Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

hoàn thiện công nghệ và thiết bị ủ cỏ phục vụ chăn nuôi quy mô hộ gia đình và trang trại nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 94 trang )



PHÂN VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP SỞ KHOA HỌC và CÔNG NGHỆ
và CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH TP HỒ CHÍ MINH





BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ
Ủ CỎ CHO CHĂN NUÔI
HỘ GIA ĐÌNH VÀ TRANG TRẠI NHỎ


Các cá nhân thực hiện:
Ks: Trònh văn Trại. PVCĐNN&CNSTH
TS: Lâm Trần Vũ. PVCĐNN&CNSTH
KS:Nguyễn Đăng Hải. PVCĐNN&CNSTH
KS:Nguyễn Hữu Quang. PVCĐNN&CNSTH
KS:Trần Đức Thắng. PVCĐNN&CNSTH

Chủ nhiện đề tài Cơ quan thực hiện dự án:
Phân Viện cơ Điện NN
và Công Nghệ STH
KS. Trònh Văn Trại








Muc lục
Đặt vấn đề

1
I. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2
1.1.Tình hình nghiên cứu triển khai ngoài nước
2
1.2.Tình hình nghiên cứu triển khai trong nước
9
1.3. thực trạng tình hình sản xuất, chế biến thức ăn cho chăn nuôi bò ở
một số đòa phương

11
II. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, Dụng cụ nghiên cứu
8
2.1. Mục tiêu của đề tài
15
2.2. Nôi dung nghiên cứu
15
2.3. Phương pháp và dụng cụ phương tiện nghiên cứu.
16
III. Kết quả và thảo luận
17
3.1. Hoàn thiện quy trình công nghệ .
17
3.2. Hoàn thiện thiết bò cho chế biến cỏ.

22
3.2.1. Hoàn thiện thiết bò băm thái
22
3.2.2. Nghiên cứu thiết bò phối trộn phụ gia
33
3.2.3 Nghiên cứu thiết bò nạp, nén cỏ vào bao nylon cỡ lớn
38
3.3. Kết quả nghiên cứu công nghệ ủ cỏ trong silo
45
3.3.1.Nhu cầu nghiên cứu công nghệ ủ cỏ trong silo
45
3.3.2. Thiết kế, chế tạo silo cỡ nhỏ
46
3.3.3. Quy trình ủ trong silo
49
3.3.4. Kết quả thử nghiệm ủ bằng silo
50
3.4. Triển khai ứng dụng mô hình ủ cỏ quy mô nhỏ trong sản xuất
52
3.4.1.Mô hình ủ cỏ và phụ phẩm nông nghiệp tại trang trại nhỏ của
Ông Trần Dũng
tại ấp Thành hưng, Thạnh đông, Tân châu, Tây ninh
53
3.4.2. Mô hình chế biến cỏ và phụ phẩm nông nghiệp tại hộ gia đình
chò
Doãn thò Hải tại ấp cây rừng, Xã Hiếu Liêm, Tân Uyên, Bình dương
.55
3.4.3 Đánh giá hiệu quả các mô hình

57

3.4.4. Hiệu quả kinh tế
58
IV. Kết luận và kiến nghò
62
Phụ lục
Tài liệu tham khảo














DANH SÁCH CÁC CÁN BỘ PHỐI HP CHÍNH
THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT Họ và tên
Học vò,
chức
danh
Chuyên ngành Đơn vò
1 Nguyễn đăng
Hải

Kỹ sư Chăn nuôi Phân viện cơ điện NN và
công nghệ STH
2 Nguyễn hữu
Quang
Kỹ sư Cơ khí nông
nghiệp
Phân viện cơ điện NN và
công nghệ STH
3 Trần đức
Thắng
Kỹ sư Cơ khí nông
nghiệp
Phân viện cơ điện NN và
công nghệ STH


























