Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

bài giảng bóng đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 51 trang )

23/05/12
1
BÀI GIẢNG
BÓNG ĐÁ*
GIẢNG VIÊN: DOÃN VĂN HƯƠNG
BỘ MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
ĐẠI HỌC NHA TRANG
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ BÓNG ĐÁ
CHƯƠNG II: KĨ THUẬT BÓNG ĐÁ
KĨ THUẬT THỦ MÔN
CHƯƠNG III: CHIẾN THUẬT
CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC VÀ THI ĐẤU
LUẬT THI ĐẤU
23/05/12
2
CHƯƠNG I
I. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
BÓNG ĐÁ
1. Nguồn gốc bóng đá cổ đại:
- Nguồn gốc bóng đá cổ đại được bắt
nguồn từ Trung Quốc. Khoảng thế kỉ
thứ 2 hoặc thứ 3 TCN.
- Đến thời nhà Đường nó đã có thêm
những phát triển mới, đó là: bơm hơi
và cầu môn có treo lưới.
Có thể tóm tắt hoạt động và phát triển
bóng đá cổ đại Trung Quốc bằng những
điểm chủ yếu sau đây:
- Dùng da bọc ngoài quả bóng.
- Bơm hơi vào ruột bóng.


- Tạo cầu môn có lưới treo.
23/05/12
3
2. Nguồn gốc của bóng đá hiện đại và
sự thành lập của Liên đoàn Bóng đá
Quốc tế:
- Ngày 26 tháng 10 năm 1863, là ngày
có ý nghĩa lịch sử của bóng đá. 11
CLB bóng đá của nước Anh đã triệu
tập hội nghị để thành lập tổ chức
bóng đá đầu tiên trên thế giới với tên
gọi tắt là FA. Và họ cũng đã tiến hành
thảo luận để thống nhất một số điều
luật cơ bản của môn thể thao này.
- Ngày 21/5/1904 tại thủ đô nước Pháp,
Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (gọi tắt là
FIFA) được chính thức thành lập.
- Ngày14/4/1905 Liên đoàn Bóng đá Anh
thừa nhận và xin gia nhập FIFA.
- Tôn chỉ hoạt động của FIFA là: Thúc
đẩy sự phát triển của môn bóng đá trên
trường quốc tế, mở rộng giao lưu giữa
các Liên đoàn các nước với nhau, tăng
cường tình hữu nghị giữa nhân dân và
VĐV các nước trên thế giới.
23/05/12
4
II. ĐẶC ĐIỂM – TÍNH CHẤT VÀ TÁC DỤNG
CỦA BÓNG ĐÁ:
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÓNG ĐÁ:

* Tính phổ cập rộng rãi
* Có ảnh hưởng rất lớn
* Tính tranh đua quyết liệt (xem)
* Giàu tính nghệ thuật (xem)
2. TÍNH CHẤT CỦA BÓNG ĐÁ:
- Qúa trình vận động của người chơi
bóng đá rất đa dạng và phức tạp, hành
động ứng biến tùy theo tính chất của
trận đấu, nó bao gồm như sau:
* Sự phức tạp của động tác.
* Sự thay đổi không ngừng của tình
huống.
* Sự thay đổi cường độ vận động và
sức lực của VĐV.
23/05/12
5
- Trong quá trình thi đấu, VĐV phải
thực hiện chạy đoạn ngắn khoảng
240 - 310 lần; 47 – 78 lần chạy tốc độ
cao; 42 – 62 chạy tăng tốc; 14 – 42 lần
tranh cướp bóng; 15 lần nhảy đánh
đầu. Theo thống kê thì mỗi VĐV phải
chạy hơn 10km.
- Nhịp tim có thể tăng từ 130 – 200 lần/
phút
3. TÁC DỤNG CỦA BÓNG ĐÁ:
Do yêu cầu khối lượng vận động
lớn như vậy của bóng đá nên trong
quá trình tập luyện VĐV sẽ đạt được
sự phát triển thể lực toàn diện, tiếp thu

