển khai Cơ điện tử như
tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và
các nhà máy sản xuất lắp ráp robot (khu Nomura – Hải Phòng), bao gói –
kiểm tra chip vi mạch (Mtec – Khu CX Tân Thuận), khu thiết kế - sản xuất
thiết bị và các phần mềm nhúng cho công nghệ thông tin tại khu công nghệ
cao thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra cho chúng ta vấn đề cần có một sự

khẳng định rõ ràng về nhu cầu rất lớn của ngành công nghiệp đối với việc
nhanh chóng phát triển Cơ điện tử Việt Nam và cần xây dựng một định hướng
chiến lược phát triển cho ngành.
Một số loại sản phẩm cơ điện tử như các robot do các nhóm nghiên cứu
Đại học Bách khoa Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh chế tạo cũng đã bước đầu
được đưa vào ứng dụng thử nghiệm tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và
dịch vụ. Như là: robot vạn năng phục vụ cho quá trình hóa luyện nhiệt; robot
hàn; robot Crane; tay máy phục vụ trong dây chuyền sản xuất đạn, thuốc nổ;
tay máy lấy sản phẩm trên máy ép nhựa, các robocar phun thuốc phòng dịch
bệnh và bưng bê các thùng rác nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm xạ v.v.
Các sản phẩm cơ điện tử đã ngày càng được các viện nghiên cứu và các
trường đại học tập trung triển khai nghiên cứu và tích hợp ứng dụng vào thực
tế cuộc sống. Các sản phẩm cơ điện tử cũng đã dần tìm được chỗ đứng trong
các ứng dụng công nghiệp và sản xuất.

16
Dưới đây liệt kê một số dự án có ứng dụng tự động hóa và các phần
mềm điều khiển.
* Dự án” Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ Tự động hóa
trong lĩnh vực sản xuất máy công cụ và thiết bị công nghiệp” của Công ty Cơ
khí Hà Nội – HAMECO (Bộ Công nghiệp), thực hiện năm 2000 – 2004
* Dự án: “Tự động hóa hệ thống điều khiển lò nhiệt luyện” của Công ty
Cơ khí Đông Anh (Bộ Xây dựng), thời gian thực hiện: 2000 – 2001
* Dự án: “Ứng dụng công nghệ TĐH trong thiết kế chế tạo máy và thiết
bị công nghiệp” của Công ty Phát triển kỹ thuật và đầu tư thuộc Viện IMI (Bộ
Công nghiệp), thực hiện 2003 – 2004 với nội dung trang bị một số phần mềm
chuyên dụng trong các máy móc thiết bị, đã thu được kết quả chế tạo thành
công máy phân loại hạt cà phê, gạo cho ngành chế biến nông sản và chế tạo
các máy cắt chuyên dụng phục vụ sản xuất công nghiệp với giá thành hạ và có
thể thay thế hàng nhập khẩu.

* Dự án: “Đầu tư ứng dụng công nghệ TĐH trong thiết kế chế tạo động
cơ điện” của Công ty TNHH 1 thành viên Chế tạo máy điện Việt – Hung thực
hiện năm 2005, nội dung thực hiện: trang bị phần mềm thiết kế động cơ điện,
phần mềm điều khiển và một số máy CNC, kết quả thu được: tạo ra sản phẩm
đạt tiêu chuẩn, tăng năng suất lao động từ 22 – 25%, đồng thời giảm giá thành
sản phẩm từ 8 – 10%.
*Dự án: “Ứng dụng công nghệ TĐH trong thiết kế chế tạo khuôn nhựa”
của Công ty TNHH 1 thành viên Nhựa Hà Nội, với nội dung thực hiện: trang
bị các phần mềm thiết kế khuôn mẫu chuyên dụng và các hệ thống thiết bị
phụ trợ phục vụ chế tạo khuôn mẫu cho ngành nhựa.
Hiện nay, việc sản xuất các sản phẩm liên quan đến Cơ điện tử phục vụ
tiêu dùng tiến hành ở các doanh nghiệp trong nước mới dừng lại ở mức độ lắp
ráp SKD, CKD hoặc IKD. Các doanh nghiệp này chưa tổ chức phòng nghiên
cứu, phát triển sản phẩm hoặc là có phòng nghiên cứu nhưng hoạt động chưa
hiệu quả.