BẢNG LIỆT KÊ HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Các máy thu họach, vận chuyển thức ăn cỏ tươi 3
Hình 1.2. máy thu, băm cỏ để ủ sau khi đã cắt, phơi héo 3
Hình 1.3. Đầm nén ủ thức ăn tươi trong đống ủ 4
Hình 1.4. Đống cây ngô, đống cỏ ủ 4
Hình 1.5. Lấy thức ăn ủ chua, vận chuyển thức ăn đến máng ăn cho bò 4
Hình 1.6. Tháp ủ nắp kín, mhập liệu bằng máy thổi 5
Hình 1.7. Thiết bò dóng bao nylon cỡ nhỏ 6
Hình 1.8. Cỏ ủ sau khi đóng bao 6
Hình 1.9. Hệ thống máy nạp cỏ vào bao nylon cỡ lớn 6
Hình 1.10. Nạp cỏ vào bao nylon cỡ lớn 7
Hình 1.11. Thiết bò nạp cỏ vào bao nylon cỡ lớn 7
Hình 1.12. Bao ủ cỏ cỡ lớn 7
Hình 1.13. Cho bò ăn cỏ ủ trong bao trên đồng 8
Hình 1.14. Nguyên lý máy cuộn, quấn nylon 8
Hình 1.15a. Giai đọan cuộn cỏ. 8
Hình 1.15b. Giai đọa n quấn nylon 8
Hình 1.16. Máy cuộn quấn nylon 9
Hình 1.17. Ủ thân cây ngô trong bao nylon có hút chân không ở công ty
dòch vụ kỹ thuật An Giang 10
Hình 1.18. Máy ép cỏ vào bao nylon của phân viện cơ điện NN

và công nghệ STH 10
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên lý máy thái của đề tài 24
Hình 3.2: dao cong , Tấm kê thẳng 25
Hình 3.3 : Nguyên tắc làm tấm kê bầu 26
Hình 3.4: Cơ cấu lắp dao 27
Hình 5.5 : Lô cuốn máy thái cỏ 28
Hình 3.6 : Bản vẽ tổng thể máy thái cỏ . 28
Hình 3.7 : Cỏ voi sau thái ở máy thái cỏ của đề tài 30
Hình 3.8: Cỏ voi sau thái của một máy thái hiện có trong sản xuất 30
Hình:9.9: Cỏ voi sau thái của một máy thái hiện có trong sản xuất 31
Hình 3.10:Cỏ voi sau thái của một loại máy thái kiểu đóa trong sản xuất 31
Hình 3.11 : Máy thái cỏ sau khi chế tạo . 33
Hình 3.12: Sơ đồ phương án dùng bình áp suất 35
Hình 3.13: kiểu đầu phun với bình chứa trực tiếp 36
Hình 3.14: Hoạt động của đầu phun trực tiếp 37
Hình 3.15: Sử dụng đầu phun trực tiếp trong chế biến cỏ 38
Hình 3.16: Sơ đồ thiết bò nạp, nén cỏ vào bao nylon cỡ lớn 40
Hình 3.17: Các bước 1,2,3 của công tác nạp, nén ép cỏ 40
Hình 3.18: Các bước 4 - 5 của công tác nạp, nén ép cỏ 41
Hình 3.19: Các bước 6 - 7 của công tác nạp, nén ép cỏ 42
Hình 3.20: Nạp nén ép cỏ vào bao nylon cỡ lớn 42
Hình 3.21: Cỏ sau khi được nạp, nén vào bao nylon 41
Hình 3.22: Túi cỏ sau khi hút chân không 41
Hình 3.23: cỏ được nén chặt trong bao 44
Hình 3.24: Bao cỏ hút chân không khi không có thiết bò nạp nén 44
Hình 3.25a: Cấu tạo silo vỏ gỗ 47
Hình 3.25b: Cấu tạo silo vỏ thép 47
Hình 3.26: áp lực lên thành silo 48
Hình 3.27: Quy trình ủ cỏ trong silo . 49
Hình 3.28: Thực nghiệm ủ cỏ trong silo 50

Hình 3
.29: Thái cỏ tại cơ sở anh Dũng 54
Hình 3
.30: Chuẩn bò ủ cỏ 54
Hình 3
.31: Chuẩn bò cỏ ủ trong silo vỏ gỗ tại cơ sở anh dũng 54
Hình 3
.32: Lấy mẫu cỏ đã ủ trong silo vỏ gỗ 54
Hình 3
.34: Hố ủ rơm tươi tại cơ sở anh Trần Dũng 55
Hình 3
.35: Cho bò ăn rơm ủ tại cơ sở anh dũng 55
Hình 3
.36: Chuẩn bò cỏ ủ tại gia đình chò Hải 56
Hình 3
.37: Ủ cỏ trong hố xây tại gia đình chò Hải 56
Hình 3
.38: Ủ lá mì trong silo tại vườn 56
Hình 3
.39: Cho bò ăn lá mì ủ 56












ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây việc chăn nuôi bò ở nước ta có những
bước phát triển mới nhưng cũng xuất hiện những khó khăn trở ngại mới
như:
- Nhiều nơi đàn bò phát triển nhanh nhưng diện tích cho trồng cỏ
hoặc phát triển cỏ tự nhiên bò thu hẹp do các dự án cây trồng khác như
phát triển cao su, mía, sắn… nhiều nơi kể cả vùng xa cũng không đủ diện
tích chăn thả.
- Do điều kiện khí hậu của nhiều vùng nhất là ở Miền Nam nơi có
2 mùa rõ rệt. Mùa mưa thuận tiện cho cỏ phát triển nên lượng cỏ thường
dư thừa ở một số nơi. Trong mùa mưa việc phơi cỏ hoặc rơm không dễ
nên cỏ tươi dư thừa thường không sử dụng hết. Các nguồn phụ phẩm
nông nghiệp có khối lượng lớn như ngọn mía, cây ngô, thân dây lạc, vỏ
thơm, lá mì … không được chế biến cũng bò bỏ hỏng. Mùa khô cỏ không
phát triển nên nhiều nơi thiếu thức ăn cho bò. Ở những vùng rộng lớn như
Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Kon Tum… thiếu nước tưới vào mùa
khô, việc cung cấp cỏ vào mùa khô ở những vùng này rất khó khăn,
- Chăn nuôi bò ở Việt Nam hiện nay chủ yếu ở dạng quy mô nhỏ.
Thức ăn thô cho chăn nuôi bò hiện nay chủ yếu là cỏ tươi và phụ phẩm
nông nghiệp. Trong các hộ hoặc trang trại nhỏ có quy mô nuôi từ 10 đến
30 con bò vấn đề cung cấp thức ăn thô chưa được giải quyết đồng bộ giữa
phát triển đàn bò với vấn đề sản xuất, chế biến thức ăn thô cho bò.
Trong sản xuất thức ăn thô nhiều giống cỏ được đưa vào sản xuất
làm thức ăn cho bò thay thế dần lượng cỏ tự nhiên để chủ động trong
chăn nuôi nhưng các thiết bò cỡ nhỏ cho trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch,
chế biến các loại cỏ này còn rất thiếu. Trong nước đã có nhiều đề tài
nghiên cứu về công nghệ chế biến thức ăn thô cho bò nhưng các máy
móc, thiết bò đi kèm để phục vụ việc thực hiện các công nghệ này chưa
có nhiều nên việc triển khai các công nghệ này còn ở mức hạn chế.

Nghiên cứu thiết bò và công nghệ với quy mô nhỏ để chế biến cỏ
và các phụ phẩm nông nghiệp (như ngọn mía, lá mì, dây lạc… ) trở thành
thức ăn dự trữ sẽ gíup các hộ chăn nuôi gia đình và trang trại nhỏ giải
quyết khó khăn trong vấn đề cung cấp thức ăn thô cho bò.

I.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1.Tình hình nghiên cứu triển khai ở ngoài nước
Các nghiên cứu liên quan đến quy trình, công nghệ sản xuất
thức ăn thô bao gồm :
- Nghiên cứu sản xuất thức ăn tươi,
- Nghiên cứu sản xuất thức ăn ủ chua
- Nghiên cứu chế biến thức ăn từ cỏ, nguyên phụ liệu đã phơi
khô . Mỗi công nghệ, quy trình sản xuất thức ăn thô trên đều có hệ
thống máy phù hợp để phục vụ.
Các loại cỏ có năng suất cao, các loại cây giầu đạm liên tục
được nghiên cứu đưa vào sản xuất như cỏ hỗn hơp Úùc, cỏ VA-06…
Việc thu cắt cũng liên tục được nghiên cứu cải tiến như thu cắt phơi
trên đồng rồi mới thu, băm thái. Các khâu chế biến như làm khô, ép
viên cỏ cũng đã được nghiên cứu triển khai. Riêng việc chế biến ủ
chua đã có những nghiên cứu cải tiến như sử dụng khí CO
2
để nạp
vào silo, sử dụng các dung dòch acid, các dung dòch amoniác, urê để
bổ sung vào cỏ trong quá trình ủ làm cho chất lượng cỏ ủ ngày càng
tốt hơn. Việc ủ cỏ hiện nay phát triển theo 3 xu hướng chính là:
1-Ủ bằng cách đánh đống trên mặt đất, trong hào, hố đào
2- Ủ trong si lo
3- Ủ trong bao nylon
Ở mỗi hình thức ủ thường có các thiết bò đồng bộ đi kèm,


