Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

nghiên cứu công nghệ chế biến và sử dụng bypass protein cho chăn nuôi bò sữa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.69 KB, 58 trang )









NGHIÊN CỨU
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN VÀ SỬ
DỤNG BYPASS PROTEIN CHO
CHĂN NUÔI BÒ SỮA





Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lã Văn Kính















THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 6 NĂM 2009
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ chế biến và sử dụng bypass protein cho
chăn nuôi bò sữa
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Lã Văn Kính
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Những người thực hiện: Lã Văn Kính
1
, Nguyễn Văn Phú
1
, Huỳnh Thanh
Hoài
1
, Nguyễn Thị Yến
1
, Vũ Phương Bình
2
.
Thời gian thực hiện đề tài: 2 năm (từ 2007 đến 2009)
Kinh phí được duyệt: 340.000.000 đồng
Kinh phí đã cấp: 306.000.000 đồng
Mục tiêu: (Theo đề cương đã duyệt)
- Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến protein thực vật để đạt tỷ lệ protein bypass
cao cho chăn nuôi bò sữa.
- Sản xuất bánh dinh dưỡng chứa nguyên liệu protein bypass cao để cung cấp protein và
khoáng cho bò.


Nội dung: (Theo đề cương đã duyệt)
Nội dung 1: Nghiên cứu công nghệ chế biến bypass protein từ đậu nành hạt, khô dầu đậu
nành, khô dầu phộng, khô dầu bông vải và khô dầu dừa, bao gồm xử lý nhiệt độ, xử lý
bằng mỡ cá và thí nghiệm in sacco trên bò.
Nội dung 2: Nghiên cứu sử dụng của các loại thức ăn protein đã xử lý trên bò sữa, bao
gồm thí nghiệm khẩu phần trên bò sữa và sản xuất bánh dinh dưỡng và thử nghiệm trên
bò.
















1: Viện KHKT Nông nghiệp MN
2: Trại chăn nuôi bò sữa Thanh Bình
1

MỤC LỤC
Trang
Danh sách các chữ viết tắt 1

Danh sách các hình, biểu đồ 2
Danh sách các bảng 3
I. Tổng quan 5
II. Nội dung và phương pháp 6
2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu xử lý các nguyên liệu protein 6
2.1.1 Mô tả nội dung 6
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu 7
2.1.3 Các chỉ tiêu theo dõi 8
2.1.4 Lựa chọn nghiệm thức 10
2.1.5 Sản phẩm nội dung cần đạt 10
2.2. Nội dung 2: Thử nghiệm in sacco đối với các nghiệm thức xử lý được chọn ở nội
dung 1 10
2.2.1 Đối tượng thí nghiệm, thờ
i gian, địa điểm 10
2.2.2 Bố trí thí nghiệm 11
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 11
2.2.5 Sản phẩm nội dung cần đạt 12
2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu sử dụng của các loại thức ăn protein đã xử lý trên bò sữa12
2.3.1 Thí nghiệm khẩu phần KĐN-KDP đã xử lý trên bò sữa 12
2.3.2 Thí nghiệm khẩu phần KDD-KDB đã xử lý trên bò sữa 13
2.3.3 Thí nghiệm khẩu phần ĐNH-ĐNEĐ đ
ã xử lý trên bò sữa 14
2.3.4 Thí nghiệm sản xuất bánh dinh dưỡng chứa thức ăn protein đã xử lý 16
III. Kết quả và thảo luận 17
3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu xử lý các nguyên liệu protein 17
3.1.1 Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của KĐN 17
3.1.2 Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của KDD 21
3.1.3 Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của KDP 24
3.1.4 Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của KDB 28

3.1.5 Kế
t quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của ĐNH 32
3.1.6 Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của các loại khô dầu
xử lý mỡ cá 36
3.1.7 Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của ĐNEĐ 37
3.2. Nội dung 2: Kết quả thí nghiệm in sacco 39
3.2.1 Tỷ lệ phân giải in sacco của khô dầu đậu nành 39
3.2.2 Tỷ lệ phân giải in sacco của khô dầu phộng 40
3.2.3 Tỷ lệ phân giải in sacco của khô dầu dừa 41
3.2.4 T
ỷ lệ phân giải in sacco của khô dầu bông 42
3.2.5 Tỷ lệ phân giải in sacco của đậu nành sấy 42
3.2.6 Tỷ lệ phân giải in sacco của đậu nành ép đùn 43
3.3. Nội dung 3: Nghiên cứu sử dụng của các loại thức ăn protein đã xử lý trên bò sữa44
3.3.1 Thí nghiệm khẩu phần 44
3.3.1.1. Thí nghiệm khẩu phần KĐN-KDP đã xử lý trên bò sữa 44
3.3.1.2. Thí nghiệm khẩu phần KDD-KDB đã xử lý trên bò sữa 47
1

3.3.1.3. Thí nghiệm khẩu phần ĐNH-ĐNEĐ đã xử lý trên bò sữa 49
3.3.1.4. Thành phần a xít amin trong huyết thanh của bò thí nghiệm 51
3.3.2 Thí nghiệm bánh dinh dưỡng: Sản xuất bánh dinh dưỡng chứa thức ăn protein
đã xử lý tăng tỷ lệ protein thoát qua 51
IV. Kết luận và đề nghị 52
4.1. Kết luận 52
4.2. Đề nghị 53
Tài liệu tham khảo 54
2

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT


ADF Acid detergent fiber: Xơ không tan trong dung dịch tẩy axít
ADIN Acid detergent insoluble nitrogen: Nitơ không tan trong dung dịch tẩy axít
ADSN Acid detergent soluble nitrogen: Nitơ tan trong dung dịch tẩy axít
BSN
(BSP)
Buffer soluble nitrogen (protein): Nitơ (protein) hòa tan trong dung dịch đệm
CNCPS Cornell Net Carbohydrate and Protein System: Hệ thống đánh giá protein và
hydrate carbon của Đại học Cornell
CP Crude protein: protein thô
DM Dry matter: Vật chất khô
ĐNEĐ Đậu nành hạt ép đùn
ĐNH Đậu nành hạt
IN (IP) Insoluble nitrogen (protein): Nitơ (protein) không hòa tan trong dung dịch
đệm
KDB Khô dầu bông
KDD Khô dầu dừa
KDN Khô dầu đậu nành
KDP Khô dầu phộng
KP Khẩu phần
NDF Neutral detergent fiber: Xơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính
NDIN

Neutral detergent insoluble nitrogen: Nitơ không tan trong dung dịch t
ẩy
trung tính
NDSN Neutral detergent soluble nitrogen: Nitơ tan trong dung dịch tẩy trung tính
NPN Non protein nitrogen: Nitơ phi protein
NT Nghiệm thức
TN (TP) True nitrogen (protein): protein thực

















1


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1. Sơ đồ phân bố các tiểu phần nitơ
Biểu đồ 1 Kết quả phân tích nitơ của các nghiệm thức xử lý nhiệt khô dầu nành
(%/nitơ tổng số)
Biểu đồ 2.

Kết quả phân tích nitơ của các nghiệm thức xử lý nhiệt khô dầu phộng
(%/nitơ tổng số)
Biểu đồ 3.

Kết quả phân tích nitơ của các nghiệm thức xử lý nhiệt khô dầu dừa

(%/nitơ tổng số)
Biểu đồ 4.

Kết quả phân tích nitơ của các nghiệm thức xử lý nhiệt khô dầu bông
(%/nitơ tổng số)
Biểu đồ 5.

Kết quả phân tích nitơ của các nghiệm thức xử lý nhiệt đậu nành
(%/nitơ tổng số)
Biểu đồ 6.

Kết quả phân tích nitơ của các nghiệm thức xử lý đậu nành ép đùn
(%/nitơ tổng số)
Biểu đồ 7.

Tỷ lệ VCK và nitơ không phân giải trong dạ cỏ sau 12 và 24 giờ của
khô dầu nành (%)
Biểu đồ 8.

Tỷ lệ VCK và nitơ không phân giải trong dạ cỏ sau 12 và 24 giờ của
khô dầu phộng (%)
Biểu đồ 9.

Tỷ lệ VCK và nitơ không phân giải trong dạ cỏ sau 12 và 24 giờ của
khô dầu dừa (%)
Biểu đồ 10.

Tỷ lệ VCK và nitơ không phân giải trong dạ cỏ sau 12 và 24 giờ của
khô dầu bông (%)
Biểu đồ 11.


Tỷ lệ VCK và nitơ không phân giải trong dạ cỏ sau 12 và 24 giờ của
đậu nành sấy (%)
Biểu đồ 12.