17
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài nằm trong khu công nghiệp có các sản
phẩm, linh kiện liên quan đến Cơ điện tử. Trong bảng sau trích dẫn một số
sản phẩm:
TT
Doanh nghiệp
Nước
Sản phẩm chính
1
Vina KDC Wiring
Industries Ltd
Nhật Bản
Sản phẩm truyền dẫn sử dụng
cho các thiết bị điện tử và dây

dẫn điện
2
Canon Vietnam Co.,
Ltd
Nhật Bản
Máy in phun
3
Volex Cable Assembly
(Vietnam) Co., Ltd
Singapor
Sản xuất kinh doanh các sản
phẩm truyền dẫn sử dụng cho
các thiết bị điện tử, công nghệ
truyền dẫn cáp quang, công
nghệ truyền thông để xuất khẩu.
4
Sumitomo Bakelite
Vietnam Co., Ltd
Nhật Bản
Chế tạo các mạch in phục vụ
công nghiệp điện tử
5
TOA VietNam Co., Ltd
Nhật Bản
Camera an ninh
6
Sakurai Vietnam Ltd
Nhật Bản
Chi tiết máy công cụ, máy
chiếu laser, thiết bị bán dẫn.

7
Fujikin Vietnam Co Ltd
Japan
Thiết bị điều khiển dòng chảy
siêu chính xác và các bộ phận
8
Yabashi Vietnam CAD
Technology
Corporation
Nhật Bản
Thiết kế, xử lý thiết kế và các
sản phẩm phần mềm
9
Matsushita Home
Appliances Vietnam
Co.,Ltd
Nhật Bản
Chế tạo, lắp ráp, nghiên cứu,
phát triển thiết kế của các sản
phẩm: thiết bị điện gia dụng,
các sản phẩm gia dụng có liên

18
quan và các chi tiết của thiết bị
điện.
10
Tokyo Micro Vietnam
Co., Ltd
Nhật Bản
Động cơ cỡ nhỏ cho các camera

kỹ thuật số và thiết bị AV…
11
SATO Vietnam Co.,
Ltd
Nhật Bản
Chế tạo, xử lý, lắp ráp bán các
máy in, máy dán nhãn
12
HOYA Glass Disk
Vietnam Ltd
Hà Lan
Chế tạo các bộ phận cho thẻ
nhớ
13
Suncall Technology
Vietnam Co., Ltd
Nhật Bản
Chế tạo và xử lý công nghiệ
điện tử tin học và các chi tiết có
liên quan
14
Kyoei Dietech Vietnam
Co., Ltd
Nhật Bản
Sản xuất và bảo dưỡng các
khuôn bảng mạch.

Tại KCN Bắc Thăng Long, sản phẩm Cơ điện tử tiêu biểu là máy in
phun màu của Công ty Canon Việt Nam – một trong số những Công ty đa
quốc gia hàng đầu tại Nhật Bản chuyên sản xuất các sản phẩm Cơ điện tử

phục vụ tiêu dùng: máy in, máy photocopy, máy ảnh kỹ thuật số. Nhà máy
sản xuất máy in phun mầu Canon – tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long là
một trong 18 nhà máy sản xuất của Tập đoàn Canon ở Châu Á và là một trong
3 nhà máy ở Việt Nam. Nhà máy có diện tích 225,000m
2
bắt đầu hoạt động
năm 2002 đã dóng góp 25% tổng sản lượng máy in phun trên toàn cầu và hiện
tại là nhà xuất khảu lớn nhất ở Hà Nội với sản lượng xuất khẩu là 53% trên
tổng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
Hà Nội. Năm 2003, sản lượng đặt 200.000 máy in/triệu máy/tháng. Doanh thu
năm 2005 của Nhà máy đạt 410 triệu USD. Ngoài việc phục vụ thị trường
Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Hầu hết các chi tiết, linh kiện điện, điện tử đều
được nhập khẩu từ chính hãng.

19
Tóm lại, các sản phẩm được chế tạo bởi các liên doanh hoặc các doanh
nghiệp 100% vốn nước ngòai đa phần là các linh kiện phục vụ cho việc lắp
ráp các sản phẩm hoàn chỉnh. Các sản phẩm công nghệ cao đó đều phục vụ
cho xuất khẩu, một phần nhỏ được sử dụng cho các doanh nghiệp trong nước.
Sở dĩ có như vậy là do tại Việt Nam chưa có một nhà máy nào có khả năng
tích hợp tất cả các chi tiết công nghệ cao đó để đưa ra một sản phẩm hoàn
thiện. Điều đó chứng tỏ trình độ công nghệ, đặc biệt là công nghệ Cơ điện tử
của của ta còn rất thấp.























