Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

ứng dụng gis trong quản lý chất thải rắn cấp quận, thí điểm tại q.10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 86 trang )

Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….7
CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NHU
CẦU QUẢN LÝ THU GOM RÁC TP. HỒ CHÍ MINH………………………… 11
1.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG 11
1.1.1 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý CTR đô thị 11
1.1.2 Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý CTR ở một
số đô thị lớn ở Việt Nam 12
1.1.3 Các yêu cầu chung trong quản lý CTR ở các đô thị Việt Nam 12
1.1.4 Thu gom và vận chuyển CTR đô thị 13
1.1.4.1 Các phương thức thu gom 13
1.1.4.2 Hệ thống thu gom vận chuyển CTR 14
1.1.5 Thu gom vận chuyển CTR tại Quận 10 –Tp. Hồ Chí Minh 16
1.1.5.1 Hệ thống thu gom 17
1.1.5.2 Hiện trạng tuyến thu gom vận chuyển CTRSH 19
1.2 PHÂN TÍCH NHU CẦU 24
1.3 ĐẶC TẢ HỆ THỐNG 24
1.3.1 Chức năng quản lý thu gom 25
1.3.2 Chức năng quản lý vận chuyển 25
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC
VỤ QUẢN LÝ THU GOM RÁC………………………………………………….28

2.1 PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ MÔ HÌNH DỮ LIỆU………………………… 28
2.1.1 Phân tích 28
2.1.1.1 Các thực thể và thuộc tính liên quan cần lưu trữ 28
2.1.1.2 Quan hệ giữa các loại thực thể 29
2.1.2 Thiết kế 31
2.1.2.1 Thiết kế mức logic 32
2.1.2.2 Thiết kế mức vật lý 32


2.1.2.3 Ánh xạ mô hình dữ liệu mức vật lý vào hệ quản trị CSDL 37
2.2 NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA DỮ LIỆU NỀN GIS VÀ DỮ LIỆU
CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ THU GOM RÁC 40
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
2
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ
QUẢN LÝ THU GOM RÁC…………………………………………………… 41

3.1 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ THU GOM RÁC
41
3.1.1 Phân tích hệ thống 41
3.1.2 Thiết kế hệ thống 41
3.1.3 Các thành phần chức năng của ứng dụng 42
3.2 CÀI ĐẶT CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ THU GOM RÁC 43
3.2.1 Nhóm chức năng hệ thống 43
3.2.2 Nhóm chức năng danh mục 45
3.2.3 Nhóm chức năng bản đồ 49
3.2.3.1 Chức năng chung 49
3.2.3.2 Chức năng xem thông tin điểm hẹn 49
3.2.3.3 Chức năng xem thông tin lộ trình 50
3.2.4 Nhóm chức năng công cụ 51
3.2.4.1 Cập nhật điểm hẹn cơ giới 51
3.2.4.2 Cập nhật tuyến thu gom 52
3.2.5 Nhóm chức năng quản lý 54
3.2.5.1 Chức năng Nhật ký thu gom 54
3.2.5.2 Chức năng Nhật ký vận chuyển 54
3.2.5.3 Chức năng Thông tin lộ trình 55
3.2.6 Nhóm chức năng báo cáo 56
3.2.6.1 Danh sách điểm hẹn 56

3.2.6.2 Danh sách lộ trình 57
3.2.6.3 Nhật ký thu gom 58
3.2.7 Nhóm chức năng Trợ giúp 59
3.2.7.1 Giới thiệu chương trình 59
3.2.7.2 Hướng dẫn sử dụng 59

CHƯƠNG 4. THU THẬP, KHỞI TẠO VÀ NHẬP DỮ LIỆU VÀO CSDL GIS
QUẢN LÝ THU GOM RÁC………………………………………………………61
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
3

4.1 THU THẬP DỮ LIỆU 61
4.1.1 Dữ liệu không gian 61
4.1.2 Dữ liệu thuộc tính 63
4.1.3 Đánh giá dữ liệu 64
4.2 KHỞI TẠO VÀ NHẬP DỮ LIỆU 64
4.2.1 Dữ liệu không gian 64
4.2.2 Dữ liệu thuộc tính 67
CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÌM LỘ TRÌNH VẬN CHUYỂN
RÁC TỐI ƯU………………………………………………………………………69

5.1 BÀI TOÁN TÌM LỘ TRÌNH VẬN CHUYỂN RÁC TỐI ƯU 69
5.2 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÌM LỘ TRÌNH VẬN
CHUYỂN RÁC TỐI ƯU 70
5.3 CÀI ĐẶT CÔNG CỤ TÌM LỘ TRÌNH VẬN CHUYỂN RÁC TỐI ƯU 71
5.3.1 Công cụ cập nhật tuyến thu gom 72
5.3.2 Công cụ tạo lộ trình tự động 73
CHƯƠNG 6. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………… 76


6.1 ĐỀ XUẤT TRANG BỊ PHẦN CỨNG, PHẦN MỀM TẠI ĐƠN VỊ THỤ
HƯỞNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI 76
6.1.1 Phần cứng 76
6.1.2 Phần mềm 77
6.2 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ÁN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TIẾP NHẬN, SỬ
DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 77
6.2.1 Mục tiêu đào tạo 77
6.2.2 Yêu cầu nhân lực 78
6.2.3 Phương án đào tạo 78
6.3 NGHIÊN CỨU CÁC QUY CHẾ VẬN HÀNH HỆ THỐNG KHI TRIỂN
KHAI THỰC TẾ 80
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
4
6.3.1 Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu 80
6.3.2 Quy chế vận hành hệ thống 80
6.3.3 Quy chế cập nhật dữ liệu 81
6.3.3.1 Dữ liệu không gian 81
6.3.3.2 Dữ liệu thuộc tính 81
KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………… 83
PHỤ LỤC …………………………………………………….………………… 84


