TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA NGÂN HÀNG
BỘ MÔN NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
oOo
CHƯƠNG 4 :
QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG
HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT
GV HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRƯƠNG THỊ HỒNG
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5 – NGÂN HÀNG ĐÊM 4 K21
1. Nguyễn Ngọc Ngân Hà
2. Phạm Thị Ngọc Phương
3. Phạm Thị Ngọc Trân
4. Lê Phượng Vân
THÁNG 02/2013
1
MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH 3
1. Giới thiệu các công cụ tài chính phái sinh 3
2. Thị trường công cụ tài chính phái sinh 3
2.1. Hợp đồng kỳ hạn 3
2.2. Hợp đồng giao sau 3
2.3. Quyền chọn 4
2.4. Hoán đổi 4
3. Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh 5
II. HOÁN ĐỔI 6
1. Định nghĩa 6
2. Phân loại 6
3. Đặc điểm 6
III. HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT 7
1. Khái niệm 7
2. Hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất 8
2.1. Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn 8
2.2. Định giá và giá trị của các hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất 10
3. Hoán đổi basic 14
3.1. Định nghĩa 14
3.2. Giá trị hoán đổi basic 14
4. Các loại hoán đổi lãi suất khác 16
4.1. Hoán đổi chỉ số trả dần 16
4.2. Hoán đổi diff 16
5.3. Hoán đổi kỳ hạn cố định 16
5. Ứng dụng hoán đổi lãi suất: 17
2
IV. THỊ TRƯỜNG HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT 19
1. Thị trường hoán đổi lãi suất toàn cầu 19
1.1. Đặc điểm của thị trường hoán đổi 19
1.2. Khối lượng giao dịch hoán đổi lãi suất trên toàn bộ thị trường 20
2. Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam 21
2.1. Hành lang pháp lý 21
2.2. Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam 22
I. TỔNG QUAN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
1. Giới thiệu các công cụ tài chính phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở
những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro,
bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ
một số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng
khoán, lãi suất…
3
Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ
hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn
(forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts). Những công cụ trên còn
có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền
thống để tạo nên các công cụ lai tạo.
2. Thị trường công cụ tài chính phái sinh
Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những
công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một
hoặc một số công cụ tài sản khác. Chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các
hợp đồng, và giống như tất cả hợp đồng, chúng được thoả thuận giữa hai bên,
người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ thực hiện nghĩa vụ gì đó cho bên
kia. Các hợp đồng này có giá cả và người mua sẽ cố gắng mua với giả rẻ và người
bán cố gắng bán với giá cao nhất.
Các loại công cụ phái sinh bao gồm:
2.1. Hợp đồng kỳ hạn
Là công cụ lâu đời nhất, và có lẽ vì lí do đó mà nó ít phức tạp nhất. Hợp đồng kỳ
hạn là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản
vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày
đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực tế thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được
lợi nhuận; nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ.
2.2. Hợp đồng giao sau
Cũng là một hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để mua bán tài sản
vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay.
Người mua hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ mua hàng vào một ngày trong
tương lai, có thể mua lại hợp đồng giao sau trên thị trường giao sau. Điều này làm
cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng, và tương tự đối với người bán hợp đồng
giao sau. Đặc trưng này giúp những người tham gia mua bán công cụ tài chính
phái sinh tránh được những thiệt hại kinh tế đáng kể nếu trong thời hạn hợp đồng
giá cả của tài sản cơ sở có sự biến động không có lợi cho mỗi bên.
4
Hợp đồng giao sau rất giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên,
hợp đồng giao sau và một danh mục các hợp đồng kỳ hạn chỉ giống nhau khi lãi
suất là có thể xác định trước, tức là biết được một cách chắc chắn. Vào lúc đóng
cửa mỗi ngày, các hợp đồng giao sau mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ được thanh
toán cũng như 1 hợp đồng mới được ký kết. Tính chất thanh toán hàng ngày kết
hợp với yêu cầu ký quỹ cho phép hợp đồng giao sau giảm thiểu đáng kể rủi ro tín
dụng vốn có của hợp đồng kỳ hạn.
2.3. Quyền chọn:
Là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua
quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày
trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả
cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng
bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua
muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một
quỳên chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Mặc dù các quyền chọn
được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch
quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên. Những người này tự tìm đến với
nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại thị trường quyền
chọn xuất hiện đầu tiên.
Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền chọn
không bắt buộc phải thực hiện giao dịch còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt
buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải
mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua
hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá tri của nó thay đổi.
2.4. Hoán đổi:
Là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền, một giao dịch mà cả
hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một
khoảng thời gian xác định. Tuỳ thuộc vào lãi suất hay giá sau đó thay đổi như thế
nào mà sẽ thu được lợi nhuận hay là bị lỗ. Lãi của bên này chính là lỗ của bên kia.
Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Nó là cải tiến tài
chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp
đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so
với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.
3. Vai trò của các công cụ tài chính phái sinh:
3.1. Quản trị rủi ro
5
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của
mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà
đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa
các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với
bản thân mình
3.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá
Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả.
Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá
giao ngay của tài sản. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất
sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới
thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn.
Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp
đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà
những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của
mình.
3.3. Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả
Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các
giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là
yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất
sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn.
Thứ 3, Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà
đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá,
chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi
nhuận.
Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà
đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính
vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp
nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó.
6
II. HOÁN ĐỔI:
1. Định nghĩa:
Hoán đổi (Swap) là một sản phẩm phái sinh tài chính bao gồm hai bên giao dịch
thực hiện một chuỗi các thanh toán cho bên còn lại vào những ngày cụ thể.