sử dụng được quá trình vận động của
bản thân trong mọi tình huống. Trong
môi trường bóng đá con người rèn
luyện được tính tự giác, tính kỉ luật,
cũng như hình thành được thói quen
sinh hoạt tập thể và sự đồng cảm,
thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
23/05/12
6
4. TÍNH ĐẶC THÙ CỦA BÓNG ĐÁ:
Trong bóng đá, các tiêu chuẩn kĩ
thuật được đòi hỏi rất cao. Tất cả những
động tác kĩ thuật đều được thực hiện
trong trong điều kiện đối kháng căng
thẳng, vì thế nó đòi hỏi VĐV bóng đá
những yếu tố sau đây:
- Sự khéo léo đặc biệt.
- Sự nhanh nhẹn và chính xác của động
tác.
- Khả năng phối hợp các yếu tố đó lại
với nhau. Và không thể thiếu được
sự điều khiển của hệ thần kinh trung
ương.
23/05/12
7
Do tính đa dạng trong vận động; khối
lượng- cường độ vận động cao; sự
phối hợp các động tác phức tạp với
nhau cho nên bóng đá yêu cầu sự phát
triển các tố chất thể lực như sau:

Sức mạnh
Sức nhanh
Sức bền
Khéo léo
Đồng thời nâng cao sự phát triển của
một số cơ quan cảm giác trong cơ thể
VĐV( nhìn, cơ quan tiền đình, cảm giác
hoạt động của cơ bắp), cùng với sự
phát triển các tính chất của nhân cách:
- Bản lĩnh (xem)
- Cương quyết
- Dũng cảm
(xem video)
23/05/12
8
CHƯƠNG II
KĨ THUẬT BÓNG ĐÁ:
Quá trình phát triển kỹ thuật đá bóng được đúc
rút và hình thành trong trong quá trình tập luyện,
thi đấu đầy gian khổ và lâu dài. Trong thời kì đầu
tiên, các động tác kĩ thuật vẫn còn hết sức đơn
giản và thô sơ, các cầu thủ chỉ biết đá mạnh về
phía trước. Tuy nhiên cho đến hiện nay kĩ thuật đá
bóng đã được các cầu thủ nâng lên tầm nghệ
thuật, các phần như: mu, má, mũi, gót của bàn
chân đều được sử dụng hợp lý, ngoài ra các cầu
thủ còn chú ý tới lực và hướng, điểm tiếp xúc
bóng…
I.NHỮNG ĐỘNG TÁC KĨ THUẬT BÓNG
ĐÁ:

1. Di chuyển trên sân(chạy, nhảy tranh
cướp bóng trên không).
2. Sút bóng(sút mu chính diện, mu
trong, mu ngoài, mũi, gót, má trong, má
ngoài).
23/05/12
9
3. Đánh đầu( trán, ngiêng cạnh đầu,
đỉnh đầu
4. Dừng, giữ bóng
5. Dẫn bóng
6. Động tác giả
7. Tranh cướp
bóng
8. Ném biên
* Trong kĩ thuật bóng đá có thể chia ra
làm 2 dạng:
1. Kĩ thuật bóng đá chung - ở lĩnh vực
này yêu cầu mọi cầu thủ phải nắm vững
dù ai, ở bất kì vị trí nào.
23/05/12
10
2. Kĩ thuật đặc thù – dành riêng cho cầu
thủ của từng tuyến.
Ví dụ: Kĩ thuật của cầu thủ phòng ngự
khác với kĩ thuật của cầu thủ của hàng
tấn công. Nói tóm lại, có sự khác nhau
trong hành động của cầu thủ ở vị trí tấn
công và phòng ngự.
1 Di chuyển của VĐV, nhảy tranh cướp

bóng:
Về kĩ thuật chạy trong bóng đá khác
với kĩ thuật chạy của môn điền kinh cụ
thể như sau:
 Thay đổi hướng chạy liên tục.
 Bất ngờ thay đổi nhịp độ bước chạy
 Đang chạy dừng đột ngột
 Xuất phát cực nhanh ở mọi tư thế.
(xem video)
23/05/12
11
Biết đảo từ chân này qua chân khác
trong khi dẫn bóng. (xem video)
Biết tiếp cận và sút bóng trong khi
chạy mà không giảm tốc độ( trọng
tâm cơ thể cầu thủ bóng đá luôn
thấp hơn VĐV điền kinh).
(xem video)
23/05/12
12
* Chuyển động của cánh tay cũng khác
nhau( chuyển động cánh tay trong môn
điền kinh là song song với thân người,
trong khi đó ở môn bóng đá di chuyển
hơi sang ngang để giữ thăng bằng).
2. Đá bóng:
Đây là động tác kĩ thuật cơ bản nhất
của bóng đá, cho nên nắm vững và sử
dụng thành thạo là điều không thể
thiếu được, dùng chân chuyền bóng