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
5
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH


Hình 1: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR 11
Hình 2: Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý CTR 13
Hình 3: Quy trình thu gom chất thải rắn hiện có 17
Hình 4: Sơ đồ hệ thống thu gom vận chuyển CTRSH tại Quận 10 17
Hình 5: Sơ đồ các thành phần chức năng chính của hệ thống 25
Hình 6: Mô hình dữ liệu mức logic 32
Hình 7: Tạo mô hình dữ liệu mức vật lý từ mô hình dữ liệu mức logic 33
Hình 8: Chọn DBMS khi tạo mô hình dữ liệu mức vật lý 33
Hình 9: Mô hình dữ liệu mức vật lý 34
Hình 10: Tạo script file định nghĩa CSDL từ mô hình vật lý 37
Hình 11: Chọn đường dẫn và đặt tên cho script file định nghĩa CSDL 38
Hình 12: Tạo database TGR_Q10 trong SQL Server Management Studio 38
Hình 13: Chạy script file định nghĩa CSDL 39
Hình 14: Kết quả tạo database trong SQL Server Management Studio 39
Hình 15: Mô hình hệ thống 42
Hình 16: Sơ đồ các thành phần chức năng ứng dụng 43
Hình 17: Đăng nhập hệ thống 44
Hình 18: Đổi mật khẩu 44
Hình 19: Quản trị người dùng 45
Hình 20: Danh mục đường 45
Hình 21: Danh mục phường 46
Hình 22: Danh mục xe 46
Hình 23: Danh mục tổ vệ sinh 47
Hình 24: Danh mục tuyến thu gom 48
Hình 25: Danh mục điểm hẹn cơ giới 48
Hình 26: Chức năng xuất dữ liệu sang Excel 49
Hình 27: Nhóm chức năng chung tương tác bản đồ 49
Hình 28: Chức năng xem thông tin điểm hẹn 50
Hình 29: Chức năng xem thông tin lộ trình 50
Hình 30: Chức năng cập nhật điểm hẹn cơ giới 51

Hình 31: Chức năng cập nhật tuyến thu gom 52
Hình 32: Công cụ vẽ tuyến 52
Hình 33: Công cụ edit node của tuyến 52
Hình 34: Công cụ thêm node vào tuyến 53
Hình 35: Công cụ line style 53
Hình 36: Công cụ duyệt tuyến 53
Hình 37: Công cụ nhật ký thu gom rác 54
Hình 38: Công cụ nhật ký vận chuyển rác 55
Hình 39: Chức năng thông tin lộ trình 55
Hình 40: Báo cáo danh sách điểm hẹn 56
Hình 41: Xem báo cáo danh sách điểm hẹn 56
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
6
Hình 42: Báo cáo danh sách lộ trình 57
Hình 43: Xem báo cáo danh sách lộ trình 57
Hình 44: Báo cáo nhật ký thu gom 58
Hình 45: Xem báo cáo nhật ký thu gom 58
Hình 46: Giới thiệu thông tin về chương trình 59
Hình 47: Hướng dẩn sử dụng 60
Hình 47: Chức năng trợ giúp theo ngữ cảnh 60
Hình 49: Dữ liệu không gian Quận 10 62
Hình 50: Dữ liệu không gian các phường trong Quận 10 63
Hình 51: Dữ liệu trước khi chuyển đổi 65
Hình 52: Dữ liệu sau khi chuyển đổi 66
Hình 53: Dữ liệu có khả năng tích hợp chính xác với bản đồ địa chính 66
Hình 54: Sơ đồ quy trình thiết lập lộ trình thu gom rác 71
Hình 55: Sơ đồ quy trình công cụ cập nhật tuyến thu gom 73
Hình 56: Sơ đồ quy trình công cụ tạo lộ trình tự động 75



MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ

STT Kí hiệu / viết tắt Diễn giải
1 CTR Chất thải rắn
2
CTRSH
Chất thải rắn sinh hoạt
3 MTĐT Môi trường đô thị
4 CSDL Cơ sở dữ liệu
5 DBMS Database Management System: Hệ quản trị CSDL
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
7

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, vấn đề ô
nhiễm môi trường của các đô thị nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã và
đang là vấn đề hết sức bức xúc đối với các nhà quản lý. Các nguồn ô nhiễm đã làm
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống đang được nâng cao của người dân thành
phố và làm thiệt hại nhiều đến lợi ích kinh tế. Bên cạnh vấn đề nước thải và khí thải,
vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng
do khối lượng tăng nhanh và thành phần ngày càng phức tạp hơn. Do vậy chất thải
rắn sẽ là vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu đối với cộng đồng dân cư – xã
hội, các nhà quản lý đô thị cũng như các nhà lãnh đạo ở mọi cấp.
Trong công tác quản lý chất thải rắn thì thu gom vận chuyển là vấn đề quan trọng.
Hiện tại việc xây dựng tuyến thu gom và quản lý công tác thu gom, vận chuyển rác
phần lớn chưa được sự hỗ trợ của GIS. Do đó khi hệ thống có những biến động, ví
dụ khối lượng rác thay đổi, điểm thu gom thay đổi, số lượng xe thu gom hoặc tải