2. Phân loại:
- Dựa trên phương thức thanh toán:
Một bên thực hiện một chuỗi các thanh toán cố định và nhận lại các thanh toán
biến đổi (hình thức thông dụng nhất).
Các bên đều thực hiện các thanh toán biến đổi
Các bên đều thực hiện các thanh toán cố định, nhưng mỗi bên thanh toán theo
một loại đồng tiền khác nhau. Vì vậy, các giá trị thực hiệu lực bị biến động do
dao động của các tỷ giá hối đoái.
- Dựa trên trạng thái của hàng hóa cơ sở:
Hoán đổi tiền tệ
- Các bên giao dịch thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi cho
bên còn lại trên những đồng tiền khác nhau
- Có thể có hoặc không có việc thanh toán số tiền gốc.
Hoán đổi lãi suất
- Các bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán tiền lãi cho bên còn lại
và thanh toán trên cùng một đồng tiền.
- Một bên thanh toán theo lãi suất thả nổi, bên còn lại thanh toán theo lãi suất
thả nổi hoặc cố định.
- Không hoán đổi số tiền gốc làm cơ sở cho việc thanh toán.
Hoán đổi chứng khoán
- Tối thiểu một trong hai phía thực hiện thanh toán dựa trên giá của chứng
khoán, giá trị của danh mục chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
- Phía còn lại thanh toán dựa trên một chứng khoán, danh mục chứng khoán
hoặc chỉ số chứng khoán khác, hoặc một lãi suất nào đó hoặc là kết quả
thanh toán được cố định.
Hoán đổi hàng hóa
- Tối thiểu một khoản thanh toán phải được dựa vào giá cả của hàng hóa, như
dầu lửa, vàng.
7
- Khoản thanh toán còn lại thường được cố định nhưng cũng có thể được xác
định dựa trên một vài loại tài sản có giá biến động.
3. Đặc điểm:
- Các hoán đổi có một ngày bắt đầu, một ngày kết thúc và những ngày mà việc
thanh toán được thực hiện được gọi là ngày thanh toán (settlement date). Khoảng thời
gian giữa các lần thanh toán gọi là kỳ thanh toán (settlement period).
- Các hoán đổi thường không có các khoản thanh toán bằng tiền mặt từ một
bên này cho bên kia.Vì vậy, các hoán đổi có giá trị ban đầu bằng 0, nghĩa là hiện giá
của hai dòng thanh toán là như nhau.
- Mỗi hoán đổi được cụ thể hóa bởi một số tiền giao dịch được gọi là vốn khái
toán (notional principal).
- Các hoán đổi là các công cụ OTC, thông thường gồm 2 bên tham gia:
+ Nhà giao dịch: là định chế tài chính cung cấp các hoán đổi trên thị
trường.
+ Người sử dụng cuối cùng (end user): thường là một doanh nghiệp, một
quỹ hưu bổng, quỹ phòng ngừa rủi ro, hoặc là một tổ chức nào đó.
Ngoài ra, hoán đổi giữa các nhà giao dịch lẫn nhau cũng rất phổ biến.
- Các nhà giao dịch hoán đổi niêm yết giá và lãi suất mà họ sẽ thực hiện giao
dịch với khách hàng trong một hoán đổi. Khi các nhà giao dịch thực hiện một giao
dịch hoán đổi với khách hàng, họ sẽ gánh chịu rủi ro từ khách hàng. Vì vậy, họ sẽ
phòng ngừa rủi ro bằng các giao dịch khác, bao gồm việc mua bán hàng hóa cơ sở, sử
dụng các hợp đồng giao sau, kỳ hạn hoặc quyền chọn.
- Giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu rủi ro nếu một bên
bị vỡ nợ. Do đó, việc thanh toán nên thực hiện theo nguyên tắc bù trừ, giúp giảm thiểu
rủi ro tín dụng bằng cách cắt giảm khối lượng dòng tiền thanh toán giữa các bên.
III. HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT
1. Khái niệm:
Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai phía. Mỗi tập hợp
thanh toán dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả nổi và hoán đổi được
thực hiện trên đồng đô la thì lãi suất được sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi trên
các đồng tiền khác sử dụng lãi suất tương ứng với các đồng tiền đó.
Hai bên đồng ý hoán đổi một chuỗi các thanh toán tiền lãi trên cùng một đồng
tiền vào nhiều ngày thanh toán khác nhau, dựa vào một số vốn khái toán cụ thể nhưng
không thanh toán số vốn khái toán này.
Hai hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất là hoán đổi vanilla
thuần nhất (plain vanilla swap) và hoán đổi basic (basic swap)
8
2. Hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất:
Hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất là loại hoán đổi lãi suất mà một bên thực
hiện thanh toán theo lãi suất cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất
thả nổi.
2.1. Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn:
Ví dụ minh họa:
Công ty ABC thực hiện giao dịch hoán đổi với số vốn khái toán là 100 triệu
đôla với một nhà giao dịch là ngân hàng XBS. Ngày bắt đầu là 15/12. Hoán đổi có nội
dung là XBS sẽ thực hiện thanh toán cho ABC dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày (kỳ
hạn 3 tháng) vào ngày 15 của các tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 12 trong một năm.
Kết quả thanh toán dựa trên lãi suất LIBOR vào thời điểm đầu của kỳ thanh toán, còn
việc thanh toán được thực hiện vào cuối kỳ thanh toán (cụ thể kết quả thanh toán vào
ngày 15/03 sẽ dựa trên lãi suất LIBOR ngày 15/12 của năm trước, kết quả thanh toán
vào ngày 15/06 sẽ dựa trên lãi suất LIBOR ngày 15/03 và tương tự cho các kỳ thanh
toán sau đó).