Ủ bằng cách đánh đống trên mặt đất.
Các thíêt bò của hình thức ủ này là các máy cắt, thu gom, băm
thái, vận chuyển, đầm nén và các máy lấy thức ăn đã ủ, vận chuyển
tới máng ăn cho bò.
Công nghệ, thiết bò ủ đống trên mặt đất


Hình 1.1: Các máy thu hoạch, vận chuyển thức cỏ tươi

Hình 1-2 : Máy thu, băm cỏ để ủ sau khi đã cắt, phơi héo



Hình 1.3: Đầm nén ủ thức ăn tươi trong đống ủ


Hình 1.4. Đống cây ngô Đống cỏ ủ



Hình 1.5 : lấy thức ăn ủ chua, vận chuyển thức ăn đến máng ăn cho

Ủ trong silo
Phương thức ủ trong silo cũng có nhiều phát triển trong những
năm gần đây. Trước đây thành tháp ủ (silo) được chế tạo từ nhiều
loại vật liệu như gỗ, tường xây, bê tông, kim loại: thép, nhôm. Ngày
nay loại silo bằng kim loại đã chiếm đa số. Nhiều loại silo cho ủ cỏ
vỏ bằng thép được phủ một lớp chống gỉ như tôn tráng kẽm, hoặc vỏ
nhôm được sản xuất và bán sẵn. Các silo ủ có thể chia thành loại
nắp kín hay miệng để hở. Các thiết bò nạp thường theo nguyên lý

máy thổi. Hiện nay đã phát triển các loại silo kín sử dụng khí CO
2

nạp vào silo để bảo đảm chất lượng cỏ ủ tốt hơn.
Công nghệ, thiết bò ủ trong silo



Hình 1.6: Tháp ủ nắp kín, nhập liệu bằng máy thổi,
Ủ cỏ trong bao nylon
Ủ cỏ trong bao nylon là một hướng phát triển mới trong công nghệ
chế biến cỏ trong những năm gầm đây. Hiện đã phát triển các thiết bò
bao, đóng gói cỏ trong bao nylon. kỹ thuật ủ cỏ trong bao nylon có 2 loại
thiết bò chính là đóng bao nylon cỡ nhỏ và đóng bao nylon cỡ lớn. Việc ủ
trong bao cỡ nhỏ thích hợp cho việc vận chuyển đi xa, còn ủ trong bao
nylon cỡ lớn thường được áp dụng cho những trường hợp sử dụng tại chỗ.
Cỏ ủ trong bao có thể được ép chặt trước khi đưa vào bao, hoặc được đưa
vào bao rồi hút chân không. Việc ủ cỏ trong bao nylon có thể có dạng cho
cỏ vào bao rồi làm kín miệng, hoặc có phương án cuộn chặt khối cỏ rồi
dùng nylon quấn kín.
Các thiết bò ủ trong bao

Hình 1.7 : Thiết bò đóng bao nylon cỡ nhỏ

Hình 1.8 : cỏ ủ sau khi đóng bao.

Hình 1.9 : Hệ thống máy nạp cỏ vào bao nylon cỡ lớn

Hình 1.10 : Nạp cỏ vào bao nylon cỡ lớn



Hình: 1.11: Thiết bò nạp cỏ vào bao nylon cỡ lớn



Hình 1.12 : Bao ủ cỏ cỡ lớn


Hình 1-13 : Cho bò ăn cỏ ủ trong bao trên đồng




Hình 1.14: Nguyên lý máy cuộn - quấn nylon



Hình 1.15a: Giai đoạn cuộn cỏ Hình 1.15b: Giai đoạn quấn nylon

Hình 1.16: Máy cuộn quấn nylon
1.2. Tình hình nghiên cứu triển khai trong nước
Việt nam có khí hạâu nóng ẩm. Nhu cầu của ta là ủ cỏ để dư trữ
cỏ cho mùa khô. Khi tiến hành ủ thì thời tiết là mùa mưa khí hậu
nóng, ẩm nên khi ủ có những khó khăn nhất đònh, việc ủ và chế
biến cỏ tươi khó thành công hơn so với vùng ôn đới. Việc ủ cỏ ở
quy mô lớn thường dễ thành công hơn ở quy mô nhỏ nhưng ở nước ta
hình thức chăn nuôi chủ yếu lại là chăn nuôi quy mô nhỏ vì những
khó khăn trên mà ngành sản xuất, chế biến thức ăn thô ở nước ta
còn có những khó khăn và chưa phát triển tốt.
Những năm trước đây việc chế biến ủ cỏ đã được thực hiện nhưng