Tỷ lệ VCK và nitơ không phân giải trong dạ cỏ sau 12 và 24 giờ của
đậu nành ép đùn (%)






2

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1. Phân loại các tiểu phần nitơ theo hệ thống CNCPS
Bảng 2. Các nghiệm thức xử lý được chọn làm thí nghiệm in sacco
Bảng 3: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của KĐN (%/nitơ tổng số)
Bảng 4. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch trung tính của KĐN (%/nitơ tổng số)
Bảng 5. Tỷ lệ nitơ không hòa tan trong dung dịch axít của KĐN (%/nitơ tổng số)
Bảng 6. Tỷ l
ệ nitơ hòa tan trong dung dịch tẩy axít của KĐN (%/nitơ tổng số)
Bảng 7. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch KOH của KĐN (%/ni tơ tổng số)
Bảng 8: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của KDD (%/nitơ tổng số)
Bảng 9. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch trung tính của KDD (%/nitơ tổng số)
Bảng 10. Tỷ lệ nitơ không hòa tan trong dung dịch axít của KDD (%/nitơ tổng số)
Bảng 11. T
ỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch tẩy axít của KDD (%/nitơ tổng số)

Bảng 12. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch KOH của KDD (%/nitơ tổng số)
Bảng 13: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của KDP (%/nitơ tổng số)
Bảng 14. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch trung tính của KDP (%/nitơ tổng số)
Bảng 15. Tỷ lệ nitơ không hòa tan trong dung dịch axít của KDP (%/nitơ tổng số)
Bảng 16. Tỷ l
ệ nitơ hòa tan trong dung dịch tẩy axít của KDP(%/nitơ tổng số)
Bảng 17. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch KOH của KDP (%/ni tơ tổng số)
Bảng 18: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của KDB (%/nitơ tổng số)
Bảng 19. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch trung tính của KDB (%/nitơ tổng số)
Bảng 20. Tỷ lệ nitơ không hòa tan trong dung dịch axít của KDB (%/nitơ tổng số)
Bảng 21. Tỷ lệ nit
ơ hòa tan trong dung dịch tẩy axít của KDB (%/nitơ tổng số)
Bảng 22. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch KOH của KDB (%/ni tơ tổng số)
Bảng 23: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của ĐNH (%/nitơ tổng số)
Bảng 24. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch trung tính của ĐNH (%/nitơ tổng số)
Bảng 25. Tỷ lệ nitơ không hòa tan trong dung dịch axít của ĐNH (%/nitơ tổng số)
Bảng 26. T
ỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch tẩy axít của ĐNH (%/nitơ tổng số)
Bảng 27. Tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch KOH của ĐNH (%/ni tơ tổng số)
Bảng 28: Tỷ lệ các tiểu phần nitơ theo CNCPS của KĐN xử lý mỡ cá (%/nitơ tổng số)
Bảng 29: Tỷ lệ các tiểu phần nitơ theo CNCPS của KDD xử lý mỡ cá (%/nitơ tổng số)
Bảng 30: Tỷ lệ các tiể
u phần nitơ theo CNCPS của KDP xử lý mỡ cá (%/nitơ tổng số)
Bảng 31: Tỷ lệ các tiểu phần nitơ theo CNCPS của KDB xử lý mỡ cá (%/nitơ tổng số)
Bảng 32: Tỷ lệ các tiểu phần nitơ theo CNCPS của ĐNEĐ (%/nitơ tổng số)
Bảng 33: Sản lượng sữa của bò thí nghiệm sử dụng KĐN, KDP (kg/con)
Bảng 34: Hàm lượng chất béo trong sữa của bò thí nghiệm sử d
ụng KĐN, KDP (%)
Bảng 35: Hàm lượng protein trong sữa của bò thí nghiệm sử dụng KĐN, KDP (%)
Bảng 36: Hàm lượng vật chất khô trong sữa của bò thí nghiệm sử dụng KĐN, KDP (%)

Bảng 37: Sản lượng sữa của bò thí nghiệm sử dụng KDD, KDB (kg/con)
Bảng 38: Hàm lượng chất béo trong sữa của bò thí nghiệm sử dụng KDD, KDB (%)
Bảng 39: Hàm lượng protein trong sữa của bò thí nghiệm sử dụng KDD, KDB (%)
Bảng 40: Hàm lượng vật chất khô trong sữ
a của bò thí nghiệm sử dụng KDD, KDB (%)
Bảng 41: Sản lượng sữa của bò thí nghiệm sử dụng ĐNH, ĐNEĐ (kg/con)
Bảng 42: Hàm lượng chất béo trong sữa của bò thí nghiệm sử dụng ĐNH, ĐNEĐ (%)
Bảng 43: Hàm lượng protein trong sữa của bò thí nghiệm sử dụng ĐNH, ĐNEĐ (%)
Bảng 44: Hàm lượng vật chất khô trong sữa của bò thí nghiệm sử dụng ĐNH, ĐNEĐ (%)
3


Bảng 45: Thành phần axít amin trong huyết thanh của bò thí nghiệm khẩu phần (µMol/ml)
Bảng 46: Sản lượng sữa của bò thí nghiệm bánh dinh dưỡng (kg/con)


4

I. Tổng quan
Như chúng ta biết, protein trong thức ăn ăn vào trong dạ cỏ sẽ bị khu hệ vi sinh vật
lên men thành các axít amin và cuối cùng thành amoniac. NH
3
sẽ là nguồn nitơ chính cho vi
sinh vật sử dụng để sinh tổng hợp protein vi sinh vật. Đây là nguồn protein quan trọng cung
cấp cho con vật khi thức ăn được chuyển xuống da múi khế và ruột non. Đối với bò trưởng
thành, protein từ sinh khối vi sinh vật có thể cung cấp đủ cho nhu cầu duy trì và một phần
nhu cầu sản xuất khi thức ăn được cung cấp đủ năng lượng và nitơ. Tuy nhiên, với bò cao sản
chỉ
nguồn protein vi sinh vật không thể cung cấp đủ cho nhu cầu cao của con vật mà chúng ta
phải cung cấp thêm protein thực trong khẩu phần. Bò sữa cao sản hoặc bò thịt đang sinh

trưởng nhanh yêu cầu nhiều protein chất lượng cao từ khẩu phần hơn là chỉ protein vi sinh vật
từ dạ cỏ (Leng, 1991). Vấn đề đặt ra là làm sao tránh được sự lên men của vi sinh vật trong
dạ cỏ đối với các protein thực để cung cấp cho nhu cầu cao của bò s
ữa cao sản. Phần protein
thức ăn tránh được sự lên men của vi sinh vật trong dạ cỏ để được tiêu hóa trong dạ múi khế
và ruột non và cung cấp axít amin cho con vật gọi là protein thoát qua (bypass protein).
Tỷ lệ protein thoát qua trên tổng số nitơ của khẩu phần tùy thuộc vào đặc tính của
protein trong khẩu phần. Các nguồn protein động vật ít bị phân giải trong dạ cỏ và như vậy tỷ
lệ protein thoát qua cao (Kamalak và ctv, 2005) trong đó bột máu và bột cá có tỷ lệ protein
thoát qua cao nhất, > 80% (Stalling, 2006). Tuy nhiên, việc sử dụng bột máu có rủi ro cao là
bệnh bò điên nên đã bị rất nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng. Bột cá thì rất tốt nhưng lại
quá đắt để làm thức ăn cho bò sữa. Các nguồn protein thực vật lại có tỷ lệ bypass protein
thấp. Tỷ lệ protein thoát qua của cỏ khô là 38%, thân bắp ủ chua 31%, cỏ Alfafa ủ chua 22%,
hạt lúa mạch 20%, đậu nành nguyên hạt 20%, khô đậu nành ép 30% (Stalling 2006). Vi
ệc
nghiên cứu giải pháp làm tăng hàm lượng protein thoát qua (nhất là cho thức ăn có nguồn gốc
thực vật) là cần thiết để cung cấp cho nhu cầu protein của bò sữa cao sản.
Nhiều biện pháp làm tăng tỷ lệ protein thoát qua của các loại thức ăn đã được nghiên
cứu như xử lý nhiệt, hóa chất, tạo lớp vỏ bọc, sử dụng chất béo, tannin Trong đó xử lý nhiệt
là một trong những bi
ện pháp phổ biến nhất làm giảm lượng protein thức ăn bị phân giải
trong dạ cỏ (Waltz and Stern, 1989,
Schwab, 1995). Xử lý nhiệt làm tăng hàm lượng protein
không hòa tan và như vậy làm tăng protein thoát qua khỏi sự lên men trong dạ cỏ. Nguyên lý
bảo vệ protein trong dạ cỏ bởi xử lý nhiệt là việc hình thành các liên kết chéo và phản ứng
Maillard (phản ứng hóa học giữa acids amin và đường) làm cho protein bền vững hơn với sự
thủy giải trong dạ cỏ. Tuy nhiên, xử lý nhiệt cũng có những tác dụng ngược đó là sự mất mát
của một axít amin nào đ
ó hay sự giảm khả năng tiêu hóa trong ruột của các protein thoát khỏi
sự phân giải trong dạ cỏ. Vấn đề đặt ra cho việc xử lý nhiệt là xác định các điều kiện xử lý

sao cho làm tăng lượng protein không bị phân giải trong dạ cỏ đến một mức có hiệu quả
về mặt kinh tế đồng thời giảm thiểu tối đa những tác dụng ngược trong việc mất mát axít
amin và giảm tỷ lệ tiêu hóa của protein thoát qua. Xử lý nhiệt chưa đến ngưỡng đem lại ít
lợi ích nhưng xử lý nhiệt quá mức sẽ gây những tổn hại do nhiệt và sự mất mát chất dinh
dưỡng cũng như giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành xác định ảnh hưởng của xử lý nhiệt đến
lượng protein thoát qua khỏi dạ
cỏ và năng suất và chất lượng sữa. Theo Pereira và ctv (1998)
xử lý nhiệt hèm bia không làm thay đổi hàm lượng nitơ tổng số nhưng làm giảm khả năng
phân hủy nitơ trong dạ cỏ từ 76,5% xuống còn 25,6% và như vậy lượng nitơ không bị phân
giải xuống tá tràng tăng 1,2; 1,8; 2,4 và 3,2 lần tương ứng cho các mức xử lý nhiệt: 50
o
C,
100
o
C, 135
o
C và 175
o
C đồng thời không có ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu hóa nitơ ở ruột
non. Nghiên cứu của Tagari và ctv (1986) cho thấy rằng phân giải protein thô in vitro giảm từ
5

87% xuống 48% khi tăng nhiệt độ xử lý hạt bông vải từ 140 lên 180
o
C trong 20 phút. Xử lý
nhiệt vừa phải đậu nành sẽ làm giảm tốc độ phân giải protein trong dạ cỏ và khoảng 50%
protein trong đậu nành không bị phân giải trong dạ cỏ (Stallings, 2006). Nghiên cứu của
Faldet và ctv (1991) cho thấy xử lý nhiệt ở 120
0