XBS sẽ trả cho ABC một khoản thanh toán cố định theo lãi suất 8% một năm.
Tiền lãi thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số ngày giữa hai kỳ thanh toán, ở đây
chúng ta giả định là họ sử dụng một tháng có 30 ngày và một năm có 360 ngày.
Bên thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi có
dòng tiền vào mỗi ngày thanh toán (trong đó, LIBOR được xác định vào ngày thanh
toán của kỳ trước):
(Vốn khái toán) x (LIBOR – lãi suất cố định) x (số ngày/360)
Vậy khoản thanh toán đối với ABC sẽ là:
100 triệu USD x (LIBOR – 0,08) x (số ngày/360)
Hay đơn giản là 100 triệu USD x (LIBOR – 0,08) x q với q = số ngày/360
Trong trường hợp này, nếu LIBOR vượt quá 8%, ABC sẽ nhận được 1 khoản
thanh toán theo kết quả trên từ XBS. Nếu LIBOR thấp hơn 8% thì ABC phải thực hiện
thanh toán cho XBS. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, cả hai bên giao dịch đồng ý thanh
toán thuần (thanh toán phần chênh lệch). Do đó, một bên thanh toán số tiền thuần cho
bên kia.
Mô tả Dòng tiền của hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất từ góc độ của ABC:
100 triệu$(L
15/12
)q 100 triệu$(L
15/03
)q 100 triệu$(L
15/06
)q 100 triệu$(L
15/12
)q
9
15/12 15/03 15/06 15/09 15/12
100 triệu$(0,08)q 100 triệu$(0,08)q 100 triệu$(0,08)q 100 triệu$(0,08)q
Giả sử LIBOR ngày 15/12 là 8,5%. Do đó, ngày 15/4, XBS sẽ chi trả:
$100.000.000 x (0,085) x (90/360) = $212.500
Trong khi ABC sẽ trả:
$100.000.000 x (0,08) x (90/360) = $200.000
Bởi 2 bên cùng đồng ý thanh toán thuần nên chỉ có khoản chênh lệch $12.500 được
XBS chi trả cho ABC.
Kết quả thanh toán thực tế giữa ABC và XBS trong hoán đổi lãi suất vanilla
thuần nhất:
Vốn khái toán: $100.000.000
Lãi suất cố định: 8%/năm
Giả sử mỗi tháng có 30 ngày và một năm có 360 ngày
Ngày LIBOR Số ngày XBS chi trả ABC chi trả
Thanh toán
thuần cho ABC
15/12 8,5%
15/03 8,0% 90 $212.500 $200.000 $12.500
15/06 7,6% 90 $200.000 $200.000 0
15/09 7,0% 90 $190.000 $200.000 -$10.000
15/12 90 $175.000 $200.000 -$25.000
2.2. Định giá và giá trị của các hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất:
Đối với hoán đổi vanilla thuần nhất, chúng ta phải xác định lãi suất cố định sao
cho hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất cố định cũng bằng với hiện giá
của dòng thanh toán theo lãi suất thả nổi vào thời điểm bắt đầu giao dịch (do
hoán đổi có giá trị ban đầu bằng 0).
Một hoán đổi lãi suất không được thanh toán vốn gốc, vì thế khoản thanh toán
theo lãi suất cố định giống với trái phiếu lãi suất cố định, chỉ ngoại trừ việc trái phiếu
có lãi suất cố định được thanh toán vốn gốc vào ngày đáo hạn; tương tự với khoản
thanh toán theo lãi suất thả nổi.
10
Tuy nhiên, giả sử chúng ta cộng và trừ vốn khái toán vào ngày kết thúc hoán
đổi thì dòng tiền của trái phiếu sẽ giống với dòng tiền của hoán đổi, tức là khi cộng
vốn khái toán vào dòng tiền thanh toán và cộng vốn khái toán vào dòng tiền nhận
thanh toán thì dòng tiền thuần thanh toán của hoán đổi vẫn không đổi và giống với
dòng tiền của trái phiếu.
Vì thế sau đây ta sẽ xem xét các khoản thanh toán cố định như là dòng tiền của
một trái phiếu lãi suất cố định và các khoản thanh toán thả nổi như là dòng tiền của
một trái phiếu lãi suất thả nổi.
Dòng tiền của trái phiếu Vanilla thuần nhất có thời hạn 1 năm thanh toán
hàng quý được phân tích theo trái phiếu có lãi suất cố định và thả nổi:
Lãi suất cố định là R.
Lãi suất thả nổi là LIBOR 90 ngày.
Vốn khái toán là 1.
Thanh toán vốn gốc vào ngày đáo hạn, khoản thanh toán vốn gốc 1 này sẽ bù
trừ cho khoản nhận 1 vào ngày 360.
q là thừa số (số ngày/360).
L
0
(90)q L
90
(90)q L
180
(90)q 1+ L
270
(90)q
Ngày 0 Ngày 90 Ngày 180 Ngày 270 Ngày 360
Rq Rq Rq 1 + Rq
Việc tính gộp số vốn gốc vào cả phía cố định và thả nổi là điều kiện bắt buộc vì
nếu không làm như vậy thì dòng tiền cố định và thả nổi sẽ không giống với dòng tiền
của trái phiếu lãi suất cố định - thả nổi.
Do đó dòng tiền này giống hệt với dòng tiền của một hoán đổi vanilla thuần
nhất. Chú ý rằng dòng tiền cố định, bao gồm vốn gốc giống hệt với dòng tiền của trái
phiếu lãi suất cố định với coupon R và dòng tiền thả nổi giống hệt với dòng tiền của
trái phiếu lãi suất thả nổi với coupon theo LIBOR.