trọng xe thay đổi, vị trí đổ bỏ thay đổi thì công tác quản lý sẽ bộc lộ những bất
cập vì thiếu công cụ hỗ trợ hiệu quả, trực quan và toàn cảnh.
Trong thực tế hiện nay, có thể phát triển ứng dụng GIS để xây dựng một mô hình
quản lý thu gom và vận chuyển hợp lý nhất, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý chất thải rắn đô thị, góp phần vào việc bảo vệ và làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Đây cũng chính là mục tiêu của đề tài: “Ứng dụng GIS trong quản lý chất
thải rắn sinh hoạt”.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) dựa vào ứng
dụng GIS.
- Quản lý các điểm trung chuyển, các điểm hẹn CTRSH.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
8
- Hỗ trợ vạch tuyến thu gom và lộ trình vận chuyển hợp lý nhất.
- Quản lý các loại xe thu gom CTRSH.
- Cung cấp các báo cáo theo yêu cầu quản lý.
2. Nhiệm vụ
Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài này sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý thu gom vận
chuyển rác.
(2) Thiết kế và xây dựng mô hình ứng dụng hỗ trợ tác nghiệp.
(3) Cài đặt và thử nghiệm chương trình.
3. Phương pháp thực hiện
- Thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin.
- Phương pháp phân tích dữ liệu không gian: Thực hiện truy vấn dữ liệu
GIS dựa trên các mối quan hệ sau:
• Mối quan hệ giữa đối tượng không gian và dữ liệu thuộc tính.
• Mối quan hệ giữa các đối tượng không gian.

- Xây dựng ứng dụng theo mô hình client - server.
4. Phạm vi nghiên cứu
i) Về phạm vi áp dụng
Mô hình này nghiên cứu để ứng dụng trong lĩnh vực thu gom vận chuyển rác đô thị,
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông qua việc xác lập các tuyến thu gom
vận chuyển một cách linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp nhất, góp phần vào việc
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
ii) Về dữ liệu dùng chạy thử mô hình
Dữ liệu thử nghiệm cho mô hình là hệ thống thu gom rác trên địa bàn Quận 10 – Tp.
Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống thu gom thứ cấp thuộc cấp Quận quản lý, không tính
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
9
đến hệ thống thu gom sơ cấp rác dân lập bằng xe đẩy tay thô sơ do cấp Phường
quản lý.
5. Qui trình thực hiện
Trình tự thực hiện đề tài bao gồm các bước sau:
- B1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ: Tiến hành xác định mục tiêu của đề tài
để từ đó xác định nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành đề tài.
- B2. Khảo sát hiện trạng: khảo sát hiện trạng thu gom vận chuyển và nhu
cầu ứng dụng CNTT, GIS trong công tác quản lý thu gom vận chuyển rác
đô thị.
- B3. Xây dựng giải thuật: nghiên cứu các giải thuật, phân tích lựa chọn và
xây dựng giải thuật cho mô hình.
- B4. Cài đặt chương trình: Với giải thuật được xây dựng ở trên, tiến hành
cài đặt chương trình bằng .NET, MapXtreme, kết nối bản đồ trong môi
trường MapInfo, hệ quản trị CSDL SQL Server.
- B5. Thử nghiệm chương trình: Tiến hành thử nghiệm chương trình với dữ
liệu Quận 10 – Tp. Hồ Chí Minh.
- B6. Chỉnh sửa và báo cáo: Thực hiện chỉnh sửa chương trình và sau đó

viết báo cáo đề tài.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
10
Sơ đồ trình tự thực hiện đề tài:



XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU - NHIỆM VỤ
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
XÂY DỰNG GIẢI THUẬT
THỬ NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH
CHỈNH SỬA VÀ BÁO CÁO
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
11

CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU QUẢN
LÝ THU GOM RÁC TP. HỒ CHÍ MINH
1.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
1.1.1 Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý CTR đô thị
Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt của việc đảm bảo môi trường sống của con
người mà các đô thị phải có kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thích hợp mới
có thể xử lý kịp thời và có hiệu quả. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng
của một hệ thống quản lý chất thải rắn được minh họa ở hình sau:
Gom, nhặt, tách và lưu giữ tại
nguồn
Nguồn phát sinh chất thải

Thu gom
Tiêu huỷ
Trung chuyển và
vận chuyển
Tách, xử lý
và tái chế

Hình 1: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
12
1.1.2 Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong hệ thống quản lý CTR ở một
số đô thị lớn ở Việt Nam
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm vạch chiến lược môi trường chung cho cả nước, tư
vấn cho Nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc
gia.
Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các Quận huyện và Sở Tài
nguyên Môi trường thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm
chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước
thông qua việc xây dựng các qui tắc, qui chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường
của thành phố.
Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải
rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được Sở Tài nguyên Môi
trường thành phố giao.
1.1.3 Các yêu cầu chung trong quản lý CTR ở các đô thị Việt Nam
Việc quản lý chất thải rắn ở các đô thị nói chung, về cơ bản phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đầu tiên, cơ bản
của việc xử lý chất thải nhưng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi phải

có nhiều có gắng khắc phục.
- Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất
nhưng lại thu được kết quả cao nhất. Đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ những
người lao động trực tiếp tham gia việc xử lý chất thải phù hợp với khả năng
kinh phí của thành phố và Nhà nước.
- Đưa được các công nghệ và kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải tiên
tiến của các nước vào sử dụng ở trong nước, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và lòng yêu nghề, có trách
nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước. Phù hợp với cơ chế quản lý
chung của Nhà nước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
13
thành phần kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải chủ yếu thể hiện
trong hình sau:

Vận chuyển chất thải
Thu gom chất thải
Xử lý chất thải
Tiêu huỷ tại các
bãi chôn lấp
Thiêu đốt
Các kỹ thuật
mới khác
Ủ sinh học làm
phân bón

Hình 2: Các biện pháp kỹ thuật trong xử lý CTR
1.1.4 Thu gom và vận chuyển CTR đô thị
1.1.4.1 Các phương thức thu gom

Thu gom theo khối: Trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một qui trình
đều đặn theo tần suất đã được thỏa thuận trước. Những xe này chỉ dừng lại mỗi ngã
ba, ngã tư và rung chuông. Theo tín hiệu này, mọi người dân ở những khu phố
quanh đó mang những sọt rác của họ đến để đổ vào xe. Có nhiều dạng khác nhau
của hình thức này đã được áp dụng nhưng điểm chung là mọi gia đình yêu cầu phải
có thùng rác của riêng mình ở trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào
những thời điểm qui định trước.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
14
Thu gom bên lề đường: Hệ thống thu gom này đòi hỏi một dịch vụ đều đặn và một
thời gian biểu chính xác. Các cư dân cần phải đặt lại thùng rác sau khi đã được đổ
hết rác. Điều quan trọng là những thùng rác này phải có dạng chuẩn. Nếu không sử
dụng những thùng rác chuẩn thì có thể có hiện tượng rác không được đổ hết ra khỏi
thùng. Trong những điều kiện này, rác có thể bị gió thổi hay súc vật làm vương vãi
ra, do vậy làm cho quá trình thu gom kém hiệu quả. Ở những nước có thu nhập
thấp, hình thức thu gom bên lề đường thường không hoàn toàn phù hợp. Một số vấn
đề thường nảy sinh trong cách thu gom này, ví dụ những người nhặt rác có thể sẽ đổ
những thùng rác này ra để nhặt trước, thùng rác có thể bị mất cắp, súc vật lật đổ hay
bị vứt lại ở trên phố trong một thời gian dài.
1.1.4.2 Hệ thống thu gom vận chuyển CTR
Thu gom chất thải rắn trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp, bởi nguồn
gốc phát sinh từ mọi nhà, từ khu thương mại, chợ, quán, đường phố, công viên và
ngay cả những khu đất trống. Khi chất thải rắn phát sinh phân tán (không tập trung)
và tổng khối lượng chất thải rắn gia tăng thì công tác thu gom càng trở nên phức tạp
hơn bởi chi phí nhiên liệu và nhân công càng cao. Trong toàn bộ chi phí cho hệ
thống quản lý chất thải rắn (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý và đổ bỏ) thì chi
phí cho công tác thu gom và vận chuyển chiếm khoảng 50-70% tổng chi phí hệ
thống quản lý. Đây là một vấn đề quan trọng bởi vì chỉ cần cải tiến một phần nhỏ
trong hoạt động thu gom là có thể tiết kiệm đáng kể tổng chi phí.

Công tác thu gom được xem xét ở 4 khía cạnh sau:
- Các loại dịch vụ thu gom đã được cung cấp
- Các hệ thống thu gom, loại thiết bị sử dụng và yêu cầu về nhân công của các
hệ thống đó.
- Phân tích hệ thống thu gom, bao gồm các quan hệ toán học có thể sử dụng để
tính toán nhân công, số xe thu gom.
- Phương pháp tổng quát để thiết lập tuyến thu gom.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
15
Các loại dịch vụ thu gom
Các loại dịch vụ thu gom bên ngoài của khu dân cư thường sử dụng nhất cho các
nhà biệt lập, thấp tầng bao gồm:
1). Lề đường;
2). Lối đi, ngõ hẻm;
3). Mang đi - trả về;
4). Mang đi.
- Dịch vụ thu gom ở lề đường: Ở những nơi dịch vụ thu gom kiểu lề đường
được sử dụng người chủ nhà chịu trách nhiệm đặt các container đã đầy rác ở
lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệm mang các container đã được
đổ bỏ trở về vị trí đặt chúng để tiếp tục chứa chất thải.
- Dịch vụ thu gom ở lối đi-ngõ hẻm: Ở những khu vực lối đi-ngõ hẻm là một
phần của sơ đồ bố trí thành phố hoặc khu dân cư thì các container chứa rác
đặt ở đầu các lối đi, ngõ hẻm.
- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi, trả về: Trong dịch vụ kiểu mang đi-trả về các
container được mang đi và mang trả lại các nhà sở hữu của nó sau khi chúng
được đổ bỏ nhờ các đội trợ giúp, chính các đội trợ giúp này sẽ làm việc kết
hợp với đội thu gom chịu trách nhiệm dỡ tải từ các container lên xe thu gom.
- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi: về cơ bản giống như kiểu mang đi-trả về
nhưng khác ở chỗ chủ nhà chịu trách nhiệm mang các container trở về vị trí