20
II. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG
VÀ PHÂN TÍCH CÁC LOẠI HÌNH CÔNG VIỆC
CẦN ĐẾN ROBOT


Trong mục này bao gồm các nội dung sau:
2.1. Ngành cơ khí chế tạo thiết bị của Việt Nam và các loại hình công
việc cần đến robot
2.2. Ngành công nghiệp tiêu dùng (consumer industry) và các loại hình
công việc cần đến robot
2.3. Robot dùng cho giáo dục đào tạo


















21
2.1. Ngành cơ khí chế tạo thiết bị các loại hình công việc cần đến robot
Các loại hình công việc
Các cơ sở sản xuất

Robot hàn (Wolding Robots)

Robot ®óc khu«n (Die Casting
Robots)

Robot sơn (Painting Robots)

Robot mài (Grinding Robots)



* Kim khí Thăng Long
- Chuyên sản xuất kinh doanh các
sản phẩm kinh khí gia dụng và phụ
tùng cơ khí
- Sản xuất 200 loại sản phẩm với số
luộng từ 8,5 đến 10 chiếc/năm
- Có 5 nhà máy thành viên, trong đó
có nhà máy số 2 chuyên sản xuất
khuôn mẫu theo công nghệ cao
* Honda Việt nam
- Chuyên sản xuất, lắp ráp xe máy, ô
tô và phụ tùng
- Vốn điều lệ: 62.900.000 USD
- Vốn đầu tư: 290.427.084 USD
- Nhân sự lao động: 4.369 người
* IMI - Holding
- Hoạt động theo mô hình doanh
nghiệp khoa học công nghệ
- Gồm 8 trung tâm, 17 công ty thành
viên với 2000 cán bộ công nhân viên.
- Tổng giá trị hợp đồng đạt 1.062,8
tỷ VNĐ.
- Tổng doanh thu đạt 722 tỷ VNĐ
(số liệu 2007)


22
2.2. Ngành công nghiệp tiêu dùng (consumer industry) và các loại hình
công việc cần đến robot
Các loại hình công việc cần đến robot

Một số công ty sản xuất hàng tiêu dùng
trong nước


Robot đóng gói (Packing Robots)
* Công ty Kinh Đô:
- Vốn đăng ký: 2 triệu USD
- Doanh thu hàng năm: 40 triệu USD
- Lợi tức hàng năm: 16 triệu USD
* Tổng Công ty Bia và đồ uống.
- Kế hoạch đến 2010: 3,5 triệu lít bia,
1650 triệu lít nước giải khát
- Đầu tư: 34.690 tỷ VNĐ (≈ 2 tỷ USD)

2.3. Robot dùng cho giáo dục đào tạo
Số lượng các trường Đại học và Cao đẳng là 376 và gần 300
trường Trung cấp Dạy nghề.
Tỷ lệ kinh phí đầu tư cho giáo dục tương đối cao: 2%, nhưng
chưa có định hướng chiến lược đầu tư về thiết bị, chưa chú trọng
trong nước tự sản xuất thiết bị dạy học, đặc biệt là robot.
Khảo sát ở một số trường


Robot KuKa KR-6 ở phòng thí nghiệm

* Trường đại học Bách khoa Hà Nội
- 1950 cán bộ với 1192 giảng viên, 399
GS và PGS, 703 TSKH và TS.
- 200 phòng thí nghiệm trọng điểm; 20
xưởng thực hành.

- 14 Khoa, 67 chuyên ngành đào tạo tiến
sĩ, 33 chuyên ngành đào tạo cao học.
* Trường Đại học Kỹ thuật Công

23

Robot trong hệ thống CIM
nghiệp Thái Nguyên
Khoa Cơ khí gồm 5 bộ môn
+ Kỹ thuật cơ khí
+ Chế tạo máy
+ Cơ điện tử
+ Công nghệ ô tô
+ Công nghệ vật liệu

Hệ thống MPS
* Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên
- 280 cán bộ với 190 giảng viên, gồm 12
tiến sĩ, 97 thạc sỹ.
- 11 khoa, 8 trung tâm, 13 chương trình
đào tạo.
- Khoa Cơ khí đào tạo 1500 sinh viên
đại học 700 sinh viên cao đẳng














24
III. THỊ TRƯỜNG ROBOT Ở VIỆT NAM


Trong mục này bao gồm các nội dung sau:
3.1. Phân bổ thị trường robot ở Việt Nam
3.2. Robot của OTC Daihen tại Việt Nam
3.3. Robot của Panasonic tại Việt Nam
3.4. Robot của Nhật Bản tại Việt Nam
3.5. Robot của ABB và của các công ty khác tại Việt Nam
3.6. Robotech - Nhà sản xuất chế tạo robot tại Việt Nam

















25
3.1. Phân bổ thị trường robot ở Việt Nam
Các số liệu dưới đây tổng hợp từ các thông tin bán hàng của các
hãng cung cấp robot cho Việt Nam
Tổng số: 270 chiếc (không tính số lượng không nhỏ các loại tay
máy tháo lắp khuôn nhựa).
Phân bổ thị trường theo các hãng
OTC Daihen
Panasonic
ABB
Kuka
Nachi
Các công ty
khác

Bức tranh về hoạt động cạnh tranh của các công ty này sẽ trình bày
tóm tắt ở các trang sau.












×