Điều bày cho thấy hoán đổi lãi suất chi trả cố định và nhận thanh toán thả nổi
tương đương với việc phát hành một trái phiếu lãi suất cố định và dùng số tiền đó để
mua một trái phiếu lãi suất thả nổi. Do đó, giá trị của một hoán đổi chi trả theo lãi suất
cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi sẽ bằng với giá trị của trái phiếu lãi
11
suất thả nổi trừ cho giá trị của trái phiếu lãi suất cố định. Thay đổi dấu của giá trị này
chúng ta sẽ thu được giá trị của hoán đổi từ phía ngược lại.
Công thức định giá cho một hoán đổi với n khoản thanh toán, thực hiện
vào các ngày t1, t2, …, tn, có vốn khái toán bằng 1:
• Giá trị của trái phiếu lãi suất cố định V
FXRB
: là hiện giá của khoản thanh toán
tiền lãi và vốn gốc của trái phiếu lãi suất cố định.
Trong đó:
B
0
(t
i
) là thừa số chiết khấu – là giá trị của trái phiếu zero coupon 1 đôla
(vốn gốc 1 đôla) thời hạn m ngày đáo hạn tại ngày t
i
với lãi suất L
0
(t
i
)
cho khoản thời gian từ 0 đến ngày t
i
.
B
0
(t
i
) là thừa số chiết khấu của số ngày t
n
.
•
Giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi:
+ Tại thời điểm 0 hoặc một ngày thanh toán nào đó: giá của trái phiếu có lãi
suất thả nổi tại thời điểm 0 hoặc một ngày thanh toán nào đó đều bằng mệnh giá trái
phiếu, theo giả định là bằng 1.
V
FLRB
= 1
+ Tại thời điểm t ở giữa thời điểm 0 và thời điểm t
1
: chiết khấu 1 + L
0
(t
1
)q bởi
lãi suất L
1
(t
1
) sử dụng thừa số (t
1
– t)/360:
•
Giá trị của hoán đổi vanilla thuần nhất, nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi và
chi trả theo lãi suất cố định là: VS = VFLRB - VFXRB
•
Ngược lại giá trị của hoán đổi vanilla thuần nhất nhận thanh toán theo lãi suất
cố định và chi trả theo lãi suất thả nổi: VS = V
FXRB
- V
FLRB
Trường hợp vốn khái toán khác 1, giá trị của hoán đổi sẽ bằng VS nhân
với số vốn khái toán.
12
1 + L
0
(t
1
)q
1+ L
t
(t
1
)(t
1
– t)/360
V
FLRB
=
Tính lãi suất cố định:
Tại thời điểm bắt đầu của hoán đổi, lãi suất cố định được xác định sao cho giá
trị của hoán đổi bằng 0. Tại trạng thái này, nghĩa vụ của mỗi bên giao dịch là như
nhau. Do đó, hoán đổi có giá trị bằng 0 cho cả hai phía và cả hai không phải chi trả bất
kì một khoản nào tại thời điểm bắt đầu.
Vì vậy để xác định giá trị của R tại thời điểm bắt đầu, ta phải tính R sao cho
hiện giá của dòng thanh toán cố định cộng với vốn khái toán giả định bằng 1 cũng là
hiện giá của dòng thanh toán thả nổi cộng với vốn khái toán giả định.
Ta có VS = V
FLRB
– V
FXRB
, cho VS = 0 và giải R:
Các nhà giao dịch hoán đổi sử dụng công
thức này để xác định lãi suất cố định nhưng họ lại thường niêm yết lãi suất cho khách
theo một cách khác. Để kiếm lời, các nhà giao dịch hoán đổi phải chi trả một lãi suất
cố định thấp hơn khi họ thực hiện một hoán đổi nhận thanh toán thả nổi - chi trả cố
định và nhận một lãi suất cố định cao hơn khi họ thực hiện một hoán đổi chi trả thả nổi
- nhận thanh toán cố định.
Giá trị của hoán đổi trong suốt đời sống của nó :
Hoán đổi có giá trị bằng 0 vào thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên ngay khi lãi suất
biến đổi hoặc theo thời gian, hoán đổi sẽ có giá trị khác 0. Nói cách khác, giá trị hoán
đổi đối với một bên là con số dương còn giá trị của nó đối với bên kia là con số âm.
Ví dụ:
Công ty VDEC thực hiện một giao dịch hoán đổi lãi suất có vốn khái toán là 10 triệu $
với nội dung họ đồng ý thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi
suất LIBOR. Hoán đổi cụ thể hóa việc thanh toán sẽ được thực hiện mỗi sáu tháng với
lãi suất thả nổi được xác định bởi LIBOR vào đầu mỗi kỳ 6 tháng. Tất cả các thanh
toán đều được dựa trên giả định 6 tháng có 180 ngày và 360 ngày một năm. Cấu trúc
kỳ hạn của lãi suất LIBOR và giá của trái phiếu zero-coupon dựa trên các mức lãi suất
được tính như sau:
Kỳ hạn Lãi suất Giá trái phiếu chiết khấu
180 ngày L
0
(180) = 7.00% B
0
(180) = 1/(1+0.07(180/360)) = 0.9662
13
360 ngày L
0
(360) = 7.55 % B
0
(360) = 1/(1+0.0755(360/360)) = 0.9298
540 ngày L
0
(540) = 8.10% B
0
(540) = 1/(1+0.081(540/360)) = 0.8917
720 ngày L
0
(720) = 8.40% B
0
(720) = 1/(1+0.084(720/360)) = 0.8562
Với q = 180/360 thì 1/q = 360/180 và lãi suất cố định sẽ bằng:
R = (360/180) = 0,0789
Do đó, lãi suất sẽ bằng 7,89%. Khoản thanh toán cố định của hoán đổi bằng:
$10.000000(0.0789)(180/360) = $394.500
Trong ví dụ trên, để kiếm lời trong hoán đổi này, nhà giao dịch có thể niêm yết
lãi suất 7,83% cho hoán đổi mà nhà giao dịch nhận thanh toán theo lãi suất cố định và
7,75% cho hoán đổi mà nhà giao dịch chi trả theo lãi suất cố định.