ban đầu.
1.1.1.1 Thu gom sơ cấp (ban đầu)
Công tác thu gom sơ cấp là nhằm mục đích thu gom các loại rác từ nhiều nguồn
khác nhau, như trên đường phố (quét đường), rác hộ dân, rác từ các cơ sở sản
xuất… Việc thu gom sơ cấp này còn mang ý nghĩa vận chuyển rác trên những đoạn
đường ngắn như từ nhà ra điểm hẹn, từ các ngã đường được quét đến điểm hẹn
chuyển giao rác, các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển và đổ rác tương tự
cho hầu hết các hệ thống thu gom thì công tác thu gom rác ban đầu sẽ thay đổi theo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
16
các đặc tính của thiết bị sử dụng, địa điểm nơi rác phát sinh và các phương pháp
được dùng tại nơi hay điểm chứa rác (điểm hẹn, nhà rác…)
1.1.1.2 Thu gom thứ cấp
Thu gom thứ cấp là một hình thức thu gom tiếp theo của thu gom sơ cấp nhằm mục
đích gom rác từ các điểm hẹn, từ các thùng chứa trên đường, từ các nguồn thải tập
trung lớn và vận chuyển về các trạm trung chuyển hay bãi rác.
Có hai hình thức chính cho thu gom thứ cấp là:
1). Hình thức 1: Sử dụng xe ép rác lấy rác từ các thùng đặt trên lề đường và
thùng chứa dung tích lớn từ các nguồn thải tập trung.
2). Hình thức 2: Sử dụng các trạm ép rác kín để thu gom rác từ các xe đẩy
tay, thùng 660L lấy rác trong hẻm, rác quét đường.
1.1.5 Thu gom vận chuyển CTR tại Quận 10 –Tp. Hồ Chí Minh
Vì là một trong những Quận trung tâm của thành phố nên hệ thống thu gom và vận
chuyển công lập trong địa bàn Quận 10 đã được trang bị đồng nhất và khá hiện đại
so với các Quận huyện khác. Các xe đẩy tay tự tạo trước đây đã được thay bằng
những thùng composit đẩy tay 660L, các công nhân vệ sinh công lập được trang bị
đồng bộ đồ dùng bảo hộ lao động khi làm việc. Việc trang bị đồng loạt các thùng
composit đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc dỡ CTRSH của các xe ép rác. Vì
thế hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH của Quận đã được cải thiện về mặt vệ

sinh môi trường và tạo vẻ mỹ quan đô thị.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
17

Hình 3: Quy trình thu gom chất thải rắn hiện có
1.1.5.1 Hệ thống thu gom
Hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH trong Quận hiện do các đội vận chuyển của
Công ty DVĐT&QLN Quận 10 (42-Nguyễn Lâm-P6-Q10), lực lượng thu gom dân
lập và các đội vận chuyển của Công ty MTĐT Tp. Hồ Chí Minh đảm nhận.
Điểm tập kết
Thùng chứa
(220L) dọc lề
đường và các
nguồn phát sinh
lớn
Nguồn rác thải từ: hộ gia
đình, trường học, văn
phòng, khu thương mại
Trạm trung chuyển
Trạm ép kín
Bãi chôn lấp
Xe ép nhỏ
2-4 tấn
Xe ép lớn
7-10 tấn
Xe ép lớn
7-10 tấn
Container
ép lớn

Xe ép lớn
7-10 tấn
Xe ép nhỏ
2-4 tấn
Xe ép nhỏ
2-4 tấn

Hình 4: Sơ đồ hệ thống thu gom vận chuyển CTRSH tại Quận 10
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
18
Theo sơ đồ Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRSH tại Quận 10 trong hình trên ta
nhận thấy: hiện tại Quận 10 thu gom và vận chuyển CTRSH theo các hình thức sau:
1. CTRSH được thu gom bằng các thùng composit (660L) và được tập kết tại
các điểm hẹn hay điểm dọc tuyến. Sau đó, các xe ép lớn (7-10 tấn) sẽ đến
lấy CTRSH từ các xe đẩy tay này và chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp.
2. CTRSH sau khi được thu gom bằng thùng composit (660L) sẽ được chuyển
thẳng đến trạm ép kín (350B-Trần Bình Trọng-P1-Q10). Tại trạm ép kín,
CTRSH được chuyển từ các thùng ép kín sang các container ép lớn và
được nén chặt trong các container này. Sau khi nén đầy các container sẽ
được vận chuyển bằng các đầu xe kéo đến thẳng bãi chôn lấp. Hình thức
vận chuyển này hiện nay chưa được sử dụng rộng rãi vì nó đòi hỏi phải có
quỹ đất để xây dựng trạm ép kín, đồng thời gây ô nhiễm môi trường xung
quanh và kéo dài thời gian lưu trữ CTRSH.
3. CTRSH được chứa sẵn trong các thùng composit (240L) và được đặt dọc
theo các tuyến đường hay tại những nguồn phát sinh rác lớn (chợ, khu cơ
quan văn phòng, khu thương mại…). Sau đó, các xe ép loại nhỏ (2-4 tấn) sẽ
đến lấy và chuyển đến các trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển các xe
ép lớn (4-7 tấn) sẽ nhận CTRSH từ các xe ép nhỏ để vận chuyển đến bãi
chôn lấp. Mặt khác, nếu CTRSH từ các thùng chứa nếu lấy trực tiếp bởi các