cho đồng đội, sút bóng vào khung
thành, thực hiện những quả đá
phạt…dựa trên những động tác kĩ
thuật đá bóng, người ta gọi tên như
sau:
Đá mu chính diện
23/05/12
13
 Đá má trong
 Đá má ngoài
Đá má trong lòng bàn chân(đá lòng)
 Đá mũi chân
 Đá gót chân
Có thể đá bóng chết, bóng đang lăn,đá
bóng đang bay, đá bóng nửa nẩy và
dùng đầu để chơi bóng.
2.1 Đá mu chính diện:
 Là động tác cơ bản và rất khó trong kĩ
thuật đá bóng, động tác này cho phép
đá bóng mạnh, chính xác. Nó thường
được các cầu thủ sử dụng trong tấn
công cầu môn và chuyền bóng cho
đồng đội, phá bóng vv… (xem video)
* Có thể đá bóng đang bay, đá bóng
nửa nảy, ngả người đá móc bóng, chạy
đà thẳng hướng bóng đến.
23/05/12
14
Động tác này đòi hỏi sự phán đoán
chính xác của cầu thủ và thường được

các cầu thủ hàng tấn công và phòng
ngự sử dụng.
2.2 Đá má trong:
- Tức là dùng phía trong của mu bàn
chân và ngón chân cái tiếp xúc với
bóng, chân trụ hơi khuỵu ở khớp gối và
đặt hơi lùi về phía sau bên cạnh bóng
cách khoảng 20 – 25cm, hướng chạy đà
chếch một góc 45 độ, chân đá đưa về
phía sau hướng vào trong( thân người
có thể ngiêng về bên trái hoặc bên phải
tùy thuộc vào chân đá bóng).
(xem video)
23/05/12
15
2.3 Đá má ngoài:
- Được tiến hành bằng đầu mũi chân phía
ngoài, ngón chân út tiếp xúc với bóng
(xem video)
- Chân trụ đặt cạnh bóng khoảng 15-20cm
và hơi lùi về phía sau, chân đá làm động
tác sút, thân người đổ về phía trước, bàn
chân duỗi xuống dưới mũi chân bẻ về
phía trong.
- Độ cao của bóng và hướng bay của
bóng phụ thuộc vào vị trí tiếp xúc của bàn
chân với tâm bóng.
2.4 Đá má trong – Đập lòng:
- Đây là động tác đá bóng bằng lòng
bàn chân, ở tư thế này mũi bàn chân

được mở ra ngoài. (xem video)
- Chân trụ hơi khuỵu xuống ở khớp gối
và đặt cạnh bóng, chân đá bóng hơi co
ở khớp gối, khớp xương đùi – chậu bể
ra ngoài( mở khớp háng). Động tác này
không vung chân mạnh, nhưng khi tiếp
xúc với bóng phải nhanh và đột ngột.
Do diện tích tiếp xúc của bàn chân với
bóng rộng nên độ chính xác cao
(xem video).
23/05/12
16
2.5 Đá mũi bàn chân:
- Kĩ thuật này ít được áp dụng trong thi
đấu lực bóng bay mạnh nhưng độ
chính xác không cao do diện tích tiếp
xúc nhỏ. Thông thường áp dụng khi
trời mưa, sân bãi lầy lội hoặc trong
những trường hợp khẩn cấp…
2.6 Đá bóng bằng gót chân (đánh gót):
Do đặc điểm cấu tạo của cơ thể,
biên độ vung chân hẹp cho nên lực sẽ
yếu. Tuy nhiên do kiểu đá này mang
tính bí mật và đột biến cao cho nên các
cầu thủ thường hay vận dụng vào quá
trình thi đấu của mình.
23/05/12
17
3. Đánh đầu:
- Động tác đánh đầu thường sử dụng