thường ở quy mô lớn trong các nông trường, trại giống lớn. Đa số thực
hiện theo phương pháp ủ đống trên mặt đất.
Phương thức ủ trong silo chưa được nghiên cứu. Chưa có cơ sở nào ở Việt
Nam thực hiện. Phương thức ủ trong bao mới có một số cơ sở sản xuất cỏ
ủ xuất khẩu thực hiện, các cơ sở chăn nuôi trong nước chưa áp dụng nhiều
. Phương thức ủ trong bao nylon có hút chân không mới được nghiên cứu
trong đề tài “Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo thiết bò thu hoạch
chế biến cỏ làm thức ăn gia súc “. Do viện Cơ Học ng Dụng và Phân
Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch đồng thực
hiện, năm 2003. Kết quả đã được áp dụng vào việc ủ thân cây ngô trong
bao cỡ nhỏ phục vụ việc xuất khẩu ở
Công ty dòch vụ kỹ thuật An Giang


Hình 1.17 : Ủ thân cây ngô trong bao nylon có hút chân không ở Công ty
dòch vụ kỹ thuật An Giang

Trong các thiết bò phục vụ việc chế biến ủ cỏ trong bao nylon có
các thiết bò đã được nghiên cứu chế tạo như: Máy ép cỏ vào bao nylon
của Phân Viện Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch.
Máy thái cỏ cỡ lớn của Viện cơ học ứng dụng, Trường Đại Học Nông
Lâm Tp Hồ Chí Minh.

Hình 1.18: Máy ép cỏ vào bao nylon của phân viện cơ điện NN và
CNSTH

Dây chuyền ủ thức ăn xanh dạng công nghiệp do TS Nguyễn như
Nam và PGS TS Bùi Văn Miên ở trường đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí
Minh thực hiện, trong đó có máy trộn cỏ với phụ gia của Ts Nguyễn Như
Nam là thiết bò mới được thiết kế, chế tạo tại việt Nam. Nói chung ở Việt

Nam các thiết bò phục vụ cho việc ủ cỏ chưa được nghiên cứu nhiều,
những máy thái cỏ, trộn cỏ, ép cỏ vẫn còn ít chủng loại, những máy hiện
có mới chỉ thích ứng ở một phạm vi cụ thể, và cũng mới chỉ phục vụ ở quy
mô lớn cho xí nghiệp, công ty lớn. Các nghiên cứu thuộc lónh vực này có
thể kể đến như:
“Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo thiết bò thu hoạch chế
biến cỏ làm thức ăn gia súc “ do Viện Cơ Học ng Dụng và Phân Viện
Cơ Điện Nông Nghiệp Và Công Nghệ Sau Thu Hoạch thực hiện năm
2003.
“ Nghiên cứu thiết kế, chê tạo máy cắt cỏ xếp dẫy”. Do Phân Viện
Cơ Điện Nông Nghiệp và Công Nghệ Sau Thu Hoạch thực hiện năm
2005.
1.3 thực trạng tình hình sản xuất, chế biến thức ăn cho chăn nuôi bò ở
một số đòa phương
Hiện chăn nuôi bò ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi qui mô nhỏ dưới
hình thức hộ gia đình và trang trại nhỏ. Các cơ sở chăn nuôi lớn chưa
nhiều chủ yếu là các cơ sở cung cấp giống như công ty bò sữa thành phố
Hồ Chí Minh, Công ty Daso TP Hồ Chí Minh…Việc sản xuất chế biến
thức ăn cho bò nói chung chưa phát triển. Một số nhà máy chế biến thức
ăn cho bò chủ yếu cung cấp thức ăn tinh dưới dạng viên các loại thức ăn
này chủ yếu cung cấp cho bò sữa. Thức ăn thô như cỏ và các phụ phẩm
nông nghiệp hầu như chưa được chế biến mà chủ yếu dùng dưới hình thức
cho ăn tươi. Việc chế biến cỏ ủ ở các cơ sở lớn như công ty bò sữa Tp Hồ
Chí Minh, trung tâm gia súc lớn Bình Dương thường ở quy mô lớn. Ở công
ty Daso có tiến hành thử nghiệm nhưng cũng chưa đưa ra sản xuất đại trà.
Ở các cơ sở nhỏ, hộ gia đình nuôi bò sữa ở Tp Hồ chí minh người nuôi bò
thường mua thức ăn là chính, từ thức ăn tinh đến cỏ. Ở các vùng ven
vành đai gần thành phố Hồ Chí Minh như Trảng bàng, gò dầu Tây Ninh,
Tân uyên, bến cát Bình Dương. Đức hoà, Bến lức, thủ thừa, Long An …
hiện vẫn chủ yếu nuôi bò thòt. Ở những vùng này người dân nuôi bò chủ