Mặc khác, các nhà giao dịch cũng niêm yết lãi suất một cách chính xác. Ví dụ,
để niêm yết lãi suất của một hoán đổi hai năm, các nhà giao dịch xác định lãi suất của
một chứng khoán kỳ hạn hai năm của chính phủ, chẳng hạn như tín phiếu kho bạc Mỹ.
Giả sử lãi suất này là 7,70%. Khi đó 7,83% được niêm yết là kết quả của 7,70% cộng
0.13% và 7,75% sẽ được niêm yết là kết quả của 7,70% cộng 0.05%. Quy trình này
cho phép nhà giao dịch đưa ra một lãi suất niêm yết có thể duy trì trong một khoản
thời gian. Nếu lãi suất có những biến động quá nhanh, lãi suất tín phiếu sẽ biến động
theo và lãi suất niêm yết của hoán đổi sẽ vẫn giữ một khoản cách chênh lệch cố định
với lãi suất tín phiếu.
Khi hoán đổi của VDEC được thiết lập, khoản thanh toán thả nổi đầu tiên được
xác định dưa trên lãi suất 180 ngày là 7%. Với 1$ vốn khái toán , khoản thanh toán là
1x0.07(180/360)=0.035. Để định giá hoán đổi sau 90 ngày, chúng ta cần có cấu trúc kỳ
hạn mới của lãi suất như sau:
Giá trị của khoản thanh toán cố định , bao gồm vốn khái toán giả định
V
FXRB
= 0,03945 x (0,9820+0,9447+0,9055+0,8666) + 0.8666 = 1,0125177
Giá trị của khoản thanh toán thả nổi, bao gồm vốn khái toán giả định
14
Kỳ hạn Lãi suất Giá trái phiếu chiết khấu
90 ngày
270 ngày
450 ngày
630 ngày
L
90
(180)=7,35%
L
90
(360)=7,8%
L
90
(540)=8,35%
L
90
(720)=8,8%
B
90
(180)=1/(1+0.0735(90/360)=0.9820
B
90
(360)=1/(1+0.078(270/360))=0.9447
B
90
(540)=1/(1+0.0835(450/360))=0.9055
B
90
(720)=1/(1+0.088(630/360))=0.8666
1 - 0,8562
0,9662 + 0,9298 +0,8917 + 0,8562
V
FLRB
= (0,035+1) x 1/(1+0.078(270/360)) = (0,035+1) x 0,9820 = 1,01637
Giá trị hoán đổi trên 1$ vốn khái toán
VS = 1,01637 - 1,0125177 = 0,0038523
Giá trị hoán đổi là: 10.000.000 x 0,0038523= 38.523$
Phía đối tác, giá trị hoán đổi là -38.523$
3. Hoán đổi basic
3.1. Định nghĩa
Một hoán đổi basic được định giá bằng cách cộng một khoản chênh lệch vào
mức lãi suất cao hoặc trừ đi một khoản chênh lệch từ mức lãi suất thấp. Khoản chênh
lệch này là sự khác biệt giữa lãi suất cố định của hoán đổi vanilla thuần nhất dựa trên
một trong những mức lãi suất và lãi suất cố định của vanilla thuần nhất dựa trên một
mức lãi suất khác.
Khoản chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi so với lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ
tương ứng được gọi là chênh lệch lãi suất hoán đổi (swap spread) và nó phản ánh mức
độ rủi ro tín dụng chung của nền kinh tế toàn cầu. LIBOR là lãi suất đi vay phản ánh
rủi ro tín dụng của ngân hàng ở London . Lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ phản ánh lãi
suất đi vay phi rủi ro của chính phủ Mỹ. Khi nền kinh tế yếu đi, rủi ro tín dụng sẽ tăng
lên và khoản chênh lệch giữa lãi suất LIBOR và lãi suất tín phiếu kho bạc sẽ lớn hơn.
Dẫn đến khoản chênh lệch lãi suất hoán đổi rộng hơn.
3.2. Giá trị hoán đổi basic
Giá trị hoán đổi basic tính bằng cách tìm sự chênh lệch của hai dòng thanh toán
thả nổi, cần biết rằng cả hai khoản thanh toán thả nổi biết trước và giá trị của các
khoản thanh toán thả nổi còn lại và giá trị danh nghĩa của vốn khái toán chính là mệnh
giá cho những ngày thanh toán kế tiếp.
Hoán đổi basic là một hoán đổi mà cả hai bên đều thực hiện thanh toán thả nổi.
Một loại hoán đổi basic thông thường một bên thanh toán theo lãi suất kho bạc Mỹ còn
bên còn lại thanh toán theo lãi suất LIBOR. Do vậy, bên thanh toán theo lãi suất
LIBOR luôn luôn phải chịu lãi suất cao hơn vì vậy được bù trừ bằng một khoản chênh
lệch cố định. Để định giá hoán đổi này ta có:
PV(KTT theo lãi suất LIBOR)=PV(KTT theo lãi suất T-bill+ khoản chênh lệch)
Một hoán đổi:
Thanh toán theo lãi suất T-bill
15
Nhận thanh toán theo một lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn của T-bill
Cộng một hoán đổi:
Thanh toán theo lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn của LIBOR
Nhận thanh toán theo LIBOR
Bằng
Một hoán đổi thanh toán theo lãi suất T-bill cộng khoản chênh lệch và nhận
thanh toán theo lãi suất LIBOR.
