SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NGUYN VĂN TĂNG
S :…………/QĐ-KL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………………………………….
TP.H Ch Minh, ngày 16 tháng 09 năm 2013
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ ĐẦU BÀI
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Sổ ghi đầu bài là cơ sở pháp lý giúp hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm soát
việc thực hiện kế hoạch giáo dục và những công việc cụ thể của giáo viên bộ môn trên
lớp, đồng thời nắm được tình hình của lớp trong từng thời gian nhất định.
- Sổ ghi đầu bài do Phòng giám thị trực tiếp quản lý và được giao cho lớp trưởng hoặc
phó học tập của từng lớp vào đầu giờ mỗi buổi học. Khi giao nhận, học sinh phải có kí
nhận, kí trả vào sổ.
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán sự lớp ghi các nội dung, thông tin vào sổ đầu
bài theo quy định, những nhận xét - đánh giá của giáo viên bộ môn về tiết học phải
chính xác, công bằng, khách quan và có tác dụng giáo dục.
- Các buổi, các tiết nghỉ theo kế hoạch trường hoặc của riêng giáo viên phải do giáo
viên chủ nhiệm ghi, ký tên và nêu rõ lý do. Các tiết dạy bù, dạy thay…vẫn phải ghi đầy
đủ các thông tin liên quan.
- Các tiết trống, cán sự lớp ghi “Giáo viên nghỉ” và báo để giám thị theo dõi.
II- PHÂN CÔNG GHI VÀ QUẢN LÝ SỔ:
a/ Lớp trưởng:
• Cột thứ 1: (ngày, tháng).
• Cột thứ 3: ghi rõ tên môn học (VD: Toán, Vật lý, Địa lí…) lần lượt từ tiết thứ nhất đến
tiết cuối cùng.
• Cột thứ 5: Ghi tên học sinh nghỉ học trong tiết.
Ghi chốt phần tổng kết tuần ( Nội dung này ban nề nếp có trách nhiệm kiểm tra lại để
đảm bảo sự chính xác các nội dung tổng kết). Chú ý tổng kết kịp thời sau các tiết học
cuối ngày thứ 7 hàng tuần để bàn giao sổ cho ban nề nếp tổng kết tuần.
• Lưu ý: Những ngày nghỉ học ( VD: Nghỉ lễ,… vẫn ghi đầy đủ theo quy định trừ cột
thứ 5 )
b/ Giáo viên bộ môn:
• Cột thứ 4: Thứ tự tiết dạy theo PPCT.
• Cột thứ 6: Ghi đầy đủ tên bài dạy. Trong trường hợp giáo viên bộ môn không dạy (do
ốm, bỏ tiết…) hoặc do công việc nhà trường (nghỉ họp, nghỉ học kì, nghỉ phép…) thì giáo
viên chủ nhiệm ghi và kí tên
• Nếu bài học có từ 2 tiết trở lên thì tiết thứ 2 trở đi vẫn ghi tên bài và thêm: “tiếp theo”,
(VD: Tập hợp- tiếp theo)
• Cột thứ 7: Ghi nhận xét chính trong tiết học về: kết quả học tập, sự chuyên cần, ý thức
kỉ luật hoặc những yêu cầu chuẩn bị cho tiết học sau.
• Cột thứ 8: Ghi xếp lại thiết học theo quy định.
• Cột thứ 9: giáo viên bộ môn kí tên ( trường hợp dạy thay ghi thêm: (“dạy thay”).
• Đánh giá các tiết học theo tiêu chuẩn trên đây. Ghi rõ phần nhận xét, đánh giá vào Sổ
đầu bài.
• Phản ánh kịp thời các tồn tại, sai phạm của học sinh với GVCN. Trường hợp đã phản
ảnh nhiều lần nhưng GVCN không có các biện pháp xử lý hoặc xử lý không hiệu quả thì
báo cáo trực tiếp với Hiệu trưởng.
c/ Giáo viên chủ nhiệm:
• Nhắc LT quản lý, không để mất sổ. Thường xuyên kiểm tra tình hình học tập, thực
hiện nội qui của lớp. Xử lý kịp thời nhưng trường hợp HS vi phạm.
• Ghi nhận xét tổng hợp, ghi chốt số tiết dạy thay, dạy bù, số tiết nghỉ
d/ Giám thị:
• Đầu buổi học, cho HS nhận, kí nhận sổ. Cuối buổi, ghi nhận học sinh kí trả sổ
• Cập nhật thông tin: Sĩ số, vắng, nhận xét của GVBM vào sổ GT
• Cuối tuần: Phối hợp cùng trợ lý thanh niên tổng kết tuần về nội qui học tập để GVCN
& BGH nhận thông tin sinh hoạt dưới cờ.
e/ Ban giám hiệu nhà trường : Kiểm tra và ghi nhận xét theo định kì ( 4 tuần học) hoặc
thực hiện kiểm tra đột xuất. Nhận xét của BGH phải đánh giá được việc thực hiện kế
hoạch dạy học của giáo viên bộ môn, tình hình đặc biệt của lớp học và đưa ra những yêu
cầu đối với giáo viên bộ môn, với lớp học.
III-CÁCH XẾP LOẠI TIẾT DẠY:
a/ Các yêu cầu chính:
1/ Giờ giấc: Học sinh vào học đúng giờ, không bỏ tiết.
2/ Chuyên cần: Vắng có phép
3/ Vệ sinh: Chuẩn bị đồ lau, bảng sạch sẽ. Bàn ghế ngay ngắn, đồ dùng để gọn gàng; vệ
sinh sạch sẽ.
4/ Đạo đức tư cách tác phong: Hành vi ứng xử văn minh lịch sự, không gây gỗ
nhau.Chấp hành tốt đồng phục, tác phong trong nội qui nhà trường.