C trong 3 giờ đã làm tăng tỷ lệ protein thoát
qua khỏi dạ cỏ từ 28,6% lên 67% ở khô dầu đậu nành chiết ly và từ 28,4% lên 61,8% ở đậu
nành hạt. Mustafa và ctv. (2003) kết luận rằng xử lý nhiệt hạt hướng dương bằng hơi nước
dưới áp suất cao sẽ làm tăng hàm lượng protein không hòa tan trong dung môi trung tính và
làm giảm rõ rệt khả năng phân giải in sacco của vật chất khô và protein thô trong dạ cỏ. Jones
và ctv. (2001) cũng báo cáo kết quả tương tự
khi xử lý nhiệt đối với bánh dầu cải. Việc sử
dụng thức ăn tinh chứa protein thực vật được bảo vệ (khô dầu nành và khô dầu cải qua xử lý
nhiệt) làm tăng có ý nghĩa sản lượng sữa và hàm lượng protein sữa (Allison và Garnsworthy,
2002).
Để đạt kết quả tối ưu trong năng suất của bò sữa, một sự cân bằng giữa protein hòa
tan trong dạ cỏ (và nitơ phi protein) và protein thoát qua là cần thiết. Kh
ẩu phần chứa hàm
lượng protein hòa tan và/hoặc nitơ phi protein cao sẽ không cung cấp đủ lượng protein cần
thiết cho sự tiêu hóa ở ruột non. Ngược lại, khẩu phần chứa hàm lượng protein thoát qua cao
sẽ không cung cấp đủ lượng nitơ cần thiết cho hệ vi sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và tiêu hóa
thức ăn xơ thô. Theo Hamilton (2003) khẩu phần tối ưu thường chứa 30-40% protein thoát
qua và 60-70% protein hòa tan trong dạ cỏ và lượng nitơ phi protein nên thấp hơn 30% trong
tổng số protein khẩu phần.
Ở Việt nam cho đến nay, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế. Chính vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài với mục đích:
- Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến protein thực vật để đạt tỷ lệ protein bypass cao
cho chăn nuôi bò sữa.
- Sản xuất thử bánh dinh dưỡng chứa nguyên liệu protein bypass cao để cung cấp protein và
khoáng cho bò.


II. Nội dung và phương pháp
2.1. Nội dung 1:
Nghiên cứu xử lý các nguyên liệu protein: đậu nành hạt, khô dầu đậu

nành, khô dầu phộng, khô dầu bông vải và khô dầu dừa để tăng tỷ lệ thoát qua. Mục đích của
nội dung này là tìm ra phương pháp xử lý tối ưu để đạt được tỷ lệ protein thoát qua cao nhất
với phương pháp đánh giá trong phòng thí nghiệm.


2.1.1. Mô tả nội dung:
Xác định mức xử lý nhiệt (mức nhiệt độ và thời gian) hoặc xử lý mỡ cá (mức mỡ cá) thích
hợp để tăng tỷ lệ protein bypass khỏi dạ cỏ đồng thời không làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu
hóa của chúng ở dạ múi khế và ruột non phù hợp với từng loại nguyên liệu.
Đối tượng xử lý bao gồm khô dầu đậu nành, khô dầu dừa, khô d
ầu phộng, khô dầu bông và
đậu nành hạt.
Sau khi xử lý ở các mức nhiệt độ và thời gian khác nhau, tiến hành đánh giá khả năng hòa tan
của protein bằng cách phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS (Sniffen và ctv,
1992) và phân tích protein tan trong KOH. Xử lý các nguyên liệu ở quy mô phòng thí nghiệm
với khoảng 500 g/nguyên liệu/nghiệm thức xử lý.
Thời gian tiến hành xử lý và phân tích các tiểu phần nitơ từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008.
6

Địa điểm tại phòng thí nghiệm thức ăn chăn nuôi, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền
Nam. Riêng xử lý ép đùn đậu nành được tiến hành tại nhà máy thức ăn gia súc Kim Tiền
(Gold Coin), Đồng Nai.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Xử lý nhiệt: Tiến hành thí nghiệm 2 yếu tố (4x4) là nhiệt độ và thời gian xử lý trên từng loại
nguyên liệu thức ăn protein khác nhau. Trên mỗi nguyên liệu, tiến hành xử lý nhiệt khô trong
tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ và hạn chế tối đa việc thóat hơi nước trong quá trình xử lý. Các
mức nhiệt độ xử lý bao gồm 110, 125, 140, 155
0
C trong các khoảng thời xử lý khác nhau là

30, 60; 90 và 120 phút. Tổng cộng là 16 nghiệm thức xử lý cho mỗi nguyên liệu.
Bên cạnh xử lý nhiệt các nguyên liệu thức ăn protein bằng tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ,
chúng tôi còn tiến hành xử lý đậu nành bằng phương pháp ép đùn ở nhiệt độ 140
0
C với thời
gian làm nguội khác nhau. Các nghiệm thức xử lý ở đây bao gồm: Làm nguội ngay (bằng
quạt) sau khi ép đùn theo quy trình ép đùn bình thường; ủ nóng sau 5, 10, 15, 20, 30, 40, 50
và 60 phút mới làm nguội.

Xử lý mỡ cá: Ở nội dung này, tiến hành thí nghiệm 1 yếu tố là các mức xử lý mỡ cá khác
nhau trên từng loại nguyên liệu thức ăn protein khác nhau. Các mức xử lý mỡ cá là 1, 2 và
3% trên trọng lượng ở nhiệt độ 120
0
C trong 30 phút. Tổng cộng là 3 nghiệm thức xử lý cho
mỗi nguyên liệu.
Sau khi xử lý tiến hành phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS: hệ thống đánh giá
của đại học Cornell về protein và hydrat carbon thuần (Sniffen và ctv, 1992) để đánh giá khả
năng hòa tan các hợp chất chứa nitơ trong dạ cỏ. Khả năng tiêu hóa của protein trong ruột
non được đánh giá bằng tỷ lệ protein tan trong KOH của các nguyên liệu sau xử lý.

Bảng 1. Phân loại các tiểu phần nitơ theo h
ệ thống CNCPS
Tiểu phần Phân
loại
Viết
tắt
Phân giải
bằng enzyme
Ghi chú, công thức tính
Nitơ không phải

protein
A NPN
Không hiện
hữu
Không áp dụng được
Protein thực -
TN
(TP)
- Kết tủa với axít tricloro acetic
Protein hòa tan B
1
BSN
(BSP)
Nhanh
Tan trong dung dich đệm nhưng
kết tủa (TN-IN)
Protein không hòa tan -
IN
(IP)
-
Không hòa tan trong dung dịch
đệm
Protein hòa tan trong
dịch tẩy trung tính
B
2
NDSN Biến động
Khác biệt giữa IP và protein không
tan trong dung dịch tẩy trung tính
(IN –NDIN)

Protein không hòa tan
trong dung dịch tẩy
trung tính hòa tan
trong dịch tẩy axít
B
3
ADSN
Biến động đến
chậm
Protein không tan trong dung dịch
tẩy trung tính nhưng tan trong dịch
tẩy axít (NDIN –ADIN)
Không hòa tan trong
dịch tẩy axít
C ADIN
Không tiêu
hóa
Bao gồm protein bị tổn thương do
nhiệt và nitơ kết hợp với lignin
Nguồn: Licitra và ctv (1996)
7

Theo mô hình CNCPS, protein thô trong thức ăn được chia thành 5 tiểu phần sử dụng
3 dung môi và một tác nhân gây kết tủa protein. Chi tiết của phương pháp này được mô tả bởi
Licitra và ctv (1996) (Bảng 1 và Hình 1).
Năm tiểu phần của protein thô bao gồm:
1. Tiểu phần A (NPN: nitơ không phải protein, hòa tan trong hệ đệm phosphate-
borat nhưng không kết tủa với axít tricloro acetic);
2. Tiểu phần B (protein thực) bao gồm 3 tiểu phần là B
1

, B
2
và B
3
và tiểu phần C
(protein không hữu dụng hoặc bị bao bọc bởi các thành phần khác).
3. Tiểu phần B
1
là phần protein thực hòa tan trong dung dịch đệm phosphate-
borat và là phần phân giải nhanh chóng trong da cỏ.
4. Phần protein thực không hòa tan trong dung dịch đệm nhưng hòa tan trong
dịch tẩy trung tính (tiểu phần B
2
) bị phân giải trong dạ cỏ với một tốc độ
chậm.
5. Tiểu phần B
3
là phần protein thực không tan trong dịch tẩy trung tính nhưng
lại tan trong dịch tẩy axít, phần này được biết là có tốc độ phân giải rất chậm
trong dạ cỏ.
Các tiểu phần B
2
và B
3
có ý nghĩa trong việc đánh giá protein thoát qua khỏi dạ cỏ, trong đó
tiểu phần B
3
được xem là đại diện gần nhất của protein thoát qua. Trong hệ thống đánh giá
CNCPS, một tỷ lệ rất lớn của tiểu phần nitơ B
3

thoát khỏi sự phân giải trong dạ cỏ (Sniffen
và ctv, 1992). Trong khi đó tiểu phần B
2
một phần bị lên men trong dạ cỏ, một phần thoát qua
nguyên vẹn xuống phần ruột phía dưới, tỷ lệ thoát qua phụ thuộc vào tốc độ của dòng thức ăn
dịch chuyển khỏi dạ cỏ.