yếu dưới hình thức chăn thả. Các gia đình nuôi bò thường có quy mô 5 -7
con. Các trang trại nhỏ có quy mô trung bình 30- 40 con. Chưa có hình
thức nuôi quy mô lớn, tập trung. Nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ ngòai tự
nhiên. Với đặc điểm khí hậu ở miền Nam phân làm 2 mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
nên lượng cỏ tự nhiên chỉ có nhiều từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.
Các tháng còn lại cỏ ít, thức ăn cho bò khan hiếm , vào thời gian này
người dân chủ yếu dùng rơm rạ, cây chuối và cỏ ở nơi đất thấp, ven sông
suối, nên vào mùa khô đàn bò thường gầy yếu. Việc chế biến cỏ và phụ
phẩm nông nghiệp ở những vùng này mới thực sự có nhu cầu. Nhưng ở
những vùng này người dân vẫn chưa biết về công nghệ chế biến cỏ làm
thức ăn gia súc. Các thiết bò và mô hình chế biến cỏ cỡ nhỏ cũng chưa có
nhiều nên người dân cũng chưa có điều kiện tiếp xúc tìm hiểu, học tập.
Các nguồn phụ phẩm nông nghiệp sau có thể chế biến, tận dụng
làm thức ăn cho bò

- Nguồn phụ phẩm ngọn lá mì

Hiện nay đa số diện tích mì là giống KM94 nên lá, vỏ, đầu mẩu
khá độc đối với bò khi chưa qua chế biến. Ngọn lá mì có hàm lượng dinh
dưỡng tốt, nhiều đạm rất thích hợp cho chăn nuôi, vỗ béo bò. Ngọn lá mì
qua chế biến các độc tố được phân giải trở thành nguồn thức ăn dự trữ tốt
cho chăn nuôi bò. nếu được thu gom, chế biến đây sẽ là nguồn thức ăn
quý cho phát triển trâu, bò ở các đòa phương.
Cây mì khi thu họach có một lượng ngọn lá đáng kể. Ngọn lá mì
có thể thu họach trước khi thu họach củ 5-10 ngày hoặc sau khi thu họach
củ 1-2 ngày vẫn cho chất lượng tốt và không ảnh hưởng gì đến năng suất
củ mì. Một thí dụ về nguồn phụ phẩm này ở Tây Ninh có thể thấy như
sau
Tổng diện tích trồng cây mì trên đòa bàn Tây Ninh là 35.600 ha.