xe ép lớn (7-10 tấn) thì chúng sẽ được chuyển thẳng đến bãi chôn lấp mà
không cần phải qua trạm trung chuyển.
1.1.1.3 Hệ thống thu gom sơ cấp
Trong công đoạn này, CTRSH từ các nguồn thải như trường học, cơ quan, văn
phòng, hộ gia đình… sẽ được thu gom bởi những công nhân vệ sinh thuộc Công ty
DVĐT&QLN Quận 10 hay hệ thống thu gom rác dân lập.
1.1.1.4 Hệ thu gom thứ cấp
Lượng CTRSH của Quận 10 sau khi thực hiện quá trình thu gom sơ cấp tại nguồn
sẽ được chuyển giao cho Công ty MTĐT thực hiện qui trình thu gom thứ cấp. Vì
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
19
vậy lượng CTRSH phát sinh tại Quận sẽ được tiến hành thu gom thứ cấp theo 2 loại
hình như qua trạm trung chuyển hoặc qua trạm ép kín rồi mới chuyển đến bãi chôn
lấp hay chuyển thẳng đến bãi chôn lấp
1.1.5.2 Hiện trạng tuyến thu gom vận chuyển CTRSH
Hiện nay, CTRSH được thu gom vận chuyển theo 3 qui trình công nghệ sau:
1). Thu gom từ vị trí chứa CTRSH (điểm hẹn, điểm dọc tuyến, thùng 220 lít
đặt dọc theo đường giao thông, xí nghiệp, văn phòng…) về trạm trung
chuyển hay trạm ép kín.
2). Vận chuyển từ trạm trung chuyển đến bãi chôn lấp
3). Thu gom vận chuyển thẳng từ vị trí chứa CTRSH đến bãi chôn lấp.
Tuy nhiên, theo định hướng phát triển chung sẽ lần lượt thay thế hoàn toàn bằng các
thùng 660L và mạng thu gom sẽ thực hiện thu gom vận chuyển thẳng từ vị trí chứa
CTRSH đến bãi chôn lấp. Do đó, chúng tôi chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề thu
gom theo qui trình 3: Thu gom vận chuyển thẳng từ vị trí chứa CTRSH đến bãi
chôn lấp.
Thực trạng thực hiện công tác vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 trong
Ca 3 (Từ 23 giờ đến 6 giờ sáng) của Công ty Dịch vụ đô thị và Quản lý nhà Quận
10

1. Khối lượng thực hiện thu gom – vận chuyển rác sinh hoạt hàng ngày: Khối
lượng rác bình quân Công ty Dịch vụ đô thị và Quản lý nhà Quận 10 thực
hiện thu gom – vận chuyển rác sinh hoạt hàng ngày trong Ca 3 (Từ 23 giờ
đến 6 giờ sáng) là 58 tấn/ ngày
2. Tuyến thu gom, khối lượng và vị trí từng điểm hẹn tập kết:
- Tuyến thu gom - vận chuyển: Tuyến thực hiện thu gom vận chuyển rác sinh
hoạt trong Ca 3 (Từ 23 giờ đến 6 giờ sáng) trên địa bàn Quận 10 do công ty
thực hiện gồm có 06 lộ trình.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
20
- Khối lượng: Tuyến thu gom – Vận chuyển rác sinh hoạt của 06 lộ trình là 65
tấn / ngày
- Vị trí điểm tập kết: Gồm 53 điểm hẹn, các điểm hẹn thu gom – vận chuyển
rác bao gồm khối lượng rác của Công ty và lực lượng rác dân lập.
Lộ trình thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 10 (ca 3: từ
23h00 đến 06h00):
Lộ
trình
LOẠI
XE
Giờ
đến ĐỊA ĐIỂM Khối lượng

Số Trọng điểm
ĐIỂM HẸN ĐƯỜNG PHƯỜNG
Tổ

xe tải hẹn


Q lý
Thùng Tấn
1
57K-
4854
06
Tấn
22h00 108 Ba tháng hai 14 6 2 0.40

22h05 302 Nhật Tảo Nhật Tảo 8 6 4 0.80

22h10 Góc Ng.T.La - 3/2 Nguyễn Tiểu La
8 6
6 1.20


22h15 Trước Cty Giày Lê Hồng Phong
2 2
14 2.80


22h30 Chợ Phường 10 Lý Thái Tổ
10 5
7 1.40



CỘNG 33 6.60
2
57K-

5852
10
Tấn 23h00
Góc Hòa Hảo -
T.N.Tôn Hòa Hảo 2 2 15 3.00
23h15
Trường Hoàng .V.
Thụ
Nguyễn Tri
Phương 3 2 2 0.40
23h20 Chợ Nhật Tảo
Nguyễn Tri
Phương 4 2 3 0.60
23h25 Chợ Nhật Tảo
Nguyễn Duy
Dương 4 2 13 2.60
23h30
Góc Ngô Gia Tự -
H. Hảo Ngô Gia Tự 4 2 2 0.40
23h45
Góc Sư Vạn Hạnh -
NGT Sư Vạn Hạnh 3 2 3 0.60
23h50
Trước Trường
CĐK.Tế Vĩnh Viễn 3 2 4 0.80
23h55 Trước Nhà VH . P1 Lý Thái Tổ 2 2 2 0.40
00h00
Hẻm 78 - Hùng
Vương Hùng Vương 1 2 2 0.40
00h05

182 Nguyễn Chí
Thanh
Nguyễn Chí
Thanh 1 2 4 0.80

CỘNG 50 10.00
3
57K-
8480
12
Tấn
22h30
Trước Siêu Thị
Cora Tô Hiến Thành 13 3 11 2.20

57K-
8075
22h40
353 Cách Mạng
tháng 8
Cách Mạng tháng
8 13 3 3 0.60

57K-
8076
22h45 Trước Chợ Chí Hòa Tô Hiến Thành 15 3 8 1.60

57K-
8077
22h55

Trước Nhà thờ Hòa
Hưng Tô Hiến Thành 15 3 10 2.00

57L-
1072
23h05
Trước C.ty
Legamex Trường Sơn 15 3 11 2.20
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
21

57L-
1510
23h15
Góc Trường Sơn -
NGT Trường Sơn 15 3 5 1.00

57L-
1512
23h20
Góc Trường Sơn -
Đ.Nai Trường Sơn 15 3 5 1.00

23h25
Góc Đồng Nai - Ba
Vì Đồng Nai 15 3 2 0.40

23h30
Trước D60 - Đồng

Nai
Đồng Nai 15 3 7 1.40


CỘNG 62 12.40
4
57K-
8480
12
Tấn
21h00
Chợ Nguyễn Tri
Phương Nguyễn Lâm 6 4 18 3.60