Dung dịch tẩy axít Dung dịch tẩy trung tính Dung dịch đệm phosphate-borat


Hòa tan Không hòa tan Hòa tan Không hòa tan Hòa tan Không hòa tan







Sơ đồ1. Sơ đồ phân bố các tiểu phần nitơ



B2
B3
C
A
B1




B3
C
A
B1
B2




C
A
B1
B2
B3
Nitơ tổng số

2.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi
- Hàm lượng vật chất khô của các nguyên liệu và nghiệm thức xử lý
- Hàm lượng nitơ tổng số của các nguyên liệu
- Hàm lượng nitơ không phải protein/protein thực của các nguyên liệu và các nghiệm thức
xử lý (NPN/TN)
- Hàm lượng nitơ hòa tan/không hòa tan trong dung dịch đệm phosphate-borat (BSN/IN)
8

- Hàm lượng nitơ hòa tan/không hòa tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDSN/NDIN)
- Hàm lượng nitơ hòa tan/không hòa tan trong dung dịch tẩy axít (ADSN/ADIN)
- Hàm lượng nitơ tan trong KOH


Phương pháp phân tích:
- Vật chất khô: Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4326-01
- Hàm lượng nitơ tổng số: xác định bằng phương pháp Kjeldahl theo tiêu chuẩn Việt nam
TCVN 4328-01. Tham khảo phương pháp AOAC 984.13 (1990). Sử dụng CuSO
4
làm xúc tác
thêm K
2
SO
4
làm tăng độ sôi của H
2
SO
4
.
- Hàm lượng nitơ phi protein (NPN) và protein thực: NPN được xác định bằng phương pháp
kết tủa với axít tricloro acetic. Sau đó xác định hàm lượng nitơ không kết tủa bằng phương
pháp Kjeldahl. Đây là hàm lượng nitơ protein thực. Hàm lượng nitơ phi protein được xác
định bằng hiệu số giữa hàm lượng nitơ tổng số và nitơ không kết tủa trong axít tricloro acetic.
- Hàm lượng protein hòa tan trong dung dịch đệm: Protein hòa tan được định nghĩa ở đây là
protein thực hoà tan trong dung dịch đệ
m ở pH dạ cỏ. Định nghĩa này khác những định nghĩa
khác trong đó thành phần NPN được loại trừ. Phương pháp được đưa ra ở đây để xác định
nitơ không tan tổng số, kết hợp với xác định hàm lượng NPN cho phép ước lượng protein
thực hoà tan bằng sự khác biệt. Sử dụng dung dịch đệm phốt phát-borat, pH 6,7-6,8 (gồm
natri monophosphate (NaH
2
PO
4
.H

2
O), natri tetraborate (Na
2
B
4
O
7
.l0H
2
O) và tertiary butyl
alcohol) để hòa tan nitơ trong mẫu. Phần nitơ không hòa tan được xác định bằng phương
pháp Kjeldahl. Hàm lượng nitơ hòa tan trong dung dịch đệm được xác định bằng hiệu số giữa
hàm lượng nitơ protein thực và nitơ không hòa tan trong dung dịch đệm.
- Hàm lượng nitơ không hòa tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDIN): Nitơ được kết hợp
với ADF thường là protein được bao bọc bên trong vách tế bào bao gồm cả nitơ không tiêu
hóa được tìm thấy trong phần không tan trong dung dịch tẩy axít. Protein không tan trong
dung dị
ch tẩy trung tính nhưng tan trong dung dịch tẩy axít có thể tiêu hóa được, nhưng được
phân giải rất chậm trong dạ cỏ và được gọi tiểu phần B
3
trong mô hình hydrat cacbon và
protein thuần của đại học Cornell. Xử lý nhiệt làm biến tính tiểu phần nitơ B
2
và có thể làm
chúng trở nên không hòa tan vì thế làm tăng tiểu phần B
3
cũng như tiểu phần C thu được dưới
dạng ADIN. Phần nitơ không hòa tan trong dung dịch đệm được xác định bằng phương pháp
Kjeldahl.
- Hàm lượng nitơ không hòa tan trong dung dịch tẩy axít (ADIN): Chúng ta không thể chiết

xuất hoàn toàn nitơ từ vách tế bào thực vật. Một phần tồn dư có sức đề kháng cao, không tiêu
hóa và được kết hợp với lignin thậm chí trong cây cỏ tươi không có chứa tanin. Tanin là một
khả năng cho việc gia tăng lượng protein không hòa tan liên quan đế
n vách tế bào thực vật.
Khả năng khác là phản ứng Maillard hay phản ứng hóa nâu gây ra bởi xử lý nhiệt và sấy khô.
Những tiểu phần này có tính hữu dụng sinh học thấp và có thể được thu hồi trong xơ tan
trong dung dịch tẩy axít (Van Soest, 1965; Van Soest and Mason, 1991). Hàm lượng nitơ của
ADF được đề xuất như một phương pháp phân tích có độ nhạy cao cho phản ứng hóa nâu do
thức ăn được xử lý nhiệt quá mức (Van Soest và Mason, 1991). Phương pháp đượ
c khuyến
cáo ở đây dựa vào ADF được chuẩn bị theo phương pháp AOAC. Hàm lượng nitơ không hòa
tan trong dung dịch ADF được xác định bằng phương pháp Kjeldahl.
- Hàm lượng protein tan trong KOH: nitơ trong mẫu thử được tách bằng dung dịch kali
hydroxit 0,2% và xác định nitơ trong dịch chiết bằng phương pháp Kjeldahl.



9

2.1.4. Lựa chọn nghiệm thức
Theo hệ thống đánh giá CNCPS, tiểu phần nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung
tính nhưng tan trong dung dịch tẩy axít (ADSN) không bị phân giải trong dạ cỏ nhưng có khả
năng hòa tan tốt trong ruột non. Đây là phần protein thoát qua có ý nghĩa nếu xử lý để tăng
tiểu phần nitơ này. Tuy nhiên, tiểu phần nitơ không tan trong dung dịch tẩy axít (ADIN) được
xem là không tan trong dạ cỏ nhưng cũng không hòa tan trong dạ múi khế và ruộ
t non nên
không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng (Licitra và ctv., 1996). Nếu một nguyên liệu hay nghiệm
thức xử lý nào có tỷ lệ nitơ tan trong KOH càng cao thì khả năng tiêu hóa của protein trong
dạ múi khế và ruột non càng cao. Do đó, đây là điểm chú ý khi chọn nghiệm thức xử lý để
tăng tỷ lệ tiểu phần nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính nhưng tan trong dung dịch

tẩy axít và giảm tiểu phần nitơ không tan trong dung dịch tẩy axít kết hợp vớ
i có tỷ lệ nitơ tan
trong KOH cao.

2.1.5. Sản phẩm nội dung cần đạt
Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ, protein tan trong KOH của các nguyên liệu chưa
xử lý và các nghiệm thức xử lý. Kết quả cuối cùng của nội dung này là chọn được nghiệm
thức xử lý tốt nhất (cả về tỷ lệ protein thoát qua và khả năng tiêu hóa protein trong ruột non)
để thực hiện nội dung tiếp theo. Những nghiệm thức x
ử lý được cho là có triển vọng có tỷ lệ
protein thoát qua cao sẽ được đánh giá bằng thí nghiệm in sacco ở phần nội dung sau. So
sánh khả năng phân giải trong dạ cỏ in sacco giữa các nghiệm thức cũng như của nguyên liệu
không xử lý để xác định nghiệm thức xử lý tốt nhất

2.2. Nội dung 2:
Thử nghiệm in sacco đối với các nghiệm thức xử lý được chọn ở nội
dung 1. Mục đích của nội dung này là xác định nghiệm thức xử lý có tỷ lệ protein thóat qua
tối ưu với phương pháp đánh giá trên cơ thể gia súc.

2.2.1. Đối tượng thí nghiệm, thời gian, địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm của trường đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh trên 2 bò lai Red Sindhi được mổ lỗ dò trường diễn có trọng lượng bình quân 350
kg/con. Thú thí nghiệm được nhốt riêng lẻ trong từng chuồng và cho ăn khẩu phần riêng biệt
theo trọng lượng. Khẩu phần cơ bản là cỏ sả, cho ăn tự do. Nước uống
được cung cấp đầy đủ.
Trong suốt quá trình thí nghiệm bò vẫn khỏe mạnh không bị bệnh.
Thời gian thí nghiệm từ
tháng 6/2008 đến tháng 8/2008. Các nghiệm thức xử lý triển vọng có các thông số trong mô
hình CNCPS khả quan kết hợp với tỷ lệ protein tan trong KOH cao (thể hiện khả năng hòa
tan trong ruột dạ múi khế và ruột non cao) được chọn để tiến hành thí nghiệm in sacco. Mỗi

nguyên liệu chọn 5 nghiệm thức bao gồm:
• Đối chứng: mẫu nguyên liệu chưa xử lý
• 4 nghiệm thức xử lý có tỷ lệ
protein thoát qua cao (tiểu phần B
2
và B
3
cao) và khả
năng hòa tan trong ruột tốt dựa vào kết quả phân tích.
Riêng đậu nành ép đùn lựa chọn 5 nghiệm thức, bao gồm:
1. Làm nguội nhanh,
2. Làm nguội sau 10 phút
3. Làm nguội sau 20 phút
4. Làm nguội sau 30 phút
5. Làm nguội sau 50 phút
Các nghiệm thức được chọn để thí nghiệm in sacco được tình bày ở Bảng 2.
10

Bảng 2. Các nghiệm thức xử lý được chọn làm thí nghiệm in sacco
Nguyên liệu Nghiệm thức xử lý
Khô dầu đậu nành
Nguyên liệu
chưa xử lý
125
0
-60’ 125
0
-90’ 125
0
-120’ 140