Sản lượng củ 790.000 tấn. Sản lượng lá mì ( ước tính 5-6 tấn/ha (10*) với
diện tích trên sản lượng lá mì có thể thu họach ~178.000 tấn. Sản lượng
đầu, vỏ mì khi chế biến quy khô ( ước tính 1% sản lượng củ mì) ước tính
7.900 tấn.
- Ngọn lá mía:
Ngòai nguồn phụ phẩm quan trọng là ngọn lá mì ở Tây ninh và
Long An có nguồn ngonï lá mía rất nhiều. Ngọn lá mía chiếm khoảng 10-
12% sinh khối cây mía nên nếu năng suất mía 50 tấn/ha thì lượng ngọn lá
mía thu được khoảng 5 tấn/ha. Lượng sản phẩm này ở Tây Ninh có
khoảng 149.500 tấn/năm. Long An có khoảng 74.500 tấn/năm. Thành phố
Hồ Chí Minh 14.500 tấn/năm.
- Thân cây lạc(đậu phụng):
Mộât ha lạc có thể thu 12- 16 tấn thân cây. Thân cây lạc sau thu
hoạch còn rất giầu chất dinh dưỡng. Lượng protein chiếm 15-16%. Lạc ở
Miền Nam phần chính thu hoạch vào vụ đông xuân nên thân cây lạc có
thể phơi hoặc ủ chua để bảo quản dự trữ làm thức ăn cho bò.
-Thân cây ngô.
Có thể dùng toàn bộ cây ngô cả bắp để ủ chua, nhưng cũng có thể
tận dụng thân lá cây ngô sau thu bắp để ủ chua. Hiện nay việc thu hoạch
ngô thường vào mùa mưa nên nếu cây ngô sau thu bắp không được chế
biến sẽ hư hỏng sau 15 ngày. Vì vậy cần thu, chế biến làm thức ăn ủ tươi
bảo quản làm thức ăn gia súc. Sản lượng cây ngô ( ước tính 8 tấn/ha),
- Rơm lúa.
Lúa có thể được thu hoạch khi rơm lúa vẫn còn tươi. Rơm tươi có
chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không được phơi khô hoặc sử dụng
ngay các chất dinh dưỡng này rất dễ bò rửa trôi. Hiên nay vụ đông xuân (
thu hoạch vào tháng 1-2, do mùa khô nên rơm có thể được phơi khô, còn
vụ hè thu vì thu hoạch vào tháng 6-8 giữa mùa mưa nên lượng rơm này
thường bò bỏ hỏng. Lượng rơm tươi ức tính 5 tấn/ha. Có thể bảo quản rơm
tươi ngay sau khi thu hoạch bằng cách ủ chua hoặc ủ với urê.











II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, DỤNG CỤ NGHIÊN
CỨU,
2.1.Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn và hoàn thiện các thiết bò, kỹ thuật cho hệ thống ủ cỏ ở
quy mô trang trại, hộ gia đình.
- Nghiên cứu các thiết bò cho ủ cỏ trong bao nylon cỡ lớn
-Thử nghiệm mô hình chế biến cỏ trong silo
-Triển khai mô hình mẫu ủ tươi thức ăn thô (cỏ, phụ phẩm
nông nghiệp) ở một số đòa phương
2.2.Nội dung nghiên cứu
Đã thực hiện các nội dung nghiên cứu sau.
1-Lựa chọn công nghệ và hoàn thiện các thiết bò cho hệ thống ủ cỏ ở quy
mô trang trại, hô gia đình.
Đã tiến hành lựa chọn công nghệ ủ, xem xét hoàn thiện các thiết
bò cho công nghệ ủ cỏ ở quy mô nhỏ phục vụ cho việc chăn nuôi ở trang
trại và hộ gia đình.
2-Thử nghiệm mô hình chế biến ủ cỏ trong silo
Dùng mô hình silo cỡ nhỏ để thử nghiệm công nghệ chế biến cỏ
trong silo. Chúng tôi đã tiến hành chế tạo silo từ 2 loại vật liệu khác nhau
là silo vỏ gỗ và silo vỏ kim loại. Đề tài đã sử dụng các thiết bò của đề tài

như máy thái, máy phun phụ gia để thử nghiệm ủ trong silo với công nghệ
của đề tài đưa ra.
3- Hoạt động phối hợp để triển khai kết quả nghiên cứu vào sản xuất
Đề tài đã đưa công nghệ, thiết bò ủ cỏ cỡ nhỏ vào áp dụng ở một số
điểm tại Tây Ninh, Bình dương, Long An, Các điểm ứng dụng đã sử dụng
thiết bò, công nghệ của đề tài để ủ cỏ, phụ phẩm nông nghiệp cho chăn
nuôi của trang trại và hộ gia đình mình.
2.3. Phương pháp và dụng cụ phương tiện nghiên cứu
2.3.1. Thời gian, đòa điểm thực hiện
Từ tháng 6-2006 đến tháng 10-2007 đề tài đã tiến hành các thí nghiệm,
nghiên cứu tại các đòa điểm sau:
- p Thành Hưng, Thạnh đông, Tân châu, Tây ninh.
- phường 4, thò xã Tân An, Long An
- p Cây Dừng. Xã Hiếu Liêm. Tân Uyên Bình Dương
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu

×