5/ Ý thức học tập: Học sinh chuẩn bị bài ở nhà tốt, dụng cụ học tập đầy đủ, tích cực phát
biểu xây dựng bài, chủ động xây dựng kiến thức, lớp sôi nổi hứng thú; kết quả học tập từ
trung bình trở lên. Tự quản tốt; không gây ồn ào làm ảnh hưởng lớp khác.
b/ Cách xếp loại:
Yêu cầu:
- Tiết học được xếp thành 4 loại: Tốt (A), Khá (B), Trung bình (C), Yếu (D).
- GVBM đánh giá phải khách quan, sư phạm; cần chú ý tới sự cố gắng nỗ lực của từng
học sinh và tập thể lớp để xây dựng phong trào học tập. - Nhận xét giờ dạy cần chi tiết,
cụ thể, tường minh. Phải ghi rõ HS nào ôn, HS nào không thuộc bài. Không ghi chung
chung: “lớp không thuộc bài”,…
- Không viết tắt, kí hiệu,…không tẩy xóa. Ghi sai, phải gạch bằng bút đỏ, ghi lại và kí
tên.
- Đánh giá, xếp loại ngay sau giờ dạy. Nếu trễ, muộn nhất là đầu buổi sáng thứ 6 tuần đó.
(giờ thứ 6 thì muộn nhất là buổi sáng thứ 6 tuần tiếp).
1. Loại Tt: Thực hiện đầy đủ 05 yêu cầu nội dung trên; có tối đa 02 học sinh nghỉ học
có phép.
* Giờ giấc: Khi trống vào tiết, không còn HS ở ngoài lớp(trừ 01 trực nhật, có xem xét)
Nếu 01-2 HS vi phạm, GV cân nhắc để xếp loại. Nếu 03 HS trở lên vi phạm, hạ 01 bậc.
* Chuyên cần: Không có HS vắng không phép(Trường hợp nếu có 01 hoặc 02 học sinh
nghỉ học không phép thì hạ xuống 01 bậc; 03 HS thì hạ 02 bậc).
Trường hợp HS bệnh điều trị lâu dài(trên 3 ngày), GVCN yêu cầu HS nộp giấy nhập viện
hoặc y chứng của bệnh viện và báo Giám thị để không trừ điểm thi đua của lớp.
* VS: Nếu 01 hoặc 02 HS xả rác hộc bàn, chổ ngồi mà GT đã trừ thì không tính. 03 HS
trở lên vi phạm thì xem xét mức độ để xếp.
* Đạo đức tư cách: 01-02 HS phạm lỗi ở mức chỉ nhắc nhở rút kinh nghiệm, không hạ
xếp loại. 01-02 HS bị GV phê bình trước lớp, hạ 01 bậc. Trên mức độ nói trên, hạ 02 bậc.
* Ý thức học tập: HS không thuộc bài được hiểu là KT miệng điểm <5.0
HS không làm việc riêng; không SD ĐT;không ngủ gật, uể oải.
+ 01 HS vi phạm thì GV cân nhắc để xếp. 02-03 HS vi phạm, hạ 01 bậc; 04-05 HS vi
phạm hạ 02 bậc. 06-10 HS vi phạm hạ 3 bậc. Trên 10 HS vi phạm, xếp Tiết D(ghi SL)
Trường hợp có HS gây rối, đánh nhau, vô lễ. Tùy mức độ xếp C hoặc D.
2. Loại Khá: Thực hiện đầy đủ 05 yêu cầu trên nhưng còn vi phạm phải nhắc nhở; có
tối đa 03 học sinh nghỉ học, trong đó có tối thiểu 02 học sinh có phép.
Trường hợp sau thì hạ xuống một bậc:
- Có 01 học sinh nghỉ học có phép, 02 học sinh nghỉ học không phép.
- Có 03 học sinh nghỉ học không phép.
3. Trung bình: Yêu cầu 4,5 thực hiện nghiêm túc, yêu cầu 1,2,3 ở mức bình thường.
Tinh thần học tập chưa cao; chưa tích cực xây dựng bài. Giờ học trầm, thụ động trong
học tập.
4. Loại yếu: Một trong 05 yêu cầu trên có vi phạm nghiêm trọng; ảnh hưởng tới kết quả
giờ học hoặc yêu cầu 05 đạt mức trung bình dưới 70%; vắng từ 05 học sinh trở lên.
IV-KẾT LUẬN:
Việc đánh giá xếp loại một tiết học là công việc của một GV đứng lớp; qua đó giúp cá
nhân học sinh và lớp rút ra kinh nghiệm để các tiết sau học tập tốt hơn; Đánh giá xếp loại
cũng giúp GVCN nắm được tình hình học tập mỗi bộ môn của lớp mình, qua đó có biện
pháp nhằm phát huy mặt tích cực, đề ra biện pháp hạn chế tồn tại trong học tập của lớp.
Đồng thời đó cũng là cơ sở pháp lý giúp hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục kiểm
soát việc thực hiện kế hoạch giáo dục và những công việc cụ thể của giáo viên bộ môn
trên lớp, đồng thời nắm được tình hình của lớp trong từng thời gian nhất định.
Trên đây là bản hướng dẫn GVBM trong việc tiến hành công tác giảng dạy và đánh
giá xếp loại tiết học. Tùy mức độ, tùy trường hợp và đặc thù của bộ môn, GV cần đối
chiếu và cân nhắc để đánh giá nghiêm túc công bằng nhưng cũng không nên áp dụng quá
cứng nhắc và máy móc./.
Phó hiệu trưởng
Hoàng Sơn Hải