0
-30’
Khô dầu đậu phộng
Nguyên liệu
chưa xử lý
110
0
-120’ 125
0
-30’ 125
0
-60’ 140
0
-30’
Khô dầu dừa
Nguyên liệu
chưa xử lý
110
0
-60’ 110
0
-90’ 110
0
-120’ 125
0
-30’
Khô dầu bông
Nguyên liệu
chưa xử lý
110

0
-60’ 125
0
-30’ 125
0
-60’ 140
0
-30’
Đậu nành hạt
Nguyên liệu
chưa xử lý
125
0
-30’ 125
0
-60’ 125
0
-90’ 140
0
-30’
Đậu nành hạt ép đùn
Làm nguội
nhanh
Làm nguội
sau 10 phút
Làm nguội
sau 20 phút
Làm nguội
sau 30 phút
Làm nguội

sau 50 phút

Ghi chú: Vì khuôn khổ bảng, nên viết tắt các nghiệm thức xử lý là 125
0
-60’ nghĩa là 125
0
C
trong 60 phút…

2.2.2 Bố trí thí nghiệm
Mỗi nguyên liệu gồm 5 nghiệm thức x 2 lần lấy mẫu (sau 12 và 24 giờ trong dạ cỏ) =
10 mẫu cho vào cùng lúc trong dạ cỏ 1 bò và lấy mẫu theo thời điểm. Tiến hành thực hiện
đồng thời trên hai bò khác nhau và xem như hai lần lặp lại của thí nghiệm in sacco trên mỗi
nguyên liệu. Giai đoạn thí nghiệm là 15 ngày: 12 ngày đầu cho ăn khẩu phần cơ bản để ổn
định vi sinh vật d
ạ cỏ, 3 ngày tiếp theo tiến hành thí nghiệm theo quy trình. Tổng số mẫu đã
thực hiện là 240 mẫu, trong đó 120 mẫu trắng và 120 mẫu in sacco. Số mẫu này được chọn từ
6 loại nguyên liệu (khô dầu đậu nành, khô dầu phộng, khô dầu dừa, khô dầu bông, đậu nành
hạt xử lý nhiệt và đậu nành ép đùn) mỗi loại 4 nghiệm thức cho kết quả tốt nhất về chỉ tiêu
phân tích các tiểu phầ
n nitơ trong phòng thí nghiệm và 1 nghiệm thức là nguyên liệu chưa
qua xử lý (đối chứng). Các mẫu sau khi xử lý được phân tích vật chất khô và protein thô.

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm in sacco được thực hiện theo phương pháp mô tả bởi Orskov (1985). Cân
khoảng 5 g mẫu cho vào túi polyester 90 x 140 mm (túi này có kích thước lỗ từ 20-40 µm,
cho phép vi sinh vật dạ cỏ đi vào túi và gas ở trong túi có thể thoát ra ngoài nhưng không cho
phép những hạt thức ăn mịn có thể lọt ra ngoài túi). Mẫu được sấy khô ở 60
o
C và cân trọng

lượng cho đến khi không đổi. Trước đó tất cả các mẫu đều đã được xác định vật chất khô
tuyệt đối. Cột chặt túi vào ống dẻo bằng dây rồi cho vào lổ dò dạ cỏ. Sau 12 và 24 giờ lấy túi
ra. Túi lấy ra được ngâm trong nước lạnh, sau đó rửa sơ rồi cho vào máy giặt giặt sạch. Chất
dinh dưỡng được tiêu hóa bởi vi sinh vật trong dịch dạ cỏ sẽ b
ị trôi đi khi rửa và giặt túi, phần
không được tiêu hóa thì được giữ lại trong túi. Đem sấy túi ở nhiệt độ 60
o
C và cân cho đến
khi trọng lượng không đổi.

2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi
- Xác định vật chất khô của mẫu đã được phân giải trong dạ cỏ
- Xác định tỷ lệ phân giải protein trong dạ cỏ sau 12 và 24 giờ.

11

Xác định vật chất khô của mẫu đã được phân giải trong dạ cỏ bằng công thức sau:
D
A
– D
B

% phân giải VCK trong dạ cỏ = * 100
D
A

Khả năng phân giải nitơ trong dạ cỏ được tính bằng công thức sau:
(N
A
* D

A
– N
B
* D
B
* D
A
) N
B
* D
B
% nitơ phân giải trong dạ cỏ = x 100 = 100 - *100
N
A
* D
A
N
A

Vật chất khô của mẫu không phân giải trong dạ cỏ bằng công thức sau:
D
B

% không phân giải VCK trong dạ cỏ = * 100
D
A

Tỷ lệ nitơ thóat qua khỏi dạ cỏ được tính bằng công thức sau:
(N
A

* D
A
– N
B
* D
B
* D
A
)
% nitơ thoát qua = 100 - * 100
N
A
* D
A
N
B
* D
B
= * 100
N
A

Trong đó:
N
A
: % nitơ còn lại của mẫu trắng
N
B
: % nitơ còn lại của mẫu thí nghiệm in sacco
D

A
: % vật chất khô còn lại của mẫu trắng
D
B
: % vật chất khô còn lại của mẫu thí nghiệm in sacco

2.2.5 Sản phẩm nội dung cần đạt
Từ kết quả phân giải trong dạ cỏ in sacco, chọn nghiệm thức xử lý tốt nhất để tiến hành các
nội dung cho năm tiếp theo.

2.3. Nội dung 3: Nghiên cứu sử dụng của các loại thức ăn protein đã xử lý trên bò sữa
Nội dung này bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
2.3.1 Thí nghiệm khẩu phần khô đậu nành- khô đậu phộng: Nghiên cứu sử dụng khẩu
phần chứa nguyên liệu khô đậu nành- khô đậu phộng đã được xử lý trên bò sữa.
Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần chứa nguyên liệu khô đậu nành- khô đậu
phộng đã được xử lý trên bò sữa đến năng suất và chất lượng sữa c
ũng như khả năng sinh sản
của bò sữa.
Địa điểm thực hiện: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trại chăn nuôi bò sữa
Thanh Bình, ở 102 Nguyễn Thị Rành, ấp Xóm mới, xã An nhơn tây, Củ chi
Yếu tố Thí nghiệm : KĐN 125-90; KĐN 125-120; KDP 125-60; KDP 140-30
12

Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành với 4 khẩu phần thí nghiệm, được bố trí trên
04 bò và luân phiên mỗi 1,5 tháng. Thí nghiệm trên bò sữa F2 HF ở lứa đẻ từ 3-4, tháng vắt
sữa thứ 3 và được thiết kế theo kiểu ô vuông latin theo giai đoạn và theo dõi đến hết 4 giai
đoạn. Trong mỗi thí nghiệm chọn 1 bò dự phòng trong trường hợp có sự cố để thay thế. Mỗi
giai đoạn thí nghiệm là 1,5 tháng, trong đó thờ
i gian theo dõi, lấy số liệu là 1 tháng và 0,5
tháng là thời gian chuyển tiếp không theo dõi số liệu. Khẩu phần thí nghiệm được phối hợp

theo khuyến cáo của NRC (2001) về năng lượng và protein cho bò sữa.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm với 4 khẩu phần A, B, C, D như sau:
Bò 1 Bò 2 Bò 3 Bò 4
Giai đoạn I A C D B
Giai đoạn II B D C A
Giai đoạn III C A B D
Giai đoạn IV D B A C

A= KĐN 125-90; B= KĐN 125-120; C= KDP 125-60; D= KDP 140-30

2.3.2 Thí nghiệm khẩu phần khô dầu dừa- khô dầu bông: Nghiên cứu sử dụng khẩu phần
chứa nguyên liệu khô dầu dừa- khô dầu bông đã được xử lý trên bò sữa.
Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần chứa nguyên liệu khô dầu dừa- khô dầu
bông đã được xử lý trên bò sữa đến năng suất và chất lượng sữa cũng như khả
năng sinh sản
của bò sữa.
Địa điểm thực hiện: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trại chăn nuôi bò sữa
Thanh Bình, ở 102 Nguyễn Thị Rành, ấp Xóm mới, xã An nhơn tây, Củ chi
Yếu tố Thí nghiệm : KDD 110-90; KDD 125-30; KDB 140-30; KDB 125-60
Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành với 4 khẩu phần thí nghiệm, được bố trí trên
04 bò và luân phiên mỗi 1,5 tháng. Thí nghiệm trên bò sữa F2 HF ở lứa đẻ từ 3-4, tháng vắ
t
sữa thứ 3 và được thiết kế theo kiểu ô vuông latin theo giai đoạn và theo dõi đến hết 4 giai
đoạn. Trong mỗi thí nghiệm chọn 1 bò dự phòng trong trường hợp có sự cố để thay thế. Mỗi
giai đoạn thí nghiệm là 1,5 tháng, trong đó thời gian theo dõi, lấy số liệu là 1 tháng và 0,5
tháng là thời gian chuyển tiếp không theo dõi số liệu. Khẩu phần thí nghiệm được phối hợp
theo khuyến cáo của NRC (2001) về năng lượng và protein cho bò sữa.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm với 4 khẩu phần A, B, C, D như sau:
Bò 1 Bò 2 Bò 3 Bò 4
Giai đoạn I A C D B

Giai đoạn II B D C A
Giai đoạn III C A B D
Giai đoạn IV D B A C
A= KDD 110-90; B= KDD 125-30; C= KDB 140-30; D= KDB 125-60