57K-
8075
21h20
Góc Tân Phước -
Ng.Lâm Tân Phước
6
4 8 1.60

57K-
8076
21h30
Góc Ngô Quyền -
H.Hảo Ngô Quyền
6
4 7 1.40


57K-
8077
21h40
Góc Đào Duy Từ -
NTP Đào Duy Từ 5 4 10 2.00

57L-
1072 21h50
Góc Đào Duy Từ -
N.Kim Đào Duy Từ
6
4 2 0.40

57L-
1510
22h00
Góc Đào Duy Từ -
LT.Kiệt Đào Duy Từ
7
4 3 0.60

57L-
1512
22h05
Trước Cao ốc A -
N.Kim Tân Phước
7
4 2 0.40

22h10

Trước SVĐ -
T.Nhất Nguyễn Kim
7
4 12 2.40


CỘNG 62 12.40
5
57K-
8480
12
Tấn
23h45 C/C An Quang - P9 Bà Hạt 9 5 7 1.40

57K-
8075
23h55
Sau Bệnh viện Nhi
Đồng Ba tháng hai 10 5 5 1.00

57K-
8076
00h00
Công Viên Vườn
Lài Trần Thiện Chánh 12 5 7 1.40

57K-
8077
00h10
Trước trung tâm

dạy nghề Ba tháng hai 10 5 5 1.00

57L-
1072
00h15
Trước Nhà thờ
Vinh Sơn Ba tháng hai 10 5 4 0.80

57L-
1510 00h20 Trước số 183 - 3/2 Ba tháng hai 11 5 10 2.00

57L-
1512
00h30
Góc 3/2 - Cao
Thắng Ba tháng hai 11 5 2 0.40

00h35
Trước S. Thị
MAXIMAX Ba tháng hai 11 5 4 0.80
5
12
Tấn
00h40
Đ. diện S.Thị
MAXIMAX Ba tháng hai 12 5 1 0.20
00h45
Trước Cà phê Điểm
Hẹn Cao Thắng 12 5 6 1.20
00h50 Chợ Đêm Kỳ Hòa Cao Thắng 12 5 7 1.40

00h55
Trước Nhà Hàng
Đất Sét Lê Hồng Phong 12 5 3 0.60
01h00
Bên hông Chùa
VNQT Lê Hồng Phong 12 5 2 0.40


CỘNG 63 12.60
6
57K-
8480
12
Tấn
22h00 Trước B29 Phường 14 14 6 7 1.40

57K-
8075
22h05 Sau B29 Phường 14 14 6 15 3.00

57K-
8076
22h10
Trước Bệnh Viện
115 Thành Thái 12 6 4 0.80

57K-
22h15 Đối diện Chợ Thành Thái 12 6 2 0.40
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS

22
8077
Phường 14

57L-
1072
22h20
Đ.diện Nhà Thờ Tin
Lành Tô Hiến Thành 14 6 5 1.00

57L-
1510
22h30 KASATI Lý Thường Kiệt 14 6 5 1.00

57L-
1512
22h40
Trước C/C Trần
Văn Kiểu Lý Thường Kiệt 14 6 15 3.00

23h00
Trước Hoa Viên
Hoàng Gia Lý Thường Kiệt 14 6 2 0.40




CỘNG 55 11.00





TỔNG
CỘNG
325 65.00

3. Thời gian đang thực hiện công tác vận chuyển rác trên địa bàn Quận 10:
- Công ty Dịch vụ Đô thị & Quản lý nhà Quận 10: Từ 23 giờ đến 6 giờ (ca 3)
- Công ty MTĐT Tp. Hồ Chí Minh: Từ 6 giờ đến 23 giờ (Ca 1+2)
4. Năng lực thực hiện công tác thu gom – vận chuyển rác trên địa bàn Quận 10
của Công ty:
- Phương tiện, trang thiết bị:
• Số lượng thùng rác thu gom:
o Số lượng thùng 660 lít: 516 thùng (~ 200kg)
o Số lượng thùng 240 lít: 571 thùng
• Số lượng xe chuyên dùng: 15 xe chuyên dùng các loại (10 xe ép rác kín
chuyên dùng, 4 xe tải chuyên dùng và 1 xe tưới rửa điểm hẹn, đường
chuyên dùng)
• Các công cụ bảo hộ lao động chuyên dùng khác…
- Số lượng nhân công gián tiếp và trực tiếp: 329 cán bộ công nhân viên, trong
đó khối vệ sinh môi trường là 143 người
5. Vị trí tập kết thùng 660 lít, xe ép rác và xe tải khi không hoạt động; các giải
pháp về vệ sinh đối với các loại phương tiện này:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
23
- Thùng 660 lít khi kết thúc ca làm việc được tẩy rửa, vệ sinh thùng theo qui
trình kỹ thuật qui định và tập kết tại văn phòng các tổ vệ sinh, các khu vực
vỉa hè trống trên địa bàn Quận 10;
- Sau khi kết thúc ca làm việc, các phương tiện tẩy rửa, vệ sinh theo qui trình