Ví dụ: định giá một hoán đổi basic
Xem xét một hoán đổi có kỳ hạn một năm với kỳ thanh toán là nửa năm 1 lần để trả lãi
suất T-bill và nhận lãi suất LIBOR trừ đi một khoản chênh lệch với việc thanh toán
dựa trên số ngày/360, giả định một tháng có 30 ngày. Vốn khái toán 50 triệu$. Cấu
trúc kỳ hạn lãi suất như sau:
LIBOR
Kỳ hạn LIBOR Giá trái phiếu chiết khấu
180 ngày 7.01% B
0
(180)=1/(1+0.0701(180/360))=0.9661
360 ngày 7.21% B
0
(360)=1/(1+0.072(360/360))=0.9327
T-bill
Kỳ hạn Lãi suất T-bill Giá trái phiếu chiết khấu
180 ngày 5.05% B
0
(180)= 1/(1+0.0505(180/360))=0.9754
360 ngày 5.95% B
0
(360)=1/(1+0.0595(360/360))=0.9438
Lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn LIBOR:
R= (360/180) = 0.0709
Lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn T-bill :
R= (360/180) = 0.0586
Do đó, khoản chênh lệch là 0.0709-0.0586=0.0123. Do đó, trong hoán đổi này bên
thanh toán theo lãi suất T-bill sẽ chi trả thêm 123 điểm cơ bản cho bên chi trả theo lãi
suất LIBOR hoặc ngược lại.
16
1 - 0.9327
0.9661 + 0.9327
1 – 0.9438
0.9754 + 0.9438
4. Các loại hoán đổi lãi suất
4.1. Hoán đổi chỉ số trả dần
Là một hoán đổi lãi suất mà trong đó vốn khái toán được giảm dần theo thời
thời gian theo một tỷ lệ được xác định trước sao cho kết quả của số vốn khái toán cũng
giống với vốn gốc của khoản vay làm cơ sở cho hoán đổi. Hoán đổi này thường được
sử dụng nhằm bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro khoản vay bị trả trước hạn và lãi suất
thị trường giảm.
4.2. Hoán đổi diff
Là một hoán đổi lãi suất dựa trên lãi suất đồng tiền của hai quốc gia nhưng chỉ
thanh toán trên một đồng tiền duy nhất.
4.3. Hoán đổi kỳ hạn cố định
Có thể giống với một hoán đổi vanilla thuần nhất hoặc một hoán đổi basic. Một
bên thanh toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi và bên còn lại thanh toán theo
lãi suất thả nổi khác tượng trưng bơi tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán với
kỳ hạn dài hơn kỳ thanh toán của hoán đổi. Thông thường trong các hoán đổi
bằng đồng USD thì đây là lãi suất Kho bạc kỳ hạn cố định.
5. Ứng dụng hoán đổi lãi suất:
5.1. Hoán đổi lãi suất khoản vay nợ :
Giả sử vào ngày 15 tháng 12 ABC có một khoản vay lãi suất thả nổi thời hạn
một năm theo lãi suất thả nổi LIBOR +50 bps. Việc thanh toán sẽ được thực hiện vào
các ngày 15 tháng ba, sáu, chín và mười hai. Nếu ABC thích một khoản nợ lãi suất cố
định hơn, họ có thể dễ dàng chuyển đổi khoản nợ lãi suất thả nổi sang khoản nợ lãi
suất cố định bằng cách thiết lập một hoán đổi mà chúng ta đã mô tả. Nhớ rằng trong
hoán đổi này ABC chi trả theo lãi suất cố định 0,6% và nhận thanh toán theo lãi suất
LIBOR. Như vậy ABC sẽ phải thanh toán theo lãi suất 6,5% bao gồm 6% của hoán đổi
17
ABC
XBS
Người cho
vay
LIBOR
+
0.5%
8%
LIBOR
lãi suất và 0,5% chênh lệch LIBOR từ hợp đồng vay nợ. Như vậy, tại sao ABC không
thực hiện một khoản vay lãi suất cố định ngay từ ban đầu. Đó là bởi vì các công ty
thường có xu hướng đi vay với lãi suất thả nổi,các ngân hàng thích cho vay với lãi suất
thả nổi hơn.
Đây là một giao dịch tài chính phổ biến nhất. Các công ty thường thực hiện
chiến lược này để chuyển đổi một hỗn hợp các khoản vay có lãi suất cố định- thả nổi
sang một mức độ thỏa mãn cao hơn. Hầu hết các giao dịch này được thực hiện để
lường trước khả năng biến động của lãi suất. Tuy nhiên một khoản vay với lãi suất thả
nổi và một hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất cũng được sử dụng rộng rãi như là một
chiến lược tài chính.
5.2. Hoán đổi làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp :
Công ty X muốn vay 50m từ ngân hàng và do công ty X được xếp hạng tín
dụng ở mức AAA nên được vay với mức lãi suất thấp : LIBOR hoặc 7%/năm. Trong
khi đó công ty Y cũng muốn vay 50m từ ngân hàng nhưng do công ty Y xếp hạng tín
dụng ở mức BBB nên phải vay với mức lãi suất cao hơn : LIBOR +1% hoặc 10%.