13

2.3.3 Thí nghiệm khẩu phần đậu nành hạt- đậu nành ép đùn: Nghiên cứu sử dụng khẩu
phần chứa nguyên liệu đậu nành hạt- đậu nành ép đùn đã được xử lý trên bò sữa.
Mục tiêu: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần chứa nguyên liệu đậu nành hạt- đậu nành ép
đùn đã được xử lý trên bò sữa đến năng suất và chất lượng sữa cũng như khả n
ăng sinh sản
của bò sữa.
Địa điểm thực hiện: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trại chăn nuôi bò sữa
Thanh Bình, ở 102 Nguyễn Thị Rành, ấp Xóm mới, xã An nhơn tây, Củ chi
Yếu tố Thí nghiệm : ĐNH 125-90; ĐNH 140-30; ĐNEĐ Ủ 30 và ĐNEĐ ủ 50 phút
Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành với 4 khẩu phần thí nghiệm, được bố trí trên
04 bò và luân phiên m
ỗi 1,5 tháng. Thí nghiệm trên bò sữa F2 HF ở lứa đẻ từ 3-4, tháng vắt
sữa thứ 3 và được thiết kế theo kiểu ô vuông latin theo giai đoạn và theo dõi đến hết 4 giai
đoạn. Trong mỗi thí nghiệm chọn 1 bò dự phòng trong trường hợp có sự cố để thay thế. Mỗi
giai đoạn thí nghiệm là 1,5 tháng, trong đó thời gian theo dõi, lấy số liệu là 1 tháng và 0,5
tháng là thời gian chuyển tiếp không theo dõi số liệu. Khẩu phần thí nghiệm được phối h
ợp
theo khuyến cáo của NRC (2001) về năng lượng và protein cho bò sữa.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm với 4 khẩu phần A, B, C, D như sau:
Bò 1 Bò 2 Bò 3 Bò 4
Giai đoạn I A C D B
Giai đoạn II B D C A

Giai đoạn III C A B D
Giai đoạn IV D B A C

A= ĐNH 125-90; B= ĐNH 140-30; C= ĐNEĐ Ủ 30 và D= ĐNEĐ Ủ 50 phút.

Chỉ tiêu theo dõi cho các thí nghiệm trên bò sữa
- Sản lượng sữa hàng ngày của bò, và so sánh với sản lượng sữa trung bình của bò toàn trại.
- Chất lượng sữa (hàm lượng chất khô, protein và béo). Mỗi bò mỗi giai đoạn lấy mẫu 2 lần:
4 giai đoạn x 2 lần/giai đoạn x 4 bò x 3 nhóm = 96 mẫu.
- Thời gian động dục trở lại, thời gian phối giố
ng, tỷ lệ phối đậu, tỷ lệ thụ thai (theo dõi thêm
nếu thấy có sự khác biệt thì phân tích số liệu)
- Theo dõi một số bệnh trên bò sữa: viêm vú, sẩy thai (theo dõi thêm nếu thấy có sự khác biệt
thì phân tích số liệu).
- Lấy máu phân tích axít amin tự do trong máu của 5 khẩu phần thí nghiệm triển vọng nhất
(mỗi nguyên liệu lấy 1 khẩu phần, số lượng mẫu lấy là 1 mẫu/nguyên liệu)
Kết quả cần
đạt:
- Kết quả về sản lượng sữa hàng ngày, chất lượng sữa,
- Kết quả về thời gian động dục trở lại, thời gian phối giống, tỷ lệ phối đậu tỷ lệ thụ thai
(trong trường hợp kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng).




14

Công thức thức ăn cho bò thí nghiệm
Công thức thức ăn thí nghiệm khẩu phần cho bò sữa – đề tài Bypass
KĐN ĐNH KDB KDP KDD ĐNEĐ

Cám Lọai 1 280 280 280 280 280 280
Khoai Mỳ 342 282 197 312 87 282
Premix BS 3 3 3 3 3 3
Cám Mỳ 1 80 80 80 80 80 80
Lysine 0 0 3 0 3 0
Muối ăn 5 5 5 5 5 5
Bột Sò 7 10 15 15 5 10
DCP 16 20 7 15 15 20
Vỏ đậu xanh khô 70 70 110 70 102 70
Khô ĐN xử lý 197 - - - - -
Đậu nành hạt xử lý - 250 - - - -
Khô dầu bông xử lý - - 300 - - -
Khô dầu phộng xử lý - - - 220 - -
Khô dầu dừa xử lý - - - - 420 -
Đậu nành ép đùn - - - - - 250
Tổng cộng 1000 1000 1000 1000 1000 1000
Thành phần dinh dưỡng
Vật chất khô(%) 89 89 89 89 89 89
ME (Kcal/kg) 2932 3008,9 2872,5 2842,4 2881,7 3008,9
Protein (%) 15,5 15,4 15,2 15,3 15,3 15,4
Béo Thô (%) 5,24 9,03 7,63 6,13 6,35 9,03
Xơ Thô (%) 6,45 7,02 13,77 8,5 11,8 7,02
Ca (%) 1,01 1,02 0,92 1,03 0,93 1,02
P Total (%) 0,9 0,91 0,86 0,79 0,87 0,91
Lysine (%) 0,83 0,77 0,57 0,53 0,35 0,77
Met+Cystine (%) 0,53 0,52 0,45 0,48 0,41 0,52
Threonine (%) 0,57 0,55 0,35 0,37 0,33 0,55
Muối ăn (%) 0,49 0,49 0,49 0,49 0,49 0,49
15


2.3.4 Thí nghiệm bánh dinh dưỡng: Sản xuất bánh dinh dưỡng chứa thức ăn protein đã
xử lý tăng tỷ lệ protein thoát qua
Muc tiêu: Sản xuất bánh dinh dưỡng chứa thức ăn protein đã xử lý tăng tỷ lệ protein thoát
qua nhằm bổ sung protein và khoáng cho bò sữa.
Địa điểm thực hiện: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trại chăn nuôi bò sữa
Thanh Bình, ở 102 Nguyễn Thị Rành, ấp Xóm mới, xã An nh
ơn tây, Củ chi
Thiết kế thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành trên 08 bò sữa F2 HF ở lứa đẻ từ 3-4, tháng
vắt sữa thứ 3, được bố trí theo thể thức latin square với 4 nhóm bò mỗi nhóm 2 bò được cho
ăn cùng một công thức bánh dinh dưỡng. Bánh dinh dưỡng ngoài cung cấp protein (protein
thực vật đã được xử lý tăng tỷ lệ thoát qua) có bổ sung các khoáng thiết yếu cho bò. Bánh
dinh dưỡng được chế biến mềm để bò ăn hết và cho ă
n khoảng 2kg/ngày và sẽ thay cho 2 kg
thức ăn của khẩu phần. Thời gian theo dõi là 6 tháng với 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn là 1,5
tháng trong đó 0,5 tháng làm quen thức ăn và 1 tháng lấy số liệu. Các nhóm bò thí nghiệm
được cho ăn cùng một khẩu phần thức ăn tinh và 30 kg cỏ tươi/ngày.
4 nghiệm thức xử lý dùng cho thí nghiệm là: ĐNEĐ Ủ 30; ĐNEĐ Ủ 50; KĐN 125-90; và
KDP 125-60.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm với 4 khẩ
u phần A, B, C, D như sau:
Bò 1 Bò 2 Bò 3 Bò 4
Giai đoạn I A C D B
Giai đoạn II B D C A
Giai đoạn III C A B D
Giai đoạn IV D B A C
A= ĐNEĐ ủ 30; B= ĐNEĐ Ủ 50 phút; C= KĐN 125-90; và D=KDP 125-60
Công thức sản xuất bánh dinh dưỡng cho bò thí nghiệm
Công thức sản xuất bánh dinh dưỡng cho bò sữa – đề tài Bypass
KĐN KDP ĐNEĐ
Khô ĐN 125-90 23

Khô dầu phộng 125-60 35
Đậu nành ép đùn 30
Rỉ mật 47 35 40
Muối ăn 6 6 6
DCP 4 4 4
Urea 12 12 12
Xi măng 8 8 8
Tổng cộng 100 100 100
16

Chỉ tiêu theo dõi:
- Khả năng ăn vào của bò.
- Sản lượng sữa hàng ngày của bò và so sánh với sản lượng sữa trung bình của toàn trại.
- Giá thành thức ăn và hiệu quả sử dụng bánh dinh dưỡng (giá trị sản lượng sữa tăng/giá khẩu
phần tăng do bổ sung bánh dinh dưỡng)

2.3.5. Xử lý kết quả: Kết quả thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và
phân tích thống kê ANOVA bằ
ng phần mềm Minitab version 13.20.

III. Kết quả và thảo luận
3.1. Nội dung 1
3.1.1 Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của khô dầu đậu nành

a. Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDIN) của khô dầu đậu nành

Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính tăng dần khi ta tăng mức nhiệt và
thời gian xử lý (bảng 3). Trong cùng một mức nhiệt, nếu ta tăng thời gian xử lý thì tỷ lệ nitơ
không tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDIN) tăng (P<0,05). Nhất là ở mức nhiệ
t cao

140
0
C và 155
0
C nếu ta tăng thời gian xử lý lên 120 phút thì tỷ lệ này tăng hơn 2 lần so với
mức thời gian 30 phút (22,71% so với 56,02% và 40,6% so với 88,61%). Hai mức nhiệt thấp
hơn 110
0
C và 125
0
C thì khi tăng thời gian xử lý thì NDIN cũng tăng nhưng chậm hơn. Trong
cùng một mức thời gian, nếu xử lý ở các mức nhiệt độ khác nhau thì NDIN có xu hướng tăng,
ở mức nhiệt 110
0
C và 125
0
C tăng chậm nhưng từ mức 140
0
C lên 155
0
C tăng rất nhanh (từ
39,5 lên 72,29%) và sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). Hai yếu tố nhiệt độ và thời gian có sự
tương tác với nhau (P<0,05). Mức xử lý 155
0
C – 120 phút cho kết quả cao nhất (88,61%) sau
đó là mức 155
0
C – 90 phút (85,82%) và thấp nhất là ở mức 110
0
C và 125

0
C – 30 phút (18,28
và 18,03%). NDIN trung bình của khô đậu nành được xử lý là 38,78%, trong khi đó NDIN
của khô đậu nành nguyên liệu là 17,63% thấp hơn so với xử lý.