vào những trường hợp bóng bay trên
cao không thể dùng chân để đá bóng,
có thể dùng đầu để chuyền bóng cho
đồng đội và bảo vệ khung thành khi
đối phương tấn công. Đánh đầu có thể
tiến hành trong khi nhảy hoặc không
nhảy; bằng trán, hoặc trán bên và đỉnh
đầu. (xem video)
23/05/12
18
4 Dừng bóng:
Trong kĩ thuật dừng bóng có 2 cách đó
là:
4.1 Dừng bóng hoàn toàn( dừng bóng
chết tại chỗ).
4.2 Dừng bóng không hoàn toàn. Tức
là cách mà hiện nay trong bóng đá
hiện đại thường được các cầu thủ áp
dụng nhiều nhất.(đỡ bóng)
* Dừng bóng có thể dùng chân, thân
mình và đầu. Chúng ta có thể chia ra
như sau:
- Dừng bóng bằng bàn chân.
(gầm giầy)
- Dừng bóng bằng lòng bàn chân(má
trong, má ngoài).
23/05/12
19
- Dừng bóng bằng mu chính diện.
- Dừng bóng bằng đùi.

- Dừng bóng bằng cẳng chân.
- Dừng bóng bằng đầu
- Dừng bóng bằng ngực.
(xem video)
5. Rê dắt bóng:
- Dẫn bóng thẳng về phía trước không
có đối phương thường dùng phía
trong và phía ngoài của bàn chân, có
thể đẩy bóng xa ra phía trước khoảng
6 – 8m. Nếu có đối phương thì phải
giữ bóng ở cự ly không quá 1-
1,5m.(xem video)
23/05/12
20
6. Động tác giả:
- Khi gặp đối phương kèm chặt, tranh
cướp bóng quyết liệt thì phải sử
dụng động tác giả. Nó bao gồm
những động tác như sau: thân
người, chân, đầu và ánh mắt. Cụ thể
là làm động tác giả di chuyển sang
trái bắt đối phương phải theo ý đồ
của mình để cản phá, ngay lập tức
mình quay người sang phải và vọt
lên. ( xemvideo) (xem video)
7. tranh cướp bóng:
7.1 Để cho tranh bóng được hiệu quả
thì cầu thủ cần phải biết tính toán, ước
lượng và sự bình tĩnh tự tin.
23/05/12

21
7.2 phải áp sát khi đối phương chưa
kịp chỉnh bóng, còn thời điểm mà đối
phương đã khống chế được bóng rồi
thì cầu thủ cần phải chọn vị trí thích
hợp và chờ đợi thời cơ.
7.3 Khi vào tranh cướp bóng, chân
cần phải tăng trương lực cơ( phải lên
gân cứng). Nếu đối phương vượt qua
được thì phải lập tức xoài người để
phá bóng có thể từ phía bên hoặc phía
trước.
(xem video)
23/05/12
22
8 Ném biên:
- Khi quả bóng đi hết đường biên
dọc thì cầu thủ được quyền ném biên.
Khi ném biên, cầu thủ ở tư thế thuận
lợi nhất, có thể chân trước chân sau,
có thể hai chân bằng nhau, có thể
chạy đà để ném. Khi ném hai tay song
song với nhau và cao hơn đầu, không
được nhấc chân khi bóng chưa vào
cuộc.
Động tác ném biên. (xem video)
23/05/12
23
Football! football!
Oh!!! My God!!!

Football funny 1
Football funny 2
II. KĨ THUẬT THỦ MÔN:
Kĩ thuật thủ môn khác xa so với kĩ
thuật các cầu thủ trên sân. Nó bao
gồm các động tác cơ bản như sau:
- bắt bóng
- Đẩy, đấm bóng bằng tay
- Ném bóng
- Phát bóng bằng chân
23/05/12
24
* Trong đó động tác bắt bóng bằng tay
là cơ bản nhất, có thể chia ra như sau:
- Bắt bóng sệt
- Bắt bóng tầm trung bình
- Bắt bóng bổng.
Tư thế bắt bóng bổng:
23/05/12
25
Tư thế bắt bóng sệt (xem video)
CHƯƠNG III
CHIẾN THUẬT
Chiến thuật trong bóng đá khác với
chiến thuật một số môn thể thao khác
bởi tính đa dạng của nó. Nguyên lí cơ
bản của chiên thuật bóng đá hiện đại là:
Luôn di chuyển vị trí của các cầu thủ tạo
ra điều kiện thuận lợi để tấn công khung
thành đối phương.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×