Giao dịch hoán đổi lãi suất có thể làm giảm chi phí vay nợ của cả 2 công ty theo
cơ chế như sau :
Công ty X chấp nhận vay khoản nợ với lãi suất 7%/năm đồng thời thực hiện
hoán đổi lãi suất với nhà môi giới FI nhận thanh toán theo lãi suất 8%/năm, thanh toán
theo lãi suất LIBOR. Công ty Y chấp nhận khoản vay nợ với lãi suất LIBOR +1% và
đồng thời thực hiện một hoán đổi lãi suất với nhà môi giới FI nhận thanh toán theo lãi
suất LIBOR và thanh toán theo lãi suất 8.5%
Như vậy ta có thể thấy rằng công ty X chỉ phải trả LIBOR -1% thấp hơn mức
lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Công ty Y chỉ phải trả 9,5% thay vì 10% lúc đầu và nhà
môi giới cũng được hưởng khoản chênh lệch từ 2 hợp đồng hoán đổi là 0,5%. Hoán
đổi lãi suất vanilla thuần nhất không chỉ là một công cụ quản trị rủi ro mà còn là một
chiến lược làm giảm chi phí vay nợ của doanh nghiệp.
18
5.3. Quản trị rủi ro hoạt động tài trợ và đầu tư:
Ngân hàng A vay nợ từ đối tác 100 triệu theo lãi suất LIBOR +0.5% và đem số
tiền này đi đầu tư vào một danh mục đầu tư thời hạn 5 năm có tỷ suất sinh lợi dự kiến
là 8,25%.
Lợi nhuận của ngân hàng A là 8,25%-(LIBOR +0.5%) = 7,75% - LIBOR
Ngân hàng A sẽ bị lỗ nếu lãi suất LIBOR vượt quá 7,75%. Để đảm báo ổn định lợi
nhuận ngân hàng A sẽ thực hiện một hoán đổi lãi suất với ngân hàng B thanh toán theo
lãi sất X và nhận thanh toán theo LIBOR
Lợi nhuận của ngân hàng A sau khi thực hiện hoán đổi là 7,75-X
Ngân hàng C phát hành 100 triệu trái phiếu 5 năm lãi suất 7%/năm đồng thời
cho khách hàng vay 100 triệu theo lãi suất LIBOR +0.75%
Lợi nhuận của ngân hàng C là LIBOR+0.75%-7% = LIBOR- 6,25%
Ngân hàng C sẽ bị lỗ nếu LIBOR thấp hơn 6,25%. Để đảm báo ổn định lợi nhuận,
ngân hàng C sẽ thực hiện hoán đổi lãi suất với ngân hàng B thanh toán theo lãi suất
LIBOR và nhận thanh toán theo lãi suất Y.
Lợi nhuận của ngân hàng C sau khi thực hiện hoán đổi lãi suất : Y-6,25%
Lợi nhuận của ngân hàng B là chênh lệch lãi suất giữa 2 hoán đổi là X-Y
Do cả 3 ngân hàng đều hoạt động vì lợi nhuận nên ta có bất phương trình
7,75>X>Y>6,25
Tùy theo thương lượng của 3 ngân hàng mà X và Y sẽ được định giá khác nhau
nhưng phải luôn phù hợp với phương trình trên
19
IV. THỊ TRƯỜNG HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT:
1. Thị trường hoán đổi lãi suất toàn cầu:
1.1. Đặc điểm của thị trường hoán đổi:
Thị trường giao dịch hoán đổi là thị trường OTC được quản lý bởi Hiệp hội
hoán đổi và phái sinh quốc tế( International Swap and Derivatives Association –
ISDA).
Hai bên phải ký kết hợp đồng nguyên tắc ISDA ( ISDA Master Agreement)
trước thì mới được thực hiện các giao dịch hoán đổi.
Các bên thương lượng các điều kiện hoán đổi với một nhà môi giới ( thường là
các ngân hàng và các công ty chứng khoán)
Thị trường giao dịch một lượng lớn các hoán đổi lãi suất riêng biệt theo nhu cầu
của từng bên tham gia.
Các nhà môi giới sẵn sàn thương lượng và tham gia các hoán đổi bất cứ khi nào
mà không cần tìm được đối tác trước.
Để đảm bảo rủi ro lãi suất của mình, các nhà môi giới thường hoán đổi lãi suất
lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro hoặc sử dụng các công cụ quản trị rủi ro khác như option,
future, forward.
1.2. Khối lượng giao dịch hoán đổi lãi suất trên toàn bộ thị trường
Theo thống kê của ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Phái sinh lãi suất chiếm
đa số hoạt động giao dịch trên thị trường phái sinh OTC dựa trên giá trị danh nghĩa. Tỷ
trọng giá trị danh nghĩa của phái sinh lãi suất đã tăng từ 72% vào cuối năm 2008 đến
78% vào cuối năm 2011.
20
Trong các hợp đồng phái sinh lãi suất thì swap chiếm tỉ trọng cao nhất lên đến
78% về vốn khái toán và 89% về giá trị thị trường. Có thể thấy giao dịch hoán đổi
được thực hiện phổ biến nhất trong các dạng phái sinh và hoán đổi lãi suất là loại hoán
đổi được sử dụng rộng rãi nhất.
2. Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam:
2.1. Hành lang pháp lý
Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế giao dịch hoán
đổi lãi suất :
Các ngân hàng trong nước, ngân hàng 100% vốn nước ngoài , chi nhánh
ngân hàng nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất nếu có đủ
các điều kiện 200 tỷ vốn điều lệ, lãi ròng từ nghiệp vụ hoán đổi lãi suất
dương hoặc âm không quá 5% vốn tự có.