Bảng 3: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của KĐN (%/nitơ tổng số)
Nhiệt Thời gian (phút)
Độ
0
C 30 60 90 120
Trung bình
(TB)
Xác suất
P<
110 18,28 ± 0,12 21,83 ± 0,46 22,20 ± 0,09 21,31 ± 0,87
20,91 ± 1,67
c
t
0
=0,000
125 18,03 ± 0,10 21,80 ± 0,24 25,48 ± 1,32 24,42 ± 0,90
22,43 ± 3,08
c
tg =0,000
140 22,71 ± 0,80 36,17 ± 0,10 43,09 ± 0,34 56,02 ± 1,40
39,50 ± 12,59
b
t
0
*tg=0,000

155 40,60 ± 1,52 74,12 ± 2,01 85,82 ± 2,14 88,61 ± 0,48
72,29 ± 19,99
a

TB 24,90 ± 9,69
c
38,48±22,36
b
44,15±26,49
ab
47,59±28,52
a
38,78 ± 23,88

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng hoặc cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa ở
mức tối thiểu P<0,05 hoặc thấp hơn.

b. Tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDSN=B
2
) của khô dầu đậu nành

Ngược lại với kết quả trên, NDSN của khô dầu đậu nành lại giảm dần khi ta tăng
nhiệt độ và thời gian xử lý (bảng 4). Trong cùng một mức nhiệt hoặc thời gian, nếu ta tăng
thời gian hoặc mức nhiệt xử lý thì tỷ lệ NDSN sẽ giảm (P<0,05). Nhưng ở mức nhiệt 110
0
C
và 125
0
C thì xử lý ở các thời gian khác nhau lại hầu như không giảm, chỉ có hai mức 140
0

C
17

và 155
0
C là giảm rất nhanh khi ta tăng thời gian xử lý từ 30 lên 120 phút. Giảm nhanh nhất là
ở mức nhiệt 155
0
C, từ 51,69% ở 30 phút còn 6,86% ở 120 phút. Điều này chứng tỏ nhiệt
càng cao thì thời gian xử lý càng ngắn sẽ cho kết quả tốt. Với mức thời gian xử lý từ 60 phút
trở lên, chúng ta thấy rằng trong cùng một mức thời gian, nếu ta tăng nhiệt xử lý lên thì
NDSN cũng giảm và giảm nhanh nhất ở mức thời gian 120 phút (từ 62,15% ở 110
0
C xuống
còn 6,86% ở mức 155
0
C). Như vậy, nếu thời gian xử lý càng lâu thì nhiệt độ xử lý phải giảm
xuống. Nếu xử lý trong 30 phút thì hầu như không có sự khác nhau giữa các mức nhiệt độ,
điều này có thể là do thời gian xử lý tương đối ngắn nên ít ảnh hưởng đến sự biến tính của
protein. Giữa nhiệt độ và thời gian có sự tương tác với nhau (P<0,05). Mức 125
0
C và 140
0
C –
30 phút cho kết quả cao nhất (64 – 66%). Tỷ lệ NDSN trung bình của khô đậu nành được xử
lý là 50,06% thấp hơn so với của nguyên liệu 57,84%.

Bảng 4: Tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy trung tính của KĐN (%/nitơ tổng số)
Nhiệt Thời gian (phút)
Độ

0
C 30 120
Trung bình
(TB)
Xác suất
P<
110 61,67 ± 0,13 58,06 ± 0,07 61,54 ± 0,22 62,15 ± 0,73
60,85 ± 1,73
ab
t
0
=0,000
125 64,98 ± 0,62 65,88 ± 0,54 64,02 ± 1,46 64,22 ± 2,73
64,77 ± 1,57
a
tg =0,000
140 65,29 ± 1,88 56,94 ± 0,04 50,21 ± 0,03 38,94 ± 3,13
52,85± 10,19
b
t
0
*tg=0,000
155 51,96 ± 0,20 19,09 ± 1,46 9,20 ± 2,73 6,86 ± 0,12
21,78 ±18,86
c

TB 60,97 ± 5,70
a
49,99±18,99
b

46,24±23,03
b
43,04±24,22
b
50,06 ± 20,00

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng hoặc cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
(P<0,05)


c. Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy axít (ADIN =C) của khô dầu đậu nành

Bảng 5: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy axít của KĐN (%/nitơ tổng số)
Nhiệt Thời gian (phút)
Độ
0
C 30 60 90 120
Trung bình
(TB)
Xác suất
P<
110 3,52 ± 0,03 3,42 ± 0,07 3,29 ± 0,02 3,59 ± 0,06
3,46 ± 0,12
c
t
0
=0,000
125 3,74 ± 0,00 3,90 ± 0,12 4,04 ± 0,09 4,23 ± 0,01
3,98 ± 0,20
b

tg =0,000
140 3,94 ± 0,05 4,07 ± 0,05 4,25 ± 0,03 4,11 ± 0,13
4,09 ± 0,13
b
t
0
*tg=0,001
155 4,15 ± 0,53 4,39 ± 0,04 4,24 ± 0,68 5,54 ± 0,40
4,58 ± 0,71
a

TB 3,84 ± 0,33
b
3,95 ± 0,37
b
3,95 ± 0,50
b
4,37 ± 0,77
a
4,03 ± 0,55

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng hoặc cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
(P<0,05)


Nitơ không tan trong dung dịch tẩy axít (ADIN) là phần được xem là không bị phân
giải trong dạ cỏ cũng như không được tiêu hóa bởi men tiêu hoá có trong dạ múi khế và ruột
non. Bảng 5 trình bày kết quả về tỷ lệ phần trăm trên nitơ tổng số của hàm lượng ADIN. Qua
bảng chúng ta thấy, tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy axít có xu hướng tăng khi ta tăng
nhiệt hoặc thời gian xử lý (P<0,05). Điều này chứng tỏ t

ỷ lệ protein bị biến tính càng nhiều
và càng làm giảm khả năng tiêu hóa của protein nếu ta tăng nhiệt độ hoặc thời gian xử lý.
Trong cùng một mức nhiệt hoặc thời gian nếu ta tăng thời gian hoặc nhiệt độ xử lý thì ADIN
tăng theo. Ở hai mức nhiệt 110 và 125
0
C cho kết quả thấp hơn hai mức 140 và 155
0
C. Hai
yếu tố nhiệt độ và thời gian có sự tương tác với nhau (P<0,05). Kết quả thấp nhất là ở mức xử
lý 110
0
– 90 phút (3,29%) và cao nhất là ở mức 155
0
– 120 phút (5,54%). Nếu xét trung bình
18

chung theo từng mức thì hai mức thời gian 60, 90 phút và hai mức nhiệt 125, 140 phút cho
kết quả tương đương nhau. Kết quả ADIN trung bình của khô đậu nành được xử lý là 4,03%
cao hơn so với kết quả của khô đậu nành không xử lý (3,77%), điều này hoàn toàn phù hợp vì
khi xử lý sẽ làm tăng sự biến tính protein từ đó làm tăng tiểu phần ADIN.

d.Tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy axít (ADSN=B
3
) của khô dầu đậu nành

Tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy axít được trình bày ở bảng 6. Ta thấy rằng ADSN
tăng khi ta tăng nhiệt và thời gian xử lý (P<0,05). Nhưng ở mức nhiệt độ 110
0
thì tỷ lệ của
ADSN qua các thời gian xử lý hầu như không tăng, như vậy ở mức nhiệt này không có ảnh

hưởng đến tỷ lệ hòa tan của nitơ trong dung dịch tẩy axít. Khi mức nhiệt càng tăng thì sự ảnh
hưởng của thời gian càng rõ rệt. Sự tác động của nhiệt độ có ảnh hưởng lớn hơn sự tác động
của thời gian, giữa mức nhiệt thấp (110
0
) và cao (155
0
) chênh lệch nhau 50,25 đơn vị phần
trăm, trong khi đó giữa mức thời gian mau (30 phút) và lâu (120 phút) chênh nhau 22,16 đơn
vị phần trăm (P<0,05). Có sự tương tác giữa nhiệt độ và thời gian xử lý (P<0,05). Mức nhiệt
càng cao và thời gian xử lý càng lâu thì tỷ lệ ADSN càng cao và ngược lại. Cao nhất ở mức
155
0
– 120 phút (83,06%) và thấp nhất ở mức 125
0
– 30 phút (14,29%). Tỷ lệ ADSN của khô
đậu nành được xử lý là 34,75% và của khô đậu nành nguyên liệu là 13,86% (chênh nhau 2,5
lần), điều này chứng tỏ xử lý nhiệt đã làm tỷ lệ nitơ hòa tan trong dung dịch tẩy axít (tiểu
phần B
3
) của khô dầu đậu nành.