kỹ thuật qui định và tập kết về bãi đậu xe B29
6. Các giải pháp về vệ sinh môi trường tại các điểm hẹn tập kết rác:
- Thực hiện công tác quét dọn - thu gom - vận chuyển rác được đảm bảo chất
lượng vệ sinh theo qui trình kỹ thuật của Quyết định số 488/QĐ-TNMT-CTR
ngày 13/08/2008 của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh V/v
ban hành Quy trình kỹ thuật quét dọn, thu gom rác đường phố bằng thủ công
và Quyết định 297/QĐ-TNMT-CTR ngày 02/05/2007 của Sở Tài nguyên và
Môi trường Tp. Hồ Chí Minh V/v ban hành Quy trình kỹ thuật thu gom, vận
chuyển, vận hành Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Khối lượng thực hiện thu gom vận chuyển rác sinh hoạt: Hiện nay, tổng khối lượng
rác sinh hoạt phát sinh trên toàn địa bàn Quận 10 bình quân khoảng 220 tấn/ ngày.
Trong đó:
• Khối lượng rác Công ty DVĐT & QLN Q.10 thực hiện: 58 tấn / ngày
• Khối lượng rác Công ty MTĐT TP. Hồ Chí Minh thực hiện: 105 tấn /
ngày
• Khối lượng rác Trạm 350B (Công ty MTĐT TP. Hồ Chí Minh thực hiện):
47 tấn / ngày
• Khối lượng rác do dân lập đem đổ sang Quận khác : 10 tấn / ngày
- Khối lượng rác vận chuyển trên toàn địa bàn Quận 10 thực hiện thu gom
– vận chuyển rác sinh hoạt bình quân khoảng 210 tấn/ ngày. Trong đó:
• Khối lượng rác của Trạm 350B: 47 tấn/ ngày
• Khối lượng rác vận chuyển bằng xe ép kín chuyên dụng: 163 tấn / ngày.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
24
1.2 PHÂN TÍCH NHU CẦU
Hiện tại việc quản lý, điều hành thiết lập và điều chỉnh tuyến thu gom được thực
hiện dựa trên kinh nghiệm của cán bộ phụ trách. Các báo cáo được thực hiện trên
bảng Excel theo định kỳ. Quận 10 cũng đang xin Thành phố bàn giao toàn bộ khối
lượng vận chuyển thu gom vận chuyển rác trên địa bàn về cho Quận, khi đó khối

lượng công việc gia tăng và sự cần thiết của việc vạch tuyến thu gom – vận chuyển
rác và điều chỉnh tuyến thu gom trên địa bàn là hết sức cần thiết. Việc quản lý Điểm
hẹn, lộ trình và thời gian thực hiện thu gom – vận chuyển rác sinh hoạt trên toàn địa
bàn, đảm bảo thu hết rác trong ngày gồm có 21 lộ trình với khối lượng vận chuyển
rác đáp ứng với biên độ làm việc bình thường là 229 tấn/ ngày và cự ly bình quân
vận chuyển từ Quận 10 về bãi chôn lấp Đa Phước là 20 Km. Như vậy, việc xây
dựng một hệ thống Cơ sở dữ liệu GIS và phần mềm quản lý thích hợp, phục vụ hỗ
trợ việc quản lý thu gom rác là hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu
cầu quản lý điều hành một cách chính xác, trực quan, đồng thời lưu trữ được dữ
liệu một cách có tổ chức, an toàn, trợ giúp cho công tác báo cáo nhanh chóng.
Qua khảo sát tại Phòng Quản lý Đô thị Quận 10; Công ty DVĐT&QLN Quận 10,
nắm bắt được nhu cầu của địa phương, với sự giúp đỡ của Sở KH&CN, chúng tôi
mạnh dạn thực hiện đề tài này.
1.3 ĐẶC TẢ HỆ THỐNG
Trên cơ sở kết quả khảo sát hiện trạng và nhu cầu, hệ thống thông tin địa lý quản lý
thu gom rác gồm có 2 nhóm chức năng chính là quản lý thu gom và quản lý vận
chuyển, được khái quát theo sơ đồ sau:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ứng dụng GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Trung tâm HCM GIS
25

Hình 5: Sơ đồ các thành phần chức năng chính của hệ thống
1.3.1 Chức năng quản lý thu gom
Nhóm chức năng quản lý thu gom gồm:
- Cập nhật điểm hẹn: quản lý điểm hẹn trên địa bàn (vị trí không gian, thuộc
phường/ đường nào, do tổ nào quản lý,…).
- Nhật ký thu gom: quản lý số lượt, thời điểm lấy rác, số thùng, khối lượng rác
tại mỗi điểm hẹn theo ngày.
Để đảm bảo các chức năng trên, cần xây dựng các công cụ hỗ trợ như sau:
- Quản lý, cập nhật (thêm, xoá, sửa) các đối tượng: tổ vệ sinh, phường, đường.

- Theo dõi nhật ký thu gom rác tại mỗi điểm hẹn: thông tin về tình hình thu
gom rác theo thời gian (ngày/ tháng) hoặc theo từng điểm hẹn.
- Báo cáo thống kê: danh sách điểm hẹn theo phường/ tổ (được thiết kế theo
mẫu báo cáo được cung cấp bởi người dùng).
- Cập nhật điểm hẹn cơ giới: thêm/ xóa/ hiệu chỉnh điểm hẹn cơ giới trên bản
đồ.
- Liên thông giữa đối tượng điểm hẹn trên bản đồ và bảng dữ liệu tương ứng.
1.3.2 Chức năng quản lý vận chuyển
Nhóm chức năng quản lý vận chuyển gồm:
Quản lý thu gom rác
Quản lý thu gom Quản lý vận chuyển
Cập nhật
đi
ểm hẹn

Nhật ký
thu gom

Cập nhật
tuy
ến, lộ tr
ình

Điều xe
Nhật ký
v
ận chuyển

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×