Doanh nghiệp phải có khoản vay vốn, thuê tài chính làm cơ sở cho hợp
đồng hoán đổi
Thời hạn hoán đổi phù hợp với hợp đồng vay vốn cơ sở nhưng không được
quá 5 năm
Hợp đồng hoán đổi được lập theo mẫu của Hiệp hội hoán đổi và phái sinh
quốc tế (ISDA)
Khoản vốn khái toán không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng
Các hoán đổi ngoại tệ phải thực hiện theo quy chế về ngoại hối của NHNN
Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN thay thế quy chế thực hiện giao dịch hoán
đổi lãi suất 2003 :
21
Điều kiện vốn điều lệ của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất
nâng lên 1000 tỷ
Thời hạn tối đa của hợp đồng hoán đổi lãi suất được bỏ qua.
Công văn 10645/TC-TCT về việc tính thuế GTGT dịch vụ hoán đổi lãi suất :
nghiệp vụ hoán đổi lãi suất không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
2.2. Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam
Như vậy, có thể thấy các giao dịch hoán đổi lãi suất được thực hiện tại Việt
Nam hầu hết đều do các ngân hàng nước ngoài thực hiện, tuy phần lớn các NHTM
trong nước đều đã cung cấp dịch vụ này nhưng các giao dịch còn rất hạn chế.
Một số nguyên nhân còn tồn tại:
Hệ thống văn bản quy định hoạt động này chưa thực sự hỗ trợ hiệu quả cho các
chủ thể trên thị trường. Việc đánh thuế giao dịch hoán đổi lãi suất vẫn chưa được quy
định rõ ràng nên khó xác định vì lãi suất thả nổi thay đổi liên tục theo từng ngày.
Thêm vào đó, việc đánh thuế sẽ làm kìm hãm sự phát triển của hoạt động này, bởi ở
những nước khác, sản phẩm phái sinh không phải đóng thuế vì đây là công cụ phòng
chống rủi ro chứ không phải để kiếm lời.
Bên cạnh đó, một trở ngại cho thị trường là tại Việt nam chưa có 1 lãi suất tham
chiếu chuẩn để xây dựng và định giá hợp đồng hoán đổi lãi suất. Ở Việt Nam, các
ngân hàng vẫn thường sử dụng Vnibor làm lãi suất tham chiếu, nhưng lãi suất này
chưa thực sự phản ánh chính xác lãi suất trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam.
22
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay, có không ít hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp có liên quan đến các khoản vay ngoại tệ với số lượng lớn theo lãi suất cố
định hoặc thả nỗi. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp còn tâm lý “chấp nhận rủi ro”,
chưa có sự am hiểu về nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và những tiện ích mà nó mang lại
nên việc sử dụng giao dịch này chưa được rộng rãi.
Giải pháp:
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hợp đồng hoán đổi lãi suất đồng bộ và cụ thể
hơn. Xây dựng và củng cố thị trường tài chính để làm nền tảng vững chắc cho thị
trường hoán đổi lãi suất. Thiết lập hệ thống thông tin ghi nhận và dự báo lãi suất nhanh
chóng, chính xác và cập nhật liên tục.
Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có nhận thức sâu
sắc hơn về việc sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất nói riêng và công cụ phái sinh nói
chung để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Hướng đến kinh doanh ổn
định, lâu dài.
Ngân hàng cần đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các
dealer, nâng cao kĩ năng tư vấn sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất cho khách hàng
của mình. Xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp nhằm hạn chế rủi roc ho hoạt
động này.
Các sản phẩm hoán đổi lãi suất cần được phát triển từ cơ bản như hợp đồng
hoán đổi lãi suất thả nổi – cố định rồi mới đến các sản phẩm có kĩ thuật giao dịch phức
tạp như hoán đổi tích lũy, hoán đổi cộng dồn… Tránh trường hợp sản phẩm được sử
dụng nhưng các chủ thể tham gia không nắm rõ cách thức giao dịch, định giá cũng như
rủi ro tiềm tang mà nó có thể mang lại.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị rủi ro tài chính (financial risk management) năm 2011 – PGS.TS
Nguyễn Thị Ngọc Trang , ĐH Kinh Tế TPHCM
2. />3. />4. />5. />NHNN-Quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-lai-suat-vb51403t17.aspx
6. />ngay-29-thang-12-nam-2006-ban-hanh-quy-che-thuc-hien-giao-dich-hoan-doi-
lai-suat_page-247_.3012.html#doc_content
7. />8. />thi-truong-tai-chinh.htm
24
VÍ DỤ MINH HỌA:
Nội dung bài như sau:
NH A vay nợ từ đối tác 100 triệu theo lãi suất LIBOR +0.5% và đem số tiền này đi
đầu tư vào một danh mục đầu tư thời hạn 5 năm có tỷ suất sinh lợi dự kiến là
8,25%.
• Lãi suất thu: 8.25%
• Lãi suất chi: LIBOR + 0.5%
LN A = 8.25% - LIBOR – 0.5% = 7.75% - LIBOR
Lúc này NH A lo sợ rủi ro lãi suất thị trường LIBOR tăng sẽ làm gia tăng chi phí
trả lãi vay, tức (7.75% - LIBOR) < 0 hay LIBOR > 7.75%. NH A sẽ tìm kiếm đối
tác để thực hiện hoán đổi lãi suất. Nếu lúc đầu NHA phải trả lãi suất thả nổi, nhận
lãi suất cố định, thì bây giờ NH A sẽ thực hiện hợp đồng hoán đổi bằng cách nhận
thanh toán theo lãi suất thả nổi, và thanh toán lại theo lãi suất cố định X
Trước khi hoán đổi:
o Lãi suất thu: 8.25%
o Lãi suất chi: LIBOR + 0.5%
Sau khi thực hiện hoán đổi:
o Nhận thanh toán: LIBOR
o Thanh toán: X
Tổng LN NHA = 8.25% - LIBOR – 0.5% + LIBOR – X = 7.75% - X (1)
25