Bảng 6: Tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy axít của KĐN (%/nitơ tổng số)
Nhiệt Thời gian (phút)
Độ
0
C
30 120
Trung bình
(TB)
Xác suất

P<
110 14,76 ± 0,14 18,41 ± 0,39 18,91 ± 0,07 17,73 ± 0,93
17,45 ± 1,73
c
t
0
=0,000
125 14,29 ± 0,10 17,89 ± 0,12 21,44 ± 1,42 20,19 ± 0,90
18,45 ± 2,93
c
tg =0,000
140 18,76 ± 0,84 31,10 ± 0,14 38,84 ± 0,36 51,91 ± 1,53
35,40± 12,52
b
t
0
*tg=0,000
155 36,44 ± 1,02 69,72 ± 2,05 81,58 ± 1,65 83,06 ± 0,12
67,70± 19,64
a

TB 21,06 ± 9,47
b
34,53±22,06
a
40,19±26,23
a
43,22±27,86
a
34,75 ± 23,48


: các giá trị trung bình trong cùng một hàng hoặc cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
(P<0,05)


e. Tỷ lệ nitơ tan trong KOH của khô dầu đậu nành

Nhiệt độ và thời gian xử lý đã làm giảm tỷ lệ nitơ hòa tan trong KOH (P<0,05) (bảng
7). Nếu xử lý ở nhiệt độ càng cao hoặc thời gian xử lý càng lâu thì càng làm giảm tỷ lệ nitơ
tan trong KOH. Ở mức thời gian 30 phút nếu ta tăng nhiệt độ xử lý từ 110
0
C lên 155
0
C thì đã
làm giảm tỷ lệ nitơ tan trong KOH 1,8 lần, mức 60 phút là 4 lần, mức 90 phút là 10,3 lần và
mức 120 phút là 12,3 lần. Trong khi đó ở mức nhiệt độ 110
0
C và 125
0
C nếu ta tăng thời gian
xử lý từ 30 phút lên 120 thì tỷ lệ nitơ tan trong KOH giảm 1,1 lần, ở mức nhiệt 140
0
C là 2,54
lần và mức 155
0
C là 7,3 lần. Như vậy xử nhiệt khô dầu đậu nành ở mức nhiệt 110 và 125
0
C
tốt hơn xử lý ở mức 140 và 155
0

C về tỷ lệ nitơ hòa tan trong KOH. Mức xử lý 140
0
– 30 cũng
cho kết quả rất tốt (52,37%). Tỷ lệ nitơ hòa tan trong KOH của khô dầu đậu nành được xử lý
là 40,69% trong khi đó của khô đậu nành nguyên liệu là 65,01% chứng tỏ xử lý nhiệt đã làm
giảm khả năng hòa tan của nitơ trong KOH.
19

Bảng 7: Tỷ lệ nitơ tan trong KOH của KĐN (%/nitơ tổng số)
Nhiệt Thời gian (phút)
Độ
0
C 30 60 90 120
Trung bình
(TB)
Xác suất
P<
110 62,31 ± 0,17 60,38 ± 0,11 59,10 ± 0,25 57,84 ± 0,50
59,90 ± 1,74
a
t
0
=0,000
125 60,14 ± 0,80 55,91 ± 0,78 54,68 ± 2,74 53,62 ± 0,99
56,09 ± 2,91
a
tg =0,000
140 52,37 ± 1,55 35,12 ± 0,42 19,06 ± 0,33 20,63 ± 0,08
31,79±14,04
b

t
0
*tg=0,000
155 34,42 ± 0,14 15,10 ± 0,34 5,71 ± 0,19 4,70 ± 0,06
14,98±12,46
c

TB 52,31±11,48
a
41,63±18,84
b
34,64±23,84
c
34,20±23,30
c
40,69± 20,71

Các giá trị trung bình trong cùng một hàng hoặc cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
(P<0,05)


f. Lựa chọn nghiệm thức
Kết quả phân tích các tiểu phần protein của các nghiệm thức xử lý khô dầu đậu nành
(Biểu đồ 1) cho thấy tỷ lệ nitơ không hòa tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDIN) trên nitơ
tổng số tăng theo chiều tăng của nhiệt độ và thời gian xử lý. Tuy nhiên, từ mức xử lý 140
0
C –
30 phút trở đi tỷ lệ NDIN tăng nhanh chóng và có sự giảm đột ngột tỷ lệ NDIN ở mức 155
0
C

– 30 phút so với mức xử lý trước đó (140
0
C – 120 phút). Trong khi đó, tỷ lệ nitơ tan trong
KOH trên nitơ tổng số có xu hướng giảm dần theo chiều tăng của nhiệt độ và thời gian xử lý.
Đối ngược với NDIN, tỷ lệ nitơ tan trong KOH giảm nhanh từ mức xử lý 140
0
C – 30 phút trở
đi và có sự tăng đột ngột tỷ lệ nitơ tan trong KOH ở mức 155
0
C – 30 phút so với mức xử lý
trước đó (140
0
C – 120 phút). Tỷ lệ nitơ phi protein trên nitơ tổng số giảm nhẹ theo chiều tăng
nhiệt độ và thời gian xử lý trong khi tỷ lệ ADIN trên nitơ tổng số tăng nhẹ theo chiều này.
Ghi chú: Nghiệm thức: 1= nguyên liệu; 2= 110-30; 3= 110-60; 4= 110-90; 5= 110-120; 6= 125-30; 7= 125-
60; 8= 125-90; 9= 125-120; 10= 140-30; 11= 140-60; 12= 140-90; 13= 140-120; 14= 155-30; 15= 155-60;
16= 155-90; 17= 155-120.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1234567891011121314151617
Nghi


m th

c
%/nit
ơ
t

ng s

NDIN ADIN (C) KOH NDSN (B2) ADSN (B3)

Biểu đồ 1. Kết quả phân tích nitơ của các nghiệm thức xử lý nhiệt khô dầu nành (%/nitơ
tổng số)

20

Kết hợp các kết quả phân tích và căn cứ vào tiêu chí lựa chọn nghiệm thức: chỉ chọn những
nghiệm thức nào có tỷ lệ tiểu phần nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDIN=B
2
)
cao, nitơ tan trong dung dịch tẩy axít (ADSN=B
3
) cao và tiểu phần nitơ không tan trong
dung dịch tẩy axít (ADIN=C) thấp kết hợp với có tỷ lệ nitơ tan trong KOH cao. Chúng tôi
chọn được các nghiệm thức xử lý triển vọng để thí nghiệm khả năng phân giải protein trong
dạ cỏ insacco. Kết quả lựa chọn bao gồm: nguyên liệu (mức 1), 125
0
C – 60 phút (mức 7);
125

0
C – 90 phút (mức 8); 125
0
C – 120 phút (mức 9) và 140
0
C – 30 phút (mức 10).

3.1.2. Kết quả phân tích các tiểu phần nitơ theo mô hình CNCPS của khô dầu dừa

a. Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDIN) của khô dầu dừa

Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của khô dầu dừa tăng khi ta tăng
nhiệt độ và thời gian xử lý (kết quả ở bảng 8). Yếu tố thời gian có ảnh hưởng ít hơn yếu tố
nhiệt độ, cụ
thể là trong cùng một mức thời gian nếu ta tăng nhiệt độ xử lý lên từ 110
0

155
0
C thì NDIN tăng nhanh hơn là trong cùng một mức nhiệt nếu ta tăng thời gian xử lý lên
từ 30 lên 120 phút (P<0,05). Trung bình giữa các mức nhiệt tăng từ 57,91% lên 84,03% và
giữa các mức thời gian tăng từ 64,15% lên 77,15% (P<0,05). Có sự tương tác giữa nhiệt độ
và thời gian (P<0,05). Cho kết quả cao nhất là ở nghiệm thức 155
0
C – 90 phút (88,53%) và
thấp nhất ở nghiệm thức 110
0
C – 30 phút (55,40%). Khô dầu dừa được xử lý nhiệt cho tỷ lệ
NDIN cao hơn so với khô dừa nguyên liệu 1,45 lần (84,03% so với 57,74%).


Bảng 8: Tỷ lệ nitơ không tan trong dung dịch tẩy trung tính của KDD (%/nitơ tổng số)
Nhiệt Thời gian (phút)
Độ
0
C 30 60 90 120
Trung bình
(TB)
Xác suất
P<
110 55,40 ± 0,11 56,14 ± 0,19 60,13 ± 0,96 59,97 ± 0,05
57,91 ± 2,29
d
t
0
=0,000
125 57,78 ± 0,73 66,13 ± 2,00 72,25 ± 1,14 73,15 ± 0,59
67,32 ± 6,50
c
tg =0,000
140 69,43 ± 0,06 75,40 ± 3,29 86,87 ± 1,90 87,89 ± 0,72
79,90 ± 8,29
b
t
0
*tg=0,000
155 74,00 ± 1,35 86,02 ± 0,70 88,53 ± 0,12 87,58 ± 0,14
84,03 ± 6,15
a

TB 64,15 ± 8,15

c
70,92±11,67
b
76,95±12,15
a
77,15±12,09
a
72,29 ± 12,05


Các giá trị trung bình trong cùng một hàng hoặc cột mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa
(P<0,05)


b. Tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy trung tính (NDSN =B
2
) của khô dầu dừa

Kết quả về tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy trung tính lại có xu hướng giảm khi ta
tăng nhiệt độ và thời gian xử lý và sự giảm này có ý nghĩa thống kê (bảng 9). Khi ta tăng thời
gian xử lý từ 30 phút lên 120 phút và nhiệt độ xử lý từ 110
0
C lên 155
0
C thì NDSN đã giảm từ
28,94% (110 – 30 phút) xuống còn 0,55% (155
0
- 120 phút). Ở mức xử lý 30 phút giảm chậm
hơn ở các mức thời gian khác (từ 28,94% xuống 13,67%), tương tự ở mức nhiệt 110
0

C cũng
giảm rất ít so với các mức nhiệt khác (từ 28,94% xuống 24,56%). Các mức nhiệt 110
0

125
0
C cho kết quả cao hơn hai mức nhiệt còn lại. Có sự tương tác giữa nhiệt độ và thời gian
(P<0,05). Tỷ lệ nitơ tan trong dung dịch tẩy trung tính trung bình của khô dầu dừa nguyên
liệu là 25,31% của khô dầu dừa xử lý là 14,39